Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Sự nghiệp viết của nhà văn dương thị xuân quý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (640.38 KB, 114 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

LÃ THỊ HƢƠNG MAI

SỰ NGHIỆP VIẾT CỦA NHÀ VĂN
DƢƠNG THỊ XUÂN QUÝ

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60 22 34

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. PHONG LÊ

THÁI NGUYÊN, THÁNG 5 NĂM 2012

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




LỜI CẢM ƠN!
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Ngữ
văn trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, cùng các thầy, cô giáo đã tham gia
giảng dạy và hướng dẫn nghiên cứu khoa học cho lớp Cao học K18A- Văn học
Việt Nam; Đài TT-TH Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho em có cơ hội học tập
và nghiên cứu khoa học.
Đặc biệt, em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới GS Phong Lê Người thầy rất nghiêm khắc, tận tâm trong công việc đã truyền thụ nhiều kiến
thức quý báu cũng như kinh nghiệm nghiên cứu khoa học cho em trong suốt
quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.


Thái Nguyên ngày 26 tháng 05 năm 2012
Tác giả

Lã Thị Hƣơng Mai

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



i


LỜI CAM ĐOAN
Trong luận văn này, toàn bộ tài liệu tham khảo được đưa ra hoàn
toàn có cơ sở xác thực. Trước tôi chưa có công trình nghiên cứu nào cùng
đề tài này được công bố. Tôi xin đảm bảo luận văn này là kết quả nghiên
cứu khoa học của riêng tôi.
Thái Nguyên, ngày 26 tháng 05 năm 2012
Tác giả

Lã Thị Hƣơng Mai

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



ii


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài: ............................................................................................. 1
2.Mục đích và đối tượng nghiên cứu của đề tài.................................................... 2
3. Lịch sử vấn đề ................................................................................................... 3
4. Phạm vi tư liệu khảo sát .................................................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu: ................................................................................ 4
6. Đóng góp mới của luận văn .............................................................................. 4
7. Cấu trúc luận văn .............................................................................................. 4
Chƣơng 1: BỐI CẢNH XÃ HỘI VÀ ĐỜI SỐNG VĂN HỌC ........................ 5
1.1. Bối cảnh xã hội .............................................................................................. 5
1.1.1 Thời kỳ từ 1954 đến 1964 ............................................................................ 5
1.1.1.1.Miền Bắc xây dựng xã hội chủ nghĩa ...................................................... 5
1.1.1.2 Miền Nam chống chế độ Mĩ – Diệm và “chiến tranh cục bộ” ................. 7
1.1.2. Thời kỳ cả nước có chiến tranh (1965-1975) ............................................. 8
1.1.2.1.Miền Bắc chống chiến tranh phá hoại, vừa chiến đấu, vừa sản xuất và
làm nghĩa vụ hậu phương...................................................................................... 8
1.1.2.2. Miền Nam chiến đấu chống “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ (1965-1968) .......10
1.2. Đời sống văn học .........................................................................................13
1.2.1. Không khí văn học Việt Nam chống Mỹ cứu nước ..................................13
1.2.2. Sự phát triển của Văn học giải phóng Miền Nam ....................................17
1.3. Đôi nét về nhà văn Dương Thị Xuân Quý ...................................................19
1.3.1.Tiểu sử gia đình ........................................................................................19
1.3.2. Đôi nét về cuộc đời nhà văn .....................................................................20
1.3.3. Đôi nét về sự nghiệp sáng tác ...................................................................22
Chƣơng 2: BÚT KÝ VÀ TRUYỆN NGẮN ....................................................24
2. 1. Bút ký ..........................................................................................................24
2.1.1. Giới thuyết về bút ký ................................................................................24
2.1.2.Các vấn đề nổi bật đặt ra trong bút ký Dương Thị Xuân Quý ..................24
2.1.2.1. Vấn đề xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc .....................................25
2.1.2.2. Hiện thực chiến tranh .............................................................................35

2.2. Truyện ngắn .................................................................................................41
2.2.1.Giới thuyết về truyện ngắn ........................................................................41
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



iii


2.2.2.Các vấn đề đặt ra trong truyện ngắn của Dương Thị Xuân Quý ...............42
2.2.2.1. Vấn đề xác định “chỗ đứng” của người phụ nữ trong xã hội ................42
2.2.2.2. Xây dựng thành công hình tượng người phụ nữ Việt Nam anh hùng ...50
Chƣơng 3: NHẬT KÝ.......................................................................................57
3.1. Giới thuyết chung về nhật ký .......................................................................57
3.2. Nội dung Nhật ký Dương Thị Xuân Quý .........................................................58
3.2.1. Tư cách một nhà báo .................................................................................58
3.2.2. Tư cách một nhà văn .................................................................................62
3.2.3. Tư cách một người mẹ ..............................................................................68
3.2.4. Tư cách một người vợ ...............................................................................76
3.2.5. Tư cách một chiến sĩ .................................................................................80
3.3. Nhật ký của một thế hệ cùng hy sinh ở chiến trường ..................................88
3.3.1. Chu Cẩm Phong ........................................................................................88
3.3.2. Đặng Thùy Trâm .......................................................................................94
3.4. Giá trị kiểm chứng tính chân thực của đề tài chiến tranh trong văn học Việt
Nam .....................................................................................................................97
3.4.1 Cái đẹp có thật về chủ nghĩa anh hùng ......................................................97
3.4.2. Những sự thực về mặt trái của cuộc sống .................................................99
3.5. Ý nghĩa và giá trị của Nhật ký Dương Thị Xuân Quý...............................102
KẾT LUẬN ......................................................................................................104
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………….106


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



iv


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
1.1. Trong nền văn học Việt Nam hiện đại thời kỳ chống Mĩ cứu nước
Dương Thị Xuân Quý là người trực tiếp tham gia chiến đấu tại chiến trường
miền Nam. Dương Thị Xuân Quý cũng đồng thời hoàn thành nhiệm vụ của
một nhà văn xuất sắc tại Tạp chí Văn nghệ Trung Trung Bộ thuộc chiến
trường khu V.
Trẻ cả về tuổi đời và tuổi nghề, nhưng trong chị, ý thức về nghề cầm
bút luôn luôn được nhà văn trân trọng và coi đó là công việc của một “Thƣ ký
thời đại” để ghi lại những khoảnh khắc tuyệt vời nhất từ cuộc kháng chiến vĩ
đại của dân tộc. Vì vậy, mà đang trong thời kỳ nuôi con nhỏ (mới 16 tháng
tuổi) nhưng nhà văn đã sẵn sàng gạt nỗi buồn phải xa con gái bé bỏng, xung
phong lên đường vì nghĩa lớn, theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc. Bằng
tình yêu nước nồng nàn, nhà văn đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, đặc
biệt là nỗi nhớ con để làm tròn nhiệm vụ của một nhà văn chiến sĩ tại một
trong những chiến trường ác liệt nhất lúc bấy giờ.
1.2. Tình yêu nước gắn với tình yêu văn chương mãnh liệt là hai ngọn
nguồn thường trực trong trái tim của nhà văn. Dù ở chiến trường vẻn vẹn
chưa đầy một năm nhưng Dương Thị Xuân Quý đã để lại trong lòng bạn bè và
đồng nghiệp những ấn tượng cao đẹp về một nữ nhà văn với vóc dáng nhỏ bé
nhưng tràn đầy nhiệt huyết. Mà ngọn lửa nhiệt huyết ấy chính là niềm say mê
viết. Viết trong mọi hoàn cảnh. Viết ngay cả khi sức khỏe không được tốt.

Viết bằng cả niềm say mê như chưa bao giờ được cầm bút. Tuy thời gian
dành cho công việc sáng tác không nhiều, bởi hoàn cảnh khốc liệt của chiến
trường nhưng hễ có thời gian là nhà văn lại tranh thủ sáng tác. Là người trực
tiếp tham gia chiến đấu, được chứng kiến sự khốc liệt của chiến tranh, được
tận mắt thấy tinh thần chiến đấu anh dũng của đồng bào chiến sĩ miền Nam
cũng như tình thần hăng say dựng xây xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở miền Bắc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



1


nên nhà văn đã đưa những sự thật anh hùng ấy vào các sáng tác của mình.
Bản thân chị cũng thường xuyên lao đến những nơi “ tuyến lửa” ác liệt ấy để
lấy tư liệu sống cho các tác phẩm của mình.
1.3. Bằng sự nhạy cảm và ước muốn đưa thực tế của công cuộc xây
dựng XHCN ở miền Bắc và cuộc chiến chống quân thù xâm lược ở miền Nam
vào tác phẩm để phục vụ và cổ vũ cho sự nghiệp kháng chiến và kiến thiết tổ
quốc nên trong quá trình sáng tạo văn chương nhà văn đã xây dựng được
những hình ảnh rất đẹp, rất chân thực, có giá trị cổ vũ cao cho công cuộc
kháng chiến và kiến thiết đất nước. Những giá trị ấy cũng mang tính phát hiện
rất cao và mang giá trị nhân văn sâu sắc; ca ngợi và khẳng định giá trị tốt đẹp và
những phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam
Điều đặc biệt, Dương Thị Xuân Quý lại là nằm trong số rất ít nhà văn
nữ của cả nước (trong cả hai thời kỳ chống Pháp và Mỹ) có sự nghiệp viết đã
được đánh giá bởi Giải thưởng Nhà nước về văn học năm 2007 cho 2 tác
phẩm là Chỗ đứng và Hoa rừng.
Tuy có nhiều đóng góp cho nền văn học hiện đại Việt Nam như vậy
nhưng Dương Thị Xuân Quý chưa có nhiều người biết đến. Với mong muốn

góp một viên gạch nhỏ xây nên hình ảnh của một nữ nhà văn – chiến sĩ anh
hùng tới đông đảo bạn đọc và người yêu mến văn chương hiện đại, tôi đã mạnh
dạn tìm hiểu về nhà văn Dương Thị Xuân Quý để lựa chọn làm đề tài luận văn
Thạc sĩ của mình với mong muốn như một lời tri ân với một thế hệ những cây
bút trẻ đã hiến dâng cả tuổi trẻ, sức sống, sức viết cho chiến trường, góp phần
đem lại độc lập thống nhất cho nước nhà và đóng góp cho nền văn học hiện đại
Việt Nam những tác phẩm có giá trị.
2.Mục đích và đối tƣợng nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích:
Việc nghiên cứu sự nghiệp sáng tác của nhà văn Dương Thị Xuân Quý
có vai trò quan trọng trong việc đưa các sáng tác của nhà văn hòa nhập với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



2


đời sống văn học hiện đại. Từ đó tạo môi trường nghiên cứu một cách rộng rãi
sự nghiệp sáng tác của nhà văn, đồng thời ghi nhận những sáng tạo và đóng
góp của nhà văn trong nền văn học hiện đại Việt nam thế kỷ XX.
Ngoài ra, việc nghiên cứu về sự nghiệp sáng tác của nhà văn giúp ta
hiểu được giá trị chân thực của cuộc sống, chiến đấu của quân, dân hai miền
Nam, Bắc.
Từ việc hiểu về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn, chúng ta sẽ
thấy được những đóng góp của nhà văn đối với nền văn học hiện đại Việt
Nam cũng như đóng góp trong lĩnh vực tinh thần nhằm cổ vũ nhân dân ta
trong công cuộc kiến thiết và bảo vệ đất nước, chống giặc ngoại xâm.
2.2. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đề tài đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu về sự nghiệp sáng tác của nhà

văn Dương Thị Xuân Quý.
3. Lịch sử vấn đề
Vì là một nhà văn quá trình sáng tác còn ngắn, lại ra đi quá sớm khi
mới ở 28 tuổi, nên sự nghiệp và cuộc đời của nhà văn chưa được nhiều người
biết tới. Chính vì vậy mà cho đến nay chưa có nhiều công trình của cá nhân
hay tập thể nghiên cứu riêng về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn.
Sau khi hai tác phẩm của nhà văn là Chỗ đứng và Hoa rừng ra mắt thì
nhà văn mới được người đọc chú ý. Phần lớn số bài viết về Dương Thị Xuân
Quý đã được tập hợp in trong sáng tác: Dƣơng Thị Xuân Quý, Nhật ký và tác
phẩm do Nxb Hội Nhà Văn phát hành năm 2007 với các tác giả như: Nguyễn
Anh Tuấn, Bùi Minh Quốc, Nguyễn Thị Việt Nga, Thương Huyền, Nguyễn
Thế Khoa. Nguyên Ngọc cũng viết về Dương Thị Xuân Quý qua bài :Chiến
trƣờng những năm tháng ấy, sống và viết…Ngoài ra còn một số đơn vị, cơ
quan thông tin tuyên truyền cũng tổ chức lễ kỷ niệm, tổ chức các buổi nói
chuyện về Dương Thị Xuân Quý vào dịp kỷ niệm ngày mất của nhà văn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



3


4. Phạm vi tƣ liệu khảo sát
Một số tác phẩm nhật ký đã được xuất bản: nhật ký Chu Cẩm Phong,
Dương Thị Xuân Quý, Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc… Một số tác giả:
nhà văn Nguyên Ngọc, Nguyễn Thị Ngọc Tú, Nguyễn Thị Như Trang,
Nguyễn Thị Ngọc Hải…Các tác phẩm, bài viết viết về nhà Văn Dương Thị
Xuân Quý của nhà thơ Bùi Minh Quốc, các nhà văn, tác giả là bạn bè, đồng
nghiệp với nhà văn viết về nhà văn…

5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Phương pháp lịch sử
Phương pháp hệ thống
Phương pháp phân tích –tổng hợp
Phương pháp loại hình
Phương pháp so sánh đối chiếu
6. Đóng góp mới của luận văn
Nghiên cứu về nhà văn Dương Thị Xuân Quý luận văn mong muốn đề
xuất một nhận thức và đánh giá về một nữ nhà văn có nhiều đóng góp với nền
văn xuôi hiện đại còn chưa được nhiều người biết đến.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung của luận
văn được triển khai trong ba chương:
Chương I: Bôi cảnh xã hội và đời sống văn học
Chương II: Truyện ngắn và bút ký Dƣơng Thị Xuân Quý
Chương III: Nhật ký Dƣơng Thị Xuân Quý

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



4


Chƣơng 1

BỐI CẢNH XÃ HỘI VÀ ĐỜI SỐNG VĂN HỌC
1.1. Bối cảnh xã hội
1.1.1 Thời kỳ từ 1954 đến 1964
1.1.1.1.Miền Bắc xây dựng xã hội chủ nghĩa

Sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954, nước ta bị chia cắt làm 2 miền:
miền Bắc tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa, miền Nam tiếp tục cuộc kháng
chiến chống quân thù xâm lược và bè lũ tay sai.
Miền Bắc hoàn toàn giải phóng là một thắng lợi to lớn của cuộc kháng
chiến vĩ đại của dân tộc ta, nó tạo ra cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh để
tiến tới xây dựng một nước Việt Nam độc lập, thống nhất, dân chủ và hòa
bình. Với quyết tâm xây dựng miền Bắc phát triển tiến lên chủ nghĩa xã hội,
trở thành hậu phương lớn ra sức chi viện cho tiền tuyến, tiến tới giải phóng
hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước, nhân dân miền Bắc ra sức thi đua
trên tất cả các mặt. Với khẩu hiệu:“một ngƣời làm việc bằng hai”, trên tất cả
các lĩnh vực từ sản xuất nông nghiệp đến công nghiệp… nhân dân đều hăng
hái thực hiện với một quyết tâm rất cao. Giữa lúc kế hoạch ba năm cải tạo xã
hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế xã hội ở miền Bắc sắp hoàn thành và cách
mạng ở miền Nam đã tiến một bước nhảy vọt thì Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ III của Đảng được chính thức khai mạc tại Hà Nội từ ngày 5 đến ngày
10 tháng 9 năm 1960. Trong diễn văn khai mạc Đại hội Chủ tịch Hồ Chí
Minh nêu khái quát nhiệm vụ mới của cách mạng Việt Nam và nhấn mạnh:
“Đại hội lần này là Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu
tranh thống nhất nƣớc nhà” [6]. Đại hội đã thông qua phương hướng và
nhiệm vụ của Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Đồng thời xác định rõ nhiệm vụ
cách mạng XHCN ở miền Bắc là nhiệm vụ quyết định nhất đối với sự nghiệp
cách mạng của cả nước. Còn cuộc cách mạng ở miền Nam có ý nghĩa quyết
định trực tiếp để đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, giải phóng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



5



hoàn toàn miền Nam, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà, hoàn thành
nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nước.
Cách mạng XHCN ở miền Bắc là một quá trình cải biến cách mạng về
mọi mặt, nhằm đưa miền Bắc từ nền kinh tế chủ yếu dựa trên sản xuất cá thể
về tư liệu sản xuất thành nền kinh tế xã hội chủ nghĩa dựa trên sở hữu toàn
dân và sở hữu tập thể, từ chế độ sản xuất nhỏ tiến lên chế độ sản xuất lớn xã
hội chủ nghĩa, từ nền kinh tế phân tán lạc hậu trở thành một nền kinh tế cân
đối và hiện đại. Công nghiệp hóa XHCN là nhiệm vụ trọng tâm của thời kỳ
quá độ đi lên Chủ nghĩa Xã hội ở nước ta. Đó là con đường tất yếu để cải biến
nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu của đất nước.
Từ tinh thần của Đại hội, miền Bắc bước vào một thời kỳ mới - thời kỳ
lấy xây dựng chủ nghĩa xã hội làm trọng tâm. Một phong trào thi đua xây
dựng chủ nghĩa xã hội được dấy lên sôi nổi khắp miền Bắc: “Đại phong”
trong nông nghiệp, “Duyên hải” trong công nghiệp, “Ba nhất” trong quân đội,
“Thành công” trong thủ công nghiệp, “Bắc Lý” trong giáo dục…
Các phong trào trên đã trở thành khẩu hiệu tại tất cả các thôn, xóm, đơn
vị, nhà máy, nông trường…tạo ra một khí thế thi đua sôi nổi trên toàn miền
Bắc với “ngƣời ngƣời thi đua”, “ngành ngành thi đua” [6]…và không khí ấy
đã tạo thành một sức mạnh đoàn kết khổng lồ để kiến thiết đất nước và chiến
đấu chống giặc xâm lược.
Trước những chuyển biến tích cực và những kết quả to lớn mà nhân
dân miền Bắc thu được, Hồ Chủ Tịch đã triệu tập Hội nghị chính trị đặc biệt
vào tháng 7 năm 1966 để biểu thị quyết tâm của toàn thể dân tộc Việt Nam
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ miền Bắc XHCN, giải phóng miền Nam,
thống nhất đất nước.
Bằng những cố gắng vượt bậc theo lời kêu gọi của Người: “Mỗi ngƣời
chúng ta phải làm việc bằng hai để đền đáp lại cho đồng bào miền Nam ruột
thịt”[6]. Sau 10 năm hòa bình, nhân dân miền Bắc đã vượt qua mọi khó khăn,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




6


gian khổ, phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa
miền Bắc và kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, tạo sự chuyển biến trên nhiều mặt,
kinh tế, văn hóa, giáo dục … và thu được nhiều thành tựu to lớn. Miền Bắc
trở thành căn cứ địa vững chắc cho cách mạng Việt Nam với chế độ chính trị
ưu việt, cùng lực lượng kinh tế và quốc phòng lớn mạnh. Thắng lợi đó đã tạo
tiền đề để miền Bắc bước từng bước vững chắc trên con đường xây dựng xã
hội chủ nghĩa và tạo được một nguồn của cải vật chất to lớn chuyển vào chiến
trường giúp cho nhân dân miền Nam chiến đấu và chiến thắng các cuộc chiến
tranh phá hoại của đế quốc Mỹ sau này. Mặt khác, miền Bắc đã làm tròn
nhiệm vụ cơ sở của cách mạng giải phóng miền Nam, hậu phương lớn của
tiền tuyến lớn.
1.1.1.2 Miền Nam chống chế độ Mĩ – Diệm và “chiến tranh cục bộ”
Trong khi nhân dân miền Bắc sống trong hòa bình và làm nhiệm vụ xây
dựng xã hội chủ nghĩa thì nhân dân miền Nam ruột thịt phải liên tiếp đương
đầu với các cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai cướp
nước. Nhân dân miền Nam đã chịu biết bao khổ đau, mất mát do Mĩ và chính
quyền tay sai gây ra. Tuy nhiên, với tinh thần yêu nước nồng nàn và quyết
tâm đánh đuổi giặc xâm lược mạnh mẽ, quân và dân miền Nam anh hùng đã
kiên cường, anh dũng đấu tranh với chúng tới cùng, giành được nhiều thắng
lợi quyết định, đập tan chính sách “tố cộng”, “ diệt cộng” của giặc. Đặc biệt
là sự kiện chiến thắng vang dội của phong trào Đồng khởi năm 1960 đã đánh
dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam: từ thế giữ gìn lực
lượng chuyển sang thế tiến công liên tục, thời kỳ ổn định tạm thời của chính
quyền Mỹ - Diệm ở miền Nam đã chấm dứt và chuyển sang thời kỳ khủng
hoảng triền miên không lối thoát. Thắng lợi của phong trào Đồng khởi còn

đánh dấu bước phát triển mới của cách mạng miền Nam. Nó chứng tỏ chiến
tranh đơn phương của Mĩ - Ngụy, dùng chính quyền tay sai để đàn áp cách
mạng miền Nam đã hoàn toàn thất bại. Lực lượng chống Mĩ cứu nước đã tăng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



7


lên nhanh chóng. Và một sự kiện có ý nghĩa rất quan trọng là từ thắng lợi này,
Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã ra đời.
1.1.2. Thời kỳ cả nước có chiến tranh (1965-1975)
1.1.2.1.Miền Bắc chống chiến tranh phá hoại, vừa chiến đấu, vừa sản
xuất và làm nghĩa vụ hậu phƣơng
Đế quốc Mĩ thấy rõ miền Bắc là căn cứ địa cách mạng của cả nước, là
hậu phương lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở miền Nam. Miền
Bắc còn là nơi tiếp viện khổng lồ cho cuộc chiến của nhân dân miền Nam,
nếu diệt được miền Bắc thì miền Nam sẽ bị suy yếu và sẽ như “rắn mất đầu”,
nên nhất thiết phải triệt hạ miền Bắc và phải nhổ ngay lập tức “cái gai” đó đi.
Vì vậy, ngay từ đầu đặt chân đến Việt Nam, cũng như trong suốt cuộc chiến
xâm lược Việt Nam, chúng luôn tìm cách phá hoại miền Bắc, bởi phá hoại
được miền Bắc là đã chiến thắng được một nửa chặng đường đánh chiếm xâm
lược Việt Nam.
Năm 1964 Kennơdy bị mưu sát, Giôn xơn lên thay. Tháng 3 năm 1964,
Giôn xơn phê chuẩn kế hoạch dùng tàu khu trục Mĩ tuần tiễn ở vịnh Bắc bộ
để ngăn chặn sự tiếp tế bằng đường biển của ta; tiến hành quấy rối, trinh sát
vùng ven biển; yểm trợ cho tàu biệt kích ngụy vây bắt ngư dân đánh cá để
khai thác tin tức. Đêm ngày 4-8-1964, chính quyền Giôn xơn dựng lên “Sự
kiện vịnh Bắc bộ”, chính thức đưa quân ra ném bom xâm lược miền Bắc.

Ngày 7-2 -1965, lấy cớ “trả đũa” việc quân giải phóng miền Nam Việt Nam
tiến công doanh trại quân Mĩ ở Plâycu, Giôn xơn ra lệnh cho không quân Mĩ
mở chiến dịch “mũi lao lửa” ném bom bắn phá thị xã Đồng Hới, đảo Cồn
Cỏ, chính thức mở đầu cuộc chiến tranh không quân và hải quân lần thứ nhất
phá hoại miền Bắc. Với mục tiêu phá tiềm lực kinh tế và quốc phòng, phá
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, ngăn chặn nguồn chi viện
từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam, đồng thời uy hiếp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



8


tinh thần, làm lung lay ý chí chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta ở cả hai
miền đất nước.
Thực hiện cuộc chiến tranh xâm lược ra miền Bắc, Mĩ đã huy động một
lực lượng rất lớn những trang thiết bị hiện đại, tối tân để tập trung đánh phá
các mục tiêu quân sự, các đầu mối giao thông, các nhà máy xí nghiệp, hầm
mỏ, các công trình thủy lợi, khu đông dân, trường học, bênh viện…Máy bay,
tàu chiến Mĩ đã ném bom, bắn phá liên tục, khắp nơi, mọi lúc, trong mọi thời
tiết với cường độ ngày càng tăng. Bom đạn của chúng đã cướp đi biết bao
sinh mạng, gây thương tích cho người dân vô tội, phá tan hoang nhà cửa, tài
sản, của cải, cơ sở kinh tế, đường giao thông, trường, trạm…mà nhân dân ta
đã xây dựng trong mười năm sau khi chiến tranh chống Pháp kết thúc.
Trước tình hình đó, đặt ra cho cách mạng miền Bắc nhiệm vụ chiến đấu
chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, đồng thời phối hợp với cuộc
chiến đấu chống “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam; vừa ra sức chiến đấu,
vừa tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện chiến tranh và làm

nghĩa vụ hậu phương lớn.
Để thực hiện cùng lúc hai nhiệm vụ chiến lược là vừa chiến đấu vừa sản
xuất, đòi hỏi Đảng và nhân dân ta vừa có quyết tâm cao, vừa có tinh thần sáng
tạo. Trên toàn miền Bắc, đã dấy lên một cao trào cách mạng rộng lớn chưa từng
có của quần chúng nhân dân trong sản xuất và chiến đấu. Các lực lượng vũ
trang nhân dân đã đẩy mạnh phong trào thi đua “Quyết tâm đánh thắng giặc Mĩ
xâm lược”, nêu cao khẩu hiệu “Nhằm thẳng quân thù mà bắn”…Giai cấp công
nhân nêu cao quyết tâm “Chắc tay súng, vững tay búa”, cần cù, sáng tạo trong
lao động sản xuất, quyết bảo vệ sản xuất, máy móc và phấn đấu đạt “Ba điểm
cao”. Nông dân tập thể nêu quyết tâm “Chắc tay súng, vững tay cày”, lao động
cần cù, sáng tạo, chiến đấu dũng cảm… Trong chiến đấu, lao động sản xuất ở
khắp miền Bắc đã xuất hiện nhiều tấm gương sáng tiêu biểu, góp phần vào sự
nghiệp chiến đấu, xây dựng và bảo vệ miền Bắc XHCN.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



9


Tất các các phong trào trên đều vươn tới mục đích: “ Tất cả cho tiền
tuyến, tất cả để chiến thắng”, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu
một ngƣời” [6]. Từ phong trào yêu nước mãnh liệt đó, quân và dân ta ở miền
Bắc đã tỏ rõ sức mạnh của một dân tộc có truyền thống yêu nước, tinh thần
lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm và chủ nghĩa anh hùng cách mạng,
giành thắng lợi trong lao động xây dựng đất nước, trong chiến đấu bảo vệ tổ
quốc và thực hiện nghĩa vụ của hậu phương lớn.
Có thể nói trong hơn bốn năm (từ tháng 8-1964 đến tháng 11-1968),
quân và dân miền Bắc đã bắn rơi và bắn cháy trên 3 nghìn máy bay Mĩ, diệt
và bắt sống hàng nghìn giặc lái Mĩ; bắn chìm hàng trăm tàu chiến…Do thất

bại nặng ở hai miền, Mĩ buộc phải tuyên bố ném bom hạn chế miền Bắc từ vĩ
tuyến 20 trở vào và ngừng ném bom bắn phá miền Bắc từ ngày 1-11-1968.
1.1.2.2. Miền Nam chiến đấu chống “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ
(1965-1968)
Sau khi mở rộng chiến tranh bằng không quân và hải quân ra miền Bắc,
Mĩ đã ồ ạt đưa quân viễn chinh cùng với vũ khí, phương tiện chiến tranh vào
miền Nam, đẩy mạnh chiến tranh xâm lược nhằm cứu vãn cuộc “chiến tranh
đặc biệt” đang có nguy cơ bị thất bại hoàn toàn. Mĩ cũng quyết định chuyển
cuộc “chiến tranh đặc biệt” sang chiến lược “chiến tranh cụ bộ” ở miền Nam
Việt Nam. Đây là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới được đề ra
với chiến lược quân sự toàn cầu “ phản ứng linh hoạt”. Cuộc chiến tranh này
bắt đầu từ giữa năm 1965, được tiến hành bằng lực lượng của quân viễn chinh
Mĩ, và của một số nước thân Mĩ ở châu Á - Thái Bình Dương như Hàn Quốc
(Nam Triều Tiên), Thái Lan, Philippin…
Trước tình thế trên, Đảng ta đã nhận định: đây thực chất là cuộc chiến
tranh xâm lược thực dân kiểu mới, tính chất và mục tiêu chính trị không có gì
thay đổi so với cuộc chiến tranh đặc biệt trước đó, nhưng cuộc chiến tranh
này ác liệt hơn nhiều. Việc Mĩ tăng cường hoạt động chiến tranh xâm lược
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



10


miền Nam, mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc làm cho mâu thuẫn vốn
có từ trước giữa nhân dân ta ở hai miền với đế quốc Mĩ và tay sai càng thêm
sâu sắc, càng thêm bốc cao ngọn lửa căm thù và gắn bó chặt chẽ nhân dân hai
miền trong chiến đấu.
Dưới ánh sáng của Nghị quyết Trung ương V, với ý chí “Không có gì

quý hơn độc lập tự do”, “Quyết chiến thắng giặc Mĩ xâm lƣợc”, lại được sự
phối hợp và chi viện ngày càng lớn của miền Bắc, nhân dân miền Nam đã
chiến đấu anh dũng, giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Các chiến
thắng tiêu biểu của quân và dân miền Nam trong thời kỳ này như chiến thắng
với quân đội viễn chinh Mĩ ở Núi Thành (Vạn Tường) trở thành chiến thắng
có ý nghĩa chiến lược của quân và dân ta. Sau những trận thắng đó, một làn
sóng “tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” dâng cao trên khắp miền Nam.
Nhiều “vành đai diệt Mĩ” xuất hiện như ở Hòa Vang, Chu Lai (Quảng Nam),
Củ Chi (Sài Gòn)… Một phong trào thi đua trở thành “dũng sĩ diệt Mĩ” và “
đơn vị anh hùng diệt Mĩ” được dấy lên sôi nổi khắp nơi. Tiếp đó là các chiến
thắng trong hai mùa khô 1965-1966 và 1966-1967.
Song song với những chiến thắng trên mặt trận quân sự, nhân dân miền
Nam anh dũng còn giành chiến thắng trên mặt trận chính trị. Ở hầu khắp các
vùng nông thôn miền Nam, quần chúng nông dân được sự hỗ trợ của các lực
lượng vũ trang, đã vùng lên đấu tranh chống ách kìm kẹp của địch, trừng trị
bọn ác ôn, phá từng mảng “ấp chiến lƣợc”, làm thất bại âm mưu “bình địch”,
giành dân của chúng.
Đặc biệt, trong thời kỳ chống chiến tranh cục bộ này, quân và dân
miền Nam đã tổ chức thành công cuộc “tổng công kích – tổng khởi nghĩa” với
quy mô rộng lớn trên khắp các đô thị toàn miền Nam. Mặc dù còn có một số
hạn chế song ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy vẫn hết sức to lớn,
đã mở ra bước ngoặt quyết định cho cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



11



làm lung lay ý chí xâm lược của quân viễn chinh Mĩ, buộc chúng phải xuống
thang chiến tranh.
Giữa lúc cuộc chiến tranh chống Mĩ cứu nước diễn ra ác liệt nhất thì
nhà văn Dương Thị Xuân Quý gửi lại con nhỏ xung phong lên đường theo
tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc. Và cũng noi gương chồng chị, nhà thơ Bùi
Minh Quốc (Dương Hương Ly) vào công tác tại chiến trường khu V, một
trong những địa bàn ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mĩ lúc bấy giờ.
Sau 3 tháng trời hành quân dòng dã, chị đã đến miền Nam và nhận nhiệm vụ
làm phóng viên của tạp chí Văn nghệ Trung Trung Bộ. Trong thời gian công
tác tại đây, chị đã sống, làm việc và chiến đấu trong hoàn cảnh rất khắc nghiệt
của chiến tranh, với cái chết luôn rình rập. Bằng ý thức của người cầm bút
với sứ mệnh lịch sử của mình trong vai trò “thƣ ký thời đại” chị đã xung
phong đi Quảng Đà (Quảng Nam) một trong những địa bàn đồng bằng ác liệt
nhất của chiến trường miền Nam để viết về những tấm gương cá nhân và tập
thể anh hùng. Thời điểm đó, vào cuối những năm 1968, đầu năm 1969 – sau
cuộc Tổng tiến công Mậu Thân, giặc Mĩ càng điên cuồng chống phá cách
mạng, phá tan làng mạc, thôn xóm và tàn sát tàn bạo nhân dân ta. Chúng tiến
hành các cuộc càn quét dọc các xã ven biển vùng Đông Thăng Bình. Và trong
một trận càn của địch tại Duy Xuyên, nhà văn cùng mấy du kích địa phương
đã bị địch phát hiện và giết hại khi đang cố gắng thoát khỏi hầm trú ẩn tìm
cách thoát khỏi vòng vây của quân thù.
Nhà văn đã anh dũng hy sinh đúng vào ngày mùng 8-3-1969 cũng là
ngày Quốc tế phụ nữ. Và sau 6 năm nhà văn hy sinh, nhân dân ta ở hai miền
Nam, Bắc đã kiên cường chiến đấu, chiến thắng giặc Mĩ một cách vẻ vang.
Ngày 30- 4 - 1975 miền Nam nơi nhà văn đã sống những ngày tháng ngắn
ngủi nhưng oanh liệt và đẹp nhất của cuộc đời đã hoàn toàn được giải phóng,
đất nước trọn niềm vui khi non sông thu về một mối.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




12


1.2. Đời sống văn học
1.2.1. Không khí văn học Việt Nam chống Mỹ cứu nước
Những năm đầu 1960 trở đi là thời kỳ văn học có nhiều chuyển biến
mạnh mẽ, là thời kỳ tập trung thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng của mọi
tầng lớp nhân dân trong chiến đấu và sản xuất, nhằm bảo vệ và xây dựng chủ
nghĩa xã hội trên miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất
nước. Với tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập tự do” như lời Bác Hồ
kính yêu đã nói, hầu hết các nhà văn sống trong thời kỳ này đều hướng ngòi
bút theo chủ đề này một cách say sưa, mãnh liệt.
Dưới ánh sáng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, văn học đã được
hướng theo nhiệm vụ phục vụ kháng chiến. Tình yêu tổ quốc đã trở thành đề
tài nóng trong mỗi sáng tác của các nhà văn. Các tác phẩm thời kỳ này đã để
lại những dấu ấn mạnh mẽ như trong Trăng sáng, Đôi bạn của Nguyễn Ngọc
Tấn, Rẻo cao, của Nguyên Ngọc, Mùa lạc của Nguyễn Khải, Cỏ non của Hồ
Phương …
Cùng với tiếng súng đánh Mỹ nổ ran trên bầu trời Hồng Gai, Lạch
Trường, Vĩnh Linh, Cồn cỏ…một loạt bút ký, phóng sự, ghi chép xuất hiện để
kịp thời thông báo ngay những chiến thắng dồn dập của nhân dân ta, quyết
“nhằm thẳng quân thù mà bắn”. Trên các trang Họ sống và chiến đấu (1965)
của Nguyễn Khải, Đội ngũ hôm nay (1965), Chiến công tháng Tám (1965),
Tuyến lửa (1966)….đã thấy hiện dần lên không chỉ có các chiến công, mà là
khuôn mặt của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam với Đặng Đình
Lống, Nguyễn Viết Xuân, Trần Thị Lý, với Mẹ Suốt chèo đò…Và rất tự
nhiên trong văn xuôi đã hiện ra bộ mặt đất nước, với nhiều bối cảnh, với hình
ảnh mọi tầng lớp nhân dân trong hoạt động khẩn trương quyết liệt cho việc

thực hiện nhiệm vụ sản xuất và chiến đấu. Bộ mặt đất nước với những con
sông, con suối, những nhịp cầu, bến phà, bầu trời, mặt biển…tất cả cùng hiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



13


lên, và vẻ đẹp của chúng lại một lần nữa được người viết phát hiện với biết
bao rung động, đến mức say lòng người.
Có lẽ chưa bao giờ được thể hiện rõ như vậy trong văn xuôi niềm tự
hào hướng vào mọi mặt đời sống để khám phá những vẻ đẹp, những kỳ tích
anh hùng nảy nở hàng ngày, hàng giờ, hoặc được kết tinh với mức độ cao ở
khắp các đơn vị và cá nhân anh hùng, hoặc tiềm tàng dưới nhiều dáng vẻ
trong đời sống thường ngày. Chưa bao giờ nhiệm vụ cách mạng giao cho nhà
văn lại có ý nghĩa cao cả và thiêng liêng đến như vậy. Chỉ trong một thời
gian ngắn nhiều người viết đã đưa được mọi giá trị của cuộc sống vào trong
tác phẩm của mình như Từ tuyến đầu tổ quốc, Sống nhƣ Anh (1965), Ngƣời
mẹ cầm súng (1966), Truyện và ký, 1969 của Nguyễn Thi, Hòn đất(1966) của
Anh Đức, Rừng xà nu (1966) của Nguyễn Trung Thành, Rừng U Minh(1970)
của Trần Hiếu Minh…Và nói sao cho hết các tên đất, tên người, Ngƣời Giồng
tre của Giang Nam, hoặc Ngƣời sông Hƣơng của Tô Nhuận Vỹ, …
Như vậy, chúng ta dần dần được chứng kiến sự triển khai của văn xuôi
trên tiền tuyến lớn, theo hai hướng. Trước hết đó là sự mở rộng nhanh chóng
phạm vi miêu tả để, trong một thời gian ngắn, văn xuôi có thể bám được vào
những vùng đất nóng bỏng, các chiến công và sự tích anh hùng. Đồng thời
gắn bó với quá trình mở rộng phạm vi miêu tả đó là quá trình nâng cao dần
sức khái quát, khả năng đúc kết, để từ những phác thảo, những ghi chép,

những quan sát riêng lẻ, bộ phận tiến lên xây dựng những bức tranh lớn nắm
bắt được đặc sắc riêng của cuộc chiến đấu từng vùng, đánh dấu những chuyển
biến lớn trên mỗi giai đoạn. Rõ ràng chưa bao giờ hình ảnh cuộc sống lại
thâm nhập vào văn xuôi với những đường nét nổi rõ như những ngày này.
Đây là một cuộc chiến tranh với tất cả sức huy động hùng hậu của nó,
một sự huy động hầu như toàn bộ quá khứ và hiện tại, hầu như tất cả mọi
phương tiện mà ta có trong tay từ tên lửa, đến tên tre, hầm chông, súng ngựa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



14


trời, từ những binh đoàn lớn đến “đội quân đầu tóc” của những bà mẹ chỉ có
khăn quàng đầu và tay không.
Một cuộc chiến tranh với rất nhiều hy sinh. Văn xuôi không dấu diếm
điều đó. Có thể nói, hiếm có lúc nào, và cũng khó có so sánh ở đâu, con người
phải chịu đựng những đau thương lớn lao như dân tộc ta vào những ngày
này. Đau thương đến tột cùng, như được nói đến trong tùy bút Hội lớn mùa
xuân (trong tập Bức thƣ làng Mực, 1969) của Nguyễn Chí Trung: “Không biết
trên trái đất này có cảnh bi thảm nào lớn hơn thế này nữa không, khi ngƣời
mẹ Việt Nam đau thƣơng đó chỉ có thể nhận ra đƣợc xác con mình bị bọn quỷ
Mĩ và lũ tay sai hèn hạ moi gan, mổ bụng qua núm dạ dày bị đâm thủng toạc,
để lòi ra những nắm rau khoai lang xanh rờn của bữa ăn đói cuối cùng”
[17]…Cuộc sống ngột ngạt, đến mức thà giết được nó, rồi có chết ngay cũng
được…Nhưng đây là một cuộc chiến tranh mà dân tộc ta, từ Bắc chí Nam sẵn
sàng chấp nhận, vì quyền lợi cơ bản của mình, vì sự nhận thức rõ ràng những
hy sinh, tổn thất mà ta phải chịu đựng trong chiến tranh không thấm gì với nỗi

đau của nô lệ và nỗi nhục của người dân mất nước, vì chân lý “Không có gì
quý hơn Độc lập, Tự do”… Và đây chính là điểm khởi đầu của chủ nghĩa anh
hùng cách mạng. Lửa cháy, bom rơi, pháo rầy, B52, chất độc hóa học, những
cuộc rào làng dồn dân, những vùng ven, những khu trắng và đói rét…không
thể nào làm nhụt chí con người, mà còn nâng cao thêm ý chí chiến đấu. Từ
thực tế đó, văn xuôi chống Mỹ Việt Nam trên cả hai miền và trước hết là trên
tiền tuyến lớn, tuyệt không mang một dấu ấn bi quan. Ở đây tất cả chỉ nhằm
hướng tới một mục tiêu: chiến đấu để chiến thắng. Và hình ảnh nổi bật lên
ngay từ đầu và quán xuyến suốt các quá trình cuộc sống là hình ảnh con
đường ra trận, con đường tìm Mĩ mà diệt.
Trên miền Bắc, đời sống văn xuôi cũng có nhiều thay đổi và mang
nhiều màu sắc mới. Những ánh sáng của cuộc đời đã xuất hiện trong văn thơ,
mà Bài thơ xuân 61 với những câu thơ thắm thiết và lâng lâng như có cánh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



15


của Tố Hữu dường như là một tiêu điểm nói với ta cái sắc xuân chói ngời và
không khí trong trẻo của đất trời, chan hòa gần như cùng một lúc, rộng khắp
trên các trang Sông Đà (1960) của Nguyễn Tuân, Mùa lạc (1960) của Nguyễn
Khải. Rẻo cao (1961) của Nguyên Ngọc, Biển xa (1961) của Bùi Đức Ái…
Khi chiến tranh xảy ra trên khắp cả nước, miền Bắc vẫn tiếp tục xây
dựng chủ nghĩa xã hội, đồng thời nhận thức rõ vai trò là hậu phương lớn, là
cắn cứ địa của cả nước, miền Bắc càng phải được xây dựng vững mạnh hơn
bao giờ hết. Phương châm vừa sản xuất, vừa chiến đấu, sự gắn bó khăng khít
giữa tình yêu đất nước và tình yêu chủ nghĩa xã hội chính là nguồn gốc tạo
nên súc mạnh khiến cho ta không những có thể vững vàng trong bom đạn,

mà còn lớn lên từng ngày, trong một cuộc chiến đấu ác liệt vào bậc nhất của
lịch sử, và từng bước chắc chắn đưa nó đến thắng lợi cuối cùng.
Yêu cầu lớn của văn xuôi thời kỳ này là qua các điển hình, làm sáng tỏ
cho được hiện thực cơ bản đó - hiện thực miền Bắc vừa chiến đấu vừa xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Nội dung sáng tác nổi bật trong giai đoạn này chính là
sự ca ngợi những chiến công của nhân dân. Nhưng điều đáng nói nhất, điều
mang lại ý nghĩa cho cái đẹp lại chính ở chỗ: Chuyện chiến công, chuyện các
kỳ tích anh hùng lại là một điều bình thường tự nhiên, không có gì đáng ngạc
nhiên, như chính đời sống vậy. Có thể nói, chưa có lúc nào chủ nghĩa anh
hùng cách mạng lại nổi lên đậm nét và biểu hiện phong phú như vậy trong
văn xuôi, nó làm thành dấu ấn nổi bật của một thời kỳ, nó như có một sức hút
mãnh liệt và lắm khi gắn bó với một chất thơ, chất trữ tình rất say người. Thời
kỳ này, các nhà văn, nhà thơ đã hăng hái lên đường trở thành những chiến sĩ
trên mặt trận văn hóa, dùng cây bút của mình để ghi lại những khoảnh khắc
tươi đẹp hào hùng trên khắp các trận, trong nhà máy, ngoài ruộng
đồng….Hầu hết họ đều ứng biến rất linh hoạt với thời cuộc và bắt nhịp rất
đều với hoàn cảnh và thực tế của đất nước, của miền Bắc xã hội chủ nghĩa.
Đó là Nguyễn Đình Thi với Vào lửa (1966), rồi tiếp đó là Mặt trận trên cao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



16


(1967). Ở các tác phẩm này, người đọc nhận rõ bút pháp sôi nổi, linh hoạt cua
tác giả trong những phác hoạ về con đường ra trận địa, về các trận đánh dưới
bộ hoặc trên không, về quan hệ quân, dân, về tâm tình người chiến sĩ thuộc
nhiều thế hệ….Đó là một Nguyễn Tuân với tập Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi. Vẫn
giọng văn sắc sảo, Nguyễn Tuân đã phanh phui bản chất những tên giặc lái có

cái mã bề ngoài mà bên trong thực chất hèn nhát. Những chân dung ấy đã
được gom lại, như là mặt trái , để làm nổi bật lên tư thế ung dung, bình tĩnh và
niềm tự hào của người thủ đô “nghìn năm văn vật”. Đó là Chế Lan Viên,
ngay từ ngày chiến tranh phá hoại đã viết hàng loạt bút ký sôi nổi, giàu chất
thơ và chất suy nghĩ được thể hiện trong Những ngày nổi giận (1969)…Và còn
rất nhiều nhà văn nữa đã sống, viết và chiến đấu rất anh dũng, kịp thời và bền
bỉ, trong sáng tạo khiến cho không khí văn học thời kỳ này sôi nổi, có thể sánh
ngang với khí thế ra trận hùng hậu của lớp lớp đoàn quân tiến ra mặt trận.
1.2.2. Sự phát triển của Văn học giải phóng Miền Nam
Là một bộ phận ưu tú của văn học Việt Nam, sau khi Mặt trận dân tộc
giải phóng miền Nam ra đời năm 1960 thì văn học giải phóng miền Nam cũng
xuất hiện và làm tròn vai trò, sứ mệnh của nó. Đúng như tên gọi của nó, Văn
học giải phóng là khu vực trực tiếp giáp mặt với kẻ thù là đế quốc Mỹ và
chính quyền thân Mỹ; với mục đích cao nhất là giải phóng miền Nam, thống
nhất tổ quốc.
Khi chủ nghĩa đế quốc vẫn tiếp tục mưu đồ áp đặt ách thống trị và chia
cắt lâu dài đất nước, khi nhân dân buộc phải cầm súng thì mọi người viết văn
chân chính đều tự nguyện tìm đến súng và đến các tuyến đầu. Thời điểm
1960, sau cuộc đồng khởi vĩ đại của nhân dân miền Nam và sự ra đời của Mặt
trận dân tộc giải phóng miền Nam là một thời điểm thiêng liêng như thế; thời
điểm hình thành rất nhanh một đội ngũ người viết ưu tú, gồm những người
con tập kết ra Bắc theo hiệp định Giơnevơ về Đông Dương năm 1954, hoặc
những người ở lại miền Nam trong tư cách những người yêu nước – kháng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



17



chiến. Tất cả đều sẵn sàng trở lại chiến trường, trở lại với đội ngũ để trước hết
làm một người lính “cùng xƣơng thịt với nhân dân”; và sau đó, hoặc cùng lúc
làm một người viết – chiến sĩ, để ghi lại cuộc chiến đấu của nhân dân. Đây là
một hiện tượng nằm trong truyền thống một dân tộc từ lịch sử xa xưa: “ Giặc
đến nhà đàn bà cũng phải đánh”. Họ gồm một đội quân đông đảo như:
Nguyễn Văn Bổng (Trần Hiếu Minh), Nguyên Ngọc (Nguyễn Trung Thành),
Lê Khâm (Phan Tứ), Nguyễn Ngọc Tấn (Nguyễn Thi), Bùi Đức Ái (Anh
Đức), Nguyễn Quang Sáng (Nguyễn Sáng), Trúc Hà (Nam Hà), Hoàng Phủ
Ngọc Tường, Tô Nhuận Vỹ, Nguyễn Khải, Nguyễn Khoa Điềm, Bùi Minh
Quốc (Dương Hương Ly)…
Trở lại chiến trường, tất cả mọi người viết đều đã sẵn sàng chuẩn bị cho
mình tư cách người lính, người công dân, người cán bộ …để cùng sống, cùng
chiến đấu, cùng đồng cam cộng khổ với nhân dân. Và tất nhiên, mục tiêu
chính của họ là viết; nhưng họ chỉ có thể viết khi có hoàn cảnh; phải tranh thủ
triệt để mọi cơ hội để có hoàn cảnh viết. Tuy nhiên đã có bao nhiêu người hy
sinh khi chưa kịp viết hoặc; hoặc mới viết được ít như: Nguyễn Mỹ, Nguyễn
Trọng Định, Dương Thị Xuân Quý, Chu Cẩm Phong…
Nhưng điều đáng khâm phục và tự hào nhất là mặc dù cuộc chiến diễn
ra rất khốc liệt, cả chiến trường như một trận địa với bom đạn, khói súng, tang
thương…nhưng các nhà văn, nhà thơ đều tranh thủ từng giờ, từng phút viết
rất say mê. Viết với suy nghĩ phải ghi lại cho được không khí có thật của
chiến trường; ghi lại những hình ảnh có thật về chiến công, sự hy sinh của
những người chiến sĩ, tập thể anh hùng...với tư cách của người trong cuộc.
Có rất nhiều tác phẩm nổi bật và có nhiều giá trị đó là Ngƣời mẹ cầm
súng (1965) và Ở xã Trung Nghĩa(1965)…của Nguyễn Thi; Về làng(1965),
Gia đình má Bảy (1968), Mẫn và tôi (1972) của Phan Tứ, Trên quê hƣơng
những anh hùng Điện ngọc, Rừng xà nu (1969), Đất Quảng (1971) của
Nguyễn Trung Thành, Mảnh đất nuôi ta thành dũng sỹ (1971) của Dương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




18


Hương Ly….Đặc biệt, có những trường hợp của những nhà văn trẻ, là phụ nữ
đã xung phong vào chiến trường gia nhập đoàn quân hùng hậu của văn học
giải phóng miền Nam khiến cho chúng ta hết sức xúc động và cảm phục. Đó
là là Dương Thị Xuân Quý – người phụ nữ mảnh mai, nhỏ bé đang phơi phới
sức xuân của tuổi 28. Chị đã gửi lại con gái nhỏ mới trong 16 tháng tuổi ở lại
miền Bắc để nối tiếp bước chồng vào chiến trường. Nhận nhiệm làm phóng
viên của tạp chí Văn nghệ Trung Trung Bộ thuộc khu V, chị đã vượt qua tất cả
những khó khăn gian khổ, thử thách đặt ra cho người lính vào chiến trường:
làm rẫy, gùi cõng, chống càn, vượt mọi hiểm nguy, chống chọi với mọi cơn
sốt rét rừng…và vượt qua thử thách lớn nhất là nỗi nhớ con. Chị đã sống,
chiến đấu và viết không ngừng nghỉ với nhiều tác phẩm có giá trị như những
thước phim tư liệu ghi lại cuộc sống chân thực trong chiến tranh và ca ngợi
những tấm gương rất đỗi bình dị trên chiến trường. ..
Có thể nói, tất cả những gì viết được từ miền Nam đã góp phần rất lớn
tạo nên một sự sống tinh thần có sức cổ vũ, động viên rất lớn cho cả tuyền
tuyến và hậu phương trong thời kỳ cả dân tộc chung sức chống Mỹ cứu nước.
1.3. Đôi nét về nhà văn Dƣơng Thị Xuân Quý
1.3.1.Tiểu sử gia đình
Dương Thị Xuân Quý sinh ngày 19-4-1941 tại Hà Nội, quê quán thôn
Phú Thị xã Mễ Sỏ huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên trong một dòng tộc tri
thức, nghệ sĩ có truyền thống yêu nước chống thực dân Pháp. Ông nội của
nhà văn là cụ Dương Trọng Phổ, từ rất sớm tham gia Đông Kinh Nghĩa Thục,
bị thực dân Pháp đày ra Côn Lôn. Phụ thân nhà văn , ông Dương Tụ Quán là
một nhà giáo tận tâm với nhiều học trò, sau chuyển sang làm nghề báo, chủ
trương tờ Văn học tạp chí, rồi tạp chí Tri tân. Bác ruột của nhà văn là Dương

Bá Trạc, một trí thức duy tân yêu nước chống Pháp, vừa tham gia tích cực
Đông Kinh Nghĩa Thục, vừa viết báo, viết văn. Sau khi đàn áp Đông kinh
nghĩa thục, thực dân Pháp mời ông làm tri huyện, nhưng ông từ chối và tiếp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



19


tục chống Pháp, bị chúng đày ra Côn Lôn trước cụ Dương Trọng Phổ ít ngày.
Một người bác ruột nữa là nhà nghiên cứu văn hóa uyên bác Dương Quảng
Hàm với nhiều tác phẩm nổi tiếng có giá trị, đặc biệt là cuốn Việt Nam văn
học sử yếu được giới nghiên cứu đánh giá cao. Hai người anh con bác ruột
của nhà văn là các họa sĩ Dương Bích Liên, Dương Cẩm Chương.
Gia đình nhà văn sống tại 195 Hàng Bông - Hà Nội, cũng là nơi chị chào
đời và sống những ngày tháng tuổi thơ. Nơi đây cũng là bản doanh của tạp chí
Tri tân từ năm 1941-1945 và là nơi qua lại, tụ họp của nhiều chí sĩ, nhà văn yêu
nước. Nhà văn là con út trong gia đình, trên nhà văn có các chị gái và một anh
trai. Mẹ của nhà văn là bà Hoàng Thị Tín, một người phụ nữ trung hậu, đảm
đang và hết lòng ủng hộ, chăm lo cho sự nghiệp viết của nhà văn.
Từ cái nôi văn hóa rất đặc biệt ấy, nhà văn Dương Thị Xuân Quý đã
lớn lên và chịu ảnh hưởng từ cái nôi ấy, đến lượt mình nhà văn cũng cẩm bút
đi theo con đường viết lách.
1.3.2. Đôi nét về cuộc đời nhà văn
Sớm có năng khiếu văn chương từ nhỏ, ngay từ bé, Dương Thị Xuân
Quý đã cầm bút và thích ghi nhật ký. Những trang nhật ký đầu tiên của chị
viết là lúc 7 tuổi khi đang cùng gia đình sơ tán lên sinh sống tại Thái Nguyên
thuộc chiến khu Việt Bắc. Sau ngày giải phóng Thủ đô, nhà văn cùng với gia
đình trở về Hà Nội, theo học tại trường cấp 2 Trương Vương, rồi ra Quảng

Ninh học Trung cấp mỏ, sau đó về học Khóa báo chí do Ban tuyên huấn trung
ương mở. Tốt nghiệp khóa học, chị về báo Phụ nữ Việt Nam làm phóng viên
theo dõi mảng nông thôn từ năm 1961 đến năm 1968. Trong 7 năm làm phóng
viên báo Phụ nữ Việt Nam, năm nào nhà văn cũng đạt danh hiệu lao dộng tiên
tiến, đồng thời theo học tại lớp ban đêm chương trình Ngữ Văn của Đại học
sư phạm Hà Nội. Cũng trong thời gian làm phóng viên tại báo Phụ nữ Việt
Nam, nhà văn đã thường xuyên xung phong đi tới những địa bàn xa để lấy tư
liệu viết bài. Hầu hết các vùng đất thời đó như Hà Tây, Nam Hà, Thái Bình,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



20


×