Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

HƯỚNG DẪN SINH VIÊN MUỐN THI LẠI ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.58 KB, 11 trang )

HƯỚNG DẪN SINH VIÊN MUỐN THI LẠI ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG?
Từ năm 2015, Kỳ thi tuyển sinh vào các trường đại học cao đẳng đã được bỏ, các thí sinh
sẽ chỉ tham gia một kỳ THPT và lấy điểm đó làm điểm xét tuyển tốt nghiệp, đại học và
cao đẳng. Do đó, với nhiều thí sinh muốn thi lại nhưng sẽ gặp một số trở ngại và thắc
mắc do chưa nắm rõ những thay đổi trong quy chế, thủ tục, VnDoc đã tổng hợp và gửi
đến các bạn những thông tin cụ thể và chính xác nhất. Cùng tham khảo để có được hướng
đi chính xác nhất nhé các bạn!
1. Cho em hỏi, em là sinh viên năm thứ 2 của trường CĐ, năm nay em muốn thi ĐH
lại thì phải làm hồ sơ như thế nào? Em có cần xin xác nhận của trường hay không,
nếu xin thì được trường chấp nhận không? Em có cần xin xác nhận của địa phương
em đang thường trú không?
TRẢ LỜI: Theo quy định, sinh viên các trường ĐH, CĐ muốn dự thi lại thì phải được sự
đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường. Chỉ khi có xác nhận của nhà trường đồng ý cho em
thi lại thì hồ sơ ĐKDT mới hợp lệ.
Tuy nhiên nếu em quyết định thôi học trước thời điểm làm hồ sơ ĐKDT thì không cần
phải xin xác nhận. Lúc đó em sẽ trở thành một thí sinh tự do và sẽ nộp hồ sơ theo ĐKDT
theo quy định của tuyển Phòng, Sở GD-ĐT hoặc trực tiếp tại các trường ĐH, CĐ.
Theo đó, sẽ 2 đợt nộp hồ sơ: Hồ sơ đăng ký chọn môn thi vào tháng 4 và hồ sơ xét
tuyển đại học cao đẳng vào tháng 8. Theo quy chế mới nhất hiện nay.
Vào đợt làm hồ sơ tháng 4, dù các bạn thi lại đã đỗ tốt nghiệp nhưng chú ý vẫn phải làm
hồ sơ dự thi THPT quốc gia để đăng ký chọn số môn thi và chọn là thi để xét đại học, cao
đẳng.
Số môn thi đăng ký dự thi: Số môn thi đăng ký trong tháng 4 thí sinh tự do, thí sinh thi
lại chỉ phải đăng ký thi những môn thi mà trường hoặc ngành em định xét tuyển vào yêu
cầu. Mỗi thí sinh đăng ký được tối đa 8 môn thi tùy theo mục đích của mình.
Hồ sơ thi THPT quốc gia nộp tháng 4 đối với thí sinh tự do, thi lại gồm những gì:
a) Phiếu đăng ký dự thi (02 phiếu giống nhau);
b) Bằng tốt nghiệp THPT (bản sao công chứng);
c) 02 ảnh 4x6 cm (chụp trong vòng 6 tháng gần đây) có ghi rõ họ và tên, ngày, tháng,
năm sinh, tỉnh, huyện và mã số đơn vị ĐKDT vào mặt sau tấm ảnh, 2 ảnh này đựng trong
một phong bì nhỏ.




d) 02 phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh.
e) Bản sao (photocopy) 2 mặt chứng minh thư nhân dân trên 1 mặt của tờ giấy A4.
Xin xác nhận trên hồ sơ đăng ký dự thi?
Thí sinh tự do xin xác nhận trên phiếu đăng ký dự thi tại nơi có hộ khẩu thường trú. Thí
sinh có thể làm hồ sơ xong và gửi về quê để xin xác nhận nếu như đang sinh sống ở xa
quê, trong trường hợp có sổ đăng ký tạm trú thì có thể ra công an phường nơi em đăng ký
tạm trú để xin xác nhận (nhớ mang theo sổ tạm trú).
Đối với thí sinh tự do đang là sinh viên các trường cao đẳng, đại học thì có thể xin xác
nhận ngay tại trường đang học.
Các bạn cần chú ý, đối với việc xin dấu thì dù các bạn thuộc diện được nhà trường đồng ý
cho thi lại hoặc là thí sinh tự do đều cần xin xác nhận của địa phương, nơi các bạn đăng
ký hộ khẩu thường trú.
Hồ sơ mua ở đâu: Hồ sơ mua tại các trường THPT và phòng giáo dục trên cả nước.
Hồ sơ nộp ở đâu và thi cụm thi nào: Thí sinh tự do nộp hồ sơ ở tỉnh nào cũng được. Thí
sinh tự do nộp hồ sơ tại điểm do Sở GD nơi các em nộp hồ sơ quy định thông thường là
phòng giáo dục Quận hoặc huyện hoặc các trường THPT em đã học (Việc này tùy theo
từng Sở quy định). Thí sinh tự do có quyền tự do lựa chọn cụm thi bằng cách ghi tên và
mã cụm thi trong mục 10 trong phiếu đăng ký dự thi thpt quốc gia.
2. Em hiện đang là sinh viên ĐH năm thứ 2. Năm nay em muốn thi lại Đại học, vậy
em phải xin xác nhận của trường đang học phải không? Em có phải mang hồ sơ về
địa phương để xác nhận không? Nếu em thi đậu thì em có được chuyển điểm năm
học đầu sang trường mới?
Trả lời: Em phải xin phép và được sự đồng ý của Hiệu trưởng nhà trường nơi em đang
học. Nếu được chấp thuận nhà trường sẽ hướng dẫn thủ tục cho em. Việc có được bảo lưu
các môn đã học phụ thuộc vào ngành mà em đang học với ngành của trường em đang
muốn học lại
3. Thí sinh thi lại, tự do dự tuyển vào trường/ngành có môn năng khiếu thì làm hồ
sơ thế nào?

Với các thí sinh dự tuyển vào trường/ngành tuyển môn năng khiếu ngoài việc làm hồ sơ
đăng ký dự thi THPT quốc gia để lấy điểm môn văn hoá cần làm hồ sơ đăng ký dự thi
môn năng khiếu theo quy định của trường mà thí sinh muốn xét tuyển.


Các bạn thi lại với các trường Năng khiếu thì theo đó, các trường Năng khiếu vẫn duy trì
xét vào đại học các môn thuộc các khối như các năm trước vì vậy năm ngoái thi những
môn gì thì năm nay vẫn thế bên cạnh các trường có thể mở thêm tổ hợp các môn khác (Tổ
hợp môn kiểu như là khối như các năm trước) sử dụng kết quả thi của ít nhất 1 môn văn
hóa (Toán, Lý, Hoá, Sinh, Sử, Địa, Anh văn, Văn) kết hợp với kết quả các môn thi năng
khiếu để xét tuyển; (Ngành năng khiếu là ngành như thể dục thể thao, âm nhạc, hội họa,
kiến trúc,..)
Lịch thi và địa điểm thi các môn năng khiếu tổ chức tại các điểm thi nào thời gian thi ra
sao do trường Đại học cao đẳng đó tự tổ chức. Thông thường sẽ tổ chức sau kì thi THPT
quốc gia vì vậy các em chú ý theo dõi phương án tuyển sinh của trường.
4. Em là sinh viên đang học tại 1 trường ĐH ở TP.HCM. Năm nay em muốn thi lại
thì làm những hồ sơ gì để được dự thi. Hồ sơ cần phải xác nhận những gì và xác
nhận ở đâu?
Trả lời: Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính qui đã qui định: Những người thuộc diện
dưới đây không được dự thi: “Học sinh, sinh viên chưa được hiệu trưởng cho phép dự
thi;...” .
Nếu em được hiệu trưởng trường đang học cho phép (nghĩa là em phải xin ý kiến của
hiệu trưởng) dự thi thì em sẽ khai hồ sơ đăng kí dự thi và nộp tại địa điểm theo qui định
của Sở GD-ĐT TP.HCM. Đồng thời, hồ sơ đăng kí dự thi phải có xác nhận của địa
phương tại nơi em đang cư trú. Chi tiết nội dung hồ sơ cần chuẩn bị, em tham khảo các
câu trả lời phía trên.
5. Hiện tại em đang là sinh viên năm thứ 4 (năm cuối), nhưng em bị nợ học phần mà
vẫn được thi tốt nghiệp, nhưng em sẽ được lấy bằng tốt nghiệp sau khi trả nợ học
phần xong (tức là năm sau em mới được cấp bằng). Em muốn đăng ký dự thi tuyển
sinh đại học năm nay để học 1 ngành khác vào 1 trường đại học khác, vậy em có

thuộc vào trường hợp sinh viên thi lại đại học hay không? Em có thể đăng ký dự thi
với hình thức thí sinh tự do được không?
Trả lời: Vào thời điểm này có thể coi là cơ bản em đã hoàn thành khóa học. Chính vì thế
sự phụ thuộc của em đến nhà trường là không còn nhiều. Vì thế cũng sẽ không có nhiều
ràng buộc khi em đăng ký dự thi lại. Nói cách khác là với trường hợp của em thì không
cần phải xin phép Ban giám hiệu nhà trường mà hãy xem mình là một thí sinh tự do để
ĐKDT lại Kỳ thi THPT Quốc gia.
Sở dĩ quy chế quy định việc sinh viên thi lại phải được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà


trường nhằm mục đích ổn định chỉ tiêu đào tạo của các trường và tránh lãng phí cho nhà
nước.
6. Em thi đậu vào một trường Đại học. Sau khi học được 2 tháng, em nhận thấy
ngành mình học không phù hợp nên đã xin gia đình cho nghỉ học. Và em đã nghỉ
học nhưng không thông báo cho nhà trường. Vì nghĩ hồ sơ nhập học là bản copy
nên em không rút. Năm nay, em thi lại nhưng lại sợ vi phạm vì lý do đã tự ý bỏ học.
Vậy em phải làm gì để được thi ĐH?
Trả lời: Việc em tự ý nghỉ học, không xin phép nhà trường là em đã vi phạm qui chế
quản lí học sinh, sinh viên.
Để có thể tiếp tục dự thi ĐH năm nay, em làm đơn xin thôi học, nêu rõ lí do, có ý kiến
xác nhận của gia đình, địa phương nơi em cư trú, nộp cho nhà trường mà em đã học để
làm thủ tục thôi học.
7. Em là sinh viên năm nhất Trường ĐH Kinh tế TP.HCM. Hiện em đã bảo lưu kết
quả học tập tới tháng x/yyyy. Năm nay em muốn thi lại ĐH vào trường Y. Vậy có
nhất thiết phải được trường ĐH đang học xác nhận không? Em phải mua hồ sơ
đăng ký dự thi ở đâu? Địa điểm nộp hồ sơ?
Trả lời: Thực tế em đang là sinh viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM. Vì vậy em muốn thi
lại sang học ngành Y là không đúng với qui định của Qui chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ
chính qui.
Việc mua hồ sơ đăng kí dự thi, địa điểm nộp hồ sơ đăng kí dự thi của những thí sinh tự do

theo qui định của Sở GD-ĐT.
8. Đang là sinh viên và muốn thi lại ĐH. Cho em hỏi, nếu xin được xác nhận của
hiệu trưởng trường đang học thì có được nghỉ chương trình đang học để chú tâm
vào việc ôn luyện hay vẫn phải học tiếp? Còn nếu hiệu trưởng không đồng ý thì em
xin bảo lưu kết quả 1 học kỳ được không?
Trả lời: Qui chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính qui hiện hành đã qui định: Những người
thuộc diện sau đây không được dự thi ĐH, CĐ “Học sinh, sinh viên chưa được Hiệu
trưởng cho phép dự thi; cán bộ công chức, người lao động thuộc các cơ quan, doanh
nghiệp nhà nước, tổ chức chính trị, lực lượng vũ trang chưa được thủ trưởng cơ quan cho
phép đi học”. Vì vậy muốn được thi ĐH đương nhiên phải được sự đồng ý của Hiệu
trưởng nhà trường mà em đang học.
Nguyện vọng tiếp theo, em trực tiếp liên hệ với nhà trường nơi em đang theo học để giải


quyết.
9. Em đang là sinh viên của Trường ĐH Xây dựng. Tuy nhiên trong quá trình học
tại trường em cảm thấy mình không phù hợp với chương trình đạo tạo kĩ sư
P.F.I.E.V mà em đang theo học. Em đang có ý định thi lại ĐH. Bây giờ đã đến lúc
làm hồ sơ ĐKDT rồi. Em không biết có phải xin phép nhà trường hay không và khi
thi lại thì em sẽ nộp hồ sơ tại đâu?
Trả lời: Đương nhiên em phải xin phép nhà trường, nếu có nguyện vọng thi lại ĐH. Nếu
được hiệu trưởng Trường ĐH Xây dựng đồng ý, em làm hồ sơ đăng ký dự thi như những
thí sinh tự do khác.
Việc nộp hồ sơ đăng kí dự thi em có thể nộp ở những địa điểm theo qui định của Sở GDĐT hoặc nộp trực tiếp tại trường em có nguyện vọng dự thi theo thời gian đã qui định.
Chậm nhất là phải trước ngày 30/04.
10. Đang là sinh viên năm thứ nhất Trường ĐH Khoa hoc tự nhiên. Năm nay em
muốn thi lại ĐH được không. Em ở Quảng Ninh nhưng em muốn nộp hồ sơ tại Hà
Nội thì chố mã tỉnh, mã huyện em ghi như thế nào?
Trả lời: Qui chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính qui hiện hành đã qui định: Những người
thuộc diện sau đây không được dự thi ĐH, CĐ “Học sinh, sinh viên chưa được Hiệu

trưởng cho phép dự thi; cán bộ công chức, người lao động thuộc các cơ quan, doanh
nghiệp nhà nước, tổ chức chính trị, lực lượng vũ trang chưa được thủ trưởng cơ quan cho
phép đi học”.
Như vậy em đang học năm thứ nhất tại một trường ĐH, sẽ không được dự thi ĐH, CĐ
nếu chưa có ý kiến của Hiệu trưởng nhà trường. Tuy nhiên, nếu được trường đồng ý cho
dự thi, việc nộp hồ sơ đăng kí dự thi như những thí sinh tự do khác. Thí sinh tự do thì nộp
hồ sơ ở tỉnh nào cũng được. Nhưng khi nộp ở tính nào thì em thi theo cụm của Sở đó.
Cụm thi của Sở đó như thế nào do Bộ giáo dục quy định. Thí sinh tự do nộp hồ sơ tại
điểm do Sở GD nơi các em nộp hồ sơ quy định thông thường là phòng giáo dục Quận
hoặc huyện.
11. Em đang học năm nhất 1 trường ĐH, nhưng năm nay em muốn thi lại thì phải
xin phép Hiệu trưởng khi nào? Tại TPHCM thì các điểm mua hồ sơ và nộp chỗ
nào?
Trả lời: Theo quy định thì khi sinh viên dự thi lại ĐH phải có giấy xác nhận của Ban
giám hiệu nhà trường đồng ý cho dự thi. Giấy xác nhận này nộp cùng hồ sơ ĐKDT hoặc


nộp bổ sung trong ngày đến làm thủ tục dự thi. Chính vì thế em phải xin phép và được sự
đồng ý trước khi kì thi diễn ra.
Hồ sơ ĐKDT được bán tại các cửa hàng văn phòng phẩm, hiệu sách,… Khi mua em nên
chú ý đến các thông tin trong hồ sơ xem có thiếu mục nào hay không để tránh tình trạng
mua phải hồ sơ ĐKDT giả. Tốt nhất em nên mua tại Sở GD-ĐT TPHCM hoặc tại Văn
phòng đại diện của Bộ GD-DT ở TPHCM.
12. Đang học tại một trường ĐH, muốn thi vào một ngành khác của chính trường
này hoặc vào một trường ĐH khác, tôi thi thế nào và có phải bồi thường học phí
không? Tôi xác nhận hồ sơ dự thi ở đâu?
Trả lời: Bạn có thể dự thi nhưng nếu bạn đang học một ngành mà bỏ ngành đó thì phải
đền bù học phí. Nếu chỉ học thêm văn bằng 2, bạn không phải thi và không phải đền bù
học phí. Nếu bạn thi lại ĐH và vào học cả 2 ngành (ngành cũ đang học và ngành mới)
đồng thời bạn cũng không phải đền bù học phí.

Trong trường hợp này, bạn là thí sinh tự do và phải xác nhận hồ sơ theo hộ khẩu. Nếu thi
vào một trường ĐH khác và bỏ hẳn trường đang học, bạn phải đền bù học phí cho trường
ĐH cũ.
13. Theo em được biết từ các anh, chị sinh viên trước họ vẫn đi thi lại ĐH bình
thường và khi đỗ vẫn được rút hồ sơ mà trước khi thi không phải xin xác nhận chữ
kí của hiệu trưởng. Ngoài ra, khi rút hồ sơ còn phải nộp một khoản tiền từ 5 đến 7
triệu đồng bồi thường cho nhà trường?
Trả lời: Vấn đề em hỏi cũng là thực tế đã diễn ra ở một số trường khi giải quyết cho sinh
viên thi lại ĐH. Cụ thể, có trường đồng ý với cam kết sinh viên phải bồi hoàn kinh phí
đào tạo (mức cụ thể do trường thông báo với sinh viên). Do vậy, dù muốn hay không thì
khi sinh viên có nguyện vọng thi lại ĐH vẫn phải được sự đồng ý của trường đang học để
có phương án giải quyết rút hồ sơ. Nếu em cũng có nguyện vọng thi lại thì cứ mạnh dạn
đề đạt với nhà trường nhé.
14. Em đã tốt nghiệp CĐ. Năm nay em có dự định thi lại ĐH. Cho em hỏi: Nếu
trúng tuyển, em có phải xin lại giấy chuyển nghĩa vụ quân sự hay không? Vì lúc học
CĐ ra trường em đã có giấy "Đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự". Em có được đăng
ký cùng lúc 2 khoa của một trường (trong trường hợp hai khoa cùng tổ chức thi)
hay không?
Trả lời: Em đã ra trường nên không phải xin ý kiến hiệu trưởng. Nếu trúng tuyển ĐH


năm nay, em phải xin lại giấy "Đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự" để chuyển về trường
theo học. Trường hợp nếu 2 khoa cùng một trường tổ chức 2 đợt thi khác nhau em hoàn
toàn có thể đăng ký và dự thi.
15. Em đang là sinh viên năm nhất của 1 trường đại học, năm nay em muốn thi lại
trường khác, nhưng khi lên xin ý kiến nhà trường thì thầy hiệu trưởng nói phải viết
đơn nghỉ học rồi mới được đi thi nếu không sẽ bị xử lí theo quy chế là đuổi học và
cấm thi đại học 2 năm liên tiếp có phải không? Nếu em vẫn tiếp tục học trường này
nhưng vẫn thi thì có sao không? Em rất lo lắng vì quy chế tuyển sinh này, vì năm
trước điểm thi của em cũng tương đối (khối A:19) nhưng không đậu nguyện vọng 1

phải nguyện vọng 2 học trường dân lập mà em không thích.
Trả lời: Theo quy chế thì sinh viên các trường ĐH, CĐ muốn được dự thi lại phải được
sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường. Nếu em xác định ngành học không phù hợp với
mình thì có thể làm thủ tục thôi học trước khi dự thi.
Còn nếu chưa được sự đồng ý của nhà trường mà em dự thi thì nhà trường hoàn toàn có
thể can thiệp để em không được phép nhập học ở trường mới và sẽ xử lý em theo quy
chế.
Tuy nhiên, thực tế nhiều năm cho thấy nhiều bạn sinh viên dự thi lại trong khi chưa được
sự đồng ý của Ban giám hiệu đều chưa bị xử lý theo quy chế. Trong trường hợp muốn rút
hồ sơ gốc tại trường học trước đó thì các bạn sẽ phải bồi thường một khoản kinh phí đào
tạo.
Em nên trình bày nguyện vọng của mình với Ban giám hiệu, chắc chắn các thầy sẽ không
làm khó dễ em đâu. Việc làm này là cần thiết để tránh những rắc rối có thể xảy ra sau khi
em đã trúng tuyển trường mới.
16. Em hiện là sinh viên của một trường ĐH tư thục, cũng như nhiều bạn trong lớp,
em muốn thi lại ĐH. Nhưng khi nghe tư vấn em thấy các anh (chị) nói là phải có sự
đồng ý của nhà trường.
Em muốn hỏi nếu như nhà trường không đồng ý mà chúng em cứ thi thì sẽ chịu
hình thức kỷ luật như thế nào, vì có một số trường ĐH có ý định giữ học sinh?
Trả lời: Quy chế tuyển sinh hiện hành nói rõ là phải có sự đồng ý của hiệu trưởng trường
sinh viên đang theo học thì mới được quyền thi lại ĐH. Trong thực tế vẫn có một số ít
sinh viên không có sự đồng ý của nhà trường, đi thi lại ĐH với tư cách một thí sinh tự do,
sau đó trúng tuyển và đạt được mục đích học ở trường mới trúng tuyển do “trường cũ”


không quản lý được sinh viên của trường.
Theo chúng tôi, bạn nên hỏi (hoặc nếu ngại bị “lộ sớm” thì nhờ người khác hỏi) phòng
đào tạo của nhà trường để biết các hình thức kỷ luật hoặc bồi thường. Chúc bạn có quyết
định đúng.
17. Thí sinh tự do, thí sinh trượt đại học các năm trước muốn thi lại Đại học phải thi

những môn gì?
Trả lời: Với những thí sinh tự do, thí sinh trượt đại học các năm trước năm nay muốn thi
lại Đại học thì chỉ phải thi những môn để xét tuyển vào các ngành, trường đại học mà các
em dự thi và năm nay các trường đại học cao đẳng khi xét tuyển vẫn phải duy trì các khối
thi như năm trước bên cạnh việc bổ sung tổ hợp các môn khác vì vậy các bạn yên tâm các
môn thi vẫn như cũ. (Thuật ngữ khối đã được bộ bỏ đã thay bằng tổ hợp môn về bản chất
không khác nhau ví dụ trên sử dụng khối để các bạn dễ hiểu)
Ví dụ: Trường Đại học Kinh tế quốc dân ngành các ngành Tài chính ngân hàng năm
2014 xét tuyển đầu vào 03 khối A, A1, D1 thì năm nay xét tuyển vẫn dựa vào tổ hợp các
môn xét tuyển gồm (Ví dụ khối A thay bằng Toán, Lý, Hoa); khối A1 thay bằng Toán, Lý,
Anh khối D1 thay bằng Toán, Văn, Anh.)
18. Em thi tốt nghiệp 2015 bị liệt môn Toán. Năm sau e chỉ thi lại môn toán hay thi
lại hết 4 môn ạ?
Trả lời: Theo Quy chế năm 2015 cho phép thí sinh dự thi đủ các môn quy định nhưng
chưa tốt nghiệp và không bị kỷ luật hủy kết quả thi được bảo lưu điểm thi của các môn
thi đạt từ 5 điểm trở lên trong kỳ thi tổ chức năm tiếp ngay sau đó để xét công nhận tốt
nghiệp.
Như vậy nếu năm 2015, thí sinh bị liệt môn Toán thì năm sau chỉ cần thi lại môn này.
Trường hợp thí sinh không sử dụng điểm bảo lưu thì phải thi tất cả các môn đã đăng ký
để xét công nhận tốt nghiệp.
19. Em thi lại thì em chỉ phải thi 3 môn còn các em năm sau phải thi 4 môn, 1 môn
tự chọn. Thế lúc cộng điểm thì em cộng điểm 3 môn, còn các em thi 4 môn thì sẽ
cộng điểm như thế nào?
Các em 97 thi 4 môn mà 95, 96 thi có 3 môn. Nhưng lại lấy điểm như nhau khi xét
tuyển vào các trường đại học, cao đẳng? Giải thích rõ cho em với ạ?
Trả lời: Về bản chất các bạn thi lại cần lưu ý:


Khi xét tuyển vào đại học thì các trường không quan tâm các bạn thi tổng cộng bao nhiêu
môn, mà các trường đại học chỉ quan tâm các bạn phải thi những môn các trường đại học

cao đẳng yêu cầu vì vậy không có việc cộng điểm theo tổng số môn mà thí sinh dự thi vì
mỗi thí sinh dù 98 hay 97 hay những thí sinh thi lại đại học khác thì số lượng môn thi là
khác nhau phụ thuộc vào mục đích của mình.
Ví dụ bạn A sinh năm 97 mục đích thi tốt nghiệp 2015 và xét tuyển vào trường Đại học
yêu cầu xét tuyển 03 môn Toán, Lý, Hoá. Bạn đã đăng ký 4 môn bao gồm cả tự chọn
gồm: Toán, Văn, Anh, Hoá và bạn sẽ phải thi thêm một môn nữa để xét vào đại học là: Lý
(vì Toán và Hoá đã đăng ký trong 4 môn rồi)
Bạn B sinh năm 96 (95, 94....) đã đỗ tốt nghiệp THPT năm nay thi lại đại học vào trường
Đại học yêu cầu xét tuyển 03 môn là Toán, Lý, Hoá thì bạn B phải thi 03 môn tổng kỳ thi
THPT quốc gia là: Toán + Lý + Hoá mà không phải thi môn Văn, Anh (Vì trường đại học
bạn dự xét tuyển không yêu cầu)
=> Như vậy khi xét vào Đại học cả thí sinh A và B sẽ các xét tuyển như nhau và chỉ tính
những môn để xét vào Đại học và như trường hợp này là chỉ tính điểm 03 môn Toán + Lý
+ Hoá.
20. Thí sinh trượt đại học các năm trước thi đề riêng hay thi cùng đề với các thí sinh
lớp 12 năm nay và cách xét điểm trúng tuyển giống nhau không?
Trả lời: Năm nay Bộ sát nhập 2 kỳ thi Tốt nghiệp và Đại học vào 1 gọi chung là kỳ thi
THPT quốc gia. Vì vậy các thí sinh chỉ khác nhau về số lượng môn dự thi còn đề thi thì
giống nhau và cách xét điểm trúng tuyển là giống nhau giữa thí sinh thi lại hay thí sinh
học lớp 12.
21. Thí sinh tự do hoặc trượt đại học năm trước thi ở đâu, thi tại địa phương hay thi
tại cụm?
Trả lời: Thí sinh tự do hay trượt đại học năm trước muốn thi vào đại học sẽ thi tại các
cụm của thi của tỉnh mà nơi các em nộp hồ sơ dự thi THPT quốc gia. Việc tỉnh các em
nộp hồ sơ thi tại đâu sẽ do Bộ giáo dục công bố trước thời điểm các em thi. Việc nộp hồ
sơ đối với thí sinh tự do có thể nộp bất cứ tỉnh nào trền toàn quốc.
Thí sinh tự do nộp hồ sơ ở tỉnh nào cũng được. Nhưng khi nộp ở tính nào thì em thi theo
cụm của Sở đó. Cụm thi của Sở đó như thế nào do Bộ giáo dục quy định. Thí sinh tự do
nộp hồ sơ tại điểm do Sở GD nơi các em nộp hồ sơ quy định thông thường là phòng giáo
dục Quận hoặc huyện.



22. Thí sinh tự do nộp hồ sơ ở đâu, đăng ký chọn trường trước hay sau khi có điểm
Trả lời: Các em mua hồ sơ tại các hiệu sách và trường THPT trên toàn quốc
23. Năm nay mỗi thí sinh có bao nhiêu nguyện vọng?
Trả lời: Thí sinh được nhận 4 giấy chứng nhận kêt quả có dấu đỏ của trường và mã vạch
nhận dạng, trong đó có 1 giấy chứng nhận kết quả thi chỉ dùng để xét tuyển nguyện vọng
I và 3 giấy chứng nhận kết quả thi để xét nguyện vọng bổ sung.
Trong thời hạn 20 ngày kể từ khi công bố kết quả thi và kết quả xét tốt nghiệp THPT, thí
sinh sẽ nộp hồ sơ đăng kí xét tuyển cho trường thí sinh đăng kí nguyện vọng có thứ tự ưu
tiên cao nhất.
Sau khi có kết quả xét tuyển vòng đầu tiên, các trường đại học được Bộ Giáo dục và Đào
tạo giao chủ trì tổ chức thi in Phiếu chứng nhận kết quả thi cho các thí sinh chưa trúng
tuyển ở vòng xét tuyển đầu tiên.
Mỗi thí sinh sẽ có 3 Phiếu chứng nhận kết quả thi có đóng dấu đỏ của trường tổ chức thi
để xét tuyển nguyện vọng bổ sung.
Trước đây khi chưa có kết quả thi các em đã đăng ký nguyện vọng nên dẫn đến tình trạng
thí sinh ảo nhiều. Với thay đổi này, Bộ GD-ĐT hy vọng tình trạng thí sinh ảo sẽ giảm bớt.
24. Sau khi có điểm thi thì việc xét tuyển vào đại học có như mọi năm?
Trả lời: Việc xét tuyển vào đại học năm 2015 và các năm sắp tới sẽ tuỳ thuộc vào yêu cầu
của các trường. Các trường có thể xét thêm điểm học kỳ khi học ở THPT, có thể thi thêm
IQ hay phỏng vấn.. Tuy nhiên cụ thể như thế nào thì sau ngày 15/10/2014 các trường đại
học sẽ công bố chính thức việc này các thí sinh chú ý các thông tin mới nhất trên Bộ Giáo
dục, đài báo và VnDoc.com
25. Một thí sinh tự do, thí sinh thi lại đại học phải thi bao nhiêu môn và thi tối đa sẽ
thi được bao nhiêu môn thi?
Trả lời: Mỗi thí sinh tự do cũng công bằng như thí sinh lớp 12. Mỗi thí sinh tự do hay thi
lại đại học sẽ thi số môn phụ thuộc vào ngành trường Đại học cao đẳng mà thí sinh đó
định dự tuyển. Nếu thí sinh nào muốn gia tăng cơ hội có thể thi nhiều môn thi nhưng tối
đa là 8 môn và được sử dụng để xét tuyển vào ngành trường có yêu cầu "khối = tổ hợp

môn" khác nhau.
26. Trường hợp các trường xét tuyển học bạ làm điều kiện hoặc để xét tuyển đầu
vào thì thế nào?


Đối với trường hợp các trường ĐH, CĐ yêu cầu xét tuyển học bạ làm điều kiện xét tuyển
hoặc để xét tuyển đầu vào thì những thí sinh tự do, thi lại cũng hoàn toàn giống các em
97 lần đầu thi đại học.
27. Hồ sơ đăng ký dự thi đối với thí sinh tự do, thi lại đã có bằng tốt nghiệp THPT:
a) 02 Phiếu đăng ký dự thi giống nhau;
b) Bằng tốt nghiệp THPT hoặc trung cấp (bản sao);
c) 02 ảnh cỡ 4x6 cm và 02 phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh.
d) Kèm theo bản sao chụp (photocopy) 2 mặt Chứng minh thư nhân dân trên 1 mặt của tờ
giấy A4 và 2 ảnh cỡ 4x6 kiểu chứng minh thư mới chụp trong vòng 6 tháng (có ghi rõ họ
và tên, ngày, tháng, năm sinh, tỉnh, huyện và mã số đơn vị ĐKDT vào mặt sau tấm ảnh, 2
ảnh này đựng trong một phong bì nhỏ).
Hạn nộp hồ sơ sẽ theo quy định do Bộ công bố, thường sẽ là trước ngày 30 tháng 4 hằng
năm. Sau thời hạn này, không nhận thêm hồ sơ đăng ký dự thi. Khi hết thời hạn nộp hồ sơ
đăng ký dự thi, nếu phát hiện có nhầm lẫn, sai sót, thí sinh phải thông báo kịp thời cho
Thủ trưởng trường phổ thông hoặc nơi đăng ký dự thi hoặc cho Hội đồng thi trong ngày
làm thủ tục dự thi để sửa chữa, bổ sung. Các trường hợp đặc biệt được phép bổ sung các
loại giấy chứng nhận để được hưởng chế độ ưu tiên, hưởng cộng điểm khuyến khích phải
thực hiện trước ngày tổ chức kỳ thi mới có giá trị
28. Về quy định cộng điểm ưu tiên thế nào?
Trả lời: Về cộng điểm ưu tiên, khu vực về cơ bản vẫn giữ như năm trước.



×