Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

Báo cáo thảo luận: Tìm hiểu các loại chứng từ trong thanh toán quốc tế và cho ví dụ minh họa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 46 trang )

Nhóm 4 – 1607BKSC2411

Môn: Thanh toán quốc tế và tài trợ XNK

LỜI MỞ ĐẦU
Một trong những chỉ số kinh tế của kinh tế vĩ mô mà mọi quốc gia đều quan tâm
là cán cân thương mại. Thương mại là yếu tố quan trọng tạo nên thành công trong
con đường đi lên phát triển của các nước đang phát triển đặc biệt là trong tình hình
hội nhập kinh tế thế giới toàn cầu ngày nay thì nó lạicàng chứng tỏ vai trò của mình.
Xuất nhập khẩu là một phần của thương mại, nó bao gồm nhiều vấn đề phức tạp bên
trong nữa. Nếu doanh nghiệp bạn muốn kinh doanh xuất hay nhập khẩu thì bạn cần
làm gì? Cần có nhiều số liệu và chứng từ thì mới được thông quan qua biên giới.
Vì vậy, xác định được tầm quan trọng của bộ chứng từ thanh toán quốc tế, nhóm
xin nghiên cứu về đề tài : “Tìm hiểu các loại chứng từ trong thanh toán quốc tế và
cho ví dụ minh họa” để hoàn thiện và xuất trình bộ chứng từ để phòng ngừa, hạn chế
những rủi ro trong thanh toán kông chỉ đối với các doanh ngiệp mà còn cả đối với tổ
chức ngân hàng - người trung gian giữa người mua và người bán.
Bài thảo luận của nhóm được trình bày theo kết cấu sau:
Chương I: Khái quát về bộ chứng từ trong thanh toán xuất thanh toán quốc
tế.
Chương II: Bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế.
Chương III: Tìm hiểu thực trạng bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập
khẩu ở việt nam hiện nay

MỤC LỤC

1


Nhóm 4 – 1607BKSC2411


Môn: Thanh toán quốc tế và tài trợ XNK

Chương I: Khái quát về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu
1.1. Khái niệm và phân loại bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế :
1.1.1 Một số khái niệm
* Phương thức thanh toán quốc tế
Phương thức thanh toán trong ngoại thương là toàn bộ quá trình xử lý kỹ thuật các
chứng từ thanh toán, tuân theo những điều kiện quy trình nhất định để người mua trả
tiền và nhận hàng, người bán giao hàng và nhận tiền thông qua hệ thống NHTM.
Phương thức thanh toán là điều kiện quan trọng, có tính tổng hợp nhất trong các
điều kiện thanh toán quốc tế và có mối quan hệ chặt chẽ với điều kiện vè thời gian
thanh toán.
Trong thanh toán quốc tế có nhiều phương thức thanh toán khác nhau có thể chia
thành 3 nhóm:

2


Nhóm 4 – 1607BKSC2411
a

Môn: Thanh toán quốc tế và tài trợ XNK

Các phương thức thanh toán không phụ thuộc vào chứng từ gửi hàng gồm: phương
thức chuyển tiền (Remittance), phương thức ghi sổ (Open Account), phương thức
nhờ thu trơn (Clean Collection).
Các phương thức này có đặc điểm chung là việc thanh toán không căn cứ vào chứng
từ gửi hàng mà chỉ dựa vào chứng từ như thư chuyển tiền, điện chuyển tiền, séc, hối

b


phiếu để tiến hành thanh toán.
Các phương thức thanh toán phụ thuộc vào chứng từ gửi hàng gồm các phương thức
sau: phương thức nhờ thu chứng từ (Documentary Collection), phương thức tín dụng
chứng từ (Documentary Credit), phương thức thư ủy thác mua (Authority to purchase
- A/P).
Các phương thức thanh toán này có đặc điểm chung là việc thanh toán không chỉ
dựa vào chứng từ tài chính mà còn dựa vào chứng từ gửi hàng. Chứng từ gửi hàng là

c

căn cứ không thể thiếu cần kiểm tra cần trọng trước khi trả tiền.
Các phương thức thanh toán dựa vào hàng hóa: thanh toán căn cứ vào hàng hóa để trả
tiền có phương thức thư đảm bảo trả tiền (Letter of Guarantee - L/G)
1.1.2 Chứng từ và phân loại chứng từ
Chứng từ thanh toán là phương tiện chuyển tải những điều kiện thanh toán, được
sử dụng làm căn cứ để thực hiện việc thanh toán hạch toán ghi sổ kế toán của các chủ
thể tham gia quá trình thanh toán. Trong thanh toán thương mại quốc tế, chứng từ
thanh toán thường gồm chứng từ thương mại (chứng từ gửi hàng) và chứng từ tài

a











chính (phương tiện thanh toán).
Chứng từ thương mại
Bộ chứng từ thương mại (Commercial Documents), hay chứng từ gửi hàng (shipping
Documents) thường gồm:
Hợp đồng ngoại thương (contrac for the International Sale of Goods)
Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
Vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải (Bill of Lading - B/L)
Bảo hiểm đơn (Insurance Policy)
Giấy chứng nhận phẩm chất (Certificate of quality)
Giấy khám định/kiểm nghiệm (test/Inspection Cerificate)
Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)
Giấy kê khai đóng gói (Packing List)
3


Nhóm 4 – 1607BKSC2411

Môn: Thanh toán quốc tế và tài trợ XNK



Xác nhận thông báo bằng ddienj đã giao hàng (Confirmatin cable Advice for



Shipment)
Các giấy tờ khác như: giấy chứng nhận kiểm dịch, giấy nhận trọng lượng, tờ khai hải

b


quan, v..v..v
Chứng từ tài chính
Chứng từ tài chính (financial documents) bao gồm các lệnh thu (hối phiếu), hoặc
lệnh chi (séc, lệnh chuyển tiền) do người hưởng lợi - nhà sản xuất, hoặc người trả tiền
- nhà nhập khẩu, hoặc ngân hàng phát hành; có thể tạo lập dưới hình thức chứng từ
giấy, chứng từ điện tử
Tùy thuộc phương thức thanh toán cụ thể mà có các yêu cầu về số bản và nội
dung cụ thể của các chứng từ tài chính có điểm khác nhau. Tuy nhiên, dù tồn tại với
tên gọi nào, nội dung mỗi chứng từ tài chính đều chứa đựng những yếu tố cơ bản như
tên, địa chỉ người trả tiền và người nhận tiền, số tiền trả, chữ ký và dấu của chủ tài
khoản, chữ ký của kế toán trưởng hay người thừa hành trực tiếp lập chứng từ…
1.2. Vai trò của bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu
1.2.1 Bộ chứng từ là cơ sở thanh toán giữa các bên trong hoạt động xuất nhập
khẩu.
Chứng từ có thể xác nhận người bán đã giao hàng đúng, đủ hàng hay chưa và
giao có đúng thời hạn hay không. Còn người mua thì căn cứ vào bộ chứng từ để nhận
hàng và tiến hành thanh toán. Trong trường hợp có sự xuất hiện của ngân hàng với tư
cách là người trung gian giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu- thì quan hệ giữa
các bên và ngân hàng cũng căn cứ vào bộ chứng từ. Thông qua bộ chứng từ, ngân
hàng có thể kiểm tra mức độ hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của người xuất khẩu và
trên cơ sở đó cũng xem xét người mua đã hoàn thành nghĩa vụ thanh toán tiền chưa.
Tuy nhiên, tùy từng phương thức thanh toán mà yêu cầu về bộ chứng từ cũng
khác nhau. Điều quan trọng là các chứng từ hợp lệ phải đươc lập đúng chỗ, đúng lúc;
và để đẩy nhanh việc giao hàng và thanh toán. Tùy từng điều kiện giao hàng mà
phương thức thanh toán cũng cần phải xác định cho phù hợp. Bộ chứng từ sẽ phát
huy tác dụng tốt nhất đối với các điều kiện cơ sở giao hàng như FOB, CIF, CFR…
4



Nhóm 4 – 1607BKSC2411

Môn: Thanh toán quốc tế và tài trợ XNK

1.2.2. Chứng từ có thể mua đi bán lại, cầm cố, thế chấp hoặc chiết khẩu tại ngân
hàng.
Thông thường thì người mua, hoặc người bán (người sản xuất) luôn cần tài
chính để thực hiện một thương vụ. Ví dụ, một người nhập khẩu(người mua) chỉ muốn
thánh toán hàng nhập sau khi bán được số hàng đó. Mặt khác, người xuất khẩu
( người bán) lại có nhu cầu về tài chính để mua nguyên vật liệu thô phục vụ cho sản
xuất hàng hóa mà anh ta bán. Xuất phát từ đặc điểm bộ chứng từ là căn cứ thanh toán
giữa các bên có thể coi chứng từ là đại diện hàng hóa. Thay vì hàng hóa, người ta có
thể buôn bán trao tay bộ chứng từ, hoặc có thể dùng nó làm vật cầm cố, thế chấp hay
chiết khấu tại ngân hàng.
Bộ chứng từ có thể mua đi bán lại nhằm chuyển giao quyền sở hữu đối với hàng
hóa. Trong trường hợp hàng hóa vẫn còn trên đường vận chuyển, nhưng người mua
lại tìm ngay được một đối tác để bán lại thì họ có thể chuyển giao ngay bộ chứng từ
cho bên thứ ba. Khi đó, người mua lại bộ chứng từ có thể dùng bộ chứng từ để nhận
hàng và vấn đề thanh toán sẽ được tiến hành giữa người bán và bên thứ ba này.
Bộ chứng từ hay hối phiếu có thể được dùng để cầm cố: người chủ bộ chứng từ
hay hối phiếu có thể mang chứng từ hay hối phiếu của mình đến ngân hàng hay một
tổ chức tín dụng để cầm cố cho một khoản vay nào đó tại ngân hàng đó. Ngân hàng
cầm cố có thể sử dụng hối phiếu hoặc bộ chứng từ nếu như người chủ hối phiếu
không thực hiện việc trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Khi áp dụng hình thức này,
người cầm cố hối phiếu phải ghi vào mặt sau của tờ hối phiếu.
Bộ chứng từ cũng có thể được sử dụng làm vật thế chấp để vay tín dụng. Trong
trường hợp nhà nhập khẩu phải thanh toán toàn bộ gửi hàng trong khi hàng lại chưa
cập bến, họ có thể yêu cầu ngân hàng ứng trước một khoản tín dụng. Sau khi giải
phóng hàng hóa và thu hồi vốn, nhà nhập khẩu sẽ hoàn trả tiền cho ngân hàng. Với
nghiệp vụ này, ngân hàng phải đương đâu với các rủi ro mất vốn cho vay, vì vậy

ngân hàng đòi hỏi phải có thế chấp cho các khoản ứng trước. Các chứng từ về quyền
sở hữu hàng hóa hay các giấy tờ theo lệnh đều có thể dùng làm vật thế chấp. Các
5


Nhóm 4 – 1607BKSC2411

Môn: Thanh toán quốc tế và tài trợ XNK

chứng từ này phải được lập dưới dạng có thể chuyển nhượng được ( ký hậu để trắng
hoặc ký hậu chuyển nhượng cho ngân hàng). Một khi các chứng từ trên không thể
chuyển nhượng được (ví dụ vận đơn đích danh) thì nhà nhập khẩu phải sử dụng hình
thức thế chấp khác.
Bộ chứng từ hay hối phiếu có thể được sử dụng để chiết khấu tại các ngân hàng.
Đối với chiết khấu bộ chứng từ có hai hình thức:
- Chiết khấu miễn truy đòi là hình thức chiết khấu theo đó nhà xuất khẩu bán hẳn
bộ chứng từ gửi hàng cho ngân hàng, nhận tiền và không còn trách nhiệm gì về việc
hoàn trả tiền. Hình thức triết khấu này bao hàm nhiều rủi ro đối với ngân hàng, do
vậy ngân hàng thường thu phí chiết khấu cao.
- Chiết khấu truy đòi: là hình thức nhà xuất khẩu bán bộ chứng từ kỳ hạn cho
ngân hàng để nhận tiền nhưng vẫn chịu trách nhiềm về bộ chứng từ gửi hàng trong
trường hợp ngân hàng không đòi được tiền nhà nhập khẩu. Mức phí trong trường hợp
này là thấp vì ngân hàng chịu ít rủi ro hơn.
Đối với chiết khấu hối phiếu: là hình thức ngân hàng mua lại hối phiếu chưa tới
hạn thanh toán của nhà xuất khẩu. Với nghiệp vụ này ngân hàng cung ứng một
khoản vốn cho nhà xuất khẩu để họ có điều kiện tiếp tục quá trình tái sản xuất. Nhà
nhập khẩu có ngay vốn thay vì phải chờ nhà nhập khẩu thanh toán. Còn ngân hàng có
lợi là thu được lãi suất chiết khấu.
1.2.3. Tạo điều kiện áp dụng được những thành tựu của khoa học công nghê hiện
đại vào việc sử dụng chứng từ.

Thương mại điện tử ngày nay là một giải pháp hữu hiệu nhất cho việc toàn cầu
hóa, là một trong những cơ hội lớn để phát triển nền kinh tế quốc gia cũng như toàn
cầu. Đặc biệt, những chuyển đổi quan trọng có tính quyết định để tham gia thương
mại điện tử là việc thiết lập một cơ sở hạ tầng về thanh toán điện tử. Để đạt được như
vậy các phương thức thanh toán quốc tế phải dựa trên cơ sở là bộ chứng từ thanh toán
chứ không phải là hàng hóa. Bộ chứng từ sẽ dần dần được chuyển từ hình thức bằng
giấy truyền thống sang hình thức mã hóa điện tử, và việc xuất trình bộ chứng từ sẽ trở

6


Nhóm 4 – 1607BKSC2411

Môn: Thanh toán quốc tế và tài trợ XNK

nên đơn gian thông qua hệ thống mạng máy tính cho bất kỳ ngân hàng nào. Vì vậy đã
tạo tiền đề cho phương thức kinh doanh qua mạng, thương mại điện tử phát triển.
1.3. Yêu cầu về việc tạo lập chứng từ trong thanh toán quốc tế
Như đã đề cập ở trên, công việc hết sức quan trong đối với các nhà xuất khẩu là
phải lập được bộ chứng từ phù hợp hợp đồng hoặc phương thức thanh toán áp dụng,
còn đối với các nhà nhập khẩu là kiểm tra được chứng từ trước khi thanh toán. Vì vậy
tìm hiểu về nội dung và tác dụng của các loại chứng từ là rất cần thiết đối với cả hai
bên trong quan hệ buôn bán xuất nhập khẩu. Thông thường, yêu cầu đối với bộ chứng
từ thanh toán như loại chứng từ, số lượng từng loại, yêu cầu tạo lập đối với từng loại
chứng từ, cơ quan lập chứng từ…là do hợp đồng mua bán ngoại thương và các
phương thức thanh toán của hợp đồng quy định. Trong các phương thức thanh toán
sử dụng phổ biến hiện nay, phương thức tín dụng chứng từ (L/C) là phương thức
thanh toán quy định cụ thể, chi tiết và chặt chẽ nhất đối với việc tạo lập chứng từ.
Thông thường, nhà xuất khẩu muốn lấy tiền trong thanh toán bằng L/C thì phải
-


xuất trình một bộ chứng từ thanh toán đạt 5 tiêu chuẩn sau:
Đầy đủ chứng từ: Tùy vào từng loại L/C mà yêu cầu từng loại chứng từ và số lượng

-

từng loại phải nộp cho ngân hàng khi thanh toán.
Hoàn chỉnh về mặt hình thức bề ngoài của bộ chứng từ xuất trình : bộ chứng từ phải
hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu nêu trong L/C từ mô tả đặc điểm của hàng hóa đến

-

chất lương, phương tiện vận tải,giao nhận..
Sự nghiêm ngặt về nội dung chứng từ: Vì ngân hàng thanh toán cho người xuất khẩu
dựa vào bộ chứng từ chứ không dựa vào hàng hóa, nên ngân hàng giám sát rất chặt
chẽ nội dung của từng oại chứng từ có phù hợp với yêu cầu của L/C hay không,
thậm chí ngân hàng gây khó khăn trong thanh toán trong trường hợp nhà xuất khẩu

-

có những sai sót nhỏ trong bộ chứng từ.
Các chứng từ phải không có mâu thuẫn nhau: Ví dụ, mô tả hàng hóa trong hóa đơn
phải giống tong vận đơn và phải súng quy định của L/C, số lượng hàng hó ghi trong
các chứng từ phải thống nhất v à đúng quy định của L/C…

7


Nhóm 4 – 1607BKSC2411
-


Môn: Thanh toán quốc tế và tài trợ XNK

Xuất trình chứng từ phải dúng thời gian quy định của L/C : Nếu trong L/C không quy
định thời gian xuất trình bộ chứng từ, điều 43UCP-DC quy định: các Ngân hàng sẽ
không chấp nhận các bộ chứng từ xuất trình cho Ngân hàng sau 21 ngày kể từ ngày
giao hàng. Vì vậy, trong mọi trường hợp, các chứng từ không được xuất trình sau
khi hết thời hạn có hiệu lực của L/C.

CHƯƠNG II: Bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế.
2.1 CHỨNG TỪ THƯƠNG MẠI
2.1.1 Hợp đồng ngoại thương (Sale contract).
Là sự thoả thuận bằng văn bản giữa hai bên mua và bán có trụ sở kinh doanh ở
các nước khác nhau hoặc có quốc tịch khác nhau, theo đó bên bán có nghĩa vụ
chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá cho bên mua còn bên mua có nghĩa vụ trả tiền và
nhận hàng.
Thông thường một hợp đồng ngoại thương gồm có 2 phần:
- Phần mở đầu gồm các thông tin: Số và kí hiệu hợp đồng, tên hợp đồng, những
căn cứ xác lập hợp đồng, địa điểm và ngày tháng năm kí hợp đồng, tên người mua và
người bán, địa chỉ, điện thoại, email, fax của các bên mua bán, số hiệu tài khoản mở
tại ngân hàng,…
- Phần các điều khoản của hợp đồng thường gồm:
+ Mô tả hàng hoá ( description of goods)
+ Số lượng hoặc trọng lượng hàng hoá (quality/weight).
+ Phẩm chất và quy cách hàng hoá
+ Điều khoản về bao bì và kí mã hiệu.
+ Điều khoản về giá.
+ Dẫn chiếu áp dụng điều kiện thương mại quốc tế (Incoterms) số…
+ Điều kiện giao hàng
+ Điều kiện thanh toán

+ Điều kiện bảo hành
+ Điều kiện khiếu nại
+ Điều kiện về các tình huống bất khả kháng
+ Điều kiện về trọng tài.

8


Nhóm 4 – 1607BKSC2411

Môn: Thanh toán quốc tế và tài trợ XNK

9


Nhóm 4 – 1607BKSC2411

Môn: Thanh toán quốc tế và tài trợ XNK

2.1.2 Hoá đơn thương mại (Commercial in voice).
Là một chứng từ quan trọng trong ngoại thương và bộ hồ sơ hải quan, là chứng từ
cơ bản do người bán lập yêu cầu người mua trả tiền theo hàng ghi trên Hoá đơn. Có
tác dụng thay cho hối phiếu, khai hải quan, trong một số trường hợp có tác dụng thế
chấp vay ngân hàng, kê khai chi tiết về hàng hoá và thông báo kết quả giao hàng

-

( bản sao ).
Hoá đơn thương mại sẽ gồm có một số nội dung sau :
1. Tên người xuất khẩu.

2. Tên Người Nhập khẩu.
3. Số hóa đơn, Ngày hóa đơn
4. Tên hàng.
5. Số lượng. Chất lượng.
6. Đơn giá.
7. Tổng tiền.
8. Phương thức vận chuyển.
9. Phương thức thanh toán. Thời hạn thanh toán.
10. Xuất xứ
Một số tiêu thức khác.
Nội dung theo yêu cầu UCP600:
Người lập hóa đơn phải là người bán ( nếu sử dụng phương thức nhờ thu, chuyển
tiền,…), thể hiện là người hưởng thụ ghi trên L/C nếu như sử dụng phương thức tín

-

dụng chứng từ.
Được lập cho người mua hoặc là người mở thư tín dụng.
Hóa đơn ghi đúng tên người bán, người mua ghi trong hợp đồng hoặc trong L/C.
Hóa đơn thương mại không cần phải ký, nếu hóa đơn có chữ ký thì phải được quy

-

định rõ trong L/C.
Việc mô tả hàng hóa, dịch vụ hay các giao dịch khác trong hóa đơn phải phù hợp với
mô tả hàng hóa trong L/C hoặc trong hợp đồng về số lượng, ký hiệu, giá cả, quy

-

cách, chủng loại.

Nếu trong L/C đề cập đến giấy phép nhập khẩu, đơn đặt hàng của người mua và
những chú ý khác thì những chi tiết này phải ghi trong hóa đơn.
Các chi tiết của hóa đơn không mâu thuẫn với các chứng từ khác
Nếu hàng hoá không thanh toán bằng L/C thì không nhất thiết phải áp dụng những
yêu cầu trên.
10


Nhóm 4 – 1607BKSC2411

Môn: Thanh toán quốc tế và tài trợ XNK

11


Nhóm 4 – 1607BKSC2411

Môn: Thanh toán quốc tế và tài trợ XNK

2.1.3. Vận tải đơn ( Bill of lading).
Vận đơn thường gồm có các nội dung: tên phương tiện vận tải và người vận tải,
người gửi hàng, nơi gửi hàng, dỡ hàng, tên người nhận hàng, hoặc ghi theo lệnh, hoặc
không ghi rõ người nhận hàng, ký mã hiệu hàng hoá, cước phí hoặc phụ phí phải trả
cho người vận tải, điều kiện thanh toán, thời gian và địa điểm cấp vận đơn, chữ ký
của người vân tải, cơ sở pháp lí của vận đơn, các điều khoản về trách nhiệm và miễn
trách nhiệm của người vận tải. Thông thường vận đơn là chứng từ được in sẵn và một
bộ vận đơn gồm nhiều bản, trong đó thường có ba bản gốc và nhiều bản sao. Bản gốc
có thể lưu thông ( chuyển nhượng) được cũng có thể không lưu thông được . Những
vận đơn gốc mà trên đó quy định hàng hoá được giao theo lệnh hay vô danh là những
vận đơn vận chuyển được. Những vận đơn gốc quy định giao hàng đích danh thì

không chuyển nhượng được. Tất cả các bản sao của vận đơn đều không vận chuyển
được.
Trong thanh toán quốc tế người ta yêu cầu một vân đơn sạch. Điều này nói rằng:
vận đơn không được phép bao gồm những ghi chú về việc thiếu hàng cũng như
khiếm khuyết trong đóng gói. Nếu người chuyên chở phát hiện ra bất kỳ một sự thiếu
hụt hay sai sót nào nêu trên, anh ta phải ghi điều đó và vận đơn. Điều ghi chú sạch có
nghĩa là : một vận đơn không có những ghi chú bất lợi trên đó.
:

12


Nhóm 4 – 1607BKSC2411

Môn: Thanh toán quốc tế và tài trợ XNK

- Vận đơn hàng không :
13


Nhóm 4 – 1607BKSC2411

Môn: Thanh toán quốc tế và tài trợ XNK

- vận đơn đường sắt :
2.1.4. Bảo hiểm đơn ( Insurance Policy).
14


Nhóm 4 – 1607BKSC2411


Môn: Thanh toán quốc tế và tài trợ XNK

Bảo hiểm đơn và giấy chứng nhận bảo hiểm là chứng từ do cơ quan bảo hiểm cấp
cho người tham gia bảo hiểm nhằm hợp thức hoá hợp đồng bảo hiểm. Bảo hiểm đơn
được dùng để điều tiết quan hệ giữa người được bảo hiểm và tố chức bảo hiểm.
Trong mối quan hệ này, tổ chức bảo hiểm nhận bồi thường những tổn thất xảy ra mà
hai bên đã thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Người tham gia bảo hiểm nộp phí
bảo hiểm…

2.1.5. Giấy chứng nhận phẩm chất (certificate of quality ) :
Là một xác nhận đặc biệt của người sản xuất về tính hoàn hảo và phẩm chất của
hàng hoá đúng với thoả thuận trong hợp đồng mua bán.

15


Nhóm 4 – 1607BKSC2411

Môn: Thanh toán quốc tế và tài trợ XNK

16


Nhóm 4 – 1607BKSC2411

Môn: Thanh toán quốc tế và tài trợ XNK

2.1.6. Giấy giám định/ kiểm nghiệm ( Test/Inspection certificate ).
Chứng từ này nêu lên bằng chứng về sự kiểm nghiệm đã được thực hiện trước khi

gửi hàng. Việc kiểm nghiệm hầu hết đã được thực hiện thông qua một bên thứ ba- cơ
quan trung gian. Kết quả kiểm nghiệm được nêu trong giấy chứng nhận này.

17


Nhóm 4 – 1607BKSC2411

Môn: Thanh toán quốc tế và tài trợ XNK

2.1.7. Giấy chứng nhận xuất xứ (certificate of origin).
Chứng từ này nói lên hàng hoá đó xuất xứ từ nước nào, ví dụ: Nơi sản xuất, khai
thác, nuôi trồng… chứng từ này đặc biệt quan trọng đối với các cơ quan chức năng
của nước nhập khẩu như cơ quan hải quan để có thể kiểm tra việc tuân thủ những hạn
chế nhập khẩu nào đó đối với nước bánh hàng cũng như hàng hoá của nước đó.

18


Nhóm 4 – 1607BKSC2411

Môn: Thanh toán quốc tế và tài trợ XNK

19


Nhóm 4 – 1607BKSC2411

Môn: Thanh toán quốc tế và tài trợ XNK


2.1.8. Giấy kê khai đóng gói ( Packing list ).
Chứng từ này kê danh mục từng kiện hàng và nội dung bên trong của nó. Chứng
từ này được phát hành khi người bán gửi hàng hoá thông qua bộ phận giao hàng của
mình hoặc nhân viên bưu điện.

2.1.9. Một số chứng từ khác.
- Xác nhận thông báo bằng điện đã giao hàng, giấy chứng nhận kiểm dịch, giấy
chứng nhận trọng lượng, tờ khai hải quan…

20


Nhóm 4 – 1607BKSC2411

Môn: Thanh toán quốc tế và tài trợ XNK

21


Nhóm 4 – 1607BKSC2411

Môn: Thanh toán quốc tế và tài trợ XNK

22


Nhóm 4 – 1607BKSC2411

Môn: Thanh toán quốc tế và tài trợ XNK


23


Nhóm 4 – 1607BKSC2411

Môn: Thanh toán quốc tế và tài trợ XNK

2.2 CHỨNG TỪ TÀI CHÍNH
Chứng từ tài chính (financial documents) gồm các lệnh thu( như hối phiếu) hoặc
lệnh chi như séc, lệnh chuyển tiền do người hưởng lơi- nhà xuất khẩu, hoặc người trả
tiền- nhà nhập khẩu, hoặc ngân hàng phát hành, có thể tạo lập dưới hình thức chứng
từ giấy, hoặc chứng từ điện tử. Tùy theo phương thức thanh toán cụ thể về số bản và
nội dung cụ thể của các chứng từ tài chính có những điểm khác nhau.
2.2.1 Hối phiếu
“ Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện do một người ký phát cho
một người khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy phiếu, hoặc đến một ngày cụ thể
nhất định, hoặc đến một ngày có thể xác định trong tương lai, phải trả một số tiền
nhất định cho một người nào đó, hoặc theo lệnh của người này trả cho một người
khác, hoặc trả cho người cầm phiếu.”
Trong ngoại thương, hối phiếu được coi là một công cụ thanh toán quốc tế thông
dụng và một phương tiện tín dụng. Nó biểu hiện sự cam kết bằng văn bản giữa người

-

mắc nợ ( người nhập khẩu) và người chủ nợ( người xuất khẩu).
Hối phiếu thường bao gồm những nội dung sau:
Tiêu đề của hối phiếu
Số hiệu hối phiếu
Địa điểm kí phát hối phiếu
Ngày tháng năm kí phát hối phiếu

Mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện
Số tiền của hối phiếu
Thời hạn trả tiền của hối phiếu
Địa điểm trả tiền của hối phiếu
Người hưởng lợi
Tham chiếu chứng từ kém theo
Người trả tiền hối phiếu
Người ký phát hối phiếu
2.2.2. Séc
Séc là lệnh trả tiền bô điều kiện, do người chủ tài khoản tiền gửi ký phát, yêu cầu
ngan hàng trích tiền từ tài khaonr của mình để trả cho người có tên trên séc, hoặc trả
theo lệnh của người ấy,hoặc trả cho người cầm séc một số tiền nhất định, bằng tiền
mặt hay chuyển khoản
24


Nhóm 4 – 1607BKSC2411

Môn: Thanh toán quốc tế và tài trợ XNK

Séc được xem là phương tiên thanh toán khá phổ biến trên thế giới. Ở Việt Nam
trong quan hệ thanh toán quốc tế, séc ít khi được sử dụng. còn các nước áp dụng nhìn
chung đều theo những quy định có liên quan đến việc lưu thông séc trong công ước

-

Geneva 1931 (Conventions for Cheque 1931)
Theo công ước này nội dung của séc bao gồm các yếu tố
Tiêu để của séc
Số tiền ghi trên séc

Địa điểm, ngày tháng lập séc
Tên, địa chỉ của người yêu cầu trích tài khoản
Tài khoản được trích trả
Ngân hàng trả tiền
Tên, địa chỉ của người được hưởng số tiên ghi trên séc
Chữ ký, dấu( nếu có) của người phát hành séc
2.2.3 Kỳ phiếu
Kỳ phiếu (còn gọi là lệnh phiếu) là một cam kết trả tiền vô điều kiện do một người
(người mua hang trả châm, người nhập khẩu…) ký phát trao cho người khác (người
bán hàng trả châm, hoặc người xuất khẩu…) để cam kết rằng đến một thời hạn xác
định, hoặc đến một ngày có thể xác định trong tương lai sẽ trả một số tiền nhất định
cho người hưởng lợi ghi trên kỳ phiếu, hoặc theo lệnh của người này trả cho người
khác quy định trong kỳ phiếu.

-

-

Nội dung kỳ phiếu bao gồm:
Tiêu đề “ Kỳ phiếu”
Lời hứa vô điều kiện trả một số tiền nhất định
Thời hạn trả tiền
Địa điểm trả tiền
Người thụ hưởng
Ngày và nơi phát hành
Chữ kí của người phát hành
2.2.4 Lệnh chuyển tiền
Lệnh chuyển tiền là mệnh lệnh của chủ tài khoản gửi cho ngân hàng phục vụ để
yêu cầu ngân hàng trích tiền từ tài khoản của mình chuyển cho người hưởng lợi.
Nội dung của lệnh chuyển tiền:

Tên ngân hàng chuyển tiền
Tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản của người ra lệnh chuyển tiền
25


×