Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

BÀI KT GIỮA kì MÔN QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI TRONG GIÁO DỤC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.83 KB, 3 trang )

BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ
Đề bài:
Hệ thống GDQDVN hiện nay có những đặc điểm gì? Nêu những cái được,
cái chưa được, phương hướng và giải pháp?
Bài làm
1. Định nghĩa HTGD Quốc dân:
“HTGDQD là hệ thống GD của một quốc gia, nó là hệ thống các cơ sở
GD&ĐT của một nước và các loại hình GD mà nhà nước đó tổ chức cho việc học
tập của công dân, các cơ sở GD này tuân thủ cơ cấu bậc học và loại hình GD để
đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của người dân, thực hiện mục tiêu GD của nhà
trường và nhà nước đặt ra”.
Hệ thống GDQDVN hiện nay có cấu trúc như sau:


2. Đặc điểm của hệ thống GDQD Việt Nam:

Ðộng

Tổ chức cao,
Tự tổ chức
& thích nghi

Phức tạp

HTGDQD
Việt Nam
Thống nhất
cao
Phổ biến
& đa dạng


Có mục tiêu
phát triển
tổng quát

Ổn định,
Thường xuyên,
liên tục

=> Kết luận:
Hệ thống GDQD Việt Nam hiện nay tương đối hoàn chỉnh về cơ cấu; đáp
ứng yêu cầu: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Tuy nhiên
vẫn còn “bất cập”, thiếu tính mở… chưa đáp ứng được yêu cầu của đất nước trong
giai đoạn mới.
3. Những mặt đã đạt được và chưa được của HT GDQD Việt Nam:
Những mặt đã đạt được
- Quy mô được mở rộng.
- Chất lượng giáo dục được cải
thiện.
- Công bằng xã hội trong tiếp cận
giáo dục đã được cải thiện.
- Công tác quản lý giáo dục có
bước chuyển biến tích cực.
- Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản
lý giáo dục tăng nhanh về số
lượng, nâng dần về chất lượng.
- Ngân sách Nhà nước đầu tư cho

Những mặt chưa được
- Hệ thống giáo dục quốc dân còn
cứng nhắc, thiếu tính thống nhất,

thiếu liên thông.
- Chất lượng giáo dục còn bất cập.
- Quản lý giáo dục vẫn còn nhiều
bất cập, còn mang tính bao cấp,
ôm đồm, sự vụ và chồng chéo…
- Một bộ phận nhà giáo và cán bộ
quản lý chưa đáp ứng được yêu
cầu, nhiệm vụ giáo dục trong
thời kỳ mới.
- Nội dung chương trình, phương


giáo dục tăng nhanh.
- Giáo dục ngoài công lập phát
triển, đặc biệt trong giáo dục
nghề nghiệp và đại học.
- Cơ sở vật chất nhà trường được
cải thiện.

pháp dạy và học, công tác thi,
kiểm tra, đánh giá chậm được đổi
mới.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà
trường còn thiếu và lạc hậu.
- Nghiên cứu và ứng dụng các kết
quả nghiên cứu khoa học giáo
dục còn hạn chế, chưa đáp ứng
kịp các yêu cầu phát triển giáo
dục.


4. Phương hướng và giải pháp (Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013).
4.1, Mục tiêu tổng quát.
Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo
hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất
lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kỹ
năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học;
đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức; đảm bảo
công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân,
từng bước hình thành xã hội học tập.
4.2, Các giải pháp.
1. Đổi mới quản lý giáo dục theo hướng tăng cường trách nhiệm xã hội của
các cơ sở giáo dục. (giải pháp đột phá).
2. Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (giải pháp then
chốt).
3. Đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, thi, kiểm tra và đánh giá chất
lượng giáo dục.
4. Tăng nguồn lực đầu tư và đổi mới cơ chế tài chính giáo dục.
5. Tăng cường gắn đào tạo với sử dụng, nghiên cứu khoa học và chuyển
giao công nghệ đáp ứng nhu cầu xã hội.
6. Tăng cường hỗ trợ phát triển giáo dục đối với các vùng khó khăn, dân tộc
thiểu số và đối tượng chính sách xã hội.
7. Phát triển khoa học giáo dục.
8. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về giáo dục.



×