Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tại xã sam mứn huyện điện biên tỉnh điện biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.75 MB, 70 trang )

1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----

-----

NGUYỄN THỊ HIỀN

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG
NGHIỆP TẠI XÓ SAM MỨN, HUYỆN ĐIỆN BIÊN, TỈNH
ĐIỆN BIÊN

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý đất đai

Khoa

: Quản lý Tài nguyên

Khóa học

: 2013 – 2015



Giảng viên hướng dẫn

: Th.S Nguyễn Quý Ly

Thái Nguyên, năm 2014


2

MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU ........................................................................... 1
I. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................. 7
II. Mục đích nghiên cứu ..................................................................... 8
III. Yêu cầu của đề tài ........................................................................ 8
IV. Khoa học và thực tiễn................................................................... 8
4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học .............................. 8
4.2. Ý nghĩa thực tiễn ......................................................................... 8
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................ 10
2.1. Cơ sở lý luận ............................................................................. 10
1.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trong và ngoài nước ................
1.2.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới .........................
2.2.2. Tình hình nghiên cứu đất và sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam............. 22
2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ......................................... 22
2.2.2.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam .................... 25
2.3. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên............... 29
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................... 32
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................. 32
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................. 32

3.2.1. Thời gian nghiên cứu .............................................................. 32
3.2.2.Địa điểm nghiên cứu ................................................................ 32
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................. 32
3.3.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của xã Sam Mứn năm 2013. ............ 32
3.3.2. Đánh giá thực trạng công tác sử dụng đất và hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp tại xã Sam Mứn giai đoạn 2011 - 2013. ......................... 32
3.3.3. Thuận lợi, khó khăn và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp trên địa bàn xã Sam Mứn. ............................................. 32
3.3.4. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp trong những năm tiếp theo.
....................................................................................................... 32
3.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................... 32
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................. 34


3

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ............................................ 34
4.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................. 34
4.1.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................... 34
4.1.1.2. Khí hậu ............................................................................... 35
4.1.1.3. Địa hình địa mạo ................................................................. 35
4.1.1.4. Thủy văn ............................................................................. 36
4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên .......................................................... 36
4.1.1.6. Tài nguyên nhân văn ............................................................ 38
4.1.1.7. Thực trạng môi trường ......................................................... 38
4.1.1.8. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên của xã .........................
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội........................................................ 40
4.1.2.1. Điều kiện kinh tế: ................................................................ 40
4.1.2.2. Cơ sở hạ tầng ...................................................................... 40
4.1.2.3. Điều kiện xã hội .................................................................. 46

4.1.2.4. Đánh giá chung về tình hình kinh tế - xã hội của xã ....... Error!
Bookmark not defined.
4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã ........................ 49
4.2.1. Sơ lược về công tác quản lý đất trên địa bàn xã........................ 49
4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn xã ..................................... 51
4.2.3. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp ........................
4.2.4. Hiện trạng sử dụng đất chưa sử dụng ..........................................
4.3. Đánh giá thực trạng công tác sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn
xã Sam Mứn .................................................................................... 54
4.3.1. Đánh giá hiện trạng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Sam Mứn .... 54
4.3.1.1. Hiện trạng ngành trồng trọt năm 2013......................................
3.3.1.2. Tình hình ngành chăn nuôi trên địa bàn xã giai đoạn 2011 – 2013 ............
4.3.2. Đánh giá thực trạng sử dụng đất lâm nghiệp ............................ 55
4.3.3. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nuôi trồng thủy sản ................ 56
4.3.4. Những tồn tại trong việc sử dụng đất ....................................... 57
4.4. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ............................................. 58
4.4.1. Hiệu quả kinh tế ..................................................................... 58
4.4.2. Hiệu quả xã hội. ..................................................................... 59
4.4.3. Hiệu quả môi trường ............................................................... 60


4

3.5. Thuận lợi, khó khăn và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp trên địa bàn xã .............................................................. 60
3.5.1. Thuận lợi: .............................................................................. 60
3.5.2. Khó khăn: .............................................................................. 61
3.5.3. Giải pháp ............................................................................... 62
3.6. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp trong những năm tiếp theo ............... 63
3.6.1. Sản xuất nông – lâm nghiệp .................................................... 64

3.6.2. Sản xuất ngành nghề, dịch vụ - giao thông, thủy lợi ................. 65
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................. 66
1. Kết luận ....................................................................................... 66
2. Đề nghị ........................................................................................ 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 69


5

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1: Diện tích đất lâm nghiệp năm 2013 của xã Sam mứn .............
Bảng 4.2: Tình hình dân số và lao động của xã Sam Mứn ............................ 46
Bảng 4.3: Hiện trạng sử dụng đất đai trên địa bàn xã 2013 ........................... 51
Bảng 4.4: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn xã năm 2013.............
Bảng 4.5: Hiện trạng sử dụng đất chưa sử dụng trên địa bàn xã năm 2013 .......
Bảng 4.6: Hiện trạng đất sản xuất nông nghiệp ............................................ 54
Bảng 4.7: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của xã năm 2013 .......................
Bảng 4.8: Tình hình ngành chăn nuôi trên địa bàn xã giai đoạn 2011 - 2013 ....
Bảng 4.9: Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn xã năm 2013 ...... 55
Bảng 4.10: Hiệu quả kinh tế của cây trồng hàng năm tính trên 1 ha ............. 59


6

DANH MỤC HÌNH
Hình 1: khu rừng của hộ gia đình ông Lò Văn Pánh đội 3 Sam Mứn ... 38
Hình 2:Lúa xuân trên địa bàn xã ..........................................................
Hình 3: Ao nuôi cá của 1 số hộ gia đình trong xã .................................... 57



3

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ............................................ 34
4.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................. 34
4.1.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................... 34
4.1.1.2. Khí hậu ............................................................................... 35
4.1.1.3. Địa hình địa mạo ................................................................. 35
4.1.1.4. Thủy văn ............................................................................. 36
4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên .......................................................... 36
4.1.1.6. Tài nguyên nhân văn ............................................................ 38
4.1.1.7. Thực trạng môi trường ......................................................... 38
4.1.1.8. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên của xã .........................
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội........................................................ 40
4.1.2.1. Điều kiện kinh tế: ................................................................ 40
4.1.2.2. Cơ sở hạ tầng ...................................................................... 40
4.1.2.3. Điều kiện xã hội .................................................................. 46
4.1.2.4. Đánh giá chung về tình hình kinh tế - xã hội của xã ....... Error!
Bookmark not defined.
4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã ........................ 49
4.2.1. Sơ lược về công tác quản lý đất trên địa bàn xã........................ 49
4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn xã ..................................... 51
4.2.3. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp ........................
4.2.4. Hiện trạng sử dụng đất chưa sử dụng ..........................................
4.3. Đánh giá thực trạng công tác sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn
xã Sam Mứn .................................................................................... 54
4.3.1. Đánh giá hiện trạng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Sam Mứn .... 54
4.3.1.1. Hiện trạng ngành trồng trọt năm 2013......................................
3.3.1.2. Tình hình ngành chăn nuôi trên địa bàn xã giai đoạn 2011 – 2013 ............
4.3.2. Đánh giá thực trạng sử dụng đất lâm nghiệp ............................ 55
4.3.3. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nuôi trồng thủy sản ................ 56

4.3.4. Những tồn tại trong việc sử dụng đất ....................................... 57
4.4. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ............................................. 58
4.4.1. Hiệu quả kinh tế ..................................................................... 58
4.4.2. Hiệu quả xã hội. ..................................................................... 59
4.4.3. Hiệu quả môi trường ............................................................... 60


8

Xuất phát từ thực tiễn, nhận thức sâu sắc được sự cần thiết của việc
đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp. Được sự nhất trí của Ban chủ
nhiệm khoa Quản lý tài nguyên, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Th.S
Nguyễn Quý Ly, tôi tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài: “ Đánh giá
hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tại xã Sam Mứn, huyện Điện Biên,
tỉnh Điện Biên’’.
II. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên
địa bàn xã Sam Mứn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
- Trên cơ sở đó chỉ ra được những mặt thuận lợi, khó khăn và đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của xã
những năm tiếp theo.
III. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá đúng, khách quan, khoa học và phù hợp với tình hình thực
tiễn tại địa phương
- Xác định được quỹ đất nông nghiệp hiện có trên địa bàn xã
- Phải thu thập số liệu một cách chính xác và tin cậy
- Các giải pháp đề xuất phải khoa học và có tính khả thi nhằm nâng
cao hiệu quả sử dụng đất.
- Định hướng phải phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.
IV. Khoa học và thực tiễn

4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Giúp cho sinh viên nắm chắc hơn những kiến thức đã học trong nhà
trường và học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong quá trình thực tập ở địa phương.
- Nắm được các quy định trong các văn bản pháp luật theo quy định của
nhà nước và của địa phương.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn


9

- Giúp cho chúng ta nắm bắt được những việc đã làm và chưa làm được
trong quá trình sử dụng đất để từ đó đưa ra những giải pháp sử dụng đất đạt
hiệu quả cao nhất phù hợp với điều kiện của địa phương.
- Giúp cho mọi người có thể hiểu rõ được hiện trạng sử dụng đất nông
nghiệp, tầm quan trọng của đất nông nghiệp trong sản xuất, và giúp cho mọi
người tìm ra phương thức sản xuất hợp lý nâng cao năng suất cây trồng.
- Đề tài đề xuất một số giải pháp giúp cho công tác quản lý và sử dụng
đất nông nghiệp được tốt hơn.


10

PHẦN 2:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái niêm về đất, đất nông nghiệp, độ phì của đất
- Khái niệm: đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mọi quốc gia, là tư
liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt của sản xuất nông nghiệp, là một trong những
yếu tố quan trọng nhất của môi trường sống và là địa bàn phân bố dân cư.
Đất nông nghiệp là đất được sử dụng chủ yếu vào sản xuất của các

ngành như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản hoặc sử dụng để
nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp. Ngoài tên gọi đất nông nghiệp, đất sử
dụng vào nông nghiệp còn được gọi là ruộng đất.
Khi nói đến đất nông nghiệp người ta nói đất sử dụng chủ yếu vào sản
xuất của các ngành nông nghiệp, bởi vì thế trên thực tế có trường hợp đất đai
được sử dụng vào những mục đích khác nhau của ngành. Trong trường hợp
đó, đất đai được sử dụng chủ yếu cho các mục đích hoạt động sản xuất nông
nghiệp mới coi là đất nông nghiệp, nếu không là các loại đất khác( tùy theo
việc sử dụng vào mục đích nào là chính)
Độ phì nhiêu của đất: độ phì nhiêu của đất là một thuộc tính tự nhiên
khách quan, là đặc tính tự nhiên không thể tách rời về khái niệm đất. Nó
quyết định đặc tính có khả năng tái tạo của đất. Nhờ đó, đất có thể tạo ra một
khối lượng nông sản phẩm lớn hơn khối lượng nông sản phẩm cần để nuôi
sống con người. Độ phì nhiêu của đất là đăc trưng cơ bản của đất, cho phép ta
phân biệt đất với đá và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá phân hạng đất.
Độ phì nhiêu của đất là khả năng của đất cung cấp cho cây trồng về
nước, thức ăn, khoáng và các yếu tố cần thiết khác để cây trồng sinh trưởng
và phát triển bình thường.
+ Độ phì nhiêu tự nhiên: độ phì nhiêu tự nhiên của đất được hình
thành dưới tác động của các yếu tố tự nhiên, chưa có tác động của con người.


11

Độ phì nhiêu tự nhiên phụ thuộc vào thành phần, tính chất của đá mẹ, khí hậu,
chế độ nước, không khí và nhiệt độ, vào những quá trình sinh lý học, hóa học
và sinh vật học để tạo thành và tích lũy các chất dinh dưỡng cho thực vật
thượng đẳng và hạ đẳng.
+ Độ phì nhiêu nhân tạo: độ phì nhiêu nhân tạo của đất là độ phì
nhiêu được tạo ra do tác động của con người, thông qua hoạt động sản xuất

tác động vào đất đai như cày xới, bón phân, cải tạo đất, thủy lợi tưới tiêu,
áp dụng các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp….nó phản ánh khả năng cải
tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đất đai. Độ phì nhiêu nhân tạo phụ
thuộc nhiều vào sự phát triển của lực lượng sản xuất, vào trình độ khao học
kỹ thuật và khả năng ứng dụng chúng vào việc khai thác sử dụng đất cũng
như quan hệ sản xuất xã hội
+ Độ phì nhiêu tiềm tàng: Độ phì nhiêu tiềm tàng là độ phì nhiêu tự
nhiên mà cây trồng tạm thời chưa sử dụng được. Trong độ phì nhiêu tự nhiên
có một phần tác dụng ngay đến cây trồng có một phần vì nhiều lí do khác
nhau mà chưa ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng.
+ Độ phì nhiêu kinh tế: Độ phì nhiêu kinh tế là độ phì nhiêu mang lại lợi ích
kinh tế cụ thể. Đây là cơ sở để đánh giá tính kinh tế của đất. Các nhân tố ảnh
hưởng đến độ phì nhiêu kinh tế: trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật, của
công nghệ và phương thức canh tác…
Khai thác độ phì nhiêu của đất là mục tiêu cơ bản trong quá trình sử
dụng đất. Người ta dựa vào độ phì nhiêu của đất để phân loại đất, định hạng
đất giúp cho con người sử dụng đất một cách có hiệu quả cả về mặt diện tích
bề mặt và khai thác tiềm năng. Hiệu quả đó được thể hiện ở việc sản xuất
ngày càng nhiều sản phẩm trên một đơn vị diện tích đất đai với chi phí thấp
nhất. Đồng thời, hiệu quả đó còn phải đảm bảo cải tạo, bồi dưỡng, nâng cao
độ phì của đất. Để làm được việc này cần phải:


4

3.5. Thuận lợi, khó khăn và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp trên địa bàn xã .............................................................. 60
3.5.1. Thuận lợi: .............................................................................. 60
3.5.2. Khó khăn: .............................................................................. 61
3.5.3. Giải pháp ............................................................................... 62

3.6. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp trong những năm tiếp theo ............... 63
3.6.1. Sản xuất nông – lâm nghiệp .................................................... 64
3.6.2. Sản xuất ngành nghề, dịch vụ - giao thông, thủy lợi ................. 65
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................. 66
1. Kết luận ....................................................................................... 66
2. Đề nghị ........................................................................................ 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 69


13

Đất đai giữ vai trò vô cùng quan trọng. Luật đất đai năm 1993 đã khẳng
định một vai trò to lớn như sau: “ Đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô
cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quạn trọng hàng đầu
của môi trường sống, là địa bàn phân bố của các khu dân cư, xây dựng các cơ
sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng…”.
Trong nông nghiệp, ruộng đất vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu
lao động. Ruộng đất là đối tượng lao động khi con người sử dụng công cụ sản
xuất tác động vào đất làm cho đất thay hình đổi dạng như cày bừa, đập đất,
lên luống…quá trình đó làm tăng chất lượng ruộng đất, tạo điều kiện thuận lợi
để tăng năng xuất cây trồng. Ruộng đất là tư liệu lao động khi con người sử
dụng công cụ sản xuất tác động lên đất, thông qua các thuộc tính lí học, hóa
học, sinh học và các thuộc tính khác của đất để tác động lên cây trồng. Sự kết
hợp của đối tượng lao động và tư liệu lao động đã làm cho ruộng đất trở thành
tư liệu sản xuất chủ yếu, tư liệu sản xuất đặc biệt, tư liệu sản xuất không thể
thay thế được.
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là sự sống của động thực
vật và con người trên trái đất, là điều kiện cần thiết để con người tồn tại và tái
sản xuất các thế hệ kế tiếp nhau của loài người.Bởi vậy, việc sử dụng đất đai
tiết kiệm có hiệu quả và bảo vệ bền vũng lâu dài nguồn tài nguyên quý giá

này là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, đặc biệt cần phải làm thế nào để sử dụng
nguồn tài nguyên này sao cho có hiệu quả cao nhất là nhiệm vụ của con người
chúng ta.
Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, một trong những yếu tố cơ bản
là sử dụng đất đai hợp lý và có hiệu quả.Chúng ta không ngừng tìm các giải
pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong nông nghiệp, bởi vì quá trình
kinh doanh nông nghiệp biểu hiện sự tác động của con người lên ruộng đất.
Ngược lại, việc sử dụng đất đai không hợp lý có thể làm giảm hoặc mất đi vai


14

trò ý nghĩa của lao động và các tư liệu sản xuất khác. Việc cao chất lượng
ruộng đất có ý nghĩa là nâng cao tính hiệu quả của sản xuất nông nghiệp.
Trong nông nghiệp, đặc biệt trong ngành trồng trọt, đất đai có vi trí hết
sức quan trọng. Ở đây, đất đai không chỉ là chỗ đứng, chỗ dựa của lao động
như các ngành khác mà còn cung cấp thức ăn cho cây trồng và thông qua sự
phát triển của trồng trọt tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi phát triển. Với ý
nghĩa đó trong nông nghiệp đất đai (ruộng đất) là tư liệu sản xuất chủ yếu và
đặc biệt, là cơ sở tự nhiên sản sinh ra của cải vật chất cho xã hội. Đúng như
Uyliam petis đã nói “ lao động là cha, đất là mẹ của mọi của cải vật chất”
2.1.2.2. Đặc điểm: khác với các tư liệu sản xuất khác, ruộng đất – tư liệu sản
xuất chủ yếu trong nông nghiệp có những đặc điểm sau:
- Ruộng đất vừa là sản phẩm của tự nhiên vừa là sản phẩm của lao động.
Đất đai vốn là sản phẩm của tự nhiên, chỉ từ khi con người tiến hành
khai phá đưa đất hoang hóa vào sử dụng để tạo ra sản phẩm cho con người thì
ruộng đất đã kết tinh lao động con người và đồng thời trở thành sản phẩm lao
động. Đặc điểm này đặt ra trong quá trình sử dụng, con người phải không
ngừng cải tạo và bồi dưỡng ruộng đất, làm cho đất ngày càng màu mỡ hơn
- Ruộng đất bị giới hạn về mặt không gian, nhưng sứ sản xuất của

ruộng đất là không có giới hạn.
Số lượng diện tích đất đai đưa vào sử dụng canh tác bị giới hạn bởi
không gian nhất định, bao gồm: giới hạn tuyệt đối và giới hạn tương đối. Diện
tích đất đai của toàn bộ hành tinh, của từng quốc gia, của từng địa phương là
con số hữu hạn, đó là giới hạn tuyệt đối của đất đai. Không phải tất cả diện
tích đất tự nhiên đều đưa vào canh tác được. tùy thuộc điều kiện đất đai, địa
hình và trình độ phát triển kinh tế của từng nước mà diện tích đất nông nghiệp
đưa vào canh tác chỉ chiếm một tỷ lệ % thích hợp nhất định. Đó là giới hạn
tương đối, giới hạn này nhỏ hơn nhiều so với tổng quỹ đất tự nhiên. Ở nước ta


15

tỷ lệ đất nông nghiệp năm 2000 chiếm trên 28,38% so với tổng diện tích tự
nhiên, khả năng tối đa đưa lên là 35%.
Vì thế cần phải biết quý trọng và sử dụng hợp lý ruộng đất, sử dụng
một cách tiết kiệm, hạn chế chuyển dịch ruộng đất sang mục đích khác.
Mặc dù bị giới hạn về mặt không gian nhưng sức sản xuất của ruộng
đất là không giới hạn, nghĩa là mỗi đơn vị diện tích đất đai nhờ tăng cường
đầu tư vốn, sức lao động, đưa khoa học và công nghệ mới vào sản xuất mà
sản phẩm đem lại trên một đơn vị diện tích ngày càng nhiều hơn.Đây là con
đường kinh doanh chủ yếu của nông nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng
tăng lên về nông sản phẩm cung cấp cho xã hội loài người.
- Ruộng đất có vị trí cố định và chất lượng không đồng đều
Các tư liệu sản xuất khác có thể di chuyển đến những nơi thiếu và cần
thiết, ngược lại ruộng đất – tư liệu sản xuất chủ yếu này có vi trí cố định gắn
liền với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế và điều kiện kinh tế của mỗi
vùng. Để kết hợp với ruộng đất, người lao động và các tư liệu sản xuất khác
phải tìm đến ruộng đất như thế nào là hợp lý và có hiệu quả. Muốn thế, một
mặt phải quy hoạch các khu vực canh tác, bố trí các trung tâm dịch vụ và

phâm bổ các điểm dân cư hợp lý. Mặt khác phải cải thiện điều kiện tự nhiên,
xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật và hệ thống kết cấu hạ tầng nhằm tạo điều
kiện để sử dụng đất có hiệu quả, nâng cao đời sống của nhân dân và từng
bước thay đổi bộ mặt nông thôn.
Ruộng đất có chất lượng không đồng đều giữa các khu vực và ngay trên
từng cánh đồng. Đó là kết quả, một mặt do quá trình hình thành đất, mặt khác
quan trọng hơn là do quá trình canh tác của con người. vì thế trong quá trình
sử dụng cần thiết phải cải tạo và bồi dưỡng đất, không ngừng nâng dần độ
đồng đều của ruộng đất ở từng cánh đồng, từng khu vực để đạt năng xuất cây
trồng cao.


16

- Ruộng đất – tư liệu sản xuất chủ yếu không bị hao mòn và đào
thải khỏi quá trình sản xuất, nếu sử dụng hợp lý thì ruộng đất có chất
lượng ngày cang tốt hơn.
Các tư liệu sản xuất khác sau một thời gian đều bị hao mòn hữu hình
hoặc hao mòn vô hình, cuối cùng sẽ bị đào thải khỏi quá trình sản xuất và
thay thế bằng tư liệu sản xuất mới, chất lượng cao hơn, giá rẻ hơn. Còn ruộng
đất tư liệu sản xuất chủ yếu không bị hao mòn, nếu sử dụng hợp lý, chất
lượng ruộng đất ngày càng tốt hơn, cho nhiều sản phẩm hơn trên một đơn vị
diện tích canh tác. Dĩ nhiên việc sử dụng ruộng đất có đúng đắn hay không là
tùy thuộc vào chính sách ruộng đất của nhà nước và các chính sách kinh tế
khác tùy thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và tiến bộ khoa
học – công nghệ của từng giai đoạn phát triển nhất định.
Từ những đặc điểm trên chúng ta càng thấy rõ vai trò quan trọng và có
tính chất quyết định đến sản xuất nông nghiệp của đất đai. Nắm chắc được
chất lượng đất, đầu tư thâm canh cải tạo đất, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên
đất nhằm tăng năng xuất cây trồng là điều kiện để giữ gìn, bảo vệ và phát

triển quỹ đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp như hôm nay.
2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố,
nhưng xem xét trên bình diện chung chúng chịu ảnh hưởng của các nhóm
nhân tố sau:
2.1.3.1. Nhân tố tự nhiên
Các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn tới năng xuất và sản lượng
cây trồng bởi vì nhóm nhân tố này có tác động trực tiếp và liên tục trong suốt
quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
Khi sử dụng đất đai ngoài bề mặt không gian cần chú ý đến việc thích
ứng với các điều kiện tự nhiên và quy luật sinh thái của đất cũng như các yếu
tố bao quanh mặt đất như nhiệt đọ, ánh sáng, không khí, lượng mưa, chế độ


5

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1: Diện tích đất lâm nghiệp năm 2013 của xã Sam mứn .............
Bảng 4.2: Tình hình dân số và lao động của xã Sam Mứn ............................ 46
Bảng 4.3: Hiện trạng sử dụng đất đai trên địa bàn xã 2013 ........................... 51
Bảng 4.4: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn xã năm 2013.............
Bảng 4.5: Hiện trạng sử dụng đất chưa sử dụng trên địa bàn xã năm 2013 .......
Bảng 4.6: Hiện trạng đất sản xuất nông nghiệp ............................................ 54
Bảng 4.7: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của xã năm 2013 .......................
Bảng 4.8: Tình hình ngành chăn nuôi trên địa bàn xã giai đoạn 2011 - 2013 ....
Bảng 4.9: Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn xã năm 2013 ...... 55
Bảng 4.10: Hiệu quả kinh tế của cây trồng hàng năm tính trên 1 ha ............. 59


18


phát triển kinh tế hàng hóa, cơ cấu kinh tế và phân bổ sản xuất, các điều kiện
về công nghiệp, thương nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, trình độ
quản lý và sử dụng lao động, sự phát triển của khao học kỹ thuật…
Nhóm nhân tố kinh tế xã hội thường có ý nghĩa quyết định, chỉ đạo tới
việc sử dụng đất đai. Thực vậy, phương hướng sử dụng đất đai được quyết
định bởi yêu cầu của xã hội và mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ nhất định.
Điều kiện tự nhiên đất đai cho phép xác định khả năng thích ứng về phương
thức sử dụng đất. còn sử dụng như thế nào được quyết định bởi sự năng động
của con người và các điều kiện kinh tế - xã hội, tính pháp lý, tính khả thi về
kinh tế, kỹ thuật và mức độ áp dụng khoa học kỹ thuật và quyết định bởi nhu
cầu của thị trường.
Các chính sách của nhà nước đều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp
đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các nông hộ. trong thời gian qua đã có
những chính sách của Nhà nước có tác động mạnh đến sản xuất nông nghiệp
như: chính sách đất đai, chính sách đầu tư, tín dụng, chính sách đổi mới hoạt
động của các hợp tác xã nông nghiệp…Với các chính sách đưa ra Nhà nước
đã thúc đẩy sự phát triển của kinh tế nông nghiệp, nông thôn đồng thời đây
cũng là nhân tố cần thiết để đảm bảo an toàn lương thực và phát triển xã hội.
Biểu hiện của nhân tố kinh tế là mức đầu tư vật chất cho sản xuất
nông nghiệp. Đây là chi phí vật chất trực tiếp trong quá trình sản xuất, nó
có thể coi là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng
cây trồng. Việc đầu tư hợp lý sẽ cho năng suất cây trồng cao và ngược lại,
nếu đầu tư không hợp lý và không đúng quy trình sẽ làm cho năng suất cây
trồng giảm và hiệu quả sản xuất cũng giảm. Các yếu tố kinh tế ảnh hưởng
đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp bao gồm: giống, vật tư, phân bón, bảo
vệ thực vật, thủy lợi…
- Giống: là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp có tính quyết định đến năng suất
và chất lượng sản phẩm. Giống quy định năng suất, tiềm năng tối đa mà cây



19

trồng có thể đạt được. Mặt khác các giống khác nhau đòi hỏi quy trình sản
xuất khác nhau, do đó đòi hỏi các nhà sản xuất phải lựa chọn giống phù hợp
với điều kiện sản xuất của vùng, của đơn vị sản xuất.
- Phân bón: là yếu tố tác động trực tiếp đến năng suất và chất lượng sản
phẩm, phẩm chất cây trồng. Để tăng năng suất và sản lượng cây trồng thì việc
bón phân đầy đủ, cân đối giữa các loại phân với nhau, đảm bảo bón phân
đúng thời gian, bón phân hợp lý sẽ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây
trồng vào các thời kỳ sinh trưởng và phát triển khác nhau, đồng thời góp phần
cải tạo và nâng cao độ phì nhiêu của đất
- Bảo vệ thực vật: sâu bệnh gây hại cây trồng luôn là vấn đề rất khó giải
quyết của các nông hộ. Sâu bệnh làm cho cây trồng chậm phát triển, năng suất
và phẩm chất, chất lượng sản phẩm kém. Nước ta có kiểu khí hậu nhiệt đới
gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều nên đây là điều kiện rất thuận lợi cho sâu bệnh
sinh trưởng và phát triển. Chính vì vậy việc áp dụng các biện pháp bảo vệ
thực vật để phòng trừ sâu bệnh là hết sức quan trọng đối với ngành sản xuất
nông nghiệp.
- Thủy lợi: Trong sản xuất nông nghiệp, nước là yếu tố quan trọng.
Không có nước thì cây trồng và vật nuôi không thể tồn tại và phát triển được.
Thiếu nước cây trồng, vật nuôi sẽ chậm phát triển, năng suất và chất lượng
nông sản kém, cây có thể ngừng sinh trưởng. Ngược lại nếu nước quá nhiều
cũng gây khó khăn cho cây trồng, vật nuôi trong quá trình phát triển, thậm chí
cây bị chết úng
2.1.3.3. Nhân tố lao động và kỹ thuật
Lao động với tư cách là chủ thể của quá trình sản xuất có khả năng
nhận thức quy luật khách quan. Chính vì vậy, lực lượng lao động sẽ thúc đẩy
quá trình sản xuất phát triển. song điều đó lại phụ thuộc rất lớn vào trình độ
lao động, trình độ học vấn, trình độ tay nghề của người lao động. Hiện nay

nông nghiệp có những bước phát triển cao về công nghệ sinh học, từ đó đòi


20

hỏi chủ thể lao động phải có khả năng nắm bắt nhanh chóng những thay đổi
đó và áp dụng có hiệu quả vào sản xuất nông nghiệp.
Ở Việt Nam lao động trong nông nghiệp chủ yếu là nông dân với trình
độ dân trí còn thấp, phương thức canh tác lạc hậu dẫn đến năng xuất thấp, đất
đai sử dụng không hợp lý và trở lên cằn cỗi, bào mòn, môi trường bị phá hủy
nghiêm trọng, hiệu quả kinh tế thấp, đe dọa đến sự phát triển bền vững của
nền nông nghiệp trong tương lai. Để có biện pháp quản lý sử dụng đất một
cách hiệu quả, tiết kiệm khao học và hợp lý cần phải bồi dưỡng và nâng cao
trình độ văn hóa, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người lao động.
- Kỹ thuật: đây là việc thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật và việc áp
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất nhằm nâng cao
năng suất, sản lượng và chất lượng nông sản. Việc thực hiện đúng, đủ các
biện pháp kỹ thuật là hết sức quan trọng và cần thiết. Các biện pháp kỹ thuật
mà các nông hộ hiện nay đang sử dụng là kỹ thuật làm đất, chăm sóc, gieo
trồng, thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch. Tùy theo tính chất của từng loại
đất, từng loại cây trồng, vật nuôi mà có các biện pháp sao cho phù hợp và
mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
2.1.3.4. Phương thức canh tác
Đây là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và sản lượng, chất
lượng cây trồng,vật nuôi. Phương thức canh tác bao gồm các biện pháp kỹ
thuật canh tác, những tác động của con người vào đất đai, cây trồng, vật nuôi
nhằm tạo nên sự hài hòa giữa các yếu tố của quá trình sản xuất để đạt hiệu
quả kinh tế cao. Bên cạnh đó tập quán canh tác cũng ảnh hưởng đến việc lựa
chọn các tác động kỹ thuật, lựa chọn giống cây trồng để có một phương
hướng canh tác khác nhau, đòi hỏi cần nắm vững các yêu cầu về biện pháp kỹ

thuật canh tác thì mới có hiệu quả đồng thời loại bỏ những phương thức, tập
quán canh tác lạc hậu không phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế thấp, có thể
gây ảnh hưởng xấu cho đất. vì vậy việc đổi mới phương thức canh tác, tăng


21

cường công tác khuyến nông giúp cho người dân thấy được tầm quan trọng
của việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất là một việc làm hết
sức cần thiết.
2.1.3.5. Nhân tố thị trường
Thị trường là một nhân tố vô cùng quan trọng của mọi ngành sản xuất
kinh doanh. Hiện nay cả thị trường đầu vào và đầu ra của sản xuất nông
nghiệp ngày càng được mở rộng và có tác động to lớn đến việc sản xuất hàng
hóa. Tuy nhiên phần lớn vẫn còn mang tính chất tự phát, thiếu tính định
hướng, ngẫu nhiên và thiếu sự vận hành đồng bộ. Điều này đã gây ra không ít
khó khăn, trở ngại, bất lợi cho nông dân và các doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Trên thị trường nhân tố giá có sự ảnh
hưởng rất lớn đến quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ nông
dân. Trên cơ sở giá cả và nhiều yếu tố khác người nông dân sẽ quyết định sản
xuất loại cây gì, chăn nuôi con gì với mức đầu tư cho sản xuất như thế nào để
đạt hiệu quả cao nhất.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Chủ trương đường lối về ruộng đất của Đảng và Pháp luật ruộng đất
của Nhà nước qua các thời kỳ
Ngày 08/01/1998 Hội Đồng Nhà Nước đã công bố Luật Đất đai đầu
tiên được Quốc Hội Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông
qua tại kì họp thứ 2 khóa VIII. Ngay từ lời nói đầu tiên Luật Đất đai đã khẳng
định “ Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc
biệt không thể thay thế được cho sản xuất nông nghiệp…”. Bộ Luật đất đai

đầu tiên ra đời là một bước tiến lớn trong việc thể chế hóa đường lối chính
sách của Đảng và Nhà Nước. Nó có ý nghĩa to lớn về kinh tế, xã hội và tính
pháp lý, thể hiện tinh thần đổi mới nhằm từng bước đưa công tác quản lý và
sử dụng đất vào kỷ cương pháp luật Nhà nước. Khuyến khích thu hút mọi tổ
chức cá nhân sử dụng đất an tâm đầu tư khai thác có hiệu quả tiềm năng đất


6

DANH MỤC HÌNH
Hình 1: khu rừng của hộ gia đình ông Lò Văn Pánh đội 3 Sam Mứn ... 38
Hình 2:Lúa xuân trên địa bàn xã ..........................................................
Hình 3: Ao nuôi cá của 1 số hộ gia đình trong xã .................................... 57


23

+ Công trình nghiên cứu “Đất Đông Dương” do E.Mcatagnol thực hiện
và ấn hành năm 1842 ở Việt Nam.
+ Công trình nghiên cứu đất ở miềm nam Việt Nam do Tkatchenco
thực hiện nhằm phát triển các đồn điền cao su ở Việt Nam.
Từ sau năm 1950, rất nhiều các nhà khoa học Việt Nam như: Tôn Thất
Chiểu, Vũ Ngọc Tuyên, Lê Duy Thước, Cao Liêm… và các nhà khoa học
nước ngoài như: V.M Filand, F.E Moorman cùng hợp tác nghiên cứu xây
dựng bản đồ thổ nhưỡng miền Bắc Việt Nam (tỷ lệ 1:1000.000), phân vùng
địa lý thổ nhưỡng miền Bắc Việt Nam, bản đồ đất tổng quát miền Nam Việt
Nam. Ngoài ra, còn có các nghiên cứu về tính chất lý, hóa học đất vùng đồng
bằng sông Cửu Long, các nghiên cứu về đất sét, đất phèn Việt Nam, bước đầu
đánh giá phân hạng đất khái quát toàn quốc, từng bước nghiên cứu và áp dụng
phương pháp đánh giá đất của FAO đưa ra. Trong nghiên cứu và đánh giá quy

hoạch sử dụng đất khai hoang ở Việt Nam (Bùi Quang Toản và nhóm nghiên
cứu năm 1985), phân loại khả năng của FAO đã được áp dụng trên cơ sở đánh
giá điều kiện tự nhiên, phân lớp thích nghi cho từng loại hình sử dụng đất.
- Năm 1993 Tổng cục địa chính đã xây dựng báo cáo đánh giá hiện
trạng sử dụng đất. nội dung của báo cáo này chủ yếu đề cập đến khả năng sản
xuất thông qua hệ thống thủy lợi. Bên cạnh đó Tổng cục địa chính đã thực
hiện từng bước việc xây dựng các mô hình thử nghiệm lập quy hoạch sử dụng
đất theo các cấp lãnh thổ hành chính khác nhau.
- Đánh giá đất đai và phân tích hệ thống canh tác phục vụ cho quy
hoạch sử dụng đất (Viện Quy Hoạch và thiết kế bộ Nông Nghiệp năm 1994).
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất ở nước ta theo quan điểm sinh thái và
phát triển lâu bền.
Theo thông báo của 49 tỉnh, thành phố, từ ngày 1/7/2004 đến nay, đã thu
hồi gần 750.000 ha đất ( hơn 80% là đất nông nghiệp) để thực hiện hơn 29.000
dự án đầu tư. Hiện nay có khoảng 50% diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi


24

nằm trong các vùng kinh tế trọng điểm là những khu vực đất đai màu mỡ sản
xuất 2 vụ lúa/năm. Nếu tính bình quân đầu người, đất canh tác ở nước ta vào
mức thấp nhất thế giới. Trong khi đó mỗi năm lại bị mất hàng chục nghìn ha
đất nông nghiệp. Ông Vũ Đăng Dũng ( Viện quy hoạch – thiết kế nông nghiệp
– Bộ NN & PTNT), hiện nay, các địa phương có điều kiện nên thành lập và xây
dụng các khu công nghiệp ở vùng đồi núi, đất nông nghiệp kém hiệu quả không
nên quy hoạch và thành lập các khu công nghiệp trên những vùng đất thuận lợi
về hạ tầng, đất nông nghiệp bằng phẳng. Quá trình đô thị hóa luôn đi liền với
thu hồi đất, giải phóng mặt bằng để xây dựng nhà ở và các công trình dịch vụ.
Cả nước đã thu hồi hơn 30.000 ha đất nông nghiệp để xây dựng các khu đô thị
mới, khu dân cư nông thôn. Một trong những vấn đề được quan tâm nhất hiện

nay chính là việc nhiều đại phương đã thu hồi đất nông nghiệp không đúng so
với chi tiêu được giao. Cũng theo bà Hoàng Thị Vân Anh, mặc dù đã thực hiện
thu hồi đất và giao đất, cho thuê đất ngoài thực địa, song trên thực tế tình trạng
dự án treo vẫn còn phổ biến ở hầu hết các địa phương.
Theo thống kê của Bộ NN &PTNT, trung bình mỗi ha đất nông nghiệp
thu hồi ảnh hưởng tới việc làm của trên 10 lao động nông thôn. Như vậy, việc
thu hồi đất nông nghiệp và đất ở trong giai đoạn từ năm 2001 – 2005 đã tác
động tới đời sống của 2,5 triệu người, gồm 628.000 hộ gia đình. Sau khi bị
thu hồi, có tới 53% số hộ bị giảm thu nhập so với trước, 13% số thu nhập
tăng. Tỷ lệ hộ có điều kiện sống hơn trước chỉ chiếm khoảng 29%. Đáng nói
là đất nông nghiệp hiện nay còn rất manh mún với 70 triệu thửa. Sự manh
mún trầm trọng hơn do hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất, sân
gôn…trên các cánh đồng sẽ phá vỡ hệ thống thủy lợi và gây ô nhiễm nặng tại
các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Đồng thời, nhiều diện tích đất lúa
gần các khu công nghiệp, khu chế xuất bị ảnh hưởng trực tiếp nước thải, khói
bụi, ánh sáng khiến sâu bệnh gia tăng, năng xuất giảm 15 – 30%. Theo tính
toán, mỗi héc ta dành cho xây dựng khu công nghiệp hoặc sân gôn thường


25

kéo theo khoảng 1 – 2ha đất liền không sử dụng được do ô nhiễm. Theo Bộ
NN & PTNT, giai đoạn 2009 – 2030, do 500 nghìn héc ta đất có khả năng bị
chuyển đổi sang mục đích khác sẽ gây áp lực đối với an ninh lương thực quốc
gia và nhu cầu xuất khẩu trong tương lai. Diện tích đất trồng lúa, tuy nhiên
diện tích này lại đang giảm một cách nhanh chóng. Trung bình mỗi năm,
người dân Việt Nam phải nhường 74.000 ha đất nông nghiệp để xây dựng các
công trình nhà ở, đo thị và khu công nghiệp.Tốc độ mất đất do quá trình đô thị
hóa và biến đổi khí hậu hiện nay là 1%.
Trong giai đoạn 2001-2005 các đề tài cấp bộ, các đề tài hợp tác quốc tế

Viện thổ nhưỡng – Nông hóa đã tập trung nghiên cứu, ứng dụng đem lại hiệu
quả cao. Viện đã nghiên cứu bổ xung hệ phân loại đất Việt Nam dựa trên hệ
phân loại đất tiên tiến trên thế giới: FAO –UNESCO, Soil Taxlomy….
2.2.2.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất đai của cả nước năm 2013
Loại đất

STT



Tổng diện tích tự nhiên

Diện tích Cơ cấu
(ha)

(%)

33095,10

100,00

1

Đất nông nghiệp

NNP

26280,50


79,41

1.1

Đất sản xuất nông nghiệp

SXN

10151,10

30,67

1.1.1

Đất trồng cây hàng năm

CHN

6401,30

19,34

1.1.1.1 Đất trồng lúa

CLN

4092,80

12,37


1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi

LNP

45,50

0,14

RSX

2263,00

6.83

1.1.2

Đất trồng cây hàng năm khác

1.1.3

Đất trồng cây lâu năm

3749,70

11,33

Đất lâm nghiệp

15373,10


46,45

1.1.3.1 Đất rừng sản xuất

7406,60

22,38

1.1.3.2 Đất rừng phòng hộ

5827,30

17,61


×