Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đề Văn mở cực hay (NLXH)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.36 KB, 2 trang )

Cuộc thi Ra đề, Viết văn theo hướng mở
Đề bài
“Nguồn mạch mới” mà nhà thơ Thanh Thảo đã “khơi” qua bài thơ:
“Đàn ghi ta của Lor-ca”.
Một số yêu cầu và gợi ý làm bài
1. Về kỹ năng:
Bài viết phải là một văn bản nghị luận văn học hoàn chỉnh, trình bày mạch lạc, trôi
chảy, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
2 Về kiến thức:
2.1 Hiểu đúng vấn đề đặt ra ở đề bài
“Nguồn mạch mới” mà Thanh Thảo đã “khơi” đó chính là nói về sự sáng tạo nghệ
thuật của Thanh Thảo- một nhà thơ ham tìm tòi, cách tân. Viết về đề tài người nghệ sĩ
(đề tài quen thuộc), Thanh Thảo đã có cách xử lý nghệ thuật rất riêng, rất độc đáo tạo
nên một thi phẩm có “sự phát minh về hình thức, khám phá về nội dung” (Lời Lêonit
Lêonop)
2.2 Chỉ ra và phân tích, đánh giá được những sáng tạo của Thanh Thảo trong bài thơ
“Đàn ghi ta của Lor-ca”
* Sử dụng thi liệu
- Thanh Thảo đã nhập cảm vào thế giới nghệ thuật của Lor-ca rồi lựa chọn những thi
liệu đầy ám ảnh, gợi cảm từ thế giới nghệ thuật ấy đưa vào bài thơ “Đàn ghi ta của
Lor-ca” của mình. Đó là những thi liệu: đàn ghi ta, yên ngựa, vầng trăng, chàng kỵ sĩ,
bước chân lang thang, áo choàng đỏ, cô gái Di gan, lá bùa hộ mệnh, hoa tử đinh
hương…
- Thanh Thảo đã xử lý những thi liệu lựa chọn một cách sáng tạo: Những thi liệu này
được lấy từ nhiều văn bản khác nhau của thơ Lor-ca, chúng vốn rời rạc nhưng khi đi vào
bài thơ của Thanh Thảo chúng được “làm mới” đã trở nên hòa hợp, ăn ý. Tất cả cộng
hưởng ngữ nghĩa với nhau, cùng nhau làm sống dậy thế giới nghệ thuật đặc sắc của
Lorca, tái hiện số phận bi thảm của Lor-ca, ngợi ca vẻ đẹp của người nghệ sĩ vĩ đại sống
trong một thời đại biến động và sức sống mạnh mẽ, bất diệt của nghệ thuật, của thơ ca.
( Thanh Thảo đã tái tạo và tái sinh thi liệu được sử dụng từ thế giới nghệ thuật của
Lor-ca bằng tài năng và tấm lòng đồng cảm, ngưỡng mộ Lor-ca)


* Sử dụng thể thơ tự do với lối diễn đạt câu thơ không viết hoa đầu dòng, nhịp điệu
phóng khoáng, liên tưởng bất ngờ, ngôn từ mới mẻ : cảm xúc thơ liền mạch, nối kết
được các biểu tượng, hình ảnh thơ trong một chỉnh thể nghệ thuật hài hòa, gợi mở.
* Xây dựng cấu trúc bài thơ đầy ngẫu hứng: thơ- ca khúc ( thi phẩm- nhạc phẩm)


- Nhập cấu trúc ca khúc vào bài thơ: mạch kể chuyện (cốt tự sự) hiện ra qua cấu trúc
của một ca khúc. Thanh Thảo đã vận dụng phương thức của nhạc để làm thơ rất thành
công.
- Mô phỏng lối tiết tấu của nhạc ( mô phỏng chuỗi âm thanh: li-la li-la li- la). Thanh
Thảo đã “khảm” tiếng nhạc vào ngôn từ, hình ảnh thơ để âm nhạc đến cùng với thi ảnh,
với ngôn từ và tạo nên sức gợi vô cùng lớn.
2.3 Sự sáng tạo ấy là kết quả của mối đồng cảm sâu sắc của Thanh Thảo với Lor-ca.
Đây phải chăng là sự cộng hưởng của những khát vọng sáng tạo nghệ thuật. Thanh Thảo
đã bắc nhịp cầu tri âm đến Lor-ca và khẳng định được ý nghĩa đặc biệt của tiếng nói tri
âm trong văn chương. Và nhờ Thanh Thảo mà người đọc chúng ta hiểu hơn về Lor-ca.
Lưu ý: Trên đây chỉ nêu một số yêu cầu và gợi ý làm bài. Những bài làm có sự tìm tòi,
sáng tạo trong cảm nhận, trong diễn đạt cần được trân trọng và đánh giá tùy mức độ.
( Nguyễn Thị Mai- THPT Nga Sơn, Thanh Hóa)



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×