Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

Thực trạng sử dụng điện thoại di động ở Việt Nam 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 72 trang )

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Xã hội ngày càng phát triển và con người luôn luôn tìm kiếm mức sống
cao hơn cuộc sống hiện tại, do đó để đáp ứng được các nhu cầu không ngừng
nâng cao của mình, con người đã sáng tạo không ngừng để tạo nên những phát
minh mang tính vĩ mô ảnh hưởng lớn đến văn minh nhân loại, từ bàn tính của
người Trung Quốc đến động cơ đốt trong của Étienne Lenoir, bóng đèn tròn của
Thomas Edison… chiếc điện thoại di động đầu tiên của tiến sĩ Martin Cooper ra
đời ngày 3 tháng 4 năm 1973 đã có một bước cải tiến lớn từ phiên bản điện thoại
đầu tiên của Alexander Graham Bell, đánh dấu một bước thay đổi lớn trong cuộc
sống nhân loại.
Theo Bách khoa tri thức điện thoại di động, hay còn gọi là điện thoại cầm
tay, là thiết bị viễn thông liên lạc có thể sử dụng trong không gian rộng, phụ
thuộc vào nơi phủ sóng của nhà cung cấp dịch vụ. Chất lượng sóng phụ thuộc
vào thiết bị mạng và phần nào địa hình nơi sử dụng máy chứ ít khi bị giới hạn về
không gian. Điện thoại di động là một loại điện thoại không dây, cho dù chúng ta
ở đâu: trên chiếc xe hơi, tàu hỏi, tàu biển hay trên máy bay, lúc nào cũng có thể
dùng nó để liên lạc.
Trên thực tế sự hiện diện của điện thoại di động (ĐTDĐ) đã quá quen
thuộc với con người nên không ít người cho rằng điện thoại di động đã xuất hiện
cách đây hàng trăm năm trong khi sự thật là nó chỉ xuất hiện cách đây hơn 40
năm.
Từ khi ĐTDĐ đầu tiên ra đời cho đến thời kỳ bùng nổ công nghệ điện
thoại thông minh (smartphone) hiện nay, sản phẩm này đã dần dần chuyển từ vai
trò của một thiết bị liên lạc đơn thuần sang một thiết bị hỗ trợ công việc với nhiều
kết nối hơn. Tiềm năng của thiết bị công nghệ này lớn đến nỗi... "không có gì là
khó tưởng tượng" (Robin Wauters, 2013).
Theo một thống kê khác từ nghiên cứu thị trường IHS, số smartphone xuất
xưởng trên phạm vi toàn cầu dự kiến sẽ đạt ngưỡng 1,5 tỷ máy vào năm 2017,
cao hơn rất nhiều so với số lượng 900 triệu smartphone xuất xưởng ước lượng


cho đến cuối năm 2013. Ngoài ra theo ước tính của hãng nghiên cứu thị trường
Gartner, chi tiêu cho điện thoại di động, bao gồm điện thoại tính năng và


smartphone, sẽ tăng 1,2% trong khi doanh số sẽ tăng 2,6% trong năm 2016.
Chúng ta có thể thấy rằng điện thoại di động đang ngày càng trở thành một ngành
cạnh tranh “hot” nhất nhì hiện nay và nó từ lúc nào đã trở thành vật dụng không
thể thiếu của mọi người, trong đó có người dân Việt Nam.
Với sự bùng nổ công nghệ thông tin không ngừng nghỉ, tốc độ cải tiến
nhanh đến chóng mặt, một chiếc điện thoại thông minh (smartphone) không chỉ
đơn thuần để liên lạc dễ dàng mà còn có thể mang lại rất nhiều tiện ích khác. Làm
việc, giải trí, đọc tin tức, nghe nhạc, tra cứu thông tin... tất cả chỉ trong một thiết
bị; hoặc là làm cho cuộc sống bớt nhàm chán hơn. Trước đây khi ngồi xe buýt
hoặc chờ tại phòng khám, chờ một người nào đó làm cho chúng ta cảm thấy đáng
ghét thì hiện tại điện thoại thông minh có thể giúp con người tận hưởng thời gian
“chết” một cách thú vị. Ngoài ra smartphone còn giúp chúng ta gửi và nhận email
không phụ thuộc và laptop, ghi chú không cần giấy bút, có thể chụp ảnh và chia
sẽ ngay trên mạng xã hội, sử dụng GPS một cách thành thạo hay là thanh toán
hóa đơn bằng điện thoại di động.
Tuy nhiên, sử dụng điện thoại di động quá nhiều có thể gây ra những tác
hại không lường trước được. Theo Boldsky.com các chuyên gia Ấn Độ đã đưa ra
7 rủi ro sức khỏe mà điện thoại di động tác động đến con người: đau đầu, mệt
mỏi, rối loạn giấc ngủ, mất trí nhớ, vô sinh, vấn đề về thính giác và ung thư.
Năm 2011 Viện Nghiên cứu Quốc tế về Ung thư (IARC) cho biết các tần
số vô tuyến sử dụng trong điện thoại có thể gây ung thư. Và tháng 5/2014, các
nhà khoa học Pháp đã đưa ra báo cáo cảnh báo những người thường xuyên sử
dụng điện thoại di động có nguy cơ phát triển một số loại ung thư não. Trong báo
cáo của mình, các nhà khoa học Pháp phát hiện thấy những cá nhân sử dụng điện
thoại hơn 15 tiếng mỗi tháng trong bình quân 5 năm có nguy cơ phát triển u màng
não và u thần kinh đệm gấp 2 - 3 lần so với những người ít khi dùng điện thoại.

Sử dụng điện thoại di động thường xuyên với mức độ cao có thể làm tăng
mức căng thẳng thông qua tiếng chuông liên tục, báo rung, và nhắc nhở. Trong
một nghiên cứu được tiến hành tại Đại học Gothenburg, Thụy Điển, các nhà
nghiên cứu đã tiến hành khảo sát các tình nguyện viên có độ tuổi từ 20 đến 24
thông qua việc cung cấp một bảng câu hỏi và theo dõi trong một năm. Kết quả
đánh giá cuối cùng cho thấy việc sử dụng điện thoại di động với mức độ cao có
liên quan đến căng thẳng và rối loạn giấc ngủ cho phụ nữ, đồng thời liên quan
đến rối loạn giấc ngủ và các triệu chứng của bệnh trầm cảm ở nam giới. Nhìn


chung, sử dụng điện thoại di động quá mức có thể là một yếu tố nguy cơ cho các
vấn đề sức khỏe tâm thần ở người trẻ.
Hay trong một nghiên cứu khác tiến hành tại trường Vệ sinh và Y học
nhiệt đới Queen Mary, Đại học London, các nhà nghiên cứu đã tiến hành lấy mẫu
390 điện thoại di động và bàn tay của người sử dụng để đo mức độ vi khuẩn trên
đó. Kết quả cho thấy 92% điện thoại di động lấy mẫu có vi khuẩn, 82% bàn tay
có vi khuẩn và 16% điện thoại di động và những bàn tay đó có vi khuẩn E. Coli
(khuẩn có trong phân). Những vi khuẩn này rất dễ lây lan, làm suy giảm hệ thống
miễn dịch và thậm chí có thể gây nguy hiểm vì chúng tiếp xúc với miệng của
người sử dụng. Vì vậy, mà chẳng có gì lạ khi điện thoại di động được xếp vào top
10 bẩn hơn cả bồn cầu. (Theo Sức khỏe cho mọi nhà)
Tóm lại, cùng với những mặt tích cực mà điện thoại di động mang lại,
những tác động tiêu cực của nó đối với con người cũng là một vấn đề làm nhiều
người đau đầu, để có một cách hiểu biết rõ hơn về điện thoại di động cũng như
làm thế nào để khắc phục các hạn chế, bảo vệ sức khỏe con người, tôi đã chọn đề
tài “Thực trạng sử dụng điện thoại di động của người dùng Việt Nam”
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng và tác động của điện thoại di động đến người dùng
Việt Nam.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu, đánh giá sự phát triển của điện thoại di động trên thế giới và
Việt Nam.
- Thực trạng sử dụng điện thoại di động ở Việt Nam trong những năm gần
đây.
- Phân tích tác động của điện thoại di động đến người dùng điện thoại di
động.
- Đề xuất các biện pháp giảm tác động tiêu cực của điện thoại di động đến
người dùng điện thoại di động ở Việt Nam.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian: Việt Nam.
1.3.2 Thời gian: Tháng 01/2016 đến tháng 05/2016.


1.3.3 Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng sử dụng điện thoại di động ở
Việt Nam.
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Trong báo cáo thương mại điện tử trên nền tảng di động Việt Nam năm
2014 của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, Bộ Công Thương; thị
trường Việt Nam năm 2014 thể hiện tiềm năng rất lớn cho thương mại điện tử
trên nền tảng di động. Với dân số 90 triệu người, 39% sử dụng Internet, số lượng
thuê bao di động trên 130 triệu thuê bao (1 người Việt trung bình có 1,45 thẻ SIM
điện thoại), có đến 34% dân số sử dụng internet qua nền tảng di động. Các dịch
vụ thương mại trên di động ngày càng phát triển như hình thức bán hàng B2C và
sàn thương mại C2C, các dịch vụ ngân hàng – thanh toán qua điện thoại di động
ngày càng mang đến nhiều tiện ích cho người dùng. Ngoài ra các dịch vụ tương
tác trên di động như dịch vụ đặt chỗ taxi, dịch vụ cung cấp voucher, coupon, thẻ
thành viên; các ứng dụng trò chơi trên di động ngày càng phổ biến và quen thuộc
với người tiêu dùng. Tóm lại, thương mại điện tử trên nền tảng di động tại Việt
Nam đang trong giai đoạn đầu tiên phát triển với nhiều dấu hiệu rất tích cực. Với

tiềm năng thị trường lớn, đây chắc chắn là xu hướng sẽ được các nhà đầu tư, nhà
phát triển ứng dụng, doanh nghiệp trong và ngoài nước quan tâm, khai thác. Trên
cơ sở đó, thương mại điện tử trên di động sẽ góp phần chắp cánh cho lĩnh vực
thương mại điện tử tại Việt Nam.
Sự xuất hiện của điện thoại di động thực sự là một cuộc cách mạng về
công nghệ bởi nó đã thay đổi hoàn toàn cuộc sống của người dùng, đặc biệt là
giới trẻ. Nếu như ở thời điểm cách đây khoảng 10 năm, sở hữu 1 chiếc điện thoại
di động (ĐTDĐ) còn là một việc xa xỉ đối với giới trẻ thì ở từ vài năm trở lại đây,
ĐTDĐ đã trở thành vật “bất li thân” của tất cả các bạn trẻ. Không còn là một loại
hàng hóa xa xỉ, ĐTDĐ như một cô gái rũ bỏ lớp áo kiêu sa để đến với hàng triệu
triệu những người tiêu dùng trẻ. ĐTDĐ đáp ứng tất cả mọi nhu cầu cần thiết của
giới trẻ như liên lạc 24/24h, giải trí, chụp ảnh, quay phim, lướt web, cập nhật trên
mạng xã hội… (Theo Bưu Điện Việt Nam).
Việc dùng thiết bị di động để tìm kiếm thông tin sẽ “soán ngôi” vị trí của
máy vi tính, người dùng Facebook già đi và đang tìm kiếm những điều mới mẻ từ
mạng xã hội, sự phát triển của các mạng xã hội sẽ đề cao vấn đề riêng tư hay việc
quảng cáo video clip lên ngôi và sự nở rộ của các ứng dụng trên smartphone là
những xu hướng công nghệ sẽ làm thay đổi thế giới 2016 (Thanh Phong, 2015).


Thống kê của We are social cuối năm 2015 cho thấy khuynh hướng sử dụng các
thiết bị di động, điện thoại smartphone để cập nhật thông tin, tương tác xã hội đã
lấn át thói quen dùng máy vi tính. Tính đến cuối năm 2015, thế giới có khoảng
3,76 tỷ người sử dụng điện thoại di động, trong đó số người sử dụng các thiết bị
di động tham gia tương tác trên mạng xã hội là 2,062 tỷ người. Thống kê vào
những tháng cuối năm 2015 từ Google và Neilsen cũng cho thấy lượng người tìm
kiếm thông tin qua thiết bị di động là hơn 50%, dùng mạng xã hội là hơn 60% và
dự báo sẽ tăng từ 10-12% vào cuối năm 2016.
1.5 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Điện thoại di động đã ra đời và phát triển như thế nào?

- Thực trạng sử dụng điện thoại di động của người dùng điện thoại di động
ở Việt Nam hiện nay ra sao?
- Điện thoại di động có tác động gì đến người dùng điện thoại di động ở
Việt Nam hay không?
- Những tác động tích cực mà điện thoại di động mang lại cho người dùng
điện thoại di động ở Việt Nam?
- Những tác động tiêu cực mà điện thoại di động mang lại cho người dùng
điện thoại di động ở Việt Nam?
- Có những biện pháp nào giúp khắc phục ảnh hưởng xấu của điện thoại di
động đến người dùng điện thoại di động ở Việt Nam?


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Điện thoại (Telephone)
Điện thoại là một công cụ được thiết kế dùng để truyền và tiếp nhận tiếng
nói của con người (David E. Borth, 2015).
2.1.1.2 Điện thoại di động (Mobile phone)
Theo Techopedia “Điện thoại di động là một thiết bị cầm tay không dây,
cho phép người dùng thực hiện cuộc gọi và gửi tin nhắn văn bản, ngoài ra còn có
các tính năng khác”.
Theo Cambridge Dictionary “Điện thoại di động là một loại điện thoại
được kết nối với hệ thống điện thoại của đài phát thanh thay vì bằng một sợi dây,
có thể được sử dụng ở bất cứ nơi nào khi tín hiệu của nó được nhận”.
Còn theo Bách khoa tri thức “Điện thoại di động là một loại điện thoại
không dây, cho dù chúng ta ở bất cứ nơi đâu cũng có thể sử dụng nó để liên lạc.
Luồng thông tin của điện thoại di động chủ yếu dựa vào mạng lưới thông tin xung
quanh nó, mỗi mạng lưới có một trạm cơ sở để điều khiển những thông tin trong

mạng, mỗi một trạm cơ sở lại được kết nối với tổng đài điện thoại. Khi các khách
hàng quay số điện thoại thì máy vi tính loại siêu nhỏ nằm trong máy điện thoại sẽ
tự động thông báo số điện thoại đến trạm cơ sở, rồi từ trạm cơ sở, số điện thoại lại
được báo đến tổng đài và hòa và mạng lưới điện thoại của thành phố. Khi điện
thoại di động không nằm trong môi trường có mạng thông tin vốn có thì ăng ten
định hướng sẽ thông báo đến tổng đài để thay đổi tần số điện thoại, cũng giống
như cuộc thi chạy tiếp sức, nó giao nhiệm vụ kết nối điện thoại cho trạm thông tin
cơ sở sau. Như vậy cuộc gọi bằng điện thoại di động đã được thực hiện”.
2.1.1.3 Điện thoại thông minh (smartphone)


Điện thoại smartphone là một thiết bị kết hợp giữa điện thoại di động và
các tính năng của một thiết bị hỗ trợ cá nhân kỹ thuật số (PDA). Tức là với một
chiếc điện thoại vừa có thể nghe, gọi, nhắn tin đồng thời có thể truy cập mạng,
gửi e-mail, chỉnh sửa các tài liệu office… (Kay, 2015).
Chúng ta có thể phân biệt smartphone và điện thoại thông thường qua một
số chức năng chính của điện thoại smartphone.
Smartphone hoạt động dựa trên nền tảng một hệ điều hành, nền tảng này
cho phép smartphone có thể cài đặt và chạy các ứng dụng. Có rất nhiều hệ điều
hành cho smartphone trong đó iOS, Android và Window phone đang là 3 hệ điều
hành phổ biến nhất hiện nay.
Trong khi hầu như tất cả điện thoại di động có cài sẵn một số dạng phần
mềm đơn giản cho các tác vụ như quản lý và lưu danh bạ... thì một chiếc
smartphone lại có thể làm được nhiều hơn thế. Nó cho phép người dùng tạo và
chỉnh sửa các tài liệu Microsoft Office hay chí ít là xem được các tập tin Office.
Bên cạnh đó, smartphone còn cho phép tải một số ứng dụng khác như quản lý tài
chính cá nhân, theo dõi tình trạng sức khỏe, chỉnh sửa ảnh, GPS,… Có thể nói
rằng, smartphone đang thay con người thực hiện một khối lượng công việc khổng
lồ.
Ngoài ra, các smartphone ngày nay có thể truy cập Internet ở tốc độ cao

nhờ vào sự tăng trưởng của mạng Internet di đ. Do vậy người dùng có thể sử
dụng smartphone của mình để lướt web mà không cần phải ngồi vào máy tính.
Đây được coi là một trong những tính năng tuyệt vời nhất của smartphone.
Cuối cùng, tất cả điện thoại di động đều có thể gửi và nhận tin nhắn, nhưng
điều khiến điện thoại smartphone trở nên khác biệt so với điện thoại di động là nó
có thể đọc email. Smartphone có thể đồng bộ với tài khoản cá nhân và công việc
của người dùng. Một số smartphone có thể hỗ trợ nhiều tài khoản email, một số
khác cho phép sử dụng các dịch vụ chat như Yahoo! Messenger, Skype.
2.1.2 Phân loại điện thoại di động
Dựa vào tính năng của điện thoại di động có thể chia làm ba loại cơ bản:
(Lê Đại Hồng Quân, 2011)
2.1.2.1 Dumbphone


Ở thế hệ điện thoại đầu tiên, dumbphone là những điện thoại mà có ít hoặc
hầu như không có các tính năng, đặc điểm như các điện thoại cao cấp: có màn
hình nhỏ hơn và ít màu sắc màn hình; bên cạnh đó là thiếu nhiều tính năng như
duyệt Email hay lướt web, khả năng kết nối wireless, lưu trữ dữ liệu, camera
video mp3 player. Dumbphone không có hệ điều hành di động.
Điểm quan trọng nhất của dumbphone để so sánh với các dòng khác đó là
điện thoại không có khả năng cung cấp môi trường để bên thứ ba phát triển các
ứng dụng trên môi trường dumbphone kể cả java. Đây là dòng điện thoại giá rẻ
nhất và lại có lượng tiêu thụ vô cùng lớn do dựa vào nhu cầu đơn giản của khách
hàng và giá thành sản phẩm (chủ yếu là nghe và gọi). Lợi nhuận của nó mang lại
cho các nhà sản xuất là không lớn, thậm chí là không bằng doanh thu của hệ điều
hành di động mang lại.
Sản phẩm tiêu biểu của dòng Dumbphone là chiếc điện thoại Nokia 1200.
2.1.2.2 Featurephone
Featurephone là cụm từ dùng để đề cập các loại điện thoại di động giá rẻ
thiếu các chức năng như các smartphone, nhưng có nhiều tính năng ưu việt

hơn dumbphone. Ban đầu featurephone được dùng cho các điện thoại di động có
những chức năng mà cải tiến và không chạy trên các điện thoại thông thường
như dumbphone.
Các featurephone có thể chạy ứng dụng của bên thứ 3 thông qua nền tảng
java Me hay là BREW. Tuy nhiên, các featurephone có ít các chương trình cao
cấp API’s và không có khả năng chạy được các phần mềm mà hiển nhiên chạy
trên các nền tảng smartphone.
2.1.2.3 Smartphone
Smartphone là một dòng điện thoại di động cao cấp mà cung cấp rất nhiều
các tính năng vượt trội và kết nối hơn so với các điện thoại thông thường. Nó như
là một sự kết hợp giữa các PDA và Feature phone. Đặc điểm cơ bản nhất của nó
là có khả năng chạy hoàn hảo một hệ điều hành di động như iOS, Windows
Phone (Windows mobile), Android, BlackBerry OS, Nokia Symbian, và các nền
tảng khác như Maemo, Bada, Meego etc. Vì thế nó bao gồm tất cả các tính năng


của các dòng điện thoại trước và làm tốt hơn thế, nhờ hệ điều hành, các
smartphone có thể chạy đa nhiệm và hoạt động như một PC thực thụ.
2.1.3 Một số định nghĩa liên quan đến điện thoại di động
2.1.3.1 Mạng 1G
Là mạng thông tin di động không dây cơ bản đầu tiên trên thế giới. Nó là
hệ thống giao tiếp thông tin qua kết nối tín hiệu analog được giới thiệu lần đầu
tiên vào những năm đầu thập niên 80s. Nó sử dụng các ăng-ten thu phát sóng gắn
ngoài, kết nối theo tín hiệu analog tới các trạm thu phát sóng và nhận tín hiệu xử
lý thoại thông qua các module gắn trong máy di động. Chính vì thế mà các thế hệ
máy di động đầu tiên trên thế giới có kích thước khá to và cồng kềnh do tích hợp
cùng lúc 2 module thu tín hiện và phát tín hiệu (Nam Ta, 2013).
2.1.3.2 Mạng 2G
Là thế hệ kết nối thông tin di động mang tính cải cách cũng như khác hoàn
toàn so với thế hệ đầu tiên. Nó sử dụng các tín hiệu kỹ thuật số thay cho tín hiệu

analog của thế hệ 1G và được áp dụng lần đầu tiên tại Phần Lan bởi Radiolinja
(hiện là nhà cung cấp mạng con của tập đoàn Elisa Oyj) trong năm 1991. Mạng
2G mang tới cho người sử dụng di động 3 lợi ích tiến bộ trong suốt một thời gian
dài: mã hoá dữ liệu theo dạng kỹ thuật số, phạm vi kết nối rộng hơn 1G và đặc
biệt là sự xuất hiện của tin nhắn dạng văn bản đơn giản – SMS. Theo đó, các tin
hiệu thoại khi được thu nhận sẽ đuợc mã hoá thành tín hiệu kỹ thuật số dưới
nhiều dạng mã hiệu (codecs), cho phép nhiều gói mã thoại được lưu chuyển trên
cùng một băng thông, tiết kiệm thời gian và chi phí. Song song đó, tín hiệu kỹ
thuật số truyền nhận trong thế hệ 2G tạo ra nguồn năng lượng sóng nhẹ hơn và sử
dụng các chip thu phát nhỏ hơn, tiết kiệm diện tích bên trong thiết bị hơn (Nam
Ta, 2013).
Mạng 2G là thế hệ mạng di động thứ 2, với tên gọi đầy đủ là hệ thống
thông tin di động toàn cầu (Global System for Mobile Communications; viết tắt:
GSM). Công nghệ này có khả năng phủ sóng rộng khắp, giúp người dùng có thể
sử dụng điện thoại nhiều vùng trên thế giới.
GSM là mạng điện thoại di động có thiết kế gồm nhiều tế bào (cell) hay
hiểu đơn giản hơn là các trạm thu phát sóng, do đó, các máy điện thoại di động
kết nối mạng bằng cách tìm kiếm các trạm thu phát sóng gần nó nhất (Đặng Công
Đoàn, 2014).


Mạng 2G chia làm 2 nhánh chính: nền TDMA (Time Division Multiple
Access) và nền CDMA cùng nhiều dạng kết nối mạng tuỳ theo yêu cầu sử dụng
từ thiết bị và từng quốc gia.
Ưu điểm:
- Cải thiện được chất lượng cuộc gọi, tín hiệu và tốc độ so với thế hệ trước.
- Mã hoá dữ liệu theo dạng kỹ thuật số, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.
- Cung cấp tin nhắn dạng SMS.
- Thiết bị nhỏ gọn hơn.
2.1.3.3 Mạng 2.5G

Là thế hệ kết nối thông tin di động bản lề giữa 2G và 3G. Chữ số 2.5G
chính là biểu tượng cho việc mạng 2G được trang bị hệ thống chuyển mạch gói
bên cạnh hệ thống chuyển mạch theo kênh truyền thống. Nó không được định
nghĩa chính thức bởi bất kỳ nhà mạng hay tổ chức nào và chỉ mang mục đích duy
nhất là tiếp thị công nghệ mới theo mạng 2G (Nam Ta, 2013).
2.1.3.4 Mạng 3G
Là thế hệ thứ ba của chuẩn công nghệ điện thoại di động, cho phép truyền
cả dữ liệu thoại (nghe, gọi, nhắn tin thông thường) và ngoài thoại như: tải dữ liệu,
gửi Email, tin nhắn nhanh, hình ảnh...Điểm mạnh 3G so với công nghệ trước là
cho phép truy cập internet, sử dụng các dịch vụ định vị toàn cầu GPS, truyền,
nhận các dữ liệu, âm thanh, hình ảnh chất lượng cao cho cả thuê bao cố định và
thuê bao đang di chuyển ở các tốc độ khác nhau (Đặng Công Đoàn, 2014).
Tốc độ 3G là tốc độ truyền và tải dữ liệu (tin nhắn, cuộc gọi, hình ảnh,
video…). Tốc độ càng cao nghĩa là thời gian truyền tải dữ liệu càng nhanh, dung
lượng dữ liệu càng lớn.
Ưu điểm:
- Cải thiện được chất lượng cuộc gọi, tín hiệu và tốc độ so với thế hệ trước.
- Truy cập Internet tốc độ cao kể cả khi di đang chuyển.
- Cùng với sự bùng nổ smartphone, kết nối 3G cho phép người dùng truy
cập vào thế giới nội dung đa phương tiện phong phú bao gồm nhạc, phim, hình
ảnh chất lượng cao.


- Kết hợp với các ứng dụng nhắn tin OTT như Viber, Skype, Zalo, Line…,
3G giúp người dùng có thể online, trò chuyện mọi lúc mọi nơi với chi phí rẻ hơn
rất nhiều so với dạng tin nhắn SMS truyền thống.
2.1.3.5 Mạng 3.5G
Là hệ thống mạng di động truyền tải tốc độ cao HSDPA (High Speed
Downlink Packet Access), phát triển từ 3G và hiện đang được 166 nhà mạng tại
75 nước đưa vào cung cấp cho người dùng. Nó đuợc kết hợp từ 2 công nghệ kết

nối không dây hiện đại HSPA và HSUPA, cho phép tốc độ truyền dẫn lên
đến 7.2Mbp/s (Nam Ta, 2013).
2.1.3.6 Mạng 4G
4G, hay 4-G, viết tắt của fourth-generation, là công nghệ truyền
thông không dây thứ tư, cho phép truyền tải dữ liệu với tốc độ tối đa trong điều
kiện lý tưởng lên tới 1 cho đến 1,5 Gb/giây. Tên 4G do IEEE (Institute of
Electrical and Electronics Engineers) đặt ra để diễn đạt ý nghĩa rằng công nghệ
này vượt trội hơn so với 3G.
Công nghệ 4G được hiểu là chuẩn tương lai của các thiết bị không dây,
cho phép người sử dụng có thể tải và truyền lên hình ảnh động chất lượng cao.
Hiện thế giới đang tồn tại 2 chuẩn công nghệ lõi của mạng 4G là WiMax và Long
Term Evolution (LTE), mỗi công nghệ đều sử dụng một dải băng tần khác nhau
(Đặng Công Đoàn, 2014).
2.1.3.7 RAM
RAM, từ viết tắt của Random Access Memory (bộ nhớ truy cập ngẫu
nhiên), là một trong những linh kiện quan trọng của smartphone bên cạnh vi xử lý
(CPU) và bộ xử lý đồ họa (GPU).
Nếu không có RAM thì smartphone hay máy tính của chúng ta thậm chí
không thể thực hiện những tác vụ cơ bản bởi việc truy cập các tệp dữ liệu sẽ cực
kì chậm.
Bộ nhớ RAM là thiết bị trung gian giữa các phần cứng khác với nhiệm vụ
là cung cấp thông tin cần thiết càng nhanh càng tốt. Có thể hiểu đơn giản là một


khi một chương trình hay ứng dụng được khởi chạy, thông tin của nó được tạo ra
và lưu trữ trên bộ nhớ RAM để cho các thành phần khác như CPU, GPU lấy
thông tin và xử lí. Bộ nhớ RAM càng lớn đồng nghĩa với việc nó có thể chứa 1
lúc dữ liệu của nhiều chương trình đang chạy song song, do đó khả năng đa
nhiệm (chạy nhiều ứng dụng cùng lúc) càng trơn tru, mượt mà (Tăng Ngọc Vy
Khánh, 2015).

2.1.3.8 ROM và bộ nhớ khả dụng
Giống như RAM, bộ nhớ trong cũng rất quan trọng đối với hoạt động của
smartphone: nếu không có bộ nhớ để lưu trữ hệ điều hành và các tệp tin quan
trọng thì điện thoại chẳng làm được gì cả. Thậm chí cả những điện thoại không có
bộ lưu trữ dành cho người dùng thì chúng vẫn có bộ nhớ trong để lưu hệ điều
hành.
Thông thường chip lưu trữ các file hệ thống của hệ điều hành được gọi là
ROM, tức là Read-only Memory (bộ nhớ chỉ đọc). Người dùng không thể ghi lên
ROM, nhưng hệ thống có thể ghi đè lên ROM khi cập nhật. Phần dung lượng còn
lại để cho người dùng lưu trữ được gọi là bộ nhớ khả dụng (Tăng Ngọc Vy
Khánh, 2015).
2.1.3.9 Một số định nghĩa khác
APMS: Viết tắt từ Advanced Mobile Phone Service: dịch vụ điện thoại di
động cao cấp. Công nghệ điện thoại di động analoge sử dụng ở Bắc & Nam Mỹ
& khắp 35 nước khác. Vận hành trong dải tần số 800MHz sử dụng công nghệ
FDMA
CDMA: CDMA là một chuẩn tế bào số dùng các kỹ thuật phổ dải rộng để
truyền tín hiệu khác với kỹ thuật kênh băng hẹp dùng trong các hệ thống tương tự
thông thường. Nó kết hợp cả âm thanh số và dữ liệu số vào trong một mạng
truyền thông vô tuyến duy nhất và có thể cung cấp cho khách hàng các dịch vụ
âm thanh số thư thoại (voice mail) nhận diện số gọi đến (caller ID) và truyền tin
bằng văn bản. CDMA được TIA (Telecommunication Industry Association) công
nhận như là kỹ thuật số đa truy bội cho điện thoại di động vào năm 1993. Có một
số biến thể của CDMA như là see W-CDMA B-CDMA TD-SCDMA.
FDMA: Viết tắt từ requency Division Multiple Access công nghệ truyền
thông khi băng tần của mạng được chia ra thành những băng tần nhỏ hơn cho
từng cuộc gọi.


Số IMEI: Viết tắt của International Mobile Equipment Identity mã số quốc

tế của từng điện thoại di động.
SMS: Viết tắt của Short Message Service loại tin nhắn ngắn dùng trong
mạng điện thoại di động chỉ chứa được 160 chữ rất phổ biến hiện nay. Trong năm
2002 đã có 400 tỷ tin nhắn SMS được gửi đi trên thế giới.
EMS: Viết tắt từ Enhanced Message Service cho phép gửi tin nhắn cùng
các biểu tượng động vui nhộn.
MMS: Viết tắt từ Multimedia Message Service dịch vụ tin nhắn đa phương
tiện cho phép gửi tin nhắn chứa âm thanh hình ảnh và văn bản.
GPRS: Viết tắt của General Packet Radio Service được chuẩn hóa như một
phần của GSM đời thứ hai (2G). Thông tin được tải đi dưới dạng các gói tin.
Những gói tin này tự tìm đường ngắn nhất đến địa chỉ cần đến. Trên lý thuyết tốc
độ truyền tin dùng GPRS lên tới 115Kbit/s. Cả VinaPhone và Mobile Phone đều
đang thử nghiệm công nghệ này tại Việt Nam.
Infrared data port (IrDA): Cổng kết nối hồng ngoại. IrDA là viết tắt của
Infra red Data Association phương pháp truyền dữ liệu bằng tia hồng ngoại.
Java: Ngôn ngữ lập trình được Sun Microsystems phát triển. Những phần
mềm viết bằng ngôn ngữ này có đặc điểm là không phụ thuộc vào hệ điều hành.
Số PIN: Viết tắt của Personal Identifier Number mã số sử dụng cá nhân.
Thẻ SIM: Viết tắt của Subscriber Identity Module thẻ nhớ thông minh lưu
trữ thông tin như số điện thoại mã số mạng di động số PIN sổ điện thoại cá nhân
và các thông tin cần thiết khác khi sử dụng điện thoại.
(Lê Trung Ngân, 2009)
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Phần lớn dữ liệu thứ cấp mà đề tài sử dụng có nguồn từ những bài báo, tạp
chí, bài nghiên cứu, luận án, luận văn của các nhà nghiên cứu, các tác giả có liên
quan đến điện thoại di động và các vấn đề liên quan sự ảnh hưởng của điện thoại
di động đến người dân Việt Nam được đăng tải trên internet.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu



Đề tài chỉ sử dụng số liệu thứ cấp có sẵn đã qua xử lý nên chỉ sử dụng các
phương pháp đơn giản để phân tích số liệu như phương pháp phân tích, tổng hợp;
các phương pháp thống kê mô tả, so sánh và tham khảo ý kiến của các chuyên
gia.
Thống kê mô tả (Descriptive statistics): nghiên cứu tổng hợp, số hóa, biểu
diễn bằng đồ thị các số liệu thu thập được từ các bài báo, luận văn, tạp chí khoa
học…liên quan đến điện thoại di động sau đó tính toán các tham số đặc trưng cho
tập hợp dữ liệu như: trung bình, phương sai, tần suất, tỷ lệ ... nhằm có cái nhìn
tổng quát và cụ thể về thực trạng, tác động của điện thoại di động đến người
dùng.
Phương pháp so sánh: Xác định mức độ, xu hướng biến động của điện
thoại di động qua các năm, chủ yếu sử dụng hình thức so sánh các số tuyệt đối, số
tương đối và so sánh số bình quân. Kỹ thuật so sánh được sử dụng là so sánh theo
chiều ngang nằm xác định tỷ lệ và xu hướng biến động của điện thoại di động qua
từng năm, thấy rõ tác động của điện thoại di động đến người dùng trong một thời
gian cụ thể.
Ngoài ra chuyên đề còn tham khảo các ý kiến của chuyên gia đưa ra trong
các hội thảo, bài báo nhằm tăng tính đúng đắn cho bài viết.

CHƯƠNG 3
TỔNG QUAN VỀ ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG Ở VIỆT NAM
3.1 TỔNG QUAN VỀ VIỆT NAM
3.1.1 Vị trí địa lý
Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, khu vực Đông
Nam Á, ven biển Thái Bình Dương. Việt Nam có đường biên giới trên đất liền dài
4.550 km tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, với Lào và Cam-pu-chia ở phía
Tây; phía Đông giáp biển Đông. Trên bản đồ, dải đất liền Việt Nam mang hình
chữ S, kéo dài từ vĩ độ 23°23’ Bắc đến 8°27’ Bắc, dài 1.650 km theo hướng bắc
nam, phần rộng nhất trên đất liền khoảng 500 km; nơi hẹp nhất gần 50 km (Theo

Tổng cục thống kê).


Nguồn: Maps.google.com

Hình 3.1 Bản đồ địa lý Việt Nam
Hệ toạ độ địa lý trên đất liền:
- Cực Bắc: 23°23’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
- Cực Nam: 8°34’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
- Cực Tây: 102°09’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
- Cực Đông: 109°24’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh
Hòa.
Hệ toạ độ địa lý trên biển:
- Vĩ độ: kéo dài đến 6°50’B.
- Kinh độ: 101°Đ – 117°20’Đ tại biển Đông.


Việt Nam gắn liền với lục địa Á – Âu, vừa tiếp giáp với biển Đông và
thông ra Thái Bình Dương.
Đại bộ phận lãnh thổ nằm trong khu vực múi giờ thứ 7.
► Ý nghĩa vị trí địa lý Việt Nam:
- Về tự nhiên:
+ Nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới và chịu ảnh hưởng của khu vực
gió mùa châu Á làm cho thiên nhiên Việt Nam mang tính chất nhiệt đới ẩm gió
mùa và chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
+ Nằm ở nơi gặp gỡ của nhiều luồng di lưu và di cư động, thực vật tạo
nên tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú.
+ Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa - đại dương, liền kề với vành đai sinh
khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải nên có tài nguyên khoáng sản đa
dạng phong phú.

+ Vị trí và hình thể nước ta tạo nên sự phân hoá đa dạng của tự nhiên: Bắc
– Nam, miền núi - đồng bằng . . .
+ Nằm trong vùng có nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán . . .
- Về kinh tế, văn hóa xã hội và quốc phòng:
+ Có nhiều thuận lợi để phát triển cả về giao thông hàng hải, hàng không,
đường bộ với các nước trên thế giới. Tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa,
hội nhập với các nước trên thế giới.
+ Về văn hóa - xã hội: nằm ở nơi giao thoa các nền văn hóa nên có nhiều
nét tương đồng về lịch sử, văn hóa. Đây cũng là thuận lợi cho nước ta chung sống
hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các
nước trong khu vực Đông Nam Á.
+ Về chính trị quốc phòng: vị trí quân sự đặc biệt quan trọng của vùng
Đông Nam Á, một khu vực kinh tế năng động và nhạy cảm với những biến động
chính trị. Biển Đông có ý nghĩa chiến lược trong công cuộc phát triển và bảo vệ
đất nước.
3.1.2 Kinh tế
Hơn 70 năm kể từ khi nước nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời vào
ngày 02 tháng 9 năm 1945. Ngày nay, cả thế giới biết đến công cuộc đổi mới ở


Việt Nam như một bằng chứng về sự thành công chuyển đổi kinh tế trong lịch sử
đương đại. Mặc dù vẫn là một nước đang phát triển, nhưng qua 20 năm tiến hành
công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tựu to lớn có ý nghĩa
lịch sử.
Năm 1986, Việt Nam bắt đầu thực hiện đường lối Đổi mới với ba trụ cột:
chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang vận hành theo cơ chế thị
trường; phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong đó khu vực dân doanh đóng
vai trò ngày càng quan trọng; chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới một
cách hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Với hệ thống luật pháp ngày càng hoàn thiện, các thể chế thị trường ở Việt

Nam đã từng bước được hình thành. Chính phủ đã chủ trương xóa bỏ cơ chế tập
trung, bao cấp, nhấn mạnh quan hệ hàng hóa - tiền tệ, tập trung vào các biện pháp
quản lý kinh tế, thành lập hàng loạt các tổ chức tài chính, ngân hàng, hình thành
các thị trường cơ bản như thị trường tiền tệ, thị trường lao động, thị trường hàng
hóa, thị trường đất đai… Cải cách hành chính được thúc đẩy nhằm nâng cao tính
cạnh tranh của nền kinh tế, tạo môi trường thuận lợi và đầy đủ hơn cho hoạt động
kinh doanh, phát huy mọi nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế.
Hiện nay nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng khá nhanh; sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế đang đẩy mạnh. Đời sống nhân dân
được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được
củng cố và tăng cường. Chính trị - xã hội ổn định. Quốc phòng và an ninh được
giữ vững. Vị thế Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng nâng cao. Sức mạnh
tổng hợp của Việt Nam đã tăng lên rất nhiều, tạo ra thế và lực mới cho đất nước
tiếp tục đi lên.
Trong năm 2016, Chính phủ dự kiến đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh
tế ở Việt Nam là 6,7% và tốc độ tăng CPI đạt dưới 5%. Có nghĩa là nền kinh tế
được Chính phủ đánh giá sẽ còn tiếp tục tăng trưởng cao hơn nữa và tiếp tục giữ
ổn định kinh tế vĩ mô.
Theo nhóm nghiên cứu EIU (Economist Intelligence Unit), GDP Việt Nam
được dự báo tăng xấp xỉ 7%, tương đương mục tiêu tăng trưởng được Quốc hội
đề ra. Với tốc độ này, Việt Nam đứng thứ 9 trong nhóm nước có tốc độ tăng GDP
nhanh nhất thế giới.


Nguồn: Economist Group

Hình 3.2 Dự báo tăng trưởng GDP năm 2016
Theo dự báo mới nhất của Ngân hàng Thế giới, tốc độ tăng trưởng GDP
của Việt Nam năm 2016 sẽ đạt 6,6% (gần sát với mục tiêu kế hoạch của Chính
phủ là 6,7%). Tỷ lệ lạm phát được dự báo tiếp tục nằm ở mức thấp vì theo các dự

báo của nhiều tổ chức quốc tế, giá dầu Thế giới không có xu hướng tăng trong
nhiều năm tới vì nguồn cung dầu đang dư thừa.
Theo số liệu thống kê của Vietnam Report qua đợt khảo sát các Doanh
nghiệp lớn trong BXH VNR500 2015 tháng 11 vừa qua, có tới 47% số Doanh
nghiệp cho rằng tình hình SXKD trong Quý I năm 2016 sẽ tiếp tục được duy trì ở
mức ổn định, theo sát tỷ lệ đó là 43% số Doanh nghiệp tin rằng tình hình SXKD
sẽ được cải thiện giúp Doanh nghiệp đạt được những kết quả kinh doanh tốt nhất.

Hình 3.3 Dự báo của doanh nghiệp về tình hình SXKD trong Quý I năm 2016 so
với cùng kỳ năm 2015 (ĐV: %)


Mặt khác trên thị trường điện thoại di động, những tiến bộ trong công nghệ
trong lĩnh vực điện thoại di động trong năm 2015 đã được công nhận, năm 2016
hứa hẹn là một cuộc bùng nổ của các hãng điện thoại, chấm dứt các cuộc chạy
đua về cấu hình trên smartphone và mở ra một cuộc cạnh tranh mới.
Theo kết quả nghiên cứu của hãng IDC năm 2014 Việt Nam đã tiêu thụ
28,7 triệu chiếc điện thoại di động và trong quý II/ 2015 thị trường Việt Nam tiêu
thụ 6,5 triệu điện thoại, trong đó 3,3 triệu là smartphone. Theo đánh giá của các
công ty nghiên cứu thị trường cũng như nhận định của một số nhà bán lẻ như Thế
giới Di động, FPT Shop, Mai Nguyên Luxury Mobile… sản phẩm smartphone sẽ
tiếp tục có mức tăng trưởng mạnh hơn 30% trong năm 2016.
Tóm lại, nền kinh tế Việt Nam trong năm 2016 trong các lĩnh vực nói
chung và điện thoại di động nói riêng sẽ là một năm đầy hứa hẹn cho các doanh
nghiệp phát triển, hội nhập cùng nền kinh tế thế giới.
3.1.3 Văn hóa – xã hội
Nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trên cơ sở đa
dạng sắc thái văn hóa tộc người, phát triển cao so với các nền văn hóa khác
đương thời trong khu vực, có những nét độc đáo riêng nhưng vẫn mang nhiều
điểm đặc trưng của văn hóa vùng Đông Nam Á.

Nền văn hóa Việt Nam có ba đặc trưng chính. Thứ nhất Việt Nam có một
nền văn hóa phong phú và đa dạng trên tất cả các khía cạnh, 54 dân tộc anh em có
những phong tục đúng đắn, tốt đẹp từ lâu đời, có những lễ hội nhiều ý nghĩa sinh
hoạt cộng đồng, những niềm tin bền vững trong tín ngưỡng, sự khoan dung trong
tư tưởng giáo lý khác nhau của tôn giáo, tính cặn kẽ và ẩn dụ trong giao tiếp
truyền đạt của ngôn ngữ, từ truyền thống đến hiện đại của văn học, nghệ thuật.
Thứ hai là sự khác biệt về cấu trúc địa hình, khí hậu và phân bố dân tộc, dân cư
đã tạo ra những vùng văn hoá có những nét đặc trưng riêng tên lãnh thổ Việt
Nam. Từ cái nôi của văn hóa Việt Nam ở đồng bằng sông Hồng, người Việt chủ
đạo với nền văn hóa làng xã và văn minh lúa nước, đến những sắc thái văn hóa
các dân tộc miền núi tại Tây bắc và Đông bắc. Từ các vùng đất biên viễn của Việt
Nam thời dựng nước ở Bắc Trung bộ đến sự pha trộn với văn hóa Chăm Pa của
người Chăm ở Nam Trung Bộ. Từ những vùng đất mới ở Nam Bộ với sự kết hợp
văn hóa các tộc người Hoa, người Khmer đến sự đa dạng trong văn hóa và tộc
người ở Tây Nguyên. Thứ ba với một lịch sử có từ hàng nghìn năm cùng với
những hội tụ về sau của các dân tộc khác, từ văn hóa bản địa của người Việt cổ từ


thời Hồng Bàng đến những ảnh hưởng từ bên ngoài trong trong hàng nghìn năm
nay. Với những ảnh hưởng từ xa xưa của Trung Quốc và Đông Nam Á đến những
ảnh hưởng của Pháp từ thế kỷ 19, phương Tây trong thế kỷ 20 và toàn cầu hóa từ
thế kỷ 21. Việt Nam đã có những thay đổi về văn hóa theo các thời kỳ lịch sử, có
những khía cạnh mất đi nhưng cũng có những khía cạnh văn hóa khác bổ sung
vào nền văn hóa Việt Nam hiện đại.
Với nền nông nghiệp trồng lúa nước, người Việt Nam có những tư tưởng
truyền thống tích cực điển hình như sự cần cù, chăm chỉ lao động, một lối sống
nặng tình nghĩa, đoàn kết gắn bó với họ hàng, làng nước, yêu đất nước, đồng bào.
Tín ngưỡng dân gian Việt Nam từ xa xưa đã bao hàm tín ngưỡng phồn thực, tín
ngưỡng sùng bái tự nhiên và tín ngưỡng sùng bái con người. Con người cần sinh
sôi, mùa màng cần tươi tốt để duy trì và phát triển sự sống, nông nghiệp trồng lúa

nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố tự nhiên đã đưa đến tín ngưỡng sùng bái tự
nhiên, về sùng bái con người điển hình là tập tục thờ cúng ông bà tổ tiên. Ngoài
ra nền văn học – nghệ thuật Việt Nam cũng có nhiều thành tựu đáng kể, mang cả
nét cổ điển và hiện đại tạo thành một nền văn hóa đặc sắc gắn liền với sự phát
triển của dân tộc.
Vừa qua Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) đã tổ chức
hội nghị tổng kết công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình năm 2015 và triển khai
kế hoạch năm 2016. Theo đó quy mô dân số của Việt Nam vẫn ở mức ổn định
(năm 2015 dân số Việt Nam không vượt quá 92 triệu người), tốc độ gia tăng dân
số trong khoảng 1%, với mức sinh ổn định là 2,1 con, tình trạng mất cân bằng
giới tính ở mức 113 bé trai/ 100 bé gái.
Với dân số đông đứng 14 thế giới, nơi giao thoa về vị trí địa lý, văn hóa;
Việt Nam là một thị trường rộng lớn cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước
thể hiện năng lực của mình. Cùng với bước tiến của nhân loại, khoa học kỹ thuật
và điện tử truyền thông chắc chắn sẽ phát triển một cách mạnh mẽ.
3.2 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG
3.2.1 Sự ra đời của điện thoại di động
Đối với giới trẻ hiện nay, điện thoại di động là một vật dụng khá quen
thuộc, nhiều người cho rằng điện thoại di động đã xuất hiện hàng thế kỷ trước,
song đây là một suy nghĩ sai lầm vì điện thoại di động chỉ mới xuất hiện cách đây
hơn 40 năm.


Chiếc điện thoại đầu tiên ra đời năm 1973, vào ngày 03/04/1973, Tiến sĩ
Martin Cooper của Motorola thực hiện cuộc gọi đầu tiên từ chiếc di động của
mình. Ông đã đi dạo trên đại lộ New York City's Sixth Avenue và mang theo một
thiết bị có trọng lượng gần 1 kg, lúc này không ai trong số những người đi đường
nhận ra đó là một chiếc điện thoại di động. Mãi đến sau thiết bị của ông mới được
công nhận là chiếc điện thoại di động đầu tiên trên thế giới, người ta gọi nó là
Motorola DynaTAC.

Thiết bị mà Martin Cooper sử dụng tại thời điểm đó không khác gì một
thiết bị khác được nghiên cứu bởi Tiến sĩ Engel, giám đốc nghiên cứu của Bell
Labs, một công ty có mối quan hệ chặt chẽ với nhà mạng AT&T lúc bấy giờ. Chỉ
là thiết bị của Tiến sĩ Martin Cooper ra đời trước, đó là chiến thắng cho Motorola
và cá nhân ông, người được xem là cha đẻ của điện thoại di động. Mặc dù thiết bị
được xem là điện thoại di động đầu tiên trông quá cồng kềnh với tiêu chuẩn ngày
nay nhưng đó chính là khởi nguồn của những chiếc smartphone hiện đại ngày
nay.
Sự thật là điện thoại di động đã được thúc đẩy nghiên cứu trong thời gian
của Thế chiến thứ hai (1040) nhưng mãi tới những năm 70 mới đạt được những
thành tựu đầu tiên. Và mặc dù chiếc điện thoại di động đầu tiên ra đời ở Mỹ
nhưng Nhật Bản là nơi xây dựng mạng điện thoại di động lớn nhất đi đầu thế giới
năm 1979 tại Tokyo với 23 trạm phát sóng. Ngay sau đó, vào năm 1981, mạng di
động cũng được phủ rộng một số nước như Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy và đặc
biệt là Phần Lan. Cuối cùng mãi đến năm 1983, tức là 10 năm sau cuộc gọi lịch
sử của Cooper, những chiếc điện thoại di động mới được đưa vào sản xuất hàng
loạt tại Hoa Kỳ.
3.2.2 Quá trình cải tiến không ngừng
Điện thoại di động là sản phẩm kết tinh của hàng loạt những công nghệ
then chốt nhất trong lịch sử hiện đại. Trong đó quan trọng nhất là sự ra đời của
công nghệ truyền thông tin giọng nói, sáng tạo ra điện thoại. Công nghệ này được
thử nghiệm và phát triển bởi hàng loạt các nhà phát minh vào thế kỷ XIX, trong
đó có Alexander Graham Bell và Thomas Edison (Alexander Graham Bell được
chính thức cấp bằng sáng chế năm 1876).
Điện thoại vào lúc đó chỉ có thể kết nối thông qua dây truyền tín hiệu, vì
vậy việc có thể liên lạc bằng giọng nói vào thời điểm đó được xem là một điều kỳ
diệu. Sau đó là sự ra đời của công nghệ truyền tín hiệu điện thoại qua sóng vô


tuyến Radio Frequency. Quân đội các nước tiên tiến từ những năm 1938 đã bắt

đầu sử dụng các máy điện đàm từ xa nhưng chúng nặng đến hơn 11 kg và chỉ có
tầm liên lạc chừng 8 km.
Năm 1947, AT&T - một công ty viễn thông Mỹ đứng đằng sau viện
nghiên cứu Bell Labs của Alexander Graham Bell giới thiệu điện thoại dân dụng
không dây đầu tiên, sử dụng dịch vụ MTS (Mobile Telephone Service) hay còn
được gọi là thế hệ 0G (Zero Generation) của sóng dịch vụ di động. Các thiết bị
điện thoại không dây này của AT&T nặng đến 36 kg và chỉ được lắp đặt bên
trong xe hơi.
Chật vật cạnh tranh với Tập đoàn AT&T, nhiều công ty công nghệ và viễn
thông thời bấy giờ đã phải bỏ cuộc. Như một giải pháp cuối cùng, Công ty
Motorola đặt cược hết mọi hy vọng của họ lên một dự án điện thoại di động cầm
tay. Chủ trì dự án này là kỹ sư điều hành Martin Cooper. Năm 1973, Marty thực
hiện cuộc điện thoại đầu tiên trong lịch sử điện thoại di động. Người mà ông gọi
là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Marty: Joel Engel - kỹ sư trưởng của viện
nghiên cứu Bell Labs thuộc AT&T. “Joel, Martin đây! Tôi đang gọi cho anh từ
một điện thoại di động cầm tay”. Martin kể lại rằng đầu dây bên kia chỉ có sự im
lặng. Joel Engel hiểu rõ rằng đó là lời tuyên bố chiến thắng của Martin trong cuộc
chiến công nghệ viễn thông.
Trải qua một thời gian dài cải tiến và phát triển, điện thoại di động đã có
một vóc dáng thon gọn, thời thượng hơn, nhiều tính năng thông minh hơn cũng
như gần đây nhất là cảm biến vân tay, cảm biến võng mạc.
3.2.3 Sự phát triển của điện thoại thông minh (smartphone)
Trước đây không ai biết điện thoại thông minh là gì cho đến Nokia cho ra
đời Nokia 9000 Communicator, khái niệm smartphone mới được nhiều người biết
đến. Với khả năng kết nối mạng và bàn phím Qwerty, Nokia cũng là hãng đầu
tiên cho ra đời điện thoại không có ăng - ten ngoài.
Phần Lan được xem là nơi khởi nguồn của mạng di động 2G đầu tiên trên
thế giới cho phép người sử dụng điện thoại gửi tin nhắn. Phần Lan cũng là nơi
phát minh ra hàng loạt công nghệ di động sau này như tin nhắn văn bản (1993),
nhạc chuông (1998). Riêng dịch vụ internet di động được Nhật Bản phát triển

rộng rãi năm 1999.
Sử dụng điện thoại gửi tin nhắn là tính năng phổ biến nhất cho đến nay.
Năm 1999, Nokia cho ra mẫu 7110, điện thoại đầu tiên sử dụng mạng WAP, cho


phép truy cập một phiên bản đơn giản hóa của các trang web, đây được xem như
là một bước tiến khổng lồ của ngành smartphone. Việc tích hợp camera vào điện
thoại cũng bắt đầu được thử nghiệm, với câu chuyện của kỹ sư Philippe Kahn gắn
máy ảnh vào điện thoại để có thể gửi đi những hình ảnh đầu tiên của đứa con vừa
chào đời của ông. Tuy nhiên đến năm 2000, Sharp lại là công ty đầu tiên đưa thị
trường ĐTDĐ có tích hợp máy ảnh, dù chỉ có 0.1 megapixel.
Ở những năm 2000, giới công nghệ chứng kiến một sự trỗi dậy của các
điện thoại thông minh (smartphone). Nổi trội nhất là Palm, một sản phẩm máy
tính cầm tay nhỏ gọn, cho phép người dùng sử dụng một số phần mềm của
Microsoft. Motorola cho ra mắt dòng RAZR, một loại điện thoại nắp gập với thiết
kế rất trang nhã. Dòng RAZR khởi đầu cho một cuộc đua về thiết kế ĐTDĐ ngày
càng mang tính thời trang hơn. Trong khi đó, bắt nguồn từ một loại máy nhắn tin,
Blackberry nhen nhóm trở thành một thương hiệu đứng đầu thị trường
smartphone.
Tuy vậy bước nhảy vọt vĩ đại nhất của smartphone là khi Steve Jobs - cố
CEO của Apple - tung ra siêu phẩm iPhone. Sản phẩm này đi trước các đối thủ
của mình từ tính năng đến thiết kế. iPhone không những đặt ra chuẩn mực về chất
lượng mà còn là các khái niệm về các tính năng cần thiết của một smartphone như
hệ thống phân phối nội dung và tiện ích. Dưới áp lực của “quái vật” Apple,
Google đã tung ra Android, một hệ điều hành smartphone mã nguồn mở để cân
bằng thế trận. Và thế là một kỷ nguyên mới của ĐTDĐ được bắt đầu.
3.2.4 Trở thành một phần của văn minh nhân loại
Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhu cầu và
chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam ngày càng tăng, điện thoại di động
là một thiết bị không thể thiếu từ thanh thiếu niên đến người lớn, người đi học

hay người đi làm và cả người nội trợ ở nhà. Sự phổ biến của điện thoại di động đã
đánh bại điện thoại cố định, trở thành một phần thiết yếu của cuộc sống, đánh dấu
sự phát triển của văn minh nhân loại.
3.3 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA THỊ TRƯỜNG ĐIỆN
THOẠI DI ĐỘNG Ở VIỆT NAM


Việt Nam là một trong những quốc gia đang phát triển nhanh về số lượng
người sử dụng internet và các thiết bị di động, là một thị trường hấp dẫn cho các
công ty trong lĩnh vực này. Năm 2004, Việt Nam chỉ có hơn 5 triệu thuê bao di
động, tỷ lệ thuê bao là 6,7% (số thuê bao di động / 100 dân) (Vũ Trung, 2014).
Sau mười năm phát triển mạnh mẽ, năm 2014, Việt Nam đạt 138,6 triệu thuê bao
di động, đạt mật độ thuê bao di động là 140 thuê bao/100 dân (Lâm Hằng, 2014).
Xu hướng sử dụng các thiết bị di động thông minh ngày càng tăng ở Việt
Nam, năm 2014, 3G sẽ có 19 triệu thuê bao; hơn 17 triệu smartphone được bán
ra. Việt Nam nằm trong top 10 các quốc gia trên toàn cầu tiêu thụ smartphone và
đúng thứ ba vùng Nam Á về tỷ lệ người mới sắm smartphone (Nguồn: Appota,
Vietnam Mobile Market Pocket guide to 2014).

Nguồn: Mobile Monday Vietnam; Fact, Figures and Forecast for the Vietnam Mobile Market;
Frost & Sullivan.

Hình 3.4 Biểu đồ phát triển thuê bao di động ở Việt Nam
Cùng với sự bùng nổ công nghệ, người dùng điện thoại di động ngày càng
tăng và nhu cầu sử dụng điện thoại ngày một lớn hơn, Mobile Marketing đang
được các doanh nghiệp cực kì quan tâm. Cụ thể tại lễ công bố mạng quảng cáo
trên di động phủ 95% độc giả Mobile Internet tại Việt Nam ngày 29/08/2013, số
liệu thống kê của Admicro chỉ ra rằng các website lớn mà đơn vị đang kinh doanh
có số lượt truy cập trên mobile đạt 30-35% so với web, page view đạt gần 50%.



Đây là mức tăng trưởng nhanh, là cơ hội để thị trường quảng cáo trên di động
(Mobile Ads) tại Việt Nam bùng nổ.
Nghiên cứu Opera Mediaworks và MMA đã phân ra 4 loại người sử dụng
điện thoại: Tín đồ Shopping, Người đam mê công nghệ, Những người thích du
lịch và Game thủ. Ấn Độ, Indonesia, Malaysia và Việt Nam, đối tượng người sử
dụng di động là người thích mua sắm chiếm tỷ lệ cao, các trang Tokopedia, OLX,
Lelong, Chợ Tốt là những trang rao vặt được ưa thích nhất. Mặt khác, trong các
quốc gia nhóm P6 (Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Việt
Nam) Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ người sử dụng di động là game thủ cao nhất.

Nguồn: Opera

Hình 3.5 Thói quen của 4 nhóm người dùng điện thoại di động hàng đầu
Theo đánh giá của Liên Minh Viễn Thông Quốc Tế ITU 2008, thị trường
mạng điện thoại di động (ĐTDĐ) ở Việt Nam là một trong những thị trường phát
triển nhanh. Kinh doanh dịch vụ ĐTDĐ là một trong những nền công nghiệp phát
triển nhanh nhất ở Việt Nam vì thế số lượng doanh nghiệp tham gia vào nền công
nghiệp này ngày càng nhiều dẫn đến sự cạnh tranh trong ngành ngày càng khốc


×