Tải bản đầy đủ (.pdf) (197 trang)

một số giải pháp đẩy mạnh công tác nữ sinh viên của đoàn thanh niên, hội sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 197 trang )

BỘ KHOA HỌC & CƠNG NGHỆ

TRUNG ƯƠNG ĐỒN TNCS HỒ CHÍ MINH

Mã số: KTN 2010-05

BÁO CÁO KHOA HỌC
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CƠNG TÁC
NỮ SINH VIÊN CỦA ĐỒN THANH NIÊN,
HỘI SINH VIÊN TRONG CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC

Chủ nhiệm:

Cơ quan chủ trì:

TS. Vũ Thanh Mai, Ủy viên Ban Thường vụ,
Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Thanh niên
Trường học Trung ương Đồn, Phó Chủ tịch
thường trực Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam
Ban Thanh niên trường học Trung ương Đoàn

8933

Hà Nội, tháng 12 năm 2010

1


MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Tuổi trẻ là tương lai của đất nước, là mùa xuân của nhân loại; thanh niên


là rường cột của quốc gia. Thanh niên sinh viên là một bộ phận quan trọng của
thanh niên cả nước, những người có tri thức, đang tích lũy tri thức, là lực lượng
kế thừa và phát huy những thành quả cách mạng, tiêu biểu cho khí phách và trí
thơng minh của dân tộc. Đất nước muốn phát triển, giàu đẹp và thịnh vượng thì
nhân lực phải dồi dào và chất lượng. Chính vì thế việc quan tâm, bồi dưỡng lực
lượng thanh niên là nhiệm vụ tất yếu của mỗi quốc gia. Trong bối cảnh hiện tại,
khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, hướng tới mục tiêu xây dựng nước ta cơ
bản là một nước có nền cơng nghiệp phát triển vào năm 2020, nhiệm vụ này
càng trở nên quan trọng, cấp thiết hơn bao giờ hết.
Riêng với lực lượng nữ thanh niên, những người có vai trị quan trọng
khơng kém bất cứ một nam thanh niên nào trong công cuộc xây dựng, phát
triển, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; họ cịn là nguồn năng lượng
tinh thần tiềm ẩn vơ giá, góp phần gìn giữ vẻ đẹp văn hiến ngàn năm của người
Việt Nam, đặc biệt là của người phụ nữ Việt Nam. Nữ sinh viên là một phần
của lực lượng trí thức, nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai. Chính vì
vậy cần chú trọng cơng tác chăm lo cho nữ sinh viên nhằm đào tạo ra một đội
ngũ nữ trí thức trẻ giỏi về chun mơn, năng động trong các hoạt động xã hội,
góp phần vào cơng cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Phát hiện, bồi dưỡng
và tạo điều kiện cho nữ sinh viên trau dồi năng lực, phát triển bản thân… trở
thành một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đồn TNCS Hồ Chí Minh,
Hội Sinh viên Việt Nam nhằm định hướng các giá trị cho nữ sinh viên, đồng
hành cùng họ trên con đường học tập, lao động và lập thân, lập nghiệp; đồng
thời, góp phần hỗ trợ đắc lực cho Đảng và Nhà nước trong việc định hướng và
giáo dục thanh thiếu niên.
Trong suốt q trình cách mạng, Đảng ta ln quan tâm lãnh đạo công
tác phụ nữ và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới. Trong thời kỳ đổi mới, chủ
trương của Đảng về công tác phụ nữ được thể hiện xuyên suốt trong Nghị quyết
Đại hội Đảng, các Nghị quyết và chỉ thị của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị,
2



Ban Bí thư. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách cụ thể nhằm tạo điều kiện
để phụ nữ phát triển và khẳng định mình. Trung ương Đồn, Trung ương Hội
Sinh viên Việt Nam đã ban hành các chương trình hành động cụ thể vì sự tiến
bộ của nữ thanh niên, nữ sinh viên, góp phần tạo chuyển biến trong nhận thức
và hành động về công tác nữ thanh niên nói chung và cơng tác nữ sinh viên nói
riêng, cổ vũ nữ thanh niên, nữ sinh viên trong học tập, rèn luyện và cơng tác.
Q trình hội nhập kinh tế quốc tế đang mở ra nhiều cơ hội song cũng
đặt ra khơng ít thách thức đối với nữ sinh viên về trình độ, kiến thức, bản lĩnh,
sự cạnh tranh về việc làm sau khi tốt nghiệp, kỹ năng làm việc, khả năng thích
ứng; tinh thần dũng cảm đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực; lối sống thụ động,
buông thả, bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội. Sự phân hóa giàu nghèo trong sinh
viên nói chung và nữ sinh viên nói riêng đang diễn ra một cách rõ nét, đó sẽ là
những khởi điểm bất cơng trong đời sống xã hội của nữ sinh viên. Hiện tượng
nữ sinh viên không ý thức được bản thân dẫn đến ăn chơi, đua địi, mắc vào tệ
nạn xã hội, trong đó nổi nên là tệ nạn mại dâm, “sống thử”, tham gia các động
lắc, quan hệ tình dục và nạo phá thai trước hơn nhân trong nữ sinh viên đã tạo
hình ảnh khơng tích cực về nữ sinh viên, làm mất đi nét đẹp truyền thống của
phụ nữ Việt Nam...
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của công tác Đoàn Hội và
phong trào sinh viên, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên các cấp đã có nhiều chủ
trương, chương trình hành động cụ thể nhằm hỗ trợ, giúp đỡ nữ thanh niên sinh
viên. Tuy nhiên, trên thực tiễn việc triển khai cụ thể hóa chương trình hành
động của Đồn, Hội trong thời gian vừa qua chưa được đầu tư đúng mức, công
tác nữ sinh viên tại các trường chưa được chú trọng, chưa có sự quan tâm đồng
đều, thường xuyên trong các hoạt động, trong các mặt công tác của nhà trường,
của các cấp bộ Đoàn, Hội, chưa coi trọng tổ chức các hoạt động riêng dành cho
nữ sinh viên. Việc nắm bắt tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng của nữ sinh viên
chưa thật chủ động, thường xuyên; chưa quan tâm đúng mức tới công tác bảo
vệ quyền lợi hợp pháp của nữ sinh viên. Công tác định hướng nghề nghiệp

nhằm phát huy lợi thế của nữ sinh viên ở những ngành, lĩnh vực phù hợp chưa
thực hiện hiệu quả. Hoạt động hỗ trợ nữ sinh viên, đặc biệt nữ sinh viên có
hồn cảnh khó khăn, nữ sinh viên dân tộc, nữ sinh viên sai phạm, lầm lỡ, nữ
sinh viên có học lực yếu, biểu hiện tự ti, nhút nhát hầu như chưa thực hiện.
3


Công tác phối hợp tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khoẻ, nhất là sức khoẻ
sinh sản và tình dục trong nữ sinh viên chưa thường xuyên, thiếu hoạt động cụ
thể.
Nhằm giúp cho Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên có căn cứ khoa học và
thực tiễn xác định các giải pháp cụ thể góp phần đẩy mạnh cơng tác nữ sinh viên
trong các trường Đại học, Cao đẳng thì cần thiết phải có cơng trình nghiên cứu
khoa học một cách tồn diện và nghiêm túc. Do đó, việc lựa chọn nghiên cứu đề
tài “Một số giải pháp góp phần đẩy mạnh công tác nữ sinh viên trong các trường
Đại học, Cao đẳng của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên” sẽ góp phần tích cực
thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, chủ trương của Đoàn,
Hội trong việc định hướng, hỗ trợ nữ sinh viên học tập tốt, rèn luyện tốt, phát triển
tồn diện, góp phần xây dựng và tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao của đất
nước.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề xuất các giải pháp góp phần đẩy mạnh cơng tác nữ sinh viên trong
các trường Đại học, Cao đẳng của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên trong thời
gian tới.
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1- Cơ sở lý luận về nghiên cứu giải pháp góp phần đẩy mạnh công tác nữ
sinh viên trong các trường Đại học, Cao đẳng của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh
viên.
2- Thực trạng cơng tác nữ sinh viên của Đồn Thanh niên, Hội Sinh viên.
3- Một số giải pháp của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên nhằm phát huy,

khuyến khích, động viên, hỗ trợ, định hướng cho nữ sinh viên trong học tập,
nghiên cứu khoa học, trong cuộc sống và tham gia các hoạt động Đoàn, Hội,
hoạt động xã hội.
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu:
Giải pháp góp phần đẩy mạnh cơng tác nữ sinh viên trong các trường Đại
học, Cao đẳng của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên.
4


2. Khách thể nghiên cứu:
- Nữ sinh viên đang học tập tại một số trường Đại học, Cao đẳng thuộc
khu vực Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Thái Nguyên.
- Đại diện cán bộ Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên tại một số trường Đại
học, Cao đẳng thuộc khu vực Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần
Thơ, Thái Nguyên.
- Đại diện Đảng ủy, Ban Giám hiệu, giáo viên một số trường Đại học,
Cao đẳng khu vực Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ.
- Đại diện một số cán bộ nữ tham gia tổ chức Đảng, chính quyền, đồn
thể, tổ chức kinh tế, doanh nghiệp...
V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tình hình nữ sinh viên và thực trạng cơng tác nữ sinh viên
của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên từ năm 2004 đến nay.
Địa bàn nghiên cứu, khảo sát: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà
Nẵng, Cần Thơ, Thái Nguyên
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1- Phương pháp luận: Tiếp cận nghiên cứu vấn đề theo quan điểm hệ
thống, khách quan, toàn diện và lịch sử.
2- Phương pháp cụ thể:
2.1- Tổng hợp và phân tích các tài liệu, các báo cáo và kết quả nghiên

cứu liên quan đến nữ sinh viên, công tác nữ sinh viên. Các tài liệu này được thu
thập từ nhiều nguồn khác nhau, như: các bài viết tham luận, hội thảo khoa học;
các loại sách, báo, tạp chí có liên quan; thơng tin từ Internet; các tư liệu báo cáo
của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên.
2.1- Điều tra xã hội học bằng bảng hỏi về thực trạng, nhu cầu, nguyện
vọng của nữ sinh viên và các giải pháp đẩy mạnh công tác nữ sinh viên trong
các trường Đại học, Cao đẳng tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,
Cần Thơ, Thái Nguyên.

5


2.3- Tổ chức phỏng vấn sâu với nữ sinh viên, cán bộ Đoàn Thanh niên,
Hội Sinh viên, Lãnh đạo, giáo viên một số trường Đại học, Cao đẳng, một số
cán bộ nữ tham gia tổ chức Đảng, chính quyền, đồn thể, tổ chức kinh tế, doanh
nghiệp...: phỏng vấn sâu, tọa đàm (tương ứng với mỗi nhóm đối tượng).
2.4- Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tơi ln chú trọng xin ý kiến
đóng góp của các chuyên gia, các nhà chun mơn có nhiều kinh nghiệm, hiểu
biết sâu về các vấn đề liên quan đến tình hình nữ sinh viên, thực trạng công tác
nữ sinh viên trong các nhà trường. Đã tiến hành tổ chức Hội thảo khoa học và
lấy ý kiến chuyên gia.
2.5- Báo cáo chuyên đề của các chuyên gia, cán bộ Đoàn, Hội chủ chốt
một số đơn vị.
VII. NHỮNG NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI
Chương I: Cơ sở lý luận nghiên cứu giải pháp góp phần đẩy mạnh
công tác nữ sinh viên trong các trường Đại học, Cao đẳng của Đoàn Thanh
niên, Hội Sinh viên.
I- Một số khái niệm:
1- Khái niệm “Nữ sinh viên”
2- Khái niệm “Công tác nữ sinh viên”

II- Quan điểm của Đảng, Nhà nước, tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác
phụ nữ.
III- Vai trị của Đồn Thanh niên, Hội Sinh viên trong công tác nữ sinh
viên.
IV- Một số định hướng, quan điểm của Đồn Thanh niên, Hội Sinh viên
trong cơng tác nữ sinh viên.
Chương II: Thực trạng công tác nữ sinh viên của Đồn Thanh niên,
Hội Sinh viên.
I- Tình hình nữ sinh viên.
II- Tình hình cơng tác nữ sinh viên trong các trường Đại học, Cao đẳng.

6


III- Thực trạng cơng tác nữ sinh viên của Đồn Thanh niên, Hội Sinh
viên.
1- Các hoạt động chung có sự tham gia của nữ sinh viên.
2- Các hoạt động dành riêng cho nữ sinh viên.
3- Công tác cán bộ nữ sinh viên.
Chương III: Một số giải pháp góp phần đẩy mạnh công tác nữ sinh
viên trong các trường Đại học, Cao đẳng của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh
viên.
1- Dự báo tình hình nữ sinh viên và những vấn đề đặt ra đối nữ sinh viên
và công tác nữ sinh viên.
2- Một số giải pháp góp phần đẩy mạnh cơng tác nữ sinh viên trong các
trường Đại học, Cao đẳng của Đồn Thanh niên, Hội Sinh viên.
2.1- Đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm
của các nhà trường, các cấp bộ Đồn, Hội đối với cơng tác nữ sinh viên.
2.2- Tổ chức các hoạt động định hướng lý tưởng, niềm tin; giáo dục đạo
đức, lối sống, tác phong cho nữ sinh viên.

2.3- Tổ chức và phối hợp tổ chức các hoạt động góp phần hỗ trợ nữ sinh
viên thi đua học tập, nghiên cứu khoa học.
2.4- Tổ chức các hoạt động hỗ trợ đời sống (vật chất, tinh thần) cho nữ
sinh viên.
2.5- Tăng cường công tác chăm sóc sức khoẻ, giáo dục giới tính, trang bị
kiến thức, rèn luyện kỹ năng sống cho nữ sinh viên.
2.6- Đẩy mạnh cơng tác tập hợp, đồn kết nữ sinh viên tham gia tổ chức
Đồn, Hội, vì sự tiến bộ của nữ sinh viên.
Kết luận và khuyến nghị
Tài liệu tham khảo
VIII. SẢN PHẨM NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

7


1- Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu một số giải pháp đẩy mạnh công
tác nữ sinh viên của Đoàn, Hội Sinh viên trong các trường Cao đẳng, Đại học.
2- Báo cáo tóm tắt.
3- Kỷ yếu hội thảo
4- Bảng tổng hợp số liệu điều tra XHH: xử lý số liệu bằng SPSS 11.5
IX. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
STT

Nội dung công việc

Kết quả

Thời gian

đạt được


thực hiện

Người, cơ
quan thực hiện

1

Xây dựng đề cương tổng Được duyệt và
quát, chi tiết
ký hợp đồng

Tháng 2/1010

Ban Thanh niên
trường học

2

Xây dựng bộ công cụ điều Có khả năng thu
tra
thập thơng tin,
khách quan,
chính xác

Tháng 3/2010

Ban Thanh niên
trường học


3

Hội thảo về phương pháp Thống nhất
Tháng 2-3/2010
luận tiếp cận vấn đề nghiên phương pháp
nghiên cứu và bộ
cứu, phương pháp điều tra
công cụ điều tra

Ban Thanh niên
trường học phối
hợp với các cơ
quan

4

Thu thập tài liệu, tư liệu liên Tương đối đủ tài
qua
liệu

Tháng 2/2010

Ban Thanh niên
trường học

5

Điều tra khảo sát cơ sở và
xử lý kết quả điều tra phiếu
trưng cầu ý kiến, tọa đàm,

phỏng vấn

Đánh giá đúng
thực trạng, phân
tích tìm ra
nguyên nhân, đề
xuất giải pháp

Tháng 3-5/2010

Ban Thanh niên
trường học

6

Đặt viết báo cáo chuyên đề

Chuyên sâu về
một số nội dung
trọng tâm

Tháng 3-8/2010

Ban chủ nhiệm
và các chuyên
gia

8



Tháng 10/2010

Ban Chủ nhiệm
và các cơ quan
phối hợp

Viết báo cáo tổng kết, kết Đánh giá đúng
quả nghiên cứu
thực trạng, đề
xuất giải pháp

Tháng 11 /2010

Ban Chủ nhiệm

9

Nghiệm thu cơ sở đề tài

Được Hội đồng
nghiệm thu
thông qua

Tháng 11/2010

Ban Thanh niên
Trường học

10


Nghiệm thu chính thức

Được Hội đồng
nghiệm thu
thơng qua

Tháng 12/2010

Thường trực Hội
đồng khoa học
cơ quan TW
Đoàn

11

Hoàn thiện nộp sản phẩm

Đủ số sản phẩm

Tháng 12/2010

Ban Thanh niên
Trường học

7

Hội thảo khoa học

8


Xin ý kiến các
nhà nghiên cứu,
chuyên gia

X. KINH PHÍ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
100.000.000đ (Một trăm triệu đồng)
XI. LỰC LƯỢNG THAM GIA NGHIÊN CỨU
1. Cơ quan chủ trì đề tài:
Ban Thanh niên Trường học Trung ương Đoàn
2. Đơn vị tham gia:
- Ban Tuyên giáo Tuyên giáo Trung ương Đoàn.
- Thành Đoàn, Hội Sinh viên thành phố Hà Nội.
- Thành Đoàn, Hội Sinh viên thành phố Hồ chí Minh.
- Thành Đồn, Hội Sinh viên thành phố Cần Thơ.
- Thành Đoàn, Hội Sinh viên thành phố Đà Nẵng.

9


- Một số ban, ngành, cơ quan chức năng liên quan đến vấn đề nghiên cứu
tình hình nữ sinh viên, thực trạng công tác nữ sinh viên trong các trường Cao
đẳng, Đại học.
3. Lực lượng nghiên cứu:
3.1. Đồng chí Vũ Thanh Mai, Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Trưởng Ban
Thường trực Ban Thanh niên Trường học Trung ương Đồn, Phó Chủ tịch
thường trực Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam.
3.2. Đồng chí Ngọ Duy Hiểu, Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương
Đồn, Bí thư Thành Đồn, Chủ tịch Hội Sinh viên thành phố Hà Nội.
3.3. Đồng chí Lương Nguyễn Minh Triết, Ủy viên Ban Thường vụ Trung
ương Đồn, Bí thư Thành Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên thành phố Đà Nẵng.

3.4. Đồng chí Lê Quốc Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương
Đồn, Phó Bí thư thành Đồn, Chủ tịch Hội Sinh viên thành phố Hồ Chí Minh.
3.5. Đồng chí Lê Hồng Anh, Ủy viên Ban Chấp hành, Phó Trưởng Ban
Thanh niên trường học Trung ương Đồn.
3.6. Đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương
Đồn, Phó Trưởng Ban Thanh niên Trường học Trung ương Đoàn.
3.7. Đồng chí Lương Thị Lịch, Phó Chánh Văn phịng Trung ương Hội
Sinh viên Việt Nam.
3.8. Đồng chí Nguyễn Bình Minh, Chánh Văn phòng Trung ương Hội
Sinh viên Việt Nam.
4. Chủ nhiệm đề tài:
Đồng chí Vũ Thanh Mai, Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Trưởng Ban
Thường trực Ban Thanh niên Trường học Trung ương Đồn, Phó Chủ tịch
thường trực Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam.
5. Thành viên Ban chủ nhiệm đề tài:
5.1- Đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương
Đồn, Phó Bí thư tỉnh Đồn Hải Dương.

10


5.2- Đồng chí Lê Hồng Anh, Ủy viên Ban Chấp hành, Phó Trưởng Ban
Thanh niên trường học Trung ương Đồn.
5.3- Đồng chí Lương Thị Lịch, Phó Chánh Văn phịng Trung ương Hội
Sinh viên Việt Nam.

11


CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP GÓP PHẦN ĐẨY
MẠNH CÔNG TÁC NỮ SINH VIÊN TRONG CÁC TRƯỜNG CAO
ĐẲNG, ĐẠI HỌC CỦA ĐOÀN THANH NIÊN, HỘI SINH VIÊN
I- Một số khái niệm
1- Sinh viên: Theo từ điển Tiếng Việt thì Sinh viên (Sinh viên Việt Nam)
là cơng dân Việt Nam đang theo học tại các trường Đại học và Cao đẳng. Họ là
một nhóm dân số xã hội, với các đặc điểm được xác định rõ bởi vai trị, vị trí
của hệ thống tái sản xuất và phát triển xã hội. Theo cuốn "Tâm lý học sư phạm
Đại học" của Phạm Minh Hạc, thuật ngữ "Sinh viên" có nguồn gốc từ tiếng La
tinh “students” có nghĩa là người làm việc nhiệt tình, người tìm hiểu, khai thác
tri thức. Sinh viên là đại biểu của một nhóm xã hội, đại đa số là thanh niên đang
chuẩn bị những tri thức, phương pháp và kinh nghiệm cần thiết để có thể tham
gia vào quá trình sản xuất vật chất hay tinh thần của xã hội sau khi tốt nghiệp.
2- Nữ sinh viên (nữ sinh viên Việt Nam): Theo đại từ điển Tiếng Việt của
tác giả Nguyễn Như Ý chủ biên, do Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Thành phố
Hồ Chí Minh, năm 2008 thì khái niệm Nữ sinh viên là công dân nữ Việt Nam
đang học bậc đại học, cao đẳng trong và ngoài nước. Trong phạm vi nghiên cứu
của đề tài thì nữ sinh viên là thanh niên Việt Nam đang học tập tại các trường
Đại học, Cao đẳng trong nước, có độ tuổi phần lớn từ 18 đến 25 tuổi.
3- Công tác: Theo đại từ điển Tiếng Việt của tác giả Nguyễn Như Ý chủ
biên, do Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2008
thì khái niệm Cơng tác là việc thực hiện cơng việc của Nhà nước, của đồn thể
của một cá nhân, nhóm cá nhân hay tổ chức.
4- Cơng tác nữ sinh viên: Là việc thực hiện công việc của Nhà nước, của
đoàn thể đối với nữ sinh viên. Việc thực hiện này có thể do tổ chức, cá nhân
hoặc một nhóm cá nhân nhằm tham gia giải quyết những vấn đề trong các mối
quan hệ của nữ sinh viên, giúp cho nữ sinh viên ngày càng học tập tốt hơn, rèn
luyện tốt hơn, thoải mái, dễ chịu hơn trong cuộc sống.
5- Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh: là tổ chức chính trị - xã hội
của thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí

12


Minh sáng lập và rèn luyện. Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến, phấn
đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã
hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng Cộng sản Việt Nam,
là lực lượng xung kích cách mạng, là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh
niên, đại diện chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của tuổi trẻ; là
lực lượng nịng cốt chính trị trong phong trào thanh niên và trong các tổ chức
thanh niên Việt Nam. Nhiệm vụ của Đoàn là đoàn kết, tập hợp rộng rãi các tầng
lớp thanh niên, thực hiện tốt vai trị nịng cốt, định hướng chính trị trong việc
xây dựng tổ chức hoạt động của Hội LHTN Việt Nam, Hội Sinh viên Việt
Nam… Giáo dục lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho đồn viên, thanh niên thơng
qua các phong trào hành động cách mạng. Mảng hoạt động giáo dục là sợi chỉ
đỏ xuyên suốt quá trình hoạt động của Đoàn. Tham gia xây dựng Đảng, bảo vệ
Đảng, coi nhiệm vụ xây dựng Đảng là một tất yếu trong xây dựng tổ chức
Đoàn, ngược lại Đoàn TNCS phải là đội quân trung thành, kế tục sự nghiệp của
Đảng, mang ngọn cờ, lý tưởng của Đảng đến đích cuối cùng, đưa Nghị quyết và
đường lối của Đảng vào trong cuộc sống. Đồn TNCS Hồ Chí Minh là nguồn
cung cấp bổ sung cho Đảng lực lượng trẻ, có tri thức, đạo đức, sức khoẻ để
gánh vác công việc tạo sinh lực mới cho Đảng.
6- Hội Sinh viên Việt Nam: là tổ chức chính trị - xã hội của sinh viên Việt
Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật của nước cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự
quản lý của Nhà nước và vai trò nòng cốt chính trị của Đồn Thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh. Hội là thành viên của Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam và
Hội sinh viên quốc tế. Chức năng, nhiệm vụ của Hội là tập hợp, đồn kết,
khuyến khích, giúp đỡ hội viên, sinh viên trong học tập và rèn luyện, hồn
thành nhiệm vụ của người sinh viên, góp phần xây dựng nhà trường vững

mạnh. Giáo dục lý tưởng, truyền thống đạo đức, lối sống và ý thức pháp luật
cho hội viên, sinh viên. Phản ánh nhu cầu, nguyện vọng của sinh viên; tham gia
phản biện, đề xuất các chủ trương, chính sách liên quan đến sinh viên. Tổ chức
các hoạt động thiết thực chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ các
quyền lợi hợp pháp, chính đáng của hội viên, sinh viên và tổ chức Hội. Đoàn
kết, phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với các tổ chức sinh viên, thanh niên

13


tiến bộ và nhân dân các nước trên thế giới vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ
và tiến bộ xã hội.
7- Cơng tác nữ sinh viên của Đồn Thanh niên, Hội Sinh viên các trường
Đại học, Cao đẳng: là việc thực hiện nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước giao cho
Đồn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam trong việc phát huy, chăm
lo, hỗ trợ nữ sinh viên học tập tốt, rèn luyện tốt, xây dựng đội ngũ nữ trí thức
trẻ trong tương lai có tri thức, sức khỏe, bản lĩnh, góp phần xây dựng nước Việt
Nam hồ bình độc lập, giàu mạnh, cơng bằng, dân chủ, văn minh theo định
hướng xã hội chủ nghĩa.
II- Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước về cơng
tác phụ nữ
1- Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự nghiệp giải phóng phụ nữ và cơng tác
thanh niên
1.1- Về sự nghiệp giải phóng phụ nữ:
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln quan tâm đến cơng tác phụ nữ,
bình đẳng và tiến bộ của Phụ nữ, thể hiện trên một số luận điểm chủ yếu sau:
Một là, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln thấy rõ và đề cao vai trò của Phụ nữ
trong sự nghiệp cách mạng. Bác cho rằng, vai trò của phụ nữ trong xã hội rất to
lớn, cả trong công cuộc chống giặc ngoại xâm cũng như trong quá trình phát
triển kinh tế, xã hội và chính trị của đất nước: "Non sơng gấm vóc Việt Nam do

phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ"1 .
Hai là, Hồ Chí Minh xác định giải phóng phụ nữ là một trong những
mục tiêu quan trọng của sự nghiệp cách mạng. Giải phóng phụ nữ ln gắn chặt
với giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp, giải phóng con
người. Và đó chính là con đường xóa bỏ áp bức, bóc lột, nghèo nàn, bất bình
đẳng. Người khẳng định:“Nói phụ nữ là nói phần nửa xã hội. Nếu khơng giải
phóng phụ nữ thì khơng giải phóng một nửa lồi người. Nếu khơng giải phóng
phụ nữ là xây dựng xã hội chỉ một nửa”2. Theo Người, giải phóng phụ nữ là
“một cuộc cách mạng to và khó” và “không thể dùng vũ lực mà tranh đấu. Vũ
1
2

Hồ Chi Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội 1995, t.6, tr 432
Hồ Chi Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội 1995, t.9, tr 523

14


lực của cuộc cách mạng này là sự tiến bộ về chính trị, kinh tế, văn hóa, pháp
luật. Phải cách mạng từng người, từng gia đình, đến tồn dân. Dù to và khó
nhưng nhất định thành cơng”3.
Ba là, dưới chế độ ta - chế độ mọi người dân đều là chủ xã hội, nam nữ
bình đẳng về vị trí, bình đẳng về quyền lợi, thì phụ nữ phải có vị trí xứng đáng
với vai trị của mình. Người cịn cho rằng, nếu cán bộ lãnh đạo là nữ mà ít, đấy
cũng là một thiếu sót của Đảng. Người ln kêu gọi Đảng và chính phủ quan
tâm đến phụ nữ, tạo mọi điều kiện để phụ nữ được bình đẳng thực sự trong mọi
lĩnh vực; có kế họach thiết thực giúp đỡ để ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia
quản lý lãnh đạo. Tháng 8 năm 1949, viết thư gửi đồng bào Nghệ An, Hồ Chí
Minh nhấn mạnh: "Tơi rất vui lịng rằng xã nào cũng có phụ nữ tham gia Hội
đồng nhân dân. Phụ nữ phải tham gia chính quyền nhiều hơn và thiết thực

hơn"4 . Di chúc thiêng liêng của Người ghi rõ: “Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu
nước, phụ nữ đảm đang ta đã góp phần xứng đáng trong chiến đấu và trong
sản xuất. Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất
nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công
việc lãnh đạo. ..”.
Bốn là, cần phải xoá bỏ tàn dư phong kiến trọng nam khinh nữ, coi
thường, xem nhẹ khả năng làm việc xã hội của phụ nữ đã tồn tại trong thời gian
dài và là một trong những cản trở lớn trong thực hiện bình đẳng nam nữ. Chỉ có
như vậy mới thực sự giải phóng phụ nữ, làm cho cách mạng do Đảng Cộng sản
Việt Nam lãnh đạo có ý nghĩa cách mạng đầy đủ, có tính nhân văn sâu sắc.
Người cũng động viên phụ nữ phải xóa bỏ tâm lý mặc cảm, tự ti để tham gia
vào các lĩnh vực chứ khơng trơng chờ, ỷ lại vào chính sách:“Phụ nữ phải nâng
cao tinh thần làm chủ, cố gắng học tập và phấn đấu; phải xóa bỏ tư tưởng bảo
thủ, tự ti; phải phát triển chí khí tự cường, tự lập”5.
1.2- Về thanh niên và công tác thanh niên:
Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vĩ đại của mình, Bác Hồ luôn chăm
lo, ân cần, dành nhiều tâm sức cho sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng, phát huy
thanh niên và cơng tác thanh niên. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác thanh
3

Hồ Chí Minh về giáo dục và tổ chức thanh niên, NXB Thanh niên, 2002
Hồ Chí Minh; tồn tập, Nxb CTQG, Hà Nội 1995, t.5,tr.673
5
Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội 1995, t.11,tr.259.
4

15


niên là một hệ thống nhất quán về nhận thức, tư duy chính trị, quan điểm, lý

luận trong nhiều lĩnh vực như nhìn nhận, đánh giá, về vai trị, vị trí, khả năng
cách mạng của thanh niên, giáo dục đào tạo lớp người kế tục sự nghiệp của dân
tộc, của Đảng, tổ chức thanh niên thành lực lượng xung kích cách mạng, đội
hậu bị tin cậy của Đảng, đi đầu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc
Việt Nam XHCN.
- Thanh niên là lực lượng xung kích chủ yếu của cách mạng, “là người
chủ tương lai của nước nhà”6. Bác cho rằng, thanh niên có tiềm năng, vai trị,
vị trí to lớn trong đời sống xã hội, phải luôn tin tưởng ở thế hệ trẻ và mong
muốn họ có đủ sức mạnh để gánh vác sự nghiệp cách mạng trong tương
lai:“Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh
niên”, “Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường cuốc
năm châu được hay khơng chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các
cháu” 7.
- Ðảng, Nhà nước phải chăm lo bồi dưỡng, giáo dục lý tưởng và đạo đức
cách mạng cho thanh niên, giáo dục ý thức làm chủ và đào tạo họ thành người
làm chủ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là khoa học kỹ thuật,
đào tạo nghề nghiệp.
- Thanh niên phải tự vươn lên, phấn đấu, rèn luyện để thật sự là đội quân
chủ lực của cách mạng. Bác yêu cầu mọi thanh niên phải chống tâm lý tư lợi,
ham hưởng thụ, ngại khó nhọc, chống thói quen xem thường lao động, nhất là
lao động chân tay, chống lười biếng, giả dối, hình thức, khoe khoang. Phát huy
mặt mạnh, khắc phục điểm yếu tự hoàn thiện nhân cách của bản thân.
Bác luôn chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền phải thực sự thấm nhuần
và quan tâm đến thanh niên:
Thứ nhất, phải quan tâm đào tạo, giáo dục cho thanh thiếu niên “Vì lợi
ích trăm năm phải trồng người”. Luận điểm “trồng người” của Bác cho ta thấy
tính chất lâu dài, gian khổ của cơng việc để có được những con người có hiểu
biết, có đạo đức và năng lực - nhân tố then chốt quyết định sự thành công của
cách mạng, sự tiến bộ xã hội và tiền đồ dân tộc. “Trồng người” là quan điểm
6

7

Hồ Chí Minh, “Về giáo dục thanh niên”, NXB Thanh niên, 1980, tr.84
Hồ Chí Minh tồn tập, Nxb CTQG, Hà Nội 1995, t.4, tr.33

16


giáo dục toàn diện của Hồ Chủ tịch, bao gồm cả thể chất, trí tuệ, tâm hồn, đạo
đức…
Thứ hai, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan
trọng và cần thiết. Đảng, Nhà nước phải chăm lo giáo dục lý tưởng và đạo đức
cách mạng cho thanh niên nhằm hình thành “những người kế thừa xây dựng Xã
hội chủ nghĩa vừa hồng, vừa chuyên” (Di chúc Hồ Chí Minh).
Thứ ba, cần đưa thanh niên vào các tổ chức chính trị, xã hội do Ðảng
lãnh đạo để vừa giác ngộ lý tưởng cách mạng cho họ, vừa đưa họ vào hoạt động
thực tiễn đấu tranh cách mạng của toàn dân tộc. Đây vừa là tổ chức, vừa là môi
trường cho người thanh niên rèn luyện phẩm chất đạo đức, nâng cao bản lĩnh
chính trị và cống hiến cho đất nước. Điều này thể hiện phần nào qua công lao to
lớn của Bác trong việc sáng lập và rèn luyện tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh.
2- Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phụ nữ, công tác phụ
nữ; nữ thanh niên và nữ sinh viên
2.1- Về phụ nữ và Công tác phụ nữ:
Trong suốt q trình cách mạng, Ðảng ta ln quan tâm lãnh đạo công
tác phụ nữ và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới. Chủ trương của Ðảng về cơng
tác phụ nữ được thể hiện xuyên suốt trong Nghị quyết Ðại hội Ðảng, các nghị
quyết và chỉ thị của Trung ương Ðảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về cơng tác
quần chúng, công tác vận động phụ nữ, công tác cán bộ nữ. Nhà nước đã ban
hành nhiều chính sách cụ thể nhằm tạo điều kiện để phụ nữ phát triển và thúc

đẩy bình đẳng giới.
Ngay từ khi mới thành lập, tại Hội nghị Trung ương tháng 10 năm 1930,
Đảng đã có Nghị quyết đầu tiên về cơng tác vận động phụ nữ. Trong đó, khẳng
định vai trị và khả năng to lớn của Phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp Cách
mạng; coi công tác phụ nữ là một nội dung trong công tác Đảng, đồng thời chỉ
ra rằng nhất thiết phải có một tổ chức, một đồn thể đại diện cho quyền lợi hợp
pháp của phụ nữ và giải phóng phụ nữ: “Cơng tác trong quần chúng phụ nữ là
một nhiệm vụ lớn và rất trọng yếu…. Đảng cần phải tổ chức ra các đoàn thể
phụ nữ, phụ nữ hiệp hội mục đích là mưu cầu quyền cho phụ nữ, làm cho phụ

17


nữ triệt để giải phóng”8. Có thể nói Việt Nam là quốc gia sớm hình thành
những quan điểm, chính sách giáo dục, đào tạo bình đẳng giữa nam và nữ.
Đảng và Nhà nước đã có đường lối, quan điểm, chủ trương, chính sách nhất
quán về giáo dục đào tạo trong đó thừa nhận sự bình đẳng giữa nam và nữ. Nữ
học sinh, sinh viên khơng phải chịu bất cứ hình thức phân biệt, đối xử nào trong
thi tuyển, các điều kiện học tập và thi tốt nghiệp.
- Ngày 6 tháng 12 năm 1957, Đảng ra Nghị quyết 25/NQ/TƯ về một số
vấn đề công tác vận động phụ nữ, đã nhấn mạnh việc cần thiết phải nâng cao
nhận thức của các cấp ủy Đảng, các cấp, các ngành về vai trò của phụ nữ trong
xã hội.
- Nghị quyết số 152 của Ban Bí thư TW Đảng ngày 10/1/1967 về “một số
vấn đề tổ chức lãnh đạo công tác phụ vận” và Nghị quyết số 153 về “công tác
phụ nữ” xác định, công tác phụ vận không chỉ quan tâm đến việc tăng cường
bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em; chăm lo đời sống, giải quyết quyền lợi cho nữ
công nhân, viên chức; tăng cường cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho phụ
nữ… mà cịn bao gồm cả cơng tác cán bộ nữ. Cần đấu tranh kiên quyết chống
tư tưởng phong kiến, hẹp hòi trong việc sử dụng, đề bạt cán bộ nữ; tăng cường

đào tạo, bồi dưỡng và mạnh dạn sử dụng, cất nhắc cán bộ nữ.
- Chỉ thị 44-CT/TƯ ngày 7/6/1984 của Ban Bí thư “về một số vấn đề cấp
bách trong công tác cán bộ nữ” đã nêu chủ trương:“Tiếp tục thực hiện nam nữ
bình đẳng, nâng cao vai trò cán bộ nữ trong quản lý kinh tế, quản lý nhà nước
là một nội dung quan trọng để thực hiện phát huy quyền làm chủ tập thể của
nhân dân lao động…”. Chỉ thị đề cập đến yêu cầu tích cực đào tạo, bồi dưỡng,
tạo điều kiện cho cán bộ nữ hoàn thành nhiệm vụ, coi việc tăng cường công tác
cán bộ nữ là biện pháp quan trọng để thực hiện bình đẳng nam nữ và là một bộ
phận trong chiến lược công tác cán bộ của Đảng.
- Nghị quyết số 04/NQ-TƯ ngày 12/7/1993 của Bộ chính trị về “Đổi mới
và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới” đã khẳng định
mục tiêu giải phóng phụ nữ hiện nay là thiết thực cải thiện đời sống vật chất và
tinh thần, nâng cao vị trí xã hội của phụ nữ, thực hiện tốt nam nữ bình đẳng;
đồng thời nêu rõ: sự nghiệp giải phóng phụ nữ và công tác phụ nữ là trách
8

Văn kiện Đảng về công tác vận động phụ nữ. NXB phụ nữ, Hà Nội, năm 1970, tr.10.

18


nhiệm của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể nhân dân, của tồn xã hội và từng gia
đình.
- Chỉ thị số 37-CT/TW của Ban bí thư Trung ương Đảng về “Một số vấn
đề cơng tác cán bộ nữ trong tình hình mới” nhấn mạnh việc tăng cường cán bộ
nữ vào các vị trí lãnh đạo, quản lý. Trong đó nêu rõ, cần có quy hoạch, tạo
nguồn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ; nâng cao tỷ lệ cán bộ nữ trong các cấp,
các ngành; xây dựng chính sách tạo điều kiện cho cán bộ nữ làm việc và
khuyến khích tài năng nữ phát triển; đẩy mạnh công tác phát triển Đảng trong
phụ nữ.

- Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/04/2007 của Bộ Chính trị “Về cơng
tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước” tiếp tục khẳng định quan
điểm của Đảng về công tác phụ nữ một cách sâu sắc với u cầu cao hơn. Đó
là: phát huy vai trị, tiềm năng to lớn của phụ nữ, nâng cao địa vị phụ nữ, thực
hiện bình đẳng giới trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; cơng
tác phụ nữ phải phát huy được tinh thần làm chủ, tiềm năng, sức sáng tạo và
khả năng đóng góp cao nhất của các tầng lớp phụ nữ; xây dựng, phát triển vững
chắc đội ngũ cán bộ nữ, đồng thời xác định cơng tác phụ nữ là “trách nhiệm
của hệ thống chính trị, của tồn xã hội và của từng gia đình”.
2.2- Quan điểm về thanh niên, nữ thanh niên, nữ sinh viên:
Thanh niên và công tác thanh niên là một trong những vấn đề cốt lõi của
cách mạng Việt Nam, được Đảng Cộng sản Việt Nam đặc biệt quan tâm trong
suốt quá trình lãnh đạo đất nước. Quan điểm lớn của Đảng thể hiện tập trung
nhất trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp hành Trung ương Đảng
(khóa VII) về “Về công tác thanh niên trong thời kỳ đổi mới” và Nghị quyết
Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa X) “Về tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Đó là:
- Đánh giá vị trí, vai trị: Đảng đặt niềm tin sâu sắc vào thanh niên, coi
Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực
lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố
quyết định sự thành bại của cách mạng dân tộc cũng như trong sự nghiệp CNHHĐH đất nước, hội nhập và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thanh niên được đặt ở
19


vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con
người. Bởi vậy, xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh là nội dung quan trọng
trong công tác xây dựng Đảng, là xây dựng Đảng trước một bước.
- Công tác thanh niên: Xác định việc chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục thanh
niên thành lớp người “vừa hồng vừa chuyên” là trách nhiệm của cả hệ thống

chính trị, trong đó Đảng lãnh đạo cơng tác thanh niên, Nhà nước quản lý thanh
niên và công tác thanh niên. Cần phải “xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam
giàu lòng yêu nước, tự cường dân tộc; kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội; có đạo đức cách mạng, ý thức chấp hành pháp luật, sống có
văn hóa, vi cộng đồng; có năng lực, bản lĩnh trong hội nhập quốc tế; có sức
khoẻ, tri thức, kỹ năng và tác phong cơng nghiệp…Hình thành một lớp thanh
niên ưu tú trên mọi lĩnh vực, kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách
mạng của Đảng, của dân tộc…”9.
- Với bản thân thanh niên, nữ thanh niên, nữ sinh viên, sự nỗ lực học tập,
tự rèn luyện đạo đức, lối sống, hoàn thiện nhân cách và phấn đấu không ngừng
là yếu tố quan trọng để xây dựng thế hệ thanh niên thời kỳ mới.
3- Luật pháp, chính sách của Nhà nước về phụ nữ, cơng tác phụ nữ, nữ
thanh niên, nữ sinh viên
3.1- Đối với phụ nữ:
Có thể nói, nhà nước đã có hệ thống luật pháp, chính sách tương đối đảm
bảo thực hiện các quan điểm chỉ đạo của Đảng về phụ nữ và công tác phụ nữ.
Hiến pháp nước Việt Nam ghi rõ quyền bình đẳng nam và nữ trong mọi lĩnh
vực.
Nhà nước ta đã đưa nội dung bình đẳng giới và những vấn đề liên quan
đến phụ nữ vào các chính sách, chương trình hành động quốc gia như: Chiến
lược tồn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo đến năm 2010, kế hoạch
phát triển kinh tế-xã hội 2006-2010, chiến lược và hành động quốc gia vì sự
tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010… Trên cơ sở đó, các bộ, ngành và
địa phương đã xây dựng kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ phù hợp
với đặc điểm của từng ngành, từng địa phương.
9

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7, BCH Trung ương (Khóa X)

20



Quyết định 163 của Hội đồng bộ trưởng (14/10/1988) nay được thay thế
bằng Nghị định 19-2003/NĐ-CP của Chính phủ ra ngày 7/2/2003 quy định
trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong việc đảm bảo cho
các cấp Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý Nhà nước là một văn
bản pháp lý rất quan trọng trong việc tạo cơ chế để phụ nữ được tham gia quyết
định các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ, trẻ em.
Nhiều văn bản pháp luật có điều khoản quy định sự bình đẳng nam - nữ
trong các lĩnh vực, đảm bảo quyền cho phụ nữ, như: Luật về hơn nhân và gia
đình, Luật dân sự, hình sự, lao động, đất đai. Luật giáo dục, Luật bảo vệ sức
khoẻ nhân dân, Luật doanh nghiệp… Đặc biệt, sự ra đời của Luật Bình đẳng
giới (11/2006) và Luật Phịng chống bạo lực gia đình (11/2007) đã thể hiện
quan điểm kiên quyết trong bảo vệ quyền phụ nữ cũng như thể hiện tập trung,
đầy đủ nhất nội dung về bình đẳng giới, khẳng định Nhà nước thống nhất quản
lý về vấn đề bình đẳng giới.
3.2- Đối với thanh niên, nữ thanh niên và nữ sinh viên:
Cho đến nay, tuy chưa có văn bản nào quy định những vấn đề đặc thù
riêng của đối tượng nữ thanh niên, nữ sinh viên, nhưng Nhà nước đã có nhiều
chủ trương, chính sách đặc biệt quan tâm đến thanh niên, sinh viên nói chung,
trong đó thừa nhận sự bình đẳng giữa nam và nữ. Nữ thanh niên, sinh viên
không phải chịu bất kỳ hình thức phân biệt đối xử nào trong học tập, lao động
và các hoạt động khác.
Quan điểm của Nhà nước về vấn đề thanh niên thể hiện toàn diện nhất
trong Luật Thanh niên, trong đó khẳng định trách nhiệm của Nhà nước đối với
thanh niên là “có chính sách tạo điều kiện cho thanh niên học tập, lao động,
giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng về đạo đức, truyền thống dân tộc,
ý thức công dân, ý chí vươn lên…”, đồng thời nêu rõ nội dung, trách nhiệm
quản lý nhà nước về công tác thanh niên. Ngày 29/4/2003, Chính phủ đã ra
quyết định số 70/2003/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển thanh niên đến

năm 2010, trong đó nêu rõ 6 mục tiêu và 5 nhóm giải pháp cơ bản..
Điểm nổi bật trong công tác thanh niên, sinh viên của Nhà nước là có
nhiều chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên, sinh viên được học tập,
bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ học vấn, chuyên
21


môn, nghề nghiệp… đúng như quan điểm của Đảng, tư tưởng của Chủ tịch Hồ
Chí Minh. Điều đó thể hiện rõ trong Luật Giáo dục; trong các văn bản quy định
chế độ học bổng, trợ cấp xã hội, chế độ miễn, giảm học phí đối với học sinh,
sinh viên, nhất là các chế độ ưu tiên, khuyến khích học tập với đối tượng là
người dân tộc thiểu số (như: Thông tư liên tịch số 54/TTLT giữa Bộ Giáo dục
và Đào tạo với Bộ Tài chính ngày 31/8/1998; Quyết định số 44/2007/QĐBGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ra ngày 15/8/2007; Quyết định số
194/2001/QĐ-TTg ngày 21/12/2001 và Quyết định số 82/2006/QĐ-TTg của
Thủ tướng chính phủ...). Đặc biệt, Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày
27/9/2007 của Thủ tướng chính phủ về tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh
viên có ý nghĩa rất quan trọng, đã giúp nhiều gia đình có hồn cảnh khó khăn
yên tâm đầu tư cho con cái, nhiều sinh viên nghèo vượt qua nguy cơ bỏ học, tập
trung cho việc học hành.
Bên cạnh đó, Nhà nước cịn có chính sách đầu tư, xây dựng nhà ở nội trú
cho sinh viên; hỗ trợ 30% trong chi trả bảo hiểm y tế, quy định rõ trong Luật
bảo hiểm y tế; có các chính sách về phát hiện, bồi dưỡng và thu hút, sử dụng
nhân tài; tạo điều kiện cho sinh viên ra nước ngoài học tập bằng Ngân sách Nhà
nước, trong đó có khơng ít sinh viên nữ; đồng thời ban hành các chính sách tạo
đà cho thanh niên khởi nghiệp và lập nghiệp bền vững như Quyết định
770/1994/TTg của Thủ tướng về tổ chức và chính sách đối với thanh niên xung
phong xây dựng kinh tế, Chỉ thị 145/1994/TTg, Chỉ thị 06/2005/TTg của Thủ
tướng về phát huy vai trò thanh niên tham gia phát triển kinh tế, xã hội…
III- Vai trị của Đồn Thanh niên, Hội Sinh viên trong cơng tác nữ
sinh viên

Đồn thanh niên, Hội Sinh viên trong trường Đại học, Cao đẳng đều có
chung đối tượng tác động là sinh viên, trong đó có nữ sinh viên. Nữ sinh viên
đóng góp một tỉ lệ quan trọng về mặt số lượng, chất lượng trong các hoạt động
của Đoàn- Hội, do đó chăm lo đến cơng tác nữ sinh viên là gián tiếp chăm lo,
củng cố chất lượng hoạt động của Đoàn, Hội các trường Đại học, Cao đẳng. Nữ
sinh viên Việt Nam ngày càng năng động, sáng tạo, thể hiện nhiều điểm vượt
trội trong học tập, nghiên cứu khoa học, hoạt động đoàn thể. Ngày càng xuất
hiện nhiều gương nữ sinh viên học tập tốt, tham gia tích cực trong cơng tác
Đồn- Hội. Khảo sát tỉ lệ nữ sinh viên được tuyên dương qua các giải thưởng,
22


các hoạt động cho Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên các cấp tổ chức khá cao. Từ
thực tế công tác nữ sinh viên trong thời gian vừa qua, có thể thấy Đồn Thanh
niên, Hội Sinh viên đóng một vai trị khá quan trọng. Hầu hết các trường Đại
học, Cao đẳng đều xem nội dung này là một trong những hoạt động của ĐoànHội và tuỳ theo điều kiện cụ thể, quỹ thời gian, nguồn lực của Đoàn- Hội từng
đơn vị để thiết kế nội dung hoạt động.
Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên, tùy từng vị trí, chức năng nhiệm vụ của
mình phải xác định cơng tác nữ sinh viên là một nội dung khơng thể thiếu, cần
hình thành những nhóm giải pháp mang tính đặc thù, hiệu quả cho đối tượng
này. Tổ chức Đồn Thanh niên, Hội Sinh viên, thơng qua những hoạt động của
mình, phải đồn kết, tập hợp được nữ sinh viên, là điểm đến tin cậy để nữ sinh
viên chia sẻ những suy nghĩ, tình cảm, cùng tham gia tư vấn, tháo gỡ, giúp nữ
sinh viên có một đời sống tinh thần phong phú, có điều kiện bổ trợ để học tập
tốt hơn, tham gia hoạt động Đồn- Hội hiệu quả hơn. Vai trị của Đồn- Hội
vừa là người bạn, là người đồng hành, định hướng cho nữ sinh viên trong quá
trình đào tạo. Nữ sinh viên cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức, với
yếu tố giới tính nữ, cũng sẽ phải đối mặt với những khó khăn nhiều hơn trong
cuộc sống. Những thơng tin về tình trạng sống thử, về vấn đề tự bảo vệ và được
bảo vệ khi bị xâm hại của nữ sinh, định hướng giá trị thẩm mỹ, giá trị, lối sống

cho nữ sinh viên đang là những vấn đề đặt ra cho tổ chức Đoàn Thanh niên,
Hội Sinh viên.
Đánh giá vai trị của Đồn Thanh niên, Hội Sinh viên trong cơng tác nữ
sinh viên, có thể khái qt ở một số nhận định sau:
- Xây dựng phong trào, tạo môi trường tốt để hỗ trợ, giúp đỡ nữ sinh
viên học tập tốt, rèn luyện tốt: Các cấp bộ Đoàn- Hội đã có sự chuyển biến khá
tích cực trong nhận thức khi xây dựng phong trào, chú ý đến đối tượng nữ sinh
viên. Biểu hiện cụ thể là số lượng các Câu lạc bộ, Đội, Nhóm dành riêng cho
nữ sinh như Câu lạc bộ Bạn gái, Câu lạc bộ Nữ sinh viên, Câu lạc bộ Nữ sinh 2
tốt, các câu lạc bộ gắn với sở thích đặc thù của nữ sinh như văn thể mỹ, nấu
ăn… ngày càng tăng. Điều đáng chú ý là bên cạnh các trường có số lượng nữ
sinh đơng, việc thành lập là một lợi thế, thì tại một số trường khơng có tỉ lệ nữ
sinh cao như khối ngành kỹ thuật, tự nhiên, các câu lạc bộ dành riêng cho nữ
sinh vẫn được thành lập và hoạt động khá hiệu quả. Bên cạnh các Câu lạc bộ,
23


Đội, Nhóm, các hoạt động dành riêng cho nữ sinh như các hội thi Nữ sinh
thanh lịch, Duyên dáng sinh viên, Ngày hội chia sẻ với ½ thế giới, hội thi nấu
ăn, cắm hoa… cũng đã được nhiều đơn vị tổ chức, tạo sân chơi đặc thù, thu hút
khá đông nữ sinh tham gia.
- Tổ chức các hoạt động chăm sóc, sức khỏe giới tính cho nữ sinh viên:
Các hoạt động tư vấn tâm lý bạn gái, tư vấn về các vấn đề tình u, giới tính, an
tồn tình dục dành riêng cho nữ sinh viên được tổ chức thường xuyên hơn. Số
lượng học bổng dành cho nữ sinh viên tăng qua từng năm, nữ sinh viên là một
trong những đối tượng ưu tiên khi xem xét trao học bổng của Đoàn- Hội các cấp.
- Thu hút nữ sinh viên tham gia các hoạt động Đoàn, Hội, rèn luyện kỹ
năng, góp phần đào tạo nữ sinh viên trở thành những trí thức trẻ đóng góp tích
cực cho sự phát triển của xã hội, xây dựng gia đình hạnh phúc, tạo nguồn cán
bộ nữ trí thức trong tương lai: Tỷ lệ nữ sinh viên tham gia các hoạt động do

Đoàn - Hội tổ chức khá cao. Ngay cả các hoạt động dành riêng cho nam sinh
viên hay chung cho cả hai giới, tỉ lệ nữ sinh viên tham gia trực tiếp, tham gia dự
khán, cổ vũ chiếm một tỉ lệ khá cao. Theo khảo sát từ 60 Hội Sinh viên các
trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, tỉ lệ nữ sinh
viên tham gia các hoạt động đạt trên 60% tổng số nữ sinh viên của đơn vị. Nữ
sinh viên tham gia các hoạt động Đoàn - Hội với tính tích cực khá cao, là một
trong những nhân tố góp phần thành cơng cho hoạt động.
Tỉ lệ nữ sinh viên tham gia Ban chấp hành Đoàn Thanh niên- Hội Sinh
viên các cấp có sự gia tăng. Hầu hết các đơn vị khi xây dựng đề án nhân sự đều
xác định tỉ lệ nữ tối thiểu 30% và thực thi khá hiệu quả tỉ lệ này. Chỉ tính riêng
tại Tp. Hồ Chí Minh, hơn 37% nữ sinh viên đang giữ các nhiệm vụ chủ chốt chủ
tịch, phó chủ tịch Hội sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng. Điều này cho thấy
nữ sinh viên ngày càng nhận được nhiều sự tín nhiệm từ sinh viên, ngày càng thể
hiện hình ảnh năng động, sáng tạo trong cộng đồng sinh viên Việt Nam.
Nhiều tỉnh thành đã chú trọng hơn đến công tác nữ sinh viên thông qua
việc thành lập Ban vì sự tiến bộ nữ thanh niên tỉnh, thành, trong đó có chú ý
đến đối tượng nữ sinh viên. Với việc hình thành Ban vì sự tiến bộ nữ thanh
niên, cơng tác nữ thanh niên nói chung, nữ sinh viên nói riêng đã có nét khởi
sắc, được đánh giá khá tốt.
24


CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CƠNG TÁC NỮ SINH VIÊN
CỦA ĐỒN THANH NIÊN, HỘI SINH VIÊN
I- Tình hình nữ sinh viên
1- Số lượng các trường Đại học, Cao đẳng
Năm 1987, cả nước có 101 trường đại học, cao đẳng (63 trường đại học,
chiếm 62%; 38 trường cao đẳng, chiếm 38%), đến tháng 9/2009 có 376 trường
đại học và cao đẳng, tăng gấp 3,7 lần (150 trường đại học, chiếm 40%, gấp 2,4

lần và 226 trường cao đẳng, chiếm 60%, gấp 6 lần).
Cả nước có 35/63 tỉnh, thành thành lập trường đại học mới, trong đó: 23
tỉnh có thêm 01 trường; 10 tỉnh có thêm 2-3 trường; riêng thành phố Hồ Chí
Minh có thêm 18 trường đại học và Hà Nội có thêm 23 trường, chiếm 43% số
trường đại học mới và nâng cấp.
Số lượng trường đại học, cao đẳng ở vùng cao, miền núi, vùng có điều
kiện kinh tế - xã hội khó khăn đã tăng lên: Tây Bắc (01 trường đại học, 08
trường cao đẳng); Tây Nguyên (03 trường đại học, 10 trường cao đẳng); đồng
bằng Sông Cửu Long (11 trường đại học, 27 trường cao đẳng).
Như vậy, quy mô các trường đại học, cao đẳng tăng, tạo điều kiện cho
các tầng lớp nhân dân có cơ hội tiếp cận với giáo dục đại học, nhất là con em
đồng bào dân tộc thiểu số, nữ sinh viên khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu,
vùng xa.
2- Số liệu cơ bản về nữ sinh viên
Số lượng nữ sinh viên:
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, số lượng nữ sinh viên biến đổi rõ
rệt theo từng năm học.
Năm học 2007-2008, số lượng nữ sinh viên trong các trường cao đẳng,
đại học là 870.692 người, chiếm 56,8% tổng số sinh viên cả nước. Năm học
2008-2009, số lượng nữ sinh viên giảm xuống còn 846.876 người, chiếm

25


×