Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đề thi tâm lý học quản lý có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (372.76 KB, 7 trang )

KHOA CƠ BẢN

ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

BỘ MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI

NĂM: 2014

************

HỌC PHẦN: TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ
LỚP: ĐH11QTVP

ĐỀ SỐ: 01

THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT
(SINH VIÊN KHÔNG ĐƯỢC SỬ DỤNG TÀI LIỆU)

NỘI DUNG ĐỀ THI:
Câu 1: (2,5đ)
Tập thể là gì? Tập thể phát triển theo mấy giai đoạn và mỗi giai đoạn cần có phong
các quản lý gì?
Câu 2: (3,0đ)
Dư luận xã hội là gì? Vai trò của nó trong tổ chức? Người lãnh đạo quản lý như thế
nào để quản lý được dư luận?
Câu 3: (4,5đ)
Thế nào là uy tín lãnh đạo? Để đánh giá uy tín lãnh đạo dựa trên những điều kiện
nào? Trình bày các con đường để nâng cao uy tín, gây dựng và củng cố uy tín lãnh
đạo nhà nước ta hiện nay?

****HẾT****


(Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)

Mã đề: 01TLQL/ĐH/2014

Trang 1


KHOA CƠ BẢN

ĐÁP ÁN ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

BỘ MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI

NĂM: 2014

************

HỌC PHẦN: TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ
MÃ ĐỀ: 01TLQL/ĐH/2014

ĐỀ SỐ: 01

LỚP: ĐH11QTVP

Câu:

Đáp án:

Điểm:


1.

Tập thể là một nhóm người có tổ chức, phối hợp với nhau một cách chặt chẽ trong

0,5đ

hoạt động vì một mục đích chung, sự tồn tại và phát triển của tập thể dựa trên cơ sở
thoả mãn và kết hợp hài hoà giữa lợi ích của cá nhân và lợi ích chung (lợi ích tập thể
và lợi ích xã hội).
Tập thể phát triển theo các giai đoạn sau:
* Giai đoạn thứ nhất:

0,75đ

- Tập thể mới được hình thành, mọi người vừa mới tập trung lại, chưa ai biết ai, chưa
có mối quan hệ qua lại. Sau đó mối quan hệ qua lại giữa các thành viên trong tập thể
bắt đầu nảy sinh trên cơ sở công việc. Mỗi người đầu cố gắng khẳng định vai trò và
khả năng của mình trong tập thể. Kỷ luật tập thể bắt đấu được hình thành. Trong giai
đoạn này rất dễ nẩy sinh xung đột trong tập thể. Trong tổ chức, cơ quan có thể có
những phần tử tiêu cực, họ mang vào tập thể những thói hư tập xấu, vô ý thức tổ
chức, kỷ luật.
- Nhiệm vụ người lãnh đạo, quản lý trong giai đoạn này là ổn định tổ chức đề cao kỷ
luật lao động. Phong cách lãnh đạo thích hợp trong giai đoạn này là phong cách
chuyên chế, sử dụng phương pháp mệnh lệnh để điều hành công việc.
* Giai đoạn thứ hai:

0,75đ

- Mối quan hệ liên cá nhân đã trở nên chặt chẽ hơn. Kỷ luật lao động đã được củng
củng cố vững chắc hơn. Trong giai đoạn này đã xuất hiện những hạt nhân tích cực, trở

thành chỗ dựa của người quản lý. Người quản lý cần chuyển từng phần chức năng
thích hợp cho cho những nguời này, phát huy vai trò của họ trong hoạt động của tổ
chức.
- Giai đoạn này có sự phân hoá nhóm. Tập thể phân hoá thành những nhóm khác nhau
do yêu cầu của người lãnh đạo:
Mã đề: 01TLQL/ĐH/2014

Trang 2


+ Nhóm tích cực;
+ Nhóm thụ động lành mạnh;
+ Nhóm thụ động tiêu cực;
+ Nhóm tiêu cực chống đối.
- Trong giai đoạn này, thái độ đối với nhiệm vụ tập thể là chỉ số xác định các phân
nhóm. Nhóm cốt cán đóng vai trò ngày càng lớn trong việc hình thành những dư luận
xã hội của tập thể, trong việc ủng hộ những hoạt động của ngườ lãnh đạo, thúc đẩy
tập thể phát triển. Người lãnh đạo phải biết cách dựa vào đội ngũ cán bộ, ủng hộ
những yêu cầu của họ và tạo điều kiệnthuận lợi cho nhóm thụ động lành mạnh chuyển
hoá thành nhóm tích cực. Với nhóm tiêu cực thì phải đấu tranh mạnh mẽ họ phải
chuyểnhoá từ tâm trạng đối lập sang trang thái hoà đồng. Tóm lại ở giai đoạn này,
người lãnh đạo phải có cách xử sự khác nhau tuỳ theo mỗi thành viên thuộc ở phân
nhóm nào. Trên cơ sở đó sẽ giúp cho tập thể chuyển hoá sang giai đoạn phát triển
mới.
- Phong cách quản lý tổ chức thích hợp trong giai đoạn này là sự kết hợp giữa hai
phong cách lãnh đạo: phong cách chuyên chế và phong cách dân chủ.
* Giai đoạn thứ ba:

0,5đ


- Tổ chức cơ quan đã có trình độ phát triển cao. Ý thức trách nhiệm trong từng thành
viên đã được nâng cao. Mỗi thành viên trong tập thể đều nhận thức rõ nhiệm vụ của
tổ chức. Kỷ luật tập thể ngày càng được củng cố. Mối quan hệ giữa các thành viên
trong tâp thể trở nên bền vững hơn.
- Trong giai đoạn này người lãnh đạo chuyển sang phong cách lãnh đạo dân chủ.
2.

Dư luận xã hội là một trạng thái tinh thần thống nhất của một nhóm hoặc một công

0,5đ

đồng xã hội bao gồm cả nhận thức, tình cảm và ý chí.
Dư luận xã hội có các vai trò sau đây:

1,25đ

- Điều chỉnh hành vi cá nhân và của tập thể.
- Dư luận xã hội đóng vai trò người động viên, khích lệ, hoặc người phê phán, công
kích đối với những hành động xã hội, những biểu hiện đạo đức, tinh thần của những
cá nhân hay nhóm người trong xã hội.
- Dư luận xã hội không chỉ tác động đến con người mà còn là một công cụ kiểm tra
chính xác nhanh nhạy và tuyết đối ở mọi lúc mọi nơi hành vi con người.
- Dư luận xã hội còn làm cố vấn cho các cơ quan chức năng giải quyết các vấn đề xảy

Mã đề: 01TLQL/ĐH/2014

Trang 3


ra trong công đồng, nó mở rộng quyền dân chủ, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng Nhà nước và nhân dân.

Vì vậy, người quản lý cần sử dụng nó trong quá trình điều khiển con người.
Sự quản lý của người lãnh đạo để quản lý được dư luận xã hội:

1,25đ

- Quan tâm đến dư luận xã hội trong tập thề, xem dư luận như là một phương tiện
quản lý, giáo dục cá nhân và tập thể.
- Kịp thời nắm bắt dư luận trong tập thể cơ quan, tổ chức, điều chính theo hướng có
lợi cho sự phát triển của tổ chức.
- Ngăn chặn kịp thời những dư luận không chính xác, tạo điều kiện để những dư luận
đúng đắn tồn tại, lan tỏa.
- Xây dựng phát triển, tạo các dư luận lành mạnh trong tập thể.
- Khi xây dựng dư luận xã hội trong tổ chức, cần đảm bảo tính chính xác, chân thực
và nhân đạo.
3.

Uy tín của người lãnh đạo là sự ảnh hưởng của quyền uy và sức mạnh tinh thần của

0,5đ

của người lãnh đạo đối với cấp dưới khiến cấp dưới tin tưởng, cảm phục và tuân theo
các quyết định của người lãnh đạo.
Để đánh giá uy tín lãnh đạo dựa trên những điều kiện, tiêu chí về sự phân loại uy tín:
* Uy tín đích thực:

1,5đ

- Uy tín đích thực là sự kết hợp một cách đặc biệt khách quan giữa những phẩm chất
tư tưởng, chính trị, tâm lý đạo đức của người lãnh đạo, uy tín đích thực hình thành và
phát triển thông qua hoạt động giao lưu của chủ thể và khách thể trong quản lý, lãnh

đạo nhằm tích cực hoá quá trình đó.
- Uy tín đích thực được biểu hiện qua cơ sở sau đây:
+ Người lãnh đạo luôn luôn đứng vững trên cương vị của mình. Trong hoạt động,
trong cuộc sống cấp trên tín nhiệm cấp duới kính phục, tin tưởng phục tùng tự
nguyện, đồng nghiệp ngưỡng mộ, ca ngợi.
+ Những thông tin có liên quan đến việc quản lý lãnh đạo đều được chuyển đến đấy
đủ, chính xác kịp thời cho người lãnh đạo.
+ Những quyết định quản lý đưa ra được cấp dưới thực hiện tự giác, nghiêm túc dù
bất cứ dưới hình thức nào.
+ Dù người lãnh đạo, quản lý vắng mặt ở cơ quan, đơn vị nhưng công việc vẫn tiến
hành bình thường và mọi người vẫn mong đợi sự có mặt của người lãnh đao quản lý.

Mã đề: 01TLQL/ĐH/2014

Trang 4


+ Dư luận quần chúng luôn đánh giá tốt người lãnh đạo.
+ Kẻ thù, những người đối lập, những đối thủ có tầm cỡ tỏ ra kính nể, run sợ thậm chí
khâm phục.
+ Người lãnh đạo luôn luôn có tâm trạng nhiệt tình, thoái mái trong công việc, có
hiệu quả hoạt động rõ rệt. Hiệu quả này không chỉ ở mặt kinh tế - xã hội mà còn thể
hiện trong sự đi lê, phát triển của tổ chức, của mỗi thành viên trong đơn vị.
+ Những việc riêng của người lãnh đạo quản lý được mọi người quan tâmvới thái độ
thiện chí và đúng mức.
+ Khi người lãnh đạo chuyển sang công tác khác hoặc nghỉ hưu mọi người luyến tiếc,
ngưỡng mộ, ca ngợi. Hình ảnh người lãnh đạo còn lưu lại trong mỗi thành viên.
* Uy tín giả tạo:

1,5đ


- Uy tín giả danh dựa trên sự trấn áp bằng quyền lực:
+ Đây là trường hợp mà một số ngươi lãnh đạo dùng cách chứng tỏ cho cấp dưới thấy
rõ uy thế quyền hạn của mình, và giữ cho cấp dưới luôn ở tình trạng căng thẳng vì lo
sợ thi hành kỷ luật
+ Loại uy tín này rất tai hại vì nó không chỉ làm giảm hiệu quả lao động mà còn làm
cho bầu không khí tâm lý trong cơ quan căng thẳng. Đố kỵ thiếu tin tưởng lẫn nhau.
Mặt khác nó cũng làm mất đi tính độc lập sáng tạo của mọi người, tạo điều kiện cho
một số kẻ xu nịnh xuất hiện.
- Uy tín giả danh dựa trên khoảng cách. Loại uy tín này biểu hiện ở chỗ người lãnh
đạo luôn tạo ra một sự cách biệt rõ ràng trong quan hệ với mọi người; đứng từ xa để
chỉ đạo tránh tiếp xúc với nhân viên, muốn tỏ ra khó gần gũi và có chút ít gì bí ẩn. Họ
sợ gần mọi người sẽ lộ tẩy những nhược điểm, non kém của bản thân. Loại người
lãnh đạo này họ tự tách mình ra khỏi tập thể; không đi sâu sát thực tiễn nên dễ có
quyết định sai lầm.
- Uy tín kiểu gia trưởng trịnh thượng: là kiểu người lãnh đạo luôn có thái độ trịnh
thượng, nhiều khi dẫn đến coi thường mọi người, chỉ cho mình là giỏi giang thông
minh nhất, bằng vẻ mặt, tư thế, cách làm ra vẻ quan trọng để đề cao mình, hạ thấp cấp
dưới. Kiểu người lãnh đạo này thường dẫn đến phong cách lãnh đạo độc đoán, họ
luôn tìm cách đẩy người mà họ không ưa kể cả những người có tài ra khỏi cơ quan.
Họ muốn cấp dưới phục tùng một cách tuyết đối. Đây là kiểu người lãnh đạo rất khó
tiếp nhận sự phê bình.

Mã đề: 01TLQL/ĐH/2014

Trang 5


- Uy tín kiểu dân chủ giả hiệu. Đây là kiểu người lãnh đạo bề ngoài tỏ ra dân chủ song
thực chất là mỵ dân. Họ gây uy tín bằng cách tỏ vẻ hoà nhập với mọi người, mọi việc

họ đều đưa ra bàn bạc, xin ý kiến song thực chất vẫn quyết theo ý mình. Kiếu tạo
dựng uy tín này sẽ mất đi ý nghĩa của nguyên tắc dân chủ, mất đi tính sáng tạo của
quần chúng.
- Uy tín kiểu công thần. Đó là người lãnh đạo luôn lấy thành tích cũ của mình để
thông báo, để tự ca ngợi mình. Họ muốn mọi người coi họ là mẫu mực lý tưởng. Đó
là những người hoài cổ, thiếu học hỏi và đổi mới. Rất có thể trước đây họ có uy tín
song hiện nay, do cương vị mới đòi hỏi họ phải tự hoàn thiện mình, song họ không
muốn làm như vậy mà bằng cách duy nhất là công thần để củng cố địa vị.
- Uy tín giả danh kiểu dạy khôn. Loại uy tín này thường có ở người lãnh đạo luôn
muốn tỏ ra mình là một người thầy, người am hiểu nhất. Trong quan hệ với mọi
người họ luôn nhồi nhét ra vẻ dạy khôn mọi người. Đây là kiểu uy tín giả danh theo
kiểu thông thái rởm, tự tô vẻ đề cao mình.
- Uy tín giả danh do mượn ô dù cấp trên. Loại uy tín này ở những người luôn luôn
mượn lợi cấp trên để trấn áp hoặc tạo ra mọi người tưởng mình là người gần gũi,
được cấp trên tin tưởng. Trong bất kỳ trường hợp nào họ họ cũng khoe đã được gặp
gỡ cấp trên hay được cấp trên tiết lộ cho biết một bí mật quan trọng nào đó. Thông
thường họ là những người theo sát cấp trên để được cấp trên bổ nhiệm, lấy uy thế của
cấp trên và quan hệ cấp trên đối với mình để xây dựng uy tín.
Các con đường để nâng cao uy tín, gây dựng và củng cố uy tín lãnh đạo nhà nước ta

1,0đ

hiện nay:
- Tự phấn đấu rèn luyện. Đây là con đường cơ bản nhất để tự nâng cao uy tín của
mình. Tự phấn đấu rèn luyện có thể được thực hiện bằng các biện pháp sau đây:
+ Duy trì hứng thú khát vọng và ý chí lãnh đạo để phục vụ tổ chức, phục vụ con
người và xã hội. Không được lấy uy tín làm mục đích mà phải coi đó phương tiện, là
điều kiện để thực hiện mục đích lãnh đạo, quản lý.
+ Thường xuyên kiểm tra , tự phê bình
- Giữ vững và nâng cao uy tín qua các mối quan hệ.

Người lãnh đạo không chỉ tổ chức và vận hành các quan hệ trong tổ chức của mình
mà còn tham gia các mối quan hệ đó. Uy tín gắn liền với những giá trị của họ. Những
giá trị này được được đánh gái thông qua người khác. Như vậy thộng qua mối quan

Mã đề: 01TLQL/ĐH/2014

Trang 6


hệ đây cũng là con đường để nâng cao uy tín người lãnh đạo. Các biện pháp thực hiện
con đường này bao gồm:
+ Quan hệ với mọi người khiêm tốn và có nguyên tắc.
+ Chân thành và gần gũi với quần chúng.
+ Quan hệ đúng mực với cấp trên và đồng nghiệp.
- Thực hiện dân chủ và công khai. Dân chủ công khai trong việc đề bạt kỷ luật cán
vộ, có ý kiến độc lập trong quyết định của cá nhân và dám chịu trách nhiệm, không né
tránh và đổ trách nhiệm cho người khác.

Mã đề: 01TLQL/ĐH/2014

Trang 7



×