Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

tiểu luận môn Kinh tế báo chí truyền thông và vấn đề phát hành xuất bản phẩm báo chí trong các tập đoàn báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.15 KB, 22 trang )

MỞ ĐẦU
Hiện nay, nhu cầu thông tin của công chúng ngày một tăng về chiều
rộng cũng như về chiều sâu. Đó vừa là nhân tố đưa đến sự phát triển, lại vừa
cho thấy đối tượng khách hàng tiềm năng của thị trường truyền thơng cịn
chưa được/bị khai thác hết.
Với mức xuất bản hiện nay, bình quân 40 người dân chỉ có một tờ báo
các loại để đọc trong ngày, 8 bản báo/người/năm. Đặc biệt, “nhu cầu đọc
của dân cư ở tuyệt đại đa số các tỉnh cách biệt rất xa với hai TP lớn, Hà Nội
và TP.HCM. Một nghiên cứu cách đây 10 năm đã cho thấy tỉ lệ mua báo ở
TP.HCM cao gấp 6 lần Cần Thơ và gấp 2,4 lần Hà Nội”. Điều đó dẫn đến
tình trạng “đói thông tin” ở một số nơi – một mâu thuẫn khó khắc phục ngày
một ngày hai.
Nhu cầu trong khu vực báo trực tuyến càng tăng lên rõ rệt trong 5 năm
qua. Tính đến thời điểm tháng 5/2004 đã có gần 4 triệu lượt người truy cập
các tờ báo điện tử như VietNamNet, Việt NamExpress, Tuoi Tre Online,
Lao động điện tử, chiếm 5,42% dân số cả nước. Sự gia tăng nhu cầu đọc báo
trực tuyến tương ứng với sự gia tăng nhu cầu truy cập Internet. Trung tâm
Internet Việt Nam (VNNIC) thống kê được: trong 6 tháng cuối năm 2004,
Việt Nam có 6.139.424 người truy cập Internet, chiếm tỉ lệ 7,44% dân số;
trong 4 tháng đầu năm 2005 có 7.174.028 người, chiếm tỷ lệ 8,7% dân số
(mức bình quân trong ASEAN, châu Á và thế giới là 7,54%; 8,36%;
14,11%.)
TP.HCM có 6 triệu dân, tương đương với 1 triệu hộ gia đình. Trong khi
truyền hình miễn phí đã phát triển ở mức nhất định, thị trường của truyền
hình trả tiền tìm thấy nhu cầu cao ở công chúng. Hoạt động từ năm 2003,
song ngay cả SCTV chỉ có khả năng đáp ứng 10.000 th bao. Nếu có đến
20 SCTV thì cũng mới chỉ cung ứng được nhu cầu của 1/5 hộ gia đình ở
Việt Nam. Do đó, đây là một lĩnh vực đầy hứa hẹn.
Bên cạnh đó là sự trưởng thành của đội ngũ làm truyền thơng, sự tiến
bộ của máy móc, công nghệ, trang thiết bị kĩ thuật. Đến nay, cả nước có
1




12.000 (số liệu mới nhất là 13.000 – NV) nhà báo chun nghiệp, 78% có
trình độ đại học báo chí, đại học các chuyên ngành khác và trình độ trên đại
học, 4.118 người có trình độ lý luận chính trị trung cấp, 1.699 người có trình
độ lý luận chính trị cao cấp[10]. 1/10 đội ngũ truyền thông của cả nước sống
và làm việc tại TP.HCM. Hội Nhà báo Việt Nam hiện là thành viên Hiệp
hội báo chí các nước ASEAN (CAJ) và Tổ chức quốc tế các nhà báo
(OIJ). Hội nhà báo vừa tổ chức Đại hội VIII Hội nhà báo TP.HCM
(13/8/2005) … Điểm yếu kém cần sớm được khắc phục là ở khâu đào tạo
đội ngũ truyền thơng.
Nếu nói theo kinh tế vi mô, Việt Nam chưa tiến tới đường giới hạn khả
năng sản xuất PPF trong lĩnh vực báo chí – truyền thơng, chưa khai thác tất
cả các “tài nguyên” sẵn có trong điều kiện kĩ thuật tốt nhất hiện tại, thị
trường vẫn còn rộng thênh thang và đang loay hoay tìm một chiến lược phát
triển dài lâu.
Chính thực tiễn phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của đời sống báo
chí - truyền thơng ở Việt Nam đã dẫn đến những đổi mới trong tư duy
quản lý báo chí của nhà nước. Chủ trương hình thành các tập đồn báo chí
ra đời trong bối cảnh đó. Cũng chính vì chưa từng có tiền lệ trong đời
sống báo chí Việt Nam, sự ra đời của chủ trương này dẫn đến hàng loạt
vấn đề mới cần đặt ra và hướng trả lời cho các vấn đề này là các tập đồn
báo chí trên thế giới.
Đểu hiểu rõ hơn về các vấn đề cơ bản nêu trên, tiểu luận sẽ trình bày rõ
nét một số khái niệm liên quan đến kinh tế báo chí - truyền thơng.

NỘI DUNG
I. Khái niệm kinh tế báo chí
2



Khuynh hướng tự chủ tài chính và sự hình thành nền kinh tế báo chí
Xét trong khía cạnh kinh tế, có thể nói những chuyển động trong khu
vực báo chí diễn ra chậm hơn nhiều so với các khu vực kinh doanh, sản xuất
của xã hội. Vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước, khi quan hệ thị trường
đã được khẳng định rõ ràng và trở thành đòi hỏi trong quản lý, phát triển của
các doanh nghiệp cũng như tồn bộ nền kinh tế, thì hầu như các cơ quan báo
chí cịn q lạ lẫm với vấn đề tự chủ tài chính. Tuy nhiên, vào thời điểm
hiện nay đã có hàng trăm cơ quan báo chí đã hồn tồn tự chủ về tài chính,
tự đảm bảo được nguồn lực kinh tế - kỹ thuật cho các hoạt động nghiệp vụ
cũng như khả năng mở rộng quy mô sản phẩm và khả năng ảnh hưởng.
Nhìn một cách tổng thể, có thể thấy trong xã hội đang hình thành một
nền kinh tế báo chí. Hai chỗ dựa quyết định cho nền kinh tế báo chi là sản
phẩm hàng hóa báo chí truyền thông và dịch vụ quảng cáo trên các phương
tiện truyền thơng. Xã hội càng phát triển thì u cầu thơng tin báo chí càng
tăng lên, do đó nhu cầu về sản phẩm hàng hóa báo chí cũng tăng lên. Nền
kinh tế tăng trưởng nhanh dẫn đến nhu cầu ngày càng lớn về quảng cáo
nhằm đưa hàng hóa, dịch vụ đến người tiêu dùng.
Sự phát triển kinh tế báo chí dẫn đến sự tác động có tính hai mặt vào
đời sống báo chí truyền thơng. Mặt thứ nhất, nó mang lại nguồn lực tài
chính quan trọng, đảm bảo cho sự tiếp tục phát triển, tăng cường cơ sở vật
chất, đổi mới thiết bị kỹ thuật công nghệ, mở mang thêm các nguồn thông
tin, tài liệu, cũng như công tác đào tạo, nâng cao trình độ chun mơn
nghiệp vụ cho đội ngũ những người làm báo. Nói tóm lại, kinh tế báo chí trở
thành động lực phát triển cho báo chí.
Xét từ mặt thứ hai của vấn đề, sự phát triển kinh tế báo chí dẫn tới hiện
tượng thương mại hóa báo chí, hay là sự xuất hiện những sản phẩm báo chí
thuần túy hàng hóa, chỉ quan tâm thu lợi nhuận, không quan tâm đến chức
năng thông tin tuyên truyền hoặc coi chức năng thông tin, tuyên truyền như
vỏ bọc cho hoạt động kinh tế.


3


Một vấn đề không thể bỏ qua là vấn đề hình thành các tập đồn báo
chí – một dạng của sự phát triển kinh tế báo chí hay thương mại hóa báo chí
trong nền kinh tế thị trường (hay tập đồn truyền thơng). Ở các nước tư bản
chủ nghĩa, các tập đồn báo chí hình thành trên cơ sở tích tụ tư bản, cá lớn
nuốt cá bé hay các công ty truyền thơng tự nguyện liên kết lại bằng hình
thức mua bán hoặc hợp nhất với nhau nhằm tăng nguồn lực, tạo ra sức mạnh
đủ khả năng cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Cũng có thể, các quá trình
trên diễn ra giữa những tập đồn kinh tế cơng nghiệp, thương mại, dịch vụ
với cơ quan hoặc các công ty báo chí nhằm mở rộng lĩnh vực kinh doanh,
tạo ra lợi thế xã hội trong phát triển. Vì thế, thực chất của việc hình thành
các tập đồn báo chí là một quá trình thuần túy kinh tế, nhằm mục đích kinh
tế. Những yếu tố liên quan đến khuynh hướng, tác động chính trị của chúng,
thực ra cũng là nhằm tìm đến lợi nhuận và bị lợi nhuận chi phối.
Tại một vài quốc gia khác (như Trung Quốc, Ma-lai-xi-a...), đảng chính
trị cầm quyền và nhà nước chủ động tạo ra các nguồn lực và điều kiện kinh
tế - xã hội - kỹ thuật - công nghệ để xây dựng các tập đồn báo chí nhằm
mục đích tạo ra sức mạnh truyền thông chi phối dư luận xã hội, phục vụ cho
các yêu cầu, nhiệm vụ chính trị. Tuy nhiên khi đã trưởng thành, các tập đồn
báo chí đó khơng chỉ trở thành thế lực truyền thơng chính trị, mà cịn trở
thành thế lực kinh tế và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các quy luật kinh tế
trong quá trình tồn tại, phát triển.
Sự phát triển kinh tế báo chí : Phát triển kinh tế báo chí lành mạnh
khơng nên nhầm lẫn với “thương mại hóa” theo kiểu giật gân, câu khách rẻ
tiền. Làm báo thì phải bán sản phẩm báo chí chứ khơng để bao cấp, do đó
hiện nay vấn đề phát triển kinh tế báo chí truyền thơng đang là một vấn đề
quan trọng, việc tăng độc giả và phát hành dẫn đến tăng khả năng thu hút

quảng cáo và dịch vụ trên báo chí.
Nền báo chí ở Việt Nam hiện nay đang phát triển với tốc độ rất nhanh
chóng, dần theo kịp được xu thế chung của thế giới. Sự phát triển đó khơng
chỉ nhờ vào đội ngũ người làm báo ngày một chuyên nghiệp hơn mà còn
4


dựa vào sự quản lý kinh doanh báo chí của Nhà nước và các cơ quan báo
chí đó. Do đó, ở nước ta xuất hiện nhiều hình thức kinh doanh báo chí với
những nội dung cơng việc vơ cùng phong phú.
II. Kinh doanh báo chí
1. Những loại hình kinh doanh báo chí ở nước ta hiện nay
Báo chí là đơn vị sự nghiệp đặc biệt. Vì vậy mà Đảng và Nhà nước ta
ln có đường lối chính sách tạo mọi điều kiện cho báo chí phát triển. Cũng
giống như những hình thức kinh doanh khác trong nền kinh tế thị trường,
kinh doanh báo chí cũng thành lập được những cơ quan chủ quản như một
doanh nghiệp, cũng có sự cạnh tranh gay gắt về chất lượng sản phẩm. Sản
phẩm của việc kinh doanh báo chí được coi là sản phẩm phi vật chất, được
đăng kí bản quyền và thương hiệu, trong đó cơ quan báo chí là cơ sở sản
xuất phi vật chất.
Do đó có các loại hình kinh doanh báo chí như sau:
1. Cơ quan báo chí trực tiếp kinh doanh – dịch vụ:
Việc kinh doanh ở đây có thế được thực hiện tại các phòng ban trong
cơ quan báo chí đó như: phịng quảng cáo, phịng phát hành… Các phịng
này có nhiệm vụ tổ chức xuất bản, in ấn, bán báo và đi kêu gọi quảng cáo
trên báo của mình.
Cịn tại Đài Tiếng nói Việt Nam hay Đài truyền hình Việt Nam, lượng
phát hành quảng cáo nhiều hơn và có phần phức tạo hơn nên được chia
thành các trung tâm: trung tâm quảng cáo và dịch vụ phát thanh, trung tâm
quảng cáo và dịch vụ truyền hình. Các trung tâm này cũng chỉ chuyên trách

làm công việc kinh doanh, bảo đảm doanh thu cho Đài.
Đặc biệt, với thời kinh tế hội nhập, các cơ quan báo chí đã lập thành
các cơng ty như cơng ty in Tạp chí Cộng sản, cơng ty TNHH một thành
viên… Hay hình thành nên công ty cổ phần như báo Tiền phong,… Đây là
những hình thức cịn khá mới mẻ nhưng được dự đóan sẽ rất phát triển trong
một tương lai khơng xa để các cơ quan báo chí có thể tự lập hoạt động và
tăng tính cạnh tranh hơn.
5


2. Các cơ quan báo chí ủy quyền cho các doanh nghiệp và tư nhân kinh
doanh báo chí. Đây thực sự vẫn là một hình thức cịn rất mới nhưng lại rất
có khả năng phát triển mạnh mẽ. Ở nước ta hiện nay, trong các loại hình tổ
chức là dịch vụ báo chí thì bưu điện chủ yếu làm phát hành.
3. Nhiều trung tâm thông tin của các ngành tham gia dịch vụ phát hành,
quảng cáo… Hiện nay, các doanh nghiệp muốn phát triển thì phải đầu tư cho
quảng cáo, nên quảng cáo rất đắt khách. Chính vì thế các trung tâm thơng tin
dựa vào đó để tăng thêm thu nhập.
Từ các lọai hình kinh doanh báo chí trên, có thể thấy đây không phải là
một vấn đề dễ dàng. Do đó, kinh doanh và vấn đề kinh doanh báo chí được
đặt ra, bắt buộc người làm báo chí phải đi sâu vào tìm hiểu.
2. Nội dung triển khai kinh doanh báo chí
2.1. Tổ chức kinh doanh báo chí
Việc tổ chức triển khai kinh doanh báo chí hay bất kì loại hình kinh
doanh nào ln cần đến người đứng ra tổ chức kinh doanh hay nói ngắn gọn
là: nhà kinh doanh. Họ là những người sẽ đứng ra chịu trách nhiệm mọi
khâu trong quá trình kinh doanh kể cả quảng cáo. Khi có những vấn đề khúc
mắc, chính họ sẽ là người đứng ra giải quyết và chịu trách nhiệm trước tịan
cơ quan về một sai sót nào đó. Họ cũng là người đứng đầu để phân công mọi
người làm việc, quản lý giám sát mọi người thực hiện sao cho đúng với yêu

cầu.
- Đó có thể là đại diện cơ quan báo chí được giao làm kinh doanh như:
phó tổng biên tập phụ trách, trưởng phòng, giám đốc điều hành,…
- Các đại diện tổ chức tham gia kinh doanh của các doanh nghiệp, các
tổ chức khoa học - dịch vụ… cũng là người có thể đứng ra tổ chức kinh
doanh báo chí.
- Nhà kinh doanh tư nhân cũng được quyền tham gia vào quảng cáo,
phát hành, in ấn nhưng ở nước ta hiện chưa có cơ quan tịan soạn báo chí tư
nhân nên nhà kinh doanh này chưa có cơ hội để phát triển và tồn tại.
2.2. Các nội dung triển khai kinh doanh báo chí
6


- Dịch vụ in ấn: Báo chí là một lĩnh vực gắn bó mật thiết với cơng việc
in ấn. Chính vì thế, việc chọn lựa các nhà in phù hợp với điều kiện của cơ
quan báo chí và có chất lượng là một cơng việc địi hỏi sự tìm tịi kĩ lưỡng.
Sự cạnh tranh giữa các tờ báo với nhau nhiều khi còn ở chất lượng bản in,
bản in đẹp, bắt mắt, chất lượng giấy tốt chắc chắn sẽ thu hút công chúng
hơn.
- Phát hành: Việt Nam là một đất nước của nền kinh tế bán lẻ rất phát
triển. Việc phát hành tiêu thụ một tờ báo cũng luôn cần thơng qua các điểm
bán báo lẻ. Cơng chúng thường tìm mua báo chí tại các quầy báo bên đường
hay của những người bán báo dạo là nhiều nhất. Còn bán tại bưu điện hay
trực tiếp tại tòan soạn thường dành cho bán buôn, gần như là một nơi phân
phối báo chí ra các dịch vụ bán lẻ xung quanh. Do đó, việc phát hành báo
cần chú trọng việc đưa ra những khuyến mãi, giá cả có lợi cho người bán lẻ.
Phát hành còn cần đến một đội ngũ đi điều tra một cách thường xuyên
tỷ lệ phát hành và bán báo để có thế thơng báo cho tịa soạn kịp thời. Giúp
tịa soạn có thể thay đổi phương thức hoạt động, chất lượng bài viết để bán
báo được nhiều hơn nữa.

- Quảng cáo: Cách đây vài chục năm, số đầu báo ở Việt Nam chỉ có thể
đếm trên đầu ngón tay, chuyện quảng cáo nói chung, trên báo chí nói riêng
thậm chí cịn bị coi là một điều xấu xa, khơng thể có chỗ đứng trong xã hội.
Nhưng với thời gian, mọi sự đã thay đổi. Số lượng đầu báo đã tăng lên tới
vài trăm, nhiều tờ báo không được ngân sách Nhà nước bao cấp vẫn có thể
sống được nhờ quảng cáo. Mở bất kỳ tờ báo nào người đọc cũng thấy quảng
cáo, bất kỳ chương trình truyền hình hẫp dẫn nào cũng có các clip quảng cáo
chen vào. Dù muốn hay khơng thì quảng cáo cũng đã trở thành một hiện
tượng thường nhật của đời sống xã hội Việt Nam và cùng với việc tăng số
lượng phát hành, các tờ báo đều chú trọng đến khâu quảng cáo để tăng thu
nhập.
Quảng cáo xét từ góc độ truyền thơng, thương mại…sẽ có những định
nghĩa khác nhau. Nhưng dù từ góc độ nào, quảng cáo là một dạng thơng tin
7


kinh tế đặc thù, nói tốt cho hàng hóa, dịch vụ nhằm mở rộng những người
mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hóa. Quảng
cáo là quan hệ kinh tế-dịch vụ diễn ra giữa chủ thể quảng cáo và đơn vị dịch
vụ quảng cáo nhằm mục đích bán hàng, phát triển dịch vụ hoặc phục vụ nhu
cầu khác của chủ thể quảng cáo. Quảng cáo cũng thu lợi nhiều mặt cho đơn
vị hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ quảng cáo-cơ quan báo chí-xã hội và
người tiêu dùng.
Quảng cáo hiện nay đã trở thành một phần khơng thể thiếu của các cơ
quan báo chí. Để thu hút, khơng chỉ cơng chúng mà cịn thu hút cả các doanh
nghiệp thì việc trình bày quảng cáo, sắp xếp quảng cáo sao cho phù hợp là
rất cần thiết. Các cơ quan báo chí phải xây dựng cơ chế “hoa hồng”, xây
dựng đội ngũ quảng cáo để có thể mời gọi được các doanh nghiệp quảng
cáo. Phải có nghệ thuật khai thác một cách hiệu quả nhất, tăng uy tín của tờ
báo để các doanh nghiệp có thể thoải mái chấp nhận…

Khơng chỉ có thu nhập từ quảng cáo mà chính các tờ báo đó cũng phải
xây dựng những chiến lược quảng cáo cho chính tờ báo của mình. Phải chọn
lựa những hình thức thể hiện sao cho bắt mắt và thu hút nhất, mời gọi cơng
chúng đón đọc, mua báo… Có như thế, việc kinh doanh báo chí mới thành
cơng.
Quảng cáo trên báo chí có tuổi thọ lâu đời hơn bất cứ dạng thức quảng
cáo nào chúng ta đang chứng kiến ngày nay và vẫn là kiểu quảng cáo đầu
tiên mà các công ty nghĩ đến trong các chiến dịch quảng cáo. Báo chí là một
cách thức tốt để tiếp cận một số lượng lớn người tiêu dùng, đặc biệt là những
người từ 45 tuổi trở lên - những người có xu hướng đọc báo thường xuyên
hơn giới trẻ vốn chỉ lấy tin tức từ truyền hình hay Internet. Và bạn có thể
hướng quảng cáo của bạn tới các thị trường thích hợp bằng việc đề nghị
quảng cáo được đăng tải trong các chuyên mục tin tức có liên quan mật thiết
nhất đối với các khách hàng tiềm năng của bạn, chẳng hạn như thể thao, lối
sống hay kinh doanh.

8


Đối với loại quảng cáo trên báo chí, mọi người sẽ đọc hàng ngày. Thói
quen của nhiều người khi đọc báo là họ lướt rất nhanh và chỉ đọc những gì
thật nổi bật. Nhiều nghiên cứu cho thấy, 80% số người khi đọc báo họ sẽ
không đọc những thông tin chi tiết. Do vậy, muốn quảng cáo có được hiệu
quả cao, bạn cần chú ý làm nổi bật tiêu đề bao gồm tên sản phẩm của công
ty, nơi sản xuất và những mục đích sử dụng chính.
Cũng như tất cả các dạng thức quảng cáo khác, chi phí dành cho các
quảng cáo trên báo chí của bạn sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: kích thước
quảng cáo, loại tạp chí bạn sử dụng, quảng cáo ở khu vực nào trên báo, tần
số đăng tải quảng cáo, và quảng cáo đen trắng hay màu sắc,.... Các loại nhật
báo thường có giá thành thấp nhất và thích hợp nhất với các hợp đồng quảng

cáo dài hạn. Khi kinh doanh đã tăng trưởng ổn định, bạn có thể sẽ muốn
quan tâm tới việc bỏ tiền cho các không gian quảng cáo lớn hơn trong tờ báo
để nhắm tới nhiều khách hàng hơn, chứ khơng cịn đơn thuần trong khu vực
kinh doanh của cơng ty bạn nữa.
Một khía cạnh đáng lưu ý khác đối với quảng cáo trên báo chí là người
đọc ln muốn biết sản phẩm, dịch vụ của bạn sẽ mang lại cho họ lợi ích gì.
Chính vì thế, bạn cần làm sao để các tiêu đề dù ngắn gọn, nhưng phải đảm
bảo cho khách hàng thấy được những gì họ cần, làm cho họ nhận ra một lợi
ích nào đó và lợi ích đó họ có thể đạt được một cách dễ dàng. Bạn đừng ngại
tiêu đề nhiều chữ. Kinh nghiệm cho thấy, các quảng cáo có tiêu đề dài thu
hút người đọc nhiều hơn, kéo theo việc sản phẩm được bán chạy hơn so với
sản phẩm trong quảng cáo có tiêu đề ngắn. Nếu bạn cải tiến sản phẩm cũ,
bạn cũng nên thơng báo rõ điều đó.
Sau tiêu đề, để gây chú ý, bạn nên minh họa bằng ảnh chụp, do ảnh
chụp gây ấn tượng tốt hơn tranh vẽ. Người đọc ln thích những quảng cáo
đẹp mắt, ấn tượng và độc đáo. Do vậy, một bức ảnh lớn có tác dụng hơn
nhiều so với bức ảnh nhỏ.
Ngoài ra, các những tờ báo hàng ngày và hàng tuần đều có các chuyên
mục đặc biệt (ngày lễ, nội thất, cảnh quan thiên nhiên,...), và bạn nên tìm
9


hiểu một lĩnh vực nào đó thích hợp nhất cho sản phẩm của mình. Sẽ là một ý
tưởng hay khi đặt quảng cáo trong những chuyên mục đặc biệt, nếu bạn
khơng thường xun đăng quảng cáo trên báo chí.
Một vài yếu tố giúp quảng cáo trên báo chí trở nên hiệu quả hơn:
- Sử dụng phần cuối quảng cáo như cuống phiếu dự thưởng, khuyến
mãi nào đó để khuyến khích người đọc ghé thăm công ty. Hãy chắc chắn
rằng cuống phiếu này ghi rõ ngày hết hạn. Và cần sử dụng cuống phiếu để
thăm dò ý kiến của mọi người đối với quảng cáo - bạn sẽ biết quảng cáo hiệu

quả đến mức nào nhờ việc tính tốn số lượng người sử dụng cuống phiếu cắt
ra từ quảng cáo.
- Quảng cáo trên báo chí đạt hiệu quả cao nhất khi bán các sản phẩm
với chu kỳ sử dụng ngắn cho những khách hàng quan tâm chặt chẽ đến giá
cả. Ở đây, quan trọng là vấn đề tâm lý. Cần đánh trúng tâm lý khách hàng,
chẳng hạn như thích khuyến mãi, thích sản phẩm giá rẻ…
- Bổ sung các đường dẫn tới trang web tại mỗi đoạn quảng cáo trên báo
chí nhằm đưa mọi người ghé thăm trang web - nơi mà bạn có thể truyền tải
nhiều thơng tin hơn, bán nhiều sản phẩm hơn cũng như cung cấp nhiều
cuống phiếu dự thưởng hơn.
- Khi có trong tay bản quảng cáo in thử, cần kiểm tra kỹ lưỡng số điện
thoại, địa chỉ trang web và bất kể thông tin nào khác như nhãn hiệu, tên sản
phẩm... để đảm bảo rằng những gì người đọc nhìn thấy là những gì bạn
mong muốn truyền đạt. Bạn cần kiểm tra cẩn thận để kịp thời loại bỏ những
sai sót nhỏ nhất.
- Đảm bảo rằng quảng cáo in của bạn thích hợp với bất cứ phương thức
quảng cáo nào khác mà bạn có thể thực hiện để tăng cường mức độ ảnh
hưởng của công ty.
Bất luận thế nào, quảng cáo vẫn là một phần tất yếu trong kinh doanh.
Nhưng không phải chỉ những quảng cáo có chi phí cao, quy mơ lớn mới đạt
hiệu quả. Với khoản ngân sách khiêm tốn, bạn cũng có thể có được những
quảng cáo thành cơng.
10


- Tư vấn: Ngày nay, khi mà mọi thông tin đều được cơng chúng tìm đọc
trên các phương tiện thơng tin đại chúng thì những dịch vụ tư vấn trên tớ báo
cũng sẽ rất thu hút đông đảo lượng công chúng. Đó có thể là các diễn đàn
chia sẻ, dịch vụ tư vấn, hỏi đáp về tâm lý – sức khỏe, việc làm… đây hầu
như là những vấn đề công chúng rất quan tâm nên nếu có trên tờ báo thì chắc

chắn sẽ thu hút và tăng lượng phát hành.
- Các dịch vụ khác: Khi mà kinh tế phát triển, đời sống người dân được
nâng cao, họ sẽ có nhiều nhu cầu tìm hiểu những chốn ăn chơi giải trí,
những thú vui để có thể quên đi những ngày làm việc mệt nhọc. Báo chí đã
tạo nên những trang dịch vụ như: thông tin về nhà hàng, quán ăn, điểm vui
chơi du lịch, dạy nghề, nấu ăn, thời trang, văn phòng phẩm… Đây chắc chắn
là những dịch vụ sẽ làm tăng lợi nhuận và doanh thu cho cơ quan báo chí đó.
Xã hội càng phát triển, các dịch vụ xã hội trên các phương tiện truyền
thông càng đa dạng, phong phú và có vai trị quan trọng trong đ
ời sống dân cư. Các dịch vụ ngày càng phát triển như tư vấn sức khỏekỹ năng sống, việc làm, kết nối thị trường lao động, kết bạn phương xa,
thông báo…v..v. Đối với báo mạng điện tử, ngoài nguồn thu từ quảng cáo,
dịch vụ gia tăng là hướng phát triển chính, cơ bản và hiệu quả nhất.
Như vậy có thể nói, kinh doanh báo chí cũng là một hình thức làm kinh
tế trong nên kinh tế thị trường hiện nay. Báo chí cũng là một mặt hàng được
đem ra sản xuất và mua bán. Do vậy, để tổ chức kinh doanh thành cơng, các
cơ quan báo chí cần phải chú trọng đầu tư, lựa chọn cho mình một hình
thức kinh doanh phù hợp, sau đó tiến hành triển khai kinh doanh một cách
hợp lý nhất. Vì thế điều quan trọng là những người nắm quyền hành quản lý
và kinh doanh và cả những người thực hiện phải có kiến thức về quản lý
kinh doanh báo chí.
2.3.Phát hành báo chí - một khâu chính trong chiến lược kinh doanh
báo chí
Phát hành là chìa khố vàng để báo chí mở rộng cánh cửa bước vào thị
trường, nó là khâu cuối cùng quyết định sinh mệnh của tờ báo. Theo thống
11


kê của Hiệp hội báo chí thế giới, trong 5 năm vừa qua, lượng tiêu thụ báo
trên thế giới tăng khoảng 4,75%, chỉ có ở châu Á, Trung Đơng và Châu Phi
tăng trưởng mạnh, cịn ở các nơi khác thì lại có phần giảm xuống. Vậy tại

sao trong một thị trường báo chí, có tờ báo dần bị suy thối, có tờ lại khơng
ngừng phát triển lớn mạnh. Bí quyết gì để dẫn đến thành cơng trong cơng tác
phát hành kinh doanh báo chí?
2.2.1. Ý thức phục vụ
- Thứ nhất, là phải có thái độ nhiệt tình, hăng hái, cung cấp cho độc giả
những nội dung có giá trị và bám sát thực tế. Trong kinh doanh báo chí phải
khơng ngừng cải tiến nội dung tiên ra nhiều cách mới mẻ để đáp ứng nhu
cầu cho độc giả. Toà soạn cũng phải lập ra Ban nghiên cứu thị trường, phải
điều tra thị trường một cách thường xuyên. Toà soạn nên đề ra một cơ chế
bất kỳ lúc nào cũng phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu và sự coi trọng những kiến
nghị và ý kiến viết trong thư của độc giả hàng ngày gửi cho toà soạn.
- Thứ hai, là phóng viên phải tự coi mình là người cung cấp dịch vụ cho
độc giả, phải kịp thời đáp ứng những nhu cầu của cơng chúng, kích thích độc
giả tích cực tham gia vào các hoạt động do toà soạn tổ chức. Trong đó ý thức
phục vụ là một yếu tố vơ cùng quan trọng, nó quyết định đến độ uy tín và
khả năng thu hút quảng cáo của tờ báo.
Theo lãnh đạo của một tờ báo ở Brazil, hằng ngày ông đều thông qua
trung tâm điện thoại của Công ty để điều tra tình hình độc giả của tờ báo.
ơng cho rằng, thường xuyên điều tra tình hình của độc giả có thể hiểu được
nhu cầu và sở thích của họ, từ đó tồ soạn mới có thể đề ra các quyết sách,
cải tiến phù hợp với tình hình mới.
Tóm lại, ý thức phục vụ độc giả cũng quyết định sự thành bại trong
kinh doanh báo chí hiện đại. Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu của
độc giả cũng có nhiều biến đổi, do đó yêu cầu tồ soạn phải khơng ngừng cải
tiến và nâng cao chất lượng phục vụ để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của độc giả.
2.2.2. Lượng phát hành hôm nay là lợi nhuận của ngày mai

12



Theo điều tra cho thấy, lợi nhuận thu được của báo chí bao giờ cũng
cao hơn mức trung bình của các ngành nghề khác. Phương châm của một số
toà soạn báo trên thế giới là, lượng phát hành lớn sẽ đem lại lợi nhuận cho tờ
báo, nhưng bản thân lợi nhuận khơng phải là mục đích. Hầu hết những người
phụ trách chính của các tờ báo lớn đều nói rằng , họ phải hy sinh lợi nhuận
trước mắt để bản đảm cho lượng phát hành được ổn định. Ông Edward chủ
tịch hội đồng quản trị của tờ Điện tín của Pháp cho biết: "Tồ soạn khơng
tiếc sức để giảm giá thành, kết quả lại mất đi nguồn độc giả và nguồn thu
quảng cáo, đành phải giảm chi tiêu cuối cùng sẽ dẫn vào vịng tuần hồn
luẩn quẩn".
2.2.3. Có con mắt nhìn xa trơng rộng
Muốn gặt hái được thành cơng trong cơng tác phát hành, u cầu đầu
tiên là các tồ soạn báo phải có chiến lược và sách lược lâu dài trong suy
nghĩ và hành động, không chỉ chú trọng những lợi ích trước mắt. Cần phải
coi phát hành là khâu then chốt để thúc đẩy các lĩnh vực khác trong tồ soạn
phát triển, khơng nên chỉ chú trọng đến kết quả hiện tại. Vấn đề này được
thể hiện ở những điểm sau:
- Một là, tính lâu dài của chiến lược. Trên thế giới có rất nhiều tồ soạn
báo đã duy trì chiến lược của mình dài tới hơn 20 năm.
- Hai là, kinh nghiệm quản lý. Những người phụ trách quản lý của
những tờ báo này đều trải qua quá trình làm việc lâu dài với nhau, thời gian
thậm chí dài tới 20 năm. Họ đã quen với cơng việc, cùng nhau quyết định và
cùng nhan giải quyết vấn đề. Một số người phụ trách quản lý chính của các
toà báo này đã phát biểu rằng, họ đã coi việc thiếu kinh nghiệm là yếu điểm
của các đối thủ cạnh tranh của họ.
- Ba là, lợi nhuận về kinh tế. Kinh nghiệm cho thấy, khơng chú trọng
những lợi ích trước mắt thì về mặt lâu dài bao giờ cũng thu được lợi nhuận
cao. Ông Tony chủ bút tờ Bưu điện biên giới của Australia tin tưởng rằng:
“Chúng tôi thành cơng là do có vốn và kinh nghiệm phát hành, chứng tôi đã


13


đem tiền để đầu tư cho sự nghiệp, cho chiến lược phát triển sản phẩm, như
vậy mới có thể thu lại lợi nhuận lâu dài cho tương lai".
Chủ nhiệm phát hành tờ Bưu điện của Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng tờ báo này
có được thành cơng trong phát hành đó là vì tồ soạn có tầm nhìn xa, trơng
rộng và đã mở rộng đối tượng bạn đọc, đặc biệt là coi trọng độc giả nữ.
2.2.4. Định vị rõ ràng
Yêu cầu đối với người làm công tác phát hành là phải hiểu độc giả, nắm
rõ được những đặc điểm, nhu cầu, hứng thú, mong muốn của độc giả. Toà
soạn phải lấy độc giả làm đối tượng phục vụ chính. Nội dung của tờ báo và
các hoạt động tiếp thị đều phải đáp ứng được nhu cầu, sở thích và mong
muốn của độc giả.
Việc một tờ báo định vị rõ đối tượng độc giả sẽ thu hút được nhiều
khách hàng quảng cáo, đồng thời số lượng độc giả và đối tượng độc giả sẽ
quyết định được giá quảng cáo.
2.2.5. Làm ra tờ báo hay nhất
Muốn đánh bại các đối thủ cạnh tranh trong thị trường báo chí, tồ soạn
phải tuyển dụng được nhiều phóng viên giỏi, chấp nhận trả lương cao cho
những người có năng lực thực sự. Phải hiểu rõ tâm lý độc giả của mình hơn
ai hết. Tồ soạn phải đầu tư trang thiết bị kỹ thuật hiện đại để sản xuất ra các
sản phẩm chất lượng cao. Phải luôn luôn đi trước đối thủ cạnh tranh về quy
mô và tính sáng tạo. Phải đặt ra các tiêu chuẩn để so sánh với đối thủ cạnh
tranh.
Trong thị trường báo chí cạnh tranh quyết liệt như hiện nay, một tờ báo
muốn đứng vững được trên thị trường địi hỏi tồ soạn phải đề ra mục tiêu
phấn đấu rõ ràng để đuổi kịp, đi trước một bước đối thủ cạnh tranh của
mình. Một bí quyết quan trọng là tồ soạn phải có chính sách thưởng phạt rõ
ràng, kịp thời phát hiện, động viên khen thưởng bằng tiền cho các cán bộ

phóng viên, thậm chí kể cả nhân viên phụ trách cơng việc kinh doanh khi đã
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và có đóng góp quan trọng cho tồ soạn. Như

14


thế mới có thể khích lệ được tinh thần làm việc và tinh thần trách nhiệm của
mọi người trong toà soạn.
2.2.6. Tinh thần hợp tác
Một tờ báo muốn thành công yêu cầu đội ngũ phát hành phải có tinh
thần hợp tác chặt chẽ nhịp nhàng ăn khớp với nhau. Trong tồ soạn, mỗi
khâu đều có một vai trị khác nhau, nhưng khâu phát hành là một trong
những khâu quan trọng nhất, vì nó quyết định đến sự sống cịn của tờ báo.
Do vậy đội ngũ làm công tác phát hành phải nhiệt tình, hăng hái, và có tinh
thần hợp tác với nhau, cùng nhau đề ra mục tiêu, mở rộng lượng phát hành
cho tồ soạn. Người phụ trách cơng tác phát hành phải hiểu được rằng,
khơng có sự hơ trợ nhiệt tình của các đồng nghiệp thì cơng tác phát hành sẽ
nhanh chóng thất bại.
2.2.7. Phải khơng ngừng thay đổi
Những người làm công tác phát hành thành công trên thế giới đều từng
gặp phải những lúc vơ cùng khó khăn tưởng chừng không thể tháo gỡ nổi.
Song bằng ý là và lịng quyết tâm thay đổi tư duy, khơng ngừng sáng tạo
trong quyết sách, họ đã gặt hái được nhiều thành cơng, tờ báo mới có thể
được phồn thịnh như ngày nay. Theo Hiệp hội báo chí thế giới, tờ báo có
lượng phát hành lớn nhất thế giới năm 2005 là tờ Yomiuri Shimbun của
Nhật Bản. Một bí quyết tuyệt chiêu trong công tác phát hành của tờ Yomiun
Shimbun là áp dụng iện pháp đưa báo đến tận nhà độc giả. Hiện nay tờ
Yomiun Shimbun đã phổ cập khoảng hơn 20% dân số toàn nước Nhật, tức là
cứ 5 gia đình người Nhật thì có một hộ đặt báo Yomiuri Shimbun.
2.2.8. Coi trọng độc giả cao tuổi

Muốn thành công trong phát hành thì tồ soạn phải giữ mối quan hệ
gần gũi, mật thiết với độc giả. Hiện nay nhiều báo đều tìm cách thu hút đơng
đảo bạn đọc trẻ tuổi, song họ cũng đồng thời nhận thức được rằng phải chú ý
tới độc giả ở mọi tầng lớp, đặc biệt là qua điều tra các báo đã phát hiện ra
rằng tầng lớp độc giả đang có xu hướng lão hố, chính vì vậy giữa họ cũng
xảy ra cuộc tranh giành tầng lớp độc giả có tuổi.
15


2.2.9. Thu hút độc giả nữ
Theo số liệu điều tra của báo chí nước ngồi, một trong những bí quyết
thành công của công tác phát hành là phải chú ý số độc giả nữ. Một số tồ
soạn có kế hoạch theo định kỳ tổ chức bố trí chủ bút và người phụ trách
công tác phát hành ngồi lại và tự đánh giá, suy xét nội dung của tờ báo đó đã
phù hợp chưa và tỷ lệ độc giả nam và nữ đã cân bằng chưa. Theo kinh
nghiệm của tờ Thời báo Ailen, sở dĩ tờ báo này thành công trong phát hành
là do họ có số lượng nữ độc giả chiếm tới 52%. Lãnh đạo tờ báo này .cho
biết việc thu hút đông đảo độc giả nữ cũng sẽ thu hút được nhiều nguồn
quảng cáo.
2.2.10. Nhiệt huyết tuổi trẻ
Người lãnh đạo tồ soạn thành cơng trong lĩnh vực phát hành phải là
người biết trọng dụng phóng viên trẻ. Họ dám bỏ ra nhiều tiền để đào tạo lớp
trẻ và sớm giao trọng trách cho những phóng viên này, tạo cho thế hệ trẻ cơ
hội cống hiến nhiệt huyết của mình vào công việc. Một số ông chủ báo lớn
trên thế giới cho rằng, không ngừng bồi dưỡng, đào tạo, bổ sung phóng viên
trẻ cho tồ soạn sẽ làm cho nội dung của tờ báo được trẻ hóa, đáp ứng được
nhu cầu của đơng đảo của bạn đọc trẻ.
Tóm lại phát hành đóng một vai trị rất quan trọng trong việc kinh
doanh của báo chí, nó là nguồn thu nhập chính chiếm khoảng 20 - 40% tổng
thu nhập của toà soạn Làm tốt công tác phát hành sẽ đem lại hiệu quả kinh

doanh, đồng thời nó cũng quyết định cả uy tín và là cơ sở cho việc thu hút
quảng cáo của tờ báo đó.
III. Khái niệm Tập đồn báo chí
Vì các khái niệm “kinh tế báo chí”, “tập đồn báo chí” ở Việt Nam
tương đối mới và chưa được làm rõ, việc tìm hiểu nội hàm của các khái niệm
này ở các nước trên thế giới là một việc làm hết sức cần thiết. Trong nghiên
cứu này, người thực hiện chủ định tìm hiểu thơng qua các thuật ngữ tiếng
Anh.

16


Hiện nay, báo chí xuất bản bằng tiếng Anh của Việt Nam dịch cụm từ
“tập đồn báo chí” là “press group”. Người thực hiện khơng tìm thấy định
nghĩa của “press group” khi sử dụng cơng cụ tìm kiếm Google. Tuy nhiên,
thông qua một số trang web khác, đặc biệt là trang web của Hiệp hội báo chí
thế giới (World Association of Newspapers - WAN), có thể thấy “press
groups” được sử dụng để chỉ “các nhóm báo in”, khơng tính đến các loại
hình báo khác. Trong phần giới thiệu các thành viên của mình, WAN đã đề
cập đến “nine regional and world-wide press groups”, nghĩa là “chín nhóm
báo in có quy mơ tồn cầu và quy mơ khu vực”. Trang web nghiên cứu thị
trường MarketResearch.com có phạm vi nghiên cứu trải rộng trên toàn cầu,
đặc biệt là ở Mĩ, Anh, châu Âu và châu Á cho thấy rõ hơn ý nghĩa của thuật
ngữ này. Trong báo cáo về “Báo chí Trung Quốc” (China Newspaper
Industry) xuất bản vào 08/04/2005, MarketResearch.com dùng thuật ngữ
“press group” để chỉ Guangzchou Daily Press Group, mà Việt Nam vẫn
quen gọi là tập đồn báo chí Quảng Châu. Như vậy, “press group” thông
thường được sử dụng để gọi các tổ chức có hạt nhân là một cơ quan báo in
nổi tiếng lâu đời, và cơ quan này có tham gia các hoạt động kinh doanh bổ
trợ khác.

Tuy nhiên, về mức độ phổ biến trong việc chỉ các tập đồn báo chí –
truyền thơng, “press group” phải nhường bước cho một số thuật ngữ khác.
Trong buổi đến thăm và làm việc ở Khoa Ngữ văn & Báo chí (ĐH KHXH &
NV TP.HCM) vào ngày 22/02/2006, Giáo sư Richard Shafer (ĐH North
Dakota, Mĩ) có lời khuyên nên sử dụng các thuật ngữ “media
conglomerate”, “media convergence” để có thể tiếp cận vấn đề cần nghiên
cứu.
Theo wikipedia, “media conglomerate” dùng để chỉ các tổng công ty sở
hữu một con số lớn các cơng ty con hoạt động trong những loại hình truyền
thơng khác nhau như truyền hình, phát thanh, xuất bản, điện ảnh, và Internet.
Xét trên khía cạnh thuật ngữ kinh tế, “conglomerate” chỉ một công ty lớn
(tổng công ty) bao gồm nhiều cơng ty con có vẻ ngồi là các doanh nghiệp
17


khơng liên quan gì đến nó. Cuốn từ điển bách khoa trên mạng này cũng cho
biết: “Một vấn đề được đặt ra, kể từ năm 2006, là liệu các công ty truyền
thơng (media companies) có thật khơng liên quan nhau hay khơng.”. Và theo
wikipedia, người ta cịn sử dụng thêm thuật ngữ “media group” (theo lối
hiểu như press group nhưng bao trùm trên tất cả các loại hình truyền thơng,
khơng riêng gì loại hình báo in)
Trang web wikipedia đưa ra một số “media conglomerate” lớn trên thế
giới như: AT&T, Berlusconi Group, Bertelsmann, Canwest Global, General
Electric, Hearst Corporation, Lagardère Media, Liberty Media, News
Corporation, Sony, Time Warner, The Times Group (phân biệt với Nhóm
báo Times của tập đồn News Corporation), Viacom, Vivendi Universal,
Walt Disney Company, … Tác giả Robert W McChesney trong bài viết
“The New Global Media: It’s a Small World of Big Conglomerate” (1999)
cũng cho biết thị trường truyền thơng tồn cầu nằm dưới quyền thống trị của
8 tập đoàn xuyên quốc gia cai trị thị trường truyền thông Mĩ: General

Electric (GE), AT & T/Liberty Media, Disney, Time Warner, Sony, News
Corporation, Viacom và Seagram, cộng với Bertelsmann, một tập đoàn của
Đức. Tuy lĩnh vực kinh doanh chính của GE và AT&T không phải là lĩnh
vực truyền thông nhưng GE sở hữu tập đồn truyền thơng nổi tiếng NBC,
AT & T có cơng ty con Liberty Media, và cả hai tập đồn này đang có dự
định thu nạp các tài sản truyền thông nếu thấy cần thiết.
Thuật ngữ “media convergence” (hội tụ truyền thơng) có những thuật
ngữ tương đồng như “media consolidation” (tập hợp truyền thông) và
“concentration of media ownership” (sự tập trung trong lĩnh vực sở hữu
truyền thông). Đây là một thuật ngữ phổ biến trong giới phê bình truyền
thơng cũng như các nhà làm luật khi đề cập đến phương thức sở hữu các
phương tiện truyền thông của các doanh nghiệp.
Thuật ngữ “media convergence” có sự liên hệ mật thiết với thuật ngữ
“media conglomerate” ở chỗ sự tập trung sở hữu trong lĩnh vực truyền thơng
thường kéo theo sự hình thành các “media conglomerate”. Khi một doanh
18


nghiệp sở hữu nhiều loại hình truyền thơng khác nhau, nó được xem như là
một “media conglomerate”. Sáu “media conglomerate” hiện thời là Disney,
Viacom, Time Warner, News Corp, Bertelsmann, và General Electric sở hữu
hơn 90% thị trường truyền thơng tồn cầu.
Như vậy, hiện tượng “media convergence” hay “concentration of media
ownership” chính là khởi điểm để hình thành các “media conglomerate” (các
tập đồn truyền thơng) ở các nước phương Tây. Một lần nữa, giả thuyết về
con đường hình thành các tập đồn truyền thơng trên thế giới đã nêu ở phần
C2.1 được khẳng định thơng qua chính bản thân các thuật ngữ.
Ngồi ra, trên thế giới cịn sử dụng một số thuật ngữ khác dùng để chỉ
“tập đồn báo chí” như: media organization, media group, media megagroup, media empires, media giants, media corporations … Nhưng đó là
thuật ngữ dành cho các nhà nghiên cứu. Đối với bản thân các “tập đoàn báo

chí”, tên gọi của tập đồn phụ thuộc vào hình thức đăng ký kinh doanh. Có
nơi gọi mình là company, có nơi lại gọi là group, có nơi gọi là corporation,
có nơi gọi là holdings, … Do đó, việc có hay khơng có để danh xưng “tập
đồn báo chí” khơng quan trọng bằng nội lực thực sự của mỗi doanh nghiệp
truyền thông.
Ở nước ta vẫn sử dụng lẫn lộn hai thuật ngữ “báo chí” và “truyền
thơng”, đơi khi đánh đồng chúng với nhau. Do đó, để hiểu cho đúng, phải
xem “tập đồn báo chí” là một thuật ngữ kinh tế, thuộc về kinh tế truyền
thơng, có nghĩa hẹp tương đương với thuật ngữ “press group” và nghĩa rộng
tương đương với thuật ngữ “media conglomerate”. Theo đó, “tập đồn báo
chí” là một tập đoàn kinh tế hoạt động đa dạng trong lĩnh vực truyền thơng,
có thể có hạt nhân là một cơ quan báo in, báo hình, hoặc bất cứ loại hình báo
chí nào khác, và cũng có thể tham gia vào một số lĩnh vực kinh doanh ngồi
truyền thơng.”
Theo tác giả Robert W McChesney, có hai dạng thức tập đồn báo chí
truyền thơng.

19


Thứ nhất là dạng thức tập hợp theo chiều ngang (horizontally
integrated); tức là, tập đồn thâu tóm gần như trọn vẹn một lĩnh vực truyền
thơng nào đó, chẳng hạn như lĩnh vực xuất bản sách.
Nhưng ấn tượng hơn phải kể đến tốc độ tập đồn hố theo dạng thức
thứ hai – dạng thức tập hợp theo chiều dọc (vertically integrated); tức là, một
tập đoàn nắm quyền sở hữu trong rất nhiều lĩnh vực truyền thông khác nhau,
tạo thành một mạng lưới sản xuất và tiêu thụ liên hoàn, làm ra nội dung
truyền thơng và có kênh phân phối các nội dung truyền thơng đó. Dấu hiệu
để phân biệt một tập đoàn thống trị theo dạng thức này là khả năng khai thác
“sức mạnh tổng hợp” giữa các công ty mà nó sở hữu.

Về phương diện này, hai tác giả Johannes von Dohnanyi và Christian
Moller của nghiên cứu “The Impact of Media Concentration on Professional
Journalism” (Tác động của sự tập trung truyền thông đối với nghề báo) cũng
khái quát: “Sự tập trung có thể diễn ra theo chiều dọc, tức là tập trung các
thể chế kinh tế độc lập với các cơng đoạn sản xuất khác nhau lại làm một tập
đồn, hoặc diễn ra theo chiều ngang, tức là sáp nhập các công ty giống nhau
về công đoạn sản xuất.”

20


KẾT LUẬN
Báo chí là một kênh thơng tin quan trọng, hằng ngày, hằng giờ cung cấp
thông tin cho công chúng. Là một người đóng vai trị đem đến cái mới cho cơng
chúng, báo chí ln phải tự hồn thiện mình để phát triển. Từ buổi đầu ra đời cho
đến nay, báo chí trải qua nhiều xu hướng khác nhau để phát triển. Một xu hướng
cũ qua đi thì một xu hướng khác, mới hơn, tiến bộ hơn lại hình thành. Trong giai
đoạn tồn cầu hóa thơng tin ngày nay, vũ khí quan trọng nhất chính là thơng tin,
kiểm sốt và tận dụng hiệu quả của thơng tin thì quốc gia đó sẽ tạo dựng được chỗ
đứng cho mình trên trường quốc tế.
Qúa trình thương mại hóa báo chí và hình thành các tập đồn báo chí vẫn
tiếp tục phát triển. Báo chí ngày nay sống nhờ nguồn thu từ quảng cáo. Bên cạnh
đó, các cơ quan báo chí đá tự đổi mới và biến mình thành như một tập đồn kinh
tế, khơng chỉ hoạt động trong lĩnh vực báo chí mà cịn lấn sân sang các hình thức
kinh doanh khác. Xu hướng thương mại hóa báo chí cịn đặt ra thách thức đối với
người làm báo đó là: làm thế nào để không bị đồng tiền chi phối tin tức… nhưng
xem ra vấn đề này rất nan giải.
Với sự phát triển của khoa học công nghệ, các tờ báo đã biến cơ quan báo
chí của mình thành một tờ báo đa phương tiện. Một tờ báo in giờ không đơn thuẩn
chỉ khai thác mỗi mảng báo in nữa mà đã phát triển các website đi kèm. Trên đó

khơng chỉ đăng các bài báo đã in trên báo in mà còn cập nhật những tin mới, đăng
tải clip hay các chương trình phát thanh online. Thơng tin dưới nhiều hình thức sẽ
giúp cho khán giả có nhiều lựa chọn cho mình.
Báo chí cơng dân phát triển vừa góp phần đa dạng thơng tin vừa cạnh tranh
với báo chí chính thống. Cái nhìn khách quan của khán giả sẽ tạo ra được nhiều
chi tiết hay, không bị ép buộc và lệ thuộc vào sức ép nào. Tuy nhiên nó cũng địi
hỏi mỗi người cần phải có con mắt tinh tường để khơng bị ảnh hưởng bởi những
thơng tin thiếu chính xác, hoặc vì mưu đồ riêng.
Nền báo chí Việt Nam đang từng bước hội nhập vào nền báo chí thế giới.
Mặc dù cịn nhiều yếu kém nhưng báo chí Việt Nam đã đạt được những bước đi
đáng kể. Với việc đang tìm ra những bước đi thích hợp để phát triển, trong tương
lai báo chí Việt Nam sẽ tạo lập được vị thế cho mình.
21


MỤC LỤC

22



×