Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đề thi GVG Tỉnh môn Sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.86 KB, 6 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ TĨNH

HỘI THI CHỌN GIÁO VIÊN DẠY GIỎI THPT CẤP TỈNH
Năm học 2015 – 2016
B. PHẦN THI KIẾN THỨC

ĐỀ CHÍNH THỨC

Môn: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: Ngày 23 tháng 02 năm 2016
(Đề thi có 2 trang, gồm 4 câu)
Câu 1:
a) Hãy viết phương trình lên men lactic, phương trình lên men rượu.
b) Quan sát sự sinh trưởng của 2 loài cây, người ta thấy ở loài cây A từ cây con đến
cây trưởng thành chỉ sinh trưởng chiều cao mà hầu như không sinh trưởng về chiều ngang,
còn loài cây B thì sinh trưởng cả chiều cao và chiều ngang. Hãy cho biết, loài nào là cây một
lá mầm, loài nào là cây hai lá mầm? Vì sao?
c) Có một cây thân gỗ. Kể tên các phương pháp để xác định được đó là cây C3 hay cây C4?
d) Một chủng virut gây bệnh ở động vật có vật chất di truyền là ARN. Giải thích tại sao
khi sử dụng văcxin phòng chống chủng virut này thì hiệu quả rất thấp?
e) Có một mô sống. Kể tên các phương pháp để xác định đó là mô của tế bào thực vật
hay mô của tế bào động vật.
Câu 2: Ở người có hiện tượng đồng sinh cùng trứng và đồng sinh khác trứng.
a) Hiện tượng đồng sinh xảy ra khi nào?
b) Giả sử hai đứa trẻ đồng sinh cùng trứng có sự khác nhau về kiểu hình. Nêu các
nguyên nhân có thể dẫn tới sự khác nhau này.
c) Xét tính trạng bệnh máu khó đông do gen lặn m nằm trên NST X quy định. Một cặp
đồng sinh cùng trứng có giới tính nam. Người con trai thứ nhất (kí hiệu T 1) lấy vợ (kí hiệu T2)
không bị bệnh, sinh đứa con đầu lòng (kí hiệu T 3) bị bệnh. Người con trai thứ hai (kí hiệu T 4)


lấy vợ (kí hiệu T5) bị bệnh, sinh đứa con đầu lòng (kí hiệu T 6) không bị bệnh. Biết rằng không
xảy ra đột biến.
- Hãy xác định kiểu gen của T1, T2, T3, T4, T5, T6.
- Xác suất để cặp vợ chồng T1 và T2 sinh người con thứ 2 là con gái và không bị bệnh?
d) Giả sử có 2 cặp đồng sinh cùng trứng của hai cặp vợ chồng khác nhau. Cặp 1 có
giới tính nam, kí hiệu là A 1 và A2. Cặp 2 có giới tính nữ, kí hiệu B 1 và B2. Nếu người A1 kết
hôn với người B1 sinh ra một người con C; Người A2 kết hôn với người B2 sinh ra một người
con D. Hai người con C và D có giống nhau không? Giải thích.
e) Phương pháp nhân giống nào ở vật nuôi có cơ sở khoa học giống với hiện tượng
đồng sinh cùng trứng? Trình bày ý nghĩa của phương pháp nhân giống đó.


Câu 3:
a) Cây Thanh long ở miền Nam nước ta thường ra hoa từ cuối tháng 3 đến tháng 9.
Trong những năm gần đây, vào khoảng đầu tháng 10 đến tháng 1 năm sau, nông dân ở một số
địa phương miền Nam áp dụng biện pháp kĩ thuật "thắp đèn" nhằm kích thích cây ra hoa để
thu quả trái vụ. Hãy giải thích cơ sở khoa học của việc áp dụng biện pháp trên.
b) Hãy nêu các biểu hiện của cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. Vì sao cạnh
tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng cá thể của quần thể?
c) Tại vùng chín ở cơ quan sinh sản của một cơ thể động vật có kiểu gen kí hiệu Aa
BD
EeXmY. Có 1000 tế bào sinh tinh đang thực hiện giảm phân, trong đó có 20% số tế bào
bd
xảy ra hoán vị giữa gen D và d. Theo lí thuyết, số giao tử mang kiểu gen AbD eXm được tạo
ra là bao nhiêu?
d) Nêu các chiều hướng tiến hóa của sinh giới. Trong các chiều hướng tiến hóa đó,
chiều hướng nào là cơ bản nhất? Vì sao?
e) Tại sao cây nhiệt đới thường bị rụng lá khi gặp thời tiết lạnh giá?
Câu 4:
a) Cho các dụng cụ, hoá chất và đối tượng nghiên cứu sau: Các cây đậu Hà Lan cùng

giống được trồng trong các chậu có điều kiện như nhau, auxin tổng hợp nhân tạo, miếng xốp
nhỏ, dao nhỏ.
Hãy bố trí thí nghiệm để chứng minh vai trò của auxin trong hiện tượng ưu thế ngọn.
b) Cho các thiết bị, hóa chất: Kính hiển vi, lá kính, phiến kính, pipet, ống nghiệm,
nước cất, oocxêin axêtic 18% và 2 mẫu chứa tinh trùng. Một mẫu chứa tinh trùng ruồi giấm,
mẫu còn lại chứa tinh trùng châu chấu.
Hãy trình bày các bước tiến hành để xác định mẫu tinh trùng ứng với mỗi loài nói trên.
----------------------- Hết ---------------------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu
- Giám thị không giải thích gì thêm.


HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI CHỌN GIÁO VIÊN DẠY GIỎI THPT CẤP TỈNH
Năm học 2015 – 2016
Môn: Sinh học
Câu
Câu 1

Nội dung
a)

(6.0đ)

- Phương trình lên men lactic:

Điểm
0.5

C6H12O6  2CH3COCOOH.
- Phương trình lên men rượu:


0.5

C6H12O6  2CH3CH2OH + CO2
b) - Loài A là cây một lá mầm, loài B là cây hai lá mầm.

0.5

- Vì:
+ Cây một lá mầm: Không sinh trưởng theo chiều ngang vì không có mô

0.25

phân sinh bên. Sinh trưởng theo chiều cao do hoạt động của mô phân sinh
đỉnh và mô phân sinh lóng.
+ Cây 2 lá mầm: sinh trưởng cả chiều cao và chiều ngang là nhờ hoạt động

0.25

của mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên.
c) Phương pháp xác định đó là cây C3 hay cây C4:
- Phương pháp quan sát: Cắt ngang bề mặt lá và nhuộm màu bằng iot; quan

0.25

sát trên kính hiển vi sẽ phát hiện được C 3 hay C4 thông qua tế bào bao bó
mạch có bắt màu iot hay không.
- Dựa vào điểm bù CO2 để xác định.

0.25


- Dựa vào điểm bảo hòa ánh sáng để xác định.

0.25

- Dựa vào hô hấp sáng; lượng nước sử dụng cho quang hợp ... để xác định.
d) Khi sử dụng văcxin phòng chống loại virut gây bệnh ở động vật có vật

0.25

chất di truyền là ARN thì hiệu quả rất thấp vì: Do ARN có cấu trúc mạch
đơn, kém bền vững hơn nên tần số phát sinh đột biến cao vì vậy đặc tính
kháng nguyên dễ thay đổi. Trong khi đó, quy trình nghiên cứu và sản xuất
văcxin cần thời gian nhất định và chỉ có tác dụng khi đặc tính kháng nguyên
của virut không thay đổi.
e) Phương pháp để xác định đó là mô của tế bào thực vật hay mô của tế bào
động vật: Quan sát tế bào của mô:

1.0


Mô tế bào thực vật
Mô tế bào động vật
- Các TB có hình góc cạnh (có thành - Các TB có hình cầu (không có
xenlulozo)
- Các TB có lục lạp
- Các TB có không bào lớn
- Các TB không có trung tử
- Các TB kết thúc nguyên phân hình


thành xenlulozo)
- Các TB không có lục lạp
- Các TB có không bào bé
- Các TB có trung tử
- Các TB kết thúc nguyên phân

thành vách ngăn chia TB mẹ thành hình thành eo thắt chia TB mẹ
hai TB con
- Không có chất nền ngoại bào

thành hai TB con
- Có chất nền ngoại bào

0.5
0.5
0.25
0.25
0.25
0.25

Câu 2

a) Hiện tượng đồng sinh xảy ra khi:

(6.0đ)

- Nếu người mẹ rụng 2 hoặc nhiều trứng cùng lúc được các tinh trùng khác

0.5


nhau thụ tinh tạo thành các hợp tử. Các hợp tử này làm tổ và phát triển thành
các cơ thể.
- Người mẹ chỉ rụng một trứng được thụ tinh bởi một tinh trùng tạo thành 1

0.5

hợp tử. Hợp tử nguyên phân và phát triển, sau đó được tách thành 2 hoặc
nhiều phôi, mỗi phôi trở thành 1 cơ thể.
b) Các nguyên nhân có thể dẫn tới hai đứa trẻ đồng sinh cùng trứng có sự
khác nhau về kiểu hình:
- Sự biểu hiện của tính trạng phụ thuộc nhiều vào môi trường sống, sự tác

0.5

động của môi trường lên hai người khác nhau.
- Tính trạng đó do gen nằm ở tế bào chất quy định. Quá trình nguyên phân có

0.5

sự phân chia không đều của TBC nên hai trẻ này có kiểu gen ở trong TBC
khác nhau, biểu hiện thành KH khác nhau.
- Do đột biến phát sinh trong nguyên phân ở một trong hai cơ thể trẻ đồng

0.5

sinh.
c) - Kiểu gen của T1, T2, T3, T4, T5, T6:
+ Người mẹ T5 bị bệnh nhưng sinh con T6 không bệnh. Chứng tỏ T6 là con
gái và đã nhận gen không gây bệnh từ bố. Suy ra T1 và T4 có kiểu gen XMY;


0.5

T6 có kiểu gen XMXm; T5 có kiểu gen XmXm.
+ Người bố T1 có kiểu gen XMY có vợ T2 không bị bệnh, sinh đứa con đầu

0.5

lòng bị bệnh → Đứa con T3 là trai và đã nhận gen bệnh từ mẹ.
→ Kiểu gen của T2 là XMXm; của T3 là XmY.
- Xác suất để cặp vợ chồng T1 và T2 sinh người con thứ 2 là con gái và không
bị bệnh:

0.5


Sơ đồ lai: XMY × XMXm
Xác suất sinh con gái không bệnh = 50%.
d) - Hai người con C và D có kiểu gen khác nhau, kiểu hình khác nhau.

0.25

- Vì hai người con C và D của hai cặp vợ chồng A 1, B1 và A2, B2 tương tự
như hai người con của một cặp vợ chồng. Vì vậy, trong thực tế, một cặp vợ

0.25

chồng sinh hai người con ở 2 lần khác nhau thì có kiểu gen, kiểu hình khác
nhau.
e) - Phương pháp nhân giống ở vật nuôi có cơ sở khoa học giống với hiện


0.5

tượng đồng sinh cùng trứng: Phương pháp cấy truyền phôi.
- Ý nghĩa:
+ Tạo ra tính đồng đều trong đàn vật nuôi.

0.5

+ Nhân nhanh các giống vật nuôi quý hiếm.

0.25

+ Bảo tồn nguồn gen.
a) - Thanh long là một loài thực vật ngày dài, ra hoa trong điều kiện đêm

0.25

Câu 3
(6.0đ)

ngắn (độ dài đêm ngắn hơn đêm tới hạn). Vì vậy trong điều kiện tự nhiên,

0.5

cây Thanh long chỉ ra hoa và kết trái từ tháng 3 đến tháng 9 (thời điểm có
ngày dài và đêm ngắn).
- Từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau, độ dài đêm luôn lớn hơn đêm tới hạn.

0.5


Việc thắp đèn vào ban đêm sẽ làm cho đêm dài được ngắt quảng thành 2
đêm ngắn nên sẽ kích thích cây ra hoa.
b) - Các biểu hiện của cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể:
+ Đấu tranh cùng loài: Tranh giành nhau về thức ăn và chổ ở; Tranh giành

0.25

nhau bạn tình ...
+ Tự tỉa thưa ở thực vật

0.25

+ Tách đàn ở động vật

0.25

+ Kí sinh cùng loài, ăn thịt đồng loại.

0.25

- Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng cá thể của quần thể, vì:
Khi số lượng các thể của quần thể quá lớn, vượt quá khả năng cung cấp

0.5

nguồn sống và các điều kiện khác của môi trường → các cá thể trong quần
thể cạnh tranh với nhau → Điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể trở về
trạng thái cân bằng.
c) Tỷ lệ loại giao tử AbD eXm tạo ra trong giảm phân khi xảy ra hoán vị giữa
gen D và d là: 1/2(A). 1/4(bD). 1/2(e). 1/2 (Xm) = 1/32.


1.0

→ Trong 1000 tế bào giảm phân, số giao tử mang kiểu gen AbDeXm tạo ra
là: (1/32) x 4000 x 20% = 25.
d) - Các chiều hướng tiến hóa của sinh giới:
+ Sinh vật ngày càng đa dạng phong phú

0.25


+ Tổ chức cơ thể ngày càng cao.

0.25

+ Thích nghi ngày càng hợp lí.

0.25

- Trong các chiều hướng tiến hóa đó, chiều hướng thích nghi ngày càng hợp

0.5

lí là cơ bản nhất.
Vì: Giải thích được vì sao trong điều kiện xác định, những sinh vật có tổ

0.25

chức thấp mà vẫn đảm bảo sự thích nghi thì vẫn tồn tại và phát triển ...
e) Cây nhiệt đới thường bị rụng lá khi gặp thời tiết lạnh giá, vì khi nhiệt độ thấp

- Chất nguyên sinh trở nên đặc → nước khó vận chuyển → cây khó hút nước.

0.25

- Hô hấp giảm → ATP được tổng hợp ít → giảm quá trình hút nước.

0.25

- Không khí ngoài môi trường thường trở nên khô hanh → tăng quá trình

0.25

thoát hơi nước.
- Trong điều kiện đó cây quang hợp giảm, thiếu dinh dưỡng, thiếu nước →
Câu 4

cây bị rụng lá.
a) - Dùng 2 chậu có trồng các cây đậu đã ra một số lá. Ở chậu A, cắt ngọn

(2.0 đ)

cây và không tẩm auxin. Ở chậu B, cắt ngọn cây và tẩm auxin vào miếng xốp

0.25

0.5

nhỏ rồi áp lên vết cắt.
- Theo dõi sự phát triển của 2 cây đậu ta thấy: cây ở chậu A cành bên phát
triển nhanh, còn cây ở chậu B cành bên không phát triển → auxin tạo ưu thế


0.5

ngọn, ức chế cành bên.
b) - Pha loãng dung dịch oocxein axetic 18% thành dung dịch 4,5%. (Bằng
cách lấy 15ml nước cất cho vào ống nghiệm, sau đó bổ sung thêm 5ml

0.25

oocxein axetic)
- Lấy mẫu tinh trùng đặt lên phiến kính và đánh số vào phiến kính tương ứng

0.25

với mẫu đã lấy.
- Nhỏ 1 giọt oocxein axtic 4,5% lên mẫu, nhuộm trong thời gian 15 đến 20

0.25

phút. Đậy lá kính lên mẫu vật, đưa lên kính hiển vi để quan sát và đếm số
lượng NST có trong mỗi tế bào tinh trùng.
- Xử lí kết quả. Nếu mẫu quan sát có 4 NST trong mỗi tế bào thì đó là mẫu
của ruồi giấm; Nếu có 12 hoặc 11 NST thì đó là mẫu của châu chấu.

0.25



×