Phương pháp nghiên cứu khoa học
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN
***
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG
CỦA SINH VIÊN KINH TẾ TẠI
KÍ TÚC XÁ 43-45 NGUYỄN CHÍ
THANH
Giảng viên hướng dẫn: Nhóm giáo viên bộ môn
Nhóm sinh viên thực hiện: NHÓM 1
1. Hoàng Lê Dân_DT1
2. Võ Thị Hồng Diễm_DT1( nhóm trưởng)
3. Đậu Đình Đông_DT1
4. Võ Thành Long_DT1
5. Trần Lê Thùy Trang_DT1
Lớp KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ 1 Khóa 33
Nhóm 1 – DT1 Trang 1
Phương pháp nghiên cứu khoa học
TP. Hồ Chí Minh, năm 2009
MỤC LỤC
I. Đặt vấn đề ………………………………………………………………………… 1
1. Tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu ……………………………………… 1
2. Phạm vi nghiên cứu …………………………………………………………. 1
3. Lợi ích ……………………………………………………………………… 1
II. Mục tiêu nghiên cứu ………………………………………………………………… 2
1. Tổng quát ……………………………………………………………………. 2
2. Cụ thể ……………………………………………………………………… 2
III. Câu hỏi nghiên cứu ………………………………………………………………… 2
1. Câu hỏi nghiên cứu tổng quát ……………………………………………… 2
2. Câu hỏi nghiên cứu cụ thể ………………………………………………… 2
IV. Tổng quan tài liệu và cơ sở lý thuyết ……………………………………………… 3
1. Các lý thuyết liên quan đề tài ……………………………………………… 3
2. Các đề tài nghiên cứu liên quan …………………………………………… 4
3. Nguồn và cách thu thập các loại số liệu …………………………………… 4
V. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………………… 4
1. Giả thuyết nghiên cứu ……………………………………………………… 4
2. Phương pháp ………………………………………………………………… 5
Nhóm 1 – DT1 Trang 2
Phương pháp nghiên cứu khoa học
I. Đặt vấn đề:
Trường đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh là một trong những
trường có số lượng sinh viên thuộc hàng cao nhất ở khu vực TP.HCM. Do
đó, số lượng sinh viên có nhu cầu muốn ở trong kí túc xá ( KTX) cũng theo
đó mà tăng theo hàng năm nhưng điều này cũng kéo theo chất lượng của
KTX của nhà trường nói chung và KTX 43-45 Nguyễn Chí Thanh nói riêng
lại giảm đi. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập cũng như ảnh
hưởng tới cuộc sống sinh hoạt và học tập hằng ngày của sinh viên. Vì vậy,
nhóm chúng tôi quyết định thực hiện đề tài “NGHIÊN CỨU SỰ HÀI
LÒNG CỦA SINH VIÊN KINH TẾ TẠI KÍ TÚC XÁ 43-45 NGUYỄN
CHÍ THANH”
1. Tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu:
- Tìm hiểu cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày của sinh viên
tại KTX.
- Đánh giá chất lượng KTX để kịp thời khắc phục cũng như
sửa chữa.
2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Để nghiên cứu đề tài các thông tin sẽ được
thu thập trực tiếp ở KTX 43-45 Nguyễn Chí Thanh.
- Về thời gian: Việc nghiên cứu thu thập số liệu sẽ được thực
hiện từ tháng 11/2009 đến tháng 12/2009
3. Lợi ích :
Nhóm 1 – DT1 Trang 3
Phương pháp nghiên cứu khoa học
Giúp chúng ta hiểu được phần nào cuộc sống sinh hoạt và học
tập của sinh viên tại KTX. Qua đó phần nào đánh giá được những khó
khăn và thuận lợi để có một cái nhìn tổng quát hơn về KTX để có thể
nhanh chóng phát huy những mặt tốt cũng như khắc phục kịp thời
những mặt hạn chế nhằm tạo một môi trường thuận lợi cho sinh viên
trong học tập và sinh hoạt.
II. Mục tiêu nghiên cứu:
1. Tổng quát:
• Đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng kí
túc xá 43-45 NGUYỄN CHÍ THANH.
2. Cụ thể:
• Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh
viên về chất lượng kí túc xá 43-45 NGUYỄN CHÍ THANH
• Đề xuất một số định hướng giải pháp để nâng cao chất
lượng kí túc xá trong thời gian tới.
III. Câu hỏi nghiên cứu:
1. Câu hỏi nghiên cứu tổng quát:
Sinh viên có hài lòng với chất lượng của KTX Nguyễn Chí Thanh hay
không ?
2. Câu hỏi nghiên cứu cụ thể:
- Sinh viên có hài lòng về giá cả tại KTX hay không ?
- Sinh viên có hài lòng với cơ sở hạ tầng và trang thiết bị của
KTX hay không ?
- Nhu cầu của sinh viên tại KTX có được đáp ứng đầy đủ hay
không?
- Năng lực nhân viên phục vụ tại KTX như thế nào ?
- Nhà trường có quan tâm đến đời sống sinh viên hay không?
Nhóm 1 – DT1 Trang 4
Phương pháp nghiên cứu khoa học
IV. Tổng quan tài liệu và cơ sở lý thuyết:
1. Các lý thuyết liên quan đề tài :
- Lý thuyết độ thỏa dụng sử dụng mô hình Parasuraman.
Lý thuyết độ thỏa dụng:
Lý thuyết về sự lựa chọn của người tiêu dùng : Có sự đánh
đổi trong lựa chọn của người tiêu dùng nhằm đạt mức thỏa dụng cao
nhất với mức chi phí nhất định.
Hữu dụng: là sự thỏa mãn của một người nhận được khi
tiêu dùng một loại hàng hóa hay dịch vụ nào đó. Hữu dụng mang tính
chủ quan.
Tổng hữu dụng (TU: Total Utility): là tổng mức thỏa mãn
đạt được khi ta tiêu thụ một số lượng sản phẩm, nhất định trong mỗi
đơn vị thời gian.
Hữu dụng biên: là sự thay đổi trong tổng hữu dụng khi thay
đổi 1 đơn vị sản phẩm tiêu dùng trong mỗi đơn vị thời gian( với điều
kiện các yếu tố khác không đổi)
(Trích dẫn :Tác giả Dennis C. McCornac)
Mô hình Parasuraman:
Để có thể thực hành được, Parasuraman đã cố gắng xây dựng thang
đo dùng để đánh gía chất lượng trong lĩnh vực dịch vụ, theo ông bất
kỳ dịch vụ nào chất lượng cũng được khách hàng cảm nhận dựa
trên:
- Mức độ tin cậy
- Các phương tiện hữu hình.
Nhóm 1 – DT1 Trang 5
Phương pháp nghiên cứu khoa học
- Khả năng đáp ứng
- Năng lực phục vụ
- Sự cảm thông
- Giá cả
(Trích dẫn : Tác giả: ThS. Võ Khánh Toàn(MBA-12) )
2. Các đề tài nghiên cứu liên quan:
Trước đây đã có một số ngiên cứu cũng như kiểm tra về tình
hình sinh hoạt của sinh viên tại kí túc xá này và đã có một số thay đổi để
phần nào cải thiện tình hình chất lượng của kí túc xá. Tuy những ngiên cứu
đó đã lâu nên chưa cập nhật được thực trạng hiện tại nhưng cũng phần nào
đánh giá được chất lượng của kí túc xá.
3. Nguồn và cách thu thập các loại số liệu
- Số liệu thứ cấp: đọc, nghiên cứu, phân tích số liệu từ
sách, báo trên internet có liên quan đến đề tài sau đó rút ra
kết luận
- Nguồn:
1.Tác giả: ThS. Võ Khánh Toàn(MBA-12)
Ngày đăng 30/11/2008
Thời gian truy cập 18/9/2009
/> 2.Tác giả: ThS. Võ Khánh Toàn(MBA-12)
Ngày đăng 30/11/2008
Thời gian truy cập 18/9/2009
/> 3.Hướng dẩn phương pháp nghiên cứu khoa học
Nhóm 1 – DT1 Trang 6
Phương pháp nghiên cứu khoa học
Ngày đăng 16/7/2008
Thời gian truy cập 21/9/2009
/>khoa-hc
4.Hướng dẩn phương pháp nghiên cứu khoa học
Ngày đăng 16/7/2008
Thời gian truy cập 21/9/2009
/>V. Phương pháp nghiên cứu:
1. Giả thuyết nghiên cứu:
Sinh viên khá hài lòng với cơ sở hạ tầng, trang thiết bị
tại KTX.
Tình hình an ninh trật tự ở kí túc xá là khá tốt.
Chất lượng thức ăn canteen chưa đáp ứng đúng nhu cầu
của sinh viên.
Vệ sinh ở KTX là khá sạch
Ban quản lý luôn quan tâm tới đời sống của sinh viên
2. Phương pháp:
- Điều tra trực tiếp.
- Thống kê mô tả.
- Thống kê so sánh.
Chọn biến:
Biến số Những thuộc tính
Tính hữu
HH1 Trang thiết bị hiện đại ( điện , nước, net , .)
HH2
Cơ sở vật chất của KTX khang trang
( phòng , toilet , nơi phơi đồ , bãi giữ xe rộng, phòng
học chung )
Nhóm 1 – DT1 Trang 7
Phương pháp nghiên cứu khoa học
hình
Khả năng
đáp ứng
DU Dịch vụ y tế , căn tin , giữ xe , bảo vệ ,
vệ sinh, an ninh rất kịp thời đáp ứng nhu cầu của sinh
viên.
Năng lực
phục vụ
NL
Nhân viên canteen – bảo vệ - vệ sinh luôn phục vụ rất
tốt. ( nhiệt tình )
Mức độ tin
cậy
TC
KTX thực hiện đúng cam kết đối với sinh viên ( cải
tạo, sửa chữa cơ sở vật chất )
Sự cảm
thông
CT
Ban quản lý và nhà trường rất quan tâm đến đời sống
sinh viên tại KTX
Giá cả
GC
Giá cả các dịch vụ hoàn toàn phù hợp với sinh viên
Giả thuyết mô hình :
Giả thuyết rằng giữa hài lòng khách hàng và các thành phần (mức độ
đáp ứng , năng lực phục vụ, mức độ tin cậy, mức độ đồng cảm, phương tiện
hữu hình ) của chất lượng dịch vụ có mối quan hệ đồng biến.
Giả thuyết rằng giữa gía cả và hài lòng khách hàng có quan hệ nghịch
biến.
Khi gía cả được khách hàng cảm nhận cao hoặc thấp thì mức độ hài
lòng của khách hàng sẽ giảm hoặc tăng tương ứng
Chọn mẫu: mẫu xác suất ngẫu nhiên đơn giản.
Cách tính cỡ mẫu :
*Tổng thể : 800 người.
*Phạm vi sai số: 7% nên d= ±0,07 là khoảng tin cậy mong muốn mà ta kì
vọng
*Dự đoán tỷ lện sinh viên hài lòng KTX p = 70% , suy ra :
q = 100% - 70% = 30%
*Mức ý nghĩa: 5% ( mức tin cậy 95%), suy ra
Z
α/2=1,96
Nhóm 1 – DT1 Trang 8
Phương pháp nghiên cứu khoa học
Z
α/2
= 1,96 : mức tin cậy 95% để ước lượng khoảng tin cậy mà ta kì vọng.
*pq = Chỉ thị độ biến thiên của mẫu.
*Công thức tính: δ
p = = =
Mà công thức tính: δ
p =
↔ n = = =165 .
Vậy cỡ mẫu cần điều tra là 165 người.
Cách đo lường dữ liệu:
- Thang đo thứ bậc.
- Thang đo cho điểm likert
- Thang đo cho điểm phân loại giản đơn
Cách thức thu thập dữ liệu
Số liệu sơ cấp : Điều tra trực tiếp từ bảng câu hỏi.
PHỤ LỤC THAM KHẢO
1. Khoa kinh phát triển. (2009). Tài liệu giảng dạy Phương pháp nghiên cứu
kinh tế. Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
2. Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc. (2005). Phân tích dữ liệu nghiên
cứu với SPSS. TP.HCM. NXB Thống Kê.
3. Bài viết về “Chất lượng dịch vụ, giá cả và sự hài lòng khách hàng”
Tác giả: ThS. Võ Khánh Toàn(MBA-12)
Ngày đăng 30/11/2008
Thời gian truy cập 18/9/2009
Link />4. Bài viết “Hành vi người tiêu dùng”
Tác giả : Dennis C. McCornac
Phiên dịch : Hiếu Hạnh, Hiệu Đính, Văn Thanh
Ngày đăng 09/03/2006
Thời gian truy cập 27/9/2009
Nhóm 1 – DT1 Trang 9
Phương pháp nghiên cứu khoa học
Link />5. Hướng dẩn phương pháp nghiên cứu khoa học
Ngày đăng 16/7/2008
Thời gian truy cập 21/9/2009
Link />6. Bài viết: Lý thuyết về sự lựa chọn đăng ngay 31/10/2006
Tác giả John Kane
Người dịch: Nguyễn Hương Lan
Ngày đăng: 31/10/2006
Thời gian truy cập 09/10/2009
Link />PHIẾU ĐIỀU TRA
Chúng tôi là nhóm sinh viên trường ĐH Kinh Tế TPHCM, đang tiến
hành nghiên cứu đề tài: “NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH
VIÊN KINH TẾ TẠI KÍ TÚC XÁ 43-45 NGUYỄN CHÍ THANH”. Mục
đích của đề tài chúng tôi nhằm khảo sát sự hài lòng của sinh viên tại KTX,
từ đó nhóm chúng tôi có thể đưa ra những nhận xét hay đánh giá để gửi tới
nhà trường để có thể có những sửa chữa hay thay thế nhằm tạo một môi
trường học tập tốt nhất cho các bạn sinh viên.
Thông tin cá nhân
Tên :………………………… Nam Nữ
Lớp :………… … Khoa:…… Khóa:……….
Phòng:……………
Nhóm 1 – DT1 Trang 10
Phương pháp nghiên cứu khoa học
Địa chỉ liên lạc:………………………………………………….
Số điện thoại:……………………………………………………
Câu hỏi điều tra:
Bạn vui lòng đánh giá khách quan các nội dung sau đây theo các các mức độ
1. Hoàn toàn phản đối 2.Phản đối 3.Bình thường 4.Đồng ý 5.Hoàn toàn
đồng ý
MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ CỦA BẠN CHO THEO THANG ĐIỂM TỪ HOÀN TOÀN PHẢN
ĐỐI (1) TỚI HOÀN TOÀN ĐỒNG Ý (5)
(đánh dấu (x) vào ô chọn)
A. CÁC PHƯƠNG TIỆN HỮU HÌNH
1 2 3 4 5
1
Phòng ở của bạn tại KTX rất rộng
2
Trang thiết bị trong phòng (điện, nước, quạt, giường, internet, toilet…)
được cung cấp rất đầy đủ
3
Vị trí và diện tích phơi đồ rất thuận tiện và rộng rãi
B. KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG
4
Dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe của KTX được đáp ứng rất đầy đủ cho
nhu cầu của sinh viên
5
Nơi giữ xe rất rộng rãi
6
Nơi giữ xe rất an toàn
7
Tình hình an ninh (mất trộm, đánh nhau, cờ bạc….) được giải quyết rất
tốt
8
Dịch vụ ăn uống, giải khát (canteen) trong KTX rất phù hợp với nhu
cầu sinh viên
9
Khu vực vệ sinh chung (hành lang, cầu thang, canteen….) luôn được
thường xuyên quét dọn
C. NĂNG LỰC PHỤC VỤ
10
Bảo vệ rất nhiệt tình với công việc
Nhóm 1 – DT1 Trang 11
Phương pháp nghiên cứu khoa học
11
Nhân viên của canteen rất vui vẻ khi phục vụ
12
Nhân viên vệ sinh rất nhiệt tình với công việc
13
Bảo vệ rất hay đi kiểm tra tình hình trong KTX
D. MỨC ĐỘ TIN CẬY
14
Khi cơ sở vật chất ( giường, quạt, bóng đèn, máy tính chung ) hư hỏng
thì KTX luôn giữ đúng thời gian hẹn ngày sữa chữa
15
Bạn có tin tưởng vào lời cam kết của nhân viên KTX
E. SỰ CẢM THÔNG
16
Nhà trường thường xuyên cử người đến KTX hỏi thăm và nghe ý kiến
của sinh viên về cuộc sống ở KTX
17
Ban quản lý KTX thường xuyên tổ chức những buổi nói chuyện, lắng
nghe để biết những nhu cầu Sinh viên
F. GIÁ CẢ
18
Giá thuê phòng hàng tháng hoàn toàn phù hợp với sinh viên
19
Giá cả Canteen hoàn toàn phù hợp với sinh viên
20
Giá giữ xe hoàn toàn phù hợp với túi tiền sinh viên
Cảm ơn các bạn đã đóng góp ý kiến quý báu.
Nhóm 1 – DT1 Trang 12
Phương pháp nghiên cứu khoa học
ĐÁNH GIÁ SỰ ĐÓNG GÓP THÀNH VIÊN TRONG
NHÓM
Thông qua quá trình làm việc của mỗi thành viên trong thời gian qua
và buổi họp nhóm ngày 27/10/2009. Đã có kết quả như sau:
1. Bạn Hoàng Lê Dân đóng góp 100% khả năng, năng lực và sự nhiệt
tình của mình.
2. Bạn Võ Thị Hồng Diễm đóng góp 100% khả năng, năng lực và sự
nhiệt tình của mình.
3. Bạn Đậu Đình Đông đóng góp 70% khả năng, năng lực và sự nhiệt
tình của mình.
4. Bạn Võ Thành Long đóng góp 100% khả năng, năng lực và sự nhiệt
tình của mình.
5. Bạn Trần Lê Thùy Trang đóng góp 100% khả năng, năng lực và sự
nhiệt tình của mình.
Nhóm 1 – DT1 Trang 13