Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

phân tích tâm trạng thúy kiều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.66 KB, 3 trang )

Nhắc đếnTruyện Kiều, người ta không thể không nhắc đến Nguyễn Du − một nghệ sĩ
bậc thầy trong việc miêu tả nội tâm nhân vật. Nguyễn Du viết về Truyện Kiều bằng tất
cả niềm say mê tính nhiệt huyết. Ông hoá thân trên từng trang viết để cảm thấu hết
những nỗi khổ, niềm vui, những tâm tư sâu kín của con người, để rồi lại viết nên những
dòng thơ có sức lay động lòng người sâu sắc. Vì vậy, đã có người cho rằng: đặc sắc
nhất là nghệ thuật miêu tả trong Truyện Kiều là miêu tả nội tâm nhân vật. Trao duyên
là đoạn trích như thế.
Đoạn trích chính là tiếng lòng tái tê, đau xót của Thuý Kiều trước nỗi đau hạnh phúc
chia lìa. Nàng trao duyên cho em, nhờ em trả nghĩa giùm mình cho Kim Trọng nhưng
nàng lại không sao dứt tình với chàng Kim được. Đoạn trích Trao duyên đã miêu tả thật
tinh thế, chân thực và sống động diễn biến nội tâm ngổn ngang, phức tạp trong lòng
Kiều. Bằng tài năng miêu tả tuyệt vời của mình, Nguyễn Du đã làm sống dậy trên trang
thơ hình ảnh một Thuý Kiều đa cảm, hiếu hạnh, thuỷ chung. Đoạn trích sẽ còn sống
mãi trong lòng người đọc với ý nghĩa nghệ thuật đặc sắc.
Nguyễn Du mở đầu đoạn trích bằng lời nói rất mực dịu dàng, ân cần của Kiều với Vân:
Cậy em em có chịu lời
Ngồi đây cho chị lạy rồi sẽ thưa
Lời nói của Kiều nghe sao tha thiết, khẩn khoản đến thế. Nàng không "nhờ" Vân "nhận"
lời mà lại "cậy em em có chịu lời". Trong lời nói của Kiều không chỉ có sự nhờ cậy mà
còn có cả sự nài ép. Từng lời, từng chữ được sử dụng rất đắt khiến cho câu nói của Kiều
trở nên vô cùng khôn khéo.
Nhưng đằng sau đó ta còn nhận ra cả sự mong ngóng, hy vọng của Kiều. Tuy nhiên, cái
hay trong cách miêu tả nội tâm nhân vật không chỉ dừng lại ở đó, Kiều không chỉ nhờ
cậy Vân mà nàng thậm chí còn "lạy, thưa" Vân − một nghịch lý trớ trêu. Phải chăng,
việc mà Kiều sắp nói ra đây, điều mà Kiều sẽ nhờ cậy Vân quá lạ lùng, quá to lớn và hệ
trọng đến nỗi nàng phải hạ mình cầu xin Vân. Kiều ý thức rất rõ về thân phận của mình
nhưng cũng hiểu được mình đã đẩy Vân vào tình thế vô cùng khó xử. Bởi chữ "duyên"
chữ "hạnh phúc" đối với mỗi con người là điều rất thiêng liêng, đặc biệt là với người phụ
nữ. Chính vì thế, Kiều đã buộc mình phải quỳ lạy để thưa Vân, mong nàng nhận lời.
Tâm lý nhân vật được Nguyễn Du miêu tả thật tinh tế, đặc sắc khiến cho người đọc như
hoá thân vào nhân vật để thấy hết được tâm tư sâu kín của nàng.


Giữa đường đứt gánh tương tư
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em
Chỉ bằng bốn từ "đứt gánh tương tư' nhà thơ đã cho ta nhận ra cuộc đời bi kịch, éo le,
khổ đau của nàng. Cuộc tình với Kim Trọng ngày nào còn đẹp đẽ là thế, vậy mà giờ đây
chỉ còn lại là một "mối tơ thừa". Đau đớn, xót xa, Kiều bắt đầu hồi tưởng lại những ngày
tháng hạnh phúc bên Kim Trọng:

Kể từ khi gặp chàng Kim


Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề
Sự đâu sóng gió bất kỳ
Hiếu tình khôn lẽ hại bề vẹn hai
Có lẽ những kỷ niệm về Kim Trọng sẽ không bao giờ nhạt phai trong Kiều. Những ngày
tháng vui vẻ, hạnh phúc ấy đến thật nhanh mà đi cũng thật nhanh. Kiều chưa kịp
hưởng trọn nó thì hạnh phúc đã vụt khỏi tay nàng.
Tai hoạ bất ngờ đổ ập xuống cuộc đời nàng. Kiều đứng giữa hai bên tình và hiếu. Một
bên là hình ảnh của mẹ cha, gia đình, một bên là hình ảnh của người yêu dấu. Và Kiều
đã quyết định chọn chữ hiếu để đền ơn sinh dưỡng của cha mẹ. Kiều quả là một người
con hiếu thảo. Báo hiếu cha mẹ, nhưng lại phụ tình:
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về
Hồn còn mang nặng lời thề
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai
Dạ đài cách mặt khuất lời
Rảy xin chén nước cho người thác oan
Câu thơ nói đến quan niệm nhà Phật. Con người sống có cả thể xác lẫn linh hồn. Còn
với Kiều, cho dù nàng chết đi thì cũng không quên lời thề nguyền son sắt cùng Kim
Trọng. Kiều thực sự là một người con gái thuỷ chung, đa tình. Nhưng ở đây, Kiều không
còn nhận mình là người bạc mệnh nữa mà là người "thác oan". Câu thơ khẳng định cuộc
đời éo le, oan trái của Kiều.

Trong đoạn trích ngắn ngủi này, Nguyễn Du đưa ra cùng một lúc ba mốc thời gian:
ngày xưa − bây giờ − mai sau. Đó chính là mốc thời gian của tâm trạng con người, tâm
trạng băn khoăn, rối bời. Kiều nuối tiếc quá khứ, đau xót cho hiện tại và lo lắng cho
tương lai. Những kỷ vật, kỷ niệm của Kiều với Kim Trọng mới xảy ra hôm nào thôi, vậy
mà Kiều ngỡ như nó xa xôi lắm rồi, ngỡ như có từ "ngày xưa" vậy. Dấy lên trong lòng
Kiều là sự hụt hẫng, nuối tiếc, đau xót, bẽ bàng.
Những dòng thơ cuối như những giọt nước tràn bờ, nỗi đau như lên đến tột định khiến
Kiều như quên hết hiện tại để sống những giây phút với Kim Trọng:

Bây giờ trâm gãy bình tan
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân
"Trâm gãy bình tan" là hình ảnh cho sự hạnh phúc bị tan vỡ. Trước hiện thực phũ phàng
ấy, Kiều như cất lên tiếng than xé ruột trước cuộc đời bi kịch, ngang trái của mình.
Kiều giờ đây dường như đã quên hẳn sự có mặt của Thuý Vân, nàng như đang trò
chuyện cùng Kim Trọng:


Trăm nghìn gửi lạy tình quân
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi
Dường như hạnh phúc đến với Kiều quá mong manh. Kiều chưa kịp hưởng hết hạnh
phúc thì nó đã tuột khỏi tay. Câu thơ như lời than xót xa cho thân phận đau khổ của
Kiều.
Lời than khóc của Kiều giờ đây nhói lên mạnh mẽ, dữ dội như một lời phản kháng:
Phận sao phận bạc như vôi
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng
Từ "phận" được láy đi láy lại diễn tả sự ý thức rất rõ của Kiều về thân phận hẩm hiu của
mình. Câu hỏi tu từ càng khẳng định nỗi chua xót trong lòng Kiều. "Đã đành" không chỉ
diễn tả sự buông xuôi, chấp nhận mà còn là sự tủi hổ của Kiều. Câu thơ diễn tả sự tuyệt
vọng, bế tắc của nàng.
Câu thơ cuối oà trong nước mắt, nó như lời kêu khóc đến xé ruột:


Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây
Kiều cất tiếng gọi Kim Trọng trong sự mong ngóng, chờ đợi. Kiều gọi Trọng bằng tiếng
gọi của người vợ với người chồng. Câu thơ như lời nhận lỗi của Kiều với Trọng. "Từ đây"
là mốc thời gian Kiều bắt đầu bước vào cuộc đời mười lăm năm lưu lạc cát bụi. Câu thơ
không một chữ lệ nhưng ta nhận ra rất rõ nước giọt nước mắt đau xót đến tái tê của
Kiều. Đây là một trong những đoạn trích đặc sắc. Nó diễn tả nỗi đau đứt đoạn trong
lòng Kiều khi phải trao duyên cho em. Dù trao duyên nhưng Kiều không trao tình, nàng
vẫn nặng nỗi đau khổ sâu sắc. Càng đọc thơ Nguyễn Du, ta càng nhận ra vẻ đẹp cao
quý của Kiều - người con gái tài sắc vẹn toàn.



×