Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Nâng cao chất lượng thiết kế và tổ chức sinh hoạt chuyên đề ở trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.43 KB, 16 trang )

I. PHẦN MỞ ĐẦU:
I.1. Lý do chọn đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, giáo dục và đào tạo cũng như tất cả các lĩnh
vực khác của đời sống xã hội đang đứng trước những cơ hội cùng những thách
thức rất lớn, đòi hỏi phải có sự đổi mới đồng bộ để đáp ứng yêu cầu của sự
phát triển.
Với giáo dục và đào tạo, việc đổi mới phương pháp dạy học được đặt ra
như một yêu cầu cấp thiết, trở thành nhiệm vụ của mỗi giáo viên. Đổi mới
phương pháp dạy học, dạy học lấy học sinh làm trung tâm, dạy phân hóa đối
tượng HS, ...là những “thuật ngữ” được nhắc đến nhiều nhất trong các diễn
đàn của ngành giáo dục và đào tạo, trong các đợt tập huấn chuyên môn dành
cho giáo viên, cán bộ quản lý trong những năm gần đây. Có thể nhận thấy
những hiệu ứng tích cực của việc đổi mới và áp dụng những kỹ thuật mới
trong dạy học; nhiều giáo viên hào hứng với sự đổi mới này, có sự chuyển
biến khá rõ nét, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trong nhà
trường. Song cũng vẫn có nhiều giáo viên đang còn lúng túng trong triển khai
thực hiện. Các trường học, các tổ khối chuyên môn đã tìm cách tháo gỡ những
vướng mắc thông qua nhiều hoạt động khác nhau như dự giờ thăm lớp, rút
kinh nghiệm giờ dạy, tổ chức sinh hoạt chuyên môn định kỳ. Tuy nhiên, dù đã
đặt ra yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, nhưng việc tổ chức sinh hoạt
chuyên môn hay dự giờ thao giảng của các trường vẫn còn đi theo nếp cũ. Vì
vậy, yêu cầu đổi mới đồng bộ chưa thực hiện được. Đó là nguyên nhân của
tình trạng chất lượng giáo dục của nhà trường chậm được cải thiện.
Là một chuyên viên phụ trách chuyên môn giáo dục tiểu học của huyện,
tôi luôn trăn trở : Làm thế nào để thực hiện thành công đổi mới phương pháp
dạy học, dạy học lấy học sinh làm trung tâm, dạy học phân hóa đối tượng học
sinh? làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học trong giai đoạn hiện nay?
Chính những trăn trở như trên cộng với ý tưởng đã được trải nghiệm và thực
tiễn kiểm chứng của bản thân, tôi xin trình bày đề tài: Nâng cao chất lượng
thiết kế và tổ chức sinh hoạt chuyên đề ở trường tiểu học.
1




Xin được trân trọng giới thiệu cùng các bạn.
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
a. Mục tiêu:
- Nâng cao năng lực chỉ đạo, quản lí chuyên môn; nâng cao chất lượng
tổ chức sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề cho đội ngũ cán bộ quản
lí, giáo viên tiểu học toàn huyện.
- Nâng cao năng lực sư phạm của giáo viên và cán bộ quản lý trường
tiểu học thông qua việc tối ưu hóa phương pháp – kỹ thuật dạy học, từ đó góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh.
b. Nhiệm vụ:
- Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tổ chức sinh hoạt chuyên
môn, chuyên đề trong nhà trường tiểu học;
- Đánh giá thực trạng việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề tại
các trường tiểu học trên địa bàn huyện Ea H’Leo trong thời gian qua (3 năm
học gần đây nhất)
- Đề xuất giải pháp, biện pháp để nâng cao chất lượng xây dựng chuyên
đề, tổ chức sinh hoạt chuyên môn ở các trường tiểu học.
I.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Nội dung chương trình sách giáo khoa.
- CBQL, GV ở các trường tiểu học.
- HS tiểu học.
I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
- CBQL, GV, Học sinh lớp 3 tại 33 trường tiểu học. Chọn 02 trường
tiểu học thực hiện chương trình SEQAP và chương trình đại trà (Tiểu học Chư
K Tây có 77.9% HSDT, Tiểu học Lý Tự Trọng có 6% HSDT) để theo dõi
thống kê chất lượng HS, Đội ngũ GV, Hồ sơ CBQL.
- Nội dung, chương trình SGK toán 3, toán 4.
I.5. Phương pháp nghiên cứu.

2


- Quan sát;
- Khảo sát, điều tra
- Thông kê;
- Phân tích; Tổng hợp
- Thực hành
II. PHẦN NỘI DUNG
II.1. Cơ sở lý luận
Như chúng ta đã biết Đổi mới phương pháp - kĩ thuật dạy học ở tiểu học
được thể hiện chủ yếu trong Thiết kế và tổ chức học sinh hoạt động học tập
tích cực. Đây là công đoạn quan trọng nhất đòi hỏi người giáo viên phải lao
động tích cực cho từng bài học, tiết học hàng ngày, hàng giờ trên lớp. Bởi lẽ
chính thực tiễn hàng ngày, hàng giờ với bài học, lớp học và học sinh thân yêu
là môi trường rèn giũa và nâng cao tay nghề của nhà giáo, đồng thời là môi
trường sáng tạo liên tục, phát triển năng lực sư phạm của họ. Có được kiến
thức khoa học, phương pháp cùng với các kỹ năng sư phạm thường xuyên
được rèn luyện hằng ngày, hơn thế nữa là sự rèn luyện với ý thức vươn tới tính
chuyên nghiệp trong môi trường sư phạm. Đó là sự đảm bảo bền vững, an toàn
nhất trong bất cứ sự vận động hoặc thay đổi (hình thức) nào của chương trình
và sách giáo khoa.
Để có được kiến thức cũng như kĩ năng và phương pháp dạy học trên
đòi hỏi người giáo viên phải thường xuyên tự làm mới mình thông qua hình
thức tổ chức dạy học, thông qua việc lựa chọn và xác định kiến thức kĩ năng
cho từng đối tượng học sinh. Đối với cán bộ quản lý cần tích cực kiểm tra tư
vấn, tổ chức các chuyên đề có tính phát triển năng lực cá nhân của giáo viên
làm thế nào sau mỗi chuyên đề mà tổ khối hay nhà trường tổ chức từ mỗi cá
nhân giáo viên phải tự xây dựng được hệ thống bài học, bài tập phù hợp với
học sinh lớp mình mà không cần sự rập khuôn, khuôn sáo, bắt chước lẫn nhau

và cùng nhau đối phó.
3


Không chỉ dừng lại ở các chuyên đề trên giấy, mà trong từng bài dạy
người dự giờ cần phải chỉ ra được sau từng hoạt động mà giáo viên tổ chức
còn có bao nhiêu học sinh không hiểu bài, không vận dụng được vào giải toán
và bao nhiêu học sinh tiếp thu nhanh vận dụng tốt vào giải toán để từ đó tìm
hiểu nguyên nhân cách khắc phục cho các giờ tiếp theo (tiết luyện tập, tiết
tăng cường...). Đây chính là then chốt, cái cốt lõi để góp phần cải thiện chất
lượng dạy và học trong giai đoạn hiện nay.
Các tài liệu, văn bản hướng dẫn giúp tôi lấy làm cơ sở, định hướng cho
đề tài này là:
+ Đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học (Nhà xuất bản Giáo dục
năm 2006).
+ Dạy học lấy học sinh làm trung tâm (Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
Hà Nội năm 2008)
+ Một số vấn đề đổi mới quản lý giáo dục tiểu học vì sự phát triển bền
vững (Nhà xuất bản Giáo dục năm 2006)
+ Đổi mới nội dung sinh hoạt chuyên môn ở trường tiểu học. (Công văn
số 314/BGDĐT-SEQAP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Ban quản lý Chương
trình SEQAP)
+ Dạy học theo Mô hình trường học Mới VNEN.
II.2.Thực trạng
a. Thuận lợi- khó khăn:
+ Thuận lợi: Giáo viên, cán bộ quản lý phần lớn được đào tạo chuẩn và
trên chuẩn, nhiệt tình. Hơn 2/3 các trường tiểu học hiện nay đều thực hiện mô
hình 2 buổi trên ngày và trên 5 buổi tuần nên rất thuận lợi trong việc tổ chức
chuyên đề cũng như hệ thống các bài tập củng cố kiến thức kĩ năng được đưa
vào trong các tiết tăng cường nhằm đáp ứng nhu cầu cho từng đối tượng học

sinh.
+ Khó khăn: Còn 4 trường tiểu học đang thực hiện 5 buổi/ tuần, ở các
trường thực hiện 2 buổi/ngày còn 50% số lớp thực hiện 5 buổi/tuần hoặc trên

4


5 buổi/ tuần nên việc áp dụng đổi mới sinh hoạt chuyên đề, đổi mới cách dự,
cũng như việc dạy học phân hóa, tính đồng bộ không cao.
b. Thành công- hạn chế, mặt mạnh - mặt yếu:
- Thành công và mặt mạnh:
+ Trong nhiệm vụ năm học PGD&ĐT đã xây dựng kế hoạch thực hiện
chuyên đề bồi dưỡng cấp huyện.
+ Hầu hết tất cả các trường tiểu học khi xây dựng kế hoạch năm học đều
xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề ở các khối lớp trong một năm học.
+ Các khối lớp đều thực hiện chuyên đề theo định kỳ xuyên suốt trong
măn học, có trao đổi, rút kinh nghiệm sau chuyên đề.
Bên cạnh những thành công đó khi thực hiện việc đổi mới chuyên đề
vẫn còn một số hạn chế sau:
- Hạn chế và mặt yếu:
+ Khái niệm viết chuyên đề đối với giáo viên, tổ khối, BGH tại các
trường tiểu học đang còn rất xa lạ. (Quen với dạy chuyên đề, dự chuyên đề…)
dẫn đến việc lựa chọn nội dung để viết chuyên đề của GV gặp nhiều khó khăn.
+ Tư duy sinh hoạt chuyên môn của GV trước đây chỉ thuần túy dạy
một tiết hoặc đưa ra một ý tưởng cùng nhau thảo luận đã trở thành một lối
mòn khó thay đổi.
+ GV dạy chuyên đề còn mang tính biểu diễn, chưa tập trung nhiều vào
đối tượng HS trung bình, yếu dẫn đến hiệu quả của tiết dạy phân hóa đối
tượng HS không cao.
+ Trong sinh hoạt chuyên đề đặc biệt là sau dự giờ cán bộ quản lý, giáo

viên còn sa vào góp ý cách dạy của giáo viên, cách truyền đạt của GV, chưa
thật sự để ý đến hoạt động học của HS chưa phân tích được vì sao có nhiều
HS ngừng học, không học để tìm giải pháp khắc phục, rút kinh nghiệm…
+ Việc đánh giá và kiểm tra việc thực hiện sau chuyên đề ở các trường
tiểu học còn bỏ ngõ. Do đó để rút kinh nghiệm cho một chuyên đề để tiếp tục
áp dụng cho năm sau còn hạn chế.
c. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động:
5


- Khả năng hệ thống nội dung, chương trình của một môn học trong
từng chương, học kì, lớp học của giáo viên còn nhiều hạn chế. Dẫn đến việc
lựa chọn nội dung cho một chuyên đề ở cơ sở rất khó khăn.
- Cách tổ chức một chuyên đề ngay ở cấp trường, cấp tổ còn sơ sài,
hiệu quả không cao còn mang tính đối phó, xem nhẹ, chưa có kiểm tra đánh
giá, rút kinh nghiệm sau một thời gian áp dụng chuyên đề.
- Trong dạy học giáo viên có thực hiện đổi mới phương pháp (dạy
nhóm, thảo luận, bảng nhóm, phiếu…) nhưng đang dừng lại ở mức trình diễn,
đối phó với việc đổi mới phương pháp dạy học.
d) Phân tích, đánh giá thực trạng:
d1) Khả năng hệ thống nội dung, chương trình của một môn học
trong từng chương, học kì, lớp học của giáo viên còn nhiều hạn chế thể
hiện:
+ Đa số giáo viên chỉ dạy theo sách giáo khoa và hướng dẫn của sách
giáo viên, dạy theo phân phối chương trình, chuẩn kiến thức kĩ năng. Không
sử dụng kiến thức nền (kiến thức có liên quan, kế thừa cho nội dung bài sau).
+ Ban giám hiệu khi kiểm tra hồ sơ, dự giờ giáo viên còn tập trung vào
hoạt động dạy (Lời nói, cử chỉ, chuyển ý..) mà không tập trung nhận xét việc
vận dụng các kiến thức đã học vào bài mới, cách tổ chức các hoạt động cho
HS, học sinh tham gia vào các hoạt động này như thế nào? Hiệu quả thực chất

của giờ dạy.
d2) Cách tổ chức thực hiện một chuyên đề ngay ở cấp trường, cấp tổ
còn sơ sài, hiệu quả không cao còn mang tính đối phó, xem nhẹ, chưa có
kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm sau một thời gian áp dụng chuyên đề.
Cụ thể:
- Cách tổ chức thực hiện một chuyên đề ở khối, ở trường:
+ Đối với nhà trường: Hầu hết nhà trường khoán trắng cho khối thực
hiện chuyên đề thông qua việc giao chỉ tiêu thực hiện qua kế hoạch năm học
xây dựng ngay từ đầu năm.

6


+ Đối với khối, tổ chuyên môn, Giáo viên: Thực hiện chuyên đề theo kế
hoạch nhà trường thông qua một tiết dạy được khối hoặc cá nhân giáo viên
xây dựng. Sau tiết chuyên đề đó việc thảo luận hầu hết tập trung vào hoạt
động dạy mà chưa chú trọng đến kiến thức, cũng như chất lượng học tập của
HS.
+ Đối với khối tổ chuyên môn, BGH nhà trường: Chỉ lưu hồ sơ tổ chức
chuyên đề nhà trường trong hồ sơ không có biên bản thảo luận hoạt động học
của học sinh, không có chỉ đạo chuyên môn sau tập huấn của khối cũng như
của BGH nhà trường, không có kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm sau chuyên
đề.
- Cách dự giờ và thảo luận sau dự giờ của tiết chuyên đề hiện nay tại
các trường tiểu học:
+ Tập trung vào việc dạy của GV;
+ Quan tâm tới những HS nổi bật;
+ Đưa ra cách dạy chủ quan, thiếu căn cứ;
+ Đánh giá;
+ Chê hoặc khen quá mức;

Tóm lại:
Hầu hết các chuyên đề đều có thực hiện theo đúng tiến độ của nhà
trường nhưng thực hiện xong thì bỏ ngõ với những lý do sau:
Nội dung chuyên đề:
+ Không có tác dụng cho việc áp dụng vào các tiết học khác.
+ Không phân hóa đối tượng HS, phân hóa lớp học, khối học do đó giáo
viên không tư duy, không áp dụng vào được cho lớp học của mình.
+ Nằm trong phạm vi hẹp: Chỉ phục vụ cho tiết chuyên đề đó nên Khối
không cần phải đánh giá lại việc áp dụng chuyên đề và cũng không cần rút
kinh nghiệm.
Hình thức tổ chức chuyên đề: Thực hiện theo kế hoạch không theo nhu
cầu học sinh trong thời điểm đó nên không thu hút đội ngũ giáo viên, các khối
thực hiện đơn lẻ thiếu tính hệ thống.
7


d3) Cách dạy chuyên đề của giáo viên còn nhiều hạn chế:
+ Ra câu hỏi hoặc giao việc xong, nóng vội gọi HS trả lời ngay;
+ Giáo viên nghiêng hẳn về HS khá giỏi, làm việc với vài học sinh mà
mình “ưa thích” khi trả lời câu hỏi hoặc làm bài ở bảng lớp… và vỗ tay khen
ngợi!;
+ GV thường sợ sức ép thời gian, còn e ngại người dự giờ, kiểm tra,
đánh giá nên thiếu tự tin chủ động điều khiển bài dạy….
+ Khả năng tương tác giữa GV-HS; HS-HS; Nhóm – Nhóm, HS – Tài
liệu học tập chưa được quan tâm.
+ Việc quan tâm đến đối tượng HS yếu, HS dân tộc thiểu số, phát huy
vai trò HS giỏi trong tiết dạy chưa cao.
Từ những thực trạng trên để hoạt động dạy và học trong nhà trường đi
vào chiều sâu nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy cũng như chất lượng học tập
của học sinh, tôi đã tham mưu với lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo Ea

H’leo xây dựng các giải pháp và biện pháp thực hiện Đổi mới nội dung sinh
hoạt chuyên môn trong đó tập trung vào việc viết chuyên đề và tổ chức thực
hiện chuyên đề tại cơ sở là vấn đề then chốt trong giai đoạn hiện nay.
II.3. Giải pháp, biện pháp:
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
- Các giải pháp, biện pháp đưa ra phải thiết thực, phù hợp với nhu cầu
thực tiễn giúp giáo viên, khối trưởng, BGH nắm được và thực hiện được.
- Nội dung của bài viết mẫu chuyên đề thực sự dễ hiểu, giáo viên nào
cũng áp dụng được trên lớp học của mình.
- Giúp GV, CBQL cùng nhau hợp tác, học hỏi từ thực tế việc học của
HS để nâng cao năng lực chuyên môn.
- Giúp GV tìm ra biện pháp phù hợp để giúp cho tất cả các em học sinh
tham gia vào học tập tích cực.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp để khắc
phục thực trạng nêu trên:

8


- Phòng Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn
ngay từ đầu năm trong đó có nội dung Đổi mới nội dung sinh hoạt chuyên đề
trong đó tập trung tổ chức viết chuyên đề và thực hiện chuyên đề tại cơ sở.
- Bộ phận chuyên môn chuẩn bị viết mẫu một chuyên đề theo hướng
tích cực hóa hoạt động tư duy của GV đối với lớp mình phụ trách. Xây dựng
quy trình tập huấn cũng như việc định hướng hồ sơ và cách tập huấn tại cơ sở.
(Đính kèm chuyên đề mẫu)
- Tổ chức tập huấn cấp huyện nội dung đã chuẩn bị. Đối tượng tham gia
tập huấn là: Lãnh đạo nhà trường + 5 khối trưởng.
- Chỉ đạo chuyên môn sau tập huấn. Chú trọng cách dự giờ, cách dạy
học theo phân hóa trong tiết chuyên đề và việc áp dụng chuyên đề tại cơ sở.

Trên cơ sở chuyên đề đã được tập huấn tiếp tục chỉ đạo các trường mở rộng ra
nhiều chuyên đề ở các khối lớp khác. Từ chuyên đề đã được trải nghiệm trên
lớp, PGD&ĐT khuyến khích giáo viên viết những sáng kiến kinh nghiệm
mang tính thực tiễn phục vụ trực tiếp vào giảng dạy.
- Kiểm tra việc áp dụng chuyên đề tại cơ sở sau một thời gian thực hiện
để đánh giá, rút kinh nghiệm nhân rộng điển hình ra các trường khác trên địa
bàn.
c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp:
- Việc tổ chức một chuyên đề cần bảo đảm quy trình: Lựa chọn tên
chuyên đề; Nghiên cứu phân tích nội dung chuyên đề; thảo luận thống nhất
thành kết luận sư phạm, kinh nghiệm dạy học.
- Chú trọng việc xây dựng mẫu: Viết và tổ chức một chuyên đề cấp
huyện để định hướng các trường thực hiện nhằm phá bỏ lối mòn thực hiện một
chuyên đề tại cơ sở mà thực trạng đã nêu. Một chuyên đề được chọn có thể có
phạm vi trong một bài học (gồm một tiết hoặc nhiều tiết học) hoặc theo một
vấn đề xuyên suốt nhiều bài học, tiết học.
Lựa chọn chuyên đề, xác định phạm vi vấn đề cần giải quyết sao cho
hiệu quả là việc quan trọng cần được quan tâm trước hết, sao cho đề tài được
lựa chọn ngay từ đầu đã gợi cho chủ thể sự cần thiết, hấp dẫn, tạo động lực
khám phá.
9


d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:
PGD&ĐT

XD KẾ HOẠCH
BD

VIẾT CĐ MẪU


TH CB-GV CỐT
CÁN

KIỂM TRA ĐG
RÚT KINH
NGHIỆM

NHÀ TRƯỜNG

TRIỂN KHAI
ĐẾN GIÁO VIÊN

GV, TỔ BỘ MÔN
XD CHUYÊN ĐỀ

THỰC HIỆN

KIỂM TRA , ĐỐI
CHIẾU, ĐÁNH GIÁ
RÚT
KINHNGHIỆM

Đổi mới thiết kế
Chuyên đề:

và tổ chức/ Tích
cực hóa hoạt động

SHCĐ


GV&CBQL

Chất lượng DH-GD

học tập của học
sinh
Tích lũy SKKN

e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:
Sau khi tiến hành tổ chức tập huấn cấp huyện chuyên đề trên, bản thân
tôi nhận thấy gặt hái được một số kết quả sau:
- Tất cả các CBQL, GV tham gia xây dựng chuyên đề một cách tích
cực, không còn thụ động lắng nghe triển khai, ghi chép lại. Cụ thể: CBQL, GV
tham gia tập huấn đã hoàn thành các phiếu mà báo cáo viên chuẩn bị về lựa
chọn kiến thức liên quan, lựa chọn nội dung bài tập, phương pháp phù hợp với
từng đơn vị cho từng đối tượng HS.
- CBQL, GV tham gia tập huấn đã nắm được quy trình viết cũng như tổ
chức một chuyên đề dựa trên chuyên đề đã được tập huấn.
10


- CBQL, GV tham gia tập huấn đã nhận thấy rằng: với cách dự giờ các
tiết sinh hoạt chuyên đề theo hướng tập trung vào hoạt động học của HS,
thông qua cách tổ chức của GV sẽ đem lại hiệu quả cao hơn so với cách dự
giờ truyền thống trước đây.
- Tất cả giáo viên tham gia chuyên đề đều phải tư duy và tự xây dựng
cho lớp học của mình phụ trách một hệ thống kiến thức phù hợp với HS của
mình. Đồng thời nhanh chóng làm quen được cách viết chuyên đề theo hướng
chuyên sâu một mảng kiến thức hoặc một đơn vị bài học; Từ đó GV có thể

viết được sáng kiến kinh nghiệm phục vụ cho tiết dạy mà không cần sao chép
mạng, đối phó với những sáng kiến kinh nghiệm trống rỗng không khả thi.
II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn
đề nghiên cứu:
Sau khi được tập huấn cấp huyện về chuyên đề: “Đổi mới nội dung sinh
hoạt chuyên môn” các trường đã nhanh chóng triển khai việc áp dụng chuyên
đề. Cụ thể:
a) Thực hiện và triển khai lại chuyên để: “Giải toán rút về đơn vị”
- 33 trường tiểu học đã triển khai chuyên đề: “Giải toán rút về đơn vị”
tại cơ sở cho GV khối lớp 3. Bắt đầu từ việc chuẩn bị kiến thức nền ở các tiết
dạy trước cho đến việc dạy Giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. Có kiểm
tra đánh giá rút kinh nghiệm cho từng lớp. Kết quả học tập của HS rất khả
quan; Hồ sơ lưu về chuyên đề này rất tốt.
b) Chỉ đạo thực hiện nhân rộng: Trường tiểu học Lý Tự Trọng, Chư
KTây đã tổ chức thành công chuyên đề: “Giải bài toán về Tìm hai số khi biết
Tổng (hiệu) và tỉ số của 2 số đó” cho HS khối 4 năm học 2013-2014. Cụ thể:
Đối tượng
HS

Số Số
lớp HS

Lớp có từ
50% - dưới
100% HS
DTTS
( Trường

5


Số tiết

Nhận xét chung chất lượng DH

116 Dạng Tổng tỉ:
9 tiết ( 4 tiết tăng
cường ở 2 tuần
trước để cung cấp
kiến thức nền; 1
11

- Xác định được tỉ số dạng đơn
giản:102 em chiếm 87.9%)
- Vẽ sơ đồ: 116 em đạt 100%
- HS tự giải được ví dụ (102em
chiếm 87.9%)


TH Chư
Ktây có 408
HS DT
chiếm
77.9%)

tiết bài mới; 2 tiết
luyện tập; 2 tiết
tăng cường để
luyện tập)

- Nắm được thuật toán; 102 em chiếm

87.9%
- Giải được bài toán ( 102 em chiếm
87.9%)

Lớp có dưới 4
50% HS
DTTS.
Trường TH
Lý Tự
Trọng có 38
HS DT
chiếm 6%

111 Dạng Tổng tỉ:
7 tiết (giảm 2 tiết
tăng cường chuẩn
bị kiến thức nền)

- Xác định được tỉ số dạng đơn
giản:105 em chiếm 94.6%)
- Vẽ sơ đồ: 111 em đạt 100%
- HS tự giải được ví dụ (105em
chiếm 94.6%)
- Nắm được thuật toán; 105 em chiếm
94.6%
- Giải được bài toán ( 105 em chiếm
94.6%)- Nắm được thuật toán; 105em
chiếm 94.6%
- Giải được bài toán Tổng tỉ 105 em
đạt 94.6%


Lớp có từ
5
50% - dưới
100% HS
DTTS
( Trường
TH Chư
Ktây có 408
HS DT
chiếm
77.9%)

116 Dạng Hiệu tỉ:
9 tiết ( 4 tiết tăng
cường ở 2 tuần
trước để cung cấp
kiến thức nền; 1
tiết bài mới; 2 tiết
luyện tập; 2 tiết
tăng cường để
luyện tập)

- Xác định được tỉ số dạng đơn
giản:110 em chiếm 94.8%)
- Vẽ sơ đồ: 116 em đạt 100%
- HS tự giải được ví dụ (110em
chiếm 94.8%)
- Nắm được thuật toán; 110 em chiếm
94.8%

- Giải được bài toán ( 110 em chiếm
94.8%)

Lớp có dưới 4
50% HS
DTTS
Trường TH
Lý Tự
Trọng có 38
HS DT
chiếm 6%

111 Dạng Tổng tỉ:
7 tiết ( giảm 2 tiết
tăng cường chuẩn
bị kiến thức nền)

- Xác định được tỉ số dạng đơn
giản:109 em chiếm 98.2%)
- Vẽ sơ đồ: 111 em đạt 100%
- HS tự giải được ví dụ (111em
chiếm 98.2%)
- Nắm được thuật toán; 109 em chiếm
98.2%
- Giải được bài toán ( 109 em chiếm
98.2%)- Nắm được thuật toán; 109em
chiếm 98.2%
- Giải được bài toán Hiệu tỉ 109 em
đạt 98.2%


c) Kết quả khi dự giờ:

12


- Trong hoạt động học, HS được tương tác nhiều hơn đối với GV đặc
biệt là HS yếu, HS dân tộc thiểu số. Lớp học trở nên thân thiện hơn.
- HS được xây dựng kiến thức nền của những tiết học trước nên khi học
bài “Rút về đơn vị” các em hiểu bài và nắm được quy trình giải toán.
- Trong quá trình thảo luận một tiết dạy sau khi dự giờ chuyên đề, đối
tượng HS được quan tâm nhiều hơn trong mỗi hoạt động học của mình. Từ
những hoạt động học đó, GV đã cùng nhau tìm ra nguyên nhân học sinh có
biểu hiện ngừng học, không học hoặc HS học tập tích cực. Từ đó cùng nhau
có giải pháp hợp lý để khắc phục và rút kinh nghiệm cho những tiết luyện tập,
tiết tăng cường. Thông qua tiết chuyên đề, GV học tập nhiều ở cách dự giờ và
vận dụng trong các tiết dự giờ khác.
d) Kết quả thực hiện chuyên đề, lưu hồ sơ tại cơ sở:
Trước thực hiện chuyên đề
Nội

Cách dự giờ

Sau chuyên đề

Hồ sơ

Nội dung

dung


chuyên

chuyên đề

chuyên

đề

Cách dự giờ

Hồ sơ chuyên đề

đề
- Dạy 1 - Chỉ định - Lưu ở -

Thực - Tất cả các GV - Hồ sơ có tính hệ

tiết

(Phân công) dạng

Theo

GV dạy các Giáo án đơn vị 1 chép sự tiến bộ quyết

PPCT

GV

của


khối dự giờ. tiết dạy. chương có quan tâm nhiều biên bản thảo luận

tuần

Sau dự giờ

chuẩn

thực

tập

từ trước.

hiện

vào góp ý

phương pháp cải đạo chuyên môn

chuyên GV dạy. GV
dạy
tập
đề

tiến và tìm cách sau tập huấn, có

trung nhiều


chuyên đề sau một

vào HS nổi

thời gian áp dụng.

trong của 1

trung

hiện theo đều áp dụng, ghi thống: Kế hoạch;
định;

nội

bài học, 1 HS. Dự giờ đã dung triển khai;
bị đến đối tượng trước chuyên đề,
học. Thảo luận sau chuyên đề; Chỉ

khắc phục.

bật
13

kiểm tra đánh giá


e)Thay đổi cách thiết kế và tổ chức sinh hoạt chuyên đề tại cơ sở (Tổ
khối, cấp trường, cấp cụm):
+ Xác định nội dung chuyên đề (chọn một nội dung bài học hoặc một

mảng kiến thức nhất định)
+ Thảo luận cấp khối việc tìm kiếm các kiến thức liên quan với nội
dung mình chọn. (Có thể trước hoặc sau mảng kiến thức mình chọn)
+ Thảo luận cấp khối tìm các bài tập phù hợp với từng đối tượng HS lớp
mình. Xác định thời gian dạy các kiến thức đó (Kiến thức nền, kiến thức trọng
tâm và kiến thức củng cố), thời gian trước khi thực hiện tiết chuyên đề, trong
chuyên đề, sau chuyên đề.
+ Hoàn thiện chuyên đề về mặt lý thuyết cho tất cả các GV trong khối.
+ Tất cả các giáo viên đều áp dụng vào lớp của mình, ghi chép sự tiến
bộ của HS, tiến hành dự giờ các lớp trong khối, ghi chép sự tiến bộ của HS,
thảo luận rút kinh nghiệm.
+ Từng giáo viên tự viết kinh nghiệm cho việc thực hiện tốt mảng
chuyên đề vừa thực hiện.
+ Xây dựng mẫu, phiếu thảo luận chuyên đề nhằm phát huy tính tích
cực của GV khi tham gia chuyên đề.
+ Tăng cường kiểm tra việc áp dụng thực hiện chuyên đề trong mỗi tiết
dạy, mỗi bài soạn, chú trọng việc rút kinh nghiệm của mỗi cá nhân giáo viên,
cán bộ quản lý sau một thời gian áp dụng chuyên đề.
+ Thay đổi cách dự giờ, đánh giá “Tập trung vào hoạt động học của
HS”.
Với những thành công và kết quả đạt được như trên, từ năm học 20142015, PGD&ĐT sẽ trực tiếp chỉ đạo các trường vận dụng chuyên đề trên vào
việc định hướng cho khối tổ thực hiện các chuyên đề khác nhằm phát triển tư
duy GV thông qua việc đầu tư nghiên cứu các mạch kiến thức, nghiên cứu đối
tượng HS đồng thời giúp cho ngành có được những sáng kiến kinh nghiệm
thiết thực có giá trị thực tiễn cao phục vụ trong công việc dạy và học đáp ứng
với sự phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay.
14


III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

III.1.Kết luận:
Để thực hiện thành công Đổi mới Phương pháp dạy học – Dạy học lấy
học sinh làm trung tâm – Dạy học phân hóa đối tượng học sinh góp phần vào
việc nâng cao chất lượng dạy học trong giai đoạn hiện nay. Chúng ta cần nâng
cao năng lực giáo viên thông qua “Đổi mới nội dung sinh hoạt chuyên môn”
bằng việc tổ chức viết chuyên đề, thiết kế và thực hiện chuyên đề tại cơ sở.
Với cách viết và thực hiện chuyên đề theo hướng dẫn trên BGH nhà trường và
giáo viên sẽ:
- Tư duy nhiều trong việc lựa chọn nội dung viết chuyên đề.
- Quan tâm đến từng đối tượng học sinh thông qua việc lựa chọn nội
dung bài tập cho phù hợp với HS mình chủ nhiệm.
- Có phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng HS. Thể hiện sự phân
hóa cao trong tiết học với từng nội dung bài học nhằm phát huy vai trò HS khá
giỏi, đồng thời giáo viên còn có thời gian quan tâm, giúp đỡ đối tượng HS
yếu.
- Có kĩ năng soạn bài, kĩ năng lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học
phục vụ cho buổi học thứ hai (Tiết học tăng cường).
- Có cơ sở trong việc lựa chọn nội dung để viết các đề tài sáng kiến kinh
nghiệm phục vụ trong công tác giảng dạy của mình.
- Có phương pháp quản lý, lưu trữ hồ sơ khoa học. tác động tích cực
trong việc nâng cao chất lượng HS.
III.2.Kiến nghị:
1. Về phía nhà trường:
- Tích cực chỉ đạo các khối tổ viết và thực hiện các chuyên đề liên quan
đến nội dung bài học theo tinh thần đổi mới bằng cách cho các khối đăng ký
nội dung chuyên đề ngay từ đầu tháng 8.

15



- Chú trọng công tác kiểm tra đánh giá việc áp dụng chuyên đề và tổ
chức rút kinh nghiệm sau một thời gian áp dụng chuyên đề để điều chỉnh kịp
thời cho các tổ khối. Từ đó có hướng chỉ đạo các khối tiếp tục thực hiện.
- Chủ động liên hệ với các trường trong cụm để trao đổi kinh nghiệm về
các chuyên đề đã và đang thực hiện.
2. Về phía Phòng Giáo dục và Đào tạo:
- Tạo điều kiện về kinh phí để tiếp tục thực hiện chuyên đề trên trong
năm học 2014-2015 với nội dung: Đánh giá việc áp dụng chuyên đề vào trong
giảng dạy: Đánh giá ưu điểm, nhược điểm và những đề xuất cho việc áp dụng
sắp tới (có điều chỉnh cho phù hợp).
- Tổ chức giao lưu giữa các cụm nhằm nhân điển hình cá nhân, khối tổ
có những chuyên đề thiết thực, phù hợp với thực tiễn, đạt kết quả cao trong
giảng dạy nhằm trao đổi và nhân rộng trong toàn huyện.
- Đưa nội dung kiểm tra viết và thực hiện chuyên đề ở cơ sở vào trong
các đợt kiểm tra chuyên đề chuyên môn cấp Phòng đồng thời khuyến khích
các giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm dựa trên các chuyên đề mà khối đã tổ
chức.
Ea H’leo, ngày 02 tháng 5 năm 2014
Người viết

Quách Đình Bảo
Nhận xét của PGD&ĐT
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….
16




×