Tải bản đầy đủ (.doc) (126 trang)

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN VÙNG VEN BIỂN HUYỆN TIỀN HẢI – THÁI BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (760.21 KB, 126 trang )

TRƯờNG ĐạI HọC NÔNG NGHIệP Hà NộI
Khoa kinh tế và phát triển nông thôn

----------

KHO LUN TT NGHIP

NGHIấN CU GII PHP PHT TRIN
NUễI TRNG THU SN VNG VEN BIN
HUYN TIN HI THI BèNH

Tờn sinh viờn

:

Chu Th Hoi Thu

Chuyờn ngnh o to

:

Kinh t nụng nghip

Lp

:

KTNN51B

Niờn khúa
Ging viờn hng dn



:
:

2006 - 2010
ThS. Lờ Khc B

yên ngành đào t


¹o: Kinh tÕ vHµ Néi – 2010

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa sử dụng trong báo cáo nào. Mọi sự giúp đỡ trong
luận văn này đều được cám ơn và thông tin trích dẫn trong luận văn đã được
chỉ rõ nguồn gốc

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn chỉnh luận văn này, em đã
nhận được rất nhiều sự quan tâm và giúp đỡ của cá nhân và tập thể. Nhân
dịp này em xin bày tỏ lòng biết ơn của mình đến:
Các thầy cô trong Khoa Kinh tế & PTNT và các thầy cô trong trường
Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội đã tận tình chỉ bảo, truyền đạt cho em những

kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại trường.
Các cán bộ Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Tiền Hải, Phòng
Thống kê huyện, Phòng Tài nguyên môi trường huyện Tiền Hải đã giúp đỡ và
tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập tại địa phương.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất tới
thầy giáo Ths. Lê Khắc Bộ đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt
quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp của mình.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ
em trong suốt quá trình thực tập của mình.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 23 tháng 05 năm 2010
Sinh viên

Chu Thị Hoài Thu

ii


TÓM TẮT
Nước ta tiếp giáp với biển có chiều dài hơn 3000km, có thềm lục địa
nông với diện tích bãi bồi rất lớn là những điều kiện thuận lợi cho phát triển
kinh tế biển và nuôi trồng thuỷ sản. Tiền Hải là một trong 2 huyện của tỉnh
Thái Bình tiếp giáp với biển. Với chiều dài khoảng 23km bờ biển, nhiều hệ
thống sông ngòi nên rất thuận lợi cho việc phát triển NTTS. Tuy nhiên, phần
lớn diện tích NTTS ở các xã ven biển Tiền Hải đều nuôi theo hình thức quảng
canh cải tiến, quảng canh truyền thống, số ít nuôi theo hình thức thâm canh
cùng với đó là kỹ thuật nuôi còn kém, khả năng tiếp cận với thị trường tiêu
thụ thấp do đó ngành NTTS ở các xã ven biển huyện Tiền Hải đang gặp rất
nhiều khó khăn. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên
cứu giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản vùng ven biển huyện Tiền Hải

– Thái Bình.”
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận
và thực tiễn về nuôi trồng thuỷ sản vùng ven biển; Đánh giá thực trạng nuôi
trồng thuỷ sản ở vùng ven biển của huyện Tiền Hải trong những năm gần đây;
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả nuôi trồng thuỷ sản
vùng ven biển của huyện Tiền Hải – Thái Bình; Đề xuất giải pháp phát triển
nuôi trồng thuỷ sản vùng ven biển cho địa phương. Để đạt được những mục
tiêu trên chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu là: phương pháp
chọn điểm điều tra, phương pháp chọn mẫu điều tra, phương pháp xử lý và
tổng hợp số liệu, phương pháp phân tích thống kê, phương pháp chuyên gia
chuyên khảo, phương pháp phân tích tài chính, phương pháp đánh giá nhanh
nông thôn có sự tham gia của người dân.
Trong luận văn này, chúng tôi điểm qua lý luận về sinh trưởng, tăng
trưởng, phát triển, phát triển kinh tế; lý luận về hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã
hội, hiệu quả môi trường; lý luận về NTTS, phát triển NTTS; lý luận về các
hình thức nuôi: nuôi quảng canh truyền thống, nuôi quảng canh cải tiến, nuôi

iii


thâm canh, bán thâm canh và siêu công nghiệp. Về cơ sở thực tiễn của đề tài
nghiên cứu, chúng tôi điểm qua tình hình NTTS của các nước trong khu vực
có điều kiện tự nhiên về NTTS gần giống như nước ta: Trung Quốc,
Philippin, Thái Lan, Indonexia và tình hình NTTS của một số tỉnh trong nước
như: Hải Phòng, Bắc Giang, Quảng Ninh, Nam Định…Qua đây chúng tôi
cũng nêu được đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành NTTS; vị trí, vai trò của
ngành NTTS trong nền kinh tế quốc dân.
Để đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tiến hành
điều tra và tiếp cận theo 2 hướng: Quy mô nuôi và vùng nuôi. Kết quả thu
được như sau: Đối với quy mô nuôi trồng lớn phù hợp với các hộ ít vốn đầu

tư, nguồn lao động dồi dào, phù hợp với điều kiện nuôi trồng ở xã Nam Phú
trong thời điểm hiện nay. Diện tích nuôi trồng quy mô lớn chiếm tỷ lệ cao
chiếm trên 60,64 % diện tích nuôi trồng thuỷ sản của toàn huyện . Tuy nhiên
trong thời gian trở lại đây hình thức nuôi với quy mô lớn này ít được chú
trọng hơn, tốc độ giảm bình quân trong 3 năm là 5,1 %. Điều này thể hiện,
các hộ nuôi trồng có xu hướng nuôi với quy mô nhỏ và trung bình hơn, dễ
dàng trong việc đầu tư cho nuôi trồng.
Với quy mô nhỏ < 1500 m 2/đầm nuôi thường phù hợp với những hộ có
vốn ít, mới tham gia vào nuôi trồng. Tuy nhiên ở quy mô nuôi này việc trông
coi, chăm sóc thuận lợi hơn so với quy mô lớn cho nên số hộ nuôi tham gia
vào nuôi trồng và diện tích nuôi trồng với quy mô nhỏ này ngày một tăng.
Năm 2007 là 60 ha chiếm 4,22 % tổng diện tích nuôi trồng đến năm 2009 là
84 ha chiếm 5,44 %, tốc độ tăng bình quân qua 3 năm là 19,6%.
Vốn những hộ có vốn đầu tư cao, có kinh nghiệm trong NTTS, mạnh
dạn trong sản xuất thường đầu tư nuôi ở quy mô trung bình. Được sự chỉ
đạo của phòng Nông nghiệp huyện Tiền Hải và sự trợ giúp về vốn sản xuất
với lãi suất ưu đãi của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
huyện Tiền Hải đối với các hộ NTTS, trong những năm gần đây quy mô

iv


nuôi trồng ở mức trung bình trong huyện tăng nhanh cả về số hộ và diện
tích. Diện tích nuôi trồng đạt tốc độ tăng trưởng cao, bình quân mỗi năm
diện tích nuôi trồng tăng 10,3 %.
Trong từng quy mô nuôi thì diện tích của mỗi đối tượng nuôi có sự
chênh lệch đáng kể. Đối với quy mô nuôi nhỏ, diện tích nuôi tôm năm 2007 là
42 ha chiếm 70%, đến năm 2009 diện tích nuôi tôm thêm 10 ha so với năm
2007, tốc độ tăng bình quân mỗi năm là 11,5 %. Đối với quy mô nuôi trung
bình và lớn thì diện tích nuôi ngao luôn chiếm tỷ lệ cao trên 50 % diện tích

nuôi của từng quy mô.
Trong các hình thức NTTS hiện nay ở Tiền Hải thì mô hình nuôi Cua
và nuôi tôm ở Nam Cường và Đông Minh ở vùng II đạt lợi nhuận cao nhất.
Năm 2009, tính bình quân cho 1 ha nuôi tôm thu được 74,413 triệu đồng/vụ ở
xã Đông Minh, đối với mô hình nuôi Cua ở xã Nam Cường lợi nhuận thu
được trên 1 ha diện tích là 33,684 triệu đồng. Với hình thức nuôi ở vùng II
chủ yếu là bán thâm canh. Nếu đầu tư 1 đồng chi phí có thể thu được 2,13
đồng giá trị sản xuất đối với mô hình nuôi Tôm ở Đông Minh tương ứng với
1,13 đồng lợi nhuận và 2,25 đồng giá trị sản xuất đối với mô hình nuôi Cua ở
Nam Cường tương ứng với 1,15 đồng lợi nhuận. Đây là vùng đang trên đường
ổn định, diện tích được nhân rộng để chuyển sáng nuôi thâm canh trong
những năm tới.
Ở vùng I, diện tích nuôi trồng dựa vào tự nhiên là chính nên lợi nhuận
mang lại không cao, trung bình 1 ha thu được 28,522 triệu đồng/vụ, nhỏ hơn
2,6 lần so với mô hình nuôi tôm ở Đông Minh.
Đối với vùng III, vùng chuyên khoanh vây nuôi ngao, vạng thuộc địa
bàn xã Nam Thịnh thì hiệu quả kinh tế chưa cao. Lợi nhuận thu được tính
bình quân cho 1 ha là 24,713 triệu đồng/vụ. Nếu bỏ ra 1 đồng chi phí sẽ thu
được 1,26 đồng giá trị sản xuất tương ứng là 0,26 đồng lợi nhuận.

v


Về hiệu quả sử dụng lao động ở vùng II là thấp nhất mặc dù lợi nhuận
thu được trên 1 ha nuôi trồng ở vùng này là cao nhất. Ở vùng II, đối tượng
nuôi chủ yếu là tôm, cua đối tượng nuôi này cần nhiều công lao động nhất từ
10 – 16 công lao động/ha/vụ. Đối với vùng III lợi nhuận thu được là thấp nhất
so với 3 vùng nhưng hiệu quả sử dụng lao động lại cao nhất.
Hiện nay các hộ vẫn chủ yếu nuôi tôm sú là sản phẩm chính, cua và
ngao được nuôi mạnh nhất, tuy nhiên trong thời gian tới, các xã ven biển Tiền

Hải sẽ chú trọng hơn nuôi cá Vược, và bắt đầu nuôi thử nghiệm tôm thẻ chân
trắng vì đây là những sản phẩm cho hiệu quả kinh tế cao.
Thông qua nghiên cứu này, chúng tôi thấy rằng: không phải cứ mở rộng
diện tích là đạt hiệu quả kinh tế cao mà cần phải chú trọng đầu tư thâm canh
kết hợp với tiếp thu những tiến bộ KHKT vào sản xuất, có như vậy mới phát
huy hết tiềm năng của ngành NTTS và đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.
Bên cạnh những thuận lợi và kết quả thu được thì các hộ NTTS gặp rất nhiều
khó khăn về vốn, về quỹ đất, về nguồn nước, tiêu thụ sản phẩm, dịch bệnh và
thời tiết…Đặc biệt khi được hỏi các hộ có mở rộng diện tích trong những vụ
tới không thì có tới 98% các hộ không mở rộng diện tích nguyên nhân chủ
yếu là không còn quỹ đất, thiếu vốn và nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm.
Để tháo gỡ những khó khăn và thúc đẩy hơn nữa vai trò của ngành
NTTS đối với kinh tế của huyện, chúng tôi đề xuất một số giải pháp chủ
yếu như: giải pháp quy hoạch vùng nuôi, giải pháp về con giống, giải
pháp về vốn, giải pháp về công tác đào tạo khuyến ngư, giải pháp về thị
trường tiêu thụ.

vi


MỤC LỤC
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ...........................................................................i
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
NUÔI TRỒNG
THUỶ SẢN VÙNG VEN BIỂN
HUYỆN TIỀN HẢI – THÁI
BÌNH..................................................................................................................i
Tên sinh viên......................................................................................................i
:...........................................................................................................................i
Chu Thị Hoài Thu..............................................................................................i

Chuyên ngành đào tạo........................................................................................i
:...........................................................................................................................i
Kinh tế nông nghiệp...........................................................................................i
Lớp.....................................................................................................................i
:...........................................................................................................................i
KTNN51B..........................................................................................................i
Niên khóa...........................................................................................................i
:...........................................................................................................................i
2006 - 2010.........................................................................................................i
Giảng viên hướng dẫn........................................................................................i
:...........................................................................................................................i
ThS. Lê Khắc Bộ................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN...............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................ii
TÓM TẮT........................................................................................................iii
MỤC LỤC.......................................................................................................vii
DANH MỤC BẢNG......................................................................................viii
.......................................................................................................................viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ.......................................................................................ix
PHẦN 1: MỞ ĐẦU...........................................................................................1
PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỀN VỀ ............................5
NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN.............................................................................5
PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......48
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...............................67
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................105
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................108
PHỤ LỤC......................................................................................................111

vii



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Sản lượng và giá trị sản phẩm thủy sản xuất khẩu chính ngạch.....18
(1997-2005)....................................................................................................18
Bảng 3.1: Tình hình đất đai của huyện (2007 – 2009)...................................54
Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của huyện (2007- 2009)..................56
Bảng 4.1: Quy mô nuôi trồng thuỷ sản của huyện Tiền Hải (2007 – 2009). . .67
Bảng 4.2: Tổng số vốn đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản (2007 – 2009)
.........................................................................................................................69
Bảng 4.3: Tình hình dân số và lao động của huyện........................................71
Bảng 4.4: Kết quả đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản toàn huyện Tiền Hải.......73
Bảng 4.5 : Giá trị sản xuất ngành nuôi trồng thuỷ sản huyện Tiền Hải..........75
Bảng 4.6: Hiệu quả kinh tế 1 ha nuôi Ngao ở Nam Thịnh năm 2009.............79
Bảng 4.7: Hiệu quả kinh tế 1 ha nuôi Tôm ở Nam Phú và Đông Minh năm
2009.................................................................................................................82
Bảng 4.8: Hiệu quả kinh tế 1 ha nuôi Cua ở xã Nam Cường năm 2009.........86
Bảng 4.9: So sánh hiệu quả kinh té giữa 3 mô hình NTTS............................88

viii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4.1: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực NTTS toàn huyện.............70
Sơ đồ 4.2: Sản lượng khai thác và NTTS toàn huyện Tiền Hải qua 3 năm....74
Sơ đồ 4.3: Sản lượng NTTS toàn huyện..........................................................74
Sơ đồ 4.3 Cơ cấu giá trị sản xuất ngành NTTS toàn huyện Tiền Hải năm 2007
.........................................................................................................................76
Sơ đồ 4.4 Cơ cấu giá trị sản xuất ngành NTTS toàn huyện Tiền Hải năm 2008
.........................................................................................................................76
Sơ đồ 4.5 Cơ cấu giá trị sản xuất ngành NTTS toàn huyện Tiền Hải năm 2009

.........................................................................................................................77
Sơ đồ 4.6: Kênh tiêu thụ sản phẩm NTTS tươi sống ở huyện Tiền Hải..........79

ix


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BQ
CC
CP
CPTG
DT
ĐVT
Tr.đ
FAO
GTSX
HTX
KHKT
Pr

NTTS
SL
UBND
XDCB
HQKT
HQXH
HQMT
EU

TM -DV

TSCĐ

:
:
:
:
:
:
:
:

Bình quân
Cơ cấu
Chi phí
Chi phí trung gian
Diện tích
Đơn vị tính
Triệu đồng
Food and Agriculture Organisation - Tổ chức lương

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

:
:
:
:
:
:

thực và nông nghiệp của Liên hợp quốc
Giá trị sản xuất
Hợp tác xã
Khoa học kỹ thuật
Lợi nhuận
Lao động
Nuôi trồng thuỷ sản
Số lượng
Uỷ Ban Nhân dân
Xây dựng cơ bản
Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kỹ thuật
Hiệu quả môi trường
Liên Minh Châu Âu
Quyết định
Thương mại - Dịch vụ
Tài Sản Cố Định

x


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Dân số thế giới ngày càng tăng, đồng thời với sự gia tăng các nhu cầu
về thuỷ sản khi xã hội càng phát triển. Trong khi đó sản lượng thuỷ sản đánh
bắt ngày càng giảm bởi sợ khai thác quá ngưỡng cho phép của môi trường tự
nhiên của biển. Vì vậy, phát triển nuôi trồng thuỷ sản nhằm đáp ứng các nhu
cầu thực phẩm phục vụ cuộc sống con người. Ngành nuôi trồng thuỷ sản góp
phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, tăng thu nhập và cải thiện
đời sống cho người dân địa phương.
Theo dự báo của Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO), tổng sản lượng
thuỷ sản của thế giới sẽ tăng từ 129 triệu tấn/năm lên 159 triệu tấn vào năm
2010 và 172 triệu tấn vào năm 2015 với tốc độ tăng trưởng bình quân
1,6%/năm giai đoạn 2010 – 2015, chủ yếu nhờ tăng sản lượng từ việc nuôi
trồng. Dự kiến năm 2015, sản lượng tăng 43 triệu tấn so với giai đoạn 1999 –
2000, ước tính tăng 73% sản lượng từ việc nuôi trồng. Thuỷ sản nuôi dự kiến
sẽ chiếm 27,5% trong tổng sản lượng thuỷ sản toàn cầu vào năm 2015, tăng
27,5%/năm so với giai đoạn 1999 – 2000. Sản lượng đánh bắt dự kiến sẽ trì
trệ trong giai đoạn dự kiến. So sánh cung cầu dự kiến cho thấy nhu cầu thuỷ
sản và các sản phẩm thuỷ sản sẽ cao hơn lượng cung tiềm năng. Tổng lượng
thuỷ sản thiếu hụt là 9,4 triệu tấn vào năm 2010 và 10,9 triệu tấn vào năm
2015. Tính trạng thiếu hụt này sẽ không xảy ra nếu có sự cân đối giữa một
bên là giá thuỷ sản tăng, cùng với sự chuyển dịch về nhu cầu tiêu thụ các loại
thuỷ sản khác nhau và một bên là sự chuyển dịch nhu cầu sang các loại thực
phẩm giàu protein thay thế khác.
Việt Nam là quốc gia có lợi thế về khai thác tiềm năng, thế mạnh của
biển. Trong những năm qua ngành nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta đã được
quan tâm và từng bước đầu tư có hiệu quả. Đời sống của bà con ngư dân đã
được cải thiện, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc. Mặt khác xu thế hội nhập

1



kinh tế quốc tế, Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Thương Mại Thế giới
(WTO) thì những cơ hội lớn về phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản nhằm
khai thác tiềm năng, lợi thế so sánh của từng vùng trong cả nước đang được
các cấp chính quyền cơ sở đặc biệt ưu tiên.
Tiền Hải có nhiều thuận lợi và ưu thế để phát triển nghề nuôi trồng thuỷ
sản. Huyện đang đầu tư phát triển kinh tế biển, nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản.
Khuyến khích nuôi các con đặc sản có hiệu quả kinh tế cao. Những năm gần
đây, nghề nuôi tôm sú phát triển khá mạnh, chủ yếu bằng hình thức nuôi thâm
canh tập trung; sản lượng tôm xuất khẩu từ vài ba trăm tấn đã tăng lên 2200
tấn. Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản 3977ha tăng 0,58% so với cùng kỳ
năm 2008, trong đó diện tích nuôi nước ngọt 907 ha tăng 2,6%, diện tích nuôi
nước lợ 2150 ha; diện tích nuôi ngao 920 ha, bằng 100% kế hoạch. Tổng sản
lượng nuôi trồng và đánh bắt là 18045 tấn, tăng 28,2%. Hiện nay, nhiều hộ
gia đình nuôi tôm, ngao đã giàu lên nhanh chóng. Xã Nam Cường, Đông
Minh, Nam Thịnh nuôi cá vược, cá song, cá tra và đa dạng hoá con nuôi, nuôi
xen canh có giá trị kinh tế cao, mở rộng diện tích nuôi ngao. Phấn đấu đưa sản
lượng ngao thương phẩm khoảng 15000 tấn và đưa ngành thuỷ sản đạt giá trị
sản xuất 306 tỷ VNĐ. (Nguồn: Minh Thành; “Huyện Tiền Hải – Thái Bình.
Phát triển đa dạng và bền vững”. Diễn đàn doanh nghiệp)
Do chạy theo lợi nhuận nên diện tích nuôi trồng thuỷ sản ngày càng
được mở rộng bằng nhiều hình thức mang tính tự phát, như chuyển đổi đất
nông nghiệp, đất diêm nghiệp, đất rừng ngập mặn sang nuôi trồng thuỷ sản.
Sự phát triển tới mức các yếu tố kỹ thuật, con giống, cơ sở hạ tầng, vốn sản
xuất…chưa đáp ứng kịp thời nên nhiều vùng thô lỗ trong nuôi trồng, hệ sinh
thái biển bị đảo lộn, rừng ngập mặn bị tàn phá nghiêm trọng. Vì vậy, sự cần
thiết có tư vấn khoa khọc, kỹ thuật, tổ chức quản lý kinh tế nhằm khắc phục
những tồn tại, xuy thoái tài nguyên, ô nhiễm môi trường đang xảy ra ở địa
phương. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi lựa chọn đề tài:

2



“Nghiên cứu giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản vùng ven biển huyện
Tiền Hải – Thái Bình.”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở khảo sát thực trạng và phân tích những yếu tố ảnh hưởng
đến kết quả và hiệu quả nuôi trồng thuỷ sản vùng ven biển Tiền Hải trong
những năm qua, từ đó có căn cứ khoa học đề xuất giải pháp phát triển nuôi
trồng thuỷ sản cho địa phương.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về nuôi trồng thuỷ
sản vùng ven biển;
- Đánh giá thực trạng nuôi trồng thuỷ sản ở vùng ven biển của huyện
Tiền Hải trong những năm gần đây;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả nuôi trồng
thuỷ sản vùng ven biển của huyện Tiền Hải – Thái Bình;
- Đề xuất giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản vùng ven biển cho
địa phương.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Các loại thuỷ sản được nuôi trồng ở vùng ven biển Tiền Hải như
tôm, ngao, cua, cá;
- Người nuôi trồng thuỷ sản: hộ nông dân, công ty nuôi trồng thuỷ
sản;
- Các vấn đề liên quan đến nuôi trồng thuỷ sản: môi trường tự nhiên,
kinh tế, xã hội.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi về nội dung


3


-

Tập trung nghiên cứu nuôi trồng các loại các loại thuỷ sản:
tôm, ngao, cua, cá;

-

Phân tích kết quả và hiệu quả kinh tế, hiệu quả môi trường
và hiệu quả xã hội về nuôi trồng thuỷ sản ở vùng ven biển của
huyện Tiền Hải;

-

Xác định các yếu tố chủ yếu tác động đến phát triển nuôi
trồng thuỷ sản ở vùng ven biển Huyện Tiền Hải.

 Phạm vi về không gian
Đề tài được tiến hành thu thập số liệu ở xã Đông Minh ở khu Đông của
huyện và các xã thuộc khu Nam của huyện như xã Nam Cường, Nam Thịnh,
Nam Phú.
 Phạm vi về thời gian
Tiến hành thu thập tài liệu về nuôi trồng thuỷ sản trong 3 năm gần đây
2007 – 2009

4



PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỀN VỀ
NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm
 Sinh trưởng Theo D.A. Xabinin: Sinh trưởng là quá trình tạo mới
các yếu tố cấu trúc của cây, con một cách không thuận nghịch (các thành phần
mới của tế bào, tế bào mới, cơ quan mới...) thường dẫn đến tăng về số lượng,
kích thước, thể tích, sinh khối của chúng. Tuy nhiên không nên quan niệm
sự sinh trưởng chỉ biểu hiện sự biến đổi về lượng một cách đơn thuần, vì
không phải bao giờ sự sinh trưởng cũng dẫn đến sự biến đổi về kích thước
và khối lượng.
 Tăng trưởng được quan niệm là sự tăng thêm (hay gia tăng ) về quy
mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Đó là kết quả của
các hoạt động sản xuất và dịch vụ của nền kinh tế tạo ra. Do đó để biểu thị sự
tăng trưởng kinh tế người ta dùng mức tăng thêm của sản lượng nền kinh tế
(tính toàn bộ hay tính bình quân theo đầu người) của thời kỳ sau đó so với
thời kỳ trước đó.
Sự tăng trưởng được so sánh theo các thời điểm liên tục trong một
giai đoạn nhất định, sẽ cho ta khái niệm tốc độ tăng trưởng. Đó là sự tăng
thêm về sản lượng nhanh hay chậm so với thời điểm gốc
Lý thuyết phát triển bao gồm lý thuyết phát triển về kinh tế, phát
triển dân trí, phát triển giáo dục, phát triển y tế, sức khoẻ và môi trường.
Lý thuyết phát triển kinh tế đã được các nhà kinh tế học mà đại diện là
Smith (1723-1790), Malthus (1776-1838), Ricardo (1772-1823), Marx
(1818-1883), Keynes (1883-1946) đưa ra qua việc phân tích và giải thích
các hiện tượng kinh tế, tiên đoán về phát triển kinh tế.

5



 Phát triển là quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về mọi mặt của nền
kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về
quy mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội.
 Phát triển kinh tế là một khái niệm chung nhất về sự chuyển biến
của nền kinh tế, từ một trạng thái thấp lên một trạng thái cao. Do vậy không
có tiêu chuẩn chung về sự phát triển. Để nói lên về trình độ phát triển cao,
thấp khác nhau giữa các nền kinh tế trong mỗi thời kỳ, các nhà kinh tế học
phân quá trình đó ra các nấc thang: kém phát triển, đang phát triển và phát
triển gắn với các nấc thang đó là những giá trị nhất định mà hiện tại chưa có
cơ sở thống nhất hoàn toàn.
Trong chiến lược phát triển kinh tế có thể nhấn mạnh vào tăng trưởng
tức là tăng thu nhập, nhấn mạnh vào công bằng và bất bình đẳng trong xã hội
hoặc nhấn mạnh vào phát triển toàn diện, tức là vừa nhấn mạnh về số lượng
vừa chú ý về chất lượng của sự phát triển. Tăng trưởng kinh tế phải gắn với
mục tiêu công bằng và tiến bộ xã hội. Trong thực tế phát triển kinh tế phải kết
hợp hài hoà phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế phải hài hoà với công bằng
và tiến bộ xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tăng trưởng
kinh tế là tiền đề vật chất hỗ trợ cho việc thực hiện công bằng xã hội, ngược
lại công bằng xã hội tạo động lực vững chức để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Hiệu quả kinh tế gắn liền với hiệu quả xã hội tạo thành hiệu quả kinh tế - xã
hội. Nó là tiêu chuẩn quan trọng của sự phát triển nền kinh tế.
Trong giai đoạn hiện nay nền kinh tế của đất nước đang trên đà phát
triển với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Phát triển nền
kinh tế đất nước đang là mối quan tâm hàng đầu. Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ X đã nhấn mạnh Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO là
một thời cơ lớn nhưng cũng là thách thức lớn đối với chúng ta. Đối với lĩnh
vực kinh tế, các ngành sản xuất thì sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản
xuất cho ai? Đây là những câu hỏi mà chúng ta phải suy nghĩ. Để trả lời câu

6



hỏi đó chúng ta cần xác định đúng mục tiêu thì nền kinh tế mới phát triển
được, ngành sản xuất kinh doanh mới có hiệu quả kinh tế cao. Vậy thế nào là
hiệu quả kinh tế? chúng ta đưa ra một số khái niệm.
 Hiệu quả kinh tế (HQKT) là một hoạt động sản xuất kinh doanh chủ
yếu nhằm đề cập đến lợi ích kinh tế sẽ đạt được trong sản xuất kinh doanh.
HQKT nó phản ánh mặt chất lượng của hoạt động kinh tế. Nâng cao chất
lượng của hoạt động kinh tế là một đòi hỏi khách quan của nhà sản xuất và là
yêu cầu của công tác quản lý kinh tế hiện nay. Như vậy HQKT là một phạm
trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác vốn, kỹ thuật, nguồn nhân lực, phương
pháp tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của từng đơn vị cũng như của toàn
ngành trong nền kinh tế.
Mục đích sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của cong
người về vật chất và tinh thần của toàn xã hội, trong khi nguồn lực tài nguyên
có hạn. Vì vậy, đòi hỏi toàn xã hội, từng đơn vị sản xuất phải có sự lựa chọn
và sử dụng các nguồn lực có hiệu quả nhất.
Trong mỗi ngành, lĩnh vực thì quan điểm về HQKT được xem xét dưới
nhiều góc độ khác nhau tuỳ thuộc vào mục tiêu và yêu cầu của hoạt động đó
nhưng chúng ta có thể đưa ra khái niệm tổng quát sau:
“HQKT là một phạm trù kinh tế nó phản ánh mặt chất của hoạt động
kinh tế, được đánh giá bằng cách so sánh kết quả thu được với chi phí cho
hoạt động kinh tế đó”.
 Phân loại hiệu quả


Theo yếu tố cấu thành

- Hiệu quả kỹ thuật : là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn
vị sản phẩm đầu vào hay nguồn lực sử dụng sản xuất nông nghiệp trong điều

kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp.
Hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phương diện vật chất của sản xuất, nó chỉ ra
một đơn vị dùng vào sản xuất đem lại sản phẩm như thế nào, mối quan hệ

7


giữa năng xuất nuôi trồng bởi lượng thức ăn, kỹ thuật nuôi, con giống…ở
mức độ khác nhau.
- Hiệu quả phân bổ: Đây là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tổ giá trị sản
phẩm và giá đầu vào được tính đến để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên
một đồng chi phí tăng thêm về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả
phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đền yếu tố giá đầu vào và giá đầu ra vì
thế còn được gọi là hiệu quả giá. Việc xác định hiệu quả như việc xác định
các điều kiện về lý thuyết cận biên tối ư hoá lợi nhuận. Hay là giá trị biên của
sản phẩm bằng giá trị biên của nguồn lực sử dụng vào sản xuất.
- HQKT: là phạm trù kinh tế trong đó sản xuất đạt được cả hiệu quả kỹ
thuật và hiệu quả phẩn bổ. Có nghĩa cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều được
tính đến khi xem xét các yếu tố nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu đạt được
hiệu quả kỹ thuật hay hiệu quả phân bổ mới là điều kiện cần chưa đảm bảo
cho hiệu quả kinh tế, chỉ khi sử dụng nguồn lực đạt được cả hiệu quả kỹ thuật
và hiệu quả phân bổ thì mới đạt được hiệu quả kinh tế.


Theo phạm vi, đối tượng nghiên cứu thì có các loại hiệu quả:

- Hiệu quả kinh tế quốc dân: là hiệu quả kinh tế xét trên toàn bộ nền
kinh tế đất nước, về chỉ tiêu đánh giá về tình hình sản xuất của các ngành
sản xuất tác động đến nền kinh tế quốc dân. Một nền kinh tế quốc dân
phát triển phải dựa vào phát triển đồng bộ của toàn bộ các ngành, nghề

sản xuất trong nước.
- Hiệu quả kinh tế ngành: Là tính hiệu quả kinh tế cho từng ngành sản
xuất trong nền kinh tế quốc dân, đây là chỉ tiêu quan trọng trong việc thúc đẩy
sản xuất một số ngành như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản…phát
triển nhằm tăng hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp và kinh tế quốc dân.
- Hiệu quả kinh tế vùng: là chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của sản xuất đối
với vùng hay địa phương. Đối với chủ trương của Đảng, Nhà nước, phát triển

8


dựa trên thế mạnh và lợi thế so sánh của từng vùng là hướng phát triển quan
trọng nhằm tạo ra các vùng chuyên canh, vùng kinh tế hợp lý.
- HQKT của việc sử dụng các nguồn lực, các yếu tố đầu vào như hiệu
quả sử dụng đất, hiệu quả sử dụng lao động, hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả
sử dụng tài nguyên…đây là chỉ tiêu phản ánh tính năng động trong sản xuất.
Điều này khẳng định việc quan trọng phải nghiên cứu các lợi thế so sánh của
các yếu tố nguồn lực và yếu tố đầu vào.
- Hiệu quả môi trường (HQMT): Trong quá trình sản xuất kinh
doanh mục tiêu của chúng ta là không chỉ dùng lại ở việc tăng lợi ích kinh
tế mà còn cần phải đảm bảo không gây ô nhiễm tới môi trường sinh thái
như không khí, đất, nước…như vậy hiệu quả môi trường là sự đảm bảo về
các vấn đề môi trường như bảo vệ sự đa dạng sinh học, tạo ra sự cân bằng
sinh thái và không ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường. Vấn đề môi trường
hiện nay đang được quan tâm rất lơn không chỉ của riêng ngành sản xuất
nào, quốc gia nào mà của toàn thế giới.
- Hiệu quả xã hội (HQXH): là kết quả hoạt động của các hoạt động kinh
tế xét trên khía cạnh công ích phục vụ lợi ích chung cho toàn xã hội.
Cùng với HQKT, hoạt động sản xuất còn tạo ra nhiều kết quả liên quan
đến đời sống kinh tế - xã hội như tạo ra việc làm, giảm tỷ lệ thấp nghiệp, giảm

tỷ lệ tệ nạn xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, tăng
thu ngân sách cho nhà nước, xây dựng kết cấu hạ tầng từ đó nhằm thúc đẩy
phát triển kinh tế đất nước.
- HQKT: nó đánh giá toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng, no so sánh tối ưu giữa đầu
vào, đầu ra cho sản phẩm, lợi ích thu được với chi phí nhất định và được
kết quả nhất định.

9


Như vậy, nếu đứng trên góc độ toàn nền kinh tế thì hiệu quả các
doanh nghiệp về các mặt thì phải gắn bó với hiệu quả chung của toàn xã
hội. Hiệu quả đó bao gồm HQKT, HQXH, HQMT, chúng có mối quan hệ
mật thiết với nhau.
 Phương pháp xác định hiệu quả
Dựa trên các chỉ tiêu, phương pháp đánh giá, phân tích, so sánh kết quả
sản xuất của các năm. Ta có thể tổng hợp các phương pháp tính bằng các
công thức sau:
Công thức 1
Hiệu quả kinh tế
H

Kết quả sản xuất

=

Chi phí sản xuất
Q


=

C
Trong đó: H là hiệu quả kinh tế
Q là kết quả sản xuất
C là chi phí sản xuất
Chỉ tiêu tương đối này là hết sức quan trọng nó dùng vào số tương đối
để so sánh mặt chất của vấn đề. Chỉ tiêu này chỉ rõ được mức độ hiệu quả sử
dụng các nguồn lực khác nhau từ đó so sánh hiệu quả kinh tế của từng mô
hình kinh tế đồng thời phân tích sự tác động ảnh hưởng của các yếu tố nguồn
lực tự nhiên dẫn đến HQKT của từng vùng khác nhau.
Công thức 2: Hiệu quả kinh tế = kết quả sản xuất – chi phí sản xuất
H=Q–C
Chỉ tiêu này cho chúng ta biết HQKT của từng đơn vị sản xuất là
lớn hay nhỏ, tức là nó phản ánh được mức độ hiệu quả các yếu tố đầu vào
đồng thời chưa xác định năng xuất lao động xã hội và so sánh khả năng

10


cung cấp vật chất cho xã hội của những cơ sở sản xuất để đạt được hiệu số
kết quả sản xuất như nhau.
Công thức 3:
Hiệu quả kinh tế =

Phần tăng thêm của
kết quả sản xuất




Phần tăng thêm của chi
phí sản xuất

H = ∆Q - ∆C
Công thức này thể hiện hiệu quả của việc đầu tư hay tăng thêm chi phí.
Tuy nhiên công thức này chỉ giới hạn ở việc tính tổng thu nhập tăng thêm so
với đồng vốn tăng thêm. Nó phản ánh được hiệu quả của toàn bộ quá trình sản
xuất bởi thực tế kết quả sản xuất đạt được luôn là hệ quả của cả chi phí sẵn có
cộng với chi phí bổ xung. Ở các mức độ chi phí khác nhau thì hiệu quả của
chi phí bổ xung sẽ khác nhau. Tính biện chứng thống nhất của các sự vật và
hiện tượng đòi hỏi khi nghiên cứu phải đảm bảo trong chừng mực nhất định
sự tương đối nếu không sẽ dẫn đến kết quả sai khác với sự vận động của nó.
Công thức 4:
Hiệu quả kinh tế =

Chênh lệch kết quả thu được
Chênh lệch của chi phí
∆Q

H=

∆C
Đây là cách đánh giá có ưu thế khi xem xét hiệu quả kinh tế của quá
trình đầu tư theo chiều sâu hay việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tức là nghiên
cứu phần hiệu quả và chi phí tăng thêm. Từ quan điểm trên ta thấy nếu chỉ
đánh giá HQKT ở khía cạnh lợi nhuận thuần tuý thì chưa xác định được năng
suất lao động xã hội và so sánh khả năng cung cấp vật chất cho xã hội của
từng cơ sở sản xuất đạt được hiệu số của kết quả trừ chi phí như nhau. Tuy
nhiên nếu tập trung vào các chỉ tiêu tỷ số giữa kết quả sản xuất với chi phí


11


dịch vụ đầu tư và lao động thì chưa toàn diện bởi chỉ tiêu này chưa phản ánh
được quy mô sản xuất.
 Nuôi trồng thuỷ sản là một lĩnh vực sản xuất được hình thành và
phát triển trên cơ sở có những tác động có ý thức của con người trong việc
chăm sóc phát triển các giống loài động vật trong phạm vi nhất định nhằm
mục đích phục vụ nhu cầu con người. Nuôi thuỷ sản là một phần của nuôi
trồng thuỷ sản, đối tượng của nuôi thuỷ sản là các động vật thuỷ sản sống
trong môi trường nước.
 Phát triển nuôi trồng thuỷ sản: là một quá trình tăng tiến về mọi mặt
của nuôi trồng thuỷ sản trong một thời gian nhất định. Trong đó bao gồm cả
sự tăng trưởng về quy mô, diện tích, sản lượng và cơ cấu sản xuất của ngành.
 Phát triển thuỷ sản bền vững: là sự đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu
cầu nuôi thuỷ sản hiện tại nhưng không làm xấu đi khả năng đáp ứng ngày
càng cao về phát triển thuỷ sản cho thế hệ sau.
 Nuôi quảng canh truyền thống là hình thức nuôi trong đó con giống,
thức ăn dựa hoàn toàn vào tự nhiên không đòi hỏi kỹ thuật hay trang thiết bị.
Điều kiện tự nhiên khác nhau sẽ có các loại thuỷ sản khác nhau, thường có
các loại thuỷ sản như tôm sú, tôm tự nhiên, rong câu, ngao, cua…Diện tích
các đầm nuôi thường rất lớn, thường trên 20 ha/đầm. Việc thay nước hay thu
hoạch sản phẩm dựa vào chế độ thuỷ triều.
 Nuôi quảng canh cải tiến là hình thức nuôi dựa trên nền tảng của mô
hình nuôi quảng canh truyền thống nhưng có bổ xung thêm giống và thức ăn.
Giống thường là tôm sú hay cua biển thường nuôi ở mật độ 2-3 con/m 2. Việc
thay nước cũng chủ yếu dựa vào chế độ thuỷ triều nhưng có thể trang bị thêm
máy bơm để chủ động trong việc điều chỉnh mức nước, do phải đầu tư thêm
trong quá trình nuôi nên diện tích đầm nuôi thường nhỏ hơn.


12


 Nuôi bán thâm canh là hình thức nuôi trồng có áp dụng các tiến
bộ kỹ thuật của khoa học kỹ thuật trong quá trình sản xuất con giống, sản
xuất thức ăn cũng như quản lý và chăm sóc hàng ngày. Ở hình thức nuôi
này đã hình thành nuôi chuyên canh một loại hải sản nhất định. Diện tích
của từng đầm nuôi thường nhỏ, khoảng 5 -10 ha/đầm. Đây là hình thức
nuôi được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam vì nó phù hợp với khả năng đầu tư
cũng như kiến thức nuôi trồng của ngư dân.
 Nuôi thâm canh hay còn gọi là nuôi công nghiệp là hình thức
nuôi trong đó con người hoàn toàn chủ động về số lượng, chất lượng con
giống, dùng thức ăn nhân tạo, mật độ thả giống cao. Diện tích đầm nuôi
thường nhỏ 2 ha/đầm. Máy móc thiết bị đầy đủ, kỹ thuật viên được trang
bị đầy đủ các dụng cụ để quản lý. Hình thức này đòi hỏi vốn đầu tư lớn về
vốn và kiến thức. Đây cũng chính là hình thức nuôi độc canh.
 Nuôi siêu thâm canh là hình thức nuôi hiện đại, sử dụng một tập
hợp máy móc và thiết bị để tạo ra cho đối tượng nuôi có những điều kiện
sống tối ưu. Nuôi siêu thâm canh thường ở diện tích nhỏ, mật độ giống
cao, chu kỳ nuôi ngắn. Các hình thức được trang bị trong hình thức nuôi
này gồm hệ thống làm sạch nước (bể lọc sinh vật, tháp lọc sinh vật, tháp
oxi hoá, thiết bị lọc nước…), hệ thống làm tăng dưỡng khí (máy phun
nước và sục khí), hệ thống chế nhiệt độ (các thiết bị điều chỉnh nhiệt độ tự
động), hệ thống cung cấp thức ăn hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của
vật nuôi.

13



×