Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Tiểu luận hành vi xâm hại, quấy rối tình dục trẻ em tại TTHuế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.84 KB, 13 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM
KHOA XÃ HỘI
....  ....

KHÓA LUẬN

HÀNH VI QUẤY RỐI VÀ XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM
Ở ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Ngành: Công tác xã hội
Khóa học: 2013 – 2016
Giảng viên hướng dẫn: Phạm Thị Thùy Dung
Sinh viên thực hiện: Trương Thanh Vũ

Huế, tháng 4 năm 2015
1


LỜI CẢM ƠN

2


MỤC LỤC

3


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước, là những con người rất hồn nhiên, yếu


đuối, nên rất cần đến sự bảo bọc, quan tâm, chăm sóc của tất cả mọi người. Ở lứa
tuổi này, các em cần được học hành và vui chơi. Nhưng với xã hội hiện nay, tình
trạng quấy rối và xâm hại tình dục trẻ em đang ngày càng diễn ra nhiều và phức tạp
hơn. “Cứ ba phụ nữ và trẻ em gái thì có một người đã từng bị đánh đập, ép buộc
quan hệ tình dục hoặc bị xâm hại. Đây là một sự thật kinh hãi về quyền con người”
(Theo Unifem – Quỹ phát triển Liên Hiệp Quốc dành cho phụ nữ).
Là một sinh viên ngành Công tác xã hội, đang học nghề và rèn luyện kỹ năng
nghề. Chúng tôi rất quan tâm đến các đối tượng yếu thế bị thiệt thòi trong xã hội.
Trẻ em là một trong những đối tượng tôi đang muốn hướng đến để bảo vệ các
quyền trẻ em. Chúng tôi mong muốn trẻ được phát triển trong một môi trường lành
mạnh. Trên đây là những lý do để chúng tôi muốn nghiên cứu về “Hành vi quấy
rối và xâm hại tình dục trẻ em ở địa bàn thành phố Huế, thực trạng và giải pháp”.
2. Lịch sử vấn đề
Thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) cho thấy,
số lượng trẻ em bị xâm hại tình dục có xu hướng tăng nhanh và độ tuổi bị xâm hại
ngày càng thấp. Cụ thể, năm 2005, cả nước có 200 em bị xâm hại tình dục nhưng
đến năm 2008, con số này đã là 1.427 em. Như vậy, chỉ sau 3 năm, số lượng trẻ bị
xâm hại tình dục đã tăng gấp hơn 7 lần. Năm 2009, con số này giảm xuống còn 833
em nhưng tới năm 2010 lại tiếp tục tăng, ước tính là 900 em.
Riêng trên địa bàn thành phố Huế, theo số liệu thống kê của Viện kiểm sát
nhân dân thành phố, năm 2013, Cơ quan điều tra khởi tố, điều tra 24 vụ, 34 bị can;
năm 2014 là 28 vụ, 29 bị can và năm 2015 là 32 vụ, 35 bị can.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: Tìm hiểu thực trạng về vấn đề quấy rối, xâm hại tình dục trẻ em ở
địa bàn thành phố Huế. Trên cơ sở đó, đưa ra một số giải pháp ngăn chặn và đẩy lùi
hành vi quấy rối và xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn thành phố Huế.
- Nhiệm vụ: Điều tra, khảo sát, thống kê để có các căn cứ thực hiện đề tài.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hành vi quấy rối và xâm hại tình dục trẻ em
- Phạm vi nghiên cứu:


4


+ Thời gian nghiên cứu: 2013 – 2015
+ Không gian nghiên cứu: Thành phố Huế.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
- Phương pháp phỏng vấn: với trẻ và cán bộ quản lý, bố mẹ, người chăm sóc các
em.
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp thảo luận nhóm
6. Ý nghĩa nghiên cứu
6.1 Ý nghĩa khoa học
- Tìm hiểu vấn đề và làm sáng tỏ vấn đề, cũng như góp phần làm phong phú
hệ thống lí luận, các lí thuyết về vấn đề này.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tư liệu tham khảo, thông tin học tập
cho các bạn sinh viên, các khóa kế tiếp và cho những ai đã, đang và sẽ quan tâm
đến vấn đề này.
- Đóng góp thêm số liệu, thông tin để thấy rõ hơn về thực trạng vấn đề nghiên
cứu.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Góp phần mô tả thực trạng chung về nạn quấy rối, xâm hại tình dực trẻ em để
đưa ra những điều chỉnh về chế độ pháp lý, cơ chế bảo vệ, giúp đỡ trẻ em mồ côi
phù hợp hơn với thực trạng.
- Góp phần nâng cao nhận thức cho người dân đặc biệt là đối tượng trẻ vị
thành niên biết về nguy cơ bị quấy rối, xâm hại tình dục trên địa bàn nghiên cứu để
các em có sự hiểu biết và phòng tránh.
- Thu hút sự chú ý, quan tâm của các cơ quan tổ chức có liên quan trong việc
ban hành và áp dụng pháp lý liên quan đến vấn đề.

- Kết quả nghiên cứu còn là tài liệu tham khảo hữu ích đối với các học giả,
nhà khoa học, nhà nghiên cứu, chuyên gia quan tâm đến quyền trẻ em.

5


B. NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở lý luận của đề tài
1.1 Một số khái niệm liên quan
1.1.1 Trẻ em và các quyền của trẻ em
Hiệp ước về Quyền Trẻ em của Liên hiệp quốc định nghĩa một đứa trẻ là "mọi
con người dưới tuổi 18 trừ khi theo luật có thể áp dụng cho trẻ em, tuổi trưởng
thành được quy định sớm hơn." Hiệp nước này được 192 trong tổng 194 nước
thành viên phê duyệt. Về mặt sinh học, một đứa trẻ là con người trong giai đoạn
phát triển giữa sơ sinh và trưởng thành.
1.1.2. Xâm hại tình dục
Xâm hại tình dục là sự lôi kéo, cưỡng bức người khác (ngoài ý muốn của
người đó) vào các hoạt động tình dục nhằm thỏa mãn dục vọng của mình thông qua
các tiếp xúc cơ thể như gạ gẫm, hành hung, hiếp dâm.
1.1.3. Xâm hại tình dục trẻ em
Xâm hại tình dục trẻ em bao gồm lạm dụng tình dục trẻ em và bóc lột tình dục
trẻ em.
1.1.4. Luật pháp và các chính sách bảo vệ quyền trẻ em
Trong từng trường hợp phạm tội, tùy thuộc vào hành vi phạm tội cụ thể, tương
ứng với mỗi tội danh mà Bộ luật Hình sự nước ta quy định mức hình phạt khác
nhau: thấp nhất từ 6 tháng đến 3 năm tù (tội dâm ô với trẻ em - Điều 116), cao nhất
có thể lên đến tù chung thân (tội cưỡng dâm trẻ em - Điều 114) hoặc tử hình
(tội hiếp dâm trẻ em - Điều 112).
Điều thứ 34 trong 54 điều khoản của Công ước về quyền trẻ em được Liên
hiệp quốc thông qua năm 1989:

Điều 34: Quyền được bảo vệ khỏi bị bóc lột, lạm dụng tình dục
- Các quốc gia thành viên phải bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức bóc lột, lạm
dụng tình dục, bao gồm việc lôi kéo, ép buộc trẻ em tham gia vào các hoạt động
tình dục, bóc lột trẻ em trong mại dâm, sử dụng trẻ em trong biểu diễn hay tài liệu
khiêu dâm.
- Lạm dụng tình dục được hiểu là việc quan hệ tình dục với trẻ em khi còn quá
trẻ và ngược lại với ý muốn của trẻ.
- Khai thác tình dục được hiểu là việc sử dụng trẻ em trong hoạt động mại
dâm, trong những buổi trình diễn hoặc trong các văn hoá phẩm khiêu dâm.

6


Chương II: Hành vi quấy rối và xâm hại tình dục trẻ em
trên địa bàn thành phố Huế
2.1. Thực trạng hành vi quấy rối và xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn
thành phố Huế
Quấy rối và xâm hại tình dục trẻ em đang là vấn đề “nóng” trên địa bàn thành
phố Huế. Tính chất của các vụ xâm hại tình dục trẻ em đã đến mức nghiêm trọng,
báo động về sự xuống cấp đạo đức của một bộ phận dân cư.
Đáng lo ngại là tình trạng quấy rối, xâm hại tình dục trẻ em ít được cộng đồng
người dân thành phố Huế chủ động tố giác, trình báo với các cơ quan chức năng,
nhiều vụ việc để kéo dài nhiều năm, khi tình trạng quấy rối, xâm hại tình dục trẻ
em ở mức báo động nghiêm trọng mới được các phương tiện thông tin đại chúng
phát giác trước công luận.
2.2. Những nguyên nhân dẫn đến nạn xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn
thành phố Huế
Nguyên nhân khách quan là do ảnh hưởng của văn hóa phẩm kích động, bạo
lực, phim, ảnh khiêu dâm tràn lan, đặc biệt trên Internet, những website khiêu dâm,
game online kích dục…đã ít nhiều ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục làm tha hoá

một bộ phận giới trẻ và người lao động, khiến người ta dễ bị kích thích, mất kiểm
soát hành vi bản thân.
Nguyên nhân chính vẫn là chủ quan từ ý thức con người. Từ việc đặt mình quá
cao, có những đòi hỏi cá nhân ích kỷ, coi thường mạng sống, thân thể của người
khác...nên họ đã tự biến mình thành những con quỷ đội lốt người.
Có lẽ chúng ta vẫn chưa quên được vụ việc bé gái N.T.K.C, trú tại xóm bờ Hồ,
đường Trần Huy Liệu (TP Huế) bị hàng xóm lừa bán trinh gây xôn xao dư luận.
Khoảng 4h30 ngày 18/11/2014, khi em N.T.K.C đang bán quần áo thuê ở chợ
Đông Ba thì đối tượng Nguyễn Thị M đến bảo "Đi với chị một lúc sẽ có 20 triệu".
M đã đưa em C đến quán cà phê Chợt Nhớ trên đường Lê Quý Đôn gặp mặt hai
người đàn ông trạc tuổi 30, sau đó đến nhà hàng Phú Thái nằm trên QL 49. Tại đây,
sau khi uống bia, C đã say xỉn, đầu choáng váng và khi tỉnh lại thì thấy mình đang
ở trong một nhà nghỉ. Sáng ngày 3/12 cơ quan CA TP Huế đã ra quyết định khởi tố,
bắt tạm giam đối tượng Nguyễn Thị M (SN1986, là hàng xóm của nạn nhân) về
hành vi môi giới mại dâm (Điều 255 BLHS). Cơ quan công an cũng xác định người
đàn ông mua dâm trong khách sạn được xác định danh tính là M.L (SN 1975, ngụ
phường Kim Long, Tp Huế).
7


2.3. Những hậu quả của hành vi quấy rối và xâm hại tình dục trẻ em
Trẻ em là những người đang trong độ tuổi phát triển, chưa hoàn thiện về mặt
thể chất và tâm sinh lý. Vì vậy, khi trẻ bị xâm hại tình dục sẽ dẫn đến những hậu
quả lâu dài không chỉ cho trẻ em - nạn nhân trực tiếp mà còn gây ra những ảnh
hưởng tiêu cực cho gia đình trẻ bị xâm hại và cộng đồng xã hội.
2.3.1. Đối với trẻ em bị xâm hại
a) Tổn thương về tinh thần
- Hậu quả lớn nhất khi trẻ bị xâm hại tình dục là trẻ tổn thương về tinh thần và
ảnh hưởng đến tương lai.
- Trẻ dễ bị mặc cảm, phát triển không bình thường

- Trẻ khó hoà nhập với xã hội
b) Tổn thương vế sức khỏe
- Tổn thương về sức khoẻ thể chất
- Gây ra những tổn thương nặng nề tại bộ phận sinh dục: bị nhiễm trùng đường
tiết niệu, chảy máu kéo dài ở bộ phận sinh dục …
- Các tổn thương thể chất khác: đau bụng, đau đầu, mất ngủ..
- Những trường hợp xâm hại tình dục đi kèm với bạo lực có thể dẫn tới tử
vong.
- Bị nhiễm các bệnh xã hội, bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS.
- Với các em nữ việc bị xâm hại tình dục có thể khiến các em mang thai ngoài
ý muốn gây nguy hiểm cho bản thân và thai nhi (vì cơ thể các em chưa phát triển
hoàn chỉnh)
- Gây ra nhiều nguyên nhân dẫn đến vô sinh, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ
sinh sản và hạnh phúc gia đình của các em về sau.
2.3.2. Đối với gia đình
- Gây ra mặc cảm lớn cho gia đình, ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của các
thành viên. Một số trường hợp nghiêm trọng khiến các bật phụ huynh đi đến quyết
định cho con thôi học.
- Trở thành gánh nặng cho gia đình
- Nhiều trường hợp dẫn đến tử vong, hoặc nạn nhân quyết định tự tử, khiến gia
đình rơi vào hoàn cảnh mất mác người thân.
2.3.3. Đối với xã hội
- Gây suy thoái đạo đức xã hội, đi ngược lại với những giá trị văn hóa đời sống
con người. Ảnh hưởng tiêu cực đến một bộ phận không nhỏ trong xã hội.

8


- Gây ra những tiềm thức xấu trong suy nghĩ của mọi người về một bộ phận
nhỏ những người thiếu ý thức

- Làm gia tăng tỉ lệ tội phạm trong xã hội, ảnh hưởng đến an ninh trật tự của
thành phố Huế.
Chương III: Các giải pháp ngăn chặn những hành vi quấy rối,
xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn thành phố Huế
3.1. Giáo dục trẻ cách tự bảo vệ bản thân
Trong môi trường xã hội hiện nay, sự quan tâm của cha mẹ, nhà trường, các tổ
chức giáo dục đến trẻ cũng như việc giúp trẻ nhận biết những hành vi xâm phạm
tình dục để đề phòng là hết sức cần thiết...Ngay từ nhỏ, chúng ta nên cung cấp
những kiến thức về giới tính cho trẻ. Dạy trẻ biết tôn trọng bản thân, không để ai
xâm phạm. Cần hướng dẫn cho trẻ biết ai là người có thể chạm vào cơ thể.
3.2. Đối với các gia đình
Các gia đình có trẻ em cần có biện pháp quản lý, bảo vệ con em mình một
cách an toàn, thường xuyên quan tâm, chăm sóc để trẻ em luôn được sống trong
một môi trường lành mạnh. Đồng thời cần trang bị cho trẻ những kiến thức, kỹ
năng sống cần thiết để tự bảo vệ và tránh xa kẻ xấu.
3.3. Đối với nhà trường
Một trong những lý do của tình trạng số vụ trẻ em bị quấy rối, xâm hại tình
dục tăng lên một cách nhanh chóng như hiện nay là ngay cả thầy cô giáo cũng thiếu
nhận thức về những nguy cơ này, thậm chí không nghĩ đến chuyện dạy trẻ phòng
tránh. Quấy rối, lạm dụng tình dục gây hậu quả khác nhau với từng trẻ, trước hết
gây ra sự xáo trộn tâm lý tạm thời như: xấu hổ, sợ hãi, lo lắng, không tin tưởng vào
người lớn…và hậu quả lâu dài là trẻ sẽ sống thu mình, hay gây gổ quá mức, lạm
dụng rượu hay ma túy, bỏ nhà, thậm chí rơi vào trạng thái trầm cảm và tự sát…
Ở tuổi 16-18, cả em nam và em nữ đều bắt đầu có xúc cảm thân thể tương đối
rõ, có ám ảnh về tình dục, nhưng các em lại rất thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản
nên khi bị quấy rối, lạm dụng tình dục thì không biết phòng vệ. Trong khi, phần lớn
“yêu râu xanh” lại là người hàng xóm của bé gái (chiếm 54,8%), tiếp theo là người
không quen biết với gia đình và trẻ (35,5%), sau đó là bạn cùng trang lứa, và có cả
người trong gia đình bé gái.
3.4. Đối với chính quyền và các ban ngành, đoàn thể


9


Chính quyền thành phố Huế và các phường thuộc thành phố Huế nên chủ động
phối hợp với MTTQ thành phố và các đoàn thể chính trị xã hội để gắn vào hoạt
động của các tổ chức này việc động viên nhân dân thi đua thực hiện cuộc vận động
“toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư” và cuộc vận động xây
dựng nông thôn mới, xây dựng xã phường phù hợp với trẻ em, không có tình trạng
quấy rối, xâm hại tình dục trẻ em.
Sự vào cuộc của các phương tiện thông tin đại chúng cũng rất cần thiết, góp
phần không nhỏ trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về
phòng, chống quấy rối, xâm hại tình dục trẻ em, tạo hiệu ứng xã hội trong việc bảo
vệ trẻ em khỏi nguy cơ bị quấy rối, xâm hại tình dục và các nguy cơ khác.

10


C. KẾT LUẬN
Trong những năm gần đây, công tác đẩy lùi các hành vi quấy rối, xâm hại tình
dục trẻ em đã được các cơ quan ban ngành trên địa bàn thành phố Huế thực hiện
nghiêm túc và đạt được những kết quả cao. Hệ thống tiếp nhận thông tin và tư vấn
về bảo vệ, chăm sóc, trợ giúp pháp lý cho trẻ em được hình thành và phát triển ở
Trung ương và một số địa phương (trong đó có thành phố Huế). Các trung tâm tư
vấn, trợ giúp pháp lý trên địa bàn thành phố đã thực hiện tốt việc can thiệp, tư vấn
cho nhiều trẻ em bị quấy rối, xâm hại tình dục; không ít đối tượng có hành vi quấy
rối, xâm hại tình dục trẻ em đã bị các cơ quan hữu quan điều tra, bắt giữ và chuyển
cho cơ quan có thẩm quyền xử lý. Cục Bảo vệ, Chăm sóc trẻ em từ năm 2004 đến
nay đã duy trì, phát huy khá tốt đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em (qua tổng đài
18001567). Hệ thống tiếp nhận thông tin về an ninh trật tự được công an tuyến

phường trên địa bàn thành phố triển khai nghiêm túc, có lực lượng thường trực để
tiếp nhận, giải quyết các tin báo tố giác, các vụ quấy rối, xâm hại tình dục trẻ em
cũng như các nguy cơ khác đối với trẻ em xảy ra trên địa bàn.
Việc đẩy lùi những hành vi quấy rối, xâm hại tình dục trẻ em là nhiệm vụ chung và
không bao giờ được dừng lại, để hạn chế tình trạng tội phạm quấy rối, xâm hại tình
dục trẻ em ngày càng gia tăng trên địa bàn thành phố với những hậu quả khôn
lường, chúng ta cần tiến hành xây dựng và hoàn thiện hệ thống bảo vệ trẻ em bằng
các biện pháp tuyên truyền, giáo dục ý thức cảnh giác, phát hiện sớm, tự phòng
ngừa các hoạt động xâm hại tình dục và hỗ trợ tư vấn pháp lý khi cần thiết là một
biện pháp cần làm. Khi bị xâm hại tình dục, nạn nhân và gia đình phải trình báo
ngay cho cơ quan công an các phường, công an thành phố để được hỗ trợ tư vấn,
giải quyết tránh để lọt tội phạm.

11


Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….

12


PHỤ LỤC
4.1 Tài liệu tham khảo
1.
Đào Xuân Dũng (2000), Giáo dục giới tính vì sự phát triển của thiếu niên,
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội..
2.

Lê Hà (2008), Những điều cần biết về tuổi dậy thì, Nhà xuất bản Văn hóa
thông tin, Hà Nội.
3.
Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2007), Tư vấn giới tính sức khỏe tuổi vị thành niên,
Nhà xuất bản Phụ Nữ, Hà Nội.
4.
L.X VuWgotxky (1997), Tuyển tập tâm lý học, nhà xuất bản đại học quốc
gia Hà Nội, dịch giả Nguyễn Đức Hưởng, Nguyễn Diệu Hoa, Phan Trọng Ngọ.
5.
Website: www.molisa.gov.vn/
6.
Website: />7.
Website: />8.
Website: />9.
Website: />10. Website: />
13



×