Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

TÀI LIỆU TẬP HUẤN KỸ THUẬT TRỒNG CHANH THEO TIÊU CHUẨN VietGAP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (657.12 KB, 48 trang )

NÔNG TRƯỜNG 719

TÀI LIỆU
TẬP HUẤN KỸ THUẬT TRỒNG CHANH
THEO TIÊU CHUẨN VietGAP

Đơn vị thực hiện: Công ty CP Chứng nhận Globalcert
Địa chỉ: 79 Quang Trung, Quận Hải Châu, Tp.Đà Nẵng
Điện thoại: 0511.6253166; Fax: 0511.6253167
Bình Phước, 2015


Công ty Cổ phần Chứng nhận Globalcert
719

Nông trường

CHUYÊN ĐỀ 1: TỔNG QUAN VỀ THỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP TỐT
THEO TIÊU CHUẨN VietGAP TRÊN CÂY CHANH
I. Khái niệm:
Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả an toàn tại Việt
Nam (VietGAP: Vietnamese Good Agricultural Practices) là những nguyên tắc,
trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế nhằm bảo
đảm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe
người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc
sản phẩm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
II. Mục đích của GAP:
- An toàn cho người tiêu dùng.
- An toàn cho người lao động.
- Môi trường được bền vững.
- Truy nguyên được nguồn gốc sản phẩm.


III. Những lợi ích khi áp dụng GAP:
- Người sản xuất: tiêu thụ sản phẩm thuận lợi hơn, bán với giá cao nên đạt
hiệu quả kinh tế cao hơn, sức khỏe được đảm bảo hơn.
- Người tiêu dùng: sẽ có những sản phẩm chất lượng và an toàn.
- Nhà kinh doanh: sẽ có lợi nhuận nhiều hơn từ những sản phẩm có chất lượng.
- Môi trường: sẽ được bền vững và thân thiện hơn.
IV. Các chỉ tiêu kiểm tra, đánh giá thực hiện theo quy trình VietGAP:
Bao gồm 12 nội dung, với 68 chỉ tiêu kiểm tra đánh giá việc thực hiện
VietGAP theo thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT, ngày 26/12/2012 của Bộ
Nông nghiệp & PTNT (xem phụ lục I).
1. Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất:
- Vùng sản xuất không trái với quy hoạch sản xuất nông nghiệp của địa
phương.
- Cách ly với vùng có chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt từ khu dân
cư, bệnh viện, lò giết mổ tập trung, nghĩa trang, đường giao thông lớn, đất không
được có tồn dư hoá chất độc hại
- Hàng năm, phải tiến hành phân tích, đánh giá các nguy cơ tiềm ẩn trong
đất và giá thể theo tiêu chuẩn hiện hành của nhà nước. Khi cần thiết phải xử lý các
nguy cơ tiềm ẩn từ đất và giá thể, tổ chức/ cá nhân sản xuất phải được sự tư vấn
của nhà chuyên môn và phải ghi chép và lưu trong hồ sơ các biện pháp xử lý. (đáp
2


Công ty Cổ phần Chứng nhận Globalcert
719

Nông trường

ứng chỉ tiêu 1,2,3 phụ lục I)
2. Giống và gốc ghép:

Giống được sử dụng có nguồn gốc rõ ràng.
Phải ghi lại đầy đủ các thông tin về giống khi sử dụng
(đáp ứng chỉ tiêu 4,5 phụ lục I)
3. Quản lý đất và giá thể:
- Không chăn thả vật nuôi gây ô nhiễm nguồn đất, nước trong vùng sản
xuất. Hàng năm phải phân tích, đánh giá các nguy cơ tiềm ẩn trong đất và giá
thể theo quy định.
Cần có biện pháp chống xói mòn và thoái hóa đất. Các biện pháp này phải
được ghi chép và lưu trong hồ sơ.
(đáp ứng chỉ tiêu 6,7,8,9 phụ lục I)
4. Phân bón và chất phụ gia:
- Hằng năm phải đánh giá nguy cơ ô nhiễm hóa học, sinh học và vật lý do
sử dụng phân bón và chất phụ gia, ghi chép và lưu trong hồ sơ.
- Chỉ sử dụng các loại phân bón có nguồn gốc rõ ràng, được Bộ Nông
nghiệp & PTNT cho phép sản xuất kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam và chọn
những loại ít có nguy cơ gây ô nhiễm. Lưu giữ hồ sơ phân bón và bón phân theo
quy định.
- Sử dụng phân hữu cơ đã ủ hoai mục, có hồ sơ truy nguyên theo quy định.
- Các dụng cụ để bón phân sau khi sử dụng phải được vệ sinh và bảo dưỡng
thường xuyên. Xây dựng và bảo dưỡng nơi chứa phân bón hay khu vực để trang
thiết bị phối trộn.
(đáp ứng chỉ tiêu 10,11,12,13,14, 15 phụ lục I)
5. Nước tưới:
- Không dùng nước thải công nghiệp, nước thải từ các bệnh viện, các khu
dân cư tập trung, các trang trại chăn nuôi, các lò giết mổ gia súc gia cầm, nước
phân tươi, nước giải chưa qua xử lý trong sản xuất và xử lý sau thu hoạch.
- Hàng năm, phân tích chất lượng nước để đánh giá nguy cơ ô nhiễm
nhằm đưa ra biện pháp khắc phục.
(đáp ứng chỉ tiêu 16, 17 phụ lục I)
6. Thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất khác:

- Người lao động và tổ chức, cá nhân sử dụng lao động phải được tập huấn
3


Công ty Cổ phần Chứng nhận Globalcert
719

Nông trường

về phương pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn.
- Nên áp dụng các biện pháp quản lý sâu bệnh tổng hợp (IPM), quản lý cây
trồng tổng hợp (ICM) nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
- Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục cho phép và mua từ các
cửa hàng được cấp phép kinh doanh thuốc BVTV. Phải sử dụng hóa chất đúng
theo hướng dẫn ghi trên nhãn hàng hóa và đảm bảo thời gian cách ly.
- Sau mỗi lần phun thuốc, dụng cụ phải vệ sinh sạch sẽ và thường xuyên
bảo dưỡng, kiểm tra. Nước rửa dụng cụ hoặc hóa chất khi dùng không hết cần
được xử lý, đảm bảo không làm ô nhiễm môi trường.
- Kho chứa hóa chất phải đảm bảo theo quy định, không để thuốc bảo vệ
thực vật dạng lỏng trên giá phía trên các thuốc dạng bột. Hóa chất cần giữ nguyên
trong bao bì, thùng chứa chuyên dụng với nhãn mác rõ ràng.
- Lưu giữ hồ sơ các hóa chất khi mua và khi sử dụng theo quy định.
- Không tái sử dụng các bao bì, thùng chứa hóa chất. Phải thu gom và cất
giữ nơi an toàn cho đến khi xử lý theo quy định. Các loại nhiên liệu, xăng, dầu và
hóa chất khác cần được lưu trữ riêng.
- Bao bì, thùng chứa, nhãn mác thực hiện theo quy định của VietGAP.
- Việc lấy mẫu, phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chất độc hại và vi
sinh vật gây hại của sản phẩm khi cần thiết theo quy định .
(đáp ứng chỉ tiêu 18 đến 30 phụ lục I)
7. Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch:

- Phải thu hoạch sản phẩm đúng thời gian cách ly theo hướng dẫn sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật và phân bón.
- Thiết bị, vật tư và đồ chứa: Thiết bị, thùng chứa hay vật tư tiếp xúc trực
tiếp với rau, quả phải được làm từ các nguyên liệu không gây ô nhiễm lên sản
phẩm, phải đảm bảo chắc chắn và vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng; sản phẩm
sau khi thu hoạch không để tiếp xúc trực tiếp với đất.
- Khu vực sơ chế, đóng gói, bảo quản sản phẩm phải tách biệt với kho chứa
xăng, dầu, mỡ, máy móc nông nghiệp; có hệ thống thoát nước.
- Phải có biện pháp cách ly gia súc, gia cầm khỏi khu vực sơ chế, nhà bảo
quản sản phẩm.
- Có biện pháp ngăn chặn sự xâm nhập của các loại sinh vật nhằm giảm
thiểu nguy cơ ô nhiễm đến sản phẩm.
- Có quy định vệ sinh thường xuyên nhà xưởng, kho bảo quản, thiết bị,
dụng cụ tại nơi sơ chế.
4


Công ty Cổ phần Chứng nhận Globalcert
719

Nông trường

- Phương tiện vận chuyển cần được làm sạch trước khi sử dụng vận chuyển sản
phẩm. Không vận chuyển sản phẩm chung với các hàng hóa có nguy cơ gây ô nhiễm.
- Nhà sơ chế sản phẩm theo nguyên tắc một chiều không gây nhiễm bẩn.
- Chỉ sử dụng hóa chất, màng sáp được phép sử dụng để xử lý sản phẩm sau
thu hoạch.
- Có biện pháp bảo vệ bóng đèn tại khu vực sơ chế.
- Có ghi chú bả, bẫy để phòng trừ dịch Chỉ sử dụng hóa chất, màng sáp
được phép sử dụng để xử lý sản phẩm sau thu hoạch.

- Cần có nhà vệ sinh cá nhân và trang thiết bị cần thiết để đảm bảo vệ sinh
cho người lao động thu hoạch, sơ chế sản phẩm. Có quy định vệ sinh cá nhân.
- Chất lượng nước sử dụng sau thu hoạch phù hợp với quy định hiện hành.
(đáp ứng chỉ tiêu 31 đến 46 phụ lục I)
8. Quản lý chất thải:
- Chất thải trong quá trình sản xuất, sơ chế phải được xử lý theo quy định.
(đáp ứng chỉ tiêu 47 phụ lục I).
9. Người lao động:
- Người lao động trong độ tuổi và được trả thù lao phù hợp với Luật Lao
động.
- Trước khi làm việc, người lao động phải được tập huấn về an toàn lao động
trong sử dụng thuốc BVTV, máy móc, dụng cụ đảm bảo an toàn; hướng dẫn sơ cứu
tai nạn lao động, ngộ độc thuốc thuốc bảo vệ thực vật; vệ sinh cá nhân; các biện
pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), quy trình sản xuất theo VietGAP.
- Người có nhiệm vụ quản lý và sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật phải
được trang bị quần áo, dụng cụ bảo hộ. Quần áo bảo hộ lao động phải được giặt sạch
và không được để chung với hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật
- Cần có trang bị thuốc, dụng cụ y tế và tài liệu hướng dẫn sơ cứu ngộ độc
hoá chất, thuốc BVTV.
- Phải có biển cảnh báo khu vực sản xuất mới được phun thuốc bảo vệ thực
vật.
(đáp ứng chỉ tiêu 48 đến 55 phụ lục I)
10. Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm:
- Tổ chức và cá nhân sản xuất rau, quả theo VietGAP phải ghi chép và lưu
giữ đầy đủ nhật ký sản xuất, nhật ký về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón,
bán sản phẩm, v.v… lưu trữ ít nhất hai năm hoặc lâu hơn nếu có yêu cầu của khách
5


Công ty Cổ phần Chứng nhận Globalcert

719

Nông trường

hàng hoặc cơ quan quản lý.
- Sản phẩm phải ghi rõ vị trí và mã số của lô sản xuất, lập hồ sơ và lưu trữ.
- Bao bì, thùng chứa sản phẩm cần có nhãn mác. Mỗi khi xuất hàng, phải
ghi chép rõ thời gian cung cấp, nơi nhận và lưu giữ hồ sơ cho từng lô sản phẩm.
(đáp ứng chỉ tiêu 56-62 phụ lục I)
11. Kiểm tra nội bộ:
Tổ chức và cá nhân sản xuất rau, quả phải tiến hành kiểm tra nội bộ ít nhất
mỗi năm một lần, thực hiện theo bảng kiểm tra đánh giá. Tổng kết và báo cáo kết
quả kiểm tra cho cơ quan quản lý chất lượng khi có yêu cầu.
(đáp ứng chỉ tiêu 60,61,62,63 phụ lục 1).
12. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại:
Tổ chức và cá nhân sản xuất theo VietGAP phải có sẵn mẫu đơn khiếu nại
khi khách hàng có yêu cầu, khi có khiếu nại, phải có trách nhiệm giải quyết theo
quy định pháp luật, đồng thời lưu đơn khiếu nại và kết quả giải quyết vào hồ sơ.
(đáp ứng chỉ tiêu 64,65 phụ lục 1)

6


Công ty Cổ phần Chứng nhận Globalcert
719

Nông trường

Chuyên đề 2: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG CHANH (không hạt)
THEO TIÊU CHUẨN VietGAP

1. Thời vụ trồng:
Trồng vào đầu mùa mưa (tháng 5-6) khi đất đã đủ ẩm.
2. Giống:
Yêu cầu:
Đối với sản xuất cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP thì yếu tố đầu vào
là giống cần được kiểm soát chặt chẽ. Giống được sử dụng có nguồn gốc rõ ràng,
chỉ trồng các loại giống tốt và cây con khỏe mạnh, không mang nguồn gốc bệnh
Giống cây ăn quả phải do các công ty, đơn vị sản xuất có uy tín được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép sản xuất cung cấp Phải ghi chép về tên
giống, cấp giống, nơi sản xuất giống, hóa chất sử dụng và mục đích xử lý (nếu có).
3. Chọn đất và chuẩn bị đất trồng.
3.1. Chọn đất
Yêu cầu
- Vùng sản xuất không trái với quy hoạch sản xuất nông nghiệp của địa
phương.
- Chọn vùng đất trồng cây chanh áp dụng theo tiêu chuẩn VietGAP cần chọn
đất thịt tơi xốp và nhiều mùn. Độ pH thích hợp từ 5 – 8, chanh không chịu úng
nước và mặn do đó cần đào kênh hoặc lên luống cao để thoát nước.
- Cách ly với vùng có chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt từ khu dân
cư, bệnh viện, lò giết mổ tập trung, nghĩa trang, đường giao thông lớn, đất không
được có tồn dư hoá chất độc hại.
- Hàng năm, phải tiến hành phân tích, đánh giá các nguy cơ tiềm ẩn trong
đất và giá thể theo tiêu chuẩn hiện hành của nhà nước. Khi cần thiết phải xử lý các
nguy cơ tiềm ẩn từ đất và giá thể, tổ chức/ cá nhân sản xuất phải được sự tư vấn
của nhà chuyên môn và phải ghi chép và lưu trong hồ sơ các biện pháp xử lý.
- Không được chăn thả vật nuôi gây ô nhiễm nguồn đất, nước trong vùng
sản xuất. Nếu bắt buộc phải chăn nuôi thì phải có chuồng trại, có biện pháp xử lý
chất thải đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường và sản phẩm sau khi thu hoạch.
3.2. Chuẩn bị đất trồng:
- Hố được đào trước trồng 1-2 tháng.

- Kích thước hố:
+ Khu vực NT 719, 720, 726: Rộng 0,4m x dài 0,4m x sâu 0,4m;
7


Công ty Cổ phần Chứng nhận Globalcert
719

Nông trường

+ Khu vực Easúp (XN 736, 737): Sau khi cày luống lên liếp, trên liếp tiến
hành bón phân lót để trồng nổi lên trên liếp chống úng nước mùa mưa;
- Sau khi đào hố, xử lý vôi bột 0,5kg/hố; tiến hành bón lót gồm:
+ Phân chuồng hoai mục 20kg/hố + lân văn điển 0,5kg/hố (khu vực Ea súp);
+ Nông trường 719, 720, 726 bón lót: (0,5kg phân Úc nhập nội + 0,5kg
lân)/hố;
Dùng cuốc đảo trộn đều hỗn hợp trên với lượng đất mặt bên cạnh hố và lấp
hố, cắm tiêu đánh dấu điểm trồng; trộn phân lấp hố trước khi trồng 15 ngày trở lên.
4. Kỹ thuật trồng
4.1. Khoảng cách trồng và mật độ:
* Trên diện tích trồng thuần:
- Mật độ: 500 cây/ha (khoảng cách: 4m x 5m);
- Thiết kế lô và hướng trồng: Đất đồi cao và dốc trồng hàng theo đồng mức;
đất bằng trồng theo hướng Đông-Tây (riêng khu vực Ea súp hàng trồng hướng về
phía hợp thủy, khe suối, cày lên líp trồng cao nhằm tránh úng nước trong mùa
mưa);
* Trên diện tích trồng xen:
Căn cứ theo mật độ loại cây trồng chính (Bơ, Trôm, Mắc ca), thiết kế hàng
chanh vào giữa hai hàng cây chính, khoảng cách trong vườn măc ca: 5m x 6m (334
cây/ha); trong vườn trôm: 6m x 5m (334 cây/ha); trong vườn bơ: 4m x 5m (500

cây/ha)
4.2. Kỹ thuật trồng:
Khi trồng trộn đều đất và phân trong hố, sau đó cuốc một hố nhỏ sâu 20cm,
rộng 15-20cm ở chính giữa tâm hố. Dùng dao sắc cắt đáy bầu, rạch dọc túi bầu từ
dưới lên trên, bóc túi nhẹ nhàng, kiểm tra bộ rễ, trồng nhẹ nhàng tránh làm vỡ bầu
đất sao cho đáy bầu bằng với mặt đất tự nhiên; dùng tay nén chặt đất quanh bầu sau
đó vun đất cao hơn mặt bầu 3-5cm; dùng cọc cắm chéo cách bầu 10-15cm, buộc cố
định để tránh gió làm lay gốc, tưới nước giữ ẩm; khi trồng xong cắt ngọn (cây
chiết) để cây phát triển cành thứ cấp;
- Khu vực Ea súp: trồng nổi trên líp, mặt đáy bầu ngang mặt bằng trên líp;
- Các Nông trường: 719, 720, 726 trồng bằng mặt đất tự nhiên (mép trên túi
bầu cao hơn mặt đất tự nhiên 5 cm) vun bồn chống úng nước;
- Trồng dặm: Sau trồng mới, thường xuyên kiểm tra trồng dặm kịp thời
những cây bị chết, cây yếu; kết thúc trồng dặm vào 30/7. Khi trồng dặm như trồng
mới tại vị trí hố cũ. Cây giống trồng dặm phải chọn cây tốt đủ tiêu chuẩn.
8


Công ty Cổ phần Chứng nhận Globalcert
719

Nông trường

5. Chăm sóc sau khi trồng:
* Tưới nước
- Sau khi trồng thường xuyên tưới nước (ngày 1 lần-nếu trời nắng) đảm bảo
đất luôn có độ ẩm khoảng 70%, liên tục trong 10 ngày đầu; Sau đó tùy tình hình
thời tiết, ẩm độ đất (chủ yếu trong mùa khô), định kỳ 3-5 ngày tưới 1 lần;
- Tưới phún: Sau khi trồng mới xong tiến hành lắp đặt hệ thống tưới phún
cho vườn chanh (phần tưới nước có thiết kế, quy trình kỹ thuật riêng).

* Làm cỏ
- Làm cỏ hàng: Mỗi năm làm cỏ 3 lần; lần 3 kết hợp vun xới tủ gốc giữ ẩm
(đường kính nấm tủ rộng 1,2m, cao 15-20cm bằng cỏ rác, trên phủ lớp đất 3-5cm);
tuyệt đối không được va chạm gốc, thân cây chanh làm tổn thương vỏ dễ phát sinh
bệnh.
- Phát cỏ băng: Mỗi năm phát 2 lần chừa gốc 5-10cm;
* Cắt tỉa cành
Mục đích
- Tạo cho cây có bộ khung khỏe mạnh; giúp cây tiếp nhận ánh sáng đầy đủ.
Khống chế và duy trì chiều cao của cây trồng trong tầm kiểm soát; tăng diện tích lá
hữu hiệu cho quang hợp của bộ lá. cân đối giữa tán cây và bộ rễ, giúp cây sống lâu
hơn;
- Duy trì có khả năng cho trái ở mức cao nhất, lập những cành mang trái, trẻ,
dồi dào sinh lực và phân bố đều trên cây. Thay thế những cành già, loại bỏ cành sâu
bệnh, chết, cành vô hiệu... không có khả năng sản xuất bằng những cành non trẻ sẽ
mang trái cho những năm tiếp theo;
- Tạo tán cây con: Từ vị trí mắt ghép trở lên khoảng 50-60cm thì bấm bỏ
phần ngọn, mục đích để các mầm ngủ và cành bên phát triển (Thực hiện sau khi
cây ra tược non đầu tiên);
+ Chọn ba cành khỏe, thẳng mọc từ thân chính và phát triển theo ba hướng
tương đối đồng đều nhau làm cành cấp 1;
+ Sau khi cành cấp 1 phát triển dài khoảng 50-80cm thì cắt đọt để các mầm
ngủ trên cành cấp 1 phát triển hình thành cành cấp 2 và chỉ giữ lại 2-3 cành;
+Cành cấp 2 này cách cành cấp 2 khác khoảng 15-20cm và tạo với cành cấp
1 một góc 30-350. Sau đó cũng tiến hành cắt đọt cành cấp 2 như cách làm ở cành
cấp 1. Từ cành cấp 2 sẽ hình thành những cành cấp 3;
+ Cành cấp 3 không hạn chế về số lượng và chiều dài nhưng cần loại bỏ
những chỗ cành mọc quá dày hoặc quá yếu. Sau 1 năm cây sẽ có bộ tán cân đối,
thuận lợi trong chăm sóc, phòng ngừa sâu bệnh và thu hoạch.
- Cắt tỉa cành đối với cây trưởng thành: Công việc tỉa cành phải được tiến

hành hàng năm, sau khi thu hoạch cần phải loại bỏ những loại cành sau đây:
+ Cành đã mang trái (thường rất ngắn khoảng 10-15cm), cành bị sâu bệnh,
cành ốm yếu, cành nằm bên trong tán không có khả năng mang quả;
9


Công ty Cổ phần Chứng nhận Globalcert
719

Nông trường

+ Cành đan chéo nhau, những cành vượt trong thời cây đang mang quả nhằm
hạn chế việc cạnh tranh dinh dưỡng đối với quả. Những cành trên đọt cắt bỏ những
cành này, giúp cây thông thoáng hơn, cây nhận ánh sáng nhiều hơn;
+ Những cành tiếp xúc với mặt đất, vì những cành nay sẽ mang mầm bệnh từ
đất lên cây (ghẻ, xì mủ thân)
6. Bón phân:
Yêu cầu:
- Tăng cường sử dụng phân hữu cơ hoai mục.
- Tuyệt đối không bón các loại phân chuồng chưa ủ hoai, không dùng phân
tươi pha loãng nước để tưới.
- Hằng năm phải đánh giá nguy cơ ô nhiễm hoá học, sinh học và vật lý do
sử dụng phân bón và chất phụ gia, ghi chép và lưu trong hồ sơ. Nếu xác định có
nguy cơ ô nhiễm trong việc sử dụng phân bón hay chất phụ gia, cần áp dụng các
biện pháp nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm lên rau, quả
- Lựa chọn phân bón và các chất phụ gia nhằm giảm thiểu nguy cơ gây ô
nhiễm lên rau, quả. Chỉ sử dụng các loại phân bón có nguồn gốc rõ ràng, được Bộ
Nông nghiệp & PTNT cho phép sản xuất kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam.
- Nơi chứa phân bón hay khu vực để trang thiết bị phục vụ phối trộn và đóng
gói phân bón, chất phụ gia cần phải được xây dựng và bảo dưỡng để đảm bảo

giảm nguy cơ gây ô nhiễm vùng sản xuất và nguồn nước.
Cách bón:
- Phân hữu cơ (các loại phân hữu cơ vi sinh, phân gia súc, gia cầm ủ hoai):
Định kỳ hàng năm vào đầu vụ bón phân hữu cơ: Năm thứ 2: 20kg/gốc; năm
thứ 3-6: 30kg/gốc. Trường hợp năng suất đạt trên 30 tấn quả/ha tăng lượng phân
hữu cơ lên 40-50 kg/gốc/năm.
- Bón phân vô cơ: Chia làm 4 lần/năm
+ Lần 1: Trước ra hoa (150kg Đầu trâu 20-20-15 +100 kg Yara Nitrabor/ha)
= 500g/cây;
+ Lần 2: Sau khi đậu trái: 400kg Yara Winner +100 kg Yara Nitrabor/ha) =
1000g/cây;
+ Lần 3: Trái lớn: 400kg Yara Winner +100 kg Yara Nitrabor/ha) =
1000g/cây;
+ Lần 4: Sau thu hoạch: (100kg Đầu trâu 20-20-15 + 100kg Yara Winner +
50kg Yara Nitrabor) = 500g/cây;
10


Công ty Cổ phần Chứng nhận Globalcert
719

Nông trường

7. Tạo quả trái vụ:
Có thể cho ra quả trái vụ bằng cách xiết nước. Ngưng tưới nước, tưới phân,
hạn chế nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây khoảng 3 - 4 tuần, sau đó bón phân và
tưới nước trở lại, cây sẽ cảm ứng và cho hoa quả sớm hơn thường lệ.
8. Chống hiện tượng cách niên:
Cần bón phân đầy đủ để tránh cây bị kiệt sức, vào những năm được mùa cần
tăng thêm phân. Cần chủ động tỉa bớt quả, nhất là những cành phải nuôi nhiều quả;

cắt bỏ những cành bên trong tán; tăng lượng phân ở thời kỳ sau thu hoạch.
9. Sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ:
Yêu cầu:
Các biện pháp để phòng trừ sâu bệnh hại phải được thực hiện theo thứ tự ưu
tiên trước cho các giải pháp về biện pháp canh tác như: cày, phơi ải… rồi mới đến
các giải pháp về sinh học. Trong trường hợp các giải pháp trên không có hiệu quả
mới sử dụng đến thuốc bảo vệ thực vật nhưng phải nằm trong danh mục được cho
phép và đảm bảo thời gian cách ly.
9.1. Biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp
9.1.1. Biện pháp canh tác kỹ thuật:
- Luân canh cây trồng khác nhau. Đối với những loài sâu bệnh hại trên diện
rộng, có tính di chuyển lớn thì phải tiến hành luân canh đồng bộ trên diện tích lớn
thì mới mang lại hiệu quả.
- Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, cắt tỉa các lá già vàng úa tiêu
hủy, chọn giống tốt, sức đề kháng sâu bệnh tốt, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Bón
phân cân đối và hợp lý, tăng cường sử dụng phân hữu cơ sinh học, vi sinh. Chăm
sóc theo yêu cầu sinh lý của cây (tạo cây khỏe
- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng phát hiện và kịp thời có biện pháp quản
lý thích hợp đối với sâu, bệnh. Thực hiện ghi chép nhật ký đồng ruộng.
9.1.2. Biện pháp sinh học:
- Biện pháp này bao gồm nhiều biện pháp kỹ thuật nhằm khai thác, sử dụng
các loài ký sinh thiên địch hoặc các loài vi sinh vật đối kháng để khống chế, tiêu
diệt các loài sâu bệnh hại rau. Biện pháp này hạn chế đến mức thấp nhất việc sử
dụng thuốc hóa học và dùng các thuốc có phổ tác động hẹp không hại các loài ký
sinh thiên địch, để bảo vệ các loài ong ký sinh của ruồi đục lá, các loài thiên địch
bắt mồi như nhện, bọ đuôi kìm…
- Sử dụng các chất dẫn dụ côn trùng (pheromon) nhân tạo nói chung và các
hóc môn điều hòa sinh trưởng để phòng trừ các loại sâu hại.
11



Công ty Cổ phần Chứng nhận Globalcert
719

Nông trường

9.1.3. Biện pháp vật lý:
- Nhổ bỏ, gom và tiêu huỷ sớm các cây bị nhiễm bệnh.
9.1.4. Biện pháp hóa học:
- Sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng có trong danh mục
được phép sử dụng tại Việt Nam và mua đúng nơi quy định.
- Khi sử dụng thuốc phải cân nhắc kỹ theo nguyên tắc 4 đúng (đúng lúc,
đúng cách, đúng liều lượng, đúng thuốc), đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc, phun
khi bệnh chớm xuất hiện.
- Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi thật cần thiết và theo yêu cầu sau:
+ Chọn các thuốc có hàm lượng hoạt chất thấp (nhóm III, IV), ít độc hại với
thiên địch, các động vật khác và con người
+ Ưu tiên sử dụng các thuốc sinh học (thuốc vi sinh và thảo mộc).
- Bón vôi là biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao độ pH thích hợp để hạn chế
bệnh phát triển. Liều lượng vôi bón tuỳ thuộc vào độ pH hiện tại của đất.
9.2. Sâu bệnh hại chủ yếu trên cây chanh
9.2.1. Sâu hại
* Sâu vẽ bùa (Phyllosnistis citrella)
- Triệu chứng: Thường gây hại nặng trên các vườn ươm và vườn cây còn
tơ;
+ Khi bị xâm nhiễm nhẹ, lá vẫn có thể tiếp tục phát triển;
+ Khi bị xâm nhiễm nặng, lá thường cong queo, giảm kích thước giảm
khả năng quang hợp, chồi non ngừng tăng trưởng;
- Biện pháp phòng trị: Cắt tỉa vườn thông thoáng, làm bướm sâu không có
nơi trú ngụ. Phun thuốc phòng trừ sâu khi thấy đọt non vừa ra, phun 1-2 lần, lần

thứ 2 cách lần thứ nhất 5 ngày;
+ Sử dụng thuốc gốc: Imidacloprid (Confidor,...), gốc Cypermethrin
(Cymerin, Cyrin, suer,...) gốc Abamectin (NAS 9.9EC, Reasgant 3.6EC), gốc
Emamectin benzoate (Bisad 30EC, SWord 40EC,...),
* Bọ trĩ (bù lạch)
- Triệu chứng: Xuất hiện và gây hại ở giai đoạn ra bông- đậu quả non. Bông
bị tấn công nhiều sẽ bị khô rụng, làm giảm năng suất, nếu trái không rụng sẽ tạo ra
hiện tượng da cám khi trái lớn;
- Phòng trị: Phun nước lên cây có thể giảm một số bù lạch; phun thuốc khi
cây ra bông rộ, phun 2-3 lần từ lúc bông nở rộ đến khi đậu trái non;
12


Công ty Cổ phần Chứng nhận Globalcert
719

Nông trường

+ Sử dụng các loại thuốc đặc trị bù lạch như: Confidor, Regent, Admire,
Timono, Dragon, Apphe...
* Sâu đục thân trái
- Triệu chứng: Bướm đẻ trứng trên mặt vỏ trái vào ban đêm, sâu mới nở,
đục ngay vào vỏ trái, ăn vỏ trái, gây chảy nhựa. Sau đó sâu lớn dần, đục sâu
vào bên trong để ăn thịt trái, sâu lớn chui ra ngoài hóa nhộng trong đất và nở
ra bướm;
- Biện pháp phòng trị: Vệ sinh vườn, thu gom tất cả các trái bị sâu (trái
rụng và trái còn trên cây) đem tiêu hủy, tuyệt đối không bỏ trên mặt liếp;
+ Tỉa vườn thông thoáng, không còn nơi cư trú của bướm sâu, phun ngừa
định kỳ: Gốc Cypermethrin (Cymerin, cyrin super,..) Gốc Abamectin (NAS
9.9EC, Reasgant 3.6EC), gốc Emamectin benzoate (Bisad 30EC, SWord,....);

* Rầy chổng cánh (Diaphorina ctri Kuwayara)
- Triêu chứng: Xuất hiện và gây hại chủ yếu vào giai đoạn cây ra đọt
non, rầy chích hút (thành trùng và ấu trùng) làm cho chồi bị khô, rụng lá gây
hiện tượng khô cành, làm ảnh hưởng tới sự phát triển của cây và sự ra trái;
+ Sự gây hại quan trọng nhất của rầy chổng cánh hiện nay là truyền vi
khuẩn Liberobacter asiaticum gây bệnh Greening (bệnh vàng lá gân xanh);
- Phòng trị: Vào các đợt cây ra đọt non cần thăm vườn thường xuyên,
quan sát kỹ các đọt non, nếu thấy rầy hiện diện thì có thể phun các loại thuốc
trừ sâu như sau:
Phun các loại thuốc sau để tiêu diệt rầy: Admire 0 50EC, Confidor 100SL, Anphador
50 EC, Anvado 100WP, Dragon 585EC, Losimine 250EC, Apphe 40EC, Timono...
* Nhện
- Triệu chứng: Nhện tấn công mọi giai đoạn của trái, gây trái bị da lu; nhện
sống chủ yếu ở cuống trái, mặt dưới lá, nhện rất nhỏ, rất khó quan sát bằng mắt
thường. Gây hại nặng vào mùa khô, nhiệt độ cao, nhân mật số gây hại rất nhanh;
- Phòng trị: Tưới nước đầy đủ trong mùa nắng để làm tăng độ ẩm vườn, tỉa
cây thông thoáng, phun thuốc kỹ, đặc biệt là mặt dưới lá;
+ Vào mùa nắng, thường xuyên kiểm tra mặt dưới lá chanh (lá lụa) nếu phát
hiện thấy nhện thì tiến hành phun thuốc;
+ Có thể xử dụng các loại thuốc sau: alfamite, Koben, nissorum, Ortus...
+ Nếu vườn bị nhện gây hại nặng cần phun định kỳ.
9.2.2. Bệnh hại
13


Công ty Cổ phần Chứng nhận Globalcert
719

Nông trường


* Bệnh loét, ghẻ (Xanthomonas canpestris pv.citri): Đây là bệnh rất quan trọng và
khó phòng trị;
- Triệu chứng:
+ Trên lá: Vết bệnh ban đầu là một đốm nhỏ sũng nước, sau đó mở rộng
và dày lên có màu nâu với quầng màu vàng, bóng. Bệnh tấn công khi lá non mới
xuất hiện;
+ Trên quả: Vết bệnh giống trên lá nhưng quầng khó phát hiện; khi ra trái
non;
- Phòng trị: Không trồng cây có nhiễm bệnh; thường xuyên cắt tỉa cành,
tạo tán thông thoáng, vệ sinh vườn cây. Phun phòng bằng: Champion, Coc 85,
Kocide...khi cây ra đọt non và trái non; Trị bệnh: Không tưới kiểu bép (tránh lây
lan), trị bằng các thuốc: Champion 77WP, Vidoc 80BTN, Coc 85WP, Kocide
61,4DF,...
* Bệnh xì mủ chảy nhựa
- Tác nhân: Do hai nấm chính Phytophthora citrophthora và
Phytophthora parasitica
- Triệu chứng: Bệnh gây chảy nhựa thân ở bất kỳ vị trí nào trên cây, đặc biệt
là gần gốc, gây khô cành từ vị trí chảy nhựa đến đọt, nặng khô toàn cây. Bệnh nặng
trong mùa mưa, ẩm độ cao, nhất là đối với các vườn cây um tùm;
- Phòng trị: Tỉa cây thông thoáng, giảm ẩm độ vườn, đặc biệt là các cành
chạm đất. Vết bệnh mới (cành chưa khô), dùng dao cạo hết phần da xung quanh vết
bệnh, và quét vôi các loại thuốc đặc trị (Ridomyl, Aliete). Đối với cành đã khô phải
cắt bỏ sâu vào trong thân, và đem tiêu hủy tránh lây lan; phun ngừa bằng: Ridomyl
gold, Aliete, Coc 85, Mataxyl, Boocdo,...
* Bệnh nấm cổ bông
- Triệu chứng: Xuất hiện khi bông vừa nhú, bông chuyển màu xám, và héo
khô. Bệnh gây rụng bông, ảnh hưởng lớn đến năng suất chanh;
- Phòng trị: Phun ngừa khi cây ra bông bằng: Antracol, Topsin, Dithane,
Mataxyl,...phun 2 lần /đợt bông.
* Bệnh vàng lá thối rễ

- Tác nhân: Do nấm Fusarium solani
- Triệu chứng: Lá bị vàng và dễ bị thối, bệnh xuất hiện đầu tiên ở một cành
và một rễ tương ứng, sau đó sẽ phát triển ra toàn cây. Bệnh nặng nếu vườn bón ít
phân hữu cơ, và bị ngập nước; cần phân biệt bệnh này đối với triệu chứng thiếu
dinh dưỡng và bệnh greening;
14


Công ty Cổ phần Chứng nhận Globalcert
719

Nông trường

- Phòng trị: Bón phân hữu cơ đầy đủ, kết hợp với sử dụng Trichoderma;
không để vườn bị ngập úng quá lâu, dễ bị tổn thương rễ; loại bỏ các cành bệnh
ngay khi phát hiện để cây phục hồi.
* Bệnh greening (bệnh vàng lá, vàng bạch, vàng lá chè): Bệnh do virut; cây bị
bệnh thường lùn, nhỏ, tán lá không đều; lá nhỏ, biến vàng loang lổ hoặc phiến lá
vàng gân lá xanh. Bệnh xuất hiện ban đầu trên lá sau đó lan ra cành và toàn thân
cây. Cây bệnh thường quả nhỏ, tâm quả bị lệch, hạt thui;
- Phòng trị: Áp dụng biện pháp phòng trị rầy chổng cánh triệt để (trồng xen
ổi Đài Loan để hạn chế rầy chổng cánh hại chanh); bón phân đầy đủ cho cây;
dùng giống sạch bệnh; kịp thời nhổ bỏ, tiêu hủy các cây bị bệnh.
10. Tưới nước:
Yêu cầu:
- Sử dụng nguồn nước tưới không bị ô nhiễm hoặc phải qua xử lý.
- Dùng nước sạch để pha phân bón lá và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV).
- Nước tưới và nước dùng sản xuất rau ăn củ phải đạt yêu kỹ thuật quy định:
Đối với rau, quả phải qua chế biến theo QCVN 39 :2011/BTNMT, đối với ra ăn
sống theo QCVN 01:2009/BYT (phụ lục đính kèm)

- Hằng năm đánh giá nguy cơ ô nhiễm hoá chất và sinh học từ nguồn nước
sử dụng cho sản xuất và sơ chế, nguồn nước sơ chế phải lấy mẫu phân tích hàng năm
và lưu trong hồ sơ.
+ Kỹ thuật tưới: Mùa nắng nên tưới nước thường xuyên cho cây, nếu thiếu
nước sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây, đồng thời phải tạo rảnh thoát
nước kịp thời trong mùa mưa để tránh ngập úng
11. Thu hoạch, sơ chế, vận chuyển và bảo quản
11.1. Thu hoạch:
Yêu cầu:
- Phải thu hoạch sản phẩm đúng thời gian cách ly theo hướng dẫn sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật và phân bón.
- Sản phẩm sau thu hoạch không được để tiếp xúc trực tiếp với đất.
- Thu hoạch rau đúng độ chín, đúng theo yêu cầu của từng loại rau, loại bỏ lá
già héo, bị sâu bệnh và dị dạng.
- Thiết bị, dụng cụ, bao bì hoặc vật tư khác phục vụ thu hoạch và xử lý sau
thu hoạch an toàn với sản phẩm.
- Nguồn nước để rửa sản phẩm sau thu hoạch phải phù hợp với tiêu chuẩn
chất lượng nước sinh hoạt.
+ Khoảng 4 tháng sau khi hoa nở thì có thể thu hoạch được. Thu khi quả có
vỏ căng, bóng. Thu hái nhẹ nhàng, tránh rụng lá gãy cành. Thời gian thu hoạch phải
15


Công ty Cổ phần Chứng nhận Globalcert
719

Nông trường

có nắng khô ráo, không nên thu trái sau mưa hoặc có mù sương nhiều vì trái dễ bị
ẩm thối.

11.2. Sơ chế :
Yêu cầu:
- Nhà sơ chế gồm: khu vực tiếp nhận sản phẩm; khu vực sơ chế; khu vực bảo
quản; khu cung cấp nước; khu vệ sinh và khu chứa phế thải, thiết kế phải đảm bảo
nguyên tắc một chiều, để hạn chế đến mức tối đa nguy cơ gây ô nhiễm…
- Thiết bị, thùng chứa hay vật tư tiếp xúc trực tiếp với rau, quả phải được làm
từ các nguyên liệu không gây ô nhiễm lên sản phẩm.
- Các bóng đèn chiếu sáng trong khu vực sơ chế, đóng gói phải có lớp chống
vỡ. Trong trường hợp bóng đèn bị vỡ và rơi xuống sản phẩm phải loại bỏ sản phẩm
và làm sạch khu vực đó.
- Nhà xưởng phải được vệ sinh bằng các loại hóa chất thích hợp theo qui định
không gây ô nhiễm lên sản phẩm và môi trường.
- Phải đặt đúng chỗ bả và bẫy để phòng trừ dịch hại, đảm bảo không làm ô
nhiễm rau, quả, thùng chứa, vật liệu đóng gói. Ghi chú rõ ràng vị trí đặt bả bẫy.
- Khu vực sơ chế, đóng gói, bảo quản sản phẩm phải tách biệt với kho chứa
xăng, dầu, mỡ, máy móc nông nghiệp; có hệ thống thoát nước.
- Có biện pháp ngăn chặn sự xâm nhập của các loại như: chuột, ruồi, chó,
mèo, gà… vào trong khu vực sản xuất.
- Chỉ sử dụng chế phẩm, hóa chất, màng sáp nằm trong danh mục được phép
sử dụng để xử lý sản phẩm sau thu hoạch theo đúng quy định.
- Cần có nhà vệ sinh cá nhân và trang thiết bị cần thiết để đảm bảo vệ sinh
cho người lao động thu hoạch, sơ chế sản phẩm. Có quy định vệ sinh cá nhân.
- Nguồn nước để rửa sản phẩm sau thu hoạch, phù hợp với quy định.
- Sau khi thu hoạch, sản phẩm sẽ được sơ chế: Loại bỏ trái có biểu hiện sâu
bệnh, dị dạng…, phân loại, làm sạch, đóng gói theo yêu cầu của khách hàng.
11.3. Vận chuyển
Yêu cầu:
- Phương tiện vận chuyển đảm bảo sạch sẽ, đảm bảo an toàn cho sản phẩm,
không vận chuyển chung với hàng hóa có nguy cơ gây ô nhiễm.
11.4. Bảo quản

Sau khi thu hoạch để chanh ở khu vực thoáng mát, cách mặt sàn 10-15cm,
không nên tồn trữ quá 15 ngày sẽ giảm giá trị thương phẩm.
11.5. Quản lý chất thải
Yêu cầu:
16


Công ty Cổ phần Chứng nhận Globalcert
719

Nông trường

Phải có biện pháp quản lý và xử lý chất thải, nước thải phát sinh từ hoạt động
sản xuất, sơ chế và bảo quản sản phẩm
11.5.1. Khu vực sản xuất tại đồng ruộng
- Có bể hoặc dụng cụ chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật. Bể hoặc dụng cụ
chứa phải có đáy, mái che, đảm bảo không cho thuốc bảo vệ thực vật còn tồn dư
phát tán ra bên ngoài.
- Vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật được thu gom thường xuyên, xử lý, tiêu
hủy theo quy định Nhà nước.
- Các chất thải khác trong quá trình sản xuất phải được thu gom, đưa ra khỏi
khu vực sản xuất hoặc xử lý thường xuyên, giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm ở khu vực
sản xuất, nguồn nước và sản phẩm.
11.5.2. Khu vực sơ chế
- Có dụng cụ thu gom, chứa chất thải, rác thải đảm bảo bền, kín, có nắp đậy.
- Có hệ thống thoát nước thải đảm bảo vệ sinh và bảo vệ môi trường.

17



Công ty Cổ phần Chứng nhận Globalcert
719

Nông trường

CHUYÊN ĐỀ 3: HƯỚNG DẪN GHI CHÉP NHẬT KÝ SẢN XUẤT VÀ
TRUY XUẤT NGUỒN GỐC SẢN PHẨM THEO 15 BIỂU MẪU

Đơn vi:……….
-----------------------------

HỒ SƠ
SẢN XUẤT RAU, QUẢ TƯƠI AN TOÀN ĐẠT VIETGAP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 379/QĐ-BNN-KHCN ngày 28 tháng 01 năm
2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Tên tổ chức/cá nhân:

Vụ sản xuất:

Năm:

18


Công ty Cổ phần Chứng nhận Globalcert
719

Nông trường


Phần thứ nhất
THÔNG TIN CHUNG
1. Họ và tên tổ chức/cá nhân sản xuất:
2. Địa chỉ: Thôn/Ấp

Mã số VietGAP
Xã:

Huyện
Tỉnh
3. Diện tích canh tác:
4. Giống rau, quả:
5. Gốc ghép:
6. Mật độ trồng:
7. Tháng và năm trồng:
(Kèm bản đồ lô/ thửa sản xuất)
CÁC BIỂU MẪU GHI CHÉP
Mẫu 1: Đánh giá điều kiện sản xuất.
Ngày, tháng, năm đánh giá:
Điều kiện

Tác nhân gây ô Đánh giá hiện tại
nhiễm
Đạt
Không
đạt

Đất

Kim loại nặng

Thuốc BVTV
Nitrat
Vi sinh vật

Nước tưới

Kim loại nặng
Thuốc BVTV
Nitrat
19

Biện pháp xử lý đã áp
dụng


Công ty Cổ phần Chứng nhận Globalcert
719

Nông trường

Vi sinh vật
Nước rửa Kim loại nặng
sản phẩm
Thuốc BVTV
Nitrat
Vi sinh vật
Phân


hữu Kim loại nặng

Thuốc BVTV
Nitrat
Vi sinh vật
Mẫu 2: Sử dụng hóa chất, chất phụ gia xử lý ô nhiễm đất

Ngày.
tháng,
năm

Tên hóa chất, phụ Số lượng Cách
gia sử dụng


(1)

(2)

(3)

xử Diện tích Thời tiết khi
(m2)
sử dụng

(4)

(5)

(6)

Ghi chú: - Cách xử lý: Bón hay tưới vào đất

Mẫu 3: Giống và gốc ghép
Tên
Ngày Nơi Ngày Chất Đã
Tên hóa Lý do Người
giống/gốc SX
SX mua lượng kiểm chất xử xử lý xử lý
ghép
định lý
hóa
chưa?
chất


tên

(1)

(10)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

20


(7)

(8)

(9)


Công ty Cổ phần Chứng nhận Globalcert
719

Nông trường

Mẫu 4: Mua phân bón/ chất kích thích sinh trưởng
Ngày, tháng, Tên phân bón/chất kích Số lượng Đơn
giá Tên người, cửa
năm
thích sinh trưởng
(đồng/kg,
hàng/đại lý bán
(Kg/lít,
lít)
và địa chỉ
…)
(1)

(2)

(3)


(4)

(5)

Mẫu 5: sử dụng phân bón/ chất kích thích sinh trưởng
Ngày, Loại
tháng, cây
năm
trồng

Lô,
thửa

Diện
tích
(m2)

Loại
phân Công
bón/chất kích thức sử
thích
sinh dụng
trưởng sử dụng

Số
lượng
(Kg,
lít, …)

Cách bón


(1)

(3)

(4)

(5)

(7)

(8)

(2)

(6)

Ghi chú: - Công thức sử dụng: tỷ lệ các loại phân bón (N:P:K-1:1:1)
- Cách bón: Bón lót, bón thúc
Mẫu 6: Mua thuốc BVTV
Ngày,
tháng,
năm

Tên thuốc

Cơ sở sản xuất Số lượng Đơn
giá Tên người, cửa
(Kg/lít,
(đồng/kg,lít, hàng/đại lý bán

…)
…)
và địa chỉ
21


Công ty Cổ phần Chứng nhận Globalcert
719

(1)

(2)

(3)

Nông trường

(4)

(5)

(6)

Mẫu 7: Sử dụng thuốc BVTV
Ngà
y,
thán
g,
năm


Loại
cây
trồng

Diệ Tên
n
dịch
tích hại
(m2)

Tên
Liều
thuốc lượng
thuốc
(mg,ml/Lít
)

Lượng sử
dụng
(mg,ml/m2
)

Loại
Tên
máy/dụn người
g
cụ phun
phun

(1)


(2)

(3)

(5)

(7)

(8)

(4)

(6)

(9)

Ghi chú: - Liều lượng thuốc; số gam/ml thuốc pha trong 1 lít nước
- Lượng thuốc sử dụng: số gam/ml thuốc đã sử dụng
Mẫu 8: Bao bì chứa đựng và thuốc BVTV dư thừa sau khi sử dụng
Ngày,
năm
(1)

tháng, Loại bao bì, thùng chứa, Nơi tồn trữ/loại Cách xử lý
thuốc dư thừa
bỏ
(2)

(3)


(4)

Mẫu 9: Thu hoạch sản phẩm
Ngày,
năm

tháng, Giống cây trồng

Vị
thửa
22

trí/lô, Diện
(m2)

tích Sản lượng (kg)


Công ty Cổ phần Chứng nhận Globalcert
719

(1)

(2)

Nông trường

(3)


(4)

(5)

Mẫu 10: Xử lý sau thu hoạch (nhiệt, hóa chất, màng bao …)
Ngày, tháng, năm

Tên sản phẩm

Phương pháp xử lý

(1)

(2)

(3)

Mẫu số 11: Phân loại sản phẩm (nếu có)
Ngày
(1)

Tên sản
phẩm (2)

Phân loại (3)

Loại
(Kg)

A/I Loại

(Kg)

B/II Loại
(Kg)

C/III Loại
(Kg)

khác

Mẫu 12: Tiêu thụ sản phẩm
Ngày,
tháng,

Tên sản Phân theo loại (3)
phẩm
A/I
B/II
C/III
(Kg)

(Kg)

(Kg)

Người mua,
Khác

địa chỉ


(Kg)

Mẫu 13: Tập huấn cho người lao động
Ngày, tháng, năm tập huấn:
Nội dung tập huấn
23

Sản
lượng


Công ty Cổ phần Chứng nhận Globalcert
719

Nông trường

Đơn vị tổ chức:
STT Tên người được tập Đơn vị
huấn

STT Tên người được tập Đơn vị
huấn

(1)

(1)

(2)

(3)


(2)

(3)

Mẫu 14: Phiếu tiếp nhận xử lý khiếu nại, phàn nàn
TỔ CHỨC YÊU CẦU:
(i)

Khiếu nại

Địa chỉ :

Kiến nghị

Số :

Người nhận thông tin :

Ngày:

Đại diện Tổ chức yêu cầu:
NỘI DUNG:

KÝ XÁC NHẬN :
(Người nhận thông tin)
HÀNH ĐỘNG XỬ LÝ TIẾP THEO:

XÁC NHẬN KẾT QUẢ/ NHẬN XÉT:
KÝ XÁC NHẬN :


Ngày:
HỢP TÁC XÃ
……. X, Y, Z

(Giám đốc/người được ủy quyền)

*****

Mẫu số 15: Sổ theo dõi tiếp nhận và giải quyết phàn nàn, khiếu nại

SỔ THEO DÕI

TIẾP NHẬN VÀ GIẢI QUYẾT
PHÀN NÀN, KHIẾU NẠI
24
NĂM 2012


Công ty Cổ phần Chứng nhận Globalcert
719

STT

Thời
gian
tiếp
nhận

Người Người Nội

khiếu tiếp
dung
nại
nhận khiếu
nại

Nông trường

Cách
xử lý

25

Thời
hạn
xử lý

Người Ký
xử lý tên

Ghi
chú


×