Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Vận Tải - Xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.63 KB, 64 trang )

MỤC LỤC
Lời mở đầu
Chương I: Khái quát chung công ty
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
1.1.1. Sơ lược về công ty
1.1.2. Quá trình hình thành về tổ chức và hoạt động của công ty
1.2. Đặc điểm bộ máy tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh
1.2.1. Bộ máy quản lý
1.2.2. Nhiệm vụ của phòng ban chức năng
1.3. Đặc điểm công tác kế toán
1.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty
1.3.2. Đặc điểm của hình thức sổ kế toán
Chương II: Thực trạng công tác tiền lương tai công ty
2.1. Đặc điểm về lao động và quỹ lương của công ty
2.1.1. Đặc điểm về lao động và yêu cầu quản lý lao động
2.1.2. Đặc điểm về tiền lương và yêu cầu quản lý quỹ lương
2.2. Hạch toán tiền lương
2.2.1. Khái niệm về tiền lương
2.2.2. Các hình thức trả lương
2.2.3. Các khoản trích theo lương
2.3. Hạch toán các khoản trích theo lương và BHXH phải trả.
2.4. Hạch toán các khoản thu nhập khác
Chương III. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hạch toán tiền lương và nâng
cao sử dụng người lao động
3.1.Đánh giá chung về hoạt động tiền lương
* Ưu diểm
* Nhược điểm
3.2. Giải pháp hoàn thiện hạch toán tiền
1
3.3. Phương hướng nâng cao hiệu quả sử dụng người lao động
LỜI CẢM ƠN


Sau thời gian thực tập tại công ty Vận Tải - Xây dựng và chế biến lương
thực Vĩnh Hà, Em chọn đề tài “Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo
lương” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
Qua quá trình thực tập để có thể hoàn thành tốt chuyên đề này Em đã
nhận được sự giúp đỡ tận tình của các tập thể và cá nhân trong và ngoài
trường.
Trước hết Em xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô giáo trong khoa
Kế toán của trường Đại học Kinh tế Quốc Dân đã truyền đạt cho Em những
kiến thức cơ bản từ buổi ban đầu Em bước vào trường cho đến nay. Đặc biệt
là cô giáo PGS.TS Phạm Thị Gái đã tận tình hướng dẫn cho Em hoàn thành
báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám Đốc cùng toàn thể các cô, các bác
trong phòng kế toán Công ty Vận tải - Xây dựng và Chế biến lương thực
Vĩnh Hà đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho Em nghiên cứu các tài
liệu để Em hoàn thành tốt đợt thực tập này.
Sinh viên
Hoàng Thị Nam Phương
2
LỜI NÓI ĐẦU
Nhằm tổng kết và khái quát những vấn đề có tính chất tổng quan về
tiền lương và kế toán tiền lương trong doanh nghiệp. Qua đó đánh giá tình
hình trả lương và hạch toán tiền lương để tìm ra những mặt mạnh, những mặt
còn tồn tại cùng những biện pháp khắc phục nhằm hoàn thiện hơn nữa công
tác hạch toán tiền lương, đảm bảo sự công bằng, tạo động lực thúc đẩy cán
bộ công nhân viên trong Công ty phát huy hết khả năng lao động sáng tạo
của mình để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh của công ty.
Kế toán là công cụ quản lý kinh tế gắn liền với hoạt động quản lý và
đã xuất hiện cùng với sự hình thành đời sống kinh tế xã hội loài người. Để
quản lý một cách có hiệu quả và tốt nhất đối với các hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, không phân biệt doanh nghiệp thuộc thành phần

loại hình kinh tế nào, lĩnh vực hoạt động hay hình thức sở hữu nào, đều phải
sử dụng đồng thời hàng loạt các công cụ quản lý khác nhau, trong đó nghiệp
vụ kế toán được coi như một công cụ hữu hiệu.
Trong nền kinh tế thị trường, các đơn vị sản xuất kinh doanh đều phải
hạch toán tự lấy thu bù chi, tức là tự lấy thu nhập của mình bù đắp những chi
phí đã bỏ ra và có lãi. Vì vậy chỉ tiêu tiền lương có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng đối với sự tồn tại và phát triển của bất cứ doanh nghiệp nào. Trong cơ
chế thị trường càng đòi hỏi tính toán chính xác, đầy dủ và phân tích những
yếu tố ảnh hưởng tới tiền lương, giúp cho doanh nghiệp bù đắp chi phí đã bỏ
ra, thực hiện nghĩa vụ với nhà nước đồng thời có điều kiện cải thiện đời sống
vật chất cho người lao động và một phần để thực hiện tái sản xuất mở rộng.
Trong quá trình lao động , tiền lương đóng vai trò rất quan trọng, hình
thành nên sản phẩm mới, vì vậy chất lượng của sản phẩm mới tốt hay xấu
năng suất lao động cao hay thấp phụ thuộc vào yếu tố lao động tiền lương
có hợp lý, có bù đắp lại hao phí lao động bỏ ra hay không và có nuôi sống
3
một phần gia đình họ hay không; những yếu tố đó mới kích thích sản xuất
phát triển. Như vậy quản lý lao động và tiền lương trong doanh nghiệp là rất
cần thiết và đòi hỏi công tác kế toán tiền lương hợp lý trong giá sản phẩm,
góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh tế. Vì vậy
kế toán được coi là công cụ đắc lực nhất, hữu hiệu nhất và được đặt lên vị trí
hàng đầu.
Sau một thời gian thực tập tại Công ty Vận tải Xây dựng và chế biến lương
thực Vĩnh Hà, Em nhận thấy được tầm quan trọng của công tác tiền lương
trong sản xuất . Được sự giúp đỡ tận tình của các đồng chí cán bộ phòng kế
toán, cùng với sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo Em xin đóng góp một
số ý kiến nhằm hoàn thiện hạch toán về tiền lương.
Để giải quyết những vấn đề đặt ra, kết cấu chuyên đề của em gồm 3 Phần:
Chương I: Khái quát chung công ty “ Vận tải xây dựng và chế biến lương
thực Vĩnh Hà”.

Chương II: Thực trạng công tác tiền lương tại công ty
Chương III: Một số giải pháp nhằm hạch toán tiền lương và nâng cao sử
dụng người lao động.
4
5
CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY
I.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty.
I.1.1. Sơ lược về công ty
* Tư cách pháp nhân:
- Tên gọi đầy đủ: Công ty vận tải - Xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh
Hà.
- Tên giao dịch: Vĩnh Hà food transportation construction and production
company.
- Tên viết tắt: Vĩnh Hà Co.
- Địa chỉ: Số 9 Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng Hà Nội.
Điện thoại: (84-4) 9 871 743 – Fax: (84-4)9 870 067
Công ty vận Tải – Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà Thành lập theo
quyết định số 44 NN/TCCB - QĐ ngày 08 tháng 01 năm 1993 của bộ trưởng
bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (Nay là Bộ Nông nghiệp và phát
triển Nông thôn).
Công ty là đơn vị thành viên của tổng công ty lương thực Miền Bắc, là doanh
nghiệp nhà nước, hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước do Quốc hội
khoá IX thông qua tại kỳ họp thứ 7, tháng 4 năm 1995 và Quốc hội khoá XI,
kỳ họp thứ 4, Sửa đổi tháng 3 năm 2003.
* Ngành nghề kinh doanh:
Công ty vận Tải - Xây dựng và chế biến Lương Thực Vĩnh Hà được trọng tài
kinh tế Hà Nội cấp giấy phép kinh doanh số 105865, ngày 08 tháng 02 năm
1993. Từ đó đến nay công ty đã 8 lần sửa đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh
cho phù hợp với tình hình mới. Lần cuối cùng, ngày 29 tháng 4 năm 2003,
Công ty được sở Kế Hoạch Đầu Tư Hà Nội cấp giấy phép kinh doanh với các

ngành nghề chủ yếu dưới đây:
- Vận Tải và đại lý vận tải đường biển, đường bộ;
6
- Thương nghiệp bán buôn bán lẻ;
- Bán buôn, bán lẻ công nghệ thực phẩm, hàng tiêu dùng, hương liệu, phụ gia;
- Đại lý bán buôn, bán lẻ Gas chất đốt;
- Kinh doanh vật tư nông nghiệp;
- Kinh doanh, sản xuất bao bì lương thực;
- Kinh doanh bất động sản;
- Bán buôn, bán lẻ sắt thép, ống thép, kim loại màu…
- Kinh doanh lương thực, thực phẩm, các mặt hàng chế biến từ lương thực;
- Xuất nhập khẩu lương thực, thực phẩm;
- Xây dựng công trình dân dụng, các hạng mục công trình công nghiệp;
- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng;
- Sản xuất nước tinh lọc, bột canh;
- Nuôi trồng thuỷ sản;
- Dịch vụ dạy nghề, giới thiệu việc làm trong nước và nước ngoài;
- Dịch vụ ăn uống, nhà hàng;
- Cho thuê tài sản, kho bãi.
I.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
- Năm 1973, Bộ lương thực và Thực phẩm quyết định thành lập “ Xí
nghiệp Vận tải lương thực V73” (gọi tắt là Xí nghiệp V73). Xí nghiệp V73 ra
đời năm đó chính là tiền thân của công ty vận tải – Xây dựng và chế biến
lương thực Vĩnh Hà hiện nay.
- Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, nhu cầu vận tải ngày càng tăng Bộ
lương thực quyết định thành lập thêm một xí nghiệp vận tải ở miền trung và
miền nam. Do đó, năm 1985 xí nghiệp V73 đổi tên thành xí nghiệp” Xí
nghiệp vận tải lương thực I” tiếp tục thực hiện nhiệm vụ vận tải lương thực
theo kế hoạch điều động của ngành.
7

-Năm 1986 Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI với chủ trương đổi mới
đã thổi luồng sinh khí mới đánh thức tiềm năng sáng tạo của con người Việt
Nam. Trước bối cảnh đó ban lãnh đạo xí ngiệp Vận Tải lương thực I chuyển
hướng hoạt động từ bao cấp sang kinh doanh. Xí nghiệp tiến hành nghiên cứu
thị trường, tự tổ chức thu mua thóc ở các địa phương ở Miền Nam, vựa lúa
của cả nước, vận chuyển ra miền Bắc bán cho các nhu cầu tiêu dùng ở Miền
Bắc, nhất là những thời điểm giáp hạt hoặc thiên tai, bão lũ… Đồng thời, qua
thăm dò nghiên cứu thị trường, nhận thấy nhu cầu vật liệu xây dựng ở Miền
Bắc là rất lớn, Xí nghiệp đã tiến hành đầu tư, mở xưởng sản xuất vật liệu xây
dựng bắt đầu cho một thời kỳ kinh doanh theo cơ chế thị trường với nhiều
ngành nghề đan xen. Năm 1993, với sự chuyển hướng nói trên, Xí nghiệp
Vận Tải lương thực I được đổi tên thành công ty kinh doanh Vận Tải Lương
Thực.
- Năm 1995, Công ty mở thêm xưởng sản xuất Bia để tăng thêm thu nhập
cho công ty và giải quyết được thêm nhiều công ăn việc làm.
- Năm 1997, Công ty kinh doanh Vận Tải lương thực sáp nhập thêm công ty
vật tư Bao Bì lương thực, đồng thời mở thêm xưởng sản xuất sữa đậu nành
và xưởng chế biến gạo chất lượng cao để phục vụ xuất khẩu.
- Tháng 6/2001, Công ty được Chủ Tịch Hội đồng Quản trị Tổng công ty
lương thực Miền Bắc quyết định chính thức đổi tên thành Công Ty Vận
Tải - Xây Dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà.
* Công ty qua 8 lần thay đổi ngành nghề kinh doanh đã có những phát triển cụ
thể:
- Đăng ký ngành nghề kinh doanh ban đầu ( Khi thành lập công ty theo
quyết dịnh số 44NN/TCCB- QĐ ngày 08/01/1993 của Bộ Trưởng Bộ
Nông nghiệp - CNTP), gồm các ngành nghề:
+ Vận tải đường bộ
+ Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
8
+ Thương nghiệp bán buôn, bán lẻ.

Vốn kinh doanh: 2.650.000.000 đ
- Đăng ký bổ xung ngành nghề kinh doanh lần thứ nhất (ngày 30/12/1993),
gồm các ngành nghề:
Sản xuất Bia
- Đăng ký bổ xung ngành kinh doanh lần thứ hai ( 14/03/1997), gồm các
ngành nghề:
* Vận tải và đại lý vận tải đường biển
* Vận tải và đại lý vận tải đường thuỷ, đường bộ;
* Kinh doanh và sản xuất các loại vật tư, bao bì lương thực;
* Kinh doanh lương thực thực phẩm và các mặt hàng chế biến từ lương thực
(bao gồm cả làm đại lý bán buôn, bán lẻ);
* Kinh doanh vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp;
* Sản xuất Bia, nước giải khát và dịch vụ ăn uống.
Vốn kinh doanh: 8.505.000.000 đ
- Đăng ký bổ xung ngành nghề kinh doanh lần thứ ba (31/07/1998), gồm
các ngành nghề:
* Kinh doanh chế biến lương thực
- Đăng ký bổ xung ngành nghề kinh doanh lần thứ tư ( 15/06/2001), gồm
các ngành nghề:
* Chế biến lương thực, xuất nhập khẩu lương thực, thực phẩm
* Sản xuất vật liệu xây dựng
* Xây dựng công trình dân dụng và hạng mục công trình công nghiệp
- Đăng ký bổ xung ngành nghề lần thứ 5 (10/09/2001), gồm các ngành nghề:
* Kinh doanh bất động sản, cho thuê tài sản: nhà cửa, kho, bãi
* Kinh doanh nhà hàng
* Thương nghiệp: bán buôn, bán lẻ các mặt hàng công nghệ phẩm, hàng tiêu
dùng, hương liệu và chất phụ gia thực phẩm, vật liệu xây dựng.
9
Vốn tăng 32.187.177.433 đ - Tổng vốn: 40.692.177.433 đ
- Đăng ký bổ xung ngành nghề kinh doanh lần thứ sáu ( 22/01/2003), gồm

các ngành nghề:
* Đại lý bán buôn, bán lẻ gas, chất đốt
* Dịch vụ dạy nghề, dịch vụ giới thiệu việc làm
- Đăng ký bổ xung ngành nghề kinh doanh lần thứ 7 (24/3/2003), bổ
xung các ngành nghề:
* Nuôi trồng thuỷ sản
- Đăng ký bổ xung ngành nghề kinh doanh lần thứ tám(24/09/2003), gồm
các ngành nghề:
* Bán buôn, bán lẻ và đại lý sắt thép, ống thép, kim loại mầu.
Dưới đây là một số chỉ tiêu kinh tế phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty trong 3 năm, từ 2003 đến 2005.
Bảng 1: Một số chỉ tiêu kinh tế tài chính của Công ty ( 2003- 2005)
Chỉ tiêu ĐVT
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
1. Vốn nhà nước theo sổ kế toán
Triệu
đồng
41.387 44.408 44.408
2. Nợ vay ngắn hạn
Triệu
đồng
1.975. 2.475 2.500
3. Nợ vay dài hạn
Triệu
đồng

0 0 0
4. Tổng số lao động Người 441 330 264
5. Tổng quỹ lương
Triệu
đồng
6.495 5.476 4.500
6. Tổng doanh thu
Triệu
đồng
208.071 248.801 287.248
7. Tổng chi phí
Triệu
đồng
207.913 248.600 287.000
8. Lợi nhuận thực hiện
Triệu
đồng
158 201 248
10
Bảng 2: Lợi nhuận thu được từ các lĩnh vực kinh doanh của công ty
Tổng hợp lợi nhuận thu được từ các lĩnh vực kinh doanh năm 2005
Tên đơn vị
Tên hàng hoá, dịch vụ
Khối
văn
phòng
TT.LTT
G. Lâm
TT.LT
T T. Trì

TT. Cầu
giấy
TT.
GTSP
PX.
Bia
XNCBLTT
P V. Tuy
XN
Thuỷ
sản
Đội XD
Số 2
Tổng
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11)
I. Kinh doanh lương
thực(trđ) (thóc, gạo,
hàng nông sản…)
62 9 20 5 15 111
II. Sản xuất, chế biến
(trđ) Bia, đậu nành,
bột cah, nước tinh lọc.
3 6 9
III. sản xuất vật liệu
xây dựng( trđ)
10 10
IV. Nuôi trồng thuỷ
sản( Tôm sú)( trđ)
60 60
V. Kinh doanh dịch vụ

thuê kho, nhà văn
phòng…( trđ)
23 12 7 6 3 51
VI. Kinh doanh khác 2 3 2 7
--Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh của công ty
11
I.2- Đặc điểm bộ máy tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh
I.2.1- Bộ máy quản lý
Bộ máy quản lý, hệ thống tổ chức và lao động
( sơ đồ cơ cấu tổ chức doanh nghiệp trang sau)
12
Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
BAN GIÁM ĐỐC
CÔNG ĐOÀN
PHÒNG
HÀNH
CHÝNH
BẢO VỆ
PHÒNG
KINH
DOANH
THÞ
TRƯỜNG
PHÒNG
TÀI
CHÝNH

TOÁN
BỘ
PHẬN

XUẤT
NHẬP
KHẨU
PHÒNG

HOẠCH
ĐẦU

PHÒNG
KỸ
THUẬT
PHÒNG
TỔ
CHỨC
LAO
ĐỘNG
XƯỞN
G SẢN
XUẤT
BIA
TRUNG
TÂMKD
LT
G. LÂM
TRUNG
TÂM
KDLT C.
GIẤY
TRUNG
TÂM

KDLT T.
TRÌ
Xn
CBNS
TP
v.tuy
XN
THUỶ
SẢN
VĨNH

XN
XÂY
DỰNG
SỐ 2
TT
GTSP
VÀ DV
VĨNH

13
- Ban giám đốc: 01 giám đốc và 02 phó giám đốc
- Phòng ban nghiệp vụ:
+ Phòng tổ chức lao động: 05 người
+ Phòng hành chính bảo vệ: 27 người
+ Phòng kinh doanh thị trường: 08 người
+ Phòng tài chính kế toán: 05 người
+ Phòng kế hoạch đầu tư: 04 người
+ Phòng xuất nhập khẩu: 04 người
+ Phòng kỹ thuật: 04 người

Lãnh đạo tổ chức Đảng, công đoàn,thanh niên.
I.2.2- Nhiệm vụ của các phòng ban chức năng
+ Giám đốc kiêm bí thư đảng uỷ: chịu trách nhiệm chỉ huy toàn bộ sản xuất
kinh doanh của công ty. Thông qua các phòng ban chức năng, xét duyệt các
phương án sản xuất, biện pháp kỹ thuật và xem xét các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật,
chịu sự quản lý của cơ quan cấp trên, trực tiếp và chịu trách nhiệm về mặt pháp
luật trước cơ quan nhà nước và tuân theo pháp luật hiện hành.
+Phó Giám đốc: là người giúp việc cho giám đốc giải quyết việc nội chính về
các khâu quản trị, hành chính, y tế, an ninh trật tự và quan tâm đến công tác xã
hội của công ty.
+ Phòng tổ chức lao động: giúp việc cho công tác quản lý điều hành về công tác
tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, thực hiện chính sách đối với người lao động,
thanh tra, bảo vệ và khen thưởng.
+ Phòng hành chính- bảo vệ: Trực tiếp thực hiện các mặt công tác hành chính
quản trị, phục vụ cho việc chỉ đạo, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty như: điện, nước, đất đai, bảo vệ an toàn trong công ty, quản lý con dấu
và các tài liệu dự trữ.
14
+ Phòng kinh doanh thị trường: Tham mưu cho giám đốc về sản xuất kinh doanh
đạt hiệu quả. Quản lý toàn bộ về sản phẩm, lương thực và các mặt hàng trong
kinh doanh, không để thất thoát tài sản hay bị chiếm dụng. Luôn có những đề tài
kinh tế mới để chuyển hướng cho phù hợp với yêu cầu của thị trường. Hàng
tháng, quý, năm phải lên được kế hoạch sản xuất cho công ty.
-Phòng tài chính kế toán: Thực hiện công tác quản lý và điều hành về tổ chức
hạch toán, quản lý tài sản, hàng hoá, vật tư, tiền vốn theo nguyên tắc quản lý của
nhà nước và quy chế của công ty.
+ Phòng kế hoạch đầu tư: Có chức năng giúp việc cho công ty về điều hành, xây
dựng kế hoạch, thống kê, đầu tư.
+ Bộ phận xuất nhập khẩu: Có nhiệm vụ tìm đối tác để mở rộng thị trường xuất
khẩu, tìm những nguồn nguyên liệu chi phí thấp nhưng vẫn đảm bảo chất lượng

để tăng khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường.
+ Phòng kỹ thuật: Thực hiện công tác quản lý kỹ thuật về máy móc, trang thiết bị
giúp thời gian sản xuất liên tục không bị gián đoạn.
• Hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh
Công ty có 04 trung tâm kinh doanh, 03 xí nghiệp và 01 xưởng sản xuất Bia.
* Các trung tâm kinh doanh làm các nhiệm vụ thu mua lương thực, kinh doanh
và cung ứng cho công ty. Cơ cấu quản trị của công ty tinh giản, gọn nhẹ phù hợp
với quy mô của trung tâm, các trung tâm đều bao gồm 01 giám đốc và 02 phó
Giám đốc trung tâm và có tổ kế toán, tổ hành chính tổng hợp cùng các cán bộ
khác.
- Trung tâm kinh doanh lương thực Gia lâm gồm 33 người.
- Trung tâm kinh doanh lương thực cầu Giấy gồm 09 người.
- Trung tâm kinh doanh lương thực thanh trì gồm 41 người
- Trung tâm giới thiệu sản phẩm và dịchvụ Vĩnh Hà gồm 23 người
15
* Các xí nghiệp của công ty gồm:
- Xí nghiệp chế biến nông sản thực phẩm Vĩnh Tuy gồm 32 người, Xí nghiệp
chuyên sản xuất sữa đậu nành, bột canh iốt, đậu tương… phục vụ nhu cầu tiêu
dùng. Nhưng vì đây chuyên sản xuất lạc hậu nên hiệu quả kinh tế không cao.
- Xí nghiệp thuỷ sản Vĩnh Hà gồm 22 người làm nhiệm vụ nuôi tôm sú để bán
cho các nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu.
- Xí nghiệp xây dựng số 2 gồm 20 người, có nhiệm vụ sản xuất và thu mua một
số vật liệu xây dựng và tham gia xây dựng các công trình dân dụng, các hạng
mục công trình công nghiệp.
* Xưởng sản xuất Bia có 39 lao động. Hàng năm xưởng sản xuất trung bình 1
triệu lít bia phục vụ chủ yếu nhu cầu tiêu dùng của thị trường Hà Nội.
I.3- Đặc điểm công tác kế toán tại công ty
I.3.1- Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
Từ yêu cầu cần thiết của doanh nghiệp đó là nắm bắt đầy đủ thông tin của nền
kinh tế thị trường để đưa ra các quyết định đúng đắn. Đòi hỏi kế toán phải tập

hợp một cách chính xác tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính
vì vậy tổ chức bộ máy kế toán sao cho hợp lý là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Bộ máy kế toán của công ty Vận Tải - Xây Dựng và chế biến lương thực Vĩnh
Hà sắp xếp, bố trí gọn nhẹ với chưc năng nhiệm vụ sau:
16
Sơ đồ 2: Sơ đồ Bộ máy kế toán công ty vận Tải - Xâydựng và chế biến lương
thực Vĩnh Hà
Nhìn vào sơ đồ trên ta thấy công ty có bộ máy kế toán đơn giản, gọn nhẹ mà vẫn
đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin mà cấp trên giao phó.
+Trưởng phòng (kế toán trưởng): Chịu trách nhiệm chung quản lý TSCĐ,
trích khấu hao TSCĐ hàng kỳ, tính giá thành sản phẩm, xác định doanh thu tiêu
thụ sản phẩm và công tác tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời có nhiệm vụ tổ
chức hoạt dộng toàn bộ bộ máy kế toán của công ty. Đôn đốc, kiểm tra giám sát
việc thực hiện các công việc kế toán, tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh doanh
của công ty. Trực tiếp báo cáo các thông tin kế toán lên giám đốc và cơ quan có
thẩm quyền, chịu trách nhiệm trước pháp luật về các thông tin số liệu đã báo
cáo lên.
KẾ TOÁN TRƯỞNG
( Kế toán tổng hợp)
PHÓ PHÒNG KẾ TOÁN
( Kế toán kho, bán hàng,
tiền gửi, tiền vốn)
KÕ toán thanh toán
( KÕ toán VBT,
thuÕ)
KÕ toán tài sản,
công nợ, tiÒn lương
Thủ quỹ
17
+ Phó phòng kế toán: Chịu trách nhiệm về kế toán kho, bán hàng, tiền gửi, tiền

vốn trong công ty. Hàng ngày, tháng, quý, năm phải có số liệu báo cáo về sự
thay đổi những vấn đề liên quan đến phần hành kế toán mà mình đang chịu trách
nhiệm cho kế toán trưởng ( trưởng phòng kế toán) biết.
+ Hai nhân viên kế toán có trách nhiệm theo dõi những vấn đề liên quan đến
phần hành mà mình đảm nhiệm. Kế toán thanh toán hàng ngày phải tổng hợp
chứng từ thu, chi liên quan đến vốn bằng tiền để theo dõi; cuối tháng tổng hợp và
làm báo cáo thuế để trình cơ quan thuế.
Kế toán tài sản, công nợ, tiền lương hàng tháng lấy số liệu báo cáo làm bảng
tổng hợp tiền lương và bảo hiểm xã hội cho cán bộ công nhân viên trong toàn
công ty.
Thủ quỹ có trách nhiệm kiểm kê và bảo quản số tiền trong quỹ.
I.3.2- Đặc điểm của hình thức sổ kế toán
Phương pháp hạch toán kế toán mà công ty áp dụng là phương pháp kê khai
thường xuyên, việc thực hiện nộp thuế VAT công ty nộp thuế theo phương pháp
khấu trừ thuế.
Hình thức sổ kế toán mà công ty áp dụng là hình thức kế toán Chứng Từ Ghi Sổ
18
Sơ đồ 3: Hình thức hạch toán Chứng Từ -Ghi Sổ
Ghi chú: Các ký hiệu và thứ tự ghi sổ:
: Ghi thường xuyên trong kỳ báo cáo
: Ghi ngày cuối kỳ
: Đối chiếu số liệu cuối kỳ
Sổ (thẻ) chi tiÕt
TK
Bảng tổng hợp số
liệu chi tiÕt
Chứng tõ gốc
Bảng tổng hợp
chứng tõ gốc
Sổ đăng ký

CT-GS
Chứng tõ -
ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân đối tài
khoản
Báo cáo kÕ toán
19
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG TẠI
CÔNG TY.
2.1 - Đặc điểm về lao động và quỹ lương của công ty
2.1.1- Đặc điểm về lao động và yêu cầu quản lý lao động của công ty
Để tiến hành sản xuất kinh doanh cần phải có ba yếu tố cơ bản là: Tư
liệu sản xuất , đối tượng lao động và sức lao động. Trong đó lao động và tiền
lương là một trong 3 yếu tố không thể thiếu được trong quá trình tái sản xuất
sản phẩm.
Tại công ty Vận tải - Xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà đối tượng
lao động là yếu tố không thể thiếu.
Lao động là hoạt động chân tay và trí óc của con người, nhằm tác động,
biến đổi các vật tự nhiên thành những vật phẩm đáp ứng cho nhu cầu sinh
hoạt của con người. Trong mọi chế độ xã hội, việc sáng tạo ra của cải vật chất
đều không tách rời lao động. Lao động là điều kiện đầu tiên cần thiết cho sự
tồn tại và phát triển của xã hội loài người, là yếu tố cơ bản có tính chất quyết
định trong quá trình sản xuất. Để cho quá trình tái sản xuất xã hội nói chung
và quá trình sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp nói riêng được diễn ra
thường xuyên, liên tục thì một vấn đề thiết yếu là phải tái sản xuất sức lao
động.
Chính vì nắm bắt được những yêu cầu cấp thiết đó mà tại Công ty Vận tải
xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà luôn trú trọng đến người lao động,
quan tâm đến họ, động viên và an ủi kịp thời đối với toàn thể cán bộ công

nhân viên trong toàn công ty. Hiện tại lực lượng lao động trong công ty chiếm
một vị trí lớn trong cơ cấu, tại các xí nghiệp, trung tâm có khối lượng người
lao động đông đảo. Nó quyết định đến sự thành công của công ty, góp phần
đưa công ty phát triển.
20
* Để quản lý người lao động một cách có hiệu quả các doanh nghiệp tiến
hành phân loại lao động.
Tại công ty Vận Tải - xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà
Tổng số lao động tính đến 31/03/2006 là : 264 người.
Trong đó: Nam: 139 người
Nữ : 125 người
+ Phân loại theo trình độ đào tạo:
- Cán bộ có trình độ Đại học và trên Đại học là : 82 người
- Cán bộ có trình độ Cao đẳng và trung cấp: 35 người
- Công nhân kỹ thuật, lao động phổ thông : 149 người
+ Phân loại theo hợp đồng lao động:
- Lao động hợp đồng dài hạn: 216 người
- Lao động hợp đồng ngắn hạn: 48 người
Ngoài cách tiến hành phân loại lao động để quản lý người lao động
công ty còn tiến hành các biện pháp khác như: Động viên người lao động,
có các chế độ lao động cho người lao động một cách đầy đủ ( như đóng
bảo hiểm cho người lao động một cách đầy đủ theo quy định cuả nhà
nước), mở các lớp huấn luyện cho cán bộ công nhân viên, tạo điều kiện
cho họ đi học nâng cao tay nghề. Ngoài ra công ty còn thường xuyên làm
các hoạt động xã hội như mở các cuộc thi nhằm thu hút người lao động
tham gia để cho họ có điều kiện tự khẳng định mình và làm cho họ quên đi
mệt mỏi trong công việc.
2.1.2- Đặc điểm về tiền lương và yêu cầu quản lý quỹ lương:
Tiền lương là công cụ để thực hiện chức năng phân phối thu nhập quốc
dân, chức năng thanh toán, tiền lương nhằm tái sản xuất sức lao động thông

qua việc sử dụng tiền lương trao đổi lấy các vật sinh hoạt cần thiết cho cuộc
sống của người lao động. Tiền lương là bộ phận quan trọng về thu nhập, chi
21
phối và quyết định mức sống của người lao động. Do đó Tiền lương là một
công cụ quan trọng trong quản lý. Người ta sử dụng nó để thúc đẩy người lao
động hăng hái lao động và sáng tạo, tạo động lực trong lao động.
Đối với doanh nghiệp, tiền lương phải trả cho người lao động là một yếu tố
cấu thành nên giá trị sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp sáng tạo ra. Do vậy,
các doanh nghiệp phải sử dụng sức lao động có hiệu quả để tiết kiệm chi phí
tiền lương.
Là một công ty phát triển ở Việt Nam về lĩnh vực thương nghiệp và vận tải,
công ty luôn trú trọng đến người lao động đặc biệt luôn quan tâm đến thu
nhập cho người lao động ( Bao gồm tất cả lao động trong công ty gồm cán bộ
công nhân viên chức làm việc cố định, thường xuyên trong công ty và những
lao động phổ thông làm việc theo ngày công và theo giờ) công ty đều trú
trọng, quan tâm đến họ.
Trong thời kỳ kinh doanh theo cơ chế thị trường hiện nay tất cả người lao
động khi họ bỏ công sức lao động ra họ đều quan tâm đến thu nhập của họ
trước tiên vì nó gắn liền với nhu cầu thiết thực của bản thân và gia đình họ.
Nắm bắt được những nhu cầu thiết yếu đó công ty luôn có những chế độ đãi
ngộ đối với người lao động.
Ngoài tiền lương ( tiền công ) để đảm bảo tái sản xuất sức lao động và
cuộc sống lâu dài, bảo vệ sức khoẻ và đời sống tinh thần của người lao động,
theo chế độ tài chính hiện hành, doanh nghiệp còn phải trích vào chi phí sản
xuất kinh doanh một bộ phận chi phí gồm các khoản trích: bảo hiểm xã hội,
bảo hiêm y tế, kinh phí công đoàn.
Bảo hiểm xã hội ( BHXH): Là một khoản tiền được trích để lập trợ cấp
cho người lao động trong trường hợp công nhân viên( CNV) tạm thời hay
vĩnh viễn mất sức lao động như: ốm đau, thai sản, tai nạn, mất sức lao động,
hay nghỉ hưu…

22
Bảo hiểm y tế ( BHYT): là một khoản tiền được lập để trợ cấp thuốc men,
khám chữa bệnh, phòng bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho người lao động.
Công ty đóng bảo hiểm y tế cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong toàn
công ty. Khi người lao động bị ốm đau, bệnh tật đều được chăm sóc kịp thời.
Kinh phí công đoàn ( KPCĐ): phục vụ chi tiêu cho hoạt động của tổ chức
của giới lao động nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi của người lao động.
Hoạt động công đoàn của công ty luôn luôn phát triển, để đảm bảo lợi ích và
quyền lợi của cán bộ công nhân viên trong toàn công ty được đặt lên hàng đầu
các cán bộ công đoàn trong công ty luôn hoạt động tích cực và tạo mọi điều
kiện để người lao động được hưởng các chế độ của mình một cách tốt nhất.
Các loại bảo hiểm và kinh phí này được hình thành theo cơ chế tài chính
nhất định.
Cùng với tiền lương( tiền công ) các khoản bảo hiểm và kinh phí nói trên
hợp thành khoản chi phí về lao động sống trong tổng chi phí của doanh
nghiệp. Việc tính toán, xác định chi phí về lao động sống phải trên cơ sở quản
lý và theo dõi quá trình huy động sử dụng lao động trong hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.
Tính đúng thù lao lao động và thanh toán đủ, kịp thời tiền lương và các
khoản liên quan cho người lao động, một mặt kích thích người lao động quan
tâm đến thời gian, kết quả lao động, mặt khác góp phần tính đúng, đủ chi phí
và giá thành sản phẩm hay chi phí của hoạt động.
Do vậy quản lý lao động tiền lương là một nội dung quan trọng trong công
tác quản lý sản xuất kinh doanh, nó là nhân tố giúp cho kinh doanh hoàn
thành vượt mức kế hoạch sản xuất của mình. Tổ chức tốt hạch toán lao động
và tiền lương giúp cho công tác quản lý lao động của doanh nghiệp, thúc đẩy
người lao động chấp hành tốt kỷ luật lao động, tăng năng suất và hiệu quả
công tác.
23
Tổ chức công tác hạch toán lao động và tiền lương giúp cho doanh nghiệp

quản lý tốt quỹ lương, đảm bảo việc trả lương và trợ cấp bảo hiểm xã hội
đúng nguyên tắc, đúng chế độ, khuyến khích người lao động hoàn thành
nhiệm vụ được giao, đồng thời cũng tạo cơ sở cho việc phân bổ chi phí nhân
công và giá thành sản phẩm được chính xác.
2.2- Hạch toán tiền lương
2.2.1- Khái niệm về tiền lương
Trong bất kỳ nền kinh tế nào thì việc sản xuất ra của cải vật chất hoặc thực
hiện quá trình kinh doanh đều không tách rời lao động của con người. Lao
động là yếu tố cơ bản quyết định việc thực hiện kế hoạch sản xuât kinh doanh,
lao động được đo lường, đánh giá thông qua các hình thức trả lương cho
người lao động của doanh nghiệp.
Tiền lương là một bộ phận xã hội biểu hiện bằng tiền được trả cho người
lao động dựa theo số lượng và chất lượng lao động của mỗi người dùng để bù
đắp lại hao phí lao động của họ và nó là một vấn đề thiết thực đối với đời
sống cán bộ, công nhân viên chức. Tiền lương được quy định một cách đúng
đắn là yếu tố kích thích sản xuất mạnh mẽ, nó kích thích người lao động ra
sức sản xuất và lao động, nâng cao trình độ tay nghề cải tiến kỹ thuật nhằm
nâng cao năng xuất lao động.
Nước ta trong thời kỳ tập trung quan liêu bao cấp, tiền lương là một phần
thu nhập quốc dân song nó là một giá trị mới sáng tạo và tiền lương được biểu
hiện bằng tiền của người lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp phải trả
cho người lao động theo hợp đồng mà hai bên đã thoả thuận ký kết.
2.2.2 Các hình thức trả lương
Các doanh nghiệp hiện nay thực hiện tuyển dụng lao động theo chế độ hợp
đồng lao động. Người lao động phải tuân thủ những điều cam kết trong hợp
đồng lao động còn doanh nghiệp phải đảm bảo quyền lợi cho người lao động
trong đó có tiền lương và các khoản khác theo quy định trong hợp đồng.
24
Hiện nay thang bậc lương cơ bản được nhà nước quy định, nhà nươc
khống chế mức lương tối thiểu, không khống chế mức lương tối đa mà điều

tiết bằng thuế thu nhập của người lao động.
Tổ chức, sử dụng lao động đúng, có hiệu quả và thực hiện tốt chính sách,
chế độ nhằm khuyến khích lao động trong sản xuất kinh doanh là một nội
dung hết sức quan trọng đối với quá trình sản xuất, kinh doanh và phát triển
kinh tế. Vì vậy, trong thời gian qua Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp
lý nhằm chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý lao động, tiền lương nói
chung và trong các doanh nghiệp nói riêng để phù hợp với yêu cầu của công
cuộc đổi mới. Từ khi bộ luật lao động, các pháp lệnh, nghị định và các văn
bản của nhà nước có liên quan đến vấn đề lao động, mới nhất là việc ban hành
nghị định số 28/ CP ngày 28 / 03/ 1997 của chính phủ về đổi mới quản lý tiền
lương, thu nhập trong các doanh nghiệp nhà nước thì công tác lao động, tiền
lương đã được chấn chỉnh và tăng cường một bước. Sau đây là một số chế độ
nhà nước quy định về tiền lương đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh thuộc sở hữu nhà nước.
Hiện nay mức lương tối thiểu được nhà nước chỉ đạo áp dụng đối với các
doanh nghiệp nhà nước là 350 000 đ. Doanh nghiệp được quyền trả lương tối
thiểu cao hơn mức tối thiểu chung. Doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng
thang, bảng lương, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, công nhân, chức danh, tiêu
chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ viên chức làm cơ sở ký hợp đồng lao động và
thoả ước lao động tập thể, xác định quỹ lương, trả lương và giải quyết các chế
độ khác cho người lao động. Doanh nghiệp phải đăng ký hệ thống thang
lương, bảng lương với cơ quan quản lý nhà nước về lao động tại tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở trong vòng một
tháng kể từ ngày thang lương, bảng lương được áp dụng. Ngoài việc xây dựng
thang lương, bảng lương theo quy định các khoản phụ cấp lương hoặc áp
25

×