Tải bản đầy đủ (.docx) (84 trang)

Ôn tập tổng hợp đầy đủ nhất môn Luật Hiến Pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (564.69 KB, 84 trang )

Đây là bộ tài liệu ôn thi vấn đáp năm 2014 của k39, được sưu tầm từ nhiều nguồn và copy
bới đội máu Luật. tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo.
ÔN TẬP VẤN ĐÁP MÔN HIẾN PHÁP
Câu 1: Đối tượng điều chỉnh của nghành luật hp VN.
Là những quan hệ xã hội,tức là những quan hệ phát sinh trong hđ của con người gắn liền với việc xác
định chế độ chính trị,chế độ kinh tế,chính sách văn hóa-xã hội,quốc phòng an ninh,quyền và nghĩa vụ
cơ bản của công dân,tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước CHXHCNVN.
Câu 2: Đặc điểm của đối tượng điều chỉnh của nghành luật hp VN.
-Phạm vi: rộng hơn các ngành luật khác vì LHP điều chỉnh các qh XH lqan đến mọi mặt, mọi lĩnh vực
của đời sống XH, các ngành luật khác chỉ điều chỉnh 1 nhóm qh XH lqan đến 1 lĩnh vực nhất định của
đời sống XH
-Tính chất của những mqh mà LHP điều chỉnh: các qh XH cơ bản nhất, quan trọng nhất mà những
quan hệ đó tạo thành nền tảng của chế độ nhà nước và xã hội, có liên quan tới việc thực hiện quyền lực
nhà nước. Đó là những quan hệ giữa công dân, xã hội với nhà nước và quan hệ cơ bản xác định chế độ
nhà nước. sự điều chỉnh của LHP mang tính nguyên tắc, định hướng
-VD:
+Trong lĩnh vực kinh tế, LHP chỉ điều chỉnh những quan hệ xã hội sau: các quan hệ xác định loại hình
sở hữu, các thành phần kinh tế, chính sách của nhà nước đối với các thành phần kinh tế, vai trò của nhà
nước đối với nên kinh tế.
+Trong lĩnh vực chính trị cũng: các quan hệ liên quan đến việc xác định nguồn gốc của quyền lực nhà
nước, các hình thức nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước; các qh XH xác định mối quan hệ giữa nhà
nước với ĐCSVN, MTTQVN và các tổ chức thành viên của mặt trận; các quan hệ xã hội xác định
chính sách đối nội, chính sách đối ngoại của nhà nước CHXHCNVN => Những qh XH này là cơ sở để
xác định chế độ chính trị của nước CHXHCNVN.
+Trong lĩnh vực quan hệ giữa công dân và nhà nước: các qh XH liên quan tới việc xác định địa vị
pháp lý cơ bản của công dân như: quốc tịch, quyền và nghĩa vụ cơ bản của côn dân.
+Trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước: các qh XH liên quan đến việc xác định
các nguyên tắc, cơ cấu tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước.
=>2 đặc điểm đặc thù để phân biệt LHP với các luật chuyên ngành khác, chính vì xuất phát từ đối
tượng điều chỉnh của nó mà người ta con gọi LHP là đạo luật gốc mà các quy phạm pháp luật chuyên
ngành khác khi ban hành phai dựa trên LHP tức là không được trái với những quy định của LHP


Câu 3: Phương pháp điều chỉnh của nghành luật hp VN
Là toàn bộ những phương thức,cách thức tác động pháp lí lên những quan hệ xã hội thuộc phạm vi
điều chỉnh của nghành luật đó.Nghành luật hp sdung các phương pháp sau:
1,Phương pháp cho phép:điều chỉnh quan hệ xã hội liên quan đến thẩm quyền của các cơ quan nhà
nước,quyền hạn những người có chức trách trong bộ máy nhà nước.
2,Phương pháp bắt buộc:điều chỉnh các quan hệ xã hội lquan tới nghiệp vụ của cá nhân,tổ chức và hđ
của nhà nc,của các cơ quan nhà nc.Nội dụng là quy phạm luật hiến pháp của chủ thể luật hp phải thực
hiện hành vi nhất định nào đó.
Sưu tầm và copy by đội máu Luật (RHsC)1


Đây là bộ tài liệu ôn thi vấn đáp năm 2014 của k39, được sưu tầm từ nhiều nguồn và copy
bới đội máu Luật. tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo.
3,Phương pháp pháp cấm: điều chỉnh một số quan hệ xã hội lqan đến hđ cơ quan nhà nc hoặc của công
dân.theo pp cấm chủ thể thực hiện hành vi nhất định nào đó.
4,Phương pháp xác lập: dùng xác lập những nguyên tắc chung mang tính định hướng cho các chủ thể
tham gia vào các quan hệ pháp luật hiến pháp.
Câu 4: Đối tượng nghiên cứu của khoa học luật hp VN.
Khoa học luật hp nghiên cứu dưới góc độ pháp lí vấn đề tổ chức nhà nc CHXHCNVN cũng như mỗi
quan hệ giữa nhà nc và công dân.
-Để nghiên cứu tổ chức nhà nc CHXHCNVN trc hết khoa học luật hiến pháp cần nghiên cứu chế độ
chính trị,chế độ kte,csach vhoa-xã hội,quốc phòng an ninh .đề hiểu biết tổ chức nhà nc chúng ta cần
nghiên cứu cấu trúc bộ máy nhà nc và cơ cấu hđ và chính sach lãnh thổ.
-Mối qhe giữa nhà nc và công dân chiếm vị trí quan trọng trong vấn đề thuộc đối tượng nghiên cứu
khoa học.mối qhe này thể hiện qua quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và những đẩm bảo để công
dân thực hiện những quyền và nghĩa vụ đó từ khoa học luật hp nghiên cứu các chế định và các quy
phạm nghành luật.
Câu 5 : Phưong pháp nghiên cứu của khoa học luật hp VN.
1,Phương pháp biện chứng Mác-Lenin:nghiên cứu cho tất cả các nghành khoa học xh.tuy nhiên đối
tượng nghiên cứu mỗi nghành khoa học là khác nhau nên vận dụng cũng khác nhau.

2,Phuương phap lịch sử:pp này đòi hỏi khi nghiên cứu các quy phạm chế định ,các qhe pháp luật
hp,khoa học luật hp phải đặt trong lịch sử cụ thể.Mác đã chỉ ra pháp luật nói chung không thể vượt qa
ngoài điều kiện kte xh và pluat,ND quy phạm chế định,qhe pháp luật hp sẽ đc nghiên cứu trong hoàn
cảnh lsu cụ thể.
3,Phương pháp hệ thống: là 1 hệ thống một bộ phận cấu thành trong qhe pluat VN.việc sdung hệ thống
này làm sáng tỏ vị trí vai trò của từng quy phạm,chế định pluat hp trong hp trong hê thống nghành luật
hp.
4,Phương pháp so sánh: việc nghiên cứu và hình thành và ptrien quy phạm chế định pluat đòi hỏi so
sánh giữa quy phạm cũ và mới pp này giúp khoa học luật hp phát hiện những hạn chế bất cập ...
5,Phương pháp thống kê: sdung khá rộng trong khoa học luật hp VN đặc biệt nghiên cứu bộ máy nhà
nc .pp này đòi hỏi tập hợp phân tích số liệu trong nh thời điểm khác nhau qua đó giúp ta rút ra nxet
đúng đắn và cần thiết.
Câu 6.Nguồn của ngành Luật Hiến pháp Việt Nam.
Định nghĩa: Nguồn của ngành Luật Hiến pháp ở nước ta hiện nay là những văn bản quy phạm
pháp luật chứa đựng quy phạm Luật Hiến pháp trong đó nguồn chủ yếu, quan trọng nhất là Hiến
pháp.
Gồm một số nguồn sau:
+ Hiến pháp, luật, nghị quyết do Quốc hội ban hành
Ví dụ: Luật Tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức tòa án vv...
Sưu tầm và copy by đội máu Luật (RHsC)2


Đây là bộ tài liệu ôn thi vấn đáp năm 2014 của k39, được sưu tầm từ nhiều nguồn và copy
bới đội máu Luật. tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo.
+ Pháp luật, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Ví dụ:Pháp lệnh về nhiệm vụ quyền hạn của hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân.
+ Một số văn bản do Chính phủ, Thủ tướng chính phủ ban hành
Ví dụ: Các nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy
của các bộ, cơ quan ngang bộ
+ Một số nghị quyết do hội đồng nhân dân ban hành

Ví dụ: Nghị quyết thông qua nội quy kỳ họp hội đồng nhân dân.
Câu 7. Khái niệm Hiến pháp
1.Nguyên nhân ra đời
-Sự ra đời của NN gắn với Học thuyết phân chia quyền lực NN: QLNN gồm các quyền lập/ hành/
tư pháp => HP ra đời nhằm hạn chế tối đặ lạm dụng QL từ phía NN, bảo đảm các quyền tự do, dân
chủ cho người dân
-Giai cấp Tư sản cuối thời kì PK đã đưa ra quan điểm rất tiến bộ về vai trò của PL trong quản lí
XH: PL đc xác định là công cụ chủ yếu để quản lý XH, bảo vệ quyền con người, quyền CD, ND đc
tham gia vào quá trình xây dựng PL => PL ko chỉ bảo vệ lợi ích giai cấp thống trị mà còn phải bảo
vệ lợi ích các giai cấp #
-Dưới góc độ kinh tế, với phương thức sản xuất TBCN, phải thiết lập QHSX phù hợp vs phương
thức đó => con người phải đc giải phóng về mặt pháp lý, quyền con ng, quyền CD đc NN tôn trọng,
đặc biệt là quyền về tài sản, quyền tự do cá nhân & NN coi đó là động lực thúc đẩy sự PT KTXH
-Sự xuất hiện của HP là kết quả của sự phát triển khoa học kĩ thuật, trong đó có KH pháp lí
-Cuộc CM TS nổ ra, giai cấp TS giành quyền lực CT đã ban hành PL trong đó có HP để xác lập
,củng cố địa vị thống trị của mình + bảo vệ lợi ích GC TS & các GC khác trong XH
2.Định nghĩa Hiến pháp
Hiến pháp là hệ thống những quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất quy định những vấn
đề cơ bản quan trọng nhất về chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị, chính sách kinh tế, văn hóa, xã
hội, tổ chức quyền lực nhà nước, địa vị pháp lý của con người và công dân.
3.Đặc điểm
a) Hiến pháp là luật cơ bản vì => là nền tảng, cơ sở để xây dựng và phát triển toàn bộ hệ thống
pháp luật của quốc gia.
-Phạm vi của HP: những vấn đề cơ bản, quan trọng nhất của 1 NN, XH
-Hiệu lực pháp lý: cao nhất
+Đc ghi nhận trong 1 điều khoản của HP

Sưu tầm và copy by đội máu Luật (RHsC)3



Đây là bộ tài liệu ôn thi vấn đáp năm 2014 của k39, được sưu tầm từ nhiều nguồn và copy
bới đội máu Luật. tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo.
+Các văn bản PL của NN ko đc trái vs HP, khi có mâu thuẫn phải thwjchieejn theo HP, các văn
bản chính trị, điều ước quốc tế mà NN kí kết ko đc trái vs HP
+Có hiệu lực với mọi chủ thể
+Có hiệu lực trong 1 thời gian tương đối dài, trong phạm vi toàn lãnh thổ
-Để đảm bảo tính hiệu lực pháp lí tối cao của HP, có 1 cơ chế đc thiết lập để bảo vệ HP là bảo hiến
-Thủ tục xây dựng và thông qa HP (trình tự lập hiến) rất chặt chẽ:
+Việc sửa đổi, bổ sung HP phải đc thể hiện dưới hình thức 1 quy định của Quốc Hội
+Dự thảo HP phải đc đưa ra lấy ý kiến nhân dân hoặc đưa ra trưng cầu ý dân
+Quốc Hội thông qa HP vs tỉ lệ phiếu qá bán tuyệt đối
+Nguyên thủ QG phải công bố HP đúng thời hạn PL quy định
-HP ngoài thuộc tính chủ qan. Khách qan còn mang tính cương lĩnh (tính định hướng)
b) Hiến pháp là luật tổ chức, là luật quy đinh những nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước, xác
định các tổ chức và mối quan hệ giữa các cơ quan lập pháp; hành pháp; tư pháp, tổ chức chính
quyền địa phương và quy định cách tổ chức phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ.
c) Hiến pháp là luật bảo vệ các quyền con người và công dân. Các quyền con người và công dân
bao giờ cũng là một phần quan trọng trong HP. Do HP là luật cơ bản của nhà nước nên các quy định
về quyền con người và công dân trong Hiến pháp là cơ sở pháp lí chủ yếu để nhà nước và xã hội tôn
trọng và đảm bảo thực hiện các quyền con người và công dân.
d) Hiến pháp là luật có hiệu lực pháp lý tối cao, tất cả các văn bản pháp luật khác không được
trái với Hiến pháp. Bất kì văn bản nào trái với Hiến pháp đều phải được hủy bỏ.
4.Phân loại
-Theo thời gian ban hành:
+ HP cổ điển: nx HP ban hành vào thế kỷ 18 và 19.
+ HP hiện đại: nx bản HP sau thời kỳ này.
-Theo hình thức thể hiện:
+ HP thành văn là một văn bản nhất định quy định về tổ chức quyền lực nhà nước, quyền công
dân được quy định là luật cơ bản của nhà nước có hiệu lực pháp lý cao nhất.
+ HP bất thành văn là tập hợp một số luật, tập quán quan trọng được coi là luật cơ bản của NN

-Căn cứ vào mức độ sửa đỏi khó hay dễ của hiến pháp:
+ HP cứng là HP khi muốn sửa đổi phải qua một số quy trình đặc biệt
+ HP mềm là HP có thủ tục sủa đổi đơn giản như một đạo luật
Sưu tầm và copy by đội máu Luật (RHsC)4


Đây là bộ tài liệu ôn thi vấn đáp năm 2014 của k39, được sưu tầm từ nhiều nguồn và copy
bới đội máu Luật. tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo.
-Tùy theo từng tiêu chí mà còn nhiều cách phân loại khác: theo thời gian, theo chế độ chính trị.
Câu 8. So sánh 5 bản Hiến pháp
1. Hoàn cảnh ra đời
a) Hiến pháp 1946:
-Sau khi CMT8 thành công, ngày 02/9/1945, Chủ tịch HCM đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai
sinh ra nước VN Dân chủ Cộng hòa. Ngày 03/9/1945, tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm
thời, Chủ tịch HCM đã đặt ra nhiệm vụ cấp bách là xây dựng HP
-20/9/45, CP lâm thời ra sắc lệnh thành lập Ban dự thảo HP (7 người) chủ tịch HCM đứng đầu.
Tháng 11/1945, Bản DT công bố cho toàn dân thảo luận
-2/3/46, trên cơ sở Bản DT, Quốc Hội thành lập Ban DT HP (11 ng) chủ tịch HCM đứng đầu.
-9/11/46, Quốc hội thông qua bản HP đầu tiên của nước ta (với 240/242 phiếu tán thành)
-19/12/46, kháng chiến toàn quốc bùng nổ, vì chiến tranh nên HP46 ko đc chính thức công bố
nhưng tinh thần và nội dung của nó luôn được CP lâm thời và Ban thường vụ QH áp dụng điều
hành đất nước. Tư tưởng lập hiến của Hiến pháp 1946 luôn được kế thừa và phát triển trong các bản
Hiến pháp sau này.
b) Hiến pháp 1959
-Sau chiến thắng Điện Biên phủ Hội nghị Giơ-ne-vơ, miền Bắc giải phóng, ĐN chia làm 2 miền
=> Nhiệm vụ CM: Xây dựng CNXH ở miền Bắc & đấu tranh thống nhất nước nhà
-HP46 đã hoàn thành sứ mệnh của nó nhưng so với tình hình và nhiệm vụ CM mới cần đc bổ
sung, thay đổi
-Tại kì họp 6, QH khóa I thành lập Ban DT HP sửa đổi. Tháng 7/1958, Bản DT đc đưa ra các cán
bộ thảo luận, ngày 1/4/59 công bố toàn dân thảo luận.

-31/12/59, QH thông qa HP sửa đổi
-1/1/1960, chủ tịch HCM kí sắc lệnh công bố HP
c) Hiến pháp 1980:
-Chiến dịch HCM mùa xuân 1975 thắng lợi mở ra giai đoạn mới, nước ta hoàn toàn độc lập tự do
là điều kiện thuận lợi thống nhất 2 miền, đưa cả nước qá độ đi lên CNXH
-25/4/1976, cuộc Tổng tuyển cử theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu đã bầu ra 492 vị đại biểu
Quốc hội (khóa VI). Từ 24/6 đến 03/7/1976, QH khóa VI tiến hành kỳ họp đầu tiên. Tại kỳ họp này,
ngày 02/7/76, QH đã quyết định đổi tên nước ta thành nước CHXHCNVN; đồng thời ra Nghị quyết
về việc sửa đổi HP59 và thành lập Uỷ ban DT HP (36 ng) do đồng chí Trường Chinh- Chủ tịch
UBTVQH làm chủ tịch
-Đến tháng 8/1979, bản DT được đưa ra lấy ý kiến nhân dân cả nước.
Sưu tầm và copy by đội máu Luật (RHsC)5


Đây là bộ tài liệu ôn thi vấn đáp năm 2014 của k39, được sưu tầm từ nhiều nguồn và copy
bới đội máu Luật. tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo.
-18/12/1980, QH khóa VI đã nhất trí thông qua HP nước CHXHCNVN. Với HP80, lần đầu tiên
vai trò lãnh đạo của ĐCS VN được hiến định tại Điều 4, đây là nhân tố chủ yếu quyết định mọi
thắng lợi của cách mạng VN trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH.
d) Hiến pháp năm 1992:
-Trong những năm cuối của thập kỷ 80, Thế kỷ XX, do ảnh hưởng của phòng trào Cộng sản và
công nhân quốc tế lâm vào thoái trào, các nước XHCN ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, nước ta lâm
vào cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Trong bối cảnh đó, nhiều quy định của HP80 ko còn phù
hợp với yêu cầu xây dựng đất nước trong điều kiện mới.
-22/12/1988, tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội (khóa VIII) đã ra Nghị quyết thành lập Uỷ ban sửa đổi HP
(28 ng) do Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công làm Chủ tịch
-Cuối năm 91 đầu năm 92, bản DT đc đưa ra trưng cầu ý kiến ND
-15/4/1992, Bản DT HP được QH khóa VIII thông qua (tại kỳ họp thứ 11). HP92 được gọi là HP
của VN trong thời kỳ đầu của tiến trình đổi mới.
e) Hiến pháp năm 2013

-Trên cơ sở Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH năm 1991 (bổ sung,
phát triển năm 2011) của ĐCSVN, cùng với kết quả tổng kết thực tiễn qua 25 năm thực hiện công
cuộc đổi mới toàn diện đất nước đã đặt ra yêu cầu phải sửa đổi, bổ sung Hiến HP92, nhằm thể chế
hóa đầy đủ hơn, sâu sắc hơn quan điểm của Đảng và nhà nước ta về đề cao chủ quyền nhân dân,
phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và đảm bảo tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
-Ngày 06/8/2011, tại kỳ họp thứ nhất, QH khóa XIII, đã thông qua Nghị quyết thành lập Ủy ban
DT sửa đổi HP92 (30 ng) do đồng chí Nguyễn Sinh Hùng – Chủ tịch QH làm Chủ tịch Ủy ban.
-Sau 9 tháng (từ 01 đến 9/2013) triển khai lấy ý kiến góp ý của nhân dân cả nước và người VN ở
nước ngoài, ngày 28/11/2013, tại kỳ họp thứ 6, QH khóa XIII chính thức thông qua HP nước
CHXHCNVN – HP năm 2013.
-8/12/2013, Chủ tịch nước đã ký Lệnh công bố HP. HP13 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014.
Đây là bản HP của thời kỳ tiếp tục đổi mới đất nước trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và
hội nhập quốc tế.
2.Tính chất, nhiệm vụ
a)1946:
-Xây dựng nguyên tắc đoàn kết toàn dân không phân biệt giống nòi, gái trai,giai cấp, tôn giáo
-Đảm bảo các quyền tự do dân chủ
-Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân
b)1959:
-HP ghi rõ những thắng lợi cách mạng to lớn đã giành được trong thời gian qua và nêu rõ mục tiêu
phấn đấu của nhân dân ta trong giai đoạn mới.
Sưu tầm và copy by đội máu Luật (RHsC)6


Đây là bộ tài liệu ôn thi vấn đáp năm 2014 của k39, được sưu tầm từ nhiều nguồn và copy
bới đội máu Luật. tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo.
-Nhà nước của ta là Nhà nước dân chủ nhân dân, dựa trên nền tảng liên minh công nông, do giai
cấp công nhân lãnh đạo. HP mới quy định chế độ chính trị, kinh tế và xã hội của nước ta, quan hệ
bình đẳng giúp nhau giữa các dân tộc trong nước, bảo đảm đưa miền Bắc nước ta tiến lên chủ nghĩa
xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân, xây dựng miền Bắc vững

mạnh làm cơ sở cho cuộc đấu tranh hoà bình thống nhất nước nhà.
-Hiến pháp mới quy định trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan Nhà nước, quyền lợi và nghĩa
vụ của công dân, nhằm phát huy sức sáng tạo to lớn của nhân dân ta trong công cuộc xây dựng nước
nhà, thống nhất và bảo vệ Tổ quốc.
-Hiến pháp mới là một HP thực sự dân chủ. HP mới là sức mạnh động viên nhân dân cả nước ta
phấn khởi tiến lên giành những thắng lợi mới. Nhân dân ta quyết phát huy hơn nữa tinh thần yêu
nước, truyền thống đoàn kết, chí khí đấu tranh và nhiệt tình lao động. Nhân dân ta quyết tăng cường
hơn nữa sự đoàn kết nhất trí với các nước anh em trong phe xã hội chủ nghĩa đứng đầu là Liên Xô
vĩ đại, tăng cường đoàn kết với nhân dân các nước Á - Phi và nhân dân yêu chuộng hoà bình trên
thế giới.
-Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng lao động VN, Chính phủ nước VN dân chủ cộng hoà và
Chủ tịch HCM, toàn dân ta đoàn kết rộng rãi trong Mặt trận dân tộc thống nhất, nhất định sẽ giành
được những thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và thực hiện
thống nhất nước nhà. Nhân dân ta nhất định xây dựng thành công một nước VN hoà bình, thống
nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào công cuộc bảo vệ hoà bình ở Đông
Nam châu á và thế giới.
c)1980:
- Thể chế hoá đường lối của ĐCSVN trong giai đoạn mới, là HP của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội trong phạm vi cả nước.Kế thừa và phát triển HP46 và 59, HP này tổng kết và xác định những
thành quả đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam trong nửa thế kỷ qua, thể hiện ý chí và
nguyện vọng của nhân dân VN, bảo đảm bước phát triển rực rỡ của xã hội VN trong thời gian tới.
-Là luật cơ bản của Nhà nước, HP này quy định chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội, quyền
và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động của các cơ quan Nhà
nước. Nó thể hiện mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ và Nhà nước quản lý trong
xã hội Việt Nam.
d)1992
-Quy định chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ
bản của công dân, cơ cấu, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan Nhà nước, thể chế hoá
mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý.
-Dưới ánh sáng của chủ nghĩa MLN và tư tưởng HCM, thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước

trong thời kỳ qúa độ lên chủ nghĩa xã hội, nhân dân Việt Nam nguyện đoàn kết một lòng, nêu cao
tinh thần tự lực, tự cường xây dựng đất nước, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà
bình, hữu nghị, hợp tác với tất cả các nước, nghiêm chỉnh thi hành HP, giành những thắng lợi to lớn
hơn nữa trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
e)2013:
Sưu tầm và copy by đội máu Luật (RHsC)7


Đây là bộ tài liệu ôn thi vấn đáp năm 2014 của k39, được sưu tầm từ nhiều nguồn và copy
bới đội máu Luật. tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo.
-Thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, kế thừa
HP46, 59, 80, 92.
- Vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Câu 9. Nội dung ý nghĩa quyền dân tộc cơ bản theo Hiến pháp Hiện hành.
1.Nội dung: Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống
nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời
-Độc lập: Có lãnh thổ quốc gia, dân cư, BMNN, hệ thống PL riêng, ko lệ thuộc vào bất kì thế lực
nước ngoài nào, ko có sự hiện diện & chiếm đóng của quân đội nước ngoài
-Chủ quyền: Có quyền tự quyết những vấn đề đội nội, đối ngoại của đất nước, chiến tranh hay hòa
bình
-Thống nhất: Lãnh thổ QG, BMNN, chính sách đối nội đối ngoại, tiền tệ, ngôn ngữ
-Toàn vẹn lãnh thổ: Đất liền, hải đảo, vùng biển, vùng trời
2.Ý nghĩa:
-Là cơ sở tối thiểu để bảo đảm cho một dân tộc tồn tại và phát triển bình thường, là cơ sở để dân
tộc đó thực hiện các quyền khác của mình.
-Khẳng định quyền dân tộc cơ bản, tất cả những hành động xâm phạm quyền DT cơ bản đều vi
phạm PL quốc gia & PL quốc tế
-Ghi nhận thành qả của cách mạng VN
Câu 10.Bản chất nhà nước theo pháp luật hiện hành.
- Nhà nước ta là nhà nước XHCN lấy liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và

đội ngũ trí thức làm nền tảng, thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc và sự lãnh đạo của Đảng
cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội là nguyên tắc hiến định. Đây là đặc điểm thể hiện
tính giai cấp với tính dân tộc và tính nhân dân
- Nhà nước CHXHCNVN là nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Nhân dân là chủ thể
của QLNN. QLNN xuất phát từ nhân dân,do nhân dân tổ chức ra và vì lợi ích của nhân dân. QLNN
là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực thi
quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Việc tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước phải theo Hiến
pháp và pháp luật; NN quản lí xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung
dân chủ.
- Dân chủ là thuộc tính của Nhà nước CHXHCNVN. Nhà nước đảm bảo và không ngừng phát huy
quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân, tạo điều kiện để nhân dân tham gia đông đảo vào các công
việc của nhà nước và xã hội.
- Nhà nước CHXHCNVN là nhà nước thống nhất của các dân tộc VN. Nhà nước thực hiện chính
sách bình đẳng và đoàn kết giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kì thị, chia rẽ dân tộc.

Sưu tầm và copy by đội máu Luật (RHsC)8


Đây là bộ tài liệu ôn thi vấn đáp năm 2014 của k39, được sưu tầm từ nhiều nguồn và copy
bới đội máu Luật. tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo.
- Mục đích của Nhà nước CHXHCNVN là xây dựng một nước VN hòa bình, thống nhất, độc lập
và toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống
ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; nghiểm trị mọi hành động xâm phạm lợi
ích của tổ quốc và nhân dân. Nhà nước thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị, mở rộng giao lưu
và hợp tcs với tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị và xã hội khác nhau,
trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệt vào các công
việc nội bộ nhau, bình đẳng vác bên cùng có lợi.

Câu 11: Hệ thống chính trị của nhà nước theo pháp luật hiện hành
1.Vị trí, vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCS)

- ĐCS là một bộ phận cấu thành và là hạt nhân chính trị lãnh đạo của hệ thống chính trị.
- Tại điều 4 HP 13 đã quy định ĐCS là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên
phong của nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác- lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh
làm nền tảng tư tưởng, là lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
- Vai trò lãnh đạo của ĐCS:
+Đề ra đường lối chủ trương, chính sách lớn để định hướng cho sự phát triển của NN và xã hội
trong từng thời kỳ
+Vạch ra những phương hướng và nguyên tắc cơ bản làm cơ sở cho việc xây dựng và hoàn thiện
NN và pháp luật
+Đề ra những quan điểm và chính sách về công tác cán bộ,phát hiện, lựa chọn, bồi dưỡng những
đảng viên ưu tú và người có năng lực giới thiệu với cơ quan Nhà nước
+Thực hiện sự lãnh đạo của mình thông qua các đảng viên và tổ chức Đảng
+Thực hiện công tác kiểm tra việc chấp hành và tổ chức thực hiện đường lối, chính sách, nghị quyết
của Đảng. Phát hiện kịp thời những sai lầm, lệch lạc. Tiến hành tổng kết thực tiễn, rút kinh nghiệm
để không ngừng bổ sung và hoàn thiện các đường lối chính sách trên tất cả các lĩnh vực.
2.Vị trí, vai trò của Nhà nước CHXHCNVN
- Nhà nước là một bộ phận hợp thành của hệ thống chính trị nhưng nó luôn đứng ở vị trí trung
tâm của hệ thống đó và giữ vai trò quan trọng, là trụ cột của hệ thống chính trị, là công cụ để thực
hiện quyền lực nhân dân, giữ gìn trật tự kỉ cương và bảo đảm công bằng xã hội
- Nhà nước có những ưu thế đặc biệt so với các tổ chức thành viên khác của hệ thống chính trị:
+Là đại diện chính thức của toàn bộ dân cư, là tổ chức rộng lớn nhất trong xã hội, Nhà nước
quản lí tất cả công dân và cư dân trong phạm vi lãnh thổ của mình
Sưu tầm và copy by đội máu Luật (RHsC)9


Đây là bộ tài liệu ôn thi vấn đáp năm 2014 của k39, được sưu tầm từ nhiều nguồn và copy
bới đội máu Luật. tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo.
+Có chủ quyền tối cao trong lĩnh vực đối nội và đối ngoại, có bộ máy quyền lực và có sức mạnh
để đảm bảo thực hiện quyền lực chính trị và bảo vệ chế độ chính trị của Nhà nước
+Có pháp luật để quản lí mọi mặt đời sống

+Có đủ điều kiện và sức mạnh vật chất để tổ chức và thực hiện quyền lực chính trị, quản lí đất
nước và xã hội
- Nhà nước vừa là cơ quan quyền lực, vừa là bộ máy chính trị, hành chính, vừa là tổ chức quản lý
kinh tế, văn hoá, xã hội của nhân dân. Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối
hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp
- Nhà nước thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục nâng cao ý thức
chấp hành pháp luật của nhân dân. Vì vậy, cần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa
3.Vị trí, vai trò của Mặt trận tổ quốc VN và các tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính
trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng
lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người VN định cư ở nước ngoài => Mặt trận tổ quốc VN có vị trí vai
trò rất quan trọng trong hệ thóng chính trị.
- Điều 9 HP13 ghi nhận: “MTTQVN là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân”. Mục tiêu và
nhiệm vụ chính trị của Mặt trận là đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân
dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội,...
- Các tổ chức thành viên khác trong hệ thống chính trị bao gồm: Công đoàn Việt Nam, Hội nông
dân Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu
chiến binh Việt Nam
- Các tổ chức thành viên khác trong hệ thống chính trị là những tổ chức chính trị-xã hội hợp pháp
được tổ chức để tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản đại diện
cho lợi ích của nhân dân, tham gia vào hệ thống chính trị, tuỳ theo tính chất, tôn chỉ, mục đích của
mình nhằm bảo vệ quyền lợi dân chủ của nhân dân
- Các tổ chức chính trị - xã hội của nhân dân có nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng, động viên và
phát huy tính tích cực xã hội của các tầng lớp nhân dân, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị;
chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng và hợp pháp của nhân dân; tham gia vào công việc quản lý Nhà
nước, quản lý xã hội, giữ vững và tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước và nhân
dân, góp phần thực hiện và thúc đẩy quá trình dân chủ hoá và đổi mới xã hội, thực hiện cơ chế
Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ
Câu 12: Chính sách kinh tế của nhà nước CHXHCNVN theo pháp luật hiện hành
- Kinh tế là tổng thể các hoạt động liên quan đến quá trình sản xuất, lưu thông, phân phối và tiêu

thụ của cải trong xã hội.
- Chính sách là kế hoạch hành động, được thỏa thuận hoặc lựa chọn bởi Chính phủ, đảng chính trị,
hoặc doanh nghiệp.
Sưu tầm và copy by đội máu Luật (RHsC)10


Đây là bộ tài liệu ôn thi vấn đáp năm 2014 của k39, được sưu tầm từ nhiều nguồn và copy
bới đội máu Luật. tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo.
=> Chính sách kinh tế là kế hoạch hành động nhằm sản xuất, lưu thông, phân phối, tiêu thụ hàng
hóa, của cải trong xã hội.
Chính sách kinh tế được Hiến pháp 2013 quy định tại điều 50,51,52 (tự mở Hiến pháp mà xem
nhé, dài quá nên ko chép ra)
1.Nội dung chính sách kinh tế theo HP 2013
- Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát huy nội lực, hội nhập, hợp tác quốc tế
+Độc lập tự chủ: là nền kinh tế có khả năng thích ứng cao với những biến động của tình hình
quốc tế và ít bị tổn thương trước biến động. Trong mọi trường hợp nào cũng cho phép duy trì hoạt
động bình thường của xã hội và phục vụ đặc lực cho các mục tiêu an ninh- quốc phòng của đất nước
+Phát huy nội lực: là phát huy những tiềm năng sẵn có của đất nước
+Chủ động hội nhập, hợp tác quốc tế nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ, kinh doanh, thúc đẩy
kinh tế trong nước
- Phát triển nền kinh tế bền vững, gắn kết chặt chẽ với phát triển các lĩnh vực khác => điểm mới
của HP 2013
- Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN: đa dạng hóa chế độ sở hữu, thành phần
kinh tế, tôn trọng quy luật thị trường (quy luật cung cầu, cạnh tranh,…)
- Nền kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo: nhà nước đầu tư vào những lĩnh vự then chốt, những
lĩnh vự có khả năng chi phối nền kinh tế
- Nguyên tắc quản lý nền kinh tế
+Nhà nước xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, điều tiết nền kinh tế trên cơ sở tôn trọng
những quy luật thị trường
+Nhà nước quản lý sự phân công, phân cấp, phân quyền

+Các cá nhân tổ chức phải tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham những trong hoạt động kinh tế,
xã hội
2.Điểm tiến bộ của chính sách kinh tế trong HP 13:
-HP13 đã làm rõ hơn tính chất, mô hình kinh tế, vai trò quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế
thị trường định hướng XHCN, việc quản lý và sử dụng đất đai, đồng thời thể chế hóa quan điểm
phát triển kinh tế phải kết hợp chặt chẽ, hài hòa với phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học và công
nghệ, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường
- HP13 không nêu cụ thể các thành phần kinh tế như HP92; tên gọi, đặc điểm và vai trò của từng
thành phần kinh tế sẽ được xác định trong luật và các chính sách cụ thể của Nhà nước. HP13 chỉ
quy định những vấn đề cơ bản có tính nguyên tắc đó là “Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu
thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp
tác và cạnh tranh theo pháp luật”.

Sưu tầm và copy by đội máu Luật (RHsC)11


Đây là bộ tài liệu ôn thi vấn đáp năm 2014 của k39, được sưu tầm từ nhiều nguồn và copy
bới đội máu Luật. tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo.
-Bổ sung một điều khoản quy định về tài chính công (Khoản 1 Điều 55), bổ sung quy định “quyền
sử dụng đất được pháp luật bảo hộ” (Khoản 2, Điều 54), thể hiện trách nhiệm của Nhà nước trong
việc bảo vệ quyền sử dụng đất của công dân, là cơ sở hiến định để tiếp tục phòng, chống và xử lý
nghiêm minh các trường hợp sai phạm trong thực hiện pháp luật về đất đai.
Câu 13: Chính sách xã hội của nhà nước CHXHCNVN theo pháp luật hiện hành
- Chính sách xã hội được hiểu là bộ phận cấu thành chính sách chung của đảng hay chính quyền
nhà nước trong việc giải quyết và quản lý các vấn đề xã hội bên cạnh các vấn đề chính trị, kinh tế.
Chính sách xã hội bao trùm mọi mặt đời sống của con người từ điều kiện lao động và sinh hoạt,
giáo dục và văn hóa đến quan hệ gia đình, quan hệ giai cấp và quan hệ xã hội.
- Chính sách xã hội được đề cập lần đầu trong HP59
- Hiến pháp 2013 là bước phát triển mới của lịch sử lập hiến nước ta trong việc thể chế hóa những
tư tưởng, quan điểm và nội dung cơ bản của chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước ta.

- Các quy định về chính sách xã hội được HP13 quy định chủ yếu trong chương III và chương II
(tự xem nhé)
- Chính sách xã hội bao gồm: an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, chính sách về sực khỏe, bảo
hiểm, chính sách tôn vinh khen thưởng người có công, phúc lợi xã hội,…. Đường lối mở rộng giao
lưu và hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực văn hóa thông tin, văn học nghệ thuật,..
- Một trong những yêu cầu cơ bản của chính sách xã hội là sự thống nhất biện chứng với chính
sách kinh tế. Trình độ phát triên kinh tế là tiền đề để phát triển chính sách xã hội và ngược lại, sự
hợp lý, tiến bộ của chính sách xã hội tạo ra động lực cho sự phát triển kinh tế bền vững
- Chính sách xã hội phải hướng đến những mục tiêu đem lại đời sống tốt đẹp cho con người, mang
lại sự công bằng, dân chủ cho con người.
- Điểm mới về chính sách xã hội là HP13 đã quy định: “Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của người lao động, người sử dụng lao động và tạo điều kiện xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài
hòa và ổn định (Điều 57).
Câu 14: Chính sách giáo dục của nhà nước CHXHCNVN theo pháp luật hiện hành
- Giáo dục là quá trình hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần,
thể chất của con người nhằm tạo ra những phẩm chất và năng lực cần thiết của con người phù hợp
với yêu cầu của xã hội
- Chính sách giáo dục là những định hướng, những nguyên tắc cơ bản trong việc xác định mục
đích, nhiệm vụ, đối tượng, nội dung, phương pháp giáo dục và tổ chức hệ thống giáo dục, đào tạo.
- Chính sách giáo dục được quy định tại điều 61 HP13 (tự xem nhé)
- Chính sách giáo dục cũng là một phần của chính sách xã hội nhất quán của Đảng và Nhà nước ta
*Nội dung của chính sách giáo dục:
- Nhà nước khẳng định giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm hướng tới 3 mục tiêu: nâng cao dân
trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Sưu tầm và copy by đội máu Luật (RHsC)12


Đây là bộ tài liệu ôn thi vấn đáp năm 2014 của k39, được sưu tầm từ nhiều nguồn và copy
bới đội máu Luật. tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo.
=> Nhà nước đã đề cao và nhận định đúng về vai trò của giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng

đầu cần được ưu tiên đầu tư phát triển
- Nhà nước còn ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và
vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
- Có các biện pháp, chính sách đảm bảo giáo dục được phổ cập rộng rãi
- Ưu tiên sử dụng phát triển nhân tài, tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèo được học
văn hóa và học nghề
-Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc;
với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp với quy luật khách quan. Chuyển giáo dục và đào tạo
sang chú trọng chất lượng và hiệu quả; đồng thời đáp ứng yêu cầu về số lượng, phục vụ cho sự phát
triển của đất nước.
VD một số văn bản khác về chính sách giáo dục: văn bản số 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV
Quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục
đại học công lập,….
Câu 15: Khái niệm quyền con người
1. Khái niệm: Quyền con người được hiểu là những đảm bảo pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ
các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân
phẩm, những sự được phép và sự tự do cơ bản của con người
=> quyền con người có tính chất nhân bản, được sinh ra từ bản chất con người chứ không phải
được tạo ra bởi pháp luật hiện hành. Quyền con người là những quyền tự nhiên, thiêng liêng và bất
khả xâm phạm, đó là những quyền tối thiểu của con người mà bất kì ai cũng phải công nhận và bảo
vệ nó. Quyền con người được xác định dựa trên hai bình diện chủ yếu là giá trị đạo đức và giá trị
pháp luật. Dưới bình diện đạo đức, quyền con người là giá trị xã hội cơ bản, vốn có (những đặc
quyền) của con người như nhân phẩm, bình đẳng xã hội, tự do...; dưới bình diện pháp lý, để trở
thành quyền, những đặc quyền phải được thể chế hóa bằng các chế định pháp luật quốc tế và pháp
luật quốc gia. Như vậy, dù ở góc độ nào hay cấp độ nào thì quyền con người cũng được xác định
như là chuẩn mực được kết tinh từ những giá trị nhân văn của toàn nhân loại, áp dụng cho tất cả
mọi người.
2.Phân loại
-Các quyền về dân sự, chính trị: quyền sống, tự do và an toàn cá nhân; quyền kết hôn lập gia đình;
quyền tự do tín ngưỡng;…

-Các quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội: quyền nghỉ ngơi thư giãn; quyền tự do lựa chọn nghề
nghiệp; quyền được họp tập;…
3.Đặc trưng

Sưu tầm và copy by đội máu Luật (RHsC)13


Đây là bộ tài liệu ôn thi vấn đáp năm 2014 của k39, được sưu tầm từ nhiều nguồn và copy
bới đội máu Luật. tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo.
-Tính phổ biến: quyền con người là quyền thiên bẩm, vốn có của con người và được thừa nhận
cho tất cả mọi người trên trái đất, không phân biệt chủng tộc tôn giáo, giới tính, quốc tịch, địa vị xã
hội
-Tính không thể chuyển nhượng: các quyền con người là các quyền tự nhiên, thiêng liêng và bất
khả xâm phạm. Các quyền này gắn liền với cá nhân mỗi một con người và không thể chuyển
nhượng cho bất kỳ người nào khác
-Tính không thể phân chia: các quyền con người gắn kết chặt chẽ với nhau, tương hỗ lẫn nhau,
việc tách biệt, tước bỏ hay hạn chế bất kỳ quyền nào đều tác động tiêu cực đến giá trị nhân phẩm và
sự phát triển của con người
-Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau: các quyền con người đều có mối liên hệ và phụ thuộc lẫn
nhau.
Câu 16. khái niệm quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
1. Định nghĩa
- Là các quyền và nghĩa vụ được xác định trong HP trên các lĩnh vực chinh trị, kinh tế, xã hội, văn hoá,…
- Là cơ sở để thực hiện quyền và nghĩa vụ cụ thể khác của công dân và cơ sở chủ yếu để xác định địa vị pháp
lí của công dân
2. Đặc điểm
- Quyền cơ bản của công dân thường được xuất phát từ các quyền tự nhiên, thiêng liêng và bất khả xâm
phạm của con người như quyền sống, quyền bình đẳng, quyền tự do mưu cầu hạnh phúc và là các quyền
được hầu hết các quốc gia thừa nhận
- Nghĩa vụ cơ bản của công dân là các nghia vụ tối thiểu mà công dân phải thực hiện đối với nhà nước và là

tiền đề đảm bào cho các quyền cơ bản của công dân được thực hiện
- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân thường được quy định trong bản HP- văn bản pháp luật có hiệu lực
pháp lí cao nhất
- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được ghi nhận trong HP là cơ sở chủ yếu để xác định đia vị pháp lí
của công dân
- Là nguồn gốc phát sinh các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân khác
- Thể hiện tính dân chủ, nhân văn và tiến bộ của nhà nước
Câu 17+18. Các nguyên tắc HP của chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân
1.Nguyên tắc các quyền con người, quyền công dân về chinh trị, dân sự, kinh tê, văn hoá và xa hội được
công nhân, tôn trọng, bảo vệ, đảm bảo theo HP và pháp luật
Trong khoa học pháp lí, các quyền con người được hiệu là những quyền mà pháp luật cần phải thừa nhận đói
với tất cả các thể nhân. Đó là quyền tối thiểu mà các cá nhân phải có những quyền mà các nhà lập pháp
không được xâm hại đến
2.Nguyên tắc quyền con người, quyền công dân không tách rời nghĩa vụ
-Quyền và nghĩa vụ là hai mặt của quyền con người và công dân. Con người, công dân muốn đảm bảo các
quyền thì phải thực hiện các nghĩa vụ
-Gánh vác thực hiện nghĩa vụ là điều kiện đảm bảo cho các quyền con người và côg dân dược thực hiện
- Nhà nước đảm bảo cho con người và công dân những quyền hợp pháp nhưng mặt khác cũng đòi hỏi mọi
người, mọi công dân phải thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ của mình
3.Nguyên tắc mọi người, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật
-là một trong những nguyên tắc cơ bản của chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân
-Nguyên tắc này được đảm bảo thì xã hội mới có công bằng, pháp luật mới được thi hành nghiêm chỉnh

Sưu tầm và copy by đội máu Luật (RHsC)14


Đây là bộ tài liệu ôn thi vấn đáp năm 2014 của k39, được sưu tầm từ nhiều nguồn và copy
bới đội máu Luật. tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo.
4.Nguyên tắc, mọi người, mọi công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội
-Khoản 3 Đ15 công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với NN và XH

- Đ43, Đ47, Đ48 mọi người có nghĩa vụ bảo vệ môi trường, nghĩa vụ nộp thuế theo luật định, nghĩa vụ tuân
theo HP và PLVN
5.Nguyên tắc thực hiện quyền con ngừoi, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc,
quyền và nghĩa vụ hợp pháp của con người
=> nhằm ngăn ngừa sự lạm dụng các quyền con người và công dân làm thiệt hại lợi ích quốc gia, dân tộc
hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của người khác
6.Nguyên tắc quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường
hợp cần thiết vì lí do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khoẻ cộng
đồng
=> nhằm loại trừ khả năng các cơ quan nhà nước ở trung ươg và địa phương có thể bằng cavs văn bản quy
phạm pháp luật làm vô hiệu hoá hoặc hạn chế việc thực hiện quyền con ng và công dân
Câu 19+20. Phân tích nội dung các quyền con người và quyền cơ bản của công dân theo HP2013?
- Đã khắc phục được sự nhầm lẫn giữa quyền con người với quyền công dân. HP13 không còn đồng nhất
quyền con người với quyền công dân như ở Điều 50 của HP92, mà đã phân biệt và sử dụng hai thuật ngữ

“mọi người” và “công dân” cho việc chế định các quyền con người và quyền công dân (Chương II).
-Mở rộng nội hàm chủ thể quyền. Trong các bản HP trước đây, đặc biệt là HP92, nội hàm của quyền con
người chỉ dừng lại ở khái niệm chủ thể là “công dân”, chứ không phải là “mọi người”. Trong HP13, các

chủ thể quyền được mở rộng, không chỉ là “công dân”, mà còn là “mọi người”, “tổ chức” hay nhóm xã
hội và cộng đồng, đặc biệt là những nhóm dễ bị tổn thương (trẻ em, thanh niên, người cao tuổi).
- Mở rộng nội dung quyền. HP13 đã nâng tầm chế định quyền con người, quyền công dân thành một
chương. So với hiến pháp của nhiều quốc gia, HP13 của nước ta thuộc vào những hiến pháp ghi nhận một
số lượng cao về quyền con người. HP đã dành 36 điều ở Chương II trên tổng số 120 điều cho việc chế
định trực tiếp các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Ngoài ra, HP13 còn dành

một số điều chế định sự bảo hộ hay bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp về tài sản hợp pháp, sử dụng đất,
lao động và việc làm (Điều 51, 54, 57). Việc sắp xếp quyền con người phù hợp với việc sắp xếp các
nhóm quyền của luật nhân quyền quốc tế là quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa.
- Quy định về hạn chế quyền. Khoản 2, Điều 14 HP13 quy định: “Quyền con người, quyền công dân chỉ


có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc
gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Việc quy định về hạn chế quyền là
cần thiết để bảo đảm quyền con người, quyền công dân được thực hiện một cách minh bạch, phòng ngừa
sự cắt xén hay hạn chế các quyền này một cách tùy tiện từ phía các cơ quan nhà nước.
- Quy định nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người, mỗi công dân. So với các bản hiến pháp trước đây,
trong HP13, việc quy định nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người, mỗi công dân có nội dung đầy đủ, rõ
ràng hơn. Điều 15 HP13 khẳng định: “2. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác”; “4.

Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền
và lợi ích hợp pháp của người khác”.
- Công dân và mọi người được hưởng các quyền con người một cách mặc nhiên và Nhà nước có nghĩa
vụ công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm (thực hiện) các quyền con người, quyền công dân theo Hiến
pháp và pháp luật.
Sưu tầm và copy by đội máu Luật (RHsC)15


Đây là bộ tài liệu ôn thi vấn đáp năm 2014 của k39, được sưu tầm từ nhiều nguồn và copy
bới đội máu Luật. tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo.
- Việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân gắn bó mật thiết với việc bảo đảm chế độ chính
trị. Trong HP13, chế định về quyền con người, quyền công dân được đưa lên Chương II, ngay sau chương
chế định về chế độ chính trị (so với vị trí thứ 5 trong HP92) => kỹ thuật lập hiến+ phản ánh sự thay đổi
trong nhận thức lý luận về nhà nước pháp quyền XHCN=> đi đến khẳng định: Nhà nước được lập ra là để
bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người, quyền công dân; việc bảo đảm quyền con người, quyền công
dân gắn bó mật thiết với việc bảo đảm chế độ chính trị.
- Thể chế tư pháp để bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Hiến pháp năm 1992 chỉ quy định về
cấm truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân (Điều 71). Đến HP13, ở Điều 20,
lần đầu tiên trong lịch sử hiến pháp nước ta, đã chế định về cấm tra tấn nói riêng và cấm bất kỳ hình thức
bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc
phạm danh dự, nhân phẩm của mọi người. Quy định này cụ thể, rõ ràng và rộng hơn so với quy định cũ,

cả về hành vi bị cấm, cả về chủ thể được bảo vệ.
Câu 21 Phân tích các nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp 2013
Về nghĩa vụ cơ bản của công dân, Hiến pháp 2013 kế thừa những quy định của HP trước đây đồng thời
cũng hoàn thiện bổ sung thêm một bước.
Theo HP 1946 công dân VN chỉ có các nghĩa vụ cơ bản sau đây : Bảo vệ tổ quốc, tôn trong HP, tuân
theo PL và nghĩa vụ phải đi lính.
HP 1959 đã quy định thêm những nghĩa vụ mới như : Tuân theo kỉ luật lao động, trật tự công cộng và
những quy tắc sinh hoạt xã hội, nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản công cộng, nghĩa vụ đóng thuế theo
PL
HP 1980 , một mặt ghi nhận lại những nghĩa vụ đã quy định trong HP 1959, mặt khác xác định thêm
những nghĩa vụ mới khác như : nghĩa vụ phải trung thành với Tổ quốc, nghĩa vụ tham gia xây dựng quốc
phòng toàn dân, nghĩa vụ bảo vệ an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội; giữ gìn bí mật NN; nghĩa vụ
tham gia lao động công ích
HP 1992 đã ghi nhận lại tất cả các nghĩa vụ cơ bản mà HP 1980 quy định . Riêng nghĩa vụ công dân tôn
trọng và bảo vệ tài sản XHCN ( điều 79 – HP 1980) được thay thế bằng nghĩa vụ công dân tôn trọng và
bảo vệ tài sản NN và lợi ích công cộng (điều 78 – HP 1992). Sự thay thế này là hợp lý vì khái niệm tài
sản XHCN là khái niệm chưa chưa thật sự định hình , mỗi người có cách hiểu khác nhau. Còn nói tài sản
của NN thì ai cũng có thể hiểu đó là tài sản thuộc sở hữu NN, NN có quyền định đoạt
Có 1 điểm mới trong HP 1992 k có ở các bản HP khác, và tiếp tục được ghi nhận trong HP 2013. Điều
81 HP 92 ( 48 – hp 2013) quy định người nước ngoài cư trú ở Việt Nam phải tuân theo HP và PLVN.
Đồng thời với nghĩa vụ này họ được NNVN bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền lợi chính đáng theo
PLVN. Điều này là tiến bộ và phù hợp với tinh thần của pháp luật quốc tế về quyền con người, đồng thời
nó cũng phù hợp với nguyên tắc hiến pháp của VN, tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài đến VN,
mở rộng hợp tác KT, KHKT và giao lưu với thị trương thế các quy tắc sinh hoạt công cộng ( điều 46);
nghĩa vụ giới.
HP 2013 quy định công dân có các nghĩa vụ sau : Nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc của công dân (Điều
44); Nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc; nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng
toàn dân của công dân (Điều 45); Nghĩa vụ của công dân tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo
vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng (Điều 46);
Sưu tầm và copy by đội máu Luật (RHsC)16



Đây là bộ tài liệu ôn thi vấn đáp năm 2014 của k39, được sưu tầm từ nhiều nguồn và copy
bới đội máu Luật. tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo.
Nghĩa vụ của mọi người về nộp thuế (Điều 47); nghĩa vụ tuân theo HP và pháp luật ( điều 46).Bên cạnh
các nghĩa vụ được nêu ra trong các điều nói trên, trong chương II HP 2013 có có một số điều khác quy
định về nghĩa vụ, đó là: Nghĩa vụ học tập của công dân (đồng thời cũng là quyền (Điều 39); Nghĩa vụ bảo
vệ môi trường (đồng thời mọi người có quyền sống trong môi trường trong lành (Điều 43); Nghĩa vụ thực
hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh (đồng thời là quyền được bảo vệ, chăm sóc sức
khỏe(Điều 38). Có thể thấy quyền và nghĩa vụ của công dân có mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ, không thể
tách rời nhau.
Các quyền và các nghĩa vụ là của tất cả mọi người (trong đó, đương nhiên là có công dân), chỉ có một số
quyền và nghĩa vụ là của riêng công dân Việt Nam. Vì vậy, HP sửa đổi đã viết theo cách: Mọi người có
quyền..., mọi người có nghĩa vụ... Một số quyền chỉ là quyền của công dân thì ghi: Công dân có quyền...;
nghĩa vụ nào chỉ là của công dân Việt Nam thì ghi: Công dân có nghĩa vụ. Ví dụ trong HP 2013 quy đinh
“ mọi người có nghĩa vụ phải nộp thuế theo luật định”, không chỉ công dân VN mà kể cả người nước
ngoài sinh sống , làm việc trên lãnh thổ VN cũng phải có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định,..

Câu 22 : Khái niệm chế độ bầu cử
Chế độ bầu cử là một tổng thể các nguyên tắc, các quy định pháp luật bầu cử, cùng các mối quan hệ xã
hội được hình thành trong tất cả các quá trình tiến hành bầu cử từ lúc người công dân được ghi tên trong
danh sách cử tri cho đến lúc bỏ lá phiếu vào thùng và xác định kết quả bầu cử
Bầu cử là cách thức mà thông qua đó , nhân dân thực hiện quyền dân chủ của mình, thành lập ra các
cơ quan đại diện nhân dân, bầu ra đại biểu đại diện cho ý chí , nguyện vọng , lợi ích và quyền làm chủ
của mình tham gia thực hiện quyền lực nhà nước
Bầu cử là một trong những chế định PL quan trọng của ngành luật HP, là cơ sở pháp lý cho việc hình
thành các cơ quan đại diện quyền lực NN.
Khái niệm BC trong PL được dung chủ yếu cho quyền BC. Quyền BC bao gồm quyền chủ động bỏ
phiếu bầu ra người đại diện cho mình vào các cơ quan QLNN, quyền được ứng cử và quyền có thể được
bầu vào các cơ quan QLNN.

Bầu cử là một quyền quan trọng của công dân trong lĩnh vực chính trị cho nên pháp luật bầu cử chỉ qui
định cho những công dân VN mà không qui định cho các công dân nước ngoài và những người không có
quốc tịch, đồng thời công dân phải đạt đến độtuổi nhất định theo qui định của PL mới được tham gia bầu
cử.

Câu 23 : Các nguyên tắc bầu cử
1 Nguyên tắc bầu cử phổ thông
Đây là một nguyên tắc quan trọng trong việc tổ chức các cuộc bầu cử. Nói chung, đây là tiêu chuẩn đầu
tiên để đánh giá mức độ dân chủ của cuộc bầu cử. Cuộc bầu cử càng được mở rộng cho nhiều người
thuộc nhiều tầng lớp, giai cấp, dân tộc, tôn giáo bao nhiêu càng thể hiện mức độ dân chủ bấy nhiêu. Cuộc
bầu của phổ thông là cuộc bầu cử được tổ chức cho nhiều người tham gia , tức là một hoạt động phổ cập ,
không hạn chế với bất kì một đối tượng công dân nào , nếu con người đạy mức độ trưởng thành hoàn
chỉnh về mặt nhận thực mà nhiều nước trên thế giới công nhận – 18 tuổi
Sưu tầm và copy by đội máu Luật (RHsC)17


Đây là bộ tài liệu ôn thi vấn đáp năm 2014 của k39, được sưu tầm từ nhiều nguồn và copy
bới đội máu Luật. tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo.
Ngay từ thời non trẻ, NNVN đã áp dụng nguyên tắc bầu cử phổ thông cho mọi công dân VN. Nguyên
tắc này đến nay vẫn giữ nguyên ý nghĩa của nó, và được ấn định trong các mọi bản Hiến pháp.Điều 27
HP 2013 quy định “Công dân đủ mười tám tuối trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên
có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định”. Pháp luật
quy định những trường hợp đặc biệt sau không được tham gia bầu cử:
-Những người mắt trí không tự chủ được suy nghĩ và hành động, không phân biệt đúng sai, có những rối
loạn về mặt nhận thức
-Những người bị giam để thi hành án phạt từ
-Những người đang bị tạm giam theo quyết định của tòa án hoặc theo quyết định phê chuẩn của Viện
kiểm sát
Tất cả mọi công dân có đủ điều kiện theo quy định của PL đủ 18 tuổi trở lên , không bị PL tước quyền
bầu cử, đều được ghi tên trong danh sách cử tri. Nhà nước và pháp luật có những quy định và yếu tố đảm

bảo để quyền bầu cử được thực hiện một cách thuận lợi, rộng rãi
-Thời gian BC : tổ chức vào chủ nhật bắt đầu từ 7h kết thúc lúc 19h
-Địa điểm bỏ phiếu đạt ở nơi thuận lợi cho cử tri
-Danh sách cử tri phải được lập và niêm yết công khai chậm nhất là 35 ngày trước ngày bầu cử để công
dân có thể kiểm tra, khiếu nại nếu có sai sót
-Cử tri có quyền chuyển đơn vị bầu cử theo quy định của pháp luật
-Có thể viết và bỏ phiếu hộ những người ốm đâu, tần tật, già yếu không đến nơi bỏ phiếu được
2 Nguyên tắc bầu cử bình đẳng
Đây là ntắc đòi hỏi phải được tuân thủ trong suốt quá trình tiến hành BC từ khi lập danh sách cử tri cho
đến khi kết thúc, tuyên bố kết quả cuộc BC. Mức độ dân chủ cuả cuộc BC phụ thuộc chủ yếu vào tiến
trình thực hiện ntắc này. Trong 1 chừng mực nào đó , việc thực hiện ntắc bỏ phiếu kín, BC phổ thông và
trực tiếp cũng là để thực hiện nguyên tắc này và ngược lại
Nội dung: Các cử tri được tham gia vào việc BC , có quyền và nghĩa vụ như nhau, các ứng cử viên được
giới thiệu ra ứng cử theo tỉ lệ như nhau , kết quả BC chỉ phụ thuộc vào số phiếu mà cử tri bỏ phiếu cho
mỗi ứng cử viên, là cơ sở xác định kết quả trúng cử
Để đảm bảo cho nguyên tắc này , PL BC bầu cử quy định : Mỗi 1 cử tri được phát 1 phiếu bầu, giá trị
của mỗi lá phiếu là như nhau. Địa vị xã hội , tài sản,.. của cử tri không có ảnh hưởng gì đến giá trị của
phiếu bàu. Ko vì địa vị xã hội của mình mà cử tri không chấp hành đầy đủ các quy định về BC. Mỗi cử tri
chỉ được ghi tên 1 lần trong danh sách cử tri, chỉ được lập danh sách ứng cử viên ở 1 đơn vị bầu cử trong
1 cuộc bầu cử, bảo đảm để đồng bào dân tộc cũng như phụ nữ có số đại biểu thích đáng trong Quốc hội
và thích đáng trong Hội đồng nhân dân các cấp.
Ntắc này đc bắt đầu bằng chia các đơn vị BC cho các lãnh thổ địa phương, căn cứ trên dân số các địa
phương và tổng số các địa biểu phải bầu. Mỗi đơn vị bầu cử được bầu ra số lượng đại biểu tỉ lệ thuận với
số dân của mình. Việc ấn định số lượng đại biểu phải bầu cho mỗi đơn vị dựa trên định mức bầu cử và số
Sưu tầm và copy by đội máu Luật (RHsC)18


Đây là bộ tài liệu ôn thi vấn đáp năm 2014 của k39, được sưu tầm từ nhiều nguồn và copy
bới đội máu Luật. tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo.
lượng cử tri của đơn vị BC. Định mức BC bằng tổng số dân số có trên lãnh thổ diễn ra BC chia cho tổng

số đại biểu phải bầu
3 Nguyên tắc bầu cử trực tiếp
Nội dung: Cử tri tín nhiệm người nào bỏ phiếu thẳng cho người ấy làm đại biểu QH hoặc đại biểu
HĐND không thông qua người nào khác , cấp nào khác (những đại cử tri hoặc một cơ quan nào khác gọi
là cấp trung gian)
Ntắc này đảm bảo để cử tri trực tiếp lựa chọn người đủ tín nhiệm vào cơ quan quyền lực NN bằng lá
phiếu của mình không qua khâu trung gian. Cùng với các ntắc khác, ntắc này là điều kiện cần thiết đảm
bảo tính khách quan của BC.
Ko phải nước nào trên thế giới cũng BC theo nguyên tắc trực tiếp. Ở nhiều nước BC được tiến hành
gián tiếp qua nhiều cấp. Thường ở các nước này cử tri bầu ra đại cử tri, đại cử tri bầu ra người đại diện.
Những cuộc bầu cử này được gọi là những cuộc BC gián tiếp.
Trên cơ sở nguyên tắc BC trực tiếp, Luật BC đại biểu Quốc hội và Luật BC Hội đồng nhân dân ở nước
ta có một loạt quy định nhằm đảm bảo để cử tri trực tiếp thể hiện nguyện vọng của mình từ khâu đề cử,
ứng cử đến khâu bỏ phiếu; Cử tri tự mình đi bầu, tự tay mình bỏ phiếu vào thùng phiếu; không được nhờ
người khác bầu thay, không được bầu bằng cách gửi thư
4 Nguyên tắc bỏ phiếu kín
Nguyên tắc này bảo đảm cho cử tri tự do biểu lộ ý chí của mình trong việc lựa chọn đại biểu; tránh mọi
sự áp đặt
Nguyên tắc này đòi hỏi khi cử tri bỏ phiếu phải tự mình viết phiếu , tự mình gạch tên người ứng cử nào
mình không tín nhiệm ở phiếu bầu đã in sẵn, tự mình bỏ phiếu vào hòm phiếu, không một người nào được
xem cử tri viết phiếu. Cử tri không viết được thì nhờ người khác viết nhưng phải tự mình bỏ vào hòm
phiếu. Nếu vì tàn tật không tự mình bỏ phiếu được thì có thể nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm ( điều 41
– 42 Luật BCĐBQH)
Ở phòng bỏ phiếu , tổ bầu cử phải kết hợp với UBND xã , phường, thị trấn bố trí nhiều nơi viết phiếu
tách biệt nhau thành các buồng viết phiếu và hạn chế khả năng có mặt trong lúc cử tri viết phiếu của bất
cứ ai

Câu 24 : Vai trò của Mặt trận tổ quốc Việt Nam trong bầu cử đại biểu QH, đại biểu HĐND
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các
tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội,

các dân tộc, các tôn giáo và người VN định cư ở nước ngoài.
Ủy ban MTTQVN ở mỗi cấp là cơ quan chấp hành của MTTQVN cùng cấp, do Đại hội đại biểu
MTTQVN cấp đó hiệp thương cử ra, có trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ của MTTQVN
Vai trò của MTTQ trong việc bầu cử đại biểu QH và đại biểu hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện
hành :
Sưu tầm và copy by đội máu Luật (RHsC)19


Đây là bộ tài liệu ôn thi vấn đáp năm 2014 của k39, được sưu tầm từ nhiều nguồn và copy
bới đội máu Luật. tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo.
Điều 8 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ngày 12 tháng 6 năm 1999 có quy định vai trò của MTTQVN
trong công tác bầu cử như sau: “ Trong phạm vi quyền hạn của mình, theo quy định của pháp luật về bầu
cử, MTTQ tập chung hiệp thương, lựa chọn, giới thiệu những người ứng cử đại biểu quốc hội, đại biểu
Hội đồng Nhân dân; Tham gia các tổ chức phụ trách bầu cử; Phối hợp với các cơ quan nhà nước hữu
quan tổ chức hội nghị nơi cư trú, các cuộc tiếp xúc cử tri với người ứng cử; Tham gia tuyên truyền vận
động cử tri thực hiện pháp luật về bầu cử; Tham gia giám sát việc bầu cử đại biểu quốc hội, Hội đông
nhân dân”
1. Tập chung hiệp thương, lựa chọn, giới thiệu những người ứng cử đại biểu quốc hội, đại biểu
Hội đồng Nhân dân
MTTQ là chủ thể duy nhất lập danh sách ứng cử viên đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND. Muốn có
danh sách ứng cử viên chính thức cho các đơn vị bầu cử niêm yết để cử tri bỏ phiếu bầu cử , MTTQVN
phải tổ chức 3 Hội nghị hiệp thương cơ bản giữa các tổ chức là thành viên : Hội nghị hiệp thương để phân
bổ số lượng ứng cử viên mà các tổ chức xã hội được giới thiệu ; Hội nghị hiệp thương sơ bộ các ứng cử
viên để đưa về đơn vị công tác và nơi cư trú lấy ý kiến đóng góp của hội nghị cử tri; cuối cùng lập danh
sách ứng cử viên đưa về các đơn vị bầu cử. Kể từ khi danh sách được công bố, nếu có sai sót , có thể kiếu
nại lên các ban bầu cử. Ban bầu cử phối hợp với UBMTTQVN cùng cấp giải quyết , nếu không đồng ý
với cách giải quyết đó, có thể khiếu nại, tố cáo tiếp lên hội đồng bầu cử; quyết định của hội đồng bầu cử
là quyết định cuối cùng
2. Tham gia các tổ chức phụ trách bầu cử
MTTQVN có vai trò tham gia công tác phụ trách bầu cử thông qua việc thành lập Hội đồng bầu cử, Ủy

ban bầu cử, Ban bầu cử, Tổ bầu cử, đồng thời tham gia vào các tổchức này nhằm ktra, đôn đốc việc thi
hành, chấp hành pháp luật về bầu cử của các tổ bầu cử, và trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình,
tạo điều kiện thuận lợi giúp các tổ chức phụ trách bầu cử thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định
của
3. Phối hợp với các cơ quan nhà nước hữu quan tổ chức hội nghị nơi cư trú, các cuộc tiếp xúc cử
tri với người ứng cử
Trong vận động bầu cử, MTTQVN có vai trò hết sức quantrọng. Điều 46 Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng
nhân dân quy định: “Việc gặp gỡ,tiếp xúc cử tri do Ban Thường trực UB MTTQVN tổchức". Như vậy,
pháp luật nước ta qui định, MTTQ VN là chủ thể của việc tổ chức vận động bầu cử ĐBQH và đại biểu
HĐND các cấp.
Với tư cách là chủ thể tổ chức vận động bầu cử, MTTQ VN tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri. Việc tổ
chức hội nghị tiếp xúc cử tri của người ứng cử đại biểu dân cử của MTTQVN bao gồm các công tác sau:
Một là, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ phối hợp với Ban thường trực UBMTTQ cùng cấp giới
thiệu những nội dung cơ bản về tình hình CT, KT, VH, XH và kế hoạch phát triển KT-XH của địa
phương để người ứng cử xây dựng dự kiến chương trình hành động của mình. Người được TƯ giới thiệu
ứng cử đại biểu dân cử ở địa phương nào cần kết hợp nghiên cứu tình hình địa phương đó và tình hình
chung của cả nước để xây dựng dự kiến chương trình hành động của mình;
Hai là, Ban thường trực UBMTTQ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ trì phối hợp với chính
quyền địa phương ở đơn vị bầu cử tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri, thành phần gồm đại diện các cơ quan,
tổ chức, đơn vị và cử tri ở địa phương.
Sưu tầm và copy by đội máu Luật (RHsC)20


Đây là bộ tài liệu ôn thi vấn đáp năm 2014 của k39, được sưu tầm từ nhiều nguồn và copy
bới đội máu Luật. tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo.
Ba là, Chương trình hội nghị tiếp xúc cử tri gồm:a. Tuyên bố lý dob. Đại diện Ban thường trực
UBMTTQ chủ trì cuộc tiếp xúc cử tri, giới thiệu và đọc tiểu sử tóm tắt của từng người ứng cử;c. Từng
người ứng cử báo cáo với cử tri về dự kiến việc thực hiện trách nhiệm của người đại biểu nếu được bầu
làm đại biểu dân cử;d. Cử tri nêu ý kiến, đề đạt nguyện vọng của mình với người ứng cử. Cử tri và những
người ứng cử trao đổi dân chủ, thẳng thắn và cởi mở về những vấn đề cùng quan tâm; đ. Người chủ trì

phát biểu ý kiến kết thúc Hội nghị
Bốn là, Sau Hội nghị tiếp xúc cử tri, Ban thường trực UBMTTQ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
lập báo cáo tình hình tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri, ý kiến của cử tri về từng người ứng cử gửi đến Hội
đồng bầu cử và Ban thường trực UBTW MTTQ VN.
4. Tham gia tuyên truyền vận động cử tri thực hiện pháp luật về bầu cử
MTTQ phối hợp với các cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương là UBND các cấp và các cơ quan
hành chính theo nghành tại địa phương bao gồm các cơ quan chuyên môn của UBND và cơ quan đại diện
của các bộ tại địa phương để lồng ghép tuyên truyền PL về bầu cử vào các kỳ sinh hoạt chi bộ, các cuộc
giao banđầu tuần của các phòng ban, đơn vị trực thuộc.Từ đó, thông qua cuộc vận động bầu cử của người
ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân lồng ghép việc tuyên truyền pháp luật bầu cử đến các cử tri.
MTTQ còn phối hợp với các tổ chức CT, các tổ chức CT-XH, tổ chức XH tổ chức các chương trình tìm
hiểu PL bầu cử HĐND. Qua công tác tuyên truyền giúp cán bộ đảng viên, công chức, viên chức trong cơ
quan đơn vị có thể nhận thức rõ: mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và
đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Điều đó cũng đặt ra yêu cầu đối với những cơ quan tham gia tuyên
truyền vận động trong đó MTTQ giữ vai trò chủ chốt là: cần tuyên truyền thường xuyên, sâu rộng, kịp
thời, đúng trọng tâm đến toàn thể cán bộ đảng viên, công chức, viên chức trong đơn vị để mỗi cá nhân có
thể phát huy tối đa quyền dân chủ của mình.
5. Tham gia giám sát việc bầu cử đại biểu quốc hội, Hội đông nhân dân
a)Giám sát việc thành lập và hoạt động của các tổ chức phụ trách bầu cử (nhất là ở địa phương) phải
đảm bảo đúng PL: về cơ cấu, thành phần, số lượng thành viên các tổ chức phụ trách bầu cử, đảm bảo có
đại diện các tổ chức CT-XH tgia các tổ chức phụ trách bầu cử
b)Việc giới thiệu người ra ứng cử HĐND và thủ tục làm hồ sơ ứng cử; việc tổ chức lấy ý kiến cử tri nơi
cư trú đối với người ứng cử:
+GS hoạt động của Ban lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị dự kiến người ra ứng cử
+GS việc tổ chức lấy ý kiến cử tri nơi công tác của người được cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu ứng
cử
+GS việc hướng dẫn thủ tục hoàn tất hồ sơ, thời hạn nộp hồ sơ (kể cảvới những người tự ứng cử), việc
chuyển hồ sơ, số lượng người giới thiệu ứng cử so với số lượng đại biểu được bầu, thành phần, số lượng
cử tri lấy ý kiến ở nơi cư trú.
c) Việc lập danh sách cử tri, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về danh sách cử tri và việc niêm yết danh

sách những người ứng cử; việc xóa tên người trong danh sách ứng cử đại biểu HĐND các cấp. Đây là một
hoạt động giám sát quan trọng và có kết quả của MTTQ các cấp:
+GS việc tính tuổi của cử tri sao cho đúng, đủ và chính xác
Sưu tầm và copy by đội máu Luật (RHsC)21


Đây là bộ tài liệu ôn thi vấn đáp năm 2014 của k39, được sưu tầm từ nhiều nguồn và copy
bới đội máu Luật. tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo.
+GS tư cách của cử tri có đảm bảo theo đúng quy định của PL không
+ trường hợp nào được ghi tên hoặc không được ghi tên vào danh sách cử tri; việc niêm yết danh sách
cử tri.
+Đối với danh sách những người ứng cử phải đảm bảo DS người ứng cử được niêm yết là DS chính
thức do Hội nghị hiệp thương lần thứ ba của UBTW MTTQVN hoặc UB MTTQ cấp tỉnh chuyển đến;
đảm bảonhững người ứng cử đại biểu đã có trong danh sách chính thức, nhưng trong thời gian HĐBC
chưa công bố DS mà người ứng cử bị khởi tố về hình sự, phạm tội quả tang, bị mất năng lực hành vi dân
sự, chết thì phải có đề nghị của UBTW MTTQVN hoặc UB MTTQ cấp tỉnh thành phố trực thuộc trung
ương xóa tên người đó trong danh sách niêm yết
+ đảm bảo trước thời điểm bắt đầu bỏphiếu mà người ứng cử đại biểu HĐND các cấp bị khởi tố về hình
sự, phạm tội quả tang, bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị chết theo xác định của cơ quan có thẩm
quyền phải bị xóa tên trong danh sách niêm yết.
d) Việc vận động BC, giám sát việc tiếp xúc giữa cử tri với người ứng cử vận động BC:
+GS t/phần, số lượng cử tri, GS cách bố trí, sắp xếp nơi diễn ra hội nghị tiếp xúc cử tri, GS việc người
ứng cử trình bày dự kiến chương trình hành động, ý kiến về thực hiện nhiệm vụ của người đại biểu
HĐND các cấp nếu trúng cử
+GS việc vận động bầu cử bằng phương tiện thông tin đại chúng và tuyên truyền về bầu cử: bảo đảm
đúng mục đích, yêu cầu vận động bầu cử cho người ứng cử; bảo đảm công bằng giữa những người ứng cử
khi sử dụng các hình thức, nội dung và thời gian trong vận động bầu cử thông qua các phương tiện truyền
hình, phát thanh, báo giấy; trách nhiệm của các cơ quan thông tin đại chúng nơi diễn ra vận động bầu cử;
trách nhiệm của cơ quan, tổ chức có người ứng cử đang vận động bầu cử bằng phương tiện thông tin đại
chúng; trách nhiệm của người ứng cử; tình hình chung vềtuyên truyền công tác bầu cử ở địa phương.

e) Giám sát trình tự bầu cử, thể thức bỏ phiếu trong ngày bầu cử; như: giám sát việc lập thẻ cử tri có
đúng mẫu quy định không, việc bố trí khu vực bỏ phiếu ra sao. Đặc biệt là giám sát các công việc trong
ngày bầu cử như: việc bỏ phiếu của cử tri có đúng pháp luật không (tránh tính trạng bầu thay, bầu hộ
người khác...); việc mở hòm phiếu và kiểm phiếu, việc ghi biên bản kiểm phiếu và kết quả bầu cử v.v..
Qua giám sát, nếu MTTQ phát hiện thấy có những sai sót, lệch lạc trong các hoạt động trên thì kiến nghị
với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để điều chỉnh cho phù hợp với pháp luật bầu cử. MTTQ không tự ý
xử lý vấn đề không thuộc thẩm quyền và chức năng của mình
Câu 25 :Bãi nhiệm, miễn nhiệm đại biểu Quốc hội theo Pháp luật hiện hành
1 Bãi nhiệm
Trong trường hợp mất tín nhiệm, Đại biểu Quốc hội sẽ bị cử tri bãi nhiệm. “Đại biệu Quốc hội bị
cử tri hoặc Quốc hội bãi nhệm và đại biểu Hội đồng nhân dân bị cử tri hoặc hội đồng nhân dân bãi
nhiệm khi đại biểu đó không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân” ( Khoản 2 điều 7 HP
2013)
Điều 33 quy chế hoạt động của Đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu QH quy định: Đại biểu Quốc
hội không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân thì tuỳ mức độ phạm sai lầm mà bị Quốc
hội hoặc cử tri bãi nhiệm. UBTVQH quyết định việc đưa ra QH bãi nhiệm hoặc đưa ra cử tri bãi
Sưu tầm và copy by đội máu Luật (RHsC)22


Đây là bộ tài liệu ôn thi vấn đáp năm 2014 của k39, được sưu tầm từ nhiều nguồn và copy
bới đội máu Luật. tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo.
nhiệm đại biểu Quốc hội, theo đề nghị của Uỷ ban trung ương MTTQVN, UB MTTQ tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương.
Trong trường hợp QH bãi nhiệm đại biểu QH, thì việc bãi nhiệm tiến hành theo trình tự sau:
Uỷ ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội về việc bãi nhiệm đại biểu Quốc hội;
QH thảo luận. Trước khi Quốc hội thảo luận, Đại biểu Quốc hội bị đề nghị bãi nhiệm có thể phát
biểu ý kiến;
QH bỏ phiếu bãi nhiệm. Việc bãi nhiệm đại bểu QH phải được 2/3 tổng số đại biểu QH tán thành;
QH thông qua Nghị quyết bãi nhiệm.
Uỷ ban thường vụ QH thông báo Nghị quyết về việc bãi nhiệm đạị biểu QH. Nghịquyết phải được

gửi đến UBTW MTTQVN, UB MTTQ tỉnh, thành phố nơi bầu ra đại biểu. UBMTTQ tỉnh, thành
phố phối hợp với Trưởng đoàn đại biểu QH tổ chức thông báo cho cử tri ở đơn vị bầu cử được biết;
đồng thời thông báo đến người bị bãi nhiệm đại biểu QH.
Trong trường hợp cử tri bãi nhiệm đại biểu QH thì việc bãi nhiệm được tiến hành theo thểthức do
UBTV QH quy định.
Điều 34 Quy chế này quy định :
1 Trong trường hợp đại biểu QH bị khởi tố, cơ quan có thẩm quyền phải báo cáo với Uỷban
thường vụ Quốc hội trước khi ra quyết định khởi tố đại biểu Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội bị khởi tố thì bị UBTVQH tạm đình chỉ nhiệm vụ đại biểu. Đai biểu Quốc hội
được trở lại làm nhiệm vụ đại biểu khi cơ quan có thẩm quyền đình chỉ việc khởi tố đối với đại biểu
đó, hoặc sau khi xét xử mà không bị Toà án phạt tù.
2 Đại biểu Quốc hội phạm tội bị Toà án phạt tù, thì mất quền đại biểu Quốc hội kể từ ngày bản án
có hiệu lực pháp luật.
Toà án đã xét xử việc phạm tội của đại biểu Quốc hội có trách nhiệm gửi bản sao bản án, hoặc
trích lục bản án đã có hiệu lực pháp luật của Toà án mình, báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hộivà
thông báo đến Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt nam, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấptỉnh,
Đoàn đại biểu Quốc hội nơi bầu ra đại biểu.
Uỷ ban thường vụ Quốc hội báo cáo với Quốc hội tại kỳ họp gần nhất việc đại biểu Quốc hội đó bị
mất quyền đại biểu Quốc hội. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối
hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội thông báo để cử tri ở đơn vị bầu cử ra đại biểu biết.
2. Miễn nhiệm
Điều 35 Quy chế hoạt động của Đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội quy định :
Đại biểu Quốc hội có thể xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu vì lý do sức khoẻ hoặc lý do khác mà
không thể đảm đương được nhiệm vụ đại biểu. Việc xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu của đại biểu
Quốc hội tiến hành theo trình tự:

Sưu tầm và copy by đội máu Luật (RHsC)23


Đây là bộ tài liệu ôn thi vấn đáp năm 2014 của k39, được sưu tầm từ nhiều nguồn và copy

bới đội máu Luật. tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo.
Đại biểu Quốc hội gửi đến Đoàn đại biểu Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đơn xin thôi làm
nhiệm vu đại biểu Quốc hội;
Uỷ ban thường vụ Quốc hội trình ra Quốc hội việc đại biểu Quốc hội xin thôi làm nhiệm vụ đại
biểu;
Quốc hội thảo luận. Trước khi Quốc hội thảo luận, đại biểu Quốc hội xin thôi làm nhiệm vụ có
thể phát biểu ý kiến;
Quốc hội biểu quyết. Việc chấp nhận xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu của đại biểu Quốc hội phải
được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội tán thành;
Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu của đại biểu Quốc hội.
Trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội, việc xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu của đại biểu Quốc
hội do Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định và báo cáo với Quốc hội tại kỳ họp gần
nhất.
Đoàn đại biểu Quốc hội có trách nhiệm thông báo Nghị quyết của Quốc hội hoặc của Uỷ ban
thường vụ Quốc hội về việc xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu của đại biểu Quốc hội, gửi đến Uỷban
Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt nam, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố của địa phương
mình và báo cáo với cử tri ở đơn vị bầu ra đại biểu biết; đồng thời gửi Nghị quyết đó đến đại biểu
Quốc hội được thôi làm nhiệm vụ đại biểu.
Đại biểu Quốc hội thôi làm nhiệm vụ đại biểu kể từ ngày Quốc hội hoặc Uỷ ban thường vụ
Quốchội thông qua Nghị quyết cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu.

Câu 26- Bãi nhiệm, miễn nhiệm đại biểu HĐND theo pháp luật hiện hành
-Đại biểu không xứng đáng với sự tín nhiệm của ND thì tùy mức độ sai lầm mà bị HĐND hoặc cử
tri bãi nhiệm theo quyết định của Thường trực HĐND và UBND và theo đề nghị của UBMTTQVN
cùng cấp
+HĐND bãi nhiệm: >= 2/3 tán thành
+Cử tri bãi nhiệm: tiến hanh theo thể thức của UBTVQH quy định
-Đại biểu phạm tội bị TA kết án và bản án đã có hiệu lực PL đương nhiên mất quyền ĐB
-Đại biểu có thể xin thôi vì lí do sức khỏe hoặc lí do khác. Việc chấp nhận xin thôi do HĐND
cùng cấp xét và quyết định

Câu 27- Khái niệm cơ quan nhà nước
1.Định nghĩa: CQNN là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, bao gồm các thiết chế tập thể
hoặc cá nhân thực hiện chức năng, nhiệm vụ của bộ máy nhà nước. Có thể là thiết chế tập thể như
Quốc hội, HĐND các cấp, cũng có thể là thiết chế cá nhân như Chủ tịch nước
2.Đặc điểm
Sưu tầm và copy by đội máu Luật (RHsC)24


Đây là bộ tài liệu ôn thi vấn đáp năm 2014 của k39, được sưu tầm từ nhiều nguồn và copy
bới đội máu Luật. tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo.
-Được lập ra theo trình tự do pháp luật quy định
Ví dụ: QH, HĐND bằng bầu cử trực tiếp, phổ thông, bình đẳng và bỏ phiếu kín. UBTVQH do QH
bầu ra trong số các đại biểu QH
-Được trao thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định được pháp luật quy định; hoạt động
của cơ quan nhà nước mang tính quyền lực nhà nước
-Hoạt động của CQNN thường phải tuân theo thủ tục nhất định dược quy định nghiêm ngặt trong
PL
-Những cá nhân đảm nhận chức trách trong CQNN phải là công dân VN
3.Phân loại
a)Căn cứ vào vị trí, tính chất, nhiệm vụ và quyền hạn: 4 hệ thống
-Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước: QH và HĐND các cấp
+Do nhân dân trực tiếp bầu ra trong sô những người ưu tú
+Được nhân dân giao cho thực hiện quyền lực nhà nước của ND
+Thay mặt ND để quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và của ND
-Hệ thống các cơ quan hành chính: Chính phủ ( do QH thành lập ra) và UBND các cấp(do HĐND
cùng cấp bầu ra)
-Hệ thống các cơ quan xét xử : TAND tối cao và các TA khác do luật định
+Chánh án tối cao do QH bầu, miễn, bãi nhiệm theo đề nghị của CTN
+CTN bổ nhiệm Thẩm phán tối cao được QH phê chuẩn
+Còn lại trong TA tối cao do CTN bổ, miễn, cách chức

+Các TA khác do luật định
-Hệ thống các cơ quan kiểm sát: VKSND tối cao và các VKS khác do luật định
-Ngoài ra, có thiết chế độc lập CTN( nguyên thủ QG, thay mặ đất nước về đối nội, đối ngoại, do
QH bầu ra trong số các đb QH theo đề nghị của UBTVQH), Hội đồng bầu cử QG( do QH thành lập,
tổ chức bầu cử ĐBQH,chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử ĐBHĐND các cấp), Kiểm toán nhà
nước( do QH thành lập, hoạt động độc lập, thực hiện việc kiểm toán, quản lí, sử dụng tài chính, tài
sản công)
b)Căn cứ vào thẩm quyền, địa giới hành chính và cấu trúc lãnh thổ
-Cơ quan nhà nước ở trung ương: QH, CTN, CP, TANDTC, VKSNDTC, HĐBCQG, KTNN
-Cơ quan nhà nước ở địa phương: HĐND, UBND ( chính quyền địa phương), TAND, VKSND

Sưu tầm và copy by đội máu Luật (RHsC)25


×