Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tóm tắt đề tài thực trạng và giải pháp nâng cao các hoạt động ngoại khoá tại trường đại học mở TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.02 KB, 4 trang )

TÓM TẮT
Đề tài: ‘THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÁC HOẠT ĐỘNG
NGOẠI KHÓA TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM”
Bài nghiên cứu với chủ đề “ Thực trạng và giải pháp nâng cao các hoạt động ngoại
khóa tại trường Đại học Mở TP.HCM” ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và
danh mục tài liệu tham khảo, nội dung được chia làm 3 chương chính.

Chương 1: Tổng quan.
Trong chương 1 gồm 3 phần: “Các khái niệm liên quan đến đề tài”, “Sơ lược về
trường Đại học Mở TP.HCM” và “Tầm quan trọng của các hoạt động ngoại khóa”. Ở
phần “Các khái niệm liên quan đến đề tài” nhóm nghiên cứu đã định nghĩa hoạt động
ngoại

khóa



đưa

ra

6

thể

loại

chính

của


hoạt

động

ngoại

khóa.

Để giới thiệu sơ lược về trường Đại học Mở TP.HCM nhóm nghiên cứu giới thiệu lịch sử
hình thành trường Đại học Mở TP.HCM trải qua hơn 20 năm và 3 giai đoạn phát triển
chính, giới thiệu các cơ sở của trường và nhiệm vụ, tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu cũng
như giá trị cốt yếu của trường Đại học Mở TP.HCM. Ngoải ra, nhóm nghiên cứu còn giới
thiệu về cơ cấu tổ chức của trường. Trong phần cuối của chương này, nhóm nghiên cứu
đã đưa ra tầm quan trọng chính của hoạt động ngoại khóa. Hoạt động ngoại khóa không
chỉ là một sân chơi giúp sinh viên thư giãn mà bên cạnh đó còn giúp phát triển các kĩ
năng, giúp sinh viên có thêm bài học kinh nghiệm, có cơ hội thể hiện bản thân và bảng
thành tích được đánh giá cao hơn khi ra trường cũng như xét tuyển du học. Quan trọng
hơn nữa, hoạt động ngoại khóa còn giúp cho sinh viên rút ngắn được khoảng cách giữa lí
thuyết đã học trên nhà trường và thực tế công việc sau này.

Chương 2: Thực trạng hoạt động ngoại khóa ở trường Đại học Mở
TP.HCM. Nội dung chương 2 gồm 4 phần chính.


Phần 1, bài nghiên cứu đã đi sâu vào việc phân tích các hoạt động ngoại khóa
chính của trường như các hoạt động văn hóa, văn nghệ; các hoạt động thể dục, thể thao;
các cuộc thi, phong trào; các hoạt động tình nguyện và cuối cùng là nghiên cứu khoa học.
Qua quá trình khảo sát và phân tích, nhóm nghiên cứu đã thấy được trên thực tế các hoạt
động như hội trại truyền thống và các hoạt động văn hóa, văn nghệ thu hút nhiều sinh
viên tham gia nhất. Bên cạnh đó, các hoạt động học thuật và hoạt động tình nguyện vẫn

chưa thu hút được nhiều sinh viên tham gia. Số lượng sinh viên tham gia các hoạt động
còn lại như thể dục thể thao, cuộc thi phong trào vẫn không nhiều.
Trong phần 2 đề cập về mục tiêu của sinh viên khi tham gia vào các hoạt động
ngoại khóa và mục tiêu của ban tổ chức khi tổ chức các hoạt động ngoại khóa.
Đối với sinh viên, mục đích là giải trí sau giờ học; khẳng định bản thân; nâng cao các kĩ
năng mềm và kĩ năng sống; vì điểm rèn luyện và vì sở thích và năng khiếu của sinh viên.
Đối với ban tổ chức, khi tổ chức hoạt động ngoại khóa mục đích là tạo sân chơi cho sinh
viên; giúp sinh viên nâng cao các kĩ năng mềm; tạo điều kiện ứng dụng lý thuyết đã học
vào thực tế; tìm kiếm tài năng cho các hoạt động ở trường; tạo tinh thần đoàn kết trong
sinh viên và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, tổ chức các hoạt động ngoại khóa
là cơ sở ban tổ chức tạo ra cơ hội cho sinh viên củng cố lại kiến thức đã học, học hỏi
những kiến thức mới.
Phần 3 nghiên cứu về hiệu quả của hoạt động ngoại khóa. Đứng trên khía cạnh ban
tổ chức, hoạt động ngoại khóa có hiệu quả khi nội dung thu hút được sự quan tâm của
sinh viên, số lượng sinh viên tham dự trong tổng số sinh viên đăng ký tham gia vào một
hoạt động ngoại khóa, tiến độ thực hiện của một hoạt động ngoại khóa cần phải diễn ra
đúng kế hoạch và đảm bảo công tác tổ chức được thực hiện trôi chảy…
Đứng trên khía cạnh sinh viên, hoạt động ngoại khóa có hiệu quả khi nội dung thiết thực
và phù hợp với nhu cầu học tập, vui chơi lành mạnh; hình thức tổ chức mới lạ, sáng tạo
và phong phú…


Phần 4 đề cập về các yếu tố ảnh hưởng đến các hoạt động ngoại khóa.
Không có thời gian tham gia, địa điểm tổ chức gây khó khăn cho việc tham gia, truyền
thông marketing chưa tốt, áp lực học tập, nội dung hình thức các hoạt động ngoại khóa
chưa hấp dẫn là những yếu tố chính ảnh hưởng đến sự tham gia của sinh viên.
Nguồn kinh phí có hạn, đội ngũ cán bộ tổ chức còn hạn chế về kinh nghiệm, Ban tổ chức
chưa nắm bắt được nhu cầu của sinh viên, việc truyền thông marketing chưa tốt, hay nội
dung hình thức chưa hấp dẫn là những yếu tố làm ảnh hưởng đến Ban tổ chức khi tổ chức
các hoạt động ngoại khóa.

Chương 3: Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động ngoại khóa ở

trường Đại học Mở TP.HCM.
Đối với sinh viên cần thực hiện 2 nguyên tắc: phải ưu tiên cho việc học và tham
gia những hoạt động mà mình thật sự yêu thích. Bên cạnh hai nguyên tắc trên, sinh viên
cần chú ý thêm về cách tiến hành tham gia hoạt động ngoại khóa sao cho hiệu quả.
Nhóm nguyên cứu đã đề ra một số giải pháp góp phần giúp Ban tổ chức khắc phục được
những khó khăn hiện tại như: tìm thêm nguồn tài trợ từ bên ngoài để có thêm kinh phí tổ
chức cho các hoạt động; thực hiện các biện pháp cải thiện marketing, quảng bá và truyền
thông; đào tạo nguồn nhân lực Ban tổ chức; thực hiện hoạt động theo đúng tiến độ kế
hoạch; thường xuyên đổi mới nội dung, chương trình và hình thức tổ chức; cải thiện cơ
sở vật chất, đa dạng hóa nội dung tổ chức; cần tổ chức liên kết với các khoa, các trường
khác…
Để có được một hoạt động ngoại khóa chất lượng và hiệu quả, nhóm nghiên cứu
đã đề xuất bốn giải pháp để góp phần tổ chức các hoạt động ngoại khóa hiệu quả hơn.
Ngoài ra, nhóm nguyên cứu cũng khái quát thực trạng; đồng thời nêu ra giải pháp giúp
nâng cao hoạt động ngoại khóa tại các trường Đại học khác trên địa bàn TP.HCM.
Bài nghiên cứu khái quát được thực trạng về hoạt động ngoại khóa của các trường Đại
học khác trên địa bàn TP. HCM đã nói lên được mỗi trường có những đặc trưng khác
nhau nên các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia của sinh viên cũng như việc tổ chức


của ban tổ chức cũng khác nhau. Nhưng nhìn chung, có sự tương đồng về các nhân tố ảnh
hưởng đến việc tổ chức cũng như việc tham gia các hoạt động ngoại khóa giữa hầu hết
các trường Đại học trên địa bàn thành phố như: hạn chế về thời gian, địa điểm tổ chức,
khả năng tập hợp sinh viên, marketing chưa tốt, chưa tạo dựng được hình ảnh tốt và lòng
tin ở sinh viên, nội dung, hình thức chưa hấp dẫn, Ban lãnh đạo trường không chú trọng
vào các hoạt động ngoại khóa… Bên cạnh đó, chính nhận thức của sinh viên về việc tham
gia các hoạt động ngoại khóa cũng là yếu tố ảnh hưởng cần lưu ý. Nhận thức của sinh
viên có thể bắt nguồn từ áp lực học tập , áp lực về thời gian do không có kế hoạch sử

dụng quỹ thời gian hợp lý hoặc ảnh hưởng bởi các hình thức giải trí ngoại khóa phổ biến
khác… Ngoài ra có nhiều yếu tố ngoại cảnh khác ảnh hưởng đến việc tham gia các hoạt
động ngoại khóa của sinh viên như là do gia đình không ủng hộ tham gia do sợ ảnh
hưởng đến kết quả học tập hoặc bản chất sinh viên thụ động, tự ti vào khả năng của mình.
Tuy nhiên, với những đặc trưng riêng biệt về ngành đào tạo cũng như các đặc điểm khác
như tài chính, truyền thống, nhân lực, chủ trương hoạt động… mà ở mỗi trường Đại học
có những yếu tố ảnh hưởng riêng biệt. Vì vậy, Ban lãnh đạo trường cần tìm kiếm các giải
pháp phù hợp.



×