Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Tiểu luận maclenin vật chất và ý thức lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (642.98 KB, 28 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
TP.HCM
Khoa: Lý luận chính trị

Tiểu Luận

VẬT CHẤT & Ý THỨC
LÝ LUẬN & THỰC TIỄN

Môn: Những nguyên lý cơ bản của Mác Lê Nin
Tên sinh viên: Trần Võ Phước Đạt
MSSV: 15141128
GVHD: Tha ̣c si ̃ Tạ Minh

TP.HCM , Tháng 12 Năm 2015


II


MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1: MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
I. Đặt Vấn Đề ..................................................................................................... 1
II. Mục Tiêu Nghiên Cứu:.................................................................................. 2
PHẦN 2: VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC.................................................................. 3
I. Vâ ̣t chấ t: .......................................................................................................... 3
1. Pha ̣m trù vâ ̣t chấ t: ....................................................................................... 3
2. Phương thức và hiǹ h thức tồ n ta ̣i của vâ ̣t chấ t: .......................................... 4
2.1. Vâ ̣n đô ̣ng: ................................................................................................. 4
1.2. Không gian và thời gian:.......................................................................... 4


II. Pha ̣m trù ý thức: ............................................................................................ 5
1. Nguồ n gố c của ý thức ................................................................................. 5
1.1. Nguồ n gố c tự nhiên của ý thức: ............................................................... 5
1.2. Nguồ n gố c xã hô ̣i của ý thức: .................................................................. 7
1.3. Bản chấ t của ý thức: ................................................................................. 8
1.4. Kế t cấ u của ý thức:................................................................................... 9
III. Mố i quan hê ̣ giữ vâ ̣t chấ t và ý thức:........................................................... 11
1. Vai trò của vâ ̣t chấ t đố i với ý thức:........................................................... 11
2. Vai trò của ý thức đố i với vâ ̣t chấ t:........................................................... 12
VI. Ý nghiã phương pháp luâ ̣n:........................................................................ 13
V. Vật chất và ý thức trong thực tiễn: .............................................................. 13
1. Vai trò của việc vận dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức vào hoạt
động thực tiễn, trong sự nghiệp xã hội chủ nghĩa xã hội ở nước ta: ............ 13
2. Vai trò của việc vận dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức vào hoạt
động thực tiễn đời số ng hằ ng ngày: .............................................................. 16
PHẦN 3: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................................ 18
I. Thực Tiễn:..................................................................................................... 18
1. Khái niê ̣m thực tiễn:.................................................................................. 18
2. Các hiǹ h thức cơ bản của thực tiễn:.......................................................... 18
II. Lý Luâ ̣n: ...................................................................................................... 18
III. Mố i Quan Hê ̣ Của Lý Luâ ̣n Và Thực Tiễn: ............................................... 19
I


1. Vai trò quyế t đinh
̣ của thực tiễn đố i với ý thức: ....................................... 19
2. Vai trò tác động trở lại của lý luận đối với thực tiễn: ............................... 19
IV. Lý Luâ ̣n Và Thực Tiễn Trong Xã Hô ̣i: ...................................................... 20
PHẦN 4: KẾT LUẬN ....................................................................................... 23
PHẦN 5: TÀ I LIỆU THAM KHẢO: .............................................................. 24


II


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
I. Đặt Vấn Đề
Quá trình phát triển lâu dài của lịch sử loài người cũng là sự phát triển và
hình thành của triết học. Cuộc đấu tranh xung quanh của hai phạm trù lớn: vật
chất và ý thức. Bên cạnh đó, ta không thể đi đến được những khái niệm, quan
niệm một cách khoa học và tương đối hoàn chỉnh về chúng, mà phải đi đến từng
giai đoạn lịch sử cụ thể và sự ra đời của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Vật chất, theo Lênin. “ Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại
khách quan, được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của
chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khác quan của bộ óc con
người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khác quan.
Vật chất và ý có mỗi liên hệ như thế nào, cái nào có trước cái nào có sau. Đó
là sự đấu tranh chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Theo chủ nghĩa duy tâm
thì ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức quyết định vật chất. Theo chủ nghĩa
duy vật thì vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức. Nhưng
theo thời gian lịch sử, khoa học phát triển, những phát minh tiên tiến của khoa
học tự nhiên đã khẳng định những quan điểm của chủ nghĩa duy vật là đúng
đắng.
Lý luận là hệ thống những tri thức, được khái quát từ những kinh nghiệm
thực tiễn, phản ánh những mối liên hệ bản chất, tính quy luật của sự vật, hiện
tượng trong thế giới.
Thực tiễn là toàn bộ hoạt động có mục đích, mang tính lịch sử - xã học của
con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.
Trong quá trình tồn tại, con người không được đáp ứng thoả mãn nhu cầu
của mình, vì vậy con người phải cải tạo thế thới. Càng ngày con người càng

khám phá thế thới một cách rộng hơn, sâu hơn vén màng những bí mật của thế
giới tự nhiên. Trong quá trình đó có sự hoạt động trí tuệ của con người, phải làm
sao để cải tạo đúng, phân biệt cái sai và đúng, phải có tính hệ thống trong việc
1


khái quát bản chất, quy luật của các sự vật, hiện tượng. Từ đó, nhận thức và lý
luận có tính thống nhất với nhau.
Hai vấn đề “Vật chất và ý thức” và “Lý luận và thực tiễn” có một ý nghĩa rất
to lớn trong đời sống con người. Trong mối quan hệ “Vật chất và ý thức” ta có
được quy vận động và phát triển thế giới khách quan. Trong mối quan hệ “Lý
luận và thực tiễn” , trên thực tế, cho ta được những đánh giá và hành động đúng
đắng, tránh được căn bệnh “kinh nghiệm”, điều đặc biệt là trên cở sở đó để cải
tạo xã hội này và thế giới.
Những điều nói trên rất cần thiết và cần biết đối với chúng ta. Nên đó là điều
mà tôi đến với đề “Vật chất - ý thức” , “Lý luận - thực tiễn”
II. Mục Tiêu Nghiên Cứu:
Chỉ ra được mối quan hệ, ý nghĩa “vật chất - ý thức” và “lý luận - thực
tiễn”.
Chỉ ra được ứng dụng thực tế, áp dụng vào trong đời sống con người.

2


PHẦN 2: VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
I. Vâ ̣t chấ t:
1. Pha ̣m trù vâ ̣t chấ t:
Trước khi chủ nghiã duy vâ ̣t biêṇ chứng ra đời, nhìn chung, các nhà triế t ho ̣c
duy vâ ̣t quan niê ̣m vâ ̣t chấ t là mô ̣t hay mô ̣t số vâ ̣t chấ t tự do, đầ u tiên, là cơ sở
sản sinh ra toàn bô ̣ thế thời.

Thời cổ đa ̣i đã có nhiề u khái niê ̣m về vâ ̣t chấ t như:
+ Trong ho ̣c thuyế t của triế t ho ̣c Trung Quố c đã quan niê ̣m kim, mô ̣c, thuỷ,
hoả, thổ những nhân tố t đầ u tiên của thế giới.
+ Phái Nyaya Vai’sêsika ở Ấn Đô ̣ quan niê ̣m cơ sở vâ ̣t chấ t đầ u tiên sinh
thành nên trái đấ t là anu (là những ha ̣t bấ t biế n nhưng không đồ ng nhấ t, khác
nhau về hin
̀ h dáng và khố i lươ ̣ng).
+…
Đế n nhà triế t ho ̣c câ ̣n đa ̣i Tây Âu như: Ph.Bêcơn, R.Đề cáctơ … thì khẳ ng
đinh
̣ vâ ̣t chấ t đó là nguyên tử.
Như vâ ̣y, quan niê ̣m về vâ ̣t chấ t ở thời cổ đa ̣i chỉ mang tiń h trực quan, tiǹ h
cảm, nó chỉ có tác dụng chống lại quan điểm của chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo.
Quan niê ̣m thời câ ̣n đa ̣i la ̣i mang tính siêu hình, máy móc.
Đế n khi, chủ nghiã duy vâ ̣t biêṇ chứng ra đời, theo Mác – lênin “Vật chất là
phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem lại cho con người
trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn
tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
- Vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và không phụ thuộc
vào ý thức bất kể sự tồ n tại ấy con người đã nhận thức được hay chưa nhận thức
được.
- Vật chất là cái gây nên cảm giác ở con người khi trực tiếp hoặc gián tiếp
tác động lên giác quan của con người.
- Cảm giác, ý thức, tư duy chỉ là sự phản ánh của vật chất lên con người, tức
con người có khả năng nhận thức được vật chất, thực tại khách quan.
3


2. Phương thức và hin
̀ h thức tồ n ta ̣i của vâ ̣t chấ t:

Theo quan điể m duy vâ ̣t biêṇ chứng vận động là phương thức tồ n ta ̣i của vâ ̣t
chấ t, không gian, thời gian, là những hình thức tồ n ta ̣i của vâ ̣t chấ t.
2.1. Vâ ̣n đô ̣ng:
Vận động là phương thức tồ n tại của vật chấ t.
Theo quan điểm siêu hình, vận động là sự di chuyển vị trí cả vật thể trong
không gian, thời gian, nguồn gốc của sự vận động là ở bên ngoài sự vật hiện
tượng. Còn theo quan điểm duy vật biện chứng, vận động là mọi sự biến đổi nói
chung. Xét về bản chất, vận động là phương thức tồn tại của vật chất, là thuốc
tính cố hữu của vật chất, vận động không do ai sáng tạo ra và cũng không mất đi
mà nó tồn tại vĩnh viễn. Nguồn gốc vận động là do bản thân sự vật hiện tượng
quy định. Các hình thức cơ bản của vận động bao gồm: vận động cơ giới, vâ ̣n
đô ̣ng vật lý, vâ ̣n đô ̣ng hóa, vâ ̣n đô ̣ng sinh vâ ̣t và vâ ̣n đô ̣ng xã hô ̣i.
Các hình thức vâ ̣n đô ̣ng cơ bản nói trên xế p theo triǹ h đô ̣ từ thấ p đế n cao
tương ứng với trình với trin
̀ h đô ̣ kế t cấ u của vâ ̣t chấ t. Các hình thức vâ ̣n đô ̣ng
khác nhau về chấ t song chúng không tồ n ta ̣i tách biêṭ lâ ̣p mà có mới quan hê ̣ với
nhau, trong đó các hình thức vâ ̣n đô ̣ng cao xuấ t hiêṇ trên cơ sở các hình thức
vâ ̣n đô ̣ng thấ p hơn. Mỗi sự vâ ̣t có thể có nhiề u hình thức vâ ̣n đô ̣ng khác nhau
song bản thân nó bao giờ cũng đươ ̣c đă ̣c trưng bởi hình thức vâ ̣n đô ̣ng cao nhấ t
mà nó có.
Đứng im là tương đố i, tạm thời. Đứng im là tra ̣ng thái đă ̣c biê ̣t của vâ ̣n đô ̣ng
trong thế cân bằ ng, ổ n đinh,
̣ vâ ̣n đô ̣ng chưa làm thay đổ i cơ bản về chấ t, về vi ̣
trí, hình dáng, kế t cấ u của sự vâ ̣t.
1.2. Không gian và thời gian:
Không gian và thời gian là những hình thức tồ n tại của vật chấ t.
Vật chất luôn vận động và phát triển, sự vận động ấy không ở đâu khác.
“Ngoài không gian và thời gian”. Không gian và thời gian là một thuộc tính
khách quan của vật chất, gắn liền với sự vận động của vật chất. Mọi sự vật tồn


4


tại khách quan đều có vị trí, có hình thức kết cấu, có độ dài ngắn, ngang dọc, cao
thấp của nó, tất cả những thuộc tính đó được gọi là không gian.
Mọi sự vật đều ở trong trạng thái không ngừng biến đổi, mà mọi sự biến đổi
diễn ra đều có quá trình, có độ dài của sự diễn biến, nhanh, chậm kế tiếp nhau,
tất cả những thuộc tính đó được gọi là thời gian. Như vậy, không gian và thời
gian là thuộc tính khách quan, nội tại của bản thân vật chất. Không gian là hình
thức tồn tại của vật chất vận động về mặt vị trí, quảng tính, kết cấu, còn thời
gian là hình thức tồn tại của vật chất vận động về mặt độ dài diễn biến, sự kế
tiếp nhau của quá trình. Không gian và thời gian là hai thuộc tính khác nhau
nhưng không thể tách rời nhau của vật chất vận động. Vì vậy, không gian và
thời gian có những tính chất sau đây:
- Tính khách quan: không gian và thời gian là một thuộc tính của vật chất,
tồn tại gắn liền với vật chất vận động. Vật chất tồn tại khách quan, do đó không
gian và thời gian cùng tồn tại khách quan.
- Tính vĩnh cữu của thời gian và tính vô tận của không gian, những thành tựu
của vật lý học hiện đại về lĩnh vực vi mô cũng như vũ trụ học ngày càng xác
nhận những tính chất này.
- Tính ba chiều của không gian và tính một chiều của thời gian, tính ba chiều
của không gian là chiều dài, chiều rộng và chiều cao. Tính một chiều của thời
gian là chiều từ quá khứ đến tương lai.
II. Pha ̣m trù ý thức:
1. Nguồ n gố c của ý thức
Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khác quan của bộ óc con
người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khác quan.
Theo quan điể m duy vâ ̣t biêṇ chứng, ý thức có nguồ n gố c tự nhiên cà nguồ n
gố c tự nhiên và nguồ n gố c xã hô ̣i.
1.1. Nguồ n gố c tư ̣ nhiên của ý thức:

Nguồn gốc tự nhiên của ý thức được thể hiện qua sự hình thành của bộ óc
con người và hoạt động của bộ óc đó cùng với mối quan hệ giữa con người với
5


thế giới khách quan; trong đó, thế giới khách quan tác động đến bộ óc con người
tạo ra quá trình phản ánh sáng tạo, năng động.
Về bộ óc người: Ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là
bộ óc người, là chức năng của bộ óc, là kết quả hoạt động sinh lý thần kinh của
bộ óc. Bộ óc càng hoàn thiện, hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc càng có
hiệu quả, ý thức của con người càng phong phú và sâu sắc. Điều này lý giải tại
sao quá trình tiến hóa của loài người cũng là quá trình phát triển năng lực của
nhận thức, của tư duy và tại sao đời sống tinh thần của con người bị rối loạn khi
sinh lý thần kinh của con người không bình thường do bị tổn thương bộ óc. Vâ ̣y
ý thức không thể tách rời khổ i bô ̣ ố c.
Về mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan tạo ra quá trình
phản ánh năng động, sáng tạo: Quan hệ giữa con người với thế giới khách quan
là quan hệ tất yếu ngay từ khi con người xuất hiện. Trong mối quan hệ này, thế
giới khách quan, thông qua hoạt động của các giác quan đã tác động đến bộ óc
người, hình thành nên quá trình phản ánh.
Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của dạng vật chất này ở dạng vật chất
khác trong quá trình tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng. Những đặc điểm
được tái tạo ở dạng vật chất chịu sự tác động bao giờ cũng mang thông tin của
dạng vật chất tác động. Những đặc điểm mang thông tin ấy được gọi là cái phản
ánh. Cái phản ánh và cái được phản ánh không tách rời nhau nhưng không đồng
nhất với nhau. Cái được phản ánh là những dạng cụ thể của vật chất, còn cái
phản ánh chỉ là đặc điểm chứa đựng thông tin của dạng vật chất đó (cái được
phản ánh) ở một dạng vật chất khác (dạng vật chất nhận sự tác động).
Phản ánh là thuộc tính của tất cả các dạng vật chất, song phản ánh được thể
hiện dưới nhiều hình thức. Những hình thức này tương ứng với quá trình tiến

hóa của vật chất.
Phản ánh vật lý, hóa học là hình thức thấp nhất, đặc trưng cho vật chất vô
sinh. Phản ánh vật lý, hóa học thể hiện qua những biến đổi về cơ, lý, hóa khi có

6


sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các dạng vật chất vô sinh. Hình thức phản ánh
này mang tính thụ động, chưa có định hướng lựa chọn của vật nhận tác động.
Phản ánh sinh học là hình thức phản ánh cao hơn, đặc trưng cho giới tự
nhiên hữu sinh. Tương ứng với quá trình phát triển của giới tự nhiên hữu sinh,
phản ánh sinh học được thể hiện qua tính kích thích, tính cảm ứng, phản xạ.
Tính kích thích là phản ứng của thực vật và động vật bậc thấp bằng cách thay
đổi chiều hướng sinh trưởng, phát triển, thay đổi màu sắc, thay đổi cấu trúc…khi
nhận sự tác động trong môi trường sống. Tính cảm ứng là phản ứng của động
vật có hệ thần kinh tạo ra năng lực cảm giác, được thực hiện trên cơ sở điều
khiển của quá trình thần kinh qua cơ chế phản xạ không điều kiện, khi có sự tác
động từ bên ngoài môi trường lên cơ thể sống.
Phản ánh tâm lý là phản ứng của động vật có hệ thần kinh trung ương được
thực hiện trên cơ sở điều khiển của hệ thần kinh qua cơ chế phản xạ có điều
kiện.
Phản ánh năng động sáng tạo là hình thức phản ánh cao nhất trong các hình
thức phản ánh, nó chỉ được thực hiện ở dạng vật chất có tổ chức cao nhất, có tổ
chức cao nhất là bộ óc người. Phản ánh năng động, sáng tạo được thực hiện qua
quá trình hoạt động sinh lý thần kinh của bộ não người khi thế giới khách quan
tác động lên các giác quan của con người. Đây là sự phản ánh có tính chủ động
lựa chọn thông tin, xử lý thông tin để tạo ra những thông tin mới, phát hiện ý
nghĩa của thông tin. Sự phản ánh sáng tạo năng động này được gọi là ý thức.
1.2. Nguồ n gố c xã hô ̣i của ý thức:
Nguồn gốc xã hội của ý thức là lao động và ngôn ngữ. hai yếu tố này vừa là

nguồn gốc, vừa là tiền đề của sự ra đời ý thức.
Lao động là quá trình con người sử dụng công cụ tác động vào giới tự nhiên
nhằm thay đổi giới tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người; là quá trình
trong đó bản thân con người đóng vai trò môi giới, điều tiết sự trao đổi vật chất
giữa mình với giới tự nhiên. Đây cũng là qúa trình làm thay đổi cấu trúc cơ thể,
đem lại dáng đi thẳng bằng hai chân, giải phóng hai tay, phát triển khí quan,
7


phát triển bộ não,… của con người. Trong quá trình lao động, con người tác
động vào thế giới khách quan làm cho thế giới khách quan bộc lộ những thuộc
tính, những kết cấu, những qui luật vận động của nó, biểu hiện thành những hiện
tượng nhất định mà con người có thể quan sát được. Những hiện tượng ấy,
thông qua hoạt động của các giác quan, tác động vào bộ óc người, thông qua
hoạt động của bộ não con người, tạo ra khả năng hình thành nên những tri thức
nói riêng và ý thức nói chung.
Như vậy, sự ra đời của ý thức chủ yếu do hoạt động cải tạo thế giới khách
quan thông qua quá trình lao động.
Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng thông tin mang nội dung ý
thức. Không có ngôn ngữ, ý thức không thể tồn tại và thể hiện.
Sự ra đời của ngôn ngữ gắn liền với lao động. Lao động ngay từ đầu đã
mang tính tập thể. Mối quan hệ giữa các thành viên trong lao động nảy sinh ở họ
nhu cầu phải có phương tiện để biểu đạt. Nhu cầu này làm ngôn ngữ nảy sinh và
phát triển ngay trong quá trình lao động. Nhờ ngôn ngữ con người đã không chỉ
giao tiếp, trao đổi mà còn khái quát, tổng kết đúc kết thực tiễn, truyền đạt kinh
nghiệm, truyền đạt tư tưởng từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Như vậy, nguồn gốc trực tiếp quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát
triển của ý thức là lao động. Sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn
ngữ; đó là hai chất kích thích chủ yếu làm cho bộ óc vượn dần dần chuyển hóa
thành bộ óc người, khiến cho tâm lý động vật dần dần chuyển hóa thành ý thức.

1.3. Bản chấ t của ý thức:
Ý thức là sự phản ánh năng đô ̣ng, sáng ta ̣o thế giới khách quan của bô ̣ óc
con người, là hin
̀ h ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
Tính chất năng động, sáng tạo của sự phản ánh ý thức được thể hiện ở khả
năng hoạt động tâm – sinh lý của con người trong việc định hướng tiếp nhận
thông tin, chọn lọc thông tin, xử lý thông tin, lưu giữ thông tin và trên cơ sở
những thông tin đã có nó có thể tạo ra những thông tin mới và phát hiện ý nghĩa
của thông tin được tiếp nhận. Tính chất năng động, sáng tạo của sự phản ánh ý
8


thức còn được thể hiện ở quá trình con người tạo ra những giả tưởng, giả thuyết,
huyền thoại,.. trong đời sống tinh thần của mình hoặc khái quát bản chất, qui
luật khách quan, xây dựng các mô hình tư tưởng, tri thức trong các hoạt động
của con người.
Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan nghĩa là: ý thức là hình
ảnh về thế giới khách quan, hình ảnh ấy bị thế giới khách quan qui định cả về
nội dung, cả về hình thức biểu hiện nhưng nó không còn y nguyên như thế giới
khách quan mà nó đã cải biến thông qua lăng kính chủ quan của con người.
Theo Mác: ý thức “chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyể n vào trong đầ u óc
con người và đươ ̣c cải biế n đi trong đó”.
Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội. Sự ra đời và tồn
tại của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối không chỉ của
các qui luật sinh học mà chủ yếu là của các qui luật xã hội, do nhu cầu giao tiếp
xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiện thực của xã hội qui định. Với tính năng
động, ý thức đã sáng tạo lại hiện thực theo nhu cầu của thực tiễn xã hội.
1.4. Kế t cấ u của ý thức:
Ý thức có kết cấu cực kỳ phức tạp. Có nhiều ngành khoa học, nhiều cách
tiếp cận, nghiên cứu về kết cấu của ý thức. Ở đây chỉ tiếp cận kết cấu của ý thức

theo các yếu tố cơ bản nhất hợp thành nó. Theo cách tiếp cận này, ý thức bao
gồm ba yếu tố cơ bản nhất là: tri thức, tình cảm và ý chí, trong đó tri thức là
nhân tố quan trọng nhất. Ngoài ra ý thức còn có thể bao gồm các yếu tố khác.
Tri thức là toàn bộ những hiểu biết của con người, là kết quả của quá trình
nhận thức, là sự tái tạo lại hình ảnh của đối tượng được nhận thức dưới dạng các
loại ngôn ngữ.
Mọi hoạt động của con người đều có tri thức, được tri thức định hướng. Mọi
biểu hiện của ý thức đều chứa đựng nội dung tri thức. Tri thức là phương thức
tồn tại của ý thức và là điều kiện để ý thức phát triển. theo Mác: “phương thức
mà theo đó ý thức tồn tại và theo đó một cái gì đó tồn tại đối với ý thức là tri
thức”.
9


Căn cứ vào lĩnh vực nhận thức, tri thức có thể chia thành nhiều loại như tri
thức về tự nhiên, tri thức về xã hội, tri thức nhân văn. Căn cứ vào trình độ phát
triển của nhận thức, tri thức có thể chia thành tri thức đời thường và tri thức
khoa học, tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận, tri thức cảm tính và tri thức lý
tính,…
Tình cảm là những rung động biểu hiện thái độ con người trong các quan hệ.
Tình cảm là một hình thái đặc biệt của sự phản ánh hiện thực, được hình thành
từ sự khái quát những cảm xúc cụ thể của con người khi nhận sự tác động của
ngoại cảnh. Tình cảm biểu hiện và phát triển trong mọi lĩnh vực đời sống của
con người; là một yếu tố phát huy sức mạnh, một động lực thúc đẩy hoạt động
nhận thức và thực tiễn. Lênin cho rằng: không có tình cảm thì “xưa nay không
có và không thể có sự tìm tòi chân lý”; không có tình cảm thì không có một yếu
tố thôi thúc những người vô sản và nửa vô sản, những công nhân và nông dân
nghèo đi theo cách mạng.
Tùy vào từng đối tượng nhận thức và sự rung động của con người về đối
tượng đó trong các quan hệ mà hình thành nên các loại tình cảm khác nhau, như

tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ, tình cảm tôn giáo,…
Ý chí là khả năng huy động sức mạnh bản thân để vượt qua những cản trở
trong quá trình thực hiện mục đích của con người. Ý chí được coi là mặt năng
động của ý thức, một biểu hiện của ý thức trong thực tiễn mà ở đó con người tự
giác được mục đích của hoạt động nên tự đấu tranh với mình để thực hiện đến
cùng mục đích đã lựa chọn. có thể coi ý chí là quyền lực của con người đối với
mình; nó điều khiển, điều chỉnh hành vi để con người hướng đến mục đích một
cách tự giác; nó cho phép con người tự kìm chế, tự làm chủ bản thân và quyết
đoán trong hành động theo quan điểm và niềm tin của mình. Giá trị chân chính
của ý chí không chỉ thể hiện ở cường độ của nó mạnh hay yếu mà chủ yếu thể
hiện ở nội dung, ý nghĩa của mục đích mà ý chí hướng đến. Lênin cho rằng: ý
chí là một trong những yếu tố tạo nên sự nghiệp cách mạng của hàng triệu người

10


trong cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt nhằm giải phóng mình, giải phóng nhân
loại.
Tất cả các yếu tố tạo thành ý thức có mối quan hệ biện chứng với nhau song
tri thức là yếu tố quan trọng nhất; là phương thức tồn tại của ý thức, đồng thời là
nhân tố định hướng đối với sự phát triển và quyết định mức độ biểu hiện của các
yếu tố khác.
III. Mố i quan hê ̣ giữ vâ ̣t chấ t và ý thức:
Vâ ̣t chấ t và ý thức tồ n ta ̣i trong mố i quan hê ̣ biêṇ chứng với nhau, tác đô ̣ng
lẫn nhau thông qua hoa ̣t đô ̣ng thực tiễn, trong mố i quan hê ̣ đó vâ ̣t chấ t giữ vai
trò quyế t đinh
̣ đố i với ý thức.
1. Vai trò của vâ ̣t chấ t đố i với ý thức:
Trong mố i quan hê ̣ đố i với ý thức, vật chấ t là cái có trước, ý thức là cái có
sau, vật chấ t quyế t đi ̣nh ý thức, ý thức là sự phản ánh đố i với vật chấ t.

Ý thức là sản phẩm của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người nên
chỉ khi có con người thì mới có ý thức. Trong mối quan hệ giữa con người với
thế giới vật chất thì con người là kết quả quá trình phát triển lâu dài của thế giới
vật chất. Kết luận này đã được chứng minh bởi sự phát triển hết sức lâu dài của
khoa học về giới tự nhiên; nó là một bằng chứng khoa học chứng minh quan
điểm: vật chất có trước, ý thức có sau.
Các yếu tố tạo thành nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc xã hội của ý thức đều
hoặc là chính bản thân thế giới vật chất, hoặc là những dạng tồn tại của vật chất
nên vật chất là nguồn gốc của ý thức.
Ý thức là cái phản ánh thế giới vật chất, là hình ảnh về thế giới vật chất nên
nội dung của ý thức được quyết định bởi vật chất. Sự vận động và phát triển của
ý thức, hình thức biểu hiện của ý thức bị các qui luật sinh học, các qui luật xã
hội và sự tác động của môi trường sống quyết định. Những yếu tố này thuộc lĩnh
vực vật chất nên vật chất không chỉ quyết định nội dung mà còn quyết định cả
hình thức biểu hiện cũng như mọi sự biến đổi của ý thức.

11


2. Vai trò của ý thức đố i với vâ ̣t chấ t:
Trong mối quan hệ với vật chất, ý thức có thể tác động trở lại vật chất
thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
Vì ý thức là ý thức của con người nên nói đến vai trò của ý thức là nói đến
vai trò của con người. Bản thân ý thức tự nó không trực tiếp thay đổi được gì
trong hiện thực. Muốn thay đổi hiện thực con người phải tiến hành những hoạt
động vật chất. Song, mọi hoạt động vật chất của con người đều do ý thức chỉ
đạo, nên vai trò của ý thức không phải trực tiếp tạo ra hay thay đổi thế giới vật
chất mà nó trang bị cho con người tri thức về thực tại khách quan, trên cơ sở ấy,
con người xác định mục tiêu, đề ra phương hướng, xây dựng kế hoạch, lựa chọn
phương pháp, biện pháp, công cụ, phương tiện…để thực hiện mục tiêu của

mình. Ở đây, ý thức đã thể hiện sự tác động của mình đối với vật chất thông qua
hoạt động thực tiễn của con người.
Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai hướng: tích
cực hoặc tiêu cực. Nếu con người nhận thức đúng, có tri thức khoa học, có tình
cảm cách mạng, có nghị lực, có ý chí thì hành động của con người phù hợp với
các qui luật khách quan, con người có năng lực vượt qua những thách thức trong
quá trình thực hiện những mục đích của mình, thế giới được cải tạo – đó là sự
tác động tích cực của ý thức; còn nếu ý thức của con người phản ánh không
đúng hiện thực khách quan, bản chất qui luật khách quan thì ngay từ đầu, hướng
hành động của con người đã đi ngược lại các qui luật. Hành động ấy sẽ có tác
dụng tiêu cực đối với hoạt động thực tiễn, đối với hiện thực khách quan.
Như vậy, bằng việc định hướng cho hoạt động của con người, ý thức có thể
quyết định hành động của con người, hoạt động thực tiễn của con người đúng
hay sai, thành công hay thất bại, hiệu quả hay không hiệu quả.
Tìm hiểu về vật chất, về nguồn gốc, bản chất của ý thức, về vai trò của vật
chất, của ý thức có thể thấy: không bao giờ và không ở đâu ý thức lại quyết định
vật chất. Trái lại, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định nội dung và khả
năng sáng tạo của ý thức; là điều kiện tiên quyết để thực hiện ý thức; ý thức chỉ
12


có khả năng tác động trở lại vật chất, sự tác động ấy không phải tự thân mà phải
thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Sức mạnh của ý thức trong sự tác
động này phụ thuộc vào trình độ phản ánh của ý thức, mức độ thâm nhập của ý
thức vào những người hành động, trình độ tổ chức của con người và những điều
kiện vật chất, hoàn cảnh vật chất trong đó con người hành động theo định hướng
của ý thức.
VI. Ý nghiã phương pháp luâ ̣n:
Thứ nhất, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải tôn trọng
quy luật khách quan, xuất phát từ thực tế khách quan, hành động tuân theo quy

luật khách quan. Không được lấy ý muốn chủ quan thay cho điều kiện khách
quan.
Thứ hai, phải thấy được vai trò tích cực của ý thức, tinh thần để sử dụng có hiệu
quả các điều kiện vật chất hiện có. Nghĩa là, phải biết động viên tinh thần, phát
huy vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của ý thức, tinh thần vượt khó vươn lên.
Thứ ba, tránh không rơi vào “chủ nghĩa khách quan” tức là tuyệt đối hoá
điều kiện vật chất, ỷ lại, trông chờ vào điều kiện vật chất kiểu “Đại Lãn chờ
sung”, không chịu cố gắng, không tích cực, chủ động vượt khó, vươn lên.
Thứ tư, cần chống lại bệnh chủ quan duy ý chí, tuyệt đối hoá vai trò của ý
thức, của ý chí, cho rằng, ý chí, ý thức nói chung có thể thay được điều kiện
khách quan, quyết định điều kiện khách quan.
Toàn bộ ý nghĩa phương pháp này cũng là những yêu cầu của nguyên tắc
(quan điểm) khách quan. Vì vậy, chúng ta thấy, chính quan điểm của triết học
Mác-Lênin về vật chất, ý thức về quan hệ giữa vật chất và ý thức là cơ sở lý luận
của nguyên tắc (quan điểm) khách quan.
V. Vật chất và ý thức trong thực tiễn:
1. Vai trò của việc vận dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức vào
hoạt động thực tiễn, trong sự nghiệp xã hội chủ nghĩa xã hội ở nước ta:
Trong phần trước, khi trình bày mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý
thức, chúng ta đã khẳng định vật chất là thực tại khách quan, là tất cả những gì
13


tồn tại không phụ thuộc vào ý thức của con người. Tức là chúng tồ n ta ̣i đô ̣c lâ ̣p
với nhau, không bi ̣ý muố n chủ quan của con người chi phố i. Vật chất còn quyết
định đến sự hình thành và phát triển của ý thức, ngược lại ý thức cũng phản ánh
thế giới vật chất vào bộ não của con người. Chính vì thế khi nhận thức thế giới
khách quan phải xuất phát từ những điều kiện thực tế và khi hoạt động, chúng ta
phải tôn trọng các quy luật khách quan. Trong hoạt động thực tiễn, phạm trù vật
chất đại diện cho phương tiện, công cụ mà con người sử dụng để tác động vào

thế giới quan biến đổi nó theo ý muốn chủ quan của mình.
Việc nhận thức và vận dụng không đúng điều kiện khách quan sẽ dẫn chúng
ta đến những sai lầm nghiêm trọng trong thực tiễn. Vậy việc nhận thức đúng các
điều kiện khách quan sẽ giúp chúng ta có phương hướng hành động đúng đắn,
phù hợp với thực tiễn và hạn chế được những sai lầm đáng tiếc xảy ra.
Nhưng đáng tiếc rằng trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam, chóng ta đã phạm phải một số sai lầm nghiêm trọng mà có thể coi chúng
là những "căn bệnh". Để thấy rõ vai trò quan trọng của việc vận dụng mối quan
hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức vào trong thực tiễn chúng ta phân tích một
số "căn bệnh" mà nước Việt Nam đã mắc phải thị trường quá trình xây dựng chủ
nghĩa xã hội. Từ đó tìm ra nguyên nhân và hướng khắc phục.
Thứ nhất là bệnh chủ quan duy ý chí
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam đã
nhắc nhở cán bộ, đảng viên không được chủ quan, chủ quan là thất bại. Chính
nhờ không chủ quan, khinh địch mà quân dân ta đã đi từ thắng lợi này đến thắng
lợi khác. Tiếc là, sau năm 1975, Đảng ta, trong “việc đánh giá tình hình cụ thể
về các mặt kinh tế, xã hội của đất nước, đã có nhiều thiếu sót... Trong lĩnh vực
tư tưởng, đã bộc lộ sự lạc hậu về nhận thức lý luận và vận dụng các quy luật
đang hoạt động trong thời kỳ quá độ; đã mắc bệnh duy ý chí, giản đơn hoá,
muốn thực hiện nhanh chóng nhiều mục tiêu của chủ nghĩa xã hội...”. Do mắc
bệnh chủ quan, duy ý chí nên chúng ta đã phạm phải nhiều sai lầm, khuyết điểm

14


trong chỉ đạo chiến lược, nước ta cũng đã bỏ lỡ nhiều cơ hội để phát triển, đời
sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn.
Thứ hai là bệnh giáo điều:
Những người trong cuộc sống mà phương pháp tư duy chỉ coi trọng những
khái niệm, những công thức bất biến, không chú ý đến những thông tin, những

tài liệu mới có được từ thực tiễn, từ khoa học, những điều kiện cụ thể của không
gian và thời gian, tức là coi thường nguyên lý về tính cụ thể của chân lý đều là
những tín đồ của chủ nghĩa giáo điều. Coi những công thức, những “lý lẽ” có
sẵn như là một chân lý bất di, bất dịch, không thể phê phán và bắt buộc phải
tuân theo giống như niềm tin tôn giáo là trái với chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Chúng ta vẫn mắc phải sai lầm, đó là nhận thức giáo điều mô hình xã hội
chủ nghĩa của Liên Xô, coi đó là kiểu mẫu duy nhất, vận dụng vào Việt Nam
mét cách máy móc dập khuôn, mà không tính đến đặc điểm của Việt Nam. Đã
thế, khi phát hiện ra sai lầm, chúng ta đã chậm khắc phục, sửa chữa, nên đã làm
ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của đất nước.
Việc mắc phải những sai lầm trên đã là nghiêm trọng nhưng việc sửa chữa,
khắc phục sai lầm còn khó khăn hơn rất nhiều. Rất may là khi phát hiện ra sai
lầm, Đảng và Nhà nước ta đã nhanh chóng khắc phục cho phù hợp với quy luật
khách quan và yêu cầu thực tiễn. Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô sụp đổ, đó chính là
bài học sâu sắc nhất cho Đảng và Nhà nước ta.
Sau khi đấ t nước đươ ̣c giải phóng, trước những dự kiến sai lầm, kết hợp với
cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp đã ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế nước ta
nói chung và đời sống nhân dân nói riêng. Đảng lần V chóng ta vẫn chưa tìm ra
nguyên nhân giải quyết một cách đầy đủ. Qua đây chúng ta có thể thấy rõ tác
động tiêu cực của các chủ trương, chính sách quản lý (ý thức) đối với nền kinh
tế (vật chất).
Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng và nói rõ sự thật, Đại hội
Đảng lần thứ VI đã khẳng định những thành tựu đã đạt được, nêu rõ những yếu
kém, những khó khăn chưa vượt qua. Đại hội không đánh giá thấp hay coi
15


thường những khó khăn, mà cẩn thận phân tích những nguyên nhân chủ quan,
tìm ra những sai lầm, khuyết điểm. Để nhằm tìm ra hướng giải quyết, Đảng cộng
sản cho rằng: do bảo thủ, nhận thức giáo điều mô hình về Chủ nghĩa xã hội của

Liên Xô, lạc hậu trong cách nhận thức và duy trì quá lâu cơ chế tập trung quan
liêu, bao cấp và áp dụng kinh nghiệm của các nước anh em một cách máy móc.
Do đó, Đảng ta đã đươ ̣c những thành tựu to lớn, làm ổ n đinh
̣ nề n kinh tế nước
nhà.
Đứng trước những thành tựu to lớn đó, Đảng ta không hề chủ quan. Đại hội
Đảng lần VII đã chỉ ra những tồn tại, cần sớm giải quyết. Đặc biệt là về kinh tế.
Đó là: lạm phát còn ở mức cao, nhiều cơ sở sản xuất đình đốn, kéo dài, lao động
thiếu việc làm tăng lên… Đồng thời tự phê bình về việc chậm xác định rõ yêu
cầu về nội dung, đổi mới, còn nhiều lúng túng và sơ hở trong quản lý.
Có thể nói Đảng cộng sản Việt Nam ngày càng vận dụng đúng đắn phương
pháp luận duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, vào quá
trình xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Muốn xây dựng thành công chủ
nghĩa xã hội, cần phải có cơ sở hạ tầng của chủ nghĩa xã hội, phải có cơ sở vật
chất phát triển. Đất nước ta đang dần đạt được các yêu cầu trên, điều này là nhờ
vào đường lối lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước cộng với sự đồng lòng,
nhất trí của nhân dân.
2. Vai trò của việc vận dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức vào
hoạt động thực tiễn đời số ng hằ ng ngày:
Trong thực tế : vật chất là tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của ý thức nên
khi vật chất thay đổi thì ý thức cũng phải thay đổi theo. Ví du ̣ như: Ở Việt Nam,
nhận thức của các học sinh cấp 1, 2, 3 về công nghệ thông tin là rất yếu kém sở
dĩ như vậy là do về máy móc cũng như đội ngũ giáo viên giảng dậy còn thiếu.
Nhưng nếu vấn đề về cơ sở vật chất được đáp ứng thì trình độ công nghệ thông
tin của các em cấp 1, 2, 3 sẽ tốt hơn rất nhiều.
Các yếu tố tinh thần trên đều tác động trở lại vật chất cách mạng mẽ. Ví du ̣:
Nếu tâm trạng của người công nhân mà không tốt thì làm giảm năng suất của
16



một dây chuyền sản xuất trong nhà máy. Nếu không có đường lối cách mạng
đúng đắn của đảng ta thì dân tộc ta cũng không thể giảng thắng lơị trong hai
cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ cũng như Lê - Nin đã nói “ Không có lý
luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng”.
Ý thức phản ánh không đúng hiện thực khách quan có thể kìm hãm hoạt
động thực tiễn của con người trong quá trình cải tạo thế giới quan. VD. Nhà máy
sử lý rác thải của Đồng Tháp là một ví dụ điển hình, từ việc không khảo sát thực
tế khách quan hay đúng hơn nhận thức về việc sử lý rác vô cơ và rác hữu cơ là
chưa đầy đủ vì vậy khi vừa mới khai trương nhà máy này đã không sử lý nổi và
cho đến nay nó chỉ là một đống phế liệu cần được thanh lý.

17


PHẦN 3: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
I. Thư ̣c Tiễn:
1. Khái niêm
̣ thư ̣c tiễn:
Thực tiễn là toàn bô ̣ hoa ̣t đô ̣ng vâ ̣t chấ t có mu ̣c đích, mang tiń h lich
̣ sử – xã
hô ̣i của con người nhằ m cải biế n tự nhiên và xã hô ̣i.
2. Các hin
̀ h thức cơ bản của thư ̣c tiễn:
Hoa ̣t đô ̣ng thực tiễn có 3 hiǹ h thức cơ bản:
- Hoa ̣t đô ̣ng sản xuấ t vâ ̣t chấ t là hình thức hoa ̣t đô ̣ng cơ bản, đầ u tiên của
thực tiễn. Đây là hoa ̣t đô ̣ng tác đô ̣ng mà trong đó con người sử du ̣ng những công
cu ̣ lao đô ̣ng tác đô ̣ng vào giới tự nhiên để ta ̣o ra của cải vâ ̣t chấ t, các điề u kiêṇ
cầ n thiế t để duy trì sự tồ n ta ̣i vầ phát triể n của mình.
- Hoa ̣t đô ̣ng chin
́ h tri ̣ xã hô ̣i là hoa ̣t đô ̣ng của các cô ̣ng đồ ng người, các tổ

chức khác nhau trong xã hô ̣i nhằ m cải biế n mố i quan hê ̣ chính tri ̣ - xã hô ̣i để
thúc đẩ y xã hô ̣i phát triể n.
- Thực nghiê ̣m khoa ho ̣c là mô ̣t hiǹ h thức đă ̣c biêṭ của thực tiễn nhằ m nghiên
cứu khoa ho ̣c và kiể m tra lý thuyế t khoa ho ̣c. Nó đóng vai trò đă ̣c biê ̣t trong thời
kì công nghê ̣ hiê ̣n đa ̣i.
II. Lý Luâ ̣n:
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, lý luận là sự tổng kết kinh nghiệm của loài
người, là sự tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong quá
trình lịch sử.
Xét về bản chất: lý luận là một hệ thống tri thức chặt chẽ mang tính trừu
tượng khái quát, đúc kết từ thực tiễn, được diễn đạt thông qua các khái niệm,
phạm trù, nguyên lý, quy luật ... phản ánh bản chất của sự vận động, biến đổi,
phát triển của sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan.
Lý luận là sản phẩm của sự phát triển cao của nhận thức, được hình thành
trong mối quan hệ với thực tiễn.

18


III. Mố i Quan Hê ̣ Của Lý Luâ ̣n Và Thư ̣c Tiễn:
Giữa lý luận và thực tiễn có mối quan hệ với nhau, tác động qua lại nhau,
trong đó thực tiễn giữ vai trò quyết định.
1. Vai trò quyế t đinh
̣ của thư ̣c tiễn đố i với ý thức:
Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức, của lý luận đồng thời
là tiêu chuẩn để kiểm tra nhận thực, lý luận. Thực tiễn là nguồn gốc cơ sở sinh
ra lý luận, nến không có thực tiễn thì không có lý luận, thực tiễn cao hơn lý luận
không những ở tính phổ biến mà còn ở tính hiện thực trực tiếp.
Sự phản ánh vượt trước của lý luận qua nỗ lực sáng tạo của những thiên tài ở
những giai đoạn lịch sử nhất định xét cho đến cùng thì cái làm nên sự vượt trước

ấy cũng đã được nảy mầm từ mảnh đất thực tiễn sinh động, đều do thực tiễn gợi
ý mách bảo
Chỉ có thông qua thực tiễn con người mới vật chất hóa dược lý luận vào đời
sống hiện thực. Lý luận không có sức mạnh tự thân mà chỉ có thông qua thực
tiễn thì lý luận mới phát huy tác dụng, mới tham gia vào quá trình biến đổi hiện
thực.
Đánh giá vai trò của thực tiễn đối với lý luận, Lênin viết: "Thực tiễn cao hơn
nhận thức, lý luận. Vì nó có ưu điểm không những của tính phổ biến mà còn của
tính hiện thực trực tiếp".
2. Vai trò tác động trở lại của lý luận đối với thực tiễn:
Lý luận có thể thúc đẩy tiến trình phát triển của thực tiễn nếu đó là lý luận
khoa học và ngược lại có thể kìm hãm sự phát triển của thực tiễn nếu đó là lý
luận phản khoa học, phản động, lạc hậu.
Lý luận khoa học sẽ trở thành kim chỉ nam cho hoạt động thực tiễn. Nó
hướng dẫn, chỉ đạo, soi sáng cho thực tiễn, vạch ra phương pháp giúp hoạt động
thực tiễn đi tới thành công. Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng: "Không có lý luận thì
lúng túng như nhắm mắt mà đi". Lý luận đem lại cho thực tiễn những tri thức
đúng đắn về những quy luật vận động và phát triển của thế giới khách quan,

19


giúp con người xác định đúng mục tiêu để hành động có hiệu quả hơn, tránh
được những sai lầm, vấp váp.
Lý luận khoa học thâm nhập vào hoạt động của quần chúng tạo nên sức
mạnh vật chất, điều chỉnh hoạt động thực tiễn, giúp cho hoạt động của con
người trở nên tự giác, chủ động, tiết kiệm được thời gian, công sức, hạn chế
những mò mẫm, tự phát.
Lý luận khoa học dự kiến sự vận động và phát triển của sự vật hiện tượng
trong tương lai, từ đó chỉ ra phương hướng mới cho sự phát triển. Con người

ngày càng đi sâu khám phá giới tự nhiên vô cùng vô tận bằng những phương
tiện khoa học hiện đại thì càng cần có những dự báo đúng đắn. Nếu dự báo
không đúng sẽ dẫn đến những sai lầm, hậu quả xấu không thể lường được trong
thực tiễn. Vì thế, chức năng dự báo tương lai là chức năng quan trọng của lý
luận.
Lý luận cách mạng có vai trò to lớn đối với thực tiễn cách mạng. Lênin cho
rằng: "Không có lý luận cách mạng thì không thể có phong trào cách mạng".
Mác thì nhấn mạnh: "Lý luận khi thâm nhập vào quần chúng thì nó biến thành
lực lượng vật chất".
Vai trò của lý luận khoa học ngày càng tăng lên, đặc biệt trong giai đoạn
mới của thời đại ngày nay, thời đại của cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc diễn
ra gay go, phức tạp, cùng với sự phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng của cuộc cách
mạng khoa học và công nghệ. Ph. Ăngghen chỉ ra rằng: một dân tộc muốn đứng
trên đỉnh cao khoa học thì không thể không có tư duy lý luận.
IV. Lý Luâ ̣n Và Thư ̣c Tiễn Trong Xã Hô ̣i:
Sự lạc hậu, giáo điều về lý luận dẫn đến sự khủng hoảng về lý luận của chủ
nghĩa xã hội trong thời gian qua là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự
khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội nói chung, cụ thể là sự sụp đổ của chủ nghĩa
xã hội ở Liên Xô và Đông Âu trước đây. Đó là mô ̣t ví du ̣ của viêc̣ không nhìn
nhâ ̣n về thực tiễn.

20


Thế giới ngày nay đang chuyển nhanh và mạnh mẽ theo xu hướng được gọi
là "toàn cầu hóa". Với sự phát triển của các phương tiện khoa học kỹ thuật cao,
sự giàu có của thế giới tăng lên gấp nhiều lần, đồng thời khoảng cách giàu nghèo
giữa các khu vực, giữa các tầng lớp nhân dân cũng ngày càng mở rộng. Viêc̣
muố n hoà nhâ ̣p vào cái nề n văn minh cầ n phải. Vấn đề không phải là chống toàn
cầu hóa, vì đó là một xu thế khách quan của sự phát triển. Trong bối cảnh thế

giới đa diện, đa chiều ấy công tác tư tưởng, lý luận phải phát hiện được những
mưu đồ đen tối của những lực lượng chống đối, trước hết là những thế lực chống
chủ nghĩa xã hội, phải nhìn nhâ ̣n hiêṇ ta ̣i để đưa ra cách đánh giá chính xác và
đề ra đường lố i chính chắ n để vương lên phát triể n hơn hay phát hiê ̣n sai lầ m
mắ t phải đề ra cải cách thoát khổ i sai lằ m đó mô ̣t cách kip̣ thời.
Chính trên cơ sở vận dụng sáng tạo những nguyên lý của Chủ nghĩa MácLênin, tổng kết kinh nghiệm thành công và cả kinh nghiệm chưa thành công
trong thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta và các nước khác, đặc biệt
là những kinh nghiệm của những năm đổi mới, Đảng ta đã nêu ra những phương
hướng cơ bản xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, gồm: xây dựng một xã hội:
dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân làm chủ; có nền
kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất
tiến bộ phù hợp; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có
cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc
trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng
phát triển; có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân,
vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các
nước trên thế giới (Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển 2011)). Để thực hiện thành công các mục tiêu
đó, toàn Đảng, toàn dân ta cần nêu cao tinh thần cách mạng tiến công, ý chí tự
lực tự cường, phát huy mọi tiềm năng và trí tuệ, tận dụng thời cơ, vượt qua thách
thức, quán triệt và thực hiện tốt các phương hướng cơ bản sau: Một là: đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ
21


×