Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng trong các trường sĩ quan quân đội trước yêu cầu nâng cấp đào tạo lên bậc đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331 KB, 24 trang )

LUẬN VĂN:

Nâng cao chất lượng TCCSĐ trong các
trường sĩ quan quân đội trước yêu cầu
nâng cấp đào tạo lên bậc đại học


Lời mở đầu

1. Tính cấp thiết của đề tài

Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định đến mọi
thắng lợi của Cách mạng Việt Nam. Vì vậy, xây dựng đảng là khâu then chốt
trong sự nghiệp đổi mới xây dựng đất nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Việc nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng trong công tác xây dựng đảng, là yêu cầu khách quan và là một trong những
nội dung cấp bách của cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng hiện nay.

Trong quân đội nhân dân Việt Nam (QĐND Việt Nam), nâng cao chất
lượng TCCSĐ là vấn đề mấu chốt để xây dựng đảng bộ, xây dựng quân đội vững
mạnh toàn diện. Các trường sĩ quan quân đội - Một bộ phận của quân đội - có
nhiệm vụ chính trị trung tâm là đào tạo sĩ quan phân đội cho toàn quân. Kết quả
nhiệm vụ đó phụ thuộc cơ bản vào chất lượng của TCCSĐ của các nhà trường.

Trong xây dựng Quân đội thì xây dựng đội ngũ cán bộ là vấn đề then
chốt, trong đó công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ là hết sức quan trọng. Bởi vậy,
Đảng đã thường xuyên quan tâm đến công tác đào tạo cán bộ trong quá trình lãnh
đạo lực lượng vũ trang. Ngày nay, trước yêu cầu xây dựng quân đội theo hướng
cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại, đòi hỏi đội ngũ cán bộ
quân đội phải có trình độ học vấn cao hơn, theo phương châm: Đại học hóa đội
ngũ sĩ quan. Với tư tưởng đó, tháng 9/1998 Đảng, Nhà nước đã quyết định giao


nhiệm vụ đào tạo bậc đại học cho các Trường sĩ quan quân đội (8 trường). Như
vậy, các nhà trường quân đội đã được nâng cấp đào tạo sĩ quan. Nâng cấp đào tạo
sĩ quan là một sự chuyển đổi tất cả các khâu của quá trình đào tạo, là yêu cầu mới
về chất, chất lượng giáo dục - huấn luyện. Sự chuyển đổi ấy đã đặt ra yêu cầu cao

2


hơn đối với công tác lãnh đạo, thực hiện nhiệm vụ của TCCSĐ trong các trường
sĩ quan quân đội. Các TCCSĐ ở đó phải được nâng cao chất lượng toàn diện mới
thực sự là hạt nhân lãnh đạo ở cơ sở, là nhân tố quyết định đến chất lượng đào
tạo sĩ quan.

Nhiều năm qua, các TCCSĐ trong các trường sĩ quan quân đội cơ bản đã
giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của mình; nhiều TCCSĐ đã nỗ lực xây
dựng nội bộ, cố gắng vươn lên. Nhưng trước yêu cầu phát triển của quân đội, của
các trường sĩ quan khi đã nâng cấp đào tạo, công tác xây dựng đảng, xây dựng
TCCSĐ còn nhiều vấn đề phải quan tâm và không ngừng nâng cao chất lượng
mới tương xứng, như năng lực lãnh đạo toàn diện, nhạy bén của không ít TCCSĐ
còn hạn chế; việc cụ thể hóa nghị quyết chỉ thị cấp trên vào đặc điểm đơn vị chưa
sát tình hình; chất lượng sinh hoạt cấp ủy, chi bộ tuy được nâng lên nhưng chưa
nhiều; phong cách lãnh đạo, tác phong làm việc chậm được đổi mới. Năng lực
lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhiều TCCSĐ chưa ngay tầm nhiệm
vụ; hiệu quả lãnh đạo chưa cao; việc quán triệt và thực hiện chức năng quyền hạn
lãnh đạo có cấp ủy làm chưa tốt. Tất cả những yếu kém đó đều làm hạn chế chất
lượng đào tạo sĩ quan của các trường Quân đội.

Đội ngũ sĩ quan do các nhà trường đào tạo ra, sẽ là những cán bộ lãnh
đạo, chỉ huy ở các đơn vị trong toàn quân. Bởi vậy, những yếu kém của TCCSĐ
làm hạn chế đến chất lượng sĩ quan, không chỉ ảnh hưởng đến công tác xây dựng

đảng, thực hiện nhiệm vụ của các trường, mà còn tác động tiêu cực đến yêu cầu
xây dựng quân đội. Do đó, nghiên cứu lý giải thực tiễn, tìm hiểu nguyên nhân và
có những iải pháp khoa học để nâng cao chất lượng TCCSĐ trong các trường sĩ
quan quân đội vừa là vấn đề lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn trong giai đoạn hiện
nay.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

3


Nhận thức được vị trí tầm quan trọng của vấn đề nâng cao chất lượng
TCCSĐ trong các trường sĩ quan quân đội, Đảng ủy quân sự trung ương, cấp ủy,
cơ quan chính trị và TCCSĐ các trường sĩ quan đã thường xuyên quan tâm đến
vấn đề này dưới góc độ nội dung yêu cầu lãnh đạo thông qua các Nghị quyết, chỉ
thị, hướng dẫn.

Đã có một số tác giả nghiên cứu vấn đề nâng cao chất lượng TCCSĐ và
được đăng tải trên các tạp chí, tập san, các báo... Nhưng là TCCSĐ nói chung,
hoặc ở các loại hình TCCSĐ khác với TCCSĐ trong các trường sĩ quan. Như
nâng cao chất lượng TCCSĐ ở các đơn vị chiến đấu, sản xuất kinh doanh, nông
thôn, đồn biên phòng... Có tác giả đã đề cập đến TCCSĐ trong nhà nước quân
đội, đăng trên tập san nội bộ nhưng chỉ với nghĩa trao đổi kinh nghiệm ở phạm vi
hẹp của một trường. (Thượng tá: Vũ Văn Thư: "Nâng cao năng lực lãnh đạo và
sức chiến đấu của TCCSĐ trường sĩ quan lục quân 1". Tạp chí Khoa học quân sự
lục quân - tháng 12/1998).

Đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu độc lập, có tính cơ bản về
nâng cao chất lượng TCCSĐ trong các trường sĩ quan quân đội khi đã nâng cấp
đào tạo lên bậc đại học. Song việc nâng cao chất lượng TCCSĐ trong các trường

sĩ quan quân đội hiện nay là vấn đề cần thiết để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo nhiệm
vụ, nâng cao chất lượng đào tạo sĩ quan có trình độ cử nhân quân sự.

Vì vậy, tác giả chọn đề tài: "Nâng cao chất lượng TCCSĐ trong các
trường sĩ quan quân đội trước yêu cầu nâng cấp đào tạo lên bậc đại học" làm
đề tài luận án nhằm góp phần đáp ứng những đòi hỏi đó.

3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Mục đích của đề tài:

4


Luận án nhằm làm rõ yêu cầu lãnh đạo khi đã nâng cấp đào tạo lên bậc
đại học của các trường sĩ quan quân đội. Đánh giá đúng thức trạng tình hình, tìm
được nguyên nhân và đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng
TCCSĐ trong các trường sĩ quan quân đội hiện nay.

- Nhiệm vụ của đề tài:

Phân tích đặc điểm tình hình của các trường sĩ quan quân đội và nhiệm
vụ đào tạo sĩ quan, làm rõ những yêu cầu mới đặt ra khi nâng cấp đào tạo sĩ quan.
Phân tích đặc điểm, xác định rõ vị trí vai trò, chức năng, nhiệm vụ của TCCSĐ
trong các trường sĩ quan quân đội.

Phân tích thực trạng chất lượng TCCSĐ trong các trường sĩ quan quân
đội, chỉ rõ những ưu điểm, khuyết điểm và nguyên nhân chủ yếu; rút ra những
kinh nghiệm từ thực tiễn.


Nêu phương hướng xây dựng TCCSĐ trong các trường sĩ quan giai đoạn
mới. Đề xuất những giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng các TCCSĐ ấy,
nhằm đáp ứng yêu cầu lãnh đạo nhiệm vụ đào tạo sĩ quan ở bậc đại học.

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:

Các trường sĩ quan quân đội có nhiều loại hình TCCSĐ, lãnh đạo các
nhiệm vụ cụ thể khác nhau. Song luận án chỉ nghiên cứu TCCSĐ lãnh đạo thực
hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm là đào tạo những thanh niên, quân nhân là hạ sĩ
quan, chiến sĩ đủ tiêu chuẩn trở thành sĩ quan QĐND Việt Nam.

5


Các trường sĩ quan quân đội nằm ở cả phía Bắc, phía Nam mỗi trường lại
có mục tiêu, yêu cầu đào tạo các loại sĩ quan cụ thể. Nhưng phạm vi đề tài chỉ tập
trung nghiên cứu các trường sĩ quan quân đội ở phía Bắc (5/8 trường), đặc biệt là
trường sĩ quan lục quân I và trường sĩ quan pháo binh, với nhiệm vụ chung nhất
của các trường là đào tạo sĩ quan cấp phân đội cho toàn quân.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Học thuyết Mác-Lênin về chính Đảng cách mạng của giai cấp công nhân
tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đảng, đường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng
Cộng sản Việt Nam, của Đảng ủy Quân sự Trung ương là cơ sở phương pháp
luận cho việc giải quyết các vấn đề của luận án. Luận án còn được thực hiện trên
cơ sở nghiên cứu khảo sát thực tiễn các TCCSĐ trong một số các trường sĩ quan
quân đội phía Bắc.

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án là lôgíc và lịch sử,

khảo sát thực tiễn, phân tích, tổng hợp, lý luận gắn liền thực tiễn.

5. Đóng góp mới của luận án

- Luận án làm rõ được đặc điểm, yêu cầu mới khi nhiệm vụ đào tạo sĩ
quan đã được nâng cấp lên bậc đại học, từ đó xác định rõ vị trí vai trò của
TCCSĐ trong các trường sĩ quan quân đội.

- Phân tích một cách tương đối có hệ thống tình hình thực tiễn chất lượng
TCCSĐ trong các trường sĩ quan quân đội và rút ra những vấn đề cần tập trung
giải quyết.

6


- Bước đầu đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng TCCSĐ trong
các trường sĩ quan quân đội trước yêu cầu mới.

6. ý nghĩa thực tiễn của luận án

- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho
giảng dạy bộ môn công tác đảng, công tác chính trị trong các trường sĩ quan quân
đội, các trường quân sự quân khu, quân đoàn trong QĐND Việt Nam.

- Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo, vận dụng trong lãnh đạo,
chỉ đạo quá trình xây dựng TCCSĐ trong các Nhà trường quân đội; có thể làm
nội dung bồi dưỡng đội ngũ bí thư, cấp ủy cơ sở trong các trường sĩ quan quân
đội.

7. Kết cấu của luận án


Luận án gồm lời mở đầu, 3 chương, trong 3 chương có 7 tiết, kết luận,
phụ lục, và danh mục tài liệu tham khảo.

7


Nội dung

Chương 1

Nâng cao chất lượng TCCSĐ trong các trường sĩ quan

quân đội - một tất yếu khi nâng cấp đào tạo

1.1. Nâng cao chất lượng TCCSĐ

1.1.1. Chất lượng và nâng cao chất lượng TCCSĐ

- Chất lượng TCCSĐ.

- Nâng cao chất lượng TCCSĐ.

1.1.2. Các nhân tố cấu thành chất lượng TCCSĐ

- Chất lượng đội ngũ đảng viên.

- Năng lực lãnh đạo của cấp ủy.

- Quy chế làm việc của TCCSĐ.


- Chấp hành nguyên tắc tổ chức, chế độ sinh hoạt Đảng.

8


- Phương thức lãnh đạo, phong cách làm việc.

- Hiệu quả quán triệt vận dụng, tổ chức thực hiện đường lối Nghị quyết
của Đảng.

1.2. Những yêu cầu, đòi hỏi phải nâng cao chất lượng TCCSĐ trong
các trường sĩ quan Quân đội hiện nay

1.2.1. Tình hình nhiệm vụ cách mạng, yêu cầu xây dựng đảng, xây
dựng quân đội đòi hỏi phải nâng cao chất lượng TCCSĐ

- Tình hình thế giới diễn biến phức tạp...

- Cách mạng Việt Nam bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, bên
cạnh thuận lợi thời cơ, vẫn còn những thách thức nguy cơ phải vượt qua.

- Nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN có những yêu cầu mới.

- Yêu cầu xây dựng quân đội theo phương hướng: Cách mạng, chính quy,
tinh nhuệ, từng bước hiện đại, lấy chất lượng chính trị làm cơ sở.

- Yêu cầu đổi mới chỉnh đốn đảng nói chung, Đảng bộ quân đội nói
riêng, trong đó có yêu cầu về xây dựng TCCSĐ.


1.2.2. Đặc điểm nhiệm vụ đào tạo sĩ quan quân đội bậc đại học

a. Đặc điểm tình hình các nhà trường sĩ quan quân đội

9


- Đặc điểm tổ chức.

- Đặc điểm chung.

- Đặc điểm liên quan đến nhiệm vụ đào tạo sĩ quan

b. Nhiệm vụ, yêu cầu công tác đào tạo sĩ quan bậc đại học.

- Nhiệm vụ.

- Yêu cầu chất lượng sĩ quan.

1.2.3. Vị trí vai trò, chức năng nhiệm vụ của TCCSĐ trong các trường
sĩ quan quân đội

a. Cơ cấu tổ chức và quy chế hoạt động của TCCSĐ trong các trường sĩ
quan

- Hệ thống tổ chức đảng trong nhà trường.

- Quy chế hoạt động của TCCSĐ.

b. Vị trí vai trò TCCSĐ trong các trường sĩ quan quân đội


- Lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta
về vị trí vai trò TCCSĐ.

10


- Vị trí vai trò TCCSĐ trong các trường sĩ quan quân đội.

c. Chức năng, nhiệm vụ TCCSĐ trong các trường sĩ quan quân đội

- Chức năng.

- Nhiệm vụ TCCSĐ trong các trường sĩ quan quân đội.

* Kết luận chương 1

11


Chương 2

Thực trạng, nguyên nhân

và những vấn đề rút ra từ thực tiễn chất lượng TCCSĐ trong các trường sĩ
quan quân đội hiện nay

2.1. Thực trạng chất lượng TCCSĐ trong các trường sĩ quan quân
đội


2.1.1. Đánh giá chung

2.1.2. Chất lượng TCCSĐ biểu hiện ở công tác xây dựng đảng, ở kết
quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ, xây dựng đơn vị

a. Chất lượng, cơ cấu đội ngũ Đảng viên

- Chất lượng Đảng viên.

- Cơ cấu Đảng viên.

b. Chất lượng cấp ủy

- Phẩm chất, năng lực trình độ cấp ủy viên.

- Đội ngũ bí thư Đảng (năng lực công tác Đảng, công tác chính trị).

12


- Năng lực lãnh đạo của cấp ủy.

c. Chấp hành nguyên tắc tổ chức, chế độ sinh hoạt Đảng

- Chấp hành các nguyên tắc, chế độ (mức độ 2).

- Chất lượng thực hiện các nguyên tắc, chế độ.

d. Phương thức, quy chế đào tạo của TCCSĐ


- Phương thức lãnh đạo theo quy định?

- Xây dựng quy chế làm việc? Mức độ phù hợp, kết quả thực tiễn.

- Giải quyết các mối quan hệ.

(Tập trung vào quan hệ: lãnh đạo - chỉ huy; bí thư Đảng - chỉ huy trưởng).

đ. Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm của TCCSĐ

- Đánh giá chung.

- Kết quả thực hiện nhiệm vụ.

e. Lãnh đạo xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện

- Gắn xây dựng tổ chức đảng với xây dựng đơn vị.

13


- Lãnh đạo các tổ chức quần chúng.

- Lãnh đạo các hoạt động phong trào.

- Bảo đảm đời sống vật chất tinh thần đơn vị.

2.2. Nguyên nhân của tình hình

2.2.1. Nguyên nhân của ưu điểm


- Nỗ lực của đội ngũ cán bộ, Đảng viên.

- Đoàn kết vươn lên của TCCSĐ, mà nòng cốt là cấp ủy.

- Sự định hướng, chỉ đạo của lãnh đạo, chỉ huy và cơ quan cấp trên.

2.2.2. Nguyên nhân của khuyết điểm

- Những tác động khách quan.

- Nhận thức của cá nhân, tổ chức Đảng với công tác xây dựng đảng.

- Tu dưỡng, rèn luyện của cán bộ, đảng viên.

- Vai trò của cấp ủy, bí thư.

- Trách nhiệm của cấp trên.

14


(Cấp ủy, chỉ huy, cơ quan cấp trên).

2.3. Những vấn đề rút ra từ thực tiễn chất lượng TCCSĐ, trong các
nhà trường sĩ quan quân đội

2.3.1. Những yêu cầu đặt ra

- Nhận thức đầy đủ ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng TCCSĐ, nhằm

giải quyết những yếu kém trong thực tiễn, đáp ứng đòi hỏi của tình hình mới.

- Quán triệt sâu sắc những quan điểm tư tưởng của Đảng, phương hướng
nhiệm vụ của Đảng bộ quân đội vào quá trình nâng cao chất lượng TCCSĐ.

- Phải có phương hướng, giải pháp toàn diện, đồng bộ để nâng cao chất
lượng TCCSĐ trong các trường sĩ quan quân đội.

- Nội dung biện pháp xây dựng TCCSĐ phải gắn với đặc điểm cụ thể của
nhà trưoừng, đơn vị, nhất là nhiệm vụ chính trị trung tâm phải lãnh đạo.

2.3.2. Những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn chất lượng TCCSĐ trong
các trường sĩ quan quân đội

- Quá trình xây dựng đảng là quá trình nâng cao trí tuệ cán bộ, đảng viên
để đáp ứng yêu cầu phát triển mới của sự nghiệp giáo dục - đào tạo sĩ quan.

- Xây dựng quy chế làm việc của TCCSĐ phù hợp và thực hiện đúng quy
chế là cơ sở khoa học của việc nâng cao chất lượng TCCSĐ.

15


- Phải thường xuyên thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tổ chức, chế độ
sinh hoạt đảng; quán triệt nguyên tắc Đảng lãnh đạo quân đội ở cơ sở.

- Kết hợp xây dựng tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh với xây dựng
Phòng, khoa, tiểu đoàn vững mạnh toàn diện vừa là nội dung vừa là biện pháp
nâng cao chất lượng TCCSĐ.


- Coi trọng và đề cao vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo, chỉ huy và cơ
quan chính trị cấp trên đối với công tác xây dựng đảng ở cơ sở.

* Kết luận chương 2

Chương 3

Phương hướng và những giải pháp cơ bản

nâng cao chất lượng TCCSĐ trong các trường sĩ quan

quân đội, đáp ứng yêu cầu đào tạo bậc đại học

3.1. Phương hướng xây dựng TCCSĐ

Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả các mặt hoạt động của công tác
xây dựng đảng và công tác chính trị của chi bộ, Đảng bộ cơ sở.

- Coi trọng, nâng cao tính chiến đầu và tính thuyết phục trong công tác tư
tưởng.

16


- Củng cố kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng thực hiện nguyên tắc,
chế độ tổ chức, sinh hoạt đảng. Thực hiện đồng bộ, có chiều sâu nguyên tắc, cơ
chế Đảng lãnh đạo quân đội ở cơ sở.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ Đảng viên có phẩm chất, năng lực tương xứng
yêu cầu đào tạo bậc đại học.


- Xây dựng phong cách lãnh đạo, phương pháp công tác đúng chức năng,
khoa học và hiệu quả.

- Xây dựng các tổ chức quần chúng vững mạnh.

Bảo đảm TCCSĐ trong sạch vững mạnh, có năng lực lãnh đạo và sức chiến
đấu cao, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo nhiệm vụ chính trị giai đoạn mới.

3.2. Những giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng TCCSĐ trong
các trường sĩ quan quân đội hiện nay

3.2.1. Nhận thức đầy đủ vị trí tầm quan trọng của việc nâng cao chất
lượng TCCSĐ trong trường sĩ quan quân đội; nâng cao ý thức
trách nhiệm của cán bộ, Đảng viên và cấp ủy đối với công tác xây
dựng đảng

a. ý nghĩa, tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng TCCSĐ

b. Tạo sự chuyển biến sâu sắc về ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng
viên và cấp ủy đối với yêu cầu nâng cao chất lượng TCCSĐ.

17


3.2.2. Nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng và
năng lực trí tuệ cho đội ngũ đảng viên

a. Giáo dục, rèn luyện đội ngũ đảng viên


b. Quản lý, kiểm tra, phân loại, kh en thưởng kỷ luật đảng viên

c. Gắn công tác phát triển đảng với nhiệm vụ đào tạo sĩ quan, kết hợp
xây dựng đội ngũ Đảng viên với xây dựng đội ngũ cán bộ.

3.2.3. Xây dựng cấp ủy cơ sở vững mạnh, cán bộ chủ trì mẫu mực, đội
ngũ cán bộ giáo viên có chất lượng cao

a. Xây dựng chi ủy, Đảng ủy cơ sở vững mạnh là đòn xeo xây dựng
TCCSĐ có chất lượng cao.

b. Xây dựng bí thư Đảng, chỉ huy trưởng mẫu mực là khâu trọng điểm.

c. Nâng cao chất lượng toàn diện của đội ngũ cán bộ, giáo viên làm nòng
cốt xây dựng tổ chức Đảng

3.2.4. Quán triệt và thực hiện tốt nguyên tắc TTDC, chế độ tự phê bình
và phê bình, vận dụng đúng đắn nguyên tắc Đảng lãnh đạo
quân đội ở cơ sở

a. Thực hiện dân chủ rộng rãi đi đôi với tập trung thống nhất cao

18


b. Gắn tự phê bình và phê bình với nâng cao chất lượng TCCSĐ

c. Thực hiện lãnh đạo mọi mặt các đơn vị thuộc quyền theo phạm vi,
chức năng và nội dung quy định cho từng cấp ủy đảng trong quân đội


3.2.5. Đổi mới phương thức lãnh đạo, phong các làm việc, nâng cao
chất lượng sinh hoạt chi bộ, tổ đảng và tăng cường công tác
kiểm tra, kỷ luật đảng

a. Đổi mới phương thức lãnh đạo và phong cách làm việc của tổ chức
đảng và đảng viên

b. Cải tiến nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ

c. Xác định rõ vị trí trách nhiệm và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ
đảng

d. Tăng cường công tác kiểm tra và kỷ luật của Đảng

* Kết luận chương 3

Kết luận luận án

19


Danh mục tài liệu tham khảo

1. Mác - Ăngghen - Lênin:

Một số tác phẩm kinh điển.

2. Hồ Chí Minh: Về xây dựng đảng, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1980.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam: gồm:


- Văn kiện Đảng 1930 - 1945 - Ban nghiên cứu LSĐ Trung ương xb, Hà Nội,
1997.

- Văn kiện Đại hội, tập II - Ban CHTW xb. Tháng 9/1960.

- Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII.

- Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam - Qua các Đại hội.

- Văn kiện hội nghị Trung ương 3 (khóa VIII) - BCHTW 6/1992.

- Văn kiện Hội nghị Trung ương 3 (khóa VIII) - BCHTW 6/1992.

- Văn kiện Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ (khóa VII) - 1/1994.

- Văn kiện Hội nghị Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII - Nxb CTQG, 1999.

20


4. Đảng ủy quân sự trung ương

- Nghị quyết về việc quán triệt và thực hiện Nghị quyết hội nghị Trung ương lần
thứ 3 (khóa VII) về một số nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng trong Đảng
bộ quân đội. Số 79 ngày 27/8/1992.

- Nghị quyết về công tác nhà trường quân đội và công tác cán bộ - (số 93 năm
1994 - số 94/1999).


5. Chính phủ: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc giao nhiệm vụ đào
tạo bậc đại học cho các trường sĩ quan quân đội - Số 180-1998 QĐ-TTg, Ngày
21/9/1998.

6. Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam

- Xây dựng TCCSĐ trong sạch vững mạnh làm nòng cốt nâng cao sức mạnh
chiến đấu của quân đội trong tình hình mới - Hà Nội 1993.

-

Báo cáo sơ kết 6 năm xây dựng TCCSĐ trong Đảng bộ quân đội - Hà Nội,
1999.

7. Đỗ Mười: Xây dựng QĐND thật sự Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ từng
bước hiện đại, xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh là sự nghiệp
của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân của cả hệ thống chính trị - Báo QĐND
ngày 22/10/1997.

21


8. Đặng Đình Phú: Nâng cao chất lượng đội ngũ Đảng viên ở các TCCSĐ
phường và xã ven đô trong công cuộc đổi mới hiện nay - Luận án PTS khoa
học lịch sử, Hà Nội 1996.

9. Vũ Ngọc Lâm: Tăng cường sức chiến đầu và năng lực lãnh đạo của các
TCCSĐ - Một nhiệm vụ quan trọng của cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn
Đảng - TCCS, số 15/1999.


10. Đặng Vũ Liêm: Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ bộ
đội biên phòng - TCCS số 1/1999.

11. Đỗ Ngọc Minh: Nâng cao chất lượng TCCSĐ nông thôn (cấp xã) vùng đồng
bằng sông Hồng hiện nay - Luận án PTS KHLS - Hà Nội, 1995.

12. Lê Quang Thưởng: Nâng cao năng lực lãnh đạo các TCCSĐ và đội ngũ đảng
viên đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước - TCQPTD tháng 8/1996.

13. Lê Văn Lý: Tính giai cấp và tính tiền phong của người Đảng viên hiện nay,
TCQPTD, tháng 1/2000.

14. Lê Văn Lý: Sự lãnh đạo của Đảng trong một số lĩnh vực trọng yếu của đời
sống xã hội ở nước ta. Nxb CTQG, 1999.

15. Nguyễn Văn Vinh: Về nâng cao trình độ học vấn của sĩ quan quân đội hiện
nay, Trung tâm KHGD quân sự nhà trường QĐ, số 4/1998.

16. Lê Quang Thưởng: Một số vấn đề xây dựng đảng về tổ chức trong giai đoạn
hiện nay, Nxb CTQG, Hà Nội, 1996.

22


17. Lê Khả Phiêu: Học tập, rèn luyện tư tưởng và đạo đức cách mạng, thực hiện
thắng lợi cuộc vận độngi xây dựng chỉnh đốn Đảng, Báo Nhân dân ngày
19/5/1999.

18. Nguyễn Đức Bình: Xây dựng đảng về tư tưởng chính trị, Tạp chí cộng sản số
5/1999.


19. Nguyễn Minh Thắng: Nâng cao bản lĩnh chính trị và năng lực trí tuệ cho học
viên đang học tập trong các Học viện nhà trường quân đội, Trung tâm KHGD
quân sự nhà trường QĐ, số 4/1998.

20. Nguyễn Văn Minh: Rèn luyện phẩm chất, năng lực đội ngũ đảng viên trong
quân đội, Báo nhân dân ngày 4/3/1999.

21. Nguyễn Văn Sáu: Nâng cao vai trò lãnh đạo của các TCCSĐ trong các cơ
quan nhà nước, Tạp chí Thông tin lý luận, số 6/1999.

22. Phạm Văn Long: Mấy vấn đề qua sơ kết 6 năm xây dựng TCCSĐ trong đảng
bộ quân đội, Tạp chí QPTD, tháng 1/2000.

23. Phạm Ngọc Phán: Thực hiện tốt nguyên tắc TTDC - Một nội dung cơ bản xây
dựng đảng bộ quân đội TSVM, Tạp chí QPTD tháng 8/1997.

24. Phạm Minh Thanh: Quân đội thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 về định
hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo và KHCN, Tạp chí QPTD
tháng 9/1997.

23


25. Phạm Thanh Ngân: Xây dựng đội ngũ cán bộ QĐND vững mạnh, đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới, Tạp chí quốc phòng toàn dân tháng
9/1997.

26. Phạm Văn Trà, Phát huy truyền thống vẻ vang, QĐND phấn đấu thực hiện
thắng lợi nhiệm vụ chính trị trong thời kỳ mới, Tạp chí Cộng sản số 24/1999.


27. Vũ Ngọc Lân: Tăng cường sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của các
TCCSĐ - Một nhiệm vụ quan trọng của cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn
Đảng, Tạp chí Cộng sản, số 15/1999.

24



×