Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Báo Cáo Thực Tập Kinh Tế Phát Triển Của Vụ Kế Hoạch - Bộ Công Thương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.35 KB, 30 trang )

Lời mở đầu
Bộ Công Thương là một Bộ mới được thành lập trong những năm gần đây của
nước ta. Tại Quốc hội khóa XII, Chính phủ đã chính thức thành lập Bộ Công
Thương trên cơ sở hợp nhất Bộ Công Nghiệp và Bộ Thương Mại. Trong đó, Vụ kế
hoạch là một trong những Vụ chủ chốt và đầu não của Bộ.
Sau một thời gian thực tập tại Vụ kế hoạch- Bộ Công Thương, được sự giúp đỡ
nhiệt tình của cán bộ hướng dẫn, Phó Vụ trưởng Hoàng Thị Tuyết Hoa, em viết bản
báo cáo này để nắm khái quát về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ và phương
hướng hoạt động của Bộ Công Thương và Vụ kế hoạch trực thuộc Bộ, từ đó có sự
định hướng về đề tài phù hợp cho chuyên đề tốt nghiệp.
Em xin trân thành cảm ơn.

1


MỤC LỤC

2


Chương 1 Giới thiệu tổng quan về Bộ Công Thương
I. Tổng quan về Bộ Công Thương
1 . Lịch sử hình thành và phát triển qua các giai đoạn
Bộ Công Thương là một Bộ mới được thành lập của nước Việt Nam từ khóa
XII của Quốc hội trên cơ sở hợp nhất hai Bộ Công nghiệp và Bộ Thương mại. Bộ
Công Thương là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
công nghiệp và thương mại, bao gồm các ngành và lĩnh vực sau: cơ khí, luyện kim,
điện, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, dầu khí, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp,
công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công
nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác, lưu thông hàng hoá trong nước;
xuất nhập khẩu, quản lý thị trường, xúc tiến thương mại, thương mại điện tử, dịch vụ


thương mại, hội nhập kinh tế - thương mại quốc tế, quản lý cạnh tranh, kiểm soát độc
quyền, áp dụng các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp, bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực
thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
Trước kia, bộ Thương mại cũng đã từng có tên là Bộ Công Thương vào ngày
14/5/1951. Ngày 20/9/0955, Bộ Công Thương lúc đó lại được tách thành Bộ Công
Nghiệp và Bộ Thương Nghiệp. Ngày 21/4/1958, Bộ Thương Nghiệp được tách thành
Bộ Nội Thương và Bộ Ngoại Thương. Tháng 8/1991, Bộ Ngoại Thương lại được
chuyển tên thành Bộ Thương mại và Du lịch. Do sự đòi hỏi của kinh tế thị trường,
đến ngày 17/10/1992, Bộ Thương mại và Du lịch được đổi thành Bộ Thương mại. Và
sau này đến kì họp khóa XII của Quốc hội, Bộ Công nghiệp và Bộ Thương mại đã
được hợp nhất và mang tên là Bộ Công Thương như hiện nay.
Bộ Công Thương có địa chỉ tại 54 Hai Bà Trưng- Hà Nội và trang Web của Bộ
Công Thương là: www.moit.gov.vn
2. Nhỉệm vụ chức năng
Bộ Công Thương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số
178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng,

3


nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và những nhiệm
vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Trình Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh, các dự thảo nghị quyết, nghị
định, cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật khác về các ngành, lĩnh vực
thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ.
2. Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện chiến lược, quy
hoạch phát triển tổng thể; chiến lược, quy hoạch ngành và lĩnh vực; quy hoạch vùng,
lãnh thổ và các chương trình phát triển, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình

kỹ thuật - kinh tế, các dự án quan trọng và các văn bản quy phạm pháp luật khác
trong phạm vi các ngành, lĩnh vực do Bộ quản lý.
3. Phê duyệt chiến lược, quy hoạch, các chương trình phát triển các ngành và
lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, các vùng, lãnh thổ theo phân cấp và
ủy quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
4. Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ
chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Bộ; thông
tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công nghiệp và thương mại.
5. Xây dựng tiêu chuẩn, ban hành quy trình, quy chuẩn, định mức kinh tế kỹ
thuật trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; tổ chức
quản lý, hướng dẫn, kiểm tra đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện thuộc
ngành công nghiệp và thương mại theo danh mục do Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ quy định.
6. Chủ trì thẩm định hoặc phê duyệt, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự án
đầu tư trong các ngành công nghiệp và thương mại thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
7. Quy định việc cấp, điều chỉnh, thu hồi, gia hạn giấy phép về điện, hoá chất,
vật liệu nổ công nghiệp, sản xuất thuốc lá điếu và các loại giấy phép, giấy chứng
nhận, giấy đăng ký khác theo quy định của pháp luật.
8. Phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng kế hoạch dự trữ quốc gia về xăng dầu,
vật liệu nổ công nghiệp, hạt giống cây bông và các dự trữ khác theo quy định của

4


Chính phủ.
9. Về an toàn kỹ thuật công nghiệp:
a) Quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, chịu trách nhiệm việc tổ chức thực hiện công tác
kỹ thuật an toàn trong ngành công nghiệp; bảo vệ môi trường công nghiệp theo quy
định của pháp luật;
b) Đề xuất danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao

động thuộc ngành, lĩnh vực quản lý, đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
thống nhất ban hành;
c) Xây dựng và ban hành quy trình kiểm định đối với các máy, thiết bị có yêu
cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, sau khi
có ý kiến thẩm định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
d) Xây dựng và ban hành tiêu chí, điều kiện hoạt động đối với các tổ chức kiểm
định khi thực hiện hoạt động kiểm định các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về
an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, sau khi có ý kiến thẩm định
của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
b) Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về
an toàn đối với máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
10. Về cơ khí, luyện kim:
Chỉ đạo và kiểm tra việc tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,
chính sách phát triển ngành cơ khí, ngành luyện kim, phát triển các sản phẩm cơ khí,
cơ - điện tử trọng điểm, các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, kết hợp kỹ thuật
cơ khí, tự động hóa, điện tử công nghiệp.
11. Về điện, năng lượng mới, năng lượng tái tạo:
a) Phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương; công bố danh mục các công trình điện thuộc quy hoạch phát triển điện lực để
kêu gọi đầu tư xây dựng và quản lý việc thực hiện;
b) Phê duyệt quy hoạch bậc thang thủy điện, quy hoạch năng lượng mới và
năng lượng tái tạo;
c) Tổ chức chỉ đạo và thực hiện các nhiệm vụ về điện nguyên tử, năng lượng

5


mới, năng lượng tái tạo;
d) Ban hành quy định về lập, thẩm định, lấy ý kiến, trình duyệt giá bán lẻ điện.
12. Về dầu khí:

a) Phê duyệt kế hoạch khai thác sớm dầu khí tại các mỏ;
b) Quyết định thu hồi mỏ trong trường hợp nhà thầu không tiến hành phát
triển mỏ và khai thác dầu khí theo thời gian quy định đã được phê duyệt;
c) Quyết định cho phép đốt bỏ khí đồng hành;
d) Tổng hợp, theo dõi, báo cáo tình hình phát triển và kết quả tìm kiếm, thăm
dò, khai thác, tiêu thụ dầu khí trong nước và xuất khẩu.
13. Về công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản (trừ khoáng sản làm
vật liệu xây dựng và sản xuất xi măng):
a) Xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm
quyền các văn bản quy phạm pháp luật về công nghiệp khai thác và chế biến
khoáng sản;
b) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch khai thác, chế biến và sử
dụng khoáng sản sau khi được phê duyệt;
c) Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy
chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, công nghệ, an toàn vệ sinh, bảo vệ môi trường
trong khai thác mỏ và chế biến khoáng sản;
d) Tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở các công trình thuộc dự án đầu tư khai
thác, chế biến khoáng sản;
đ) Ban hành danh mục, điều kiện và tiêu chuẩn khoáng sản cấm xuất khẩu,
khoáng sản hạn chế xuất khẩu theo quy định của pháp luật.
14. Về hoá chất, vật liệu nổ công nghiệp:
a) Theo dõi, chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra, tổng hợp tình hình phát triển công
nghiệp hoá chất;
b) Công bố danh mục các loại vật liệu nổ công nghiệp cấm, hạn chế sử dụng;
kiểm tra việc thực hiện các quy định về sản xuất, nhập khẩu, cung ứng, sử dụng vật
liệu nổ công nghiệp.

6



15. Về công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế
biến khác:
a) Kiểm tra, giám sát đầu tư đối với các dự án đầu tư thuộc ngành công nghiệp
tiêu dùng và thực phẩm theo quy định của pháp luật;
b) Chỉ đạo và kiểm tra việc tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,
chính sách phát triển các ngành công nghiệp tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm;
c) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về
chất lượng sản phẩm công nghiệp, an toàn vệ sinh, môi trường công nghiệp; an toàn
vệ sinh thực phẩm từ khâu nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất, chế biến thực phẩm
thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ đến trước khi được đưa ra thị trường nội
địa và xuất khẩu.
16. Về phát triển công nghiệp và thương mại địa phương:
a) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm
quyền các cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển công
nghiệp ở địa phương;
b) Tổng hợp chung về phát triển công nghiệp địa phương và quản lý các cụm,
điểm công nghiệp ở cấp huyện và các doanh nghiệp công nghiệp ở địa phương;
c) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy hoạch ngành, vùng
trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại trên phạm vi cả nước;
d) Ban hành cơ chế khuyến khích hỗ trợ và định hướng phát triển công nghiệp
và thương mại ở địa phương thuộc phạm vi quản lý của Bộ;
đ) Tổ chức phổ biến kinh nghiệm về sản xuất, quản lý, khoa học - công nghệ,
đầu tư, đào tạo, cung cấp thông tin, triển lãm, hội chợ, quảng bá sản phẩm cho các
cơ sở sản xuất công nghiệp và thương mại ở địa phương;
e) Xây dựng chương trình, kế hoạch, quản lý kinh phí khuyến công quốc gia.
17. Về lưu thông hàng hóa trong nước và xuất khẩu, nhập khẩu:
a) Tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách phát triển thương mại nội địa,
xuất khẩu, nhập khẩu, thương mại biên giới, lưu thông hàng hóa trong nước, bảo
đảm các mặt hàng thiết yếu cho miền núi, hải đảo và đồng bào dân tộc;


7


b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành chỉ đạo, điều tiết lưu thông hàng hóa
trong từng thời kỳ, bảo đảm cân đối cung cầu, cán cân thương mại, phát triển ổn
định thị trường hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu;
c) Thống nhất quản lý về xuất khẩu; nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất; tạm xuất,
tái nhập; chuyển khẩu; quá cảnh hàng hoá; hoạt động ủy thác; uỷ thác xuất khẩu,
nhập khẩu; đại lý mua bán; gia công; thương mại biên giới và lưu thông hàng hoá
trong nước,
d) Ban hành các quy định về hoạt động dịch vụ thương mại, dịch vụ phân phối
trong nước và từ nước ngoài vào Việt Nam, từ Việt Nam ra nước ngoài;
đ) Quản lý hoạt động của các văn phòng, chi nhánh của thương nhân nước
ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;
e) Tổng hợp tình hình, kế hoạch xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông hàng hoá và
dịch vụ thương mại trong phạm vi cả nước.
18. Về thương mại điện tử:
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng, chỉ đạo và kiểm tra
việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, chính sách phát triển
thương mại điện tử;
b) Chủ trì hợp tác quốc tế về thương mại điện tử; ký kết hoặc tham gia các
thoả thuận quốc tế liên quan đến thương mại điện tử.
19. Về quản lý thị trường:
a) Chỉ đạo công tác quản lý thị trường trong cả nước; hướng dẫn, kiểm tra,
kiểm soát việc thực hiện các quy định của pháp luật về kinh doanh, lưu thông hàng
hoá, các hoạt động thương mại trên thị trường, hàng hoá và hoạt động xuất khẩu,
nhập khẩu, dịch vụ thương mại; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật theo quy định;
b) Chỉ đạo và tổ chức kiểm tra, kiểm soát chất lượng hàng hoá công nghiệp
lưu thông trên thị trường; phối hợp với Bộ Y tế kiểm tra, thanh tra việc thực hiện
các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm;

c) Chủ trì và tổ chức phối hợp hoạt động giữa các ngành, các địa phương trong
việc kiểm tra, kiểm soát; chống đầu cơ lũng đoạn thị trường, buôn lậu, sản xuất và

8


buôn bán hàng giả, hàng cấm, gian lận thương mại và các hành vi kinh doanh khác
trái quy định của pháp luật.
20. Về quản lý cạnh tranh và kiểm soát độc quyền, áp dụng biện pháp tự vệ
chống bán phá giá, chống trợ cấp và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:
a) Tổ chức điều tra và xử lý, giải quyết khiếu nại các vụ việc cạnh tranh; quản
lý về chống bán phá giá, chống trợ cấp và áp dụng biện pháp tự vệ đối với hàng hoá
nhập khẩu vào Việt Nam;
b) Tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách, các quy định về bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng theo quy định của pháp luật;
c) Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng để
xử lý vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và áp dụng biện pháp tự vệ của nước
ngoài đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.
21. Về xúc tiến thương mại:
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch,
chương trình xúc tiến thương mại quốc gia hàng năm và chỉ đạo, tổ chức, hướng
dẫn, kiểm tra việc thực hiện theo quy định hiện hành;
b) Hướng dẫn, kiểm tra về nội dung, điều kiện hoạt động quảng cáo thương
mại, hội chợ, triển lãm thương mại, khuyến mại, trưng bày, giới thiệu hàng hóa,
dịch vụ ở trong và ngoài nước, thương hiệu theo quy định của pháp luật;
c) Quản lý nguồn ngân sách nhà nước cho các hoạt động xúc tiến thương mại
hàng năm.
22. Về hội nhập kinh tế - thương mại quốc tế:
a) Xây dựng, thực hiện chủ trương, cơ chế, chính sách hội nhập kinh tế thương mại quốc tế; giải thích, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, đôn
đốc việc thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam;

b) Tổng hợp, xây dựng phương án và tổ chức đàm phán để ký kết hoặc gia
nhập các điều ước quốc tế đa phương hoặc khu vực về thương mại; đàm phán các
thoả thuận thương mại tự do; đàm phán các hiệp định hợp tác kinh tế thương mại và
các thoả thuận mở rộng thị trường giữa Việt Nam với các nước, các khối nước hoặc

9


vùng lãnh thổ;
c) Đại diện lợi ích kinh tế - thương mại của việt Nam, đề xuất phương án và tổ
chức thực hiện quyền và nghĩa vụ liên quan đến kinh tế - thương mại của Việt Nam
tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN); Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC); Diễn đàn
hợp tác Á - Âu (ASEM) và các tổ chức, diễn đàn kinh tế quốc tế khác theo phân
công của Thủ tướng Chính phủ;
d) Thường trực công tác hội nhập kinh tế - thương mại quốc tế của Việt Nam;
đ) Đầu mối tổng hợp, theo dõi và báo cáo về sử dụng nguồn vốn ODA và đầu
tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành công nghiệp và thương mại; đầu tư của
ngành công nghiệp và thương mại ra nước ngoài.
23. Quản lý hoạt động thương mại của các tổ chức và cá nhân Việt Nam ở
nước ngoài và của nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật; quản lý,
chỉ đạo hoạt động của các cơ quan thương vụ, các tổ chức xúc tiến thương mại,
trung tâm giới thiệu sản phẩm hàng hóa ở nước ngoài có sự tham gia của cơ quan
nhà nước Việt Nam.
24. Thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế, công
nghiệp, thương mại, thị trường, thương nhân trong và ngoài nước phục vụ các cơ
quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức kinh tế.
25. Thực hiện hợp tác quốc tế trong các ngành công nghiệp và thương mại
thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
26. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa

học, công nghệ trong công nghiệp và thương mại thuộc phạm vi quản lý của Bộ,
bao gồm:
a) Ban hành hàng rào kỹ thuật và quản lý các hoạt động về điểm hỏi, đáp về
hàng rào kỹ thuật trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;
b) Tổ chức thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học, công nghệ từ
nguồn ngân sách nhà nước theo kế hoạch dài hạn, hàng năm trong ngành công
nghiệp và thương mại;

10


c) Thống nhất quản lý, hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng tiết kiệm, khai thác
hợp lý tài nguyên năng lượng, vệ sinh an toàn trong công nghiệp chế biến thực
phẩm theo quy định của pháp luật.
27. Về dịch vụ công:
a) Quản lý quy hoạch mạng lưới tổ chức sự nghiệp dịch vụ công trong các
ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;
b) Xây dựng các tiêu chuẩn, ban hành các quy trình, quy chuẩn, trình tự, thủ
tục, định mức kinh tế - kỹ thuật đối với các hoạt động tổ chức cung ứng dịch vụ
công thuộc ngành, lĩnh vực công nghiệp và thương mại;
c) Hướng dẫn, tạo điều kiện, hỗ trợ cho các tổ chức thực hiện dịch vụ công
theo quy định của pháp luật.
28. Thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có
vốn nhà nước trong các ngành công nghiệp và thương mại thuộc phạm vi quản lý
của Bộ, bao gồm:
a) Xây dựng đề án sắp xếp, tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu để trình Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt và chỉ đạo tổ chức thực hiện đề án sau khi được phê duyệt;
b) Trình Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc bổ nhiệm, miễn
nhiệm theo thẩm quyền các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý, kế toán trưởng;
c) Phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều

lệ tổ chức và hoạt động.
29. Hướng dẫn, tạo điều kiện cho Hội, Hiệp hội, tổ chức phi Chính phủ (gọi tắt
là Hội) tham gia vào hoạt động của ngành; tổ chức lấy ý kiến của Hội để hoàn thiện
các quy định quản lý ngành công nghiệp và thương mại; kiểm tra việc thực hiện các
quy định của nhà nước đối với Hội.
30. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng,
tiêu cực và xử lý vi phạm pháp luật theo chức năng quản lý nhà nước của Bộ.
31. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ
theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt.

11


32. Quản lý cán bộ, công chức, viên chức:
a) Quản lý các ngạch công chức, viên chức chuyên ngành thuộc phạm vi quản
lý của Bộ theo quy định của pháp luật;
b) Ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch viên
chức thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ được phân công, phân cấp quản lý sau khi có ý
kiến thẩm định của Bộ Nội vụ; xây dựng tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của
ngạch công chức thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ được phân công, phân cấp quản lý để
Bộ Nội vụ ban hành; ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ cụ thể của người đứng đầu cơ
quan chuyên môn thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ quản lý thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương;
c) Tổ chức thi nâng ngạch và công nhận kết quả kỳ thi nâng ngạch đối với các
ngạch viên chức chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
33. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lương và
các chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức,
viên chức nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ; đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng
đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc thẩm quyền.

34. Xây dựng dự toán ngân sách hàng năm của Bộ, phối hợp với Bộ Tài chính
lập, tổng hợp dự toán thu, chi ngân sách theo ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý
để Chính phủ trình Quốc hội; quản lý, tổ chức thực hiện quyết toán ngân sách nhà
nước; thực hiện các nhiệm vụ khác về ngân sách nhà nước, tài chính, tài sản theo
quy định của pháp luật.
35. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công hoặc uỷ quyền của Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ.
II. Mối quan hệ giữa các bộ phận thuộc Bộ Công Thương
Cũng theo Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của
Chính phủ thì Bộ Công Thương bao gồm các thành phần sau:
1. Vụ Kế hoạch.
2. Vụ Tài chính.
3. Vụ Tổ chức cán bộ.

12


4. Vụ Pháp chế.
5 . Vụ Hợp tác quốc tế.
6. Thanh tra Bộ.
7. Văn phòng Bộ.
8. Vụ Khoa học và Công nghệ.
9. Vụ Công nghiệp nặng.
10. Vụ Năng lượng.
11. Vụ Công nghiệp nhẹ.
12. Vụ Xuất nhập khẩu.
13 . Vụ Thị trường trong nước.
14. Vụ Thương mại miền núi.
15. Vụ Thị trường châu Á - Thái Bình Dương.
16. Vụ Thị trường châu Âu.

17. Vụ Thị trường châu Mỹ.
18. Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á.
19. Vụ Chính sách thương mại đa biên.
20. Vụ Thi đua - Khen thưởng.
21. Cục Điều tiết điện lực.
22. Cục Quản lý cạnh tranh.
23. Cục Quản lý thị trường.
24. Cục Xúc tiến thương mại.
25. Cục Công nghiệp địa phương.
26. Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp.
27. Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin.
28. Thương vụ tại các nước và các vùng lãnh thổ.
29. Cơ quan Đại diện của Bộ Công Thương tại thành phố Hồ Chí Minh.
30. Ban Thư ký Hội đồng Cạnh tranh.
31. Viện Nghiên cứu Chiến lược, chính sách công nghiệp.
32. Viện Nghiên cứu Thương mại.

13


33. Báo Công thương.
34. Tạp chí Công nghiệp.
35. Tạp chí Thương mại .
36. Trường Đào tạo, bồi dưỡng Cán Bộ Công Thương Trung ương.
Trong đó các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 30 là các tổ chức giúp Bộ
trưởng quản lý nhà nước, các đơn vị quy định từ khoản 31 đến khoản 36 là các đơn
vị sự nghiệp nhà nước thuộc Bộ.
Ta có thể thấy rõ mối quan hệ giữa các bộ phận thuộc Bộ Công Thương qua
sơ đồ sau:


Bộ Trưởng

Các Thứ Trưởng

Các tổ chức giúp
Bộ trưởng quản lý
nhà nước

Các đơn vị sự
nghiệp nhà nước
thuộc Bộ

Các Thương vụ
các nước,vùng
lãnh thổ

14

Các Sở Công
thương các tỉnh,
thành phố


Chương 2: Giới thiệu về Vụ kế hoạch - Bộ Công Thương
1.

Nhiệm vụ chức năng:

Theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công thương thì Vụ Kế hoạch bao gồm
những chức năng và nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu, xây dựng chính sách về đầu tư có liên quan tới Công nghiệp và
Thương mại, gồm ĐTNN ở Việt Nam, đầu tư trong nước, đầu tư ra nước ngoài.
- Tham gia xây dựng chính sách phát triển của ngành Công nghiệp và Thương
mại; cơ chế quản lý điều hành xuất nhập khẩu (phần áp dụng cho các dn có vốn FDI),
cơ chế quản lý các khu Thương mại tự do, khu kinh tế cửa khẩu, đặc khu kinh tế.
- Nghiên cứu tổng hợp và so sánh hệ thống luật pháp về đầu tư của Việt Nam
với pháp luật ĐTNN của các nước có quan hệ đầu tư với Việt Nam. Trực tiếp soạn
thảo và tham gia góp ý kiến với các Bộ ngành có liên quan, các Vụ chức năng thuộc
Bộ về các văn bản pháp quy có liên quan đến hoạt động Thương mại và đầu tư (từ
Nghị định, Thông tư, Quyết định, Quy định, Quy chế...) Tham gia với các Vụ chức
năng của Bộ trong việc đàm phám ký kết hiệp định song phương, đa phương có liên
quan tới Thương mại đầu tư, gia nhập các hiệp định đa phương của các tổ chức quốc
tế về Thương mại và đầu tư.
- Tham gia thẩm định góp ý kiến các dự án ĐTNN, đầu tư trong nước, đầu tư ra
nước ngoài theo yêu cầu của Bộ KH&ĐT, Hội đồng thẩm đinh nhà nước về các dự
án đầu tư, UBND các Tỉnh - Thành phố, Ban Quản lý các khu công nghiệp.
- Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra các Sở Công Thương,các Thương vụ, Ban
quản lý các khu công nghiệp trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ do Bộ Công
Thương uỷ quyền duyệt kế hoạch xuất nhập khẩu và quản lý hoạt động Thương mại
của các doanh nghiệp có vốn FDI, các bên hợp doanh theo Hợp đồng hợp tác kinh
doanh.
- Duyệt kế hoạch xuất nhập khẩu của các dự án về dầu khí, dự án có cơ sở sản
xuất đóng ở nhiều tỉnh khác nhau, dự án kinh doanh của hàng miến thuế và giải
quyết việc nhập khẩu hàng tiếp thị của các doanh nghiệp FDI theo quy định của
pháp luật.

15


- Duyệt kế hoạch xuất nhập khẩu máy móc thiết bị, vật tư, hàng hoá và xác

nhận danh mục miễn thuế hàng hoá của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước
ngoài.
- Thẩm định và tư vấn các hợp đồng nhập khẩu máy móc thiết bị bằng nguồn
vốn ngân sách Nhà nước, hợp đồng thuê thiết bị của nước ngoài để thực hiện các dự
án nhóm A, B.
- Quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản của các tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ
Công Thương từ khâu quy hoạch, kế hoạch, chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư đến
khâu kết thúc quyết toán đầu tư.
- Theo dõi, tổng hợp báo cáo (theo định kỳ hoặc theo yêu cầu đột xuất) tình
hình ĐTNN ở Việt Nam (Số giấy phép cấp, vốn đăng ký, phạm vi lĩnh vực đầu tư,
kết quả thực hiện kế hoạch xuất nhập khẩu); tình hình nhập khẩu thiết bị bằng vốn
ngân sách Nhà nước, nhập khẩu thiết bị thuê của nước ngoài, tình hình thực hiện
các dự án đầu tư xây dựn của các đơn vị thuộc Bộ quản lý.
2. Cơ cấu tổ chức:
Vụ kế hoạch bao gồm 1 Vụ trưởng và 5 Phó Vụ trưởng nắm giữ và trực tiếp
phụ trách những mảng nội dung riêng:
• Vụ trưởng Lê Văn Được :
- Phụ trách công tác tổ chức cán bộ
- Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch 5 năm; công tác Quốc hội, giám sát đánh
giá đầu tư; các chương trình, dự án viện trợ; Các vấn đề mang tính chủ trương, định
hướng lớn như: chủ trương đầu tư, xác định mục tiêu, cơ chế chính sách...
- Chỉ đạo theo dõi hoạt động và các cơ chế chính sách liên quan của ngành
năng lượng, TCT Xăng dầu Petrolimex và Petechim;
- Tham dự các buổi họp giao ban theo lịch của Bộ.
• Phó Vụ trưởng Hoàng Thị Tuyết Hoa:
- Đầu tư nước ngoài vào VN và của VN ra nước ngoài : Chỉ đạo thẩm định các
dự án đầu tư liên quan tới thương mại; quản lý hoạt động thương mại, đầu tư, XNK
của các doanh nghiệp FDI.
- Hoạt động các Chi nhánh, Văn phòng đại diện của nhà đầu tư nước ngoài:


16


Chỉ đạo việc xét cấp phép thành lập chi nhánh của các nhà đầu tư nước ngoài theo
quy định của pháp luật; tổ chức kiểm tra giám sát các địa phương trong việc cấp
phép mở VPĐD.
- Chỉ đạo phối hợp xử lý các vấn đề tài chính, thuế, tiền tệ liên quan tới thương
mại; các hoạt động hợp tác với các tổ chức tài chính quốc tế theo sự cho phép của
lãnh đạo Bộ và phân công của Vụ trưởng; xoá đói giảm nghèo;
- Chỉ đạo việc thẩm định các đề án ĐMDN của các DN thương mại
- Chỉ đạo theo dõi và tổng hợp tình hình hoạt động của các doanh nghiệp khối thương
mại (trừ Petrolimex và Petechim)
- Các hoạt động liên quan tới kinh doanh hàng hóa và nhượng quyền thương
mại của nhà dầu tư nước ngoài như cấp phép, giải đáp, hướng dẫn thủ tục…
- Tổ chức theo dõi, quản lý, kiểm tra các hoạt động cấp phép, nhượng quyền thương
mại của các địa phương và các nhà đầu tư nưốc ngoài theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức, chỉ đạo việc hướng dẫn các địa phương, các nhà đầu tư thực hiện những
văn bản QPPL có liên quan tới các lĩnh vực trên
- Các hoạt động hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài theo sự cho phép của
lãnh đạo Bộ và phân công của Vụ trưởng.
- Giúp Vụ trưởng chỉ đạo các chuyên viên về công tác được giao và thực hiện
nội quy của cơ quan.
- Thực hiện các công việc khác theo phân công của Vụ trưởng.
• Phó Vụ trưởng Huỳnh Đắc Thắng:
- Tổng hợp kế hoạch hàng năm toàn ngành công thương,
- Xây dựng, tổng kết chương trình hành động, các đề án phát triển để thực hiện
các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước;
- Chỉ đạo theo dõi và tổng hợp tình hình công nghiệp và thương mại các địa
phương phía Nam từ Thừa Thiên Huế trở vào, bao gồm 2 vùng kinh tế trọng điểm
miền Nam và miền Trung;

- Chỉ đạo công tác thống kê chung của Vụ; báo cáo tình hình thực hiện kế
hoạch hàng tháng, qúy, năm toàn ngành công thương.
- Chỉ đạo theo dõi hoạt động và các cơ chế chính sách liên quan của ngành công

17


nghiệp nặng, các đơn vị Viện máy và Dụng cụ CN, TCT xây dựng công nghiệp, Cục
CNĐP;
- Trực tiếp xử lý các vấn đề từ giai đoạn thực hiện đầu tư đến quyết tóan một số
dự án theo phân công của Vụ trưởng
- Chủ trì xây dựng và chỉ đạo thực hiện Chương trình ISO của Vụ.
- Phối hợp Vụ KHCN xử lý các vấn đề liên quan tới hoạt động khoa học công
nghệ. ;
- Tham gia Tổ công tác CN lưỡng dụng của Bộ, đề án quy hoạch xây dựng vùng
Thủ đô;
- Giúp Vụ trưởng chỉ đạo các chuyên viên về công tác được giao và thực hiện
nội quy của cơ quan.
• Phó Vụ trưởng Nguyễn Thu Ngân:
- Chỉ đạo theo dõi công tác cổ phần hoá; lĩnh vực thuế và tài chính công nghiệp.
cạnh tranh; khu công nghiệp;
- Chỉ đạo theo dõi và tổng hợp tình hình xuất nhập khẩu, hội nhập KTQT, kế
hoạch dự trữ quốc gia những mặt hàng nhà nước giao Bộ quản lý; xây dựng chương
trình làm việc với các Hiệp hội ngành nghề.
- Chỉ đạo theo dõi hoạt động và các cơ chế chính sách liên quan ngành công
nghiệp nhẹ, các đơn vị Cục KTAT Công nghiệp, Trung tâm Y tế Môi trường công
nghiệp.
- Tham gia Tổ điều hành thị trường trong nước, Hội đồng tư vấn thông tin của Bộ.
- Chỉ đạo xây dựng nhu cầu và tổ chức thực hiện các đề án nghiên cứu khoa học
của Vụ .

- Xử lý các vấn đề từ giai đoạn thực hiện đầu tư đến quyết toán một số dự án
theo phân công của Vụ trưởng
• Phó Vụ trưởng Lê Đức Vinh:
- Lĩnh vực đầu tư xây dựng và sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
- Chỉ đạo xây dựng và tổng hợp kế hoạch đầu tư 5 năm và hàng năm của ngành; xử lý
các cân đối và bố trí kế hoạch vốn đầu tư từ ngân sách; tổ chức hướng dẫn, kiểm tra
việc thực hiện các dự án;

18


- Chỉ đạo việc tham gia công tác phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai của Bộ
- Chỉ đạo báo cáo đánh giá chất lượng công trình, kế hoạch đấu thầu; quản lý
đầu tư; thực hiện các dự án nhóm A; Chương trình Nuớc sạch và VSMT.
- Xử lý các vấn đề từ giai đoạn thực hiện đầu tư đến quyết toán một số dự án
theo phân công của Vụ trưởng
- Chủ trì xây dựng, góp ý các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư XD để
trình Bộ trưởng ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành; hướng dẫn,
kiểm tra việc thực hiện; kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ nếu không còn phù
hợp; kiến nghị xử lý các vi phạm quy định quản lý nhà nước về đầu tư XDCB;
- Chủ trì nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách liên quan đến lĩnh vực đầu
tư XDCB; hướng dẫn, kiểm tra, tổng kết việc thực hiện sau khi được phê duyệt;
- Chủ trì phối hợp nghiệp vụ với các Vụ quản lý trong Bộ, các đơn vị tư vấn
và các cơ quan có liên quan thuộc lĩnh vực quản lý ĐTXD.
- Phối hợp Thanh tra Bộ triển khai thực hiện kế hoạch thanh tra hàng năm đối
với các đơn vị có liên quan.
- Chỉ đạo theo dõi và tổng hợp tình hình công nghiệp và thương mại các địa
phương phía Bắc, từ Quảng Trị trở ra, bao gồm vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc.
Vụ Kế hoạch- Bộ Công thương hoạt động theo chế độ chuyên viên. Dưới các
Phó Vụ trưởng 25 chuyên viên được phân công giúp đỡ các Phó Vụ trưởng theo

từng mảng nội dung đã được quy định. Ta có thể hình dung qua sơ đồ sau:

Vụ Trưởng

Các Phó Vụ Trưởng

Các Chuyên Viên

19


Hiện tại em đang được cô Phó Vụ trưởng Hoàng Thị Tuyết Hoa và Chuyên
viên Dương Thị Hoài Thu hướng dẫn nên em xin trình bày về mảng cô Phó Vụ
trưởng Hoàng Thị Tuyết Hoa phụ trách. Về mảng này, giúp đỡ Phó Vụ trưởng
Hoàng Thị Tuyết Hoa là 5 chuyên viên:
- Lê Lan Hương
- Nguyễn Thu Hà
- Lưu Mai Lan
- Dương Hoài Thu
- Nguyễn Hoàng Giang
 Chuyên viên Dương Hoài Thu
- Đầu mối của Vụ thẩm tra các dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam của
thành phố Hà nội.
- Hướng dẫn các địa phương và các nhà dầu tư nước ngoài thực hiện cam kết
WTO, thẩm định dự án dịch vụ theo cam kết WTO.
- Tham gia xử lí các vấn đề liên quan đến thương mại của các doanh nghiệp
FDI (bao gồm cả thuế ,tài chính…).
- Tham gia các dự án, đề án nhận viện trợ của nước ngoài.
- Thực hiện các hoạt động phố hợp khác theo tiêu chuẩn công chức, các nhiệm
vụ, công tác khác do lãnh đạo Vụ giao.

 Chuyên viên Nguyễn Thu Hà
- Đầu mối của Vụ thẩm tra các dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam của khu
vự từ Huế trở vào, trừ thành phố Hồ Chí Minh.
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, làm thủ tục đăng kí hoạt động nhượng quyền
thương mại.
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc cấp phép chi nhánh và văn phòng đại
diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.
- Tổ chức quản lí, theo dõi việc cấp phép của các địa phương, kịp thời có văn
bản trình Bộ góp ý trong những trường hợp cần thiết, định kì hàng quý báo cáo tổng
hợp tình hình với lãnh đạo Vụ.

20


- Theo dõi tình hình hoạt động đàu tư và sản xuát của các Khu Kinh Tế, Khu
Công Nghiệp, Khu Chế Xuất, Khu Công Nghệ Cao.
- Thực hiện các hoạt động phối hợp khác theo tuân chuẩn công chức, các
nhiệm vụ công tác khác do lãnh đạo Vụ giao.
 Chuyên viên Lưu Mai Lan
- Đầu mối của Vụ thẩm tra các dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam của
TP.Hồ Chí Minh (trừ lĩnh vực dịch vụ theo cam kết WTO).
- Đầu mối xử lý các vấn dề liên quan tới thuế, tài chính, thương mại của các
doanh nghiệp FDI.
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, làm thủ tục phê duyệt hoạt động xuất nhập
khẩu của nhà thầu nước ngoài.
- Theo dõi hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI, phối hợp Vụ
xuất nhập khẩu phân tích đánh giá tình hình xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp
này định kỳ từng quý và cả năm..
- Tổng hợp toàn bộ kết quả thẩm định các dự án đầu tư nước ngoài vào Việt
Nam và của Việt Nam ra nước ngoài theo ngành, lĩnh vực, địa bàn đầu tư, nước đầu

tư, hàng quý và năm báo cáo lãnh đạo Vụ.
- Thực hiện các hoạt động phối hợp khác theo tuân chuẩn công chức, các
nhiệm vụ công tác khác do lãnh đạo Vụ giao.
 Chuyên viên Lê Lan Hương
- Phối hợp Vụ thị trường trong nước, Vụ thương mại miền núi xây dựng và
tổng hợp kế hoạch năm năm, hàng năm về phát triển thị trường trong nước phối hợp
chuyên viên Nguyệt tổng hợp toàn nghành công thương để trình Bọ trưởng phê
duyệt và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu,
đầu tư, cổ phần hóa… các doanh nghiệp thuộc bộ ngành thương mại (trừ các doanh
nghiệp xăng dầu), hàng tháng, quý, năm có dánh giá kết quả hoạt động chuyển
phòng thống kê tổng hợp báo cáo chung toàn ngành công thương
- Theo dõi tình hình công nghiệp và thương mại vùng 3 gồm các tỉnh Bình
Định, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, PHú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam,

21


Quảng Ngãi, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, định kỳ hàng quý tổng hợp báo các lãnh
đạo Vụ.
- Phối hợp Vụ đa biên UBQG về KTKTQT, Vụ HTQT theo dõi và tổng hợp
tình hình thực hiện lộ trình hội nhập KTQT của ngành theo các cam kết WTO,
FTA, BTA.
- Tham gia BQL dự án B- WTO của Vụ
- Thực hiện các hoạt động phối hợp khác theo tuân chuẩn công chức, các
nhiệm vụ công tác khác do lãnh đạo Vụ giao
Ta có thể hình dung rõ hơn mối quan hệ giữa các thành viên qua sơ đồ sau:.
Phó Vụ trưởng Hoàng Thị Tuyết Hoa

Chuyên


Chuyên

Chuyên

Chuyên

Chuyên viên

viên

viên

viên

viên

Nguyễn

Dương

Nguyễn
Thu Hà

Lê Lan
Hương

Hoàng

Hoài Thu


Lưu Mai
Lan

Giang

3. Đánh giá về năng lực công tác của Vụ kế hoạch- Bộ Công thương
3.1 . Về nhân sự
Như đã trình bày ở trên Vụ kế hoạch gồm có 1 Vụ trưởng, 5 Phó Vụ trưởng
và 25 chuyên viên. Mặc dù tuổi đời khá trẻ (trung bình 32 tuổi) nhưng các chuyên
viên đều có trình độ học vấn cao, toàn bộ 100% chuyên viên đạt trình độ đại học.
Nhiều chuyên viên có khả năng đánh máy tính bằng 10 ngón rất nhanh cũng như
khả năng giao tiếp bằng tiếng anh rất giỏi. Có thể lấy chuyên viên Dương Hoài Thu
làm ví dụ. Tốt nghiệp đại học Ngoại thương với bằng giỏi mặc dù tuổi đời rất trẻ
(sinh năm 1980) nhưng chuyên viên với khả năng tin học cũng như tiếng anh giỏi
chuyên viên Thu hàng ngày có thể phụ trách một khối lượng lớn các hồ sơ xin cấp

22


phép đầu tư của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, các dự án đề án của các doanh
nghiệp FDI. Bộ Công thương cũng như Vụ kế hoạch thuộc Bộ cũng thường xuyên tổ
chức cho các chuyên viên theo học thêm các lớp nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ, tiếng anh… cũng như tạo thuận lợi cho nhiều chuyên viên có điều kiện
học thêm ở nước ngoài.
3.2. Về điều kiện làm việc
Nói về điều kiện làm việc thì Bộ Công thương nói chung cũng như Vụ kế hoạch
thuộc Bộ nói riêng có điều kiện làm việc rất tốt. Vụ không chia thành từng phòng cụ
thể mà chia theo những mảng nội dung, trách nhiệm như đã trình bày ở trên. Mỗi
phòng làm việc có diện tích khoảng 30- 40 m2 thường có 2 đến 3 người làm việc.

Đặc biệt có những phòng chỉ có 1 Vụ trưởng hoặc 1 Phó vụ trưởng như phòng làm
việc của Vụ trưởng Lê Văn Được hay Phó vụ trưởng Hoàng Thị Tuyết Hoa. Mỗi
phòng làm việc đều được bố trí đầy đủ các bàn làm việc, bàn tiếp khách, các tủ hồ sơ
cũng như quạt hay điều hòa để phục vụ trong những ngày hè nóng nực. Mỗi cán bộ
đều được bố trí 1 điện thoại bàn riêng, 1 máy tính riêng được nối mạng với tốc độ
truy cập cao phục vụ tích cực cho công việc. Qua thực tế được thấy thì hệ thống máy
tính được các cán bộ sử dụng thường xuyên và hàng ngày cho việc truyền tải, lấy các
thông tin, tìm kiếm các dữ liệu… Bên cạnh đó mỗi phòng đều được trang bị máy in
và máy fax… nhằm đảm bảo cho công việc được thực hiên một cách tốt nhất và
nhanh nhất.
4. Giới thiệu về nghiệp vụ
Một trong những nghiệp vụ em xin trình bày ở đây là nghiệp vụ mà chuyên
viên Dương Hoài Thu vẫn thực hiện hàng ngày đó là thẩm định các dự án đầu tư
nước ngoài vào Việt Nam của Hà Nội.
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài muốn xin phép đầu tư ở Việt Nam và cụ
thể là ở Hà Nội sẽ phải làm các hồ sơ xin phép kèm theo các báo cáo về thời gian đầu
tư, giá trị của dự án… lên Vụ kế hoạch - Bộ Công Thương và hồ sơ đó sẽ được
chuyển qua cho chuyên viên Dương Hoài Thu.

23


Bước 2: Thông qua luật
Chuyên viên Dương Hoài Thu sẽ có nhiệm vụ thông qua luật để đánh giá các dự
án đầu tư nước ngoài của các doanh nghiệp FDI. Các văn bản luật bao gồm cả các
văn bản được lưu trữ bằng các phần mềm trên máy tính cũng như các văn bản dưới
dạng sách. Đồng thời với hệ thống máy tính nối mạng với tốc độ cao, chuyên viên
Dương Hoài Thu có thể thường xuyên cập nhập các văn bản luật mới của nhà nước
để phục vụ cho công việc được tốt nhất.

Bước 3: Soạn ra các hồ sơ có điều kiện được đầu tư
Những dự án đầu tư nước ngoài nào đủ điều kiện về tính khả thi cũng như điều
kiện về pháp lí sẽ được thông qua. Chuyên viên Dương Hoài Thu sẽ soạn thảo văn
bản cho phép đầu tư theo những mẫu đã có sẵn.
Bước 4: Trình kí
Sau khi soạn thảo văn bản cho phép đầu tư xong chuyên viên Dương Hoài Thu
sẽ in ra và trình lên trên kí. Có 2 mức độ: văn bản cấp Vụ và văn bản cấp Bộ. Những
văn bản cấp Vụ thì Phó Vụ trưởng Hoàng Thị Tuyết Hoa có thể kí thay còn những
văn bản cấp Bộ sẽ được trình lên trên bằng đường công văn hoặc fax lên trên cho Thứ
trưởng Lê Danh Vĩnh kí.

24


Chương 3: Một số hướng đề tài dự kiến
Đề tài 1: Giải pháp nâng cao thương hiệu cà phê Việt Nam trên thị trường
thế giới.
• Một số lí do chọn đề tài:
- Trước hết, ta có thể thấy cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ
lực của Việt Nam đem lại ngoại tệ góp phần quan trọng trong việc phát triển của đất
nước. Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê nhiều thứ 2 trên thế giới chỉ sau Braxin.
- Bên cạnh đó, việc xuất khẩu cà phê đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với
việc tạo ra công ăn việc làm và giải quyết vấn đề về thu nhập đối với đồng bào Tây
nguyên mà tiêu biểu là 2 tỉnh Gia lai và Đắc lắc.
- Tuy nhiên, vẫn tồn tại 1 vấn đề nổi cộm đáng phải quan tâm đối với việc xuất
khẩu cà phê của Việt Nam đó là việc phát triển kém bền vững. Đó chính là lí do giải
thích vì sao mà trong những năm vừa qua mặc dù ngành xuất khẩu cà phê Việt Nam
phát triển nhanh chóng, đứng thứ 2 thế giới về số lượng cà phê xuất khẩu tuy nhiên
kim ngạch xuất khẩu cà phê lại chưa lớn tương xứng. Ta có thể lí giải điều này qua 1
số nguyên nhân sau:

 Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cà phê nhân mà bản thân giá trị cà phê nhân
xuất khẩu thấp.
 Lượng cà phê bột, cà phê đã qua chế biến xuất khẩu thấp và thương hiệu
chưa cao. Việt Nam đơn thuần chỉ nổi tiếng về xuất khẩu cà phê nhân. Các sản phẩm
chế biến từ cà phê Việt Nam vẫn quá ít ỏi, chưa tương xứng với tiềm năng. Mặt hàng
cà phê chế biến xuất khẩu là quá ít mà chủ yếu mới chỉ là tiêu thụ nội địa. Có thể lấy
ví dụ như đầu tháng 9.2008, quán cà phê đầu tiên ở nước ngoài của Công ty cà phê
Trung Nguyên đã được mở tại ga hành khách số 1 sân bay quốc tế Changi của
Singapore. Tối 19.11, quán cà phê thứ hai của Trung Nguyên khai trương ở Trung
tâm shopping Liang Court, ngay khu ẩm thực nổi tiếng Clarke Quay của Singapore.
Những quán đầu tiên được mở ra và đã được người dân Singapore rất hưởng ứng.
Tuy nhiên có thể thấy mới chỉ có cà phê Trung Nguyên tiên phong trong việc quảng
bá thương hiệu cà phê Việt Nam. Việc được khách hàng nước ngoài hưởng ứng đó là

25


×