Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

đề tài nhận xét kích thước nhóm răng trước hàm trên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.93 MB, 48 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
VIỆN ĐÀO TẠO RĂNG HÀM MẶT

NGUYỄN THUÝ NGA
NHẬN XÉT KÍCH THƯỚC THÂN RĂNG LÂM SÀNG
CỦA NHÓM RĂNG TRƯỚC HÀM TRÊN Ở NHÓM
BỆNH NHÂN CƯỜI HỞ LỢI TỪ 18-25 TUỔI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
KHÓA 2010 – 2016

Hà Nội – 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THUÝ NGA
NHẬN XÉT KÍCH THƯỚC THÂN RĂNG LÂM SÀNG CỦA
NHÓM RĂNG TRƯỚC HÀM TRÊN Ở NHÓM BỆNH NHÂN
CƯỜI HỞ LỢI TỪ 18-25 TUỔI

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
KHOÁ 2010 – 2016


Người hướng dẫn khoa học
Th.S NGUYỄN THỊ THU VÂN
Hà Nội – 2016


Danh mục chữ viết tắt
CL: Chiều dài thân răng ( crown lenght)
CW: Chiều rộng thân răng ( crown width)
CW/CL: tỉ lệ chiều rộng/ chiều dài


Danh mục các bảng
Bảng 3.1 So sánh chiều dài thân răng trung bình các răng trước hàm trên giữa
nam và nữ
Bảng 3.2 So sánh chiều rộng thân răng trung bình của các răng trước hàm trên
Bảng 3.3 Số trung bình của tỉ lệ chiều rộng/chiều dài của răng cửa giữa hàm
trên theo giới
Bảng 3.4: tỉ lệ chiều rộng răng cửa bên/ răng cửa trung tâm theo giới
Bảng 3.5: tỉ lệ chiều rộng răng cửa bên/răng nanh theo giới


Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 3.1 Lược đồ sự phân phối của biến chiều dài thân răng của răng trước
hàm trên (mm)




Biểu đồ 3.1.1 Răng cửa giữa
Biểu đồ 3.1.2 Răng cửa bên

Biểu đồ 3.1.3 Răng nanh

Biểu đồ 3.2 Lược đồ sự phân phối của biến chiều rộng thân răng của răng trước
hàm trên (mm)




Biểu đồ 3.2.1 Răng cửa giữa
Biểu đồ 3.2.2 Răng cửa bên
Biểu đồ 3.2.3 Răng nanh

Biểu đồ 3.3 Tỉ lệ đối tượng nam/nữ trong nghiên cứu
Biểu đồ 3.4 Giá trị trung bình tỉ lệ chiều rộng/dài của răng trước hàm trên
Biểu đồ 3.5 Tỉ lệ phần trăm yếu tố thân răng ngắn lâm sàng trên tổng nhóm đối
tượng


Đặt vấn đề
Với chất lượng cuộc sống càng ngày càng được nâng cao, yêu cầu thẩm mỹ đã
trở thành yêu cầu hàng đầu của bệnh nhân khi đến các phòng khám nha khoa
đặc biệt là đối tượng trẻ tuổi. Một nụ cười thu hút hay một nụ cười đẹp sẽ giúp
bệnh nhân tự tin hơn, đạt hiệu quả cao hơn trong giao tiếp.
Ngày nay cả bệnh nhân và bác sĩ nha khoa đều thấy rằng mô nha có ảnh hưởng
lên vẻ đẹp của nụ cười. Trong những trường hợp cụ thể, bác sĩ chuyên khoa
nha chu có thể làm thay đổi nụ cười của bệnh nhân. Tỷ lệ mô nha chu lộ ra khi
cười phụ thuộc vào vị trí của đường cười. Đường cười được xác định bởi mối
liên hệ của môi trên, dáng vẻ của răng cửa, răng nanh hàm trên và mô lợi liên
quan đến các răng này.
Sự hài hoà của nụ cười thẩm mỹ được tạo nên từ nhiều yếu tố, như: cung cười,

hành lang miệng, mức độ bộc lộ lợi khi cười, sự đối xứng của răng và lợi, độ
rộng của kẽ răng, đường giữa và trục của răng, tỷ lệ kích thước và sự cân đối
của các răng cửa hàm trên [1]. Trong đó, tỷ lệ, kích thước và sự cân đối của các
răng cửa hàm trên cùng với mức độ bộc lộ lợi khi cười là hai trong những yếu tố
cực kì quan trọng tạo nên một nụ cười thẩm mỹ.
Mạt khác, trong những năm gần đây, cười hở lợi là một trong những vấn đề
được quan tâm của xã hội. Nụ cười hở lợi lại ảnh hưởng tới cuộc sống của


nhiều người, đặc biệt là người trẻ khi họ không tự tin tỏa sáng với nụ cười của
chính mình. Nguyên nhân của nó xuất phát từ nhiều yếu tố. Cười hở lợi có thể
liên quan tới tình trạng bệnh lý (phì đại lợi do viêm, thuốc, chậm mọc răng thụ
động,...) hoặc không bệnh lý (tình trạng cường các cơ tham gia vào quá trình
cười,...). Với những trường hợp nặng, ta có thể thấy một phần lợi bị lộ ra khi
môi trên ở tư thế nghỉ [2]. Trong đó một số nguyên nhân như: chậm mọc răng
thụ động, viêm lợi mạn tính do mảng bám, răng và xương ổ răng vùng răng
trước hàm trên mọc xuống dưới quá mức.... gây cười hở lợi có thể làm thay đổi
kích thước chiều dài của thân răng lâm sàng.
Trên thế giới đã có những nghiên cứu về kích thước, tỉ lệ kích thước của răng
trước hàm trên thế giới như Magne P, Gallucci GO, Belser UC (2003); Al-Marzok
MI, Majeed KR, Ibrahim IK( 2013) …. hay ở Việt Nam từng có những công trình
nghiên cứu của Hoàng Tử Hùng, Đào Thị Phương Dung nhưng chưa tìm thấy
một nghiên cứu cụ thể nào xác định kích thước răng trên nhóm bệnh nhân cười
hở lợi. Chính vì vậy, tôi làm đề tài nghiên cứu về “Nhận xét kích thước thân răng
lâm sàng của nhóm răng trước hàm trên ở nhóm bệnh nhân cười hở lợi từ 1825 tuổi” với 2 mục tiêu:
- Nhận xét tỉ lệ kích thước thân răng lâm sàng của nhóm răng trước hàm trên ở
bệnh nhân cười hở lợi.
- Nhận xét tỉ lệ cân đối thân răng bằng thước Chu trên nhóm đối tượng này.



Chương 1
Tổng quan tài liệu
1.1 Giải phẫu:
1.1.1 Giải phẫu sinh lý và tổ chức học của vùng quanh răng [3], [4], [5], [6], [7]
Vùng quanh răng bao gồm: lợi, dây chằng quanh răng, xương răng và xương ổ
răng.


Hình 1.1: giải phẫu vùng quanh răng

1.1.1.1 Lợi:
o Lợi là vùng đặc biệt của niêm mạc miệng được giới hạn ở phía cổ răng

bởi bờ lợi và phía cuống răng bởi niêm mạc miệng. Ở phía ngoài của cả
hai hàm và ở phía trong của xương hàm dưới, lợi liên tục với niêm mạc


xương ổ răng bởi vùng tiếp nối niêm mạc-lợi,ở phía khẩu cái, lợi liên tục
với niêm mạc khẩu cái cứng.
o Lợi được chia làm hai phần, đó là lợi dính và lợi tự do.
o Lợi tự do là phần lợi không dính vào răng, ôm sát cổ răng và cùng với cổ
răng tạo nên một khe sâu khoảng 0,5-1 mm gọi là rãnh lợi. Lợi tự do gồm
hai phần : nhú lợi và lợi viền.
• Nhú lợi: là lợi kẽ răng, che kín kẽ,có một nhú ở phía ngoài, một nhú ở
phía trong, giữa hai nhú là một vùng lõm.
• Lợi viền: không dính vào răng mà ôm sát cổ răng, cao khoảng 0,5-1mm.
Mặt trong của lợi viền là thành ngoài của rãnh lợi.
• Lợi tự do tiếp nối với vùng lợi dính tại lõm dưới lợi tự do.
o Lợi dính: là vùng lợi bám dính vào chân răng ở trên và mặt ngoài xương ổ
răng ở dưới. Mặt ngoài lợi dính cũng như mặt ngoài lợi tự do đều được

phủ một lớp biểu mô sừng hoá. Mặt trong của lợi dính có hai phần: phần
bám vào chân răng khoảng 1,5mm gọi là vùng bám dính và phần bám vào
mặt ngoài trong ổ răng.
Rãnh lợi
o Ở vùng lợi bình thường, rãnh lợi là một khe hẹp, sâu 0,5mm nằm giữa bờ
lợi và bề mặt răng. Rãnh lợi mở về phía mặt nhai và giới hạn về phía
cuống răng với 3 thành:
• Thành trong được tạo bởi men răng.
• Thành bên là biểu mô rãnh lợi.
• Về phía cuống răng, rãnh lợi tận cùng ở đáy khe, là bề mặt tự do của biểu
mô kết nối.
1.1.1.2 Dây chằng quanh răng:
Về mặt giải phẫu, dây chằng quanh răng là mô liên kết có cấu trúc đặc biệt, nối
liền xương răng với xương ổ răng.


Cấu trúc mô học của dây chằng quanh răng bao gồm các tế bào, sợi liên kết,
chất căn bản, mạch máu và thần kinh.
1.1.1.3 Xương ổ răng:
Là một bộ phận của xương hàm gồm bản xương ( bản ngoài và bản trong) và
xương xốp (nằm giữa hai bản xương trên).
Về mô học:
Cấu trúc của lớp vỏ xương nhìn chung giống như ở các xương đặc khác,có nghĩa
là nó bao gồm hệ thống havers.
Xương xốp bao gồm một mạng lưới bè xương mỏng xen giữa là khoang tuỷ,chủ
yếu lấp đầy tuỷ mỡ.
1.1.1.4 Xương răng:
Là tổ chức vô cơ bao phủ ngà chân răng, có nguồn gốc trung mô. Là mô có tính
chất lý học và hoá học giống các xương khác nhưng không có hệ thống havers
và mạch máu.

1.1.2 Giải phẫu răng của nhóm răng trước hàm trên [4],[8]:
1.1.2.1 Răng cửa giữa hàm trên:


Hình 1.2: răng cửa giữa hàm trên
o Hình thể: là dạng hình thang, đáy lớn ở phía cắn.
o Kích thước:(mm) cao thân răng: 10,5 mm
• Gần xa thân răng: 8,5 mm
o Đặc điểm hình thể nhìn từ mặt ngoài:
• Bờ cắn có 3 nụ tương ứng 3 thuỳ phân cách bằng 2 rãnh. Thuỳ gần và

thuỳ xa xấp xỉ nhau và lớn hơn thuỳ giữa. Các rãnh thuỳ rất cạn, mờ dần
và mất hẳn ở phần ba cổ răng.




Điểm lồi tối đa gần ở phần ba cắn, điểm lồi tối đa xa ở phần ba cắn nới






phần ba giữa.
Góc cắn gần khá vuông, góc cắn xa tròn hơn.
Đường viền gần khá thẳng, đường viền xa hơi cong.
Đường cổ răng là một cung tròn đều đặn lồi về phía chóp.
Mặt ngoài lồi nhiều ở phần ba cổ răng, phần ba giữa và phần ba cắn khá
phẳng, có ba thuỳ.


1.1.2.2 Răng cửa bên hàm trên:

Hình 1.3: răng cửa bên hàm trên ( nhìn từ mặt ngoài)
o Hình thể: dạng hình thang, đáy lớn ở phía cắn ( trông tròn hơn răng cửa

giữa)
o Kích thước: cao thân răng: 9 mm
 Gần xa thân răng: 6,5 mm
o Đặc điểm hình thể nhìn từ phía ngoài:
• Nhỏ hơn răng cửa giữa theo chiều gần xa và chiều nhai nướu.




Bờ cắn cong lồi nhẹ (chỗ lồi nhất thiên về phía gần, nối với đường viền

gần và đường viền xa, tạo thành các góc gần khá tròn và góc xa tròn rõ).
• Đường viền gần cong, đỉnh của đường cong ở phần ba nối phần ba giữa






(trùng với điểm lồi tối đa gần).
Đường cổ răng cong đều đặn nhưng hẹp hơn so với răng cửa giữa.
Điểm lồi tối đa gần: phần ba cắn nối phần ba giữa.
Điểm lồi tối đa xa: ở phần ba giữa.
Góc cắn gần hơi tròn, góc cắn xa tròn rõ.

Mặt ngoài có hai rãnh dọc, chia mặt này thành ba thuỳ.

1.1.2.3 Răng nanh hàm trên:


Hình 1.4: Răng nanh hàm trên
o Kích thước: cao thân răng: 10 mm
 Gần xa thân răng: 7,5 mm
• Hình thể nhìn từ phía ngoài:
• Đường viền gần cong lồi, điểm tiếp giáp gần nằm ở phần ba cắn nối phần

ba giữa.




Đường viền xa cong lồi nhiều hơn, điểm tiếp giáp xa ở phần ba giữa hơi

thiên về phía cắn.
• Cả đường viền gần và xa hội tụ mạnh về phía cổ răng để tạo đường cổ
răng cong lồi đều đặn về phía chóp.
• Bờ cắn có một múi vói đỉnh nhọn đặc trưng. Đỉnh múi thiên về phía gần.
• Nhìn toàn thể bờ cắn chiếm khoảng một phần ba, có thể xấp xỉ một nửa
chiều cao thân răng. Gờ múi gần ngắn hơn và ít xuôi hơn, gò múi xa dài
hơn và xuôi hơn. Góc cắn gần rõ hơn, góc cắn xa tròn hơn.
• Mặt ngoài h thành một gờ rõ chạy từ đỉnh múi về phía cổ răng. Ở hai bên
gờ có hìnhai lõm dọc, giới hạn ba thuỳ mặt ngoài. Thuỳ gần nhỏ hơn thuỳ
xa, thuỳ giữa lớn nhất.
1.2 Định nghĩa:
1.2.1 Đường cười:

1.2.1.1 Định nghĩa:
Theo Marie- Françoise Liébart và cộng sự:
Đường cười là một đường tưởng tượng dưới bờ dưới của môi
trên giãn ra khi cười và thường là 1 đường cong lồi.
1.2.1.2 Phân loại:
Theo Marie- Françoise Liébart và cộng sự:
• Loại 1 (đường cười rất cao): thấy hơn 2 mm nướu viền hoặc hơn 2 mm
từ phía chóp đến đường nối men- xêmăng trong trường hợp bị tụt nướu
nhưng mô nha chu khỏe mạnh.
• Loại 2 (đường cười cao): thấy giữa 0 và 2 mm nướu viền hoặc giữa 0 và 2
mm từ phía chóp đến đường nối men-xêmăng trong trường hợp bị tụt
nướu nhưng mô nha chu khỏe mạnh.
• Loại 3 (đường cười trung bình): chỉ thấy nướu ở khoang kẽ răng.




Loại 4 (đường cười thấp): không thấy nướu ở khoang kẽ răng lẫn đường
nối men-xêmăng.

1.2.2 Cười hở lợi:
‘ Cười hở lợi’ hay ‘bộc lộ lợi quá mức’ là một cụm từ có tính chất ‘ mô tả’ mà
không phải là một chẩn đoán hay tên một bệnh do ‘bệnh căn’ của tình trạng
này có thể là nguyên nhân bệnh lý ( phì đại lợi do dùng thuốc, do viêm, ...) hoặc
không ( sự cường các cơ nâng môi ....). Tuy nhiên, khi tình trạng cười hở lợi gây
mất tự tin, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của đối tượng mắc phải thì
người đó không được coi là một cá thể hoàn toàn khoẻ mạnh theo định nghĩa
về sức khoẻ của WHO.
1.2.2.1 Định nghĩa:
Cười hở lợi: là sự bộc lộ lợi quá mức khi cười [1].

Theo tiêu chuẩn của Peck S, Peck L và Kataja M: Cười hở lợi là khi cười tối đa lộ
ra từ 2mm lợi trở lên [9].
1.2.2.2 Dịch tễ:
Không có nhiều nghiên cứu kết luận về tỉ lệ dân số có tình trạng cười hở lợi.
nguyên nhân chính là do không có sự thống nhất về tiêu chuẩn đánh giá nụ
cười hở lợi.
1.2.2.2.1 Theo giới:
Kết quả cho thấy hầu như cười hở lợi ở nữ giới nhiều hơn nam giới [9], [10],
[11], [12], [13]. Cụ thể, theo nghiên cứu của Tjan AH và cộng sự [10], tỉ lệ bộc lộ
lợi quá mức khi cười tối đa ở nam giới và nữ giới độ tuổi từ 20-30 tuổi lần lượt


là 7% và 10%. Nghiên cứu của Hagai Mỉon và cộng sự trên các đối tượng từ 2040 tuổi cho thấy tỉ lệ cười hở lợi ở nữ giới cao gấp 2,5 ở nam giới [12].
1.2.2.2.2 Theo tuổi:
Trương lực cơ giảm dần theo tuổi tác, vì vậy mức độ bộc lộ răng cửa giữa khi
môi trên ở tư thế nghỉ giảm dần theo tuổi [14]. Tuy nhiên, mức độ bộc lộ lợi khi
cười có vẻ không có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê khi so sánh giữa các nhóm
đối tượng trẻ tuổi và lớn tuổi [15], [16]
Nụ cười thay đổi theo tuổi tác
Cũng như tuổi tác, nụ cười trở nên hẹp hơn theo chiều đứng và rộng hơn theo
chiều ngang. Đo đạc chức năng cho thấy tuổi tác càng tăng thì khả năng hoạt
động vủa các cơ hỗ trợ cho việc cười càng giảm.
Một nghiên cứu của Desai và cộng sự cho thấy có sự giảm từ 1,5 đến 2mm độ
lộ răng cửa khi cười cùng với độ tăng của tuổi tác. Mọi đo đạc chức năng đều
chỉ ra có một kiểu giảm chung từ tư thế nghỉ tới lúc cười, mà đặc trưng là tuổi
từ sau 30 đến 39. Van der geld và cộng sự nhận thấy rằng ở những đối tượng
lớn tuổi hơn, đường môi trên thấp xuống rõ rệt trong tất cả các tư thế. Chiều
cao đường môi trên khi cười tự nhiên sẽ giảm khoảng 2mm. Ở các đối tượng
lớn tuổi còn thấy chiều cao đường môi dưới cũng giảm rõ rệt và lộ ít răng hơn
khi cười tự nhiên. Răng hàm dưới lộ rõ hơn trông thấy ở tư thế nghỉ. Chiều dài

môi trên tăng đáng kể tới khoảng 4mm ở những đối tượng lớn tuổi, trong khi
đó chiều cao môi trên không thay đổi rõ rệt.
Việc tăng độ che phủ của môi lên các răng hàm trên chỉ ra việc cần thiết cân
nhắc tới ảnh hưởng của tuổi tác lên kế hoạch điều trị chỉnh nha. Ở nam giới, sự


thay đổi của mô mềm giữa tuổi 18-42 nói chung bao gồm việc mặt nhìn nghiêng
trông phẳng hơn, môi lùi hơn. Kích thước mũi tăng theo tất cả mọi hướng. Có
cả sự giảm độ dày môi trên và tăng nhẹ độ dày môi dưới.
Còn đối với phụ nữ, mặt nghiêng của học không bị phẳng hơn và môi không đẩy
quá ra trước. Kích thước mũi tăng theo các hướng. Có sự giảm độ dày mô mềm
ở điểm pog. Độ dày môi trên và môi dưới tăng nhẹ. Cần tránh các điều trị Chỉnh
nha làm giảm kích thước tầng mặt dưới, giảm độ nhô của môi, giảm độ lộ răng
cửa, hoặc làm sâu thêm rãnh mũi môi vì nó đẩy nhanh các đặc điểm lão hoá của
khuôn mặt.

1.2.2.3 Các nguyên nhân gây cười hở lợi:
o Răng và xương ổ răng vùng răng trước hàm trên mọc xuống dưới quá
o
o
o
o
o
o

mức
Viêm lợi mạn tính do mảng bám
U xơ lợi di truyền
Quá phát xương hàm trên theo chiều dọc
Môi trên ngắn

Môi trên di động quá mức
Chậm mọc răng thụ động

1.2.2.3.1 Răng và xương ổ răng vùng răng trước hàm trên mọc xuống dưới
quá mức:
a) Triệu chứng lâm sàng:

Thường thấy sự bất cân xứng của mặt phẳng cắn giữa vùng răng trước và
sau của bệnh nhân có tình trạng khớp cắn sâu phía trước [17].
b) Nguyên nhân:


Nhóm răng trước hàm trên mọc quá mức sẽ kéo theo sự di chuyển xuống
dưới phức hợp xương ổ răng-lợi gây ra tình trạng bộc lộ lợi quá mức khi
cười. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do nhóm răng trước bị
mòn quá mức dẫn đến sự mọc bù trừ hoặc tình trạng cắn sâu phía trước.
1.2.2.3.2 Viêm lợi mạn tính do mảng bám:
a) Triệu chứng lâm sàng:

Phì đại lợi: là một trong những triệu chứng lâm sàng chính của viêm lợi
mạn tính do mảng bám. Lợi tự do sưng nề nhiều cả mặt ngoài và trong,
dẫn đến tăng kích thước lợi bao phủ một phần thân răng lâm sàng gây
bộc lộ lợi quá mức khi cười làm giảm thẩm mỹ.
b) Nguyên nhân:
Do mảng bám đơn thuần hoặc có các yếu tố phối hợp khác như:
Viêm lợi mảng bám liên quan nội tiết: gồm có viêm lợi liên quan thai
nghén, viêm lợi liên quan đến dậy thì, viêm lợi liên quan đến chu kì kinh
nguyệt.
Viêm lợi có liên quan đến thiếu dinh dưỡng: bệnh thiếu vitamin C gọi là
bệnh Scurvy. Lợi đỏ, sưng, không săn chắc, dễ chảy máu. Mức độ viêm

không tương quan với mảng bám răng, khi mảng bám răng rất ít thì lợi
vẫn viêm.
Viêm lợi mảng bám liên quan bệnh toàn thân: bệnh đái tháo đường, ung
thư bạch cầu và các bệnh ung thư máu khác.
Viêm lợi mảng bám liên quan đến thuốc:
Có 3 loại thuốc liên quan với sự quá phát của lợi; thuốc chống động kinh
phenytoin natri hoặc phenytoin epinutin, thuốc chống thải ghép
cyclosporin A, thuốc chẹn kênh cacli như nifedipin.


Phì đại lợi do liên quan với thuốc gặp ở các răng phía trước nhiều hơn
răng phía sau, người trẻ bị phì đại lợi nhiều hơn người già. Các triệu
chứng ban đầu là thay đổi hình dạng và kích thước nhú lợi, sau đó phì đại
lan sang bờ lợi và lợi dính, đặc điểm hình thái mô học của vùng lợi phì đại
giống như lợi bình thường.
1.2.2.3.3 U xơ lợi di truyền:
a) Triệu chứng:

U xơ lợi di truyền là tình trạng lành tính hiếm gặp, đặc trưng bởi sự
phát triển chậm và tăng dần về kích thước của cả lợi vùng hàm trên và
hàm dưới. Nó có thể là một bệnh độc lập hoặc là một phần của hội
chứng di truyền khác [18].
b) Nguyên nhân:
Do sự đột biến của gen SOS1 trên nhiễm sắc thể 2p21-p22 hoặc 5q13-q22.
1.2.2.3.4 Chậm mọc răng thụ động:
Mọc răng thụ động là một tiến trình sinh lý diễn ra sau khi răng đã mọc hoàn
toàn, trong đó lợi di chuyển về phía chóp răng đến khi bờ viền lợi ngang bằng
với ranh giới men – cement. Khi quá trình này thay đổi, ta gọi đó là tình trạng “
chậm mọc răng thụ động”. Chậm mọc răng thụ động có thể gặp ở một hay
nhiều răng. Tỉ lệ mắc phải trong dân số khoảng 12%. Mặc dù Volchansky và

Cleaton Jones thấy rằng chiều cao thân răng lâm sàng ổn định ở tuổi 12 [19],
bác sĩ nên cân nhắc kĩ và chỉ chẩn đoán chậm mọc răng thụ động sau khi sự
phát triển hoàn tất.
a) Triệu chứng lâm sàng

Thân răng lâm sàng ngắn.


Không chạm được tới ranh giới men-cemnt khi thăm khám bằng sonde nha
chu.
Phân loại theo coslet và cộng sự:
Type 1A: kích thước lợi sừng hoá lớn hơn bình thường, mào xương ổ răng ở vị
trí bình thường so với ranh giới men- cement ( nằm dưới ranh giới men-cement
khoảng 1-2mm).
Type 1B: kích thước lợi sừng hoá lớn hơn bình thường, mào xương ổ răng trùng
với ranh giới men-cement.
Type 2A: kích thước lợi sừng hoá bình thường, mào xương ổ răng ở vị trí bình
thường so với ranh giới men- cement ( nằm dưới ranh giới men- cement
khoảng 1-2mm).
Type 2B: kích thước lợi sừng hoá bình thường, mào xương ổ răng trùng với
ranh giới men-cement.
1.3 Các đề tài nghiên cứu trước đây:
1.3.1 Các nghiên cứu trên thế giới:
Đã có nhiều nghiên cứu đã được thực hiện trên thế giới về đo kích thước ngoài
và tỉ lệ kích thước chiều rộng/dài của thân răng. Magne P, Gallucci GO, Belser
UC (2003) [20]. Chiều rộng thân răng rộng nhất là răng cửa giữa (9,10-9,24
mm)> răng nanh (7,90-8,06 mm)> răng cửa bên (7,07-7,38 mm). Thân răng dài
nhất là những răng cửa giữa chưa mòn (11,69 mm)> răng nanh chưa mòn
(10,83 mm) và răng cửa giữa mòn (10,67 mm)> răng nanh mòn (9.90 mm), răng
cửa bên chưa mòn và mòn (9,34-9,55 mm). Tỷ lệ chiều rộng / chiều dài cũng

cho thấy sự khác biệt đáng kể. Các giá trị cao nhất được tìm thấy cho răng cửa


giữa đã mòn (87%). Sau đó là răng nanh mòn (81%), răng cửa bên mòn (79%) và
răng cửa giữa chưa mòn (78%). Tỷ lệ thấp nhất được tìm thấy cho răng nanh
chưa mòn và răng cửa bên chưa (cả hai cho thấy 73%).
Theo nghiên cứu Al-Marzok MI, Majeed KR, Ibrahim IK( 2013) [21] trên 49
người cho thấy: so sánh tỷ lệ chiều rộng của răng cửa giữa và nanh/răng cửa
bên với tỷ lệ vàng (0.618) có một sự khác biệt ý nghĩa thống kê (p <0,05). Sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê đã cho tỷ lệ chiều rộng/dài với tiêu chuẩn vàng
(80%) các răng cửa giữa. Không có khác biệt đáng kể trong việc so sánh giữa các
nhóm dân tộc cho tỷ lệ vàng và các tiêu chuẩn vàng.
Nghiên cứu của Nalla Sandeep và cộng sự(2015) [22] tỉ lệ chiều rộng của răng
cửa bên/ răng cửa giữa là 0,67 ở nam và 0,703 ở nữ.Tỉ lệ chiều rộng của răng
cửa bên/răng nanh là 0,744 ở nam và 0,714 ở nữ. Tỷ lệ trung bình chiều
rộng/chiều cao của các răng cửa giữa là 79,49% ở nam giới và 79,197% ở nữ.
Trong đó, phần lớn các đối tượng nghiên cứu, tỷ lệ chiều rộng/chiều dài của
răng cửa hàm trên trung tâm là từ 75-80%. Không có sự khác biệt nào đáng kể
trong tỉ lệ các răng trước giữa nam và nữ. Các kết quả có thể phục vụ cho lập kế
hoạch điều trị nha khoa phục hồi và phẫu thuật nha chu.
2. Các nghiên cứu ở Việt Nam:
Theo nghiên cứu của Hoàng Tử Hùng (1993) [23], Đào Thị Phương Dung (2009)
[24] cho thấy kích thước trung bình nhóm răng trước hàm trên lần lượt là
Chiều dài thân răng của răng cửa giữa 10,5 mm và 11,7 mm. Chiều dài thân
răng của răng cửa bên 9 mm và 10,1mm. Đào Thị Phương Dung (2009) đưa ra
kết luận kích thước trung bình của các răng cửa giữa và cửa bên hàm trên


không có sự khác biệt so với các nghiên cứu trước đây, thực hiện trên người
châu Âu, duy chit có chiều dài thân răng của răng cửa giữa hàm trên là có số đo

lớn hơn các nghiên cứu trước.

Chương 2
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1 Địa điểm, đối tượng, thời gian nghiên cứu:
2.1.1 Nhóm nghiên cứu:
Gồm các sinh viên trường đại học Y Hà Nội độ tuổi từ 18-25.
2.1.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn:
o
o
o
o

Độ tuổi: 18-25.
Bệnh nhân cười hở lợi.
Nhóm răng trước hàm trên đủ.
Bệnh nhân chưa qua điều trị chỉnh nha hoặc phục hình các răng trước

hàm trên.
o Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ:
o Thiếu hoặc mất răng ở vùng răng trước hàm trên.


o
o
o
o
o


Đã điều trị chỉnh nha hoặc phục hình các răng trước hàm trên.
Bệnh nhân có chấn thương các răng trước làm trên.
Các răng trước hàm trên có hàn phục hồi thân răng.
Bệnh nhân có bệnh nha chu: viêm lợi, viêm quanh răng...
Không đồng ý tham gia nghiên cứu.

2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu:
o Thời gian: tháng 1/2015 đến tháng 4/2015
o Địa điểm nghiên cứu: trường Đại học Y Hà Nội.

2.2 Phương pháp nghiên cứu:
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, trong đó một nhóm sinh viên trường đại học Y Hà
Nội độ tuổi từ 18-25 được chọn ngẫu nhiên và tiếp đến được lọc theo tiêu
chuẩn lựa chọn và loại trừ đã đề ra. Để chọn các sinh viên làm đối tượng nghiên
cứu. Tất cả các đối tượng được khám theo một quy trình thống nhất.
2.2.2 Cỡ mẫu:
Chọn mẫu có chủ đích các đối tượng cười hở lợi phù hợp với nghiên cứu.
2.2.3 Chọn mẫu:
Chọn mẫu ngẫu nhiên từ nhóm sinh viên trường đại học Y Hà Nội từ Y1-Y6
trong đợt khám sức khoẻ đầu năm.
2.3 Phương pháp thu thập số liệu:
2.3.1 Các bước thực hiện:
o Bước 1: Khám sàng lọc trong đợt khám sức khoẻ đầu năm chọn ra nhóm

bệnh nhân cười hở lợi.
o Bước 2: lập danh sách nhóm bệnh
o Bước 3: Liên hệ với cán bộ lớp các lớp và hẹn lịch khám.



×