Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Ôn tập quy luật di truyền menđen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.3 KB, 2 trang )

Ôn tập quy luật di truyền Menđen
1. Đối tượng nghiên cứu của di truyền học là:
A. Các quy luật di truyền
B. Vật chất di truyền
C. Axit nucleic, NST, tính trạng
D. Bản chất của hiện tượng di truyền, biến di
2. Cặp tính trạng tương phản là:
A. hai tính trạng có kiểu hình trái ngược nhau
B. Hai trạng thái khác nhau của cùng một gen biểu hiện thành hai tính trạng trái ngược nhau.
C. Những biểu hiện của kiểu gen thành kiểu hình
D. Hai trạng thái khác nhau của một tính trạng nhưng biểu hiện trái ngược nhau.
3. Ví dụ nào sau đây, là biểu hiện của cặp tính trạng tương phản?
A. Thân ngắn, cánh dài
B. Thân đen, cánh cụt
C. Hạt xanh, hoa đo
D. Thân cao, thân thấp.
4. Phương pháp nghiên cứu của Menđen được gọi là:
A. Phương pháp lai khác dòng
B. Phương pháp lai phân tích
C. Phương pháp thống kê sinh học
D. Phương pháp phân tích cơ thể lai.
5. Phương pháp phân tích cơ thể lai có nghĩa là:
A. lai cơ thể có kiểu hình cần kiểm tra với cơ thể mang kiểu hình lặn
B. Cho các cây tự thụ phấn liên tiếp qua nhiều thế hệ tới khi tính trạng được biểu hiện ra ngoài đồng
nhất, ổn đinh qua các thế hệ.
C. Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc một vài cặp tính trạng tương phản rồi phân
tích kết quả thu được bằng toán thống kê để tìm quy luật di truyền tính trạng của bố mẹ ở đời con.
D. Lai thuận nghich thay đổi vai trò làm bố mẹ để kiểm tra sự di truyền các tính trạng.
6. Men đen đã tạo ra các cây đậu Hà lan thuần chủng bằng pp nào?
A. Tạp giao giữa các cây đậu có kiểu hình trội
B. Lai cơ thể có kiểu hình trội với cơ thể mang kiểu hình lặn.


C. Lai các cây đậu có một cặp tính trạng tương phản và dùng toán thống kê để kiểm tra sự di truyền các
tính trạng ở thế hệ sau.
D. Cho các cây tự thụ phấn liên tiếp qua nhiều thế hệ tới khi tính trạng được biểu hiện ra ngoài đồng
nhất, ổn đinh qua các thế hệ.
7. Điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li của Menđen là gì?
A. Bố mẹ phải thuần chủng khác nhau bởi một cặp tính trạng tương phản.
B. Các cá thể phải có khả năng sống sót như nhau.
C. Một gen quy đinh 1 tính trạng và sự trội lặn phải hoàn toàn.
D. Tất cả đều đúng.
8. Để xác đinh một cơ thể mang kiểu hình trội là đồng hợp hay di hợp, ta sử dụng pp nào?
A. Phân tích cơ thể lai
B. Tự thụ phấn
C. Lai phân tích
D. Gây đột biến
9. Nhận đinh nào về quy luật Menđen là không chính xác?
A. F1 có kiểu hình trội do alen trội át hoàn toàn alen lặn trong sự biểu hiện ở kiểu hình.
B. Hiện tượng đồng tính ở F1 là do alen trội và lặn hòa lẫn vào nhau.
C. Sự phân li và tổ hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử mang alen lặn và alen trội trong giảm phân và
thụ tinh đã tạo nên tỉ lệ kiểu hình 3 trội: 1 lặn ở F2.
D. Tính trạng lặn được biểu hiện ở trạng thái đồng hợp lặn.
10. Cơ sở tế bào học của quy luật không phân li là:
A. Sự tiếp hợp và trao đổi chéo của các NSt trong quá trình giảm phân
B. Sự phân li ngẫu nhiên của cặp NST tương đồng trong nguyên phân và sự tổ hợp tự do của chúng
trong thụ tinh.
C. Sự phân li ngẫu nhiên của cặp NST tương đồng mang gen trong giảm phân và sự tổ hợp tự do của
chúng trong thụ tinh.
D. Sự tổ hợp tự do của các giao tử mang gen trong thụ tinh.
11. Ở đậu Hà Lan, gen A quy đinh hạt vàng, a qđ hạt xanh, B qđ hạt trơn, b qđ hạt nhăn. Hai cặp gen
này di truyền hoàn toàn độc lập với nhau. Kiểu gen của bố mẹ sẽ ntn nếu kq cho 75% vàng , trơn: 25%
vàng, nhăn?



A. AABb x AaBB
B. AABb x Aabb
C. aaBB x AaBB
D. AaBb x AaBb
12. Khi lai hai thứ đậu hà lan thuần chủng hạt vàng trơn và xanh nhăn, ở F1 thu được toàn kiểu hình
vàng, trơn. Cho F1 tự thụ phấn, ở F2 kiểu gen AABB chiếm tỉ lệ bao nhiêu, biết rằng mỗi tính trạng do 1
cặp gen quy đinh, các gen trội là trội hoàn toàn.
A. ½
B. ¼
C. 1/16
D. 1/32

13. Xét QT gồm 1000 cá thể, trong đó có 500 cá thể có KG AA, 200 cá thể có KG Aa, số còn lại có kiểu
gen aa . Gọi tần số alen A là p, alen a là q. Hãy tính p và q
A. p= 0.6 và q= 0.4
B. p= 0.4 và q = 0.6
C. p = 0.5 và q = 0.5
D. p = 0.8 và
q = 0.2
14. Xét QT gồm 1000 cá thể, trong đó có 500 cá thể có KG AA, 300 cá thể có KG Aa, số còn lại có kiểu
gen aa . Tần số kiểu gen AA: Aa: aa của quần thể tương ứng là:
A. 0.5: 0.3: 0.2
B. 0.6: 0.3: 0.1
C. 0.4: 0.4: 0.2
D. 0.8: 0.1: 0.1
15. Một quần thể có cấu trúc di truyền là 0,7 AA : 0,2 Aa : 0,1 aa
Tần số các alen A (p), a (q)của quần thể là:
A. p= 0.5; q = 0.5

B. p = 0.6; q = 0.4 C. p= 0.8 và q= 0.2 D. p= 0.7; q = 0.3
16. Một quần thể sóc gồm 1050 sóc lông nâu đồng hợp tử, 150 sóc lông nâu di hợp tử và 300 sóc lông
trắng.
Biết tính trạng màu lông do một gen gồm hai alen quy đinh. (A: lông nâu; a: lông trắng). Tần số các kiểu
gen
AA: Aa: aa trong quần thể lần lượt là:
A. 0.6: 0.4: 0.1
B. 0.7: 0.1: 0.2
C. 0.5: 0.3: 0.2
D. 0.4: 0.2 : 0.1
17. Một quần thể sóc gồm 1050 sóc lông nâu đồng hợp tử, 150 sóc lông nâu di hợp tử và 300 sóc lông
trắng. Biết tính trạng màu lông do một gen gồm hai alen quy đinh. (A: lông nâu; a: lông trắng). Tần số
alen A và a của gen lần lượt là:
A. 0.65: 0.35
B. 0.75: 0.35
C. 0.75: 0.25
D. 0.5: 0.5
18. Cho cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu: 31 AA: 11 aa. Sau 5 thể hệ tự phối thì quần thể có cấu
trúc di truyền như thế nào?
A. 31 AA: 11aa
B. 30 AA : 12 aa
C. 29 AA : 13 aa
D. 28 AA : 14 aa.
19. Cho quần thể có cấu trúc di truyền ban đầu là: 0.1 AA + 0.8 Aa + 0.1 aa = 1. Sau 3 thế hệ tự phối thì
quần thể có cấu trúc di truyền như thế nào?
A. 0.45 AA + 0.1 Aa + 0.45 aa = 1
B. 0.64 AA + 0.32 Aa + 0.04 aa = 1
C. 0.2 AA + 0.6 Aa + 0.2 aa = 1
D. 0.3 AA + 0.4 Aa + 0.3 aa = 1
20. Số thể di hợp ngày càng giảm, thể đồng hợp ngày càng tăng biểu hiện nhanh nhất ở:

A. quần thể giao phối gần
B. Quần thể giao phối có lựa chọn
C. quần thể ngẫu phối
D. Quần thể tự phối
21. Một quần thể Aa: 100%. Tỉ lệ mỗi thể đồng hợp tạo ra ở mỗi QT sau 5 thế hệ tự phối.
A. AA= aa = 50%

B. AA = aa= 48%

C. AA = aa= 45%

D. AA = aa= 81%



×