Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Báo Cáo Thực Tập Tại Sở Ngân Hàng Phát Triển Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.16 KB, 25 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp

Phần I: Giới thiệu chung về cơ sở thực tập
I. Giới thiệu chung, lịch sử hình thành và phát triển.
a/ Giới thiệu chung.
Khái niệm NHPT;
Là tổ chức tín dụng ma hoạt động chủ yếu la tài trợ trung hạn và dài hạn
cho các mục tiêu phát triển và hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Thông
qua hoạt động của ngân hàng, Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế đặc
biệt la chính sách tiền tệ. Như vậy chúng ta có thể hiểu ngân hàng là một tổ
chức có quyền lực mạnh mẽ trong nền kinh tế. Ở các nước phát triển NHPT
có sự ra đời rất sớm, nhưng đối với các nước đang phát triển thì NHPT là một
khái niệm khá là mới mẻ.
“Thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng
Phát triển) trên cơ sở tổ chức lại Quỹ Hỗ trợ phát triển (được thành lập theo
Nghị định số 50/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999) để thực hiện chính
sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
Tên giao dịch quốc tế: The Vietnam Development Bank
Tên viết tắt: VDB
Ngân hàng Phát triển có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu,
được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, các ngân
hàng thương mại trong nước và nước ngoài, được tham gia hệ thống thanh
toán với các ngân hàng và cung cấp dịch vụ thanh toán theo quy định của
pháp luật. Ngân hàng Phát triển kế thừa mọi quyền lợi, trách nhiệm từ Quỹ
Hỗ trợ phát triển.”
(trích từ quyết định số 108/2006/QD-TTG về việc thành lập NHPTVN)

1


Báo cáo thực tập tổng hợp


Ngân hàng Phát Triển Việt Nam là một chế định tài chính mới xuất hiện
ở Việt Nam năm 2006. Nhưng bản thân tổ chức này không mới, NHPTVN ra
đời dựa trên sự kế thừa của một lịch sử phát triển khá lâu đời của Tổng cục
đầu tư quốc gia đến quỹ hỗ trợ phát triển. Tuy không hoàn toàn mới nhưng
việc thực hiên chính sách đầu tư phát triển của nhà nước theo mô hình NHPT
đã đánh dấu một sự chuyển biến tích cực trong quá trình cải cách tài chính
công của nước chúng ta.
Khai sinh NHPT với nhiệm vụ thực hiên tín dụng dầu tư và tín dụng
xuất khẩu đã làm cho hoạt động này trở lên chuyên nghiệp hơn đảm bảo phù
hợp với kinh tế thị trường và các cam kết sau khi hội nhập kinh tế quốc tế.
b/ Lịch sử phát triển.
NHPTVN thừa kế từ:
- Tổng cục đầu tư phát triển. Thành lập 12/1994 thuộc bộ tài chính thự
hiện nhiệm vụ cho vay tín dụng với các dự án của Chính phủ
- Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia. Thành lập 12/1995 là tổ chức nhà nước
thực hiện việc huy động và cho vay đối với các dự án thuộc các ngành nghề
cần khuyến khích đầu tư và các dự án thuộc các vùng khó khăn.quỹ HTPT đi
vào hoạt động từ 01/01/2000 với 2970 dự án, dư nợ 20.082 tỷ đồng nhận bàn
giao từ Tổng cục đầu tư phát triển.
So với Quỹ HTPT, hoạt động của NHPTVN hiện nay sẽ được tăng quyền
chủ động, tăng tính trách nhiệm trong đánh giá, thẩm định cho vay các dự án
và có quyền từ chối các dự án có tính kém hiệu quả.
NHPTVN xác định rõ mô hình hoạt động là ngân hàng chính sách của
Chính phủ với mục tiêu đóng góp tích cực cho việc tạp trung khai thác các

2


Báo cáo thực tập tổng hợp
nguồn vốn với lãi xuất thấp để cho các dự án thuộc khung quy định của Chính

phủ vay đầu tư
II. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức.
a/ Chức năng nhiệm vụ.
- NHPTVN là tổ chức tài chính thực hiện chức năng tập trung các nguồn
vốn trung và dài hạn để đầu tư có trọng điểm và ưu đãi các dự án phát triển
của nhà nước
- NHPTVN phục vụ dự án phát triển do dó có thể nói lợi ích NHPT vươn
tới là các lợi ích công, vì vậy đối tượng phục vụ của NHPT không rộng như
các NHTM. Đối tương tuân theo chuẩn mực của nhà nước
- NHPTVN hỗ trợ các doanh nghiệp và các vùng để thực hiên mục tiêu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- NHPT hoạt động không vì mục đích lợi nhuận
- NHPT tài trợ các dự án phát triển có khả năng thu hồi vốn và tài trợ các
dự án theo chỉ định của Chính phủ.
b/ Cơ cấu tổ chức.
NHPTVN đã có sự chuyển biến lớn về mặt tổ chức khi chuyển từ quỹ
HTPT sang NHPTVN. Mô hình tổ chức của NHPTVN như sau:

3


Báo cáo thực tập tổng hợp
SƠ ĐỒ: MÔ HÌNH TỔ CHỨC CỦA NHPTVN

HỘI
HỘIĐỒNG
ĐỒNGQUẢN
QUẢNLÝ



Ban
BanKiểm
Kiểmsoát
soát

Bộ
Bộmáy
máyđiều
điềuhành
hành

Văn
Vănphòng
phòng
đại
đạidiện
diện

Chi
Chinhánh
nhánh
NHPTVN
NHPTVNkhu
khu

Sở
SởGiao
Giaodịch
dịchHà


Nội,
Nội,

trong
trongnước
nước

vực
vựchoặc
hoặctỉnh,
tỉnh,
thành
thànhphố
phố

Thành
Thànhphố
phố
Hồ
HồChí
ChíMinh
Minh

14
14Ban
Ban

vàTrung
Trung
tâm

tâmthuộc
thuộc
Hội
Hộisở
sở
chính
chính

4


Báo cáo thực tập tổng hợp

Ưu điểm:
- Phân định khá rõ ràng thẩm quyền và trách nhiệm của các bộ phận
- Đảm bảo tính tự chủ, độc lập của NHPTVN trong quyết định cho vay,
tài trợ và huy động vốn
* Hội đồng quản lý và các thành viên.
Các thành viên của hội đồng quản lý do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm,
bãi nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội Vụ, sau khi có ý kiến của Bộ
trưởng Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan khác.
Hội đồng quản lý có 5 thành viên trong đó có thành viên chuyên trách và
thành viên không chuyên trách. Chủ tịch hội đồng quản lý, Tổng giám đốc
NHPTVN là thành viên chuyên trách, thành viên kiêm nghiệm là lãnh đạo các
Bộ: Tài chính, KH&DT và NHNNVN.
Hay nói cách khác là NHPTVN chịu sự quản lý của 3 Bộ trên.
Chế độ làm việc của Hội đồng quản lý:
1. Hội đồng quản lý làm việc theo chế độ tập thể; ba tháng họp một lần
để xem xét và quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của
Hội đồng quản lý.

Khi cần thiết, Hội đồng quản lý có thể họp bất thường theo đề nghị của
bất kỳ thành viên nào của Hội đồng quản lý.
2. Chủ tịch Hội đồng quản lý triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Hội
đồng quản lý; trường hợp vắng mặt, Chủ tịch uỷ quyền cho một thành viên
trong Hội đồng quản lý triệu tập và chủ trì cuộc họp.

5


Báo cáo thực tập tổng hợp
3. Các cuộc họp của Hội đồng quản lý được coi là hợp lệ khi có ít nhất
3/5 thành viên có mặt.
Các cuộc họp của Hội đồng quản lý được ghi thành biên bản. Biên bản
họp Hội đồng quản lý là căn cứ để Hội đồng quản lý ban hành nghị quyết và
các văn bản theo quy định.
Nghị quyết của Hội đồng quản lý phải được trên 50% tổng số thành viên
Hội đồng quản lý biểu quyết tán thành. Trường hợp số phiếu ngang nhau thì
quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng quản lý.
4. Đối với những công việc có liên quan đến chức năng quản lý nhà
nước của các Bộ, ngành, chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức
chính trị - xã hội, các hội, các hiệp hội, các tổ chức phi Chính phủ không có
thành viên tham gia Hội đồng quản lý thì mời đại diện có thẩm quyền của các
tổ chức, cơ quan đó tham dự phiên họp. Đại diện của cơ quan này có quyền
phát biểu nhưng không được tham gia biểu quyết.
Các phiên họp có nội dung công việc liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ
của người lao động trong Ngân hàng Phát triển thì có đại diện Công đoàn
tham dự.
5. Nghị quyết của Hội đồng quản lý có tính bắt buộc thi hành đối với
Ngân hàng Phát triển và do Tổng giám đốc hướng dẫn, tổ chức thực hiện.
6. Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển, Giám đốc Sở giao dịch, chi

nhánh, văn phòng đại diện có trách nhiệm cung cấp, báo cáo thông tin về hoạt
động của ngân hàng Phát triển theo quy chế do Hội đồng quản lý ban hành.

6


Báo cáo thực tập tổng hợp
7. Các thành viên Hội đồng quản lý có trách nhiệm bảo vệ bí mật về
thông tin theo quy chế bảo mật, kể cả khi đã thôi đảm nhiệm chức vụ hoặc
chuyển đi cơ quan khác.
8. Chi phí hoạt động của Hội đồng quản lý, kể cả tiền lương và phụ cấp
cho các thành viên Hội đồng quản lý và bộ phận giúp việc Hội đồng quản lý
được tính vào chi phí quản lý của Ngân hàng Phát triển.
* Ban kiểm soát.
Có nhiều nhất là 7 thành viên chuyên trách, là các chuyên gia tài chính…
Trưởng ban kiểm soát do hội đồng quản lý bổ nhiệm và miễn nhiệm, các
thành viên khác do chủ tịch hội đồng quản lý bỏ nhiệm và bãi miễn.
* Bộ máy điều hành.
Bộ máy điều hành của NHPTVN bao gồm Tổng giám đốc, các phó giám
đốc, kế toán trưởng.
Tổng giám đốc là đại diên pháp nhân cho NHPTVN chịu trách nhiệm
trước Hội đồng quản lý, trước Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật
Những người còn lại có trách nhiệm hỗ trợ Tổng giám đốc trong các lĩnh
vực hoạt động.
* Các cơ quan nghiệp vụ.
Gồm các Ban, trung tâm tại hội sở chính, 2 SGD I va SGD II tại Hà Nội
và TPHCM cùng với 59 chi nhánh tại các tỉnh thành trong cả nước. Hội sở
chính của NHPTVN bao gồm 14 Ban, trung tâm
III. Hoạt động chính của cơ sở thực tập.
a/ Lĩnh vực hoạt động chính.

Là một tổ chức tài chính, hoạt động cơ bản của NHPTVN bao gồm hoạt
động huy động vốn và sử dụng vốn
7


Báo cáo thực tập tổng hợp
* Hoạt động huy động vốn
NHPTVN hoạt động nhờ một phần NSNN cấp hàng năm thông qua việc
cấp tăng vốn điều lệ và bù chênh lệch lãi suất, vấn đề là NHPTVN cần phải
huy động vốn trung và dài hạn với lãi suất thấp hơn bình quân lãi suất thị
trường trong môi trường bình đẳng đối với các tổ chức tín dụng khác.
- Huy động tiền gửi trên thị trường, cũng giống như NHTM tiền gửi của
khách hàng tại NHPTVN được chia thành 2 loại tiền gửi thanh toán và tiền
gửi co kỳ hạn.
- Phát hành giấy nợ trung và dài hạn
- Vay lãi các tổ chức tài chính trong va ngoài nước
- Huy động nguồn tài trợ không hoàn lại, vốn đóng góp tự nguyện của
các tổ chức.
- Vốn nhân ủy thác, vốn ODA cho vay lại
- Huy động từ các quỹ của ngân hàng
- Liên kết các dự án trong nước và các nhà tài trợ nươc ngoài, xúc tiến
thường xuyên các nguồn tài trợ nước ngoài
- NHPTVN thiết lập mối quan hệ giữa Chính phủ và ngân hàng trong tài
trợ dự án
- NHPT phát hành giấy nợ
- Dự báo các nhân tố ảnh hưởng tới nguồn vốn huy động trung và dài
hạn
* Hoạt động sử dụng vốn.
Các hình thức sử dụng vốn của NHPT cũng ít đa dạng hơn so với NHTM
- Cho vay đầu tư trung dài hạn thúc đẩy các hoạt động trong nước.

- Tài trợ xuất khẩu
- Hỗ trợ các nước đang phát triển
8


Báo cáo thực tập tổng hợp
- Bảo lãnh (bảo lãnh các doanh nghiệp đi vay vốn ở các NHTM)
- Đầu tư, trong nghiệp vụ này, NHPT sẽ dùng nguồn vốn để hỗ trợ các
DN bằng cách mua cổ phiếu của DN phát hành hoạc góp vốn chủ sở hữu
- Cho thuê, NHPT co thể tài trợ cho dự án bằng cách cho thuê tài sản
trong trường hợp dự án co tỷ lệ vốn ít ( Tuy nhiên nghiệp vụ này chỉ áp dụng
cho các ngân hàng có lịch sử PT lâu dài và có vốn lớn).
- Cung cấp các dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế phục vụ cho
hoạt động tài trợ cua mình.
* Hoạt động tín dụng đầu tư của NHPT.
Hoạt động tín dụng đầu tư của NHPT là hoạt động mà theo đó NHPT
chuyển một lượng tiền cho khách hàng đầu tư các dự án phát triển theo các
ngành, các lĩnh vực được nhà nước khuyến khích đầu tư với điều kiện hoàn
trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn theo hợp đồng tín dụng đầu tư. Tín dụng đầu tư có
thể tạo tiền đề cho sự phát triển dài hạn và bền vững cho nền kinh tế.
b/ Kết quả hoạt động 3 năm gần nhất.
Được thừa hưởng từ Quỹ HTPT một gia tài với tổng tài sản lên đến
105.000 tỷ đồng và nguồn vốn chủ sở hữu gần 6.800 tỷ đồng (tại thời điểm
bàn giao)
NHPTVN đã tận dụng được cái ưu thế đó và trải qua một thời gian ngắn
đã đạt được những kết quả đáng khích lệ

9



Báo cáo thực tập tổng hợp
Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn của NHPTVN qua các năm
ĐVT: tỷ đồng
Số dư

Số dư

Số dư

31/12/2005

31/12/2006

31/12/2007

5.00

5.007

5.148

32.291

48.110

65.831

- Vay bảo hiểm xã hội

9.100


9.200

7.100

- Vay tiết kiệm bưu điện

6.175

5.400

3.250

- Vay Bộ Tài chính

1.020

1.020

678

- Vay Quĩ tích luỹ trả nợ nước ngoài

2.617

2.275

1.965

- Vay tín phiếu KBNN


3.326

4.012

2.000

600

450

450

16.303

25.753

49.588

- Vay trái phiếu KBNN

150

0

0

- Vay ngắn hạn NHNT

0


0

800

Chỉ tiêu
I. Vốn điều lệ NSNN cấp
II. Vốn huy động trong nước (tại HSC)

- Vay Tổng công ty điện lực
- Phát hành trái phiếu chính phủ

10


Báo cáo thực tập tổng hợp
Bảng 2: Số vốn huy động tăng thêm qua các năm tại NHPTVN
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu

2005

Tổng số vốn huy động

2006

2007

16.420


31.235

36.709

- Công ty DV TKBĐ

1.805

900

150

- Trái phiếu CP

3.325

10.406

24.095

12.207

13.080

8.170

917

6.849


4.294

- Huy động tại CN
- Huy động khác

(Nguồn: Báo cáo tổng kết 2005, 2006, 2007 NHPTVN)

11


Báo cáo thực tập tổng hợp
Bảng 3: Cơ cấu huy động nguồn vốn theo kỳ hạn đến 31/12/2007
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu

Kỳ hạn

Số dư

(tháng)
6

31/12/2007
65.831,289
1.250

12
Tổng
24


2.000
3.250
6.400

36

6.205,400

60

21.268

84
Tổng
120

4.335
38.208,4
4.086

180

20.266,889

240
Tổng

20
24.372,889


Vốn huy động có kỳ hạn
Vốn huy động ngắn hạn

Vốn huy động trung hạn

Vốn huy động dài hạn

Tỷ lệ
100%

5%

58%

37%

(Nguồn: Báo cáo nguồn vốn huy động NHPTVN 2007)

12


Báo cáo thực tập tổng hợp
Bảng 4: Một số chỉ tiêu cho vay đầu tư tại NHPTVN
ĐVT: tỷ đồng
2005

Chỉ tiêu

Số


cho

vay

trong năm

KH

TH

%

15.000

7.826

58.8

Dư nợ vay 31/12

0

9.849

%

KH

53.5 22.200


TH
14.63
4
53.16

7

0

3

4.994

Thu nợ lãi

1.633

1.442

nhưng chưa trả

18.40

TH

44.37

5.379

Lãi đến hạn trả


KH

2007

41.21

Thu nợ gốc

Nợ quá hạn

2006

92.8
88.
3

6.424

5.673

1.872

1.675

88.
3
89.5

%

65.9

7.800

7.104

91.1

2.330

2.193

94.1

2.509

3.639

3.084

1.184

1.527

1.302

(Nguồn: Báo cáo quyết toán 2005, 2006, 2007 NHPTVN)

13



Báo cáo thực tập tổng hợp
Tính đến cuối năm 2007, NHPTVN đã cho vay đầu tư hơn 6.000 dự án
trong đó có trên 90 dự án trọng điểm hạng A với tổng số vốn theo hợp đồng
tín dụng đã ký là hơn 85.000 tỷ đồng. Tổng dư nợ của NHPTVN trên 53.000
tỷ đồng, dư nợ của các dự án nhóm A chiếm hơn 30%. Bên cạnh đó đã có
khoảng 3.400 dự án được NHPTVN cho vay đã hoàn thành và đưa vào sử
dụng. Trong đó đặc biệt là 38 dự án nhóm A, góp phần nâng cao hiệu quả sản
xuất cho các ngành kinh tế then chốt. góp phần chuyển dich cơ cấu đất nươc
theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa.
c/ Phương hướng hoạt động của thời gian tới.
Một số chỉ tiêu cụ thể trong giai đoạn 2006-2010
+ Mục tiêu chiến lược đối với NHPTVN là trở thành một tổ chức vững
mạnh về mặt tổ chức, dồi dào về tài chính, hiện đại công nghệ, văn minh và
đa dạng về dịch vụ để phục vụ đắc lực cho thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và
xuất khẩu.
Xây dựng NHPTVN trở thành một ngân hàng chuyên nghiệp của chính
phủ, là công cụ của chính phủ trong thực hiện chính sách ĐTPT và thúc đẩy
xuất khẩu
Phát triển hoạt động của NHPTVN thực hiên song hành với tiến trình cơ
cấu lại hệ thống ngân hàng. Đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong
hoạt động của NHPTVN, nâng cao năng lục quản lý, trình độ nghiệp vụ và
hiệu quả của ngân hàng. Gắn cải cách NHPTVN với chiến lược phát triển
kinh tế đến năm 2010, định hướng 2020.
+ Tổng số vốn cung ứng ( vốn trong nước và vốn ODA cho vay lại) cho
nền kinh tế trong giai đoạn 2006-2010: 170.000 tỷ đồng, tăng trưởng 50% so
với giai đoạn 2001-2005.
+ Nguồn vốn trong nước hàng năm chiếm khoảng 50%-60% tổng nguồn
vốn hoạt động giai đoan đến năm 2010; chiếm khoảng 40%-50% tổng nguồn
vốn hoạt động sau năm 2010.

14


Báo cáo thực tập tổng hợp
+ Tổng số vốn huy động trong nước chưa tính thu nợ giai đoan 20062010 tương đương 122.000 tỷ đồng. bao gồm huy động và phát hành trái
phiếu chiếm ít nhất la 50%
+ Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ đến 2010 dưới 5%
+ Tỷ lệ an toàn vốn đến năm 2010 đạt yêu câu theo chuẩn mực quốc tế
không dưới 8%
+ NHPTVN hoạt động theo định hướng chiến lược PTKTXH. Tập trung
hỗ trợ các chương trình, dự án, sản phẩm trọng điểm nhằm chuyển đổi mạnh
cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy được lợi thế từng ngành, từng vùng, từng
sản phẩm,
+ NHPTVN tập trung huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài
nước, đặc biệt là huy động các nguồn vốn dài hạn đáp ứng nhu cầu vốn cho
tín dụng DTPT đảm bảo cân bằng giữa các nguồn vốn và giữa nguồn vốn với
mục tiêu phát triển.
+ Đổi mới căn bản cơ chế quản lý đối với NHPTVN. Từ đó có thể tự chủ
trước pháp luật cũng như chịu trách nhiệm trước pháp luật.
+ NHPTVN từng bước tụ chủ về tài chính

15


Báo cáo thực tập tổng hợp

Phần II
Giới thiệu về hoạt động trong quá trình thực tập
I. Giới thiệu về nghiệp vụ được thực tập
a/ Mô tả vị trí thưc tập

Địa điểm thực tập tại Sở Giao Dịch I (NHPTVN)
Phòng Kế Hoạch Nguồn vốn
b/ Mô tả nghiệp vụ được thực tập.
Với những đặc thù của NHPT, hoạt động chủ yếu của NH là tập trung
chủ yếu vào công tác huy động vốn tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và
ngoài nước để thực hiên đầu tư tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất
khẩu theo quy định của Chính phủ. Bên cạnh đó NHPTVN còn một số hoạt
động khác như nhận ủy thác nguồn vốn ODA được Chính phủ cho vay lại,
cung câp dịch vụ thanh toán cho khách hàng

16


Báo cáo thực tập tổng hợp

Phần III
Phát hiện vấn đề nghiên cứu và đề xuất hướng đề tài
thực tập chuyên ngành
I. Vấn đề tồn tại (trong các lĩnh vực hoạt động của cơ sở nghiên cứu
hoặc trong các lĩnh vực quản lý của cơ sở nghiên cứu)
a/ Vấn đề (thực trạng, nguyên nhân)
Thực trạng:
Bên cạnh các thành tựu đã đạt được cũng do mới được thành lập nên còn
không tránh khỏi những hạn chế, có hạn chế NHPTVN kế thừa từ những tổ
chức tiền thân để lại mà NHPTVN chưa khác phục được, nhưng cũng có hạn
chế phát sinh từ bản thân ngân hàng, NHPTVN cần nhận thức rõ điểm yếu
của mình. Trên cơ sở đó tìm ra biện pháp khắc phục.
- Giải ngân chậm đặc biệt là các dự án nhóm A, nguồn vốn giải ngân đạt
thấp so với kế hoạch. Năm 2007 về cho vay đầu tư ( không kể hỗ trợ sau đầu
tư và bảo lãnh tín dụng đầu tư) đạt cao nhất so với kế hoạch cũng chỉ được

65,5%
- Nợ xấu (nợ quá hạn) duy trì ở mức cao
Các khoản nợ từ các tổ chức tiền thân vẫn không được giải quyết triệt để
cộng thêm các khoản nợ mới được phát sinh là một vấn đề nan giải và cấp
bách với NHPTVN
- Tồn đọng vốn tương đối lớn
Một nghịch lý là tuy NHPTVN giải ngân chậm, nhưng không phải do
thiếu vốn. Số vốn huy động chưa dùng đến còn tương đối lớn
- Chênh lệch về kỳ hạn trung bình huy động và kỳ hạn cho vay lớn
Kỳ hạn bình quân huy động vốn là 53 tháng, trong khi kỳ hạn bình
quân của sử dụng vốn là 71 tháng. Trong hoàn cảnh NHPTVN chưa thực sự
làm tốt công tác chuyển hoán kỳ hạn thì đó là 1 diều đáng ngại. những hạn
chế trên đã gây ảnh hưởng rất lớn tới kết quả hoạt động tín dụng đầu tư của
NHPTVN. Nguyên nhân gây ra các hạn chế đó có thể từ phía NHPTVN
nhưng cũng có thể do các tác động bên ngoài ảnh hưởng đến.
Nguyên nhân:
_ Nguyên nhân chủ quan.
17


Báo cáo thực tập tổng hợp
* Những tồn đọng của những tổ chức tiền thân chưa được giải quyết triệt để
* Quy trình nghiệp vụ ban hành còn sơ sài, thiếu chặt trẽ
* Công tác đánh giá chất lượng tín dụng còn yếu kém
* Hệ thống thông tin yếu kém công nghệ lạc hậu
* Sự phối hợp giữa trụ sở chính và các chinh nhánh còn lỏng lẻo
* Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu
( Xẩy ra trường hợp cho vay sai đối tượng do cán bộ không nắm vững
các quy định cua nhà nước; không theo giõi giám sát thường xuyên các hoạt
động của khách hàng sau khi cho vay; trong khi thẩm định dự án cán bộ tín

dụng chưa có các dự đoán chính xác đối với các chu kỳ kinh doanh của nền
kinh tế cũng như không dự kiến được các phương án dự phòng trong trường
hợp chủ đầu tư khó khăn về tài chính dẫn đến nợ xấu ra tăng)
_ Nguyên nhân khách quan ( Nguyên nhân từ phía bên ngoài)
* Những vướng mắc về cơ chế, chính sách
( Cơ chế tín dụng của nhà nước chưa phù hợp với diễn biến thực tế
nhưng chậm được điều chỉnh; cơ chế chính sách liên quan đến đầu tư, xây
dựng cơ bản còn chồng chéo, thiếu chặt chẽ; công tác đền bù giải phóng mặt
bằng còn nhiều vướng mắc đặc biệt là các dự án ngành điện)
* Năng lực của chủ đầu tư, tư vấn, nhà thầu
( Năng lực quản lý điều hành dự án của chủ đầu tư, của các chủ tư vấn
hay các nhà thầu còn nhiều hạn chế và bất cập. dẫn đến các dự án thường hay
bị chậm tiến độ; năng lực quản lý điều hành dự án và khả năng tài chính của
chủ đầu tư còn nhiều bất cập, vốn chủ sở hữu tham gia đầu tư thấp dẫn đến
thời gian thu xếp vốn kéo dài; việc xây dựng kế hoạch và dự kiến giải ngân
vốn tín dụng nhà nước của các chủ đầu tư còn có khoảng cách so với tình hình
triển khai thực tế)
* Tình hình trong nước và quốc tế còn nhiều biến động khó lường
( Trong giai đoạn 2006-2007 đặc biệt là cuối năm 2007 tình hình lạm
phát trở thành một gánh năng đối với cả nền kinh tế trong nước và cả nền kinh
tế toàn cầu khiến cho nhiều nước trên thế giới không chỉ riêng Việt Nam rơi
vào tình trạng giá cả tăng vọt một cách chóng mặt, chi phí vật liêu tăng cao
khiến nhiều dự án gặp rất nhiều kho khăn đặc biệt là các dự án trọng điểm
18


Báo cáo thực tập tổng hợp
đang trong giai đoạn thi công làm gia tăng rủi ro tín dụng đối với NHPTVN
khi chủ đầu tư không có đủ khả năng cân đối nguồn vốn trả nợ)
II. Đề xuất hướng đề tài thực tập chuyên ngành

a/ Hướng đề tài thứ nhất (sự cần thiết, cách thức giải quyết vấn đề, tài
liệu tham khảo)
_Tên đề tài:
Kế hoạch huy đông vốn tại NHPTVN trong thời gian tới
_ Sự cần thiết của việc huy động vốn tại NHPTVN:
Thứ 1, Vốn, đặc biệt là vốn đầu tư là tiền đề của sự tăng trưởng kinh tế
xã hội.
Thứ 2, Huy động vốn góp phần tiết kiệm chi phí xã hội
Thứ 3, Huy động vốn quyết định cơ cấu sử dụng vốn của ngân hàng,
Thứ 4, Vốn quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng
Thứ 5, Nghiên cứu thực trạng chất lượng về thu hút vốn của NHPTVN
_ Cách thức giải quyết vấn đề:
- Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử
- Điều tra, khảo sát, phân tích, so sánh, kết hợp với lý luận thực tiễn
- Thu thập tài liệu
- Tìm hiểu tình hình thực tế của ngân hàng, cùng với tình hình kinh tế
chính trị trong nước cũng như trên thế giới
- Học hỏi kinh nghiệm của những người đã từng làm các kế hoạch về
vốn hay các kế hoạch khác tương tự
_Hoạt động huy động vốn đầu tư tại NHPTVN
1_ Nguồn huy động từ Công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện
2_ Nguồn huy động từ phát hành trái phiếu chính phủ
3_ Nguồn vốn các chi nhánh huy động điều chuyển về hội sở chính
4_ Huy động từ các nguồn khác

19


Báo cáo thực tập tổng hợp


Tài liệu tham khảo
1 . giáo trình TCDN 2007, PGS.TS Lưu Thị Hương – ĐH KTQD
2 . Nâng cao công tác huy động vốn, luân văn thạc sỹ.
3 . Thời báo tài chính
4 . Thời báo Ngân hàng
5 . Các trang web:
www.vpb.com.vn
www.vneconomy.vn
www.mpi.gov.vn
www.mof.gov.vn
www.vdb.gov.vn
www.google.com.vn

20


Báo cáo thực tập tổng hợp

PHỤ LỤC
Lĩnh vực, ngành nghề vay vốn tín dụng ĐTDĐ
của Nhà nước theo mức đối kháng
TT

Ngành, lĩnh vực

Nhóm theo qui định
của WTO
Đèn
Đèn

Đèn
đỏ

vàng

xanh

Trồng rừng nguyên liệu giấy, bột giấy, ván nhân tạo tập trung; trồng cây
TT

2

3

công nghiệp tập trung như cà phê, ca cao, cao su, điều, tiêu, bông…;

x

chế biến các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, gắn với tạo việc làm
cho đồng bào dân tộc.
Xây dựng cơ sở chế biến: nông sản, lâm sản, thuỷ sản xây dựng cơ sở

x

làm muối
Chương trình kiên cố hóa kênh mương, giao thông nông thôn; cơ sở hạ
tầng làm nghề ở nông thôn và hạ tầng nuôi trồng thủy sản; tôn nền vượt

x


lũ để xây dựng các cụm, tuyến dân cư vùng ngập sâu ĐBSCL.
- Sản xuất tiểu, thủ công nghiệp ở nông thôn:
+ Chế biến, bảo quản nông, lâm, thuỷ sản;
+ Sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thuỷ
4

tinh, dệt may, cơ khí nhỏ nông thôn;

x

+ Xử lý, ché biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề
nông thôn;

5
6

- Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.
Phát triển công nghiệp phần mềm: hoạt động sản xuất sản phẩm và dịch

x

vụ
Dự án đóng mới, sửa chữa tàu ở trong nước; nâng cấp nhà máy đóng tầu

7
8

hiện có; phát triển đội tàu biển
Đóng tầu xuất khẩu
Các dự án sản xuất xi măng

Dự án phát triển thượng nguồn ngành thép (khai thác quặng sắt, SP phôi

9

thép); sản xuất phôi thép từ quặng, thép chuyên dùng chất lượng cao;

x

10
11
12

khai thác và sản xuất nhôm
Đầu tư sản xuất xe đạp trong nước
Các dự án phát triển khu công tế cửa khẩu, khu công nghệ cao
Các dự án thực hiện chủ trương của Chính phủ về xã hội hóa y tế, giáo

x
x

21

x
x

x


Báo cáo thực tập tổng hợp
dục, văn hóa, thể dục thể thao (trường dạy nghề, sản xuất thuốc chữa

bệnh…); xây dựng nhà ở để bán và cho thuế; đề án giải quyết chỗ ở cho
13

học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2001-2005.
Các dự án cung cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt
ĐTPT ngành đường sắt: đầu tư cơ sở hạ tầng, đổi mới phương tiện vận

14

tải hoặc trang thiết bị chuyên ngành, áp dụng công nghệ mới cho ngành

x
x

đường sắt; đóng mới toa xe của Liên hiệp đường sắt Việt Nam.
Các sản phẩm cơ khí:
- Sản xuất sản phẩm cơ khí nặng, mới; các dự án đúc với qui mô lớn.
- Các dự án sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm (thiết bị toàn bộ; máy
động lực; máy kéo và máy nông nghiệp; máy công cụ; cơ khí xây dựng;
15

cơ khí tàu thủy; thiết bị điện; sản phẩm máy vi tính)
- Phụ tùng, phụ kiện cơ khí phục vụ lắp ráp ô tô, xe gắn máy; sản xuất

x

lắp ráp và nhập khẩu linh kiện xe hai bánh gắn máy; cơ khí ô tô, GTVT;
sản phẩm ô tô khách từ 25 chỗ ngồi trở lên.
- Chế tạo thiết bị nâng hạ (xí nghiệp cơ khí Quang Trung, Công ty công
nghiệp tàu thủy Nam Triệu).

Các dự án sản xuất điện: dự án điện trọng điểm, xây dựng các nhà máy
thuỷ điện lớn; đường dây trung thế, trạm biến áp và công cơ đo đếm
16

điện. Đầu tư sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng, nhập khẩu dây

x

chuyền công nghệ mới hoặc đầu tư chiều sâu nhằm tiết kiệm năng

17
18
19
20
21
22
23

lượng.
Khai thác khoáng sản (trừ dầu khí, nước khoáng, vàng, đá quí); hóa chất
cơ bản; phân bón (phân đạm, DAP); thuốc trừ sâu vi sinh.
Dự án thuộc lĩnh vực sợi, dệt, in nhuộm hoàn tất; nguyên liệu dệt, phụ
liệu may và cơ khí dệt may.
Các dự án nhà máy cán bông, kéo sợi sử dụng nguyên liệu từ bông hạt
(đầu tư cải tạo, nâng cấp, đổi mới công nghệ thiết bị và đầu tư mới)
Đầu tư sản xuất công nghiệp nông thôn; sản xuất giống gốc, giống mới
sử dụng công nghệ cao.
Các dự án nuôi trồng thuỷ hải sản, chăn nuôi bò sữa.
Các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho vay lại
Doanh nghiệp nhà nước hoạt đọng thương mại ở miền núi, hải đảo,

vùng đồng bằng dân tộc.
22

x
x
x
x
x
x


Báo cáo thực tập tổng hợp

MỤC LỤC

23


Báo cáo thực tập tổng hợp

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................

.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................

24


Báo cáo thực tập tổng hợp

25


×