Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Tội phạm rửa tiền theo công ước của Liên Hợp Quốc và vụ án do Tòa án hình sự quốc tế xử lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.07 KB, 8 trang )

MỞ ĐẦU
Hiện nay nguồn tài chính thu từ tội phạm ngày càng gia tăng , nhất là đối với tội
phạm về ma túy, buôn lậu, buôn bán người … có nguồn thu lợi bất chính khổng lồ.
Với khoản thu khổng lồ như thế thì một tội phạm nữa lại xảy ra đó là “ tội rửa
tiền”.
Quy chế Rome về tòa án hình sự quốc tế năm 1988 đã quy định thẩm quyền cho
Tòa án hình sự quốc tế với bốn tội: tội diệt chủng, tội ác chống loài người, tội ác
chiến tranh, tội xâm lược.

NỘI DUNG
1.

Phân tích các nội dung cơ bản về tội phạm rửa tiền trong công ước
Viên 1988 và công ước Palecmo 2000 của Liên hợp quốc.

Công ước Liên Hợp Quốc về chống buôn bán bất hợp pháp chất ma túy và các
chất hướng thần năm 1988 (Hội nghị thông qua tại phiên họp toàn thể lần thứ 6
ngày 19/12/1988) và Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tội phạm có tổ chức
xuyên quốc gia ( Công ước Palecmo 2000) đã có những quy định về tội rửa tiền
như là tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia.
Vào những năm 70 của thế kỷ thứ XX, thuật ngữ “rửa tiền” lần đầu tiên xuất hiện
và được nhắc đến trong cáo trạng đối với một công ty có tên Laundromats- công ty
kinh doanh chuyên nhận tiền mặt, do một tội phạm có tên Al Capon mua lại và sử
dụng để hòa trộn tiền bẩn với tiền sạch tại Mỹ và bị xử về tội trốn thuế như sau: “
Rửa tiền được gọi như vậy vì nó miêu tả một cách hoàn hảo những gì diễn ra- tiền
bẩn hoặc bất hợp pháp được đưa vào một vòng các giao dịch, hoặc được rửa sạch
sao cho nó ra đằng kia như là tiền hợp pháp hay tiền sạch. Nói cách khác, nguồn


gốc của những khoản tiền kiếm được một cách bất hợp pháp được làm lu mờ đi
thông qua một chuỗi sự chuyển đổi hoặc giao dịch sao cho những khoản tiền đó có


vẻ là những khoản thu hợp pháp1.
Công ước Viên 1988: i) Chuyển đổi hoặc chuyển giao tài sản khi biết rằng tài sản
đó thu được từ bất kỳ hành vi phạm tội nào được quy định tại điểm (a) của khoản
này hoặc từ việc tham gia vào hoạt động phạm tội đó với mục đích che giấu hoặc
ngụy trang nguồn gốc bất hợp pháp của tài sản hoặc giúp bất kỳ người nào có
dính líu vào hành vi phạm tội như vậy trốn tránh trách nhiệm hình sự của hành vi
đó;
ii) Che giấu hoặc ngụy trang bản chất thực sự nguồn gốc, địa điểm, chuyển
nhượng, chuyển quyển sở hữu tài sản mà biết rõ tài sản đó thu được từ hoạt động
phạm tội đã được quy định tại điểm (a) được quy định tại điểm này.
Có thể dễ dàng nhận ra tại Công ước Viên 1988 thì Liên Hợp Quốc cho rằng tội
phạm rửa tiền chỉ xảy ra sau khi có hành vi buôn bán bất hợp pháp chất ma túy và
chất hướng thần. Thế nhưng ngày nay rất nhiều tội phạm xảy ra trước mà sau đó
dẫn đến tội phạm rửa tiền như : buôn bán ma túy, buôn bán người, buôn lậu…chính
vì thế Liên Hợp Quốc đã ra Công ước Palecmo 2000 để hoàn thiện hơn về tội
phạm rửa tiền hay là mở rộng nhất nguồn của tội phạm rửa tiền.
Điều 6 Hình sự hoá hành vi hợp pháp hoá tài sản do phạm tội mà có tại Công
ước Palecmo 2000.
Rửa tiền là hành vi hợp pháp hóa tài sản dễ bị phát hiện nguồn gốc bất hợp pháp
thành số tài sản khó phát hiện nguồn gốc bất hợp pháp hay toàn bộ các hoạt động
tiến hành cố ý nhằm hợp thức hóa tiền, tài sản có nguồn gốc từ tội phạm.

1 Đặc san tuyên truyền pháp luật số 01/2014 - Chủ đề Pháp luật về phòng, chống rửa tiền18/03/2014


Sự chuyển hoán hoặc chuyển nhượng tài sản khi biết tài sản đó có nguồn gốc từ
bất kỳ hành vi phạm tội nào hoặc từ việc tham gia vào hành vi phạm tội đó nhằm
mục đích giấu giếm hoặc che đậy nguồn gốc phi pháp của tài sản hoặc tiếp tay cho
bất kỳ cá nhân nào có dính líu đến việc thực hiện hành vi phạm tội nói trên để
tránh cho người đó phải chịu những hậu quả pháp lý do hành động của mình;

• Việc giấu giếm hoặc che đậy bản chất thực, nguồn gốc, địa điểm, việc định đoạt,
sự chuyển dịch, các quyền liên quan đến tài sản hoặc quyền sở hữu tài sản khi biết
rằng tài sản đó có được từ hành vi phạm tội hoặc từ việc tham gia vào hành vi
phạm tội đó và;
• Việc có được, chiếm hữu hoặc sử dụng tài sản khi tại thời điểm tiếp nhận nó đã
biết rằng tài sản này có được từ hành vi phạm tội hoặc từ việc tham gia vào hành vi
phạm tội đó2.
Có thể thấy rằng tội phạm rửa tiền là tội phạm phái sinh nghĩa là người phạm tội
đã thực hiện một tội phạm trước đó như: buôn bán ma túy, buôn lậu, buôn vũ khí,
tham nhũng... sau đó người phạm tội sẽ hợp pháp hóa tiền hay tài sản bất hợp pháp
dưới mọi hình thức khác nhau. Tội phạm rửa tiền mang tính chất về kinh tế thông
qua việc ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế tài chính...
Tội rửa tiền có tính chất xuyên quốc gia vì trong nội bộ đất nước khó có thể rửa
tiền với số lượng lớn. Khả năng che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của số tiền dễ
dàng hơn và nhất là nguồn gốc bắt nguồn từ tội phạm xuyên quốc gia.
Khách thể: xâm phạm trật tự kinh tế thế giới, làm suy yếu các tổ chức tài chính
quốc tế, gia tăng lạm phát. Còn tăng nguy cơ phát sinh tội phạm mới. Làm cho
dồng tiền một số quốc gia mất giá và sự tái thiết các khu vực của Liên Hợp Quốc.

2 Hướng dẫn tham khảo về chống rửa tiền và chống tài trợ cho khủng bố .Tái bản lần thứ hai có phần bổ sung về
Khuyến nghị đặc biệt số IX. Paul Allan Schott. Nxb văn hóa thong tin Hà Nội – 2007.


Mặt khách quan: Tiền, tài sản của tội rửa tiền là tài sản, tiền từ tội phạm nguồn.
Hành vi che đậy, làm thay đổi bản chất của tiền, tài sản do phạm tội mà có. Mua,
cất giữa, sử dụng tài sản mà biết tài sản đó do phạm tội mà có. Tham gia, hỗ trợ,
xúi giục hay là đồng phạm của tội rửa tiền. Thủ đoạn của tội rửa tiền thông qua
hoạt động ngân hàng, kinh doanh, đầu tư, chứng khoán, bất động sản...
Chủ thể: là những người thực hiện tội phạm nguồn hay doanh nghiệp, chính trị
gia, đối tượng khủng bố hay tài trợ khủng bố. Chủ thể có thể là cá nhân hay pháp

nhân do quy định của mỗi quốc gia quyết định.
Mặt chủ quan: người phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp nhằm mục đích che giấu
nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản.
Các quốc gia có thể có những quy định của riêng quốc gia mình về xử lý tội phạm
nguồn hay không.
2.

Trình bày hiểu biết và quan điểm của nhóm học tập về một vụ việc cụ
thể đã hoặc đang được Tòa án hình sự quốc tế (ICC) giải quyết.

Tòa án hình sự quốc tế là một cơ quan thường trực, có thẩm quyền xét xử những
cá nhân phạm các tội ác quốc tế nghiêm trọng nhất được quy định trong Quy chế
này, và sẽ bổ sung cho quyền tài phán hình sự quốc gia.
Điều 5. Các tội phạm thuộc quyền tài phán của Tòa án
1. Quyền tài phán của Tòa án chỉ giới hạn đối với các tội ác nghiêm trọng nhất
gây lo ngại cho toàn thể cộng đồng quốc tế. Theo Quy chế này, Tòa án có quyền
tài phán đối với các tội phạm sau:
a. Tội diệt chủng;
b. Tội ác chống nhân loại;
c. Tội ác chiến tranh;
d. Tội xâm lược.


Hiện nay tình hình thế giới vô cùng phức tạp hay có thể nói là “ thế giới không
phẳng” với các tội ác nghiêm trọng của nhân loại. ICC đã giải quyết rất nhiều vụ
án ở những nước như: công- gô, sudan,Kenya, libi, palestin…Trong đó có vụ việc
ở Cộng hòa dân chủ Công- gô.
Thomas Lubanga Dyilo là lãnh đạo của Liên minh những người Congo yêu nước
và Tổng tư lệnh lực lượng không quân, lực lượng những người yêu tự do ở
Congo.

Ngày 14 Tháng 3 năm 2012, ông Lubanga Dyilo bị kết tội, là đồng phạm, tội ác
chiến tranh bao gồm:


Tuyển mộ,cưỡng ép trẻ em dưới 15 tuổi vào Lực lượng Yêu nước Giải
phóng Congo (FPLC) và sử dụng chúng để tham gia tích cực trong tình
trạng chiến tranh trong bối cảnh của một cuộc xung đột vũ trang không phải
của một nhân vật quốc tế từ 01 tháng 9 năm 2002 để 13 tháng 8 năm 2003
(bị phạt theo Điều 8 (2) (e) (vii) của Quy chế Rome).

Từ ngày 18 tháng 2 và ngày 03/3 năm 2003, UPC được báo cáo là đã phá hủy 26
làng trong một khu vực, giết chết ít nhất 350 người và buộc 60.000 người chạy
trốn. Tổ chức Nhân quyền cho rằng tại một thời điểm Lubanga đã có 3.000 binh
lính trẻ em trong độ tuổi từ 8 đến 15, ông đã phải ra lệnh cho tất cả các gia đình
trong khu vực dưới sự kiểm soát của mình để giúp các nỗ lực chiến tranh bằng
cách quyên góp một cái gì đó: tiền , một con bò, hoặc một đứa trẻ để tham gia lực
lượng dân quân của ông.
Phiên xử Lubanga bắt đầu từ 26/1/2009 tại Phòng Xét xử I. Công tố viên đã yêu
cầu 29 nhân chứng trong khoảng thời gian từ 26/1/2009 đến 14/7/2009.
Trong vụ của Lubanga có 118 nạn nhân dã tham dự thông qua các đại diện
theo pháp luật của họ. Có 3 nạn nhân được quyền tham dự trong thủ tục làm
chứng tại Phòng Xét xử I vào tháng 1/2010.


Tuy nhiên trong quá trình xét xử đã xảy ra nhiều tranh cãi. 8/10/2010, Phòng
phúc thẩm đã hủy bỏ quyết định của Phòng xét xử I, đình chỉ vụ án và thả bị
cáo do tài liệu truy tố không phù hợp.
Ngày 23/2/2011, Phòng Xét xử I đã từ chối đơn yêu cầu của luật sư bào chữa đề
nghị đình chỉ vụ án vì lạm dụng thủ tục. Việc xét xử bắt đầu lại vào
21/3/2011. Ngày 20/5/2011, Phòng Xét xử I đã ra lệnh kết thúc giai đoạn

xuất trình chứng cứ. Cơ quan công tố và luật sư bào chữa lần lượt nộp các
báo cáo tóm tắt kết thúc vào ngày 1/6- 15/7. Các bên tham gia sẽ trình bày
báo cáo kết thúc bằng miệng trong phiên xử công khai vào 25-26/8/2011.
Ngày 1 tháng 12 năm 2014 , các khiếu nại Phòng khẳng định , theo đa số , bản án
tuyên bố ông Lubanga tội và quyết định tuyên án ông 14 năm tù giam.
Có thể thấy rằng đây là vụ việc đầu tiên do ICC trực tiếp xét xử tại Phòng Xét xử
I. Ngoài việc xét xử kẻ phạm tội mà còn có các phán quyết hỗ trợ các nạn
nhân: 1) một danh sách các nạn nhân tiềm năng đủ điều kiện để bồi
thường; 2) đánh giá về mức độ thiệt hại phải chịu đựng của nạn nhân; 3)
các đề xuất liên quan đến các phương thức và hình thức đền bù được trao
tặng; 4) số tiền dự kiến tương ứng với trách nhiệm của ông Lubanga về
những thiệt hại phải chịu đựng của nạn nhân; và 5) số tiền mà Quỹ sẽ có
khả năng thăng tiến từ quỹ riêng của mình thu thập thông qua các khoản
đóng góp tự nguyện.
Thông qua vụ việc này thì cho thấy rằng ICC đã thể hiện vai trò của mình là tổ
chức trung tâm hợp tác tạo điều kiện để các quốc gia phối hợp với nhau
nhằm duy trì và giữ gìn công lý, công bằng trên thế giới và của chính các
quốc gia thành viên, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng quốc tế
về tư pháp, quyền con người... thông qua những quy định trong Quy chế
Rome: điều này được thể hiện rõ trong Phần 9. Hợp tác quốc tế và trợ giúp


tư pháp của Quy chế Rome, theo đó, các quốc gia thành viên phải hợp tác
đầy đủ với Tòa án, bảo đảm cho Tòa án thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ
của mình trong việc điều tra và truy tố của Tòa án đối với các tội phạm
thuộc quyền tài phán của Tòa án, qua đó bảo đảm an ninh quốc gia, anh ninh
quốc tế và quyền con người. Quy chế Rome về Tòa án hình sự quốc tế còn
thể hiện Tòa án hình sự quốc tế chính là một Tòa án công bằng, độc lập và
hiệu quả, qua đó nâng cao nhận thức của công chúng, của xã hội về vấn đề
tư pháp và các vấn đề khác trên bình diện quốc tế.

Số lượng cáo buộc cho tội danh của Thomas Lubanga Dyilo rất cụ thể và rõ
ràng về mốc thời gian, số lượng nạn nhân phải chịu tội ác. Cùng với đó hình
phạt với 14 năm tù có thể còn khá nhẹ so với pháp luật một số nước hay
chưa đủ để Thomas Lubanga Dyilo phải đền tội ác của mình khi làm ảnh
hưởng đến hàng nghìn người vô tội và hang nghìn trẻ em mất đi tuổi thơ.
Tuy nhiên hình phạt đó và sự bồi thường đã làm giảm đi phần nào nỗi đau
chiến tranh cho các nạn nhân ở Congo.
Việc xét xử tại ICC là một việc hoàn toàn hợp lý khi đó là xét xử một tội ác
quốc tế mà cả nhân loại lên án. Tòa giải quyết trên cơ sở các quốc gia công
nhận trước thẩm quyền bắt buộc của Tòa, hoạt động của Tòa được nhìn nhận
với vai trò “tương tự” như một tòa án quốc gia thông thường ở đó các bên
tranh chấp là đối tượng xét xử của Tòa mà mà không có sự chấp thuận của
các bên tại thời điểm đó. Việc xét xử tại ICC không hề ảnh hưởng đến chủ
quyền của Congo.

KẾT LUẬN
Thông qua việc phân tích tội rửa tiền và vụ án Thomas Lubanga Dyilo ở Congo
đã cho thấy không một vấn đề tội phạm quốc tế nào là không ảnh hưởng đến toàn


cầu ngay cả với Việt Nam. Các tội phạm quốc tế hay tội ác của nhân loại đều phải
được đẩy lùi để thế giới tốt đẹp hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1.

Ths. Nguyễn Thị Thuận. Luật hình sự quốc tế. Nhà xuất bản Công an nhân

2.


dân.
Công ước Liên Hợp Quốc về chống buôn bán bất hợp pháp chất ma túy và

3.

các chất hướng thần năm 1988.
Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia

4.

năm 2000.
Đặc san tuyên truyền pháp luật số 01/2014 - Chủ đề Pháp luật về phòng,

5.

chống rửa tiền18/03/2014.
Hướng dẫn tham khảo về chống rửa tiền và chống tài trợ cho khủng bố .Tái
bản lần thứ hai có phần bổ sung về Khuyến nghị đặc biệt số IX. Paul Allan

6.

Schott. Nxb văn hóa thong tin Hà Nội – 2007.
Trang wed Tòa án hình sự quốc tế:
/>
7.
8.

/> />



×