Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

GIÁO DỤC KỸ NĂNG NHẬN THỨC VÀ GIAO TIẾP QUA PHẦN VĂN XUÔI HIỆN ĐẠI NGỮ VĂN 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU
TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU
---------------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
GIÁO DỤC KỸ NĂNG NHẬN THỨC VÀ GIAO TIẾP
QUA PHẦN VĂN XUÔI HIỆN ĐẠI NGỮ VĂN 11

Người viết
Tổ
Chức vụ
Năm học

1

: Nguyễn Thị Duyên
: Văn
: Giáo viên
: 2014 - 2015


MỤC LỤC
A. Phần mở đầu..................................................................................1
I. Lý do chọn đề tài..........................................................................1
II. Mục đích và phương pháp..........................................................1
III. Giới hạn của đề tài.....................................................................2
IV. Các giả thiết nghiên cứu............................................................3
V. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn.................................................3
VI. Kế hoạch thực hiện....................................................................4
B. Phần nội dung.................................................................................5


I. Thực trạng và những mâu thuẫn..................................................5
II. Các biện pháp giải quyết vấn đề.................................................6
III. Hiệu quả áp dụng.......................................................................10
C. Kết luận..........................................................................................14
I. Ý nghĩa của đề tài........................................................................14
II. Bài học kinh nghiệm...................................................................14
III. Đề xuất......................................................................................14
PHỤ ĐÍNH..........................................................................................16

2


A. PHẦN MỞ ĐẦU
I/ Lí do chọn đề tài:
Đổi mới phương pháp dạy học đang là mục tiêu lớn của ngành giáo dục và
đào tạo nước ta hiện nay. Một trong những mục tiêu đó là nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện, ngoài việc trang bị kiến thức khoa học cho người học ngành giáo dục
còn chú trọng vào kĩ năng sống. Những năm gần đây, giáo dục kĩ năng sống cũng
đã được lồng ghép tích hợp vào một số môn học và hoạt động giáo dục trong nhà
trường trong đó có môn Ngữ văn. Tuy nhiên, trong thực tế giáo viên chưa thực hiện
nhiều. Là một giáo viên dạy văn, tôi nhận thấy môn văn hiện nay vẫn còn nặng về
khai thác nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, người dạy chưa dành nhiều thời
gian để liên hệ giáo dục kĩ năng sống từ tác phẩm văn học giúp người học nhận
thấy sự gần gũi và giá trị mà các tác phẩm văn học mang lại.
M. Gorki đã từng nói “văn học là nhân học”. Giá trị giáo dục con người ở
môn Văn là rất lớn. Mỗi tác phẩm văn học có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Vì vậy,
thông qua môn Ngữ văn giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đặc biệt là kĩ năng
nhận thức và kĩ năng giao tiếp là một phương pháp dạy học hiệu quả vừa phát huy
năng lực cảm thụ văn chương vừa giúp các em hình thành những kĩ năng sống tích
cực, phù hợp với mục tiêu giáo dục hiện nay.

Trên đây là những lí do chúng tôi chọn đề tài “Giáo dục kĩ năng nhận thức
và giao tiếp cho học sinh qua phần văn xuôi hiện đại Ngữ văn 11” làm đối tượng
nghiên cứu với mong muốn góp phần cải thiện và nâng cao hiệu quả giảng dạy môn
Ngữ văn trong nhà trường, giúp học sinh nhận thấy sâu sắc hơn giá trị của môn Văn
trong xã hội hiện nay.
II/ Mục đích và phương pháp:
2.1. Mục đích của đề tài:
- Hình thành kĩ năng nhận thức và giao tiếp (chủ yếu về mặt tình cảm đạo
đức) cho học sinh.
3


- Giúp học sinh nhận thấy giá trị giáo dục của môn Văn đối với thế hệ trẻ
hiện nay dù các tác phẩm được học ra đời từ rất lâu.
- Khơi gợi sự hứng thú cho học sinh phát huy tính chủ động, tích cực.
* Điểm mới của đề tài
Đối với giáo viên:
- Thông qua bài dạy giúp học sinh hình thành một số kĩ năng sống cơ bản
nhưng rất cần thiết đối với các em hiện nay.
- Bài giảng phong phú, sinh động hơn, khai thác sâu giá trị thẩm mĩ của môn
học.
Đối với học sinh:
Bồi dưỡng tâm hồng, rèn luyện những kĩ năng sống cơ bản.
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu:
- Tài liệu chuyên môn: Bộ sách giáo viên môn Văn học 11; Tài liệu Chuẩn
kiến thức-kĩ năng môn Ngữ văn 11; Tài liệu giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ
văn dành cho giáo viên; Một số kĩ năng cần thiết dành cho học sinh THPT.
- Các bài viết liên quan đến giáo dục kĩ năng sống trên các báo, tạp chí.
2.2.2. Phương pháp thống kê phân tích số liệu:

Thu thập các số liệu, xử lí thống kê và đánh giá.
2.2.3. Phương pháp thực nghiệm:
Tiến hành thực nghiệm sư phạm cho lớp 11a9 và lớp đối chứng 11a10 năm
học 2014 - 2015 tại trường THPT Nguyễn Du trong học kì I. Kiểm tra đánh giá
hiệu quả áp dụng qua hệ thống câu hỏi bài kiểm tra 15 phút và bài viết 1tiết.
III. Giới hạn của đề tài:
Kĩ năng sống trong thực tế có rất nhiều từ các kĩ năng cứng đến kĩ năng
mềm. Mỗi tác phẩm văn học đều có những ý nghĩa giáo dục rất lớn, chứa rất nhiều
kĩ năng có ích đối với người học. Tuy nhiên, do giới hạn của đề tài, ở đây chúng tôi

4


chỉ tập trung vào hai kĩ năng sống cơ bản thiên về “Giáo dục nhận thức tình cảm
và ứng xử giao tiếp cho học sinh qua phần văn xuôi hiện đại Ngữ văn 11”.
IV. Giả thiết nghiên cứu:
Theo các chuyên gia tâm lí, học sinh hiện nay thiếu kí năng sống rất nhiều vì
vậy “Giáo dục kĩ năng giao tiếp và nhận thức cho học sinh qua phần văn xuôi
hiện đại Ngữ văn 11” thì kết quả học tập sẽ được nâng cao, kĩ năng sống được
hình thành.
V. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn:
5.1. Cơ sở lí luận khoa học:
Luật giáo dục năm 2005, Điều 2 đã xác định mục tiêu của giáo dục phổ
thông là đào tạo người Việt Nam phát triển toàn diện,có đạo đức, có tri thức, sức
khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân.
Vậy có nghĩa là ngoài kiến thức khoa học thì nhân cách, phẩm chất và năng lực
công dân cũng là mục tiêu hàng đầu trong đó phải nói đến kĩ năng sống vì kĩ năng
sống thúc đẩy sự phát triển của cá nhân và xã hội.
Môn Ngữ văn với đặc trưng là một môn khoa học xã hội và nhân văn có rất

nhiều ưu thế để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Với tính chất là một môn học
công cụ, môn Ngữ văn giúp học sinh có năng lực ngôn ngữ để học tập, giao tiếp và
nhận thức về xã hội và con người.
Với tính chất giáo dục thẩm mĩ môn Ngữ văn giúp học sinh bồi dưỡng năng
lực tư duy, làm giàu cảm xúc thẩm mĩ và định hướng thị hiếu để hình thành nhân
cách.
5.2. Cơ sở thực tiễn:
Kinixti – một học giả Mỹ đã khẳng định: “sự thành công của mỗi người chỉ
có 15% là dựa vào kiến thức chuyên ngành, còn 85% là dựa vào giao tiếp và tài
năng xử thế của người đó”.

5


Bộ môn Ngữ văn góp phần rất lớn vào việc bồi dưỡng tâm hồn và kiến thức
xử thế cho con người. Ngữ văn 11 đặc biệt là phần văn xuôi hiện đại đã chứa đựng
những yếu tố phù hợp với các nội dung cơ bản của giáo dục kĩ năng sống như kĩ
năng ứng xử giao tiếp, kĩ năng cảm thông chia sẻ, kĩ năng tự xác định giá trị bản
thân, kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, kĩ năng kiểm soát cảm xúc, kĩ năng ứng phó
với căng thẳng, kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ,kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng lắng
nghe tích cực…Từ những yếu tố đó, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong môn
Ngữ văn sẽ dần hình thành ở học sinh ở học sinh quan hệ ứng xử đúng đắn với
những vấn đề của cuộc sống, xã hội, thời đại…Hơn nữa kết hợp giáo dục kĩ năng
giao tiếp và nhận thức cho học sinh qua môn Ngữ văn sẽ phát huy được các kĩ thuật
dạy học tích cực, góp phần nâng cao năng lực lĩnh hội trong học tập có sự tương tác
giữa nội dung bài học với những hiểu biết kinh nghiệm trong cuộc sống để học sinh
có thể vận dụng linh hoạt vào các tình huống trong thực tế. Chính vì vậy việc dạy
và học môn Ngữ văn sẽ đạt hiệu quả hơn.
VI. Kế hoạch thực hiện:
STT

THỜI GIAN
1
Từ 1 đến 15/7/2014
2
3
4
5
6
7

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
- Xác định đề tài nghiên cứu

Từ 15/7 đến 5/8/2014
Từ 5/8 đến 30/8/2014
Từ 1/9 đến 30/8/2014

- Xây dựng đề cương chi tiết
Thu thập tư liệu
Nghiên cứu viết phần cơ sở lí luận và thực tiễn
- Nghiên cứu các kĩ năng sống trong văn xuôi 11

Từ 1/10 đến 15/9/2014
Từ 11/11 đến 1/12/2014
Từ 1/12 đến 15/12/2014

- Nghiên cứu phương pháp giảng dạy phù hợp
Thực nghiệm và khảo sát đánh giá
Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm
Viết phần kết luận và hoàn tất đề tài.


6


B. PHẦN NỘI DUNG
I/ Thực trạng và những mâu thuẫn
1. Thực trạng:
1.1.

Trước khi áp dụng đề tài:
Theo đặc thù của môn học từ trước đến nay mỗi khi dạy một tác phẩm văn

học ngoài việc rèn luyện cái các kĩ năng tư duy phân tích, năng lực cảm thụ tác
phẩm giáo viên cũng thường lồng ghép giáo dục các kĩ năng sống liên quan đến
nhận thức đạo đức tình cảm cho học sinh. Tuy nhiên chủ yếu chỉ được tích hợp ở
phần củng cố bài học, thời gian rất ít nên chưa gây được ấn tượng cho học sinh
chưa có kĩ năng tác động sâu để có thể hình thành kĩ năng sống. Vì vậy, khi gặp các
câu hỏi liên quan đến nhận thức kĩ năng sống các em còn lúng túng chưa thể hiện
được bản lĩnh cá nhân.
1.2.

Sau khi áp dụng đề tài:
Bài dạy sinh động hơn, học sinh trao đổi sôi nổi hơn, kĩ năng giao tiếp và

nhận thức được cải thiện đáng kể.
1.3.

Những thuận lợi:
- Giáo dục kĩ năng nhận thức và giao tiếp đáp ứng được tính chất đặc thù của


môn hoc.
- Học sinh hứng thú và tích cực với cách tiếp cận mới, chủ động học hỏi và
rút ra những kĩ năng sống cho mình thông qua các tác phẩm văn học.
1.4.

Khó khăn:
- Giáo viên phải linh hoạt để đạt được hai mục đích trong một bài dạy, vừa

truyền thụ những kiến thức cơ bản của tác phẩm vừa hình thành được kĩ năng sống
cho học sinh.
7


2. Những mâu thuẫn:
Việc dạy học theo phương pháp truyền thống chưa chú trọng đến hình thành
kĩ năng sống cho người học, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục phát
triển toàn diện con người.
Khi áp dụng đề tài giáo dục kĩ năng sống người học có khả năng chủ động
trong học tập, quan tâm nhiều hơn đến kĩ năng sống . Từ thực tiễn cho thấy việc áp
dụng đề tài giáo dục kĩ năng nhận thức và giao tiếp qua phần văn xuôi hiện đại 11
có thể linh hoạt mở rộng giáo dục các kĩ năng khác và những phần văn học còn lại
trong chương trình phổ thông.
II. Các biện pháp giải quyết vấn đề:
Phần văn xuôi hiện đại Ngữ văn 11 có ba tác phẩm và một đoạn trích (không
kể phần đọc thêm). Mỗi tác phẩm và đoạn trích có nội dung giáo dục khác nhau,
giáo viên dựa vào tài liệu hướng dẫn của Bộ Giáo dục và khai thác thêm, chọn hình
thức phù hợp với mỗi bài học và đối tượng học sinh. Ở đây, tôi xin đề xuất những
kĩ năng sau:
2.1. Kiến thức cần đạt:
2.1.1. Hai đứa trẻ

2.1.1.1. Kĩ năng nhận thức:
* Đối với giáo viên: Giúp học sinh
- Biết xây dựng hoài bão cá nhân, khám phá mục đích sống của bản thân.
- Biết trân trọng những người xung quanh và cuộc sống của họ.
- Biết trân trọng cuộc sống của bản thân.
Có nhiều cách để giáo viên đặt vấn đề, sau đây tôi xin đề xuất một số
câu hỏi sau:
- Giả sử không có chuyến tàu đi qua phố huyện thì cuộc sống của chị em
Liên như thế nào?
- Em nhận suy nghĩ gì về câu nhận xét của Thạch Lam “ Từng ấy người
trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng hơn cho tương lai của họ”
8


- Tại sao hằng đêm chị em Liên vẫn đợi để được nhìn thấy chuyến tàu đi qua.
Từ chi tiết đó, em nghĩ gì về ước mơ, hoài bão, niềm tin hi vọng đối với mỗi người
trong cuộc sống?
- Chỉ ra sự khác nhau giữa sống và tồn tại?
* Đối với học sinh:
Thảo luận và trình bày ý kiến, nhận thức về những vấn đề giáo viên đặt ra,
rút ra bài học.
2.1.1. 2. Kỹ năng giao tiếp:
* Đối với giáo viên: Giúp học sinh:
Định hướng giao tiếp cho học sinh biết yêu thương, quan tâm đến những
người xung quanh. Trong giao tiếp phải có thái độ cư xử phù hợp.
 Một số câu hỏi tiêu biểu:
- Chi tiết Liên nhìn thấy những đứa trẻ con nhà nghèo chị động lòng thương
gợi cho em suy nghĩ gì?
- Nếu không may gặp những khó khăn bế tắc trong cuộc sống em học điều gì
ở chị em Liên?

- Em cảm nhận gì về cuộc sống của người dân phố huyện?
- Theo em xã hội hiên nay còn có nhũng mảnh đời như chị em Liên và những
người dân phố huyện không? Nếu găp những mảnh đời như thế em sẽ cư xử thế
nào?
- Em nghĩ gì khi hiện nay có một số bạn trẻ không lo học hành, suốt ngày chỉ
biết chơi bời lêu lỏng, la cà ở các tiệm net, quán bar, mê cá độ, số đề và còn sử
dụng các chất kích thích, chất gây nghiện?
* Đối với học sinh:
Từ vấn đề giáo viên đặt ra, suy nghĩ thảo luận, có hướng giao tiếp, ứng xử
phù hợp, đúng đắn trong mọi hoàn cảnh.
2.1.2. Chữ người tử tù
2.1.2.1. Kỹ năng nhận thức:
9


* Đối với giáo viên: giúp học sinh
Nhận thức được giá trị của cái đẹp và vẻ đẹp toàn diện về phẩm chất của con
người.
 Một số câu hỏi tiêu biểu:
- Từ những nhân vật và tình huống trong truyện, em hãy cho biết thế nào là
cái đẹp và giá trị về cái đẹp?
- Từ nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục, em hãy cho biết những yếu tố
để trở thành một con người toàn diện về phẩm chất?
- Hướng phấn đấu và rèn luyện bản thân của em?
* Đối với học sinh: suy nghĩ, giải quyết vấn đề giáo viên đặt ra
2.1.2.2. Kỹ năng giao tiếp:
* Đối với giáo viên: giúp học sinh
Biết trân trọng người tài, đánh giá con người, tìm hiểu sâu bản chất bên trong
của họ.
 Một số câu hỏi tiêu biểu:

- Theo em, tại sao viên Quản Ngục hết lòng biệt đãi Huấn Cao?
- Tại sao xét về phương diện xã hội Quản Ngục đội nghịch với Huấn Cao
vậy mà Huấn Cao vẫn tặng những nét chữ quý giá của mình cho Quản Ngục?
- Từ nhân vật Quản Ngục theo em những yếu tố nào là quan trọng nhất để
giữ gìn nhân cách không bị ảnh hưởng bởi môi trường sống?
* Đối với học sinh:
- Từ những vấn đề giáo viên đặt ra, học sinh thảo luận và xác định cách nhìn
nhận, đánh giá những người có tài, có tâm trong xã hội. Có ý thức giữ gìn nhân
cách, nhân phẩm .
- Có thái độ trân trọng và bảo vệ cái đẹp ở mọi lúc, mọi nơi.
2.1.3. Hạnh phúc của một tang gia
2.1.3.1. Kỹ năng nhận thức:
* Đối với giáo viên: giúp học sinh
10


- Nhận thức tầm quan trọng của những giá trị truyền thống và văn hóa hiện
đại đối với con người.
- Nhận thức tình cảm gia đình, đạo hiếu.
- Trong cuộc sống phải thành thật,có ý thức học hỏi phấn đấu, không cơ hội,
xảo trá.
 Một số câu hỏi tiêu biểu:
- Từ cách tổ chức đám tang, cách sống, cách ăn mặc của đại gia đình cụ cố
Hồng, em hãy đưa ra lời khuyên về sự tiếp nhận văn hóa mới và bảo vệ giá trị
truyền thống?
- Gia đình có vai trò và ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người?
- Trách nhiệm của con cháu đối với ông bà cha mẹ là gì?
- Theo em xã hội hiện nay còn có những người như Xuân Tóc Đỏ không? Có
nên học theo cách sống của Xuân Tóc D
* Đối với học sinh:

Thảo luận rút ra bài học kĩ năng sống cho bản thân.
2.1.3.2. Kỹ năng giao tiếp, ứng xử:
* Đối với giáo viên: giúp học sinh
- Hướng dẫn học sinh cách ăn mặc phù hợp lứa tuổi, môi trường, hoàn cảnh.
- Giáo dục học sinh biết thể hiện sự thành kính phân ưu, ăn mặc phù hợp,
chia buồn đúng cách khi dự tang lễ.
- Có thái độ ứng xử lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
- Giao tiếp ngoài xã hội luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn.
- Không nên phô trương, chưng diện, đua đòi chạy theo xã hội một cách thái
quá.
 Một số câu hỏi tiêu biểu:
- Suy nghĩ của em về sự Âu hóa của gia đình cụ cố Hồng, từ đó rút ra bài học
cho bản thân.
11


- Hãy chỉ ra những cái đáng phê phán trong đám tang của gia đình cụ cố
Hồng?
- Hiện nay, có một số gia đình tổ chức đám tang cho người thân một cách
hoành tráng, họ thuê kèn Tây, tối đến thổi những bài hát rất sôi động, thậm chí có
những gia đình thuê người khóc, em nghĩ sao về hành động này?
- Theo em mặc như thế nào là đẹp?
- Nếu như ở lớp em đang học có một bạn học sinh chỉ thường xuyên đua đòi
chạy theo thời trang,từ cách ăn mặc, tóc tai đến điện thoại… mà không lo học hành
thì em sẽ khuyên bạn như thế nào?
* Đối với học sinh:
Động não, chia nhóm cùng thảo luận. Rút ra bài học cho bản thân.
2.1.4. Chí Phèo
2.1.4.1. Kĩ năng nhận thức:
* Đối với giáo viên: giúp học sinh:

- Nhận thức được giá trị của tình thương, sự bao dung, chia sẻ giữa người với
người
- Xác định được giá trị của bản thân, sống có bản lĩnh.
 Một số câu hỏi tiêu biểu:
- Em hãy cho biết nhân tố nào giúp Chí Phèo hồi sinh?
- Nguyên nhân dẫn đến bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí?
- Em nghĩ gì nếu như trong xã hội ai bị áp bức cũng trở nên lưu manh, mất
nhân tính như Chí Phèo?
- Em rút ra bài học gì từ nhân vật Chí Phèo?
* Đối với học sinh:
Thảo luận, chỉ ra nguyên nhân từ đó xác định được mối quan hệ của con
người với cộng đồng, giá trị của lòng bao dung và sự quan tâm giữa người với
người trong xã hội.
12


2.1.4.2. Kĩ năng nhận giao tiếp:
* Đối với giáo viên: giúp học sinh
- Có thái độ ứng xử khéo trước mọi tình huống, cẩn thận trước những cám
dỗ của xã hội.
- Liên hệ giáo dục học sinh trong thực tế khi tiếp xúc với những đối tượng
đã từng lầm lạc nhưng có ý thức cải tạo, phấn đấu thì phải có thái độ cư xử phù
hợp. Ví dụ: những bệnh nhân HIV, những con nghiện đã cải tạo.
 Một số câu hỏi tiêu biểu:
- Trong thực tế nếu gặp trường hợp có người muốn em làm “bạn tình” của
họ, họ sẽ đáp ứng nhu cầu về vật chất cho em thì em sẽ ứng xử như thế nào?
- Ở nơi em sống có người đã từng nghiện ma túy, có quá khứ đen tối bây giờ
đã có ý thức hoàn lương nhưng lại bị nhiễm HIV. Em và mọi người nên đối xử với
họ như thế nào?
* Đối với học sinh:

Động não, thảo luận trao đổi, trình bày ý kiến theo yêu cầu và thời gian quy
định của giáo viên.
2.2. Tiến trình dạy học
- Giáo viên chuẩn bị nội dung cần giáo dục thông qua bài học.
- Linh hoạt giáo dục ở mỗi bài học.
- Chọn phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp với từng bài. Có thể sử dụng
các kĩ thuật dạy học tích cực như: khăn trải bàn, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia
nhóm, kĩ thuật đăt câu hỏi…
- Học sinh trình bày vấn đề theo thời gian quy định, giáo viên giám sát, nhận
xét và chốt vấn đề cần giáo dục.
Giáo viên chỉ đóng vai trò là người khơi gợi để học sinh tự rút ra bài học từ
đó hình thành kĩ năng sống.
III. Hiệu quả áp dụng:

13


Để đánh giá kết quả áp dụng, tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm ở lớp
11a9 và lớp đối chứng 11a10.
Mẫu được chọn là 32/396 học sinh lớp 11a9 (lớp thực nghiệm) và 33/396
học sinh lớp 11a10 (lớp đối chứng) khảo sát chất lượng bằng một bài kiểm tra 15
phút và một bài viết 1 tiết bằng hình thức tự luận. Phân loại điểm của các bài kiểm
tra lớp thực nghiệm và lớp đối chứng như sau:

Bảng 1.1 tổng hợp phân loại điểm kiểm tra 15 phút trước tác động.
Điểm số Lớp TN
1
0
2
0

3
0
4
1
5
8
6
7
7
10
8
6
9
0
10
0
Cộng
32
Biểu đồ phân bố điểm trước tác động

14

Lớp ĐC
0
0
0
1
5
10
11

6
0
0
33


Tự thống kê tần số điểm kiểm tra trước tác động của lớp ĐC và lớp TN chúng tôi
tiếp tục phân loại kết quả kiểm tra như sau.

Lớp TN
Lớp ĐC

Điểm yếu:

Điểm TB

Điểm khá

Điểm giỏi

<5
1
1

5-6.5
15
15

6.5- < 8
10

11

8-10
6
6

TC
32
33

• Nhận xét: qua bảng thống kê chúng ta thấy trước tác động điểm của hai lớp
tương đương nhau.
Sau khi dạy xong phần văn xuôi hiện đại tiến hành kiểm tra bài viết tự luận 1 tiết.
Bảng 1.2 tổng hợp phân loại điểm kiểm tra 1 tiết sau tác động

.

Điểm số
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
cộng


Lớp TN
0
0
0
0
4
5
12
7
4
0
32
15

Lớp ĐC
0
0
0
0
3
10
13
6
1
0
33


Biểu đồ phân bố điêm kiểm tra 1 tiết sau tác động


Từ thống kê tần số điểm kiểm tra trước tác động của lớp ĐC và lớp TN
chúng tôi tiếp tục phân loại kết quả kiểm tra như sau.

Lớp TN
Lớp ĐC

Điểm yếu:

Điểm TB

Điểm khá

Điểm giỏi

<5
0
0

5-6.5
9
13

6.5- < 8
12
13

8-10
11
7


TC
32
33

* Nhận xét: từ kết quả phân loại và thống kê trên ta thấy, sau khi tác động điểm
của lớp thực nghiệm có số khá giỏi nhiều hơn, có nghĩa là học sinh lớp thực
nghiệm cảm thụ kiến thức tốt hơn.

16


.
* Đánh giá chung: việc giáo dục kĩ năng nhận thức và giao tiếp cho học sinh
qua phần văn xuôi ngữ văn 11 đã giúp người học có những kĩ năng sống cơ
bản , góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Ngữ văn.

C. PHẦN KẾT LUẬN
I. Ý nghĩa của đề tài đối với công tác :
- Việc giáo dục kĩ năng giao tiếp và nhận thức cho học sinh qua môn Ngữ
văn là rất cần thiết đối với công tác dạy học theo xu hướng đổi mới hiện nay. Có
thể nói phương pháp này sẽ cải thiện phần nào kĩ năng sống đang rất báo động của
thế hệ trẻ, giúp các em nhận thức được vai trò nuôi dưỡng tâm hồn và hướng con
người tới chân thiện mĩ của văn học.
17


- Qua cách học này học sinh sẽ ý thức hơn về nhận thức đối với các sự việc
hiện tượng xã hội và có những thái độ ứng xử, giao tiếp phù hợp.
II. Bài học kinh nghiệm:
1. Bài học kinh nghiệm:

Để hình thành được kĩ năng sống cho học sinh đòi hỏi giáo viên phải có khả
năng tư duy nghiên cứu, khai thác nội dung tư tưởng của tác phẩm, trình độ chuyên
môn sâu sắc, kinh nghiệm sống dồi dào, giáo dục học sinh qua từng bài, tích lũy
kiến thức cho học sinh chứ không chỉ dạy một lần duy nhất hay một bài học duy
nhất. Có ý kiến cho rằng dạy kĩ năng sống cũng như dạy một đứa trẻ học bơi phải
kiên trì, tỉ mỉ từng bước một. Giáo viên phải đóng một vai trò quan trọng trong các
hoạt động của học sinh, đánh thức năng lực tiềm năng trong mỗi học sinh góp phần
nâng cao hiệu quả dạy học.
2. Hướng phát triển:
Nếu có điều kiện chúng tôi sẽ khai thác thêm các kĩ năng khác phù hợp với
môn học và các phần khác trong chương trình văn học phổ thông ở cả ba khối.
III. Đề xuất kiến nghị:
- Đề tài cần có sự góp ý xây dựng để được hoàn thiện và sâu hơn nên rất cần
sự đóng góp ý kiến của tổ chuyên môn và đồng nghiệp.
- Để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh được thực hiện một cách đồng đều ở
các lớp, tổ chuyên môn phải lên kế hoạch và có phương hướng triển khai cụ thể.

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 11, tập 1.
2. Giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn ở trường THPT, NXB Giáo dục, năm
2010.
3.Một số kĩ năng cần thiết dành cho học sinh trung học phổ thông. NXB Giáo dục
Việt Nam, 2011.

19



PHỤ ĐÍNH
DANH SÁCH HỌC SINH VÀ ĐIỂM THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
Họ và tên
Nguyễn Đặng Thiên Ân
Phan Trinh Yến Bình
Nguyễn Minh Châu
Nguyễng Hoàng Duy
Ngô Tấn Đạt
Nguyễn Phúc Hảo
Phạm Hoàng Như Hạnh
Nguyến Tấn Hiếu
Võ Khánh Hiệp
Hoàng Mai Ly
Võ Ngọc Mỹ
Lê Thị Thảo Nguyên
Lê Võ Thiện Nhân
Văn Công Nhớ
Lê Thị Kiều Oanh
Nguyễn Thị Hồng Oanh
Nguyễn Thanh Thuỳ Ly
Hàn Hùng Phúc
Nguyễn Thiện Quang
Nguyễn TấnTaif
Bùi Thị Tuyết Vĩ Nhân
Võ Ngọc Phong
Trần Thị Hồng Phương
Võ Đình Phương
Lê Thị Minh Tân
Nguyễn Cao Thái
Võ Lê Anh Thoa

Nguyễn Thị Thu Thuyên
Phạm Ngọc Minh Thư
Dương Thị Thanh Tình
Hoàng Huỳnh Quốc
Toản
Trần Khoa Triệu
Mốt
Trung vị
Giá trị trung bình
Độ lệch chuẩn

Trước

6
7
6
5
8
5
6
7
7
7
8
6
5
4
5
5
6

7
7
8
7
7
5
5
6
7
6
8
8
7

Sau

6
7
7
6
8
5
7
7
8
8
9
6
6
5

6
5
7
7
8
8
9
8
7
5
7
7
7
9
7
9

8
5
7
6.5
6.38
1.2

Cao Thị Mỹ Anh
Nguyễn Khánh Duy
Bành Thị Mỹ Hạnh
Nguyễn Quang Hiếu
Đỗ Minh Thiên Hoàng
Trương Công Huy

Bùi Văn Hưng
Lê Ngọc Hòa
Trần Thị Kim Huệ
Nguyễn Vũ Khánh
Nguyễn Ngọc Khánh Linh
Nguyễn Thị Hoài Linh
Nguyễn Thị Mai
Bùi Đình Nghĩa
Trương Vũ Tuyết Nhi
Lê Nguyễn Tấn Phát
Nguyễn Phương Phông
Lê Thị Loan Phụng
Nguyễn Lan Phương
Trần Hoàng Quân
Trần Thị Như Quỳnh
Đặng Quỳnh Sa
Nguyễn Ngọc Sáng
Ngô Gia Tại
Hồ Chí Nhật Tân
Hồ Chí Thanh
Nguyễn Trần Thái
Nguyễn Kiều Minh Thiên
Trần Thị Cẩm Thu
Nguyễn Minh Thuận

Trước

6
7
5

6
8
7
6
7
7
6
8
4
8
5
6
7
5
7
6
6
7
7
7
8
5
6
7
8
6
7

Sau


7
7
6
6
9
7
6
7
8
6
8
5
7
6
7
7
6
8
6
6
8
7
7
7
5
6
7
8
6
7


11A10

Lê Trần Nhật Việt

6

7

11A10

Pphamj YếnVi
Mốt
Trung vị
Giá trị trung bình
Độ lệch chuẩn

5
7
7
6.48
1.1

5
7
7
6.76
1.0

Stt


lớp ĐC

Họ và tên

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25

26
27
28
29
30

11a10
11A10
11A10
11A10
11A10
11A10
11A10
11A10
11A10
11A10
11A10
11A10
11A10
11A10
11A10
11A10
11A10
11A10
11A10
11A10
11A10
11A10
11A10
11A10

11A10
11A10
11A10
11A10
11A10
11A10

8

31

7
7
7
7.06
1.2

32

20


Xác nhận đánh giá, xếp loại

Châu Đức, ngày 20/ 12/ 2014

của đơn vị công tác:

Tôi xin cam đoan đề tài trên là sáng
kiến, kinh nghiệm của bản thân không

sao chép của người khác.
Nếu sai sự thạt tôi xin hoàn toàn
chiu trách nhiệm.
Người viết

Thủ trưởng đơn vị

Nguyễn Thị Duyên
Nguyễn Văn Tâm

21



×