Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Chính sách marketing quốc tế của Coca Cola tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.94 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
 ĐẠI HỌC KINH TẾ 
BÀI TẬP NHÓM
MARKETING QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI:

Tác
động
của
Văn
hóa đến
hoạt
động
kinh
doanh
của
CocaCola ở
Việt
Nam

Nhóm 1:
Đinh Thị Bích Thảo
Thái Tiến Trình
Nguyễn Thị Lành
Aylavanh phetsomphone
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thu Hương

A. Giới thiệu về công ty Coca-cola:
I. Lịch sử hình thành:
-


Coca-Cola là công ty nước giải khát hàng đầu thế giới
và có lẽ là thương hiệu được nhiều người biết đến nhất
trên thế giới. Có mặt trên 200 quốc gia với 500 nhãn
hiệu đáng kinh ngạc và hơn 3.300các loại đồ uống


Tác động của văn hóa đến hoạt động kinh doanh của Coca-Cola ở Việt Nam

khác nhau, bản thân tên thương hiệu “Coca-Cola” trị giá hàng tỉ đô la. Có được
thành công như ngày nay Coca-cola có một lịch sử phát hơn 150 năm, trải qua biêt
-

bao thăng trầm và sóng gió:
Năm 1863: một loại thức uống dùng lá coca làm nguyên liệu không dùng cho mục
đích điều trị được Angel Mariani chế tạo đã được phổ biến trong giới thượng lưu
châu Âu. Loại rượu này được gọi lad Vin Marian. Bí quyết thành công của Vin
Mariana không đến từ rượu mà chính là từ mùi vị của lá coca, do đó nó có hàm

-

lượng cocain rất cao, Vin Mariana không chỉ mạnh mà còn gây nghiện nữa.
Năm 1886, khi Vin Mariana đã đạt tới đỉnh vinh quang ở châu Âu, một dược sĩ ở
Georgia (Mỹ) tên là John Pemberton đã giới thiệu một loại nước coca khác được gọi
là Coca- Cola. Thay vì dùng rượu như Vin Mariani,ông này dùng nước đường, rồi
thêm vào đó hạt coca cùng một hỗn hợp gồm bảy hương tự nhiên khác nữa, mà công
thức vẫn được giữ bí mật cho đến ngày nay, và tiếp thị sản phẩm như một thức uống

-

bổ óc. Mặc dù đây là một loại thức uống không cồn nhưng vẫn chứa chất cocain.

Cái tên “ Coca- Cola” không được Pemberton nghĩ ra mà do nhân viên kế toán cuả
ông, Frank Robinson đặt ra, và chính mẫu chữ này đã trở thành căn bản cho mẫu
biểu tượng củ thương hiệu Coca-Cola. Tuy nhiên, trong khi Robinson lo đặt tên và
vẽ logo, chính Pemberton mới là người chịu trách nhiệm xây dựng và phát triển

-

thương hiệu này nây từ những bước đầu tiên.
Những năm đầu tiên thật sự không mấy hứa hẹn, 5 năm kinh doanh loại siro này chỉ
với 9 sản phẩm bình quân bán được một ngày, Pemberton đã không thấy được thành

-

công do chính ông tạo ra.
Năm 1888, cùng với sự xuất hiện của nhà doanh nghiệp Asa G. candler mua lại cổ
phần của Coca-cola. Trong 3 năm, Candler và hiệp họi của ông ta quản lý công ty
với nguồn đầu tư là 2300 nghìn USD. Công ty đăng ký văn phòng U.S Patent vào
năm 1893 và đổi mới nó bắt đầu từ lúc đó.Năm 1895, những nhà máy sản xuất đầu
tiên ngoài Alanta được mở cửa tại các bang như Dallas, Texas, Chicago, Illinois và

-

Los Angeles, Califonia
Ông Candler đã báo cáo cho các cổ đông rằng Coca-cola đang được bán tại “mỗi
bang và mỗi vùng trên toàn nước Mỹ”. Vì sản lượng tiêu thụ tăng cao, các nhà kinh
2


Tác động của văn hóa đến hoạt động kinh doanh của Coca-Cola ở Việt Nam


doanh trong tập đoàn đã tìm kiếm loại hình tiêu thụ mới bằng cách bán nước có gas
-

coca-cola trong chai.
Hoạt động đóng chai bắt đâù từ khi Benjamin F.Thomas và Joseph B.Whitehead của
Chartanooga, ban Tennessee, được trao quyên quyết định từ ông Asa Candler để thi
hành và bán Coca-cola trên hầu hết các miền của đất nước. Họ giao cho từng thành

-

viên liên quan các vùng chuyện biệt để xây dựng hoạt động đóng chai.
Những nỗ lực này đã xây dựng nền móng vững chắc cho những thành công lớn, tạo
nên một hệ thống rộng khắp các công ty đóng chai Coca-cola. Phản ứng của công ty
trươc những đối thủ cạnh tranh đang chạy theo cách thức kinh doanh này là sự ra đời
của một trong những loại chai đựng nước uống có gas nổi tiếng nhất- loại chai CocaCola đặt biệt và độc đáo nhát. Nó được tạo ra từ công ty Root Glass của Ấn Độ vào
năm 1915 và được nang cao tiêu chuẩn bởi các nhà nghiên cứu vỏ chai trong tập

-

đoàn vào các năm sau đó.
Năm 1911, một nhóm đầu tư mà người dẫn đầu là Ernest Woodruff, chủ ngân hàng
Alanta, đã mua lại công ty Coca-Cola từ các cổ đông của Candler. Bốn năm sau,
Robert W. Woodruff, con traai 33 tuổi của Ernest trở thành chủ tịch tập đoàn và dẫn
dắt công ty đi vào thời kì đổi mới vủa sự phát triển trong và ngoài nước qua hơn 6

-

thập kỷ sau đó.
Qua quá trình hoạt động từ những bước đầu tiên và phát triển trên những con đường
khác nhau, các nỗ lực về nhân đức của công ty đểu tập trung vào giáo dục và xây

dựng ước mơ tuổi trẻ. Ngoài ra, trong năm năm gần đây, 1 tỉ USD đã được dành
riêng cho việc đa dạng hóa thông qua sự giao phó toàn quyền và các chương trình
cho các bộ phân nhân sự đã tạo ra nhiều cơ hội cho cá nhân và các nhà kinh doanh
nhỏ

II. Thành công đạt được:
-

Từ khi thành lập và đặt trụ sở chính tại Alanta, bang Georgia, tập đoàn Coca-Cola
hiện động trên 200 nước khắp thế giới. Thương hiệu Coca-cola luôn là thương hiệu
nước ngọt bán chạy hàng đầu và tất cả mọi người trên thế giới đều yêu thích Cocacola hoặc một trong những loại thức uống hấp dẫn khác của tập đoàn.
3


Tác động của văn hóa đến hoạt động kinh doanh của Coca-Cola ở Việt Nam

-

Ngày nay, tập đoàn Coca-cola đã thành công trong công cuộc mở rộng thị trường
với nhiều loại nước uống khác nhau ban đầu là nước có gas, và sau đó là nước trái

-

cây, nước tăng lực cho thể thao, nước suối, trà và một số loại khác.
Mỗi ngày, Coca-cola bán hơn 1 tỷ thưc uống. Hơn 10450 chai được tiêu thụ mỗi
giây. Công ty kiếm được 4347 triệu USD năm 2013. Hiện tại nó có mặt ở 7 châu lục
và được nhận ra bởi 94% dân số toàn cầu. Làm thế nào để có thể lớn mạnh từ cái
xuất phát điểm khiêm nhường trở thành một công ty nước giải khác đa quốc gia lớn
mạnh như ngày hôm nay? Coca-cola đã sử dụng rất nhiều công nghệ mới để đạt
được vị trí hàng đầu trong công nghệ nước giải khát, việc xác định rõ ràng công

nghệ mới và việc thành lập các mẫu nghiên cứu. Cho đến nay, Coca-cola vẫn là công
ty nước uống lớn nhất thế giới.

B. Tác động của môi trường văn hóa và chiến lược Marketing của Coca-Cola ở Việt
Nam
I. Thâm nhập thị trường Việt Nam
-

Coca-Cola bắt đầu biết đến tại Việt Nam từ năm 1960, tuy nhiên phải 30 năm sau,
năm 1994 mới bắt đầu chính thức kinh doanh. Trải qua gần 20 năm phát triển,
Coca-Cola Việt Nam đã trở thành một thương hiệu lớn tại Việt Nam. Ngày nay,
Coca-Cola được biết đến là công ty 100% vốn nước ngoài. Tuy nhiên, trước đó,
công ty này đã trải qua một thời kỳ dài liên doanh, liên kết với các đối tác Việt

-

Nam.
Tháng 8/1995, liên doanh đầu tiên giữa Coca-Cola Đông Dương và Công ty Nông

-

nghiệp và Thực phẩm Vinafimex được thành lập, có trụ sở tại miền Bắc.
Chỉ 3 năm sau, vào tháng 1/1998, thêm một liên doanh nữa xuất hiện tại miền
Trung - Coca-Cola Non Nước. Đó là quyết định liên doanh cuối cùng của CocaCola Đông Dương tại Việt Nam, được thực hiện do sự hợp tác với Công ty Nước

-

Giải Khát Đà Nẵng.
Tháng 10/1998, Chính Phủ Việt Nam đã cho phép các Công ty Liên Doanh trở
thành Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài. Các Liên Doanh của Coca-Cola tại

Việt Nam lần lượt thuộc về quyền sở hữu hoàn toàn của Coca-Cola Đông Dương,
và sự thay đổi này đã được thực hiện trước tiên bởi Công ty Coca-Cola Chương
4


Tác động của văn hóa đến hoạt động kinh doanh của Coca-Cola ở Việt Nam

-

Dương – miền Nam.
Tháng 3 đến tháng 8/1999, liên doanh tại Đà Nẵng và Hà Nội cũng chuyển sang

-

hình thức sở hữu tương tự.
Tháng 6/2001, được sự cho phép của Chính phủ Việt Nam, ba Công ty Nước Giải
Khát Coca-Cola tại ba miền đã hợp nhất thành một và có chung sự quản lý của
Coca-Cola Việt Nam, đặt trụ sở tại Quận Thủ Đức – Thành Phố Hồ Chí Minh.

 Vậy là chỉ sau 6 năm đặt chân tới Việt Nam, Coca-Cola đã kịp “kết hôn” rồi “ly hôn”

với nhiều doanh nghiệp Việt
II. Thuận lợi, khó khăn
1. Thuận lợi
- Lợi thế người đi trước
- Định hướng rõ ràng từ lúc thành lập
- Cơ hội đầu tiên với quân đội Mỹ
- Thị trường rộng mở
- Thương hiệu độc quyền
- Thị trường Việt Nam rộng lớn, năng động, đầy tiềm năng

- Mức tiêu thụ nước giải khát không cồn của người Việt Nam mới bằng 20% mức

trung bình thế giới
Người dân Việt Nam có tính cách khá thoải mái, chuộng hàng ngoại nhập
2. Khó khăn
- Loại đồ uống không tốt cho sức khỏe
- Một số tin đồn về trốn thuế tại Việt Nam
- Văn hóa và sự gia tăng liên tục của xu thế giảm tiêu thụ đường, an toàn sức khỏe và cho
-

thói quen ăn uống lành mạnh hơn.
- Sự tẩy chay của người tiêu dùng do trốn thuế
3. Các đối thủ cạnh tranh
Pepsi là đối thủ cạnh tranh hàng đầu của Cocacola, ngoài ra còn có các nhãn hiệu giải
khát trong và ngoài nước khác

5


Tác động của văn hóa đến hoạt động kinh doanh của Coca-Cola ở Việt Nam

II. Văn hóa Việt Nam và hoạt động Cocacola
Coca-Cola Việt Nam hoạt động trên nền tảng bảy giá trị văn hóa thuộc hai nhóm
yếu tố giá trị và yếu tố chuẩn mực từ đó tạo nên phong cách lãnh đạo của các nhà
quản trị của công ty và chi phối mọi hoạt động của các thành viên công ty.
1. Nhóm yếu tố giá trị
- Sáng kiến cá nhân: Công ty đề cao sáng kiến cá nhân của tất cả thành viên nhằm chủ động
hoàn thành các mục tiêu cá nhân, phòng ban nhằm hướng tới hoàn thành mục tiêu chung
của công ty. Công ty tạo điều kiện để các cá nhân phát huy thế mạnh của mình. (văn
hóa truyền thống của Việt nam vốn đề cao tính cộng đồng. Cái cá nhân là cái thuộc về

cộng đồng.
- Tinh thần đồng đội: Kết quả tập thể được đánh giá cao hơn kết quả cá nhân. (truyền
thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam). Công ty khuyến khích nhân viên hoàn thành mục
tiêu của mình, bên cạnh đó có sự quan tâm, giúp đỡ các thành viên trong nhóm, trong
phòng ban và trong công ty hoàn thành các mục tiêu riêng của họ nhằm hoàn thành mục
tiêu chung.
- Lợi ích khách hàng: Công ty chủ trương hoạt động theo tôn chỉ “vượt xa so với kỳ vọng
của khách hàng”. Mong muốn đáp ứng cho người tiêu dùng các sản phẩm, các dịch vụ
với chất lượng tốt nhất. Mang đến cho các đối tác mức lợi nhuận đảm bảo trong dự án
kinh doanh của họ.
6


Tác động của văn hóa đến hoạt động kinh doanh của Coca-Cola ở Việt Nam

- Phát triển nhân lực: Mỗi nhân viên có một tiềm năng nhất định để phát triển nghề
nghiệp thành công tại Coca-Cola Việt Nam. Công ty có một lộ trình đào tạo rõ ràng, cụ
thể để khơi gợi và phát triển các tiềm năng đó.
2. Nhóm yếu tố các chuẩn mực:
- Sự liêm chính: Tính trung thực, sự cởi mở và thẳn thắn là nền tảng cho sự lựa chọn
nhân viên, nó được bị ràng buộc bởi các quy định và được nuôi dưỡng trong một môi
trường thuận lợi.
- Tôn trọng và tin cậy: Các cá nhân luôn tôn trọng lẫn nhau và cùng tạo dựng niềm tin.
- Cam kết: Có trách nhiệm và thực hiện những gì đã cam kết với cấp trên, với đồng
nghiệp, với cấp dưới và với khách hàng.
3. Nhóm các yếu tố không khí và phong cách lãnh đạo:

7



Tác động của văn hóa đến hoạt động kinh doanh của Coca-Cola ở Việt Nam

Chịu chi phối bởi bảy giá trị văn hóa của Công ty, lãnh đạo của Coca-Cola Việt Nam
theo phong cách dân chủ, gần gủi với cấp dưới và nhân viên. Các quyết định quản trị
cũng bị chi phối bởi bảy giá trị văn hóa này. Ngoài ra, do được điều hành bởi Tập
đoàn Coca- Cola Sabco là một đối tác đóng chai của Tập đoàn Coca-Cola nên những
quyết định về hoạch định mang tính chất cục bộ, ngắn hạn.
4. Nhóm yếu tố hữu hình:
- Thương hiệu: Thừa hưởng những thành công của thương hiệu Coca-Cola trên toàn
cầu và mức độ gần gủi với người tiêu dùng Việt Nam, “Coca-Cola” được xem như là
đại diện cho một loại nước giải khát có ga với màu caramen, cũng giống như
“Honda” đại diện cho các loại xe gắn máy.
- Slogan: Slogan của Coca-Cola không giữ nguyên mà thay đổi phù hợp với từng thời
điểm kinh doanh. Ví dụ: “Không thử sao biết”, “Xuân diệu kỳ bắt đầu từ Coca-Cola”, …
- Màu sắc: Màu đại diện cho Coca-Cola là màu đỏ- màu của nhiệt huyết, màu
chiến thắng.
- Ngôn ngữ: Trong hoạt động Công ty sử dụng song song hai ngôn ngữ chính: Tiếng
Anh và Tiếng Việt. Tiếng Anh để đồng bộ trong hệ thống thông tin và dữ liệu chung
của Tập đoàn, Tiếng Việt thể hiện sự tôn trọng văn hóa của con người và đất nước Việt
Nam.
III. Chiến lược Marketing của Coca-Cola
Điều này thể hiện ở việc coca luôn cố gắng hướng sp của mình tới tất cả các
phân đoạn thị trường, nhưng vẫn có sự khác biệt giữa các phân đoạn, thể hiện các sự
đa dạng hóa các sản phẩm của coca.
1. Chính sách sản phẩm

Coca-cola chỉ hoạt động trong lĩnh vực đồ uống bao gồm nước uống, nước uống
không cồn và nước uống có gas. Công ty đã linh hoạt tạo ra rất nhiều loại nước uống
8



Tác động của văn hóa đến hoạt động kinh doanh của Coca-Cola ở Việt Nam

với mùi vị, mẫu mã khác nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng như : Coke
ít gas, Sprite, Fanta, Coke hương Vani, Coke, nước trái cây….Trong thời gian vừa qua,
công ty đã không ngừng nghiên cứu phát triền thêm nhiều sản phẩm mới phục vụ người
tiêu dung Việt Nam như nước uống đóng chai Joy, nước tăng lực Samurai, bột trái
cây Sunfill, đồng thời bổ sung nhiều hương vị mới cho các sản phẩm truyền thông
đáp ứng thị hiếu và khẩu vị của người Việt Nam (bởi người Việt Nam chuộng vật ngọt,
nên Coca Việt Nam có độ Ngọt nhiều hơn và ÍT GAS hơn) như Fanta chanh, Fanta dâu,
Soda chanh…
Công ty Coca-cola tiếp tục cam kết làm ăn lâu dài tại Việt Nam và luôn đổi mới
để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao ở thị trường nước giải khát năng động và đầy tiềm
năng ở Việt Nam.
Các sản phẩm Coca-cola Việt Nam:
Coca-cola: Chai thủy tinh, lon, chai nhựa
Fanta Cam: Chai thủy tinh, lon và chai
nhựa Fanta Dâu: Chai thủy tinh, lon, chai
nhựa
Fanta Trái cây: Chai thủy tinh, lon và chai
nhựa. Sprite: Chai thủy tinh, lon và chai nhựa
Diet Coke: Lon
Schweppes Tonic: Chai thủy tinh, lon
Schweppes Soda Chanh: Chai thủy tinh, lon và chai nhựa
Crush Sarsi: Chai thủy tinh, lon
Nước đóng chai Joy: Chai PET 500ml và 1500ml
Nước uống tăng lực Samurai: Chai thủy tinh, lon và bột
Sunfill Cam: Bột trái cây
Sunfill Dứa: Bộ trái cây.
2. Chính sách bao bì và kiểu dáng

- Vào năm 2009, Coca vinh hạnh được nhận giải Platiim Pentaward 2009 cho mẫu
9


Tác động của văn hóa đến hoạt động kinh doanh của Coca-Cola ở Việt Nam

thiết kế hè 2009, đó là giải thưởng cao quý cho những nhà thiết kế bao bì và kiểu
dáng sản phẩm đẹp, độc đáo, bắt mắt…
Mỗi thiết kế logo của Coca-cola lại có sự chuyển biến linh hoạt, sang tạo, và thích

-

hợp khi xuất hiện trên các quảng cáo, hay trên áo thun, khăn bãi biển, mũ…tạo nên
một chiến dịch tiếp thị hoàn hảo cho Coca-cola.
Ngoài ra, coca khồn ngừng cải tiến bao bì và kiểu dáng ngày càng đjep và tiện dụng

-

hơn. Bao bì coca gồm có: lon 330ml, chai Pet 1.5L, thùng 330ml (24L/T), công ty
cũng đưa ra chai nhựa 390ml với kiểu dáng nhỏ gọn và thanh nhã nhằm đáp ứng dễ
dàng nhu cầu mua sắm của từng đối tượng khách hàng.
Coca đưa ra mẫu chai “Fanta Fun” độc đáo: Đó là loại chai với kiểu dáng vui mắt,

-

độc đáo tạo cho sản phẩm Fanta thêm vẻ hấp dẫn và sành điệu.

Đây

-




loại
chai

vớ

i kiểu
dáng

vu

i mắt



độc
đáo,

tạo cho sản phẩm Fanta thêm vẻ hấp dẫn và sành điệu. Kiểu dáng chau mới này
sẽ làm nổi bật hơn phong cách trẻ trung, năng động đặc trưng của nhãn hiệu
10


Tác động của văn hóa đến hoạt động kinh doanh của Coca-Cola ở Việt Nam

Fanta, phù hợp với giới trẻ Việt Nam.(mục tiêu hướng đến giới trẻ). Đặc biệt,
phần thân chai được thiết kế tối ưu và vừa tay làm tăng sự thoải mái khi sử dụng
sản phẩm; nổ lực sang tạo của công ty Coca-cola nhằm liên tục đem lại cho

người tiêu dung Việt Nam, nhất là các bạn trẻ, cơ hội thưởng thức những kiểu
-

bao bì nước giải khát vừa độc đáo và hâp dẫn, vừa vui nhộn và tiện dụng.
Coca-cola thường xuyên đổi mới bao bì với hình ảnh bắt mắt nhằm đem đến cho
khách hàng sự mới lạ, độc đáo trong sản phẩm của mình, tạo sự hứng thú, cho
người tiêu dùng (người Việt Nam luôn cảm thấy thú vị hơn với các mẫu mã bao
bì mới, họ yêu thích cái đẹp,luôn muốn thử và có thể với một chai coca diện mạo
khác, Coca sẽ đem lại cho mình một nguồn thu cao hơn).

-

Trong dịp tết, coca sử dụng hình ảnh “chim én” trong nhiều loại sản phẩm bao
gồm các thùng 24 lon Coca-cola, Sprite, Fanta; cặp hai chai Coca-cola Pet loại
1,25L và bộ 6 lon Coca 330. Bởi vì chim én là biểu tượng mùa xuân về.

-

Quảng cáo Coca-cola đánh vào phong tục của người Việt Nam là sự đoàn tụ các
thành viên trong gia đình mỗi dịp Tết, điều đó làm nên sự thành công của Coca
khi biết nắm bắt tâm lý người tiêu dung, đem đến cho khách hàng sự vui vẻ, lạc
quan,.
= > Những nổ lực cải tiến bao bì và kiểu dáng của Coca-cola, nhằm đem đến

cho khách hàng cảm giác mới mẻ, và thuận tiện khi sử dụng.
3. Chính sách giá
11


Tác động của văn hóa đến hoạt động kinh doanh của Coca-Cola ở Việt Nam


_ Giá được định ra căn cứ vào giá trị được cảm nhận trong tâm trí người mua. Họ
xem nhận thức của người mua về giá trị chứ không phải chi phí người bán là cơ cở
quan trọng để định giá. Họ sử dụng những yếu tố chi phí giá cả trong marketing-mix để
xây dựng giá trị được cảm nhận trong tâm trí người mua.
_ Khác với chiến lược giá cao nhằm chắt lọc thị trường với. Coca-cola chọn chiến
lược định giá sản phẩm mới tương đối thấp nhằm thâm nhập thị trường, hi vọng rằng
sẽ thu hút được một số lượng lớn khách hàng và đạt được một thị phần lớn.
_ Định giá chiết khấu: theo tiền mặt và theo số lượng, tức khi khách hàng chiết khấu
cho những khách hàng mua và trả tiền ngay; và những khách mua sản phẩm với số
lượng lớn.
_ Định giá phân biệt theo dạng sản phẩm: theo cách định giá này các kiểu sản phẩm
và các mặt hàng của Coca-cola được định giá khác nhau, nhưng tỉ lệ với chi phí tương
ứng của chúng.
_Định giá theo loại sản phẩm: DN Coca-cola có nhiều loại mặt hàng, chúng khác
biệt nhau về nhãn hiệu,hình thức, kích cỡ. Do đó, chúng được đánh giá ở các thang
bậc khác nhau.
** Hiện nay, giá của sản phẩm Coca-cola ở thị trường Việt Nam cao hơn so với các
sản phẩm cùng loại tương ứng, tuy nhiên mức chênh lệch về giá không cao. Có thể
xem xét thông qua bảng giá được cập nhật gần đây của Coca và Pepsi.

12


Tác động của văn hóa đến hoạt động kinh doanh của Coca-Cola ở Việt Nam

4. Phân phối
- Các sản phẩm nước giải khát Cocacola được sản xuất tại ba nhà máy đóng chai đặt
- tại tp Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng.
- Năm 2001, Chính Phủ Việt Nam đồng ý cho phép ba nhà máy đóng chai sáp nhập


theo cơ cấu quản lý tập trung, trong đó, nhà máy đóng chai Coca-Cola Việt Nam
(CCBV) ở Thành Phố Hồ Chí Minh giữ vai trò quản lý. Hai nhà máy đóng chai ở
Hà Nội và Đà Nẵng hiện đang hoạt động như hai chi nhánh của công ty. Với 3 nhà
máy sản xuất ở 3 miền Bắc, Trung, Nam tạo điều kiện cho công ty có thể mở rộng
mạng lưới phân phối ở các miền, cung cấp đầy đủ sản phẩm cho các đại lí ở 3 khu
-

vực này.
Thu hút các đại lý bằng cách gia tăng các hoạt động hỗ trợ cho các đại lý như:
tặng đồ hỗ trợ trang trí của cửa hàng, hỗ trợ tài chính…

5. Quảng cáo
- Một trong những bí quyết quan trọng tạo nên sự thành công cho Coca-cola đó chính là
hoạt động quảng cáo. Ai cũng biết rằng chất lượng, mùi vị của Coca-Cola không hề thay
đổi từ cả hơn 100 năm nay.
- CocaCola là một trong số ít các công ty dành một số tiền tương đương chi phí sản xuất
để đánh bóng tên tuổi, thương hiệu ngay từ khi mới thành lập
- Sự tự tin của Coca-cola chính là yếu tố tạo nên thương hiệu ngày nay, được thể hiện rõ
ràng trong các khẩu hiệu quảng cáo của họ. Những câu chủ đề như “Coca-cola- không
thử sao biết”, “Chỉ có thể là Coca-cola”
- Coca luôn đầu tư cho các chiến lược quảng cáo của hàng. Tại những cửa hàng bán lẻ
và tại các siêu thị, Coca-Cola baogiờ cũng được bày bán ngang tầm mắt, ngay trước
những hành lang, hoặc những nơi bắt mắt. Để có được sự ưu tiên n ày, Coca-Cola phải
trả những khoản tiền không nhỏ chút nào. Họ luôn dành một khoản ư u tiên riêng cho
hoạt động quảng cáo sản phẩm của mình đến với mọi người thông qua tivi, báo chí, các
hoạt động và trò chơi. Theo Công ty truyền thông và nghiên cứu thị trường TNS Việt
Nam, Coca-Cola tại Việt Nam đã chi khoảng 1,5 triệu đô la Mỹ cho các quảng cáo sản
13



Tác động của văn hóa đến hoạt động kinh doanh của Coca-Cola ở Việt Nam

phẩm trên truyền hình và báo giấy trong năm 2008. Đó là một khoản tiền không hề nhỏ
mà Cocacola Việt Nam đã không tiếc khi chi trả cho hoạt động quảng cáo của mình.
- Các quảng cáo của Coca rất ấn tượng và thu hút được nhiều sự chú ý của mọi người,
với
những ý tưởng độc đáo, sáng tạo, thể hiện cảm giác mới lạ độc đáo như với đoạn quảng
cáo của Coca với Mr BRRRRRRRrrrr, quảng cáo về Happiness Fact ory, và mới đây
nhất là quảng cáo với ý tưởng về cách ăn mừng chiến thắng của các ngôi sao bóng đá
nổi tiếng với nhạc nền Waving Flag, bài hát chíh thức của World cup 2010.
5. Khuyến mãi

Là một trong những công cụ tốt nhất để quảng bá hình ảnh của sản phẩm đến với người
tiêu dùng
- Ở thị trường VN, coca-cola có những hoạt động khuyến mãi như : “Bật nắp sắp đôiTrúng đã đời”, “ Chung hưởng niềm vui”…
- Việc sử dụng các hình thức khuyến mãi không chỉ giúp cho doanh số của công ty tăng
lên mà nó còn thể hiện giá trị mà công ty mang lại cho các khách hàng của mình.

14



×