Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Báo Cáo Về Công Ty Vận Tải Xây Dựng Và Chế Biến Lương Thực Vĩnh Hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (608.05 KB, 34 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp

MỤC LỤC
MỤC LỤC..............................................................................................................................1
1.Đề tài 1 : Các giải pháp phát huy lợi thế và hiệu quả sử dụng nguồn lực bất động sản
thuộc quyền sở hữu và sử dụng của Công ty Vận tải Xây dựng và Chế biến Lương thực
Vĩnh Hà . .............................................................................................................................33
2.Đề tài 2 : Xây dựng hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và tăng
cường xuất khẩu gạo tại Công ty Vận tải Xây dựng và Chế biến Lương thực Vĩnh Hà......33
.............................................................................................................................................34

1


Báo cáo thực tập tổng hợp

PHẦN I
TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY VẬN TẢI XÂY DỰNG
VÀ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC VĨNH HÀ
1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của công ty :
a. Giới thiệu sơ lược :
- Tên công ty : Công ty vận tải xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà.
- Trực thuộc : Tổng Công ty lương thực Miền Bắc.
- Địa chỉ : Số 9A-Vĩnh Tuy – Quận Hai Bà Trưng – Tp.Hà Nội.
- Tên giao dịch quốc tế : VINH HA PROCESSING AND CONSTRUCTION
JOINT STOCK COMPANY.
- Tên viết tắt : VINH HA FOOD JSC.
- Hình thức : Công ty cổ phần ( bán 1 phần vốn nhà nước hiện có tại doanh
nghiệp ).
- Điện thoại : (84-4)3.987.1743.
- Fax : (84-4)3.987.0067.


- Vốn điều lệ Công ty cổ phần : 43.000.000.000 đồng. ( 43 tỷ đồng ).

b. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển :
Công ty Vận tải xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà là một trong số 35
công ty thành viên trực thuộc Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc. Công ty được
thành lập từ năm 1993 theo quyết định số 44NN/TCCB-QĐ của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn.Công ty có đội ngũ công nhân là 264 người với lượng vốn điều lệ là 43
tỷ đồng. Nếu xét theo tổng lượng vốn và quy mô nhân công thì quy mô hoạt động
của công ty ở mức trung bình so với các thành viên khác thuộc Tổng Công ty
Lương thực Miền Bắc.
Trước đây Công ty có tên gọi là Công ty Kinh doanh Vận tải-Lương thực, trực
thuộc Tổng Công ty Lương thực Trung Ương I.Năm 1996, công ty sáp nhập them
công ty Vật tư, Bao bì lương thực.Năm 2001 tiếp tục sáp nhập thêm Công ty kinh
2


Báo cáo thực tập tổng hợp
doanh Xây dựng Lương thực và một số đơn vị thuộc liên hiệp các Công ty Lương
thực Hà Nội.
Ngày 05 tháng 06 năm 2001, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng công ty lương
thực Miền Bắc có Quyết định số 232 HĐQT/QĐ-TCLĐ đổi tên Công ty Kinh
doanh Vận tải-Lương thực thành Công ty Vận tải-Xây Dựng và Chế biến Lương
thực Vĩnh Hà.
Từ khi thành lập công ty đã trải qua các giai đoạn phát triển như sau :
- Giai đoạn 1973-1986 : Công ty hoạt động theo các chỉ tiêu kế hoạch của nhà
nước đưa xuống, với nhiệm vụ chủ yếu là vận chuyển lương thực cho các tỉnh miền
núi và giải quyết nhu cầu lương thực đột xuất tại Hà Nội.
- Giai đoạn 1986-1988 : Công ty tiếp tục hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển
lương thực và mở rộng khai thác các hoạt động kinh doanh trên địa bàn toàn quốc.

Đây là bước chuyển quan trọng từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế tự
hạch toán kinh doanh.
- Giai đoạn 1988-1990 : Công ty tiếp tục thực hiện các hoạt động sản xuất
kinh doanh các sản phẩm lương thực trên thị trường, vận tải hàng hóa.
- Năm 1991 Công ty quyết định mở thêm một xưởng sản xuất vật liệu xây
dựng.trong thời kì đầu phát triển, xưởng làm ăn có hiệu quả và giúp giải quyết công
ăn việc làm cho nhiều lao động. Nhưng sau đó do sự phát triển của nền kinh tế toàn
cầu, hàng hóa nước ngoài với nhiều ưu thế về công nghệ và chất lượng sản phẩm đã
tràn vào khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp gặp nhiều khó khăn do
công nghệ sản xuất lạc hậu.
- Ngày 8/01/1993, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm đã ra quyết
định số 44NN/TCCB quyết định thành lập Công ty vận tải xây dựng và chế biến
lương thực Vĩnh Hà.
- Năm 1995 Công ty mở thêm xưởng sản xuất bia, xưởng này hoạt động rất
hiệu quả.
- Năm 1997 do việc sát nhập với Công ty vật tư bao bì đã làm dư thừa lực
lượng lao động. Qua xem xét thị nhu cầu thị trường trong điều kiện mới Công ty
quyết định mở xưởng sản xuất sữa đậu nành và xưởng chế biến gạo chất lượng cao.
3


Báo cáo thực tập tổng hợp
- Từ năm 1997 đến nay, doanh nghiệp tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất
kinh doanh,khai thác tiềm năng mới trên thị trường đồng thời giải quyết lượng lao
động dư thừa trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.
Hiện nay, Công ty đang tiến hành sản xuất kinh doanh trên ba chủng loại sản
phẩm chính là Bia hơi, sữa đậu nành và gạo các loại.
Qua 13 năm hình thành và phát triển, Công ty Vận tải xây dựng và Chế biến
Lương thực Vĩnh Hà đã đạt được nhiều thành tích trong sản xuất, kinh doanh, xây
dựng doanh nghiệp góp phần phát triển kinh tế đất nước,được Đảng và nhà nước

trao tặng nhiều phần thưởng cao quý, trong đó có : 01 Huân chương lao động hạng
3, 02 cờ luân lưu “Đơn vị thi đua xuất sắc” của Chính Phủ, nhiều bằng khen, giấy
khen của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tổng liên đoàn Lao động Việt
Nam, Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn…..
2. Chức năng và nhiệm vụ cơ bản của Công ty :
Trong những năm gần đây sản xuất nông nghiệp liên tục tăng, nhưng có một
thực tế là sự phân bổ không đồng đều sản lượng lương thực giữa các vùng miền
trong cả nước dẫn đến sự chênh lệch về giá cả giữa các vùng với nhau. Công ty Cổ
phần Xây dựng và Chế biến Lương thực Vĩnh Hà là công ty thuộc Tổng Công ty
lương thực Miền Bắc có chức năng sản xuất kinh doanh và cung ứng cho thị trường
các sản phẩm nông sản, thủy hải sản chế biến, vật liệu xây dựng,vận tải, kho bãi,…
đặc biệt là mặt hàng lương thực nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và
một phần xuất khẩu. Do là công ty phần lớn thuộc sở hữu của nhà nước nên công ty
co nhiệm vụ:
 Bình ổn giá cả thị trường, bảo vệ người tiêu dùng và khuyến khích sản xuất
lương thực, thực hiện các hoạt động hỗ trợ các công ty địa phương và hỗ trợ nông
dân trong hoạt động thu mua lúa là một vấn đề quan trọng trong sự ổn định và phát
triển kinh tế nước ta.
 Mở rộng và phát triển thị trường trong và ngoài nước tạo nhiều công ăn
việc làm cho người lao động, đóng góp vào ngân sách của nhà nước, góp phần đảm
bảo an ninh lương thực quốc gia.
 Dự trữ và lưu thông lương thực theo kế hoạch và sự điều hành của Tổng
4


Báo cáo thực tập tổng hợp
Công ty.
 Cung ứng gạo xuất khẩu cho Tổng Công ty để phục vụ cho mục đích xuất
khẩu ra nước ngoài, đóng góp một lượng đáng kể vào tăng trưởng GDP hàng năm.
Trong suốt giai đoạn phát triển của mình, công ty luôn xác định rõ mục tiêu và

nhiệm vụ của từng thời kỳ, đề ra phương hướng và giải pháp đúng đắn để thực hiện
mục tiêu. Do vậy, công ty luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần quan
trọng vào sự phát triển nền kinh tế của đất nước.

3. Ngành nghề kinh doanh và sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp :
a. Ngành nghề kinh doanh :
Để thuận lợi cho quá trình mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh sau này và
xu hướng, chiến lược phát triển của doanh nghiệp, Công ty đăng kí kinh doanh với
các ngành nghề sau :
 Vận tải và đại lý vận tải đường biển, đường thủy, đường bộ.
 Thương nghiệp, bán buôn, bán lẻ.
 Bán buôn, bán lẻ công nghệ thực phẩm, hàng tiêu dùng, hương liệu, phụ gia.
 Đại lý bán buôn, bán lẻ ga, chất đốt.
 Kinh doanh vật tư nông nghiệp.
 Kinh doanh và sản xuất bao bì lương thực.
 Kinh doanh bất động sản.
 Bán buôn, bán lẻ và đại lý sắt thép, ống thép, kim loại màu……
 Kinh doanh lương thực, thực phẩm và các mặt hàng đã chế biến.
 Xuất nhập khẩu lương thực và thực phẩm.
 Xây dựng công trình dân dụng và hạng mục công trình công nghiệp.
 Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
 Sản xuất nước tinh lọc, bột canh.
 Nuôi trồng thủy sản..
 Dịch vụ dạy nghề, giới thiệu việc làm, hợp tác xuất khẩu lao động.
 Dịch vụ ăn uống, nhà hàng.
 Cho thuê tài sản, nhà kho……
( Nguồn : Đăng kí kinh doanh Công ty VT - XD và CBLT Vĩnh Hà).
5



Báo cáo thực tập tổng hợp
Tuy nhiên, do khả năng về các nguồn lực còn hạn chế nên hoạt động kinh
doanh của Công ty vận tải xây dựng và chế biến lượng thực Vĩnh Hà mới chỉ tập
trung vào các ngành nghề chủ yếu sau :


Vận tải hàng hóa, xuất nhập khẩu lương thực, thực phẩm đã qua chế biến

( chủ yếu là gạo, sưa đậu nành và một số các mặt hàng nông sản khác ).


Thương nghiệp bán buôn, bán lẻ.



Công nghiệp sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng.



Kinh doanh bất động sản và cho thuê tài sản.



Xây dựng các công trình và các hạng mục công trình Công nghiệp.

b. Sản phẩm :
Để phù hợp với chức năng nhiệm vụ thời kỳ mới cũng như đáp ứng tốt nhất
nhu cầu thị trường, Tổng công ty có quyết định số 238/HĐQĐ/QĐ-TCLĐ về việc
bổ sung ngành nghề kinh doanh của công ty, công ty đã quyết định đăng ký lại
ngành nghề kinh doanh bao gồm các ngành nghề sau:

- Xuất khẩu lương thực, thực phẩm;
- Xây dựng các công trình dân dụng và hạng mục công trình công nghiệp;
- Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng;
- Kinh doanh bất động sản;
- Cho thuê tài sản;
Trong đó mặt hàng chủ yếu là kinh doanh các mặt hàng lương thực đặc biệt là
mặt hàng gạo, với mục đích vừa khai thác tiềm năng thị trường nhằm thu được lợi
nhuận, vừa tham gia bình ổn thị trường, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc
gia. Gạo cũng là mặt hàng xuất khẩu duy nhất, đóng góp một lượng lớn vào doanh
thu hàng năm của công ty. Các mặt hang khác đều tiêu thu chỉ tiêu thụ một lượng
nhỏ và phụ thuộc theo mùa vụ.

4. Tổ chức quản trị của công ty :

6


Báo cáo thực tập tổng hợp

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty hiện tại là :
Sơ đồ 1 : Cơ cấu tổ chức Bộ máy quản lý của Công ty.
Giám đốc

Phó Giám Đốc

Tr.
Phòng
Tài Vụ

Phòng

Tài Vụ

Phó Giám Đốc

Tr.

Tr.

Tr.

Phòng
Kinh
Doanh

Phòng
Tổ
Chức

Phòng
Kinh
Doanh

Phòng
Tổ
Chức

Phòng
Market
-ting


Tr.
Phòng
Kỹ
Thuật

TR
Phòng
HC –
B.vệ

Tr.Bộ
Phận
XNK

Phòng
Market
-ting

Phòng
Kỹ
Thuật

Phòng
HC –
B.vệ

Bộ
Phận
XNK


Các Phân Xưởng

Xưởng
Chế Biến
Gạo

Xưởng
Sản Xuất
Bia

Cửa Hàn
Dịch Vụ I

Xưởng
Sản Xuất
Sữa Đậu
Nành

Cửa Hàng
Dịch Vụ N

Ban giám đốc.

i.

ii. 07 phòng ban :
1. Phòng Hành chính-Bảo vệ.
7



Báo cáo thực tập tổng hợp

2. Phòng Tổ chức-Lao động.
3. Phòng Kinh Doanh-Thị trường.
4. Phòng Tài chính-Kế toán.
5. Phòng Kế hoạch-Đầu tư.
6. Bộ phận xuất nhập khẩu.
7. Phòng Kỹ thuật.
iii.

Các đơn vị trực thuộc :

 Xưởng sản xuất bia.
 Trung tâm kinh doanh lương thực Cầu Giấy.
 Trung tâm kinh doanh lương thực Gia Lâm.
 Trung tâm kinh doanh lương thực Thanh trì.
 Xí nghiệp chế biến nông sản thực phẩm Vĩnh Tuy.
 Xí nghiệp thủy sản Vĩnh Hà.
 Xí nghiệp xây dựng số 2.
 TT GTSP và Dịch vụ Vĩnh Hà.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, bất kỳ công ty doanh nghiệp
nào cũng đều phải tổ chức bộ máy quản trị sao cho phù hợp với điều kiện sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp và tận dụng tối đa các nguồn lực hiện có với mục đích
thu được hiệu quả kinh doanh cao nhất. Tại Công ty vận tải xây dựng và chế biến
lương thực Vĩnh Hà bộ máy quản trị được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức
năng,theo cơ cấu tổ chức này thì Giám đốc trực tiếp điều hành và chịu trách nghiệm
với cấp trên về quá trình và kết quả các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Giúp việc Giám đốc có hai Phó Giám đốc phụ trách từng lĩnh vực cụ thể. Các
phòng ban chức năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn hóa và tham mưu cho
Giám đốc vừa đảm bảo thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn vừa đảm bảo gánh vác

trách nhiêm quản lý chung.
Cụ thể, nhiệm vụ của từng bộ phận trong cơ cấu tổ chức của Công ty như sau:
4.1. Ban Giám đốc : gồm 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc .
• Giám đốc : là người nắm quyền điều hành cao nhất, chịu trách nhiệm quản lý
8


Báo cáo thực tập tổng hợp
chung về các hoạt động sản xuất kinh doanh trong Công ty và chịu trách nhiệm
trước hôi đồng quản trị về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
• Phó Giám đốc : có nhiệm vụ cố vấn, trợ giúp cho Giám đốc trong công tác
chỉ huy điều hành và quản lý Công ty.
4.2. Các phòng ban chức năng :
• Phòng Kỹ thuật : chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc quản lý máy móc thiết
bị, hoàn chỉnh công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo quá
trình sản xuất của máy móc thiết bị được diễn ra liên tục với công suất cao nhất….
• Phòng kinh doanh : chỉ đạo kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty, thực
hiện các nhiệm vụ kinh doanh xuất nhập khẩu cho các phương án kinh doanh của
công ty đã được xét duyệt.
• Phòng tổ chức : với chức năng tổ chức bộ máy quản lý, nhân sự, nghiên cứu
đề xuất về công tác cán bộ nhân lực quản lý và lao động. Quản lý tiền lương thu
nhập của người lao động, các chế độ khen thưởng, kỷ luật, công tác công đoàn, chế
độ BHXH,BHYT…..
• Phòng Marketing : phân tích nhu cầu thị trường đối với sản phẩm của công
ty, tổ chức quản lý mạng lưới phân phối, tìm kiếm khách hàng, thị trường,giá cả,
xúc tiến bán hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối
thủ cạnh tranh trong ngành và đưa ra các chiến lược marketing nhằm mở rộng thị
phần của doanh nghiệp.
• Phòng tài vụ : quản trị các hoạt động tài chính, thu chi, phân bổ ngân sách,
thực hiện các khoản đóng góp với nhà nước với mục tiêu tối thiểu hóa các chi phí

và tối đa hóa giá trị thu được.
• Phòng hành chính-bảo vệ : chịu trách nhiệm về công tác hành chính thông
thường đối với một cơ quan, các nghiệp vụ văn phòng, tiếp khách, bảo vệ an toàn và
ổn định sản xuất cho Công ty.
• Bộ phận xuất nhập khẩu : thực hiện các công tác liên quan tới việc nhập khẩu
nguyên vật liệu, sản phẩm phục vụ công tác sản xuất, các hoạt động lưu kho và xuất
khẩu thành phẩm ra thị trường nước ngoài đối với các sản phẩm xuất khẩu.
4.3. Các xí nghiệp thành viên và các của hàng phân phối sản phẩm của
Cty : ( xem lại phần giới thiệu cơ cấu tổ chức và sơ đồ tổ chức ở mục 2 ).

9


Báo cáo thực tập tổng hợp

PHẦN II
CÁC NGUỒN LỰC CỦA DOANH NGHIỆP
1. Giá trị doanh nghiệp :
Tại thời điểm ngày 31/03/2005, theo quyết định số 2605 QĐ/BNN-ĐMDN
ngày 30/09/2005 về việc xác định giá trị doanh nghiệp trực hiện cổ phần hóa là
91.684.754.066 đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp
là 43.460.108.623 đồng.
Giá trị doanh nghiệp phân theo tài sản :
- Tài sản cố định và đầu tư dài hạn : 91.684.754.066 đồng.
- Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn : 61.458.679.685 đồng.

2. Tình hình tài sản cố định của doanh nghiệp :
Bảng 1 : Tình hình tài sản cố định của doanh nghiệp.
Các tài sản cố định


Đơn vị đo giá trị Nguyên giá

Giá trị còn lại

tài sản
1. Nhà của và vật kiến Đồng

26.012.609.711

12.795.996.299

trúc.
2. Máy móc thiết bị
3. Phương tiện vận tải
4. Thiết bị văn phòng
5. Tài sản cố định khác

1.405.448.602
1.526.205.288
418.934.132
812.815.635

772.118.110
425.425.895
189.834.210
259.243.048

Đồng
Đồng
Đồng

Đồng

( Nguồn : Bản CBTT của Công ty vận tải xây dựng và chế biến lương thực
Vĩnh Hà khi thực hiện cổ phần hóa thưo quyết định số752/QĐ/BNN – TCCB ngày
04/04/2005 của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn VN ).
Tình hình sử dụng đất của Công ty :
- Tổng diện tích là : 193.034,89 m2.
- Diện tích đang sử dụng trong kinh doanh là 188.034,89 m2.
Đặc biệt khi phân tích về tài sản của doanh nghiệp thì Công ty vận tải xây
dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà là đơn vị có thế mạnh về bất động sản, với
diện tích và vị trí thuận lợi. Đó là cơ sở cho việc khai thác các thế mạnh về nguồn
10


Báo cáo thực tập tổng hợp
lực đất đai như xây dựng khu chung cư, xây dựng nhà cao tầng cho thuê làm văn
phòng…Cụ thể, nguồn lực về bất động sản của Công ty được thể hiện rõ qua bảng
phân bố dưới đây : ( Trang Bên ).
Bảng 2 : Các nguồn lực về bất động sản thuộc quyền sở hữu và sử dụng
của Công ty ( trang bên ).
D

Địa chỉ

Các giấy tờ

25 An Dương-Yên Phụ-

có liên quan
- Quyết định


Tây Hồ-Hà Nội.

giao đất của
8

UBND-TP
Hà Nội số
1961
CV/UB.
- Hợp đồng
thuê đất 20

Thị trấn Yên Viên-Gia

2

Lâm-Hà Nội.

năm.
- Quyết định
giao đất của
UBND-TP
Hà Nội số
2521
CV/UB.
- Hợp đồng
thuê đất 20

9A-Vĩnh


Tuy-Hai



Trưng-Hà Nội.

9

năm.
- Quyết định
giao đất của
UBND-TP
Hà Nội số
397
UB/KBCT.

11


Báo cáo thực tập tổng hợp
Thị Trấn Gia Lâm-Ngọc

3

Lâm-Long Biên-Hà Nội..

- Quyết định
giao đất của
UBND-TP

Hà Nội số
5342

Thị

Trấn

Sài

Đồng-

2

UBXDCB.
- Hợp đồng

Phường Sài Đồng-Long

thuê đất 20

Biên-Hà Nội.
Thị Trấn Đức Giang-Long

năm.
- Hợp đồng

5

Biên-Hà Nội.


thuê đất 20
năm.
- Hồ sơ thửa

Xã Lịch Hội Thượng-

2

đất.
-Giấy chứng

Huyện Long Phú-Tỉnh Sóc

nhận quyền

Trăng..

sử dụng đất

780 Minh Khai-Hai Bà

0842 QSDĐ.
- Hợp đồng

9

Trưng-Hà Nội.

thuê đất 10
năm.

- Đã có hồ

Thị Trấn Văn Điển.

7

sơ hợp thức.
- Hợp đồng
thuê đất 20

Phường Lĩnh Nam-Hoàng

6

năm.
- Hợp đồng

Mai-Hà Nội.

thuê đất 20

Thị Trấn Yên Viên-Gia

năm.
- Hợp đồng

Lâm-Hà Nội

6


thuê đất 10
năm.
12


Báo cáo thực tập tổng hợp
Xã Tả-Thanh Oai-Thanh

1

- Hợp đồng

Trì-Hà Nội.

thuê đất 20

Cổ Bi-Gia Lâm-Hà Nội.

5

năm.
- Đã nộp hồ

Uy Nố-Đồng Anh-Hà Nội

4

sơ hợp thức.
- Đã nộp hồ


Phương-Từ

3

sơ hợp thức.
- Đã nộp hồ

Liêm-Hà Nội
Cổ Nhuế-Từ Liêm –Hà

2

sơ hợp thức.
- Đã nộp hồ

2

sơ hợp thức.
- Đã nộp hồ

4

sơ hợp thức.
- Đã nộp hồ

3

sơ hợp thức.
- Đã nộp hồ


2

sơ hợp thức.
- Đã nộp hồ

7

sơ hợp thức.
- Đã nộp hồ

2

sơ hợp thức.
-Giấy chứng



Thụy

Nội
Thạch Bàn-Gia Lâm-Hà
Nội.
Tây Mỗ-Từ Liêm-Hà Nội.
45

Nguyễn

Sơn-Ngọc

Lâm-Long Biên-Hà Nội.

231 Cầu Giấy-Hà Nội.
Phố

Thụy-Gia

Lâm-Hà

Nội
Xã Lịch Hội ThượngHuyện Long Phú-Tỉnh Sóc

nhận

Trăng..

đất số AB-

Xã Lịch Hội Thượng-

096.356.
- Giấy chứng

1

QSD

Huyện Long Phú-Tỉnh Sóc

nhận

Trăng..


đất số AB-

Xã Lịch Hội Thượng-

5

QSD

096.356.
- Giấy chứng

Huyện Long Phú-Tỉnh Sóc

nhận

Trăng..

đất số AB-

Xã Lịch Hội Thượng-

096.354.
- Giấy chứng

13

5

QSD



Báo cáo thực tập tổng hợp
Huyện Long Phú-Tỉnh Sóc

nhận

Trăng..

đất số AB-

Xã Lịch Hội Thượng-

096.299.
- Giấy chứng

1

QSD

Huyện Long Phú-Tỉnh Sóc

nhận

Trăng..

đất số AB-

Xã Lịch Hội Thượng-


096.298.
- Giấy chứng

1

QSD

Huyện Long Phú-Tỉnh Sóc

nhận

Trăng..

đất số AB-

Xã Lịch Hội Thượng-

096.352.
Giấy chứng

4

QSD

Huyện Long Phú-Tỉnh Sóc

nhận

QSD


Trăng..

đất số AB096.297.

( Nguồn : Bản CBTT của Công ty vận tải xây dựng và chế biến lương thực
Vĩnh Hà khi thực hiện cổ phần hóa 04/04/2005 ).

3. Lực lượng lao động và trình độ lao động :
Tổng số lao động của Công ty tại thời điểm lập phương án cổ phần hóa
31/05/2005 là 264 người.Cơ cấu lao động và phương án sắp xếp lại lao động được
thể hiện trong bảng sau :
Bảng 3 : Phân loại lao động trong Công ty.
Số

Tiêu chí

lượng

Tỷ lệ

1. Phân theo trình độ.

264

100,00%

1. Đại học và trên đại học :

82


31,06%

2. Cao đẳng và trung cấp :

35

13,26%

14


Báo cáo thực tập tổng hợp
3. Công nhân kỹ thuật và lao động phổ thông :

147

55,68%

2. Phân theo tính chất hợp đồng lao động

264

100,00%

1. BGĐ và kế toán trưởng thuộc diện không ký hợp đồng :

06

2,27%


2. Hợp đồng không xác định thời hạn :

216

81,82%

3. Hợp đồng lao động có thời hạn từ 1-3 năm :

42

15,91%

3. Phương án sắp xếp lại lao động :

264

100,00%

1. Tổng số lao động Công ty :

224

84,85%

82

31,06%

13


04,92%

2. Tổng số lao động tự nguyện nghỉ việc hưởng chế độ theo nghị
định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/04/2002 của Chính phủ :
3. Tổng số lao động nghỉ việc theo Bộ luật lao động và chuyển
công tác :

( Nguồn : Bản CBTT của Công ty vận tải xây dựng và chế biến lương thực
Vĩnh Hà khi cổ phần hóa ).

4. Vốn điều lệ của Công ty sau cổ phần hóa :
Vốn điều lệ của Công ty cổ phần là 43.000.000.000 tỷ đồng ( Bốn mươi ba tỷ
đồng ). Trong đó cơ cấu sở hữu vốn điều lệ như sau :
Bảng 4 : Nguồn vốn điều lệ của doanh nghiệp phân theo đối tượng sở hữu.
STT
1
2
3

Phân theo đối tượng
Nguồn vốn Nhà Nước
CB-CNV trong Công ty
Cổ phần bán đấu giá

Số cổ phần
2.193.000
358.100
1.748.900

Tổng trị giá

21.930.000.000
3.581.000.000
17.489.000.000

Tỷ lệ
51,00%
08,33%
40,67%

Trong đó tổng khối lượng cổ phần bán đấu giá là 1.748.900 cổ phần, với mệnh
giá là : 10.000 đồng/cổ phần và giá khởi điểm là : 10.020 đồng/cổ phần

15


Báo cáo thực tập tổng hợp

PHẦN III
MÔI TRƯỜNG KINH DOANH – VÀ CÁC GIẢI PHÁP
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
Là doanh nghiệp Nhà nước được tiến hành cổ phần hóa ngày 04/04/2005, qua
13 năm hình thành và phát triểm Công ty vận tải xây dựng và chế biến lương thực
Vĩnh Hà đã và đang thực hiện các chức năng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo
định hướng của Nhà nước là đáp ứng nhu cầu phân phối lương thực trong nước, chế
biến nông sản xuất khẩu, xây dựng các công trình, hạng mục công trình Công
nghiệp, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng…góp phần thực hiện các mục tiêu
phát triển kinh tế Quốc Gia. Ngoài ra, Công ty còn thực hiện các hợp đồng xuất
khẩu gạo, nông sản đã qua chế biến sang các thị trường nước ngoài, trong đó thị
trường chủ yếu là : Cuba, Philippin, Indonexia và một số nước trong khu vực Đông
Nam Á. Thị trường Châu Âu là thị trường khó tính, yêu cầu chất lượng sản phẩm

cao nên Công ty chỉ thực hiện khâu cung ứng cho Tổng Công ty Lương Thực Miền
Bắc tiến hành các hợp đồng xuất khẩu. Đối với thị trường Châu Phi, nhu cầu về
lương thực, thực phẩm là rất cao, yêu cầu chất lượng thấp, nhưng thị trường này của
doanh nghiệp chưa phát triển được vì khi xuất khẩu sang thị trường này sẽ khó thu
nợ hoặc thời gian thanh toán kéo dài.

1.Tổng quan về môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty vận tải xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà.
a. Thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Công ty Cổ phần Vận tải, Xây dựng và Chế biến Lương thực Vĩnh Hà là một
trong số 35 thành viên của Tổng công ty lương thực Miền Bắc – một trong số 10
doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, hàng năm công ty được giao
nhiệm vụ cung ứng gạo xuất khẩu cho Tổng công ty hoặc có thể thực hiện xuất
khẩu nếu đàm phán và ký kết được hợp đồng. Do vậy thị trường hoạt động của công
ty bao gồm cả thị trường trong nước và thị trường quốc tế.


Đối với thị trường trong nước: Công ty chủ yếu thực hiện hoạt động tiêu

16


Báo cáo thực tập tổng hợp
thụ trên địa bàn 28 tỉnh thành phố phía bắc. Có một vị trí xây dựng và điều kiện
kinh doanh khá thuận lợi, với mặt bằng rộng hơn 2ha nằm ngoài vành đai thành phố
tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc giao dịch, buôn bán, vận chuyển và tích trữ hàng
hóa. Thông qua việc thu mua lương thực của nông dân nơi sản xuất thừa, đem tiêu
thụ ở nơi sản xuất thiếu, công ty đã góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình là
bình ổn giá cả thị trường trong nước, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của
công ty.



Đối với thị trường quốc tế: Thị trường xuất khẩu gạo truyền thống của

công ty chủ yếu bao gồm các nước: Iraq, Cuba, các nước Châu Phi, Châu Á và một
số nước châu Âu. Trong đó Iraq, Cuba luôn là những nước nhập khẩu với số lượng
lớn. Thị trường xuất khẩu gạo của công ty chủ yếu mới chỉ phát triển ở thị trường
cấp thấp và cấp trung, còn đối với các thị trường cấp cao như EU, MỸ còn rất hạn
chế; nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng gạo của ta chưa cao, gạo còn bị pha tạp
nhiều, công tác nghiên cứu và dự báo thị trường chưa tốt, hoạt động quảng bá và
nâng cao thương hiệu của gạo Việt Nam chưa thực sự được chú trọng. Do vậy, để
có thể đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ và tiến hành thâm nhập được thị trường các
nước lớn, công ty cần phải phối hợp với các cơ quan nhà nước và người nông dân
để có các giả pháp đồng bộ nâng cao chất lượng, khẳng định thương hiệu của Gạo
Việt Nam trên thị trường quốc tê.
b. Đối thủ cạnh tranh.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, nền kinh tế thế giới có nhiều biến
động, kèm theo đó là sự tham gia của các doanh nghiệp vào các lĩnh vực ngày càng
nhiều. Do vậy công ty đã và đang phải đối phó với sự cạnh tranh gay gắt trong tất cả
các lĩnh vực mà công ty đang tham gia, đặc biệt là trong mặt hàng lương thực – mặt
hàng chủ đạo của công ty. Trong những năm qua, hoạt động sản xuất lương thực ở
nước ta phát triển mạnh với mức sản lượng năm sau cao hơn năm trước. Mặc nhu
cầu tiêu dùng lương thực và quốc tế ngày càng cao nhưng sự cạnh tranh lại ngày
càng gay gắt hơn, do có sự tham gia của rất nhiều doanh nghiệp vào hoạt động kinh
doanh xuất khẩu gạo, yêu cầu về gạo chất lượng cao cũng ngày một tăng. Do vậy,
công ty không những vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ của các doanh nghiệp ở thị
17


Báo cáo thực tập tổng hợp

trường quốc tế mà cả các doanh nghiệp ở thị trương trong nước, không chỉ các
doanh nghiệp tư nhân mà cả các doanh nghiệp nhà nước trong cùng một ngành.


Đối với thị trường trong nước: Các đối thủ cạnh tranh chủ yếu của

doanh nghiệp: Các đơn vị thuộc Tổng công ty lương thực Miền Nam, các đơn vị
thuộc Tổng công ty lương thực Miền Bắc và các doanh nghiệp tư nhân.


Đối với thị trường quốc tế: Các hợp đồng xuất khẩu gạo của công ty

hầu hết là do chỉ đạo từ trên xuống. Do vậy, đối thủ cạnh tranh của công ty trên thị
trường thế giới cũng chính là đối thủ cạnh tranh của toàn ngành. Năm 2007, sản
lượng gạo thế giới đạt 420,6 triệu tấn trong đó: Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia,
Bangladesh, Việt Nam, Thái Lan, Burma, Philippines, Brazil, Nhật Bản, Hoa Kỳ,
Pakistan vẫn là 12 nước đứng đầu thế giới về sản xuất lúa gạo, với tổng sản lượng lúa
gạo chiếm tới 89% tổng sản lượng lúa gạo của cả thế giới. Trong đó Việt Nam và
Thái Lan là hai nước có sản lượng gạo xuất khẩu lớn nhất thế giới. Sản lượng gạo
xuất khẩu của Việt Nam liên tục đứng thứ hai trên thế giới sau Thái Lan. Tuy nhiên,
Sản phẩm gạo xuất khẩu mới chủ yếu tập trung ở thị trường cấp thấp và trung sức
cạnh tranh chưa cao so với gạo Thái Lan, Ấn Độ, Mỹ,…, sản phẩm của công ty vẫn
chưa đáp ứng được các yêu cầu của thị trường khó tính như: Mỹ, EU, Nhật Bản, …
Do vậy, một mặt để đối phó với tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt, một
mặt để đáp ứng được các đòi hỏi của thị trường, công ty đã không ngừng cải tiến kỹ
thuật, hoàn thiện bộ máy quản lý các sản phẩm của công ty, nhằm mục đích nâng
cao năng xuất và chất lượng của các sản phẩm, dịch vụ để nâng cao khả năng cạnh
tranh và khẳng định được vị thế của mình ở thị trường trong nước và quốc tế.

2. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh

( trước khi cổ phần hóa ).
a. Thuận lợi :
 Là doanh nghiệp Nhà nước, được Nhà nước giao trực tiếp quản lý, sử

dụng và khai thác một lượng lớn tài sản, cơ sở vật chất kĩ thuật, kho tàng, đất đai…(
như đã nêu trong phần nguồn lực ).
 Trong những năm qua Công ty không ngừng mở rộng về quy mô, sát nhập

thêm nhiều đơn vị thành viên trực thuộc Tổng Công ty.
18


Báo cáo thực tập tổng hợp
 Nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp, các ngành có liên quan
trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển doanh nghiệp, đặc biệt
là của Tổng Công ty lương thực Miền Bắc, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông
thôn.
b. Khó khăn :
 Số lượng lao động đông nhưng trình độ lao động nhìn chung thấp do được

chuyển từ chế độ bao cấp sang. Điều này làm cho chi phí lao động sống tăng nhưng
năng xuất lao động không tăng kịp với tốc độ tăng chi tiền lương cùng các khoản
chi phí có tính chất lượng khác.
 Nguồn vốn tuy lớn nhưng cơ cấu vốn cũng như hình thái vật chất của nó

lạc hậu đặc biệt là hệ thống kho tàng xuống cấp nghiêm trọng và chiếm tỷ trọng lớn
trong cơ cấu vốn…Điều này làm cho khả năng sinh lời bị hạn chế.
 Nhận thức tư tưởng của người lao động chưa kịp với yêu cầu đổi mới trong
quản lý và chuyển đổi sang cơ chế thị trường.


3. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh ( sau
khi cổ phần hóa ).
Là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động lâu năm trong ngành lương thực nên có
nhiều kinh nghiệm trong công tác kinh doanh lương thực khi chuyển sang Công ty
cổ phần sẽ có lợi thế và điều kiện tốt để tiếp tục kế thừa và phát huy trong kinh
doanh trong giai đoạn tiếp theo.
Doanh nghiệp đã có những bước phát triển đột phá nhất định trong việc
chuyển đổi cơ chế quản lý và vận dụng có hiệu quả cơ chế chính sách của Nhà nước
vào hoạt động thực tế của Doanh nghiệp, mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh
doanh.
Doanh nghiệp có trụ sở chính nằm tại vị trí đắc địa tại Thành Phố Hà Nội, hiện
đang trực tiếp quản lý và sử dụng một diện tích đất đai lớn, có lợi thế đáng kể trong
việc khai thác nguồn thu từ bất động sản, tiếp cận các dịch vụ và khai thác hiệu quả
cơ sở hạ tầng kinh tế vùng cũng như nền kinh tế quốc dân.
Việc chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần hóa tạo điều kiện cho Công ty thu
hút vốn đầu tư, nâng cấp các nguồn lực,….nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
19


Báo cáo thực tập tổng hợp
Bên cạnh những thuận lợi trên còn có những khó khăn tiềm ẩn như : Kinh
doanh lương thực nội địa gặp nhiều khó khăn, tỷ suất lợi nhuận thấp, các ngành
nghề mới xâm nhập vẫn chưa mang lại hiệu quả cao, nhận thức của người lao động
chưa theo kịp yêu cầu của quá trình chuyển đổi sang cơ chế thị trường

4. Môi trường kinh doanh hiện tại của Công ty :
Sản phẩm của Công ty là các sản phẩm chế biến từ nông sản như gạo, sữa đậu
nành, bia… cung cấp cho thị trường nội địa và chủ yếu là xuất khẩu ra thị trường
nước ngoài thông qua sự trợ giúp từ Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc. Ngoài ra,
Công ty còn thực hiện các hoạt động vận tải, thương mại bán buôn bán lẻ, sản xuất

và kinh doanh vật liệu xây dựng, đầu tư xây dựng các công trình công nghiệp…
Trong thời kỳ bao cấp thì môi trường kinh doanh của Công ty nhỏ hẹp với mục tiêu
phục vụ nhu cầu lương thực trong nước và sản phẩm sản xuất ra được chỉ định
trước tới từng khu vực thị trường. Tuy nhiên, sau khi cổ phần hóa doanh nghiệp
cùng với sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức
Thương mại Thế giới WTO cuối năm 2006, năm 2006 cũng là năm khởi đầu kế
hoạch 5 năm mới trong điều kiện nước ta tham gia sâu rộng hơn vào hội nhập kinh
tế thế giới. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức cho các doanh nghiệp cho các doanh
nghiệp chế biến lương thực nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung.
Trong đó, thách thức về cạnh tranh và chuẩn hóa mọi mặt hoạt động theo các tiêu
chuẩn phù hợp với mặt bằng được thừa nhận rộng rãi trong môi trường kinh doanh
quốc tế. Công ty sẽ có thuận lợi hơn do tính linh động cao của mô hình công ty cổ
phần nhưng lại có khó khăn về vốn,người lao động chưa quen với hình thức hoạt
động và quản trị mới nên có thể sẽ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động chung của
công ty. Để đưa hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đi vào ổn định và có
hiệu quả cao, việc trước mắt của công ty là xây dựng hệ thống các quy chế quản lý
nội bộ bao gồm các quy chế tài chính, phân phối, sử dụng lao động và đào tạo cán
bộ, đổi mới phương thức hoạt động thích ứng với điều kiện môi trường kinh tế mới.
Công ty phải tự tìm đầu vào cho sản xuất và tìm hiểu thị trường tiêu thụ, thiết lập
các mối quan hệ với các bạn hàng, nhà cung cấp trong nước và nước ngoài để đảm
bảo khả năng đáp ứng nhu cầu lương thực trong nước và xuất khẩu ra thị trường
20


Báo cáo thực tập tổng hợp
nước ngoài,đồng thời phát triển các ngành nghề kinh doanh mới như thương mại,
dịch vụ vận tải, vật liệu xây dựng, đặc biệt là khai thác lợi thế lớn về bất động sản
để tìm cách tăng lợi nhuận thu được, cung cấp nguồn vốn cho hoạt động sản xuất
nói chung.
Hiện nay, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty gặp phải nhiều khó khăn

do có nhiều đối thủ cạnh tranh trong ngành, sản phẩm bị hạn chế về mặt chất lượng,
mẫu mã, giá cả….Một số đối thủ cạnh tranh trong nước như : Công ty nước giải
khát 109, Công ty nước giải khát 406, Công ty CN Trường Sinh…và các đối thủ
cạnh tranh tiềm ẩn sau khi hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
Mặt khác, cuộc khủng hoảng kinh tế Thế giới 2009 bắt nguồn từ nước Mỹ đã
và đang lan rộng ra toàn cầu ảnh hưởng tới tất cả các nhân tố của nền kinh tế quốc
dân nói chung và các doanh nghiệp trong và ngoài nước nói riêng. Ảnh hưởng và
hậu quả của cuộc khủng hoảng này chưa thể ước tính, tuy nhiên mọi mặt của hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống người lao động.

5. Kế hoạch đầu tư,phát triển sản xuất kinh doanh trong điều kiện mới :
Để đạt được các mục tiêu trên, sau khi cổ phần hóa Công ty tập trung đầu tư
cơ sở vật chất, kỹ thuật đủ mạnh để khai thác tối đa tiềm năng sẵn có về đất đai, thị
trường, lao động để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh theo hướng đa ngành, đa
nghề.Cụ thể là :
- Cơ cấu lại ngành nghề kinh doanh : Trên cơ sở xem xét và đánh giá một

cách có hệ thống sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tiếp tục duy trì hoạt động
sản xuất kinh doanh hiện tại và phát triển theo hướng tăng dần tỷ trọng dịch vụ,
thương mại để khai thác lợi thế và nguồn lực của doanh nghiệp như đã nêu ở trên.
- Cải tiến và đổi mới tổ chức quản lý :

• Xây dựng bộ máy quản lý và mạng lưới hoạt động kinh doanh dịch vụ mới
phù hợp với năng lực về người và vốn, khai thác tiềm năng cơ sở vật chất đáp ứng
nhu cầu đòi hỏi mới của thị trường và môi trường kinh doanh.
• Xây dựng và bố trí hợp lý lao động có trình độ tay nghề, có sức khỏe theo

mô hình bộ máy tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh gọn nhẹ, tạo sức mạnh
trong từng khâu, từng phần việc.
21



Báo cáo thực tập tổng hợp
• Rà soát và xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm từng đơn vị. Cải
tiến chế độ tiền lương, tiền thưởng, chế độ khoán nhằm khuyến khích người lao
động làm việc có năng xuất, chất lượng và hiệu quả. Chế độ khuyến khích vật chất
hợp lý sẽ thu hút nguồn lao động chất xám cho Công ty đảm bảo theo kịp với đòi
hỏi của điều kiện mới.
- Đào tạo nguồn nhân lực : Tuyển dụng bổ sung số cán bộ đảm nhiệm các
chức trách then chốt trong công ty, tuyển dụng lao động trẻ có năng lực, trình độ.
Cải tiến chế độ lao động, tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi xã hội cho người lao
động… nhằm tăng năng xuất lao động. Do vậy công ty cần tập trung đào tạo,bồi
dưỡng các nghiệp vụ chuyên môn, đặc biệt là khai thác khả năng của đội ngũ lao
động trẻ và cải tạo, đổi mới bộ máy quản lý điều hành các cấp theo hướng gon nhẹ,
chuyên môn hóa đạt hiệu quả cao….

22


Báo cáo thực tập tổng hợp

PHẦN IV
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SẢN SUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
TRONG NHỮNG NĂM QUA ( TRƯỚC VÀ SAU KHI CỔ PHẦN HÓA)
Trong những năm qua, kinh doanh lương thực Miền Bắc gặp nhiều khó khăn,
đặc biệt là trong việc xuất khẩu lương thực. Việc xuất khẩu lương thực của Công ty
được thực hiện thông qua hình thức cung ứng cho Tổng Công ty lương thực Miền
Bắc. Hoạt động kinh doanh lương thực nội địa mang tính thời vụ.Hơn nữa, Công ty
lại nhận sát nhập một số đơn vị thành viên của Tổng Công ty, nên Công ty phải ổn
định lại cơ cấu tổ chức, cơ cấu sản xuất kinh doanh, do vậy mà sản lượng và doanh

thu của Công ty qua những năm qua bị hạn chế,cụ thể là :

1. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trước khi cổ phần hóa :
Bảng 5 : Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trước khi cổ phần hóa.
Đơn vị :1.000.000 đồng.
Chỉ tiêu
1
Doanh thu thuần

2
Tổng nguồn vốn
3
Vốn Nhà nước
4
5

Lợi nhuận trước thuế

20

20

03
10

04
14

05


3.

2.

06

70

3
60

2
66

.2

.1

38

22
35

15
41

3
41.

.3


.2

36

52
33

04

2
22

3
18

Lợi nhuận sau thuế
Tỷ

20

3
0,

suất
23

29
21
0,


15
1.5
69
63.

0
15
8,4
0,3


Báo cáo thực tập tổng hợp
LNST/Vốn

52

05

8

NN
Lao

%

%

%


thường

44

33

26

xuyên

1

0

4

1,

1,

1,4

22

38

2

2.


1.

25

90

3
18

0
21

18.

.8

.7

81

35

07

1

3.

1.


95

00

0
29

0
30

sách

0
14

1
20

9
15.

- Nợ khác

.5

.4

81

95

17

06
19

2
11.

.1

.9

46

81
46

78
46

6

4,

4,

-

89


89

động

( Người )
Thu
nhập
bình quân
(
/người/tháng
)
Nộp

ngân

sách

Nợ phải trả

999,7

Trong đó :
-

Nợ

vay

ngắn hạn
- Nợ dài hạn

- Nợ ngân

Nợ phải thu

Nợ khó đòi

24

2.0
00
99


Báo cáo thực tập tổng hợp
( Nguồn : CBTT công ty vận tải xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh
Hà ).
Nhận xét : 3 năm trước khi tiến hành cổ phần hóa, doanh thu của doanh
nghiệp qua các năm tuy có tăng nhưng tốc độ tăng không cao, do đó thu nhập của
người lao động được cải thiện. Tuy nhiên chi phí sản xuất qua các năm tăng mạnh
làm lợi nhuận giảm đáng kể, xuống thấp vào năm 2004 và tăng nhẹ vào năm 2005,
làm giảm nguồn nộp ngân sách Nhà nước.

2. Kế hoạch sản xuất kinh doanh 3 năm sau cổ phần hóa và kểt quả
đạt được ( 2006 – 2008 ).
a. Kế hoạch sản xuất kinh doanh 2006 – 2008 :
Căn cứ vào tình hình kinh doanh của Công ty trước khi cổ phần hóa cũng như
thuận lợi và khó khăn sau khi chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước sang hình thái
Công ty cổ phần, Công ty dự kiến mội số chỉ tiêu kinh tế cơ bản 3 năm sau cổ phần
hóa như sau :
Bảng 6 : Kế hoạch sản xuất kinh doanh 2006-2008.

Đơn vị : 1.000.000
đồng.
STT Chỉ tiêu
1
Vốn điều lệ

Năm 2006
43.000

Năm 2007 Năm 2008
43.000
43.000

2

Doanh thu

120.000

132.000

150.000

3

Chi phí

117.420

128.990


145.222

4

Lợi nhuận trước thuế

2.580

3.010

4.778

5

Lợi nhuận sau thuế

2.580

3.010

3.440

6

7,00

8,00

7


Lợi nhuận sau thuế/VĐL ( %) 6,00
)
Thu nhập bình quân
1.590

1.710

1.860

8

Số lao động bình quân

199

214

224

9

Tỷ lệ chi trả cổ tức ( % )

6,00

7,00

8,00


( Nguồn : CBTT công ty vận tải xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh
Hà ).
25


×