Tải bản đầy đủ (.ppt) (68 trang)

Bài 2. Lãnh đạo và quản lý sự thay đổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (621.21 KB, 68 trang )

CHUYÊN ĐỀ
LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI
TS. Lê Phước Minh

Hà Nội, 6/2009
LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI

Thời lượng: 10 tiết

Trình độ: Cán bộ QLGD

Điều kiện tiên quyết: Đã nghiên cứu các
chuyên đề quản lý giáo dục và trường
học
TT NỘI DUNG
Số
tiết
LT TH
1 Tìm hiểu về sự thay đổi
2 1 1
2 Người HT làm gì để lãnh đạo và quản lý sự
thay đổi ?
3 1 2
3 Người HT làm như thế nào để lãnh đạo và
quản lý sự thay đổi ?
3,5 1 2,5
4 Tổng kết, nhận xét và tự đánh giá
1,5 1 0,5
Tổng cộng
10 3,5 6,5
SỰ CẦN THIẾT CỦA CHUYÊN ĐỀ



Chuyên đề nhằm giúp cho học viên tiếp
cận và trao đổi kinh nghiệm về lãnh
đạo và quản lý sự thay đổi một tổ chức,
trường học trong bối cảnh phát triển
nhanh chóng của Thế giới và Việt Nam.
SỰ CẦN THIẾT CỦA CHUYÊN ĐỀ
CHANGE
We Need
SỰ CẦN THIẾT CỦA CHUYÊN ĐỀ (tiếp)

Lãnh đạo và quản lý sự thay đổi một tổ chức,
trường học ở Việt Nam hiện nay cần có sự
tiếp cận về cả lý luận và thực tiễn để nhanh
chóng nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo
dục góp phần tích cực đáp ứng nhu cầu của
học sinh và phát triển cộng đồng, hội nhập
với các nước trong khu vực và thế giới.
SỰ CẦN THIẾT CỦA CHUYÊN ĐỀ (tiếp)

Khẳng định và tin tưởng về vị trí,
vai trò lãnh đạo và quản lý của
người HT để thay đổi một tổ chức,
trường học là rất quan trọng trong
sự đổi mới giáo dục hiện nay.
Mục tiêu
1. Nhận biết và lý giải được sự thay đổi và
lãnh đạo và quản lý sự thay đổi ở Việt
Nam hiện nay.
Tiếp cận xu thế đổi mới giáo dục, đổi mới

công tác lãnh đạo và quản lý để phát triển
tổ chức, trường học trong xã hội công
nghiệp hiện đại.
Mục tiêu (tiếp)
2. Tiếp thu được tri thức cơ bản và phát triển kĩ năng
nhận biết, phát hiện vấn đề về lãnh đạo và quản lý
sự thay đổi .
-Bước đầu phát triển kĩ năng xác định, chọn lựa công việc và
cách làm để lãnh đạo và quản lý sự thay đổi

-Sẵn sàng tự học, rèn luyện kĩ năng và có niềm tin, thái
độ tích cực lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường học
trong điều kiện và hoàn cảnh có thể.
Mô tả vắn tắt nội dung chuyên đề

Cơ quan, tổ chức, trường học hiện nay đang thực hiện sự
thay đổi theo yêu cầu mới của ngành GD-ĐT và của xã hội.

Chủ động thay đổi là yếu tố quan trọng cho sự phát triển cơ
quan, tổ chức trường học, trong môi trường biến động nhanh
chóng và ngày càng mạnh mẽ hiện nay.
Người HT, CBQL cần nhận biết và lý giải được các vấn đề lý
luận và thực tiễn thay đổi giáo dục thì mới có thể LĐ-QL sự
thay đổi có hiệu quả.

Hệ thống giáo dục với các nguồn lực phải nhanh chóng đáp
ứng và thích ứng với sự thay đổi là yêu cầu tất yếu và cũng là
mong đợi của nhiều người.
Người HT, CBQL
cần phải làm gì (What?)

cần phải làm gì (What?) để LĐ-QL sự
thay đổi cho cơ quan, tổ chức, trường học
Mô tả vắn tắt nội dung chuyên đề

Chuyên đề nhằm cung cấp thông tin và một
số cách tiếp cận cụ thể về LĐ và QL sự thay
đổi ở Việt nam, Singapore và một số nước.

Từ đó nêu vấn đề thảo luận nhằm tổng kết
kinh nghiệm góp phần định hướng cho công
tác LĐ và QL sự thay đổi.
Người HT, CBQL
làm như thế nào (How?)
làm như thế nào (How?)

cho ai (Whom?)
cho ai (Whom?) khi LĐ-QL sự thay đổi?
Hoạt động 1
CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG (tự làm trong 10 phút)
1) Bạn đã biết gì về khái niệm “sự thay đổi”? Nếu có, hãy
viết ra (không quá 3 dòng).
2) Nêu 2 hoặc 3 vấn đề mà bạn cho rằng cán bộ, giáo viên
của trường bạn không hài lòng?
3) Nêu 2 hoặc 3 vấn đề mà bạn cho rằng học sinh của
trường bạn không hài lòng?
4) Nêu 2 hoặc 3 vấn đề mà bạn cho rằng phụ huynh, các
cơ quan ban ngành không hài lòng về trường bạn?
Hoạt động 1
CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG (tự làm trong 10 phút)
5) Bạn có thể chỉ ra 01 vấn đề “nóng nhất” mà bạn cho

rằng trường của bạn cần thay đổi trong thời gian
sớm nhất?
6) Bạn có dự định tiến hành thay đổi vấn đề “nóng” nói
trên? Nếu có, hãy viết ra 2 hoặc 3 cơ hội và rủi ro mà
bạn dự kiến sẽ gặp phải?
7) Hãy viết ra 2 hoặc 3 thuận lợi và khó khăn khi bạn dự
định tiến hành thay đổi vấn đề “nóng” nói trên?
8) Hãy viết ra 2 hoặc 3 phản ứng (phản kháng, đối phó)
có thể xảy ra khi bạn tiến hành thay đổi điểm “nóng”
nói trên?
Hoạt động 1
LÀM VIỆC NHÓM (10 phút)

Hãy chia sẻ, thảo luận phần trả lời của 8 câu hỏi với
người ngồi bên cạnh.

Cách làm: các thành viên trong nhóm luân phiên đọc
từng câu trả lời, thảo luận, làm rõ nếu cần, điều chỉnh
cho rõ nếu cần
NỘI DUNG CHI TIẾT
1. Một số vấn đề về sự thay đổi
2. Các bước triển khai sự thay đổi

Hoạch định sự thay đổi

Tổ chức thực hiện sự thay đổi

Củng cố sự thay đổi

Kiểm tra và đánh giá sự thay đổi


Khẳng định và tạo động lực, điều kiện tiếp theo cho sự thay đổi
3. Vai trò của người HT trong lãnh đạo sự thay
đổi
1. Một số vấn đề về sự thay đổi
1.1.Thay đổi là gì?
Thay đổi (Change) là quá trình vận động do ảnh hưởng,
tác động qua lại của sự vật, hiện tượng; là thuộc tính
chung của bất kì sự vật hiện tượng nào.

Thay đổi về xã hội: như thể chế chính trị, đường lối, chủ
trương, chính sách…

Thay đổi về kinh tế: nông nghiệp chuyển dịch sang công
nghiệp và dịch vụ, đổi mới phương tiện, công cụ, thay đổi
công nghệ…

Thay đổi về khoa học – công nghệ: vi tính, công nghệ thông
tin…

Thay đổi về giáo dục: chương trình, sách giáo khoa, phương
pháp, phương tiện…
KHÔNG CÓ GÌ
TỒN TẠI VĨNH VIỄN, TRỪ SỰ
THAY ĐỔI
Heraclitus
Thay đổi được hiểu ở các mức độ khác nhau

Cải tiến (Transform) là tăng lên hay giảm đi những yếu tố nào
đó của sự vật để cho phù hợp hơn; không phải là sự thay đổi

về bản chất.

Đổi mới (Innovation) là thay cái cũ bằng cái mới; làm nảy sinh
sự vật mới; còn được hiểu là cách tân; là sự thay đổi về bản
chất của sự vật.

Cải cách (Reform) là vất bỏ cái cũ, bất hợp lý của sự vật thành
cái mới có thể phù hợp với tình hình khách quan; là sự thay đổi
về bản chất nhưng toàn diện và triệt để hơn so với đổi mới.

Cách mạng (Revolution) là sự thay đổi trọng đại, biến đổi tận
gốc; là sự thay đổi căn bản.
1.2.Vì sao phải có sự thay đổi ? (trang 48-50)

Yêu cầu và mong muốn thay đổi

Đón nhận và phản kháng sự thay đổi

Nhận thấy tác dụng của thay đổi

Nhận thấy đặc trưng của sự thay đổi

Thay đổi là một quá trình tự nhiên

Nguyên nhân của sự thay đổi
1.3. Nhận biết sự thay đổi (trang 51-53)

Thay đổi từ bên trong và từ bên ngoài

Phản ứng với sự thay đổi của môi trường

kinh tế-xã hội và khoa học-công nghệ và các
yếu tố khác

Phân loại sự thay đổi

Thay đổi để phát triển

Kết hợp sự thay đổi
Có thể nói:

Điều duy nhất không thay đổi là sự thay đổi!

Thay đổi hay là chết!

Chấp nhận thay đổi tạo ra sự vững chắc,
phản đối thay đổi tạo ra sự hỗn loạn.
Có thể tự nói với chính mình:

Chúng ta sống trong một thế giới luôn đổi thay.
Chúng ta luôn phải đối mặt với những thay đổi trong
cuộc sống hàng ngày. Chúng ta luôn luôn tự hào khi
theo kịp những đổi thay của cuộc sống hiện đại, song
trên thực tế chúng ta về bản chất lại là những “kẻ
bảo thủ cố hữu” hơn chính những suy nghĩ của
mình.
Liệu mỗi chúng ta đều thừa nhận?

Thay đổi là điều tất yếu, là bản chất của mọi
mặt đời sống xã hội, do đó để tồn tại phải
biết cách thích ứng với những đổi thay.

Liệu mỗi chúng ta đều thừa nhận:

Thay đổi không đơn thuần là chướng ngại
vật nhất thời hay một vấn đề cần được giải
quyết ngay để có thể sớm quay lại với trạng
thái ban đầu. Trái lại, thay đổi diễn ra mọi
lúc, không một tổ chức nào có thể đứng yên
bỏ qua mọi sự thay đổi.
Liệu mỗi chúng ta đều nhận thấy:

Chúng ta đang sống trong giai đoạn lịch sử mà những
đổi thay về chính trị, pháp luật, kinh tế, xã hội diễn ra
nhanh chóng hơn bao giờ hết và chúng có tác động to
lớn đến cuộc sống thường nhật của tất cả mọi người.
Thật khó và không thể cưỡng lại được những thay đổi
đó, lại càng không thể lờ chúng đi. Vấn đề là có thể
và cần kiểm soát những thay đổi đó sao cho có hiệu
quả nhất và tìm kiếm những nguồn lợi từ bối cảnh do
những thay đổi đó tạo ra.

×