Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Hiệu ứng nhà kính hiện tương xâm nhập mặn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (572.25 KB, 29 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
KHOA MÔI TRƯỜNG
MÔN HÓA HỌC MÔI TRƯỜNG
----***----

Tiểu luận
Đề tài: Nghiên cứu hiện tượng Hiệu ứng nhà kính –
Hệ quả xâm nhập mặn ở Đồng bằng Sông Cửu Long

GVHD: TS. Vũ Đức Toàn
Nhóm SV: Trịnh Thị Hòa
Vũ Thị Thủy
Lê Thị Vân Anh


Hà Nội, ngày 1 tháng 3 năm 2016

Mục Lục
A – Phần mở đầu
1.
2.
3.
4.
5.

Tính cấp thiết của đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu


B – Nội dung
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1. Mô tả cơ sở lý thuyết về Hiệu ứng nhà kính và hiện tượng xâm

nhập mặn.
2. Đánh giá tổng quan về các nghiên cứu về vấn đề Hiệu ứng nhà
kính và hiện tượng xâm nhập mặn đã có từ trước.
Chương 2: Đánh giá vấn đề nghiên cứu
1. Thực trạng Hiệu ứng nhà kính ở Việt Nam
2. Hệ quả của Hiệu ứng nhà kính - xâm nhập mặn ở Đb. Sông Cửu

Long
Giới thiệu sơ lược về Đb. Sông Cửu Long
Hiệu ứng nhà kính ở Đb. Sông Cửu Long
Tình hình xâm nhập mặn ở ĐBSCL
Nguyên nhân của xâm nhập mặn
Hậu quả của xâm nhập mặn
2.6 Dự báo xâm nhập mặn ở ĐBSCL
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5


Chương 3: Giải pháp giảm thiểu hệ quả của Hiệu ứng nhà kính – Hiện
tượng xâm nhập mặn.
C – Kết luận
D - Tài liệu tham khảo


A – Phần Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, vấn đề bảo vệ môi trường đã và đang là vấn đề được cả
thế giới đặc biệt quan tâm trong xu thế tiến tới quá trình phát triển bền
vững. Nhiều lĩnh vực trong môi trường đã được nghiên cứu, một trong
số đó là hiện tượng hiệu ứng nhà kính.


Các nghiên cứu cho thấy hiện tượng hiệu ứng nhà kính đang là một
vấn đề phổ biến, diễn ra hết sức phức tạp gây ra nhiều hậu quả nghiêm
trọng, và đang có xu hướng ra tăng đáng báo động, là vấn đề mang tính
toàn cầu.
Đặc biệt, Việt Nam đứng thứ 5 trong danh sách các nước bị ảnh
hưởng bởi khí hậu toàn cầu. Vị trí địa lý của Việt Nam khiến Việt Nam
rất dễ bị tổn thương trước những biến đổi khí hậu cả về hình thái khí
hậu khi mực nước biển tăng, lẫn diện tích đất canh tác sẽ bị thu hẹp.
Nếu không có những biện pháp phù hợp và hiệu quả để giảm thiểu tác
hại của biến đổi khí hậu, hậu quả sẽ là khôn lường.
Một trong những hệ quả nghiêm trọng của hiệu ứng nhà kính là hiện
tượng xâm nhập mặn, hiện tượng đang diễn ra phổ biến ở Việt Nam.
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất thấp ven biển, là vùng sản
xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản quan trọng nhất Việt Nam, đây
cũng là vùng bị tác hại nặng nề nhất do hiệu ứng nhà kính gây ra. Trong
các tháng mùa khô, nhiều tỉnh vùng Đb.Sông Cửu Long đang bị xâm
nhập mặn sâu, làm thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, nhiều khu vực
thiếu nước sinh hoạt…
Vì vậy, nhóm chúng tôi đã chọn nghiên cứu về hiện tượng hiệu ứng
nhà kính và hệ quả của hiệu ứng nhà kính – xâm nhập mặn.


2. Mục đích
-

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài:
Tìm hiểu về hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
Tìm hiểu về thực trạng, nguyên nhân, hệ quả của hiệu ứng nhà kính
– hiện tượng xâm nhập mặn ở đb.Sông Cửu Long.
Từ đó đánh giá các tác động mà hiện tượng hiệu ứng nhà kính – xâm

-

nhập mặn gây ra và đưa ra những giải pháp giảm thiểu phù hợp.
Nhằm nâng cao nhận thức, đặc biệt là thế hệ sinh viên trong việc bảo
vệ môi trường, giảm thiểu các hành vi gây biến đổi khí hậu.


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu:
- Hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
- Hệ quả của hiệu ứng nhà kính: Xâm nhập mặn.
 Phạm vi nghiên cứu:

Ở Việt Nam và đặc biệt là khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
4. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu.
 Phương pháp đánh giá thực trạng và các số liệu thu thập được.
5. Nội dung nghiên cứu
Bài tiểu luận sau đây trình bày những nghiên cứu đã và đang
thực hiện về hiện tượng hiệu ứng nhà kính và những giải pháp giảm
thiểu tác động đã có về hiện tượng hiệu ứng nhà kính và hệ quả xâm

nhập mặn; những đánh giá của nhóm về thực trạng của đề tài nghiên
cứu ở Việt Nam nói chung và Đb.Sông Cửu Long và đề xuất những
giải pháp thực hiện để giảm thiểu hệ quả hiện tượng xâm nhập mặn
ở khu vực này.

B – Nội dung
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1. Mô tả cơ sở lý thuyết về hiệu ứng nhà kính và hiện tượng xâm nhập mặn.
1.1 Hiệu ứng nhà kính
1.1.1 Định nghĩa:

Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng lớp khí quyển bao quanh
Trái Đất (lớp kính) giữ lại một phần năng lượng Mặt Trời dưới
1.1.2

dạng nhiệt và làm nhiệt độ của nhà kính nóng lên.
Nguyên nhân:


Các thành phần có trong khí quyển có ảnh hưởng tới sự phản
xạ nhiệt từ Trái Đất vào vũ trụ và làm nóng lớp khí ở gần bề mặt
Trái Đất, được gọi là các ”khí nhà kính”. Đó là các thành phần
dạng khí trong khí quyển có khả năng hấp thụ tia song dài và sau
đó lại nhả hấp thụ.
Coi khí quyển bao quanh Trái Đất như một lớp kính. Để đến
được bề mặt Trái Đất, năng lượng Mặt Trời (năng lượng tia sáng)
phải đi qua lớp không khí dày (trong suốt như kính). Một phần
năng lượng Mặt Trời đến Trái Đất được giữu lại nhờ các quá
trình vật lý, hóa học, sinh học tự nhiên. Một phần được phản xạ
về vũ trụ. Bức xạ nhiệt từ Trái Đất phản xạ lại phần lớn là bức xạ

sóng dài, khó xuyên qua lớp khí quyển và bị hấp thụ lại bởi một
số thành phần có trong khí quyển là khí nhà kính. Lượng nhiệt
này bị giữ lại và làm cho nhiệt độ bên trong “nhà kính” tăng lên.
Các loại khí nhà kính bao gồm:
• Khí nhà kính tự nhiên: Hơi nước, CO2 .
• Khí nhà kính nhân tạo: CH4 , O3, N2O, CO và CFC.
1.1.3 Những tác động của Hiệu ứng nhà kính:
 Tác động tích cực:
Hiệu ứng nhà kính tự nhiên duy trì nhiệt độ thích hợp cho sự sống và
cân bằng sinh thái, bảo đảm hoạt động cho các vòng tuần hoàn tự nhiên.
255ºK (-18ºC) Hiệu ứng nhà kính
288ºC (+15ºC)


 Tuy nhiên trong hơn một thế kỷ qua, các hoạt độn g nhân tạo đã thải ra

một lượng rất lớn khí ô nhiễm, làm thay đổi thành phần khí quyển, tăng
hàm lượng các khí nhà kính (đặc biệt là CO2), dẫn tới sự gia tăng quá
mức hiệu ứng nhà kính tự nhiên vốn đã được duy trì trong suốt hàng
triệu năm. Cân bằng nhiệt giữa năng lượng Mặt Trời đến Trái Đất
không thay đổi và năng lượng phản xạ từ Trái Đất bị chuyển dịch dẫn
tới sự tăng nhiệt độ Trái Đất trên qui mô toàn cầu, kéo theo hàng loạt
những tác động không tích cực, làm nhiệt độ trái đất tăng lên gây ra
những hậu quả nghiêm trọng.
• Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi


trường sống của con người và các sinh vật trên Trái Đất.
Trái Đất ấm lên làm biến đổi sự bốc hơi nước ổn định vốn có trên


Trấi Đất.
• Mất cân bằng nhiệt của Trái Đất và vũ trụ.
• Sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các
vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển.
• Thay đổi trong tuần hoàn gió, tăng tốc độ bốc hơi nước, ảnh hưởng
tới lượng mưa toàn cầu. Tuy nhiên tần suất và mức độ thay đổi sẽ rất
khác nhau giữa các khu vực, dẫn tới tác động lên hệ thực vật và làm
khô đất do sự bốc hơi nước tăng, ảnh hưởng tới năng suất cây trồng,
dịch chuyển các vùng cực của thảm thực vật.
• Tăng các quá trình chuyển hóa sinh học làm mất sự cân bằng về
lượng và chất trong cơ thể sống, tăng thêm bệnh tật cho con người…
1.2 Hiện tượng xâm nhập mặn
1.2.1 Định nghĩa
 Xâm nhập mặn là một hệ quả của Hiệu ứng nhà kính.
 Theo Nguyễn Chu Hồi (2001), sự xâm nhập mặn của nước biển sông

được giải thích là do mùa khô, nước sông cạn kiệt khiến nước biển theo
các sông, kênh dẫn tràn vào gây mặn. Nhưng bên cạnh đó, những vùng
đất ven biển cũng có nguy cơ nhiễm mặn do thẩm thấu hoặc do tiềm
sinh.
1.2.2 Biểu hiện của xâm nhập mặn


Hiện tương nước biển xâm lấn vào đất liền làm độ mặn tăng lên vượt
ngưỡng cho phép khiến cho vùng đất đó bị biến đổi về nhiều tính chất vật
lý, hóa học, sinh học dẫn tới sự thay đổi của nhiều quá trình tự nhiên.
2. Đánh giá tổng quan về các nghiên cứu về vấn đề Hiệu ứng nhà kính và

hiện tượng xâm nhập mặn đã có từ trước.
2.1 Các nghiên cứu về hiệu ứng nhà kính đã có

Hiệu ứng nhà kính , xuất phát từ Effet de serre trong tiếng Pháp, do nhà
toán học người Pháp Jean Baptiste Joseph Fourier lần đầu tiên đặt tên vào năm
1824 thông qua một vụ nổ mạnh trong khí quyển làm nhiệt độ của một vùng
tăng lên.
Năm 1827, Jean Fourier đưa ra nguyên lý giải thích hiện tượng hiệu ứng
nhà kính gây được sự quan tâm lớn của giới khoa học. Hiệu ứng nhà kính dùng
để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia sáng mặt trời, xuyên qua
các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính, được hấp thụ và phân tán trở lại thành
nhiệt lượng cho bầu không gian bên trong dẫn đến việc sưởi ấm toàn bộ không
gian bên trong chứ không phải chỉ ở những chỗ được chiếu sáng. Qua nghiên
cứu, các nhà khoa học giải thích : Hiệu ứng nhà kính là hiệu ứng làm cho
không khí của Trái Đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn của Mặt Trời có thể
xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất, mặt đất hấp thụ nóng lên lại
bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu làm cho không khí nóng lên.
CO2 trong khí quyển giống như một tầng kính dày bao phủ Trái Đất, làm cho
Trái Đất không khác gì một nhà kính lớn.
Các nhà máy công nghiệp cùng các hoạt động của con người đã thải ra 1
lượng lớn các khí độc vào môi trường, các khí này tạo thành bức tường ngăn
cản các tia bức xạ từ trái đất vào khí quyển. Từ đó trái đất nóng dần lên và quá
trình trái đất ấm dần lên sẽ vẫn tiếp diễn cho đến khi nào các khí thải gây hiệu
ứng nhà kính do con người tạo ra mà đa phần là cacbonđioxit sinh ra từ quá
trình đốt cháy nhiêu liệu hóa thạch còn tích tụ trong bầu khí quyển.
Theo Trung tâm Dữ liệu Khí hậu quốc gia Mỹ, nửa đầu năm 2006 là giai
đoạn khí hậu toàn cầu ấm nhất kể từ khi cơ quan này đi vào hoạt động năm


1895. Bầu khí quyển Trái Đất đang nóng lên với tốc độ nhanh hơn bao giờ hết
do lượng khí CO2 thải vào khí quyển đã ở mức cao nhất trong vòng 650 ngàn
năm qua. 5 năm nóng kỷ lục kể từ năm 1890 đều diễn ra trong 10 năm trở lại
đây.

Tiểu ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của LHQ cho biết nhiệt độ toàn
cầu trong thế kỷ 20 trung bình tăng 0,55ºC, nhiệt độ toàn cầu dự báo sẽ tiếp tục
tăng 2 đến 50ºC trong thế kỷ 21 này kèm theo những hậu quả rất nặng nề cho
con người và môi trường.

Chương 2: Đánh giá vấn đề nghiên cứu
1. Thực trạng Hiệu ứng nhà kính ở Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam châu Á chịu ảnh
hưởng của vùng gió mùa, khí hậu nóng và ẩm rất đặc trưng. Việt Nam có một bờ
biển dài 3.444 km nhìn ra Thái Bình Dương. Việt Nam hiện nay khoảng 90 triệu
người, mật độ dân số cao ở các vùng tập trung nguồn nước như các châu thổ sông
Hồng, sông Cửu Long và các cửa sông, cửa biển dọc theo miền Trung. Hoạt động
sản xuất chính ở Việt Nam là nông nghiệp, thuỷ hải sản và diễn ra chủ yếu ở vùng
nông thôn, vùng núi và vùng ven biển. Hầu hết các thiên tai gây thiệt hại cho sản
xuất và đời sống ở Việt Nam đều có liên quan với sự bất thường của khí hậu và
nguồn nước (Tuấn, 2009).
Việt Nam là một trong các nước chịu nhiều tác động của hiệu ứng nhà kính.
Dưới đây là một số phác thảo về kịch bản Biến đổi khí hậu ở Việt Nam đã
được công bố tại Hội thảo Biến đổi khí hậu toàn cầu và giải pháp ứng phó của
Việt Nam tại Hà Nội tháng 2/2008, được tóm tắt bởi bảng số liệu dưới đây:

Bảng 1.Thông báo quốc gia về Biến đổi khí hậu ở Việt Nam (so với năm 1990)
Năm
2010
2050
2100

Nhiệt độ tăng thêm()
Mực nước biển tăng thêm(cm)

0,3-0,5
9
1,1-1,8
33
1,5-2,5
45
Nguồn: Nguyễn Khắc Hiếu 2008


-

Tần suất và cường độ các hiện tượng mưa bão, mưa lớn, nhiệt độ cao, hạn hán
ở Việt Nam tăng nhiều hơn trong thập niên vừa qua.
Tần suất và cường độ El Nion(hiện tượng gây nắng nóng và hạn hán ở
Việt Nam) tăng lên rõ rệt trong những năm cuối thế kỉ trước và đầu những năm
thế kỉ này.

-

-

Tại các vùng núi cao có hiện tượng băng giá và sương muối xuất hiện muộn
hơn, thời tiết lạnh và thất thường hơn. Những đợt rét lạnh rét hại kéo dài dã
khiến gia súc chết cóng, trẻ em mắc các loại bệnh về hô hấp, ảnh hưởng lớn
đến sức khỏe của người dân. Trong đợt rét kỉ lục năm 2008, một đợt lạnh kéo
dài 38 ngày, nhiệt độ kéo xuống dưới 10, thậm chí có nhiều nơi âm 2 độ. Thiệt
hại 60 ngàn con bò chết, 100 ha lúa bị mất trắng, tổng thiệt hại ước tính 300
triệu đồng.
Hiện tượng nước biển dâng cao
Việt nam nằm trong top 5 nước đứng đầu thế giới dễ bị tổn thương nhất

do biến đổi khí hậu. Nếu mực nước biển tăng 1m ở Việt Nam sẽ mất 5
diện tích đất đai, 11người mất nhà cửa, giảm 7 sản lượng nông nhiệp và
10 thu nhập quốc nội GDP. Nếu mực nước biển dâng lên 3-5m thì điều
này đồng nghĩa với việc “có thể xảy ra thảm họa” ở Việt Nam.
Bảng 3. Kịch bản nước biển dâng ở Việt Nam so với năm 1990
Kịch bản/Năm
2050
2100
A1F1
13,7
13,7
A2
12,5
12,5
A1B
13,3
13,3
B2
12,8
12,8
A1T
12,7
12,7
B1
13,4
13,4
Nguồn: Nguyễn Khắc Hiếu, 2008, chú ý số liệu chưa tính đến biên độ sụt hạ
địa chất địa phương.

Theo tính toán của Bộ tài nguyên và Môi trường thì vào cuối thế kỷ 21

đồng bằng sông Cửu Long sẽ có diện tích bị ngập khoảng 5.133 km2 (tương
đương với 12,8% diện tích); 7.580 km2 (tương đương với 19,0% diện tích) và
15.116 km2 (tương đương với 37,8% diện tích), tương ứng với các kịch bản phát
thải thấp B1 (nước biển dâng 65 cm); kịch bản phát thải trung bình B2 (nước biển
dâng 75 cm) và kịch bản phát thải cao A1F1 (nước biển dâng 100cm).
Theo ước tính của IPCC, nếu mực nước biển dâng cao 100cm, thì Đồng
bằng sông Hồng sẽ bị ngập 5.473,48 km2 (trong đó có 1.819,17 km2 bị ngập hoàn


toàn và 3.654,31 km2 bị ngập một phần), còn Đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị
ngập 38.150 km2.
Các vùng đất thấp ven biển ở miền Nam Việt Nam được xem là vùng nhạy
cảm, dễ chịu nhiều tổn thương do nơi đây có mật độ dân cư tập trung tương đối
cao, sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp chịu lệ thuộc lớn vào thời tiết, nguồn
nước.
Đến nay, việc nghiên cứu liên quan đến biến đổi khí hậu ở Việt Nam nói
chung và miền Nam Việt Nam nói riêng chưa có nhiều. Việc chuẩn bị thích ứng
chỉ mới ở bước đầu và mới được thực hiện ở một số địa phương riêng rẽ.
2. Hệ quả của hiện tượng Hiệu ứng nhà kính - xâm nhập mặn ở Đb. Sông
Cửu Long
2.1 Giới thiệu sơ lược về Đb. Sông Cửu Long
 Vị trí địa lý

Vùng ĐBSCL là phần hạ lưu giáp biển của sông Mê Công, bao gồm
thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang Bến Tre, Đồng Tháp,
Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang, Bạc
Liêu, Cà Mau.
 Điều kiện tự nhiên



-

-

ĐBSCL có nền nhiệt độ cao và tương đối đồng đều.
Nhiệt độ trung bình năm khoảng 26,4-27,3ºC.
Chênh lệch giữa nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất
là 3 – 4ºC
Dao động nhiệt độ ban ngày và ban đêm là 7-80C
Bức xạ mặt trời ở ĐBSCL tương đối ổn định và dồi dào trong ngày,
nắng nhiều (số giờ nắng trung bình 7,2 giờ ngày), năng lượng bức xạ

-

lớn (tổng lượng bức xạ bình quân 150,8Kcal/cm2/năm)
Độ ẩm trung bình năm ở ĐBSCL vào khoảng 82-86%
Lượng mưa hàng năm trong phạm vi 1.600-3.000 mm
Khoảng 90% lượng mưa hàng năm tập trung vào các tháng mùa mưa (từ
tháng V đến tháng I). Trong các tháng mùa mưa, lượng mưa tương đối
đều nhau, riêng tháng X , XI lượng mưa tương đối cao khoảng 600mm
Các tháng mùa khô (từ tháng II đến tháng IV năm sau) có lượng mưa

nhỏ , trung bình khoảng 50mm
 Điều kiện kinh tế
- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng sản xuất nông
nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản quan trọng nhất Việt Nam. Vùng này
cung cấp hơn 50% sản lượng lúa và 65% sản lượng thuỷ sản cho cả
-

nước.

Về mặt sinh thái, vùng ĐBSCL là đất ngập nước lớn nhất Việt Nam
(Tuan and Guido, 2007), có đầy đủ các kiểu rừng sát ngập mặn, ngập lợ,
rừng ngập nước có than bùn, vùng rừng tràm ngập nước ngọt, nước

-

phèn.
Tuy là nơi sản xuất nông ngư nghiệp lớn, vùng ĐBSCL vẫn còn là một
khu vực có mức tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thấp, GDP bình quân
đầu người năm 2007 là 9,47 triệu đồng, tương đương 591 USD, đạt tốc
độ tăng trưởng GDP là 12,34%, trình độ dân trí còn kém, thiếu thốn về
cơ sở hạ tầng, nhà cửa tạm bợ. ĐBSCL là một trong ba châu thổ trên thế
giới có nguy cơ ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng của biến đổi khí hậu
trong 30-50 năm nữa (IPCC, 2007).


2.2 Hiệu ứng nhà kính ở Đb. Sông Cửu Long
ĐB. Sông Cửu Long được cho là vùng tạo ra 40% GDP về nông nghiệp của
Việt Nam. So với cả nước, sản lượng lương thực của vùng chiếm 50%, thủy
sản chiếm 70%. Thế nhưng, ĐBSCL lại được xem là vùng sẽ phải gánh chịu
tác động của Hiệu ứng nhà kính nhiều nhất và những tác động này sẽ làm ảnh
hưởng rất lớn đến an ninh lương thực.
Theo các chuyên gia dự báo về mức độ ảnh hưởng của Hiệu ứng nhà kính
trong tương lai, nếu nhiệt độ tăng lên 1ºC sẽ làm giảm 10% năng suất lúa, giảm
5 - 20% năng suất các loại cây họ đậu. Còn nếu nước biển dâng cao thêm 1 m
thì sẽ có 70% diện tích lúa ở ĐBSCL bị nhiễm mặn, tức là sẽ mất đi khoảng
1,5 - 2 triệu ha đất trồng lúa và nhiều địa phương sẽ bị chìm trong nước biển.
Bên cạnh đó, thời tiết thay đổi thất thường, hạn hán làm tăng áp lực dịch
hại trên cây trồng; mật số sâu bệnh tăng cao, thậm chí có thể phát sinh một số
loại sâu bệnh mới gây hại trong sản xuất cũng như trong quá trình bảo quản, sơ

chế. Các tỉnh ven biển như: Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau… là những
tỉnh chịu tác động lớn nhất của hiệu ứng nhà kính.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bạc Liêu, Hiệu ứng nhà kính đang
tác động đến nguồn nước, ngập úng, xâm nhập mặn, hạn hán, chế độ thủy
triều… Từ đó, tác động mạnh đến nền kinh tế của khu vực, đặc biệt là ảnh
hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp như: năng suất, diện tích, sản lượng
các loại cây trồng, vật nuôi khi không thích ứng kịp thời; các cơ sở hạ tầng bị
phá hủy do sạt lở, lũ lụt, hạn hán… Và cuối cùng là tác động đến đời sống xã
hội của con người như kế sinh nhai, sức khỏe, giáo dục… Những tác động này
phần nào diễn ra tại Bạc Liêu. Cụ thể, trong thời gian qua nước thủy triều dâng
cao, cộng thêm nắng nóng gay gắt khiến mực nước ngọt giảm mạnh, diện tích
khô hạn đã tăng nhanh dẫn đến mặn thẩm thấu qua các cống đập, xâm nhập sâu
vào nội đồng, đe dọa và uy hiếp nhiều diện tích lúa.


Đặc biệt từ năm 2011 - 2012, những trận bão ảnh hưởng đến ĐBSCL ngày
càng tăng lên, gây thiệt lớn về người và tài sản.
Sóc Trăng là tỉnh ven biển, lại nằm ở cuối nguồn sông Mê Kông, từ nhiều
năm qua, nguồn nước đổ về từ thượng nguồn thấp khiến cho nước mặn xâm
nhập sâu vào đất liền từ 40 - 80 km. Đặc biệt, không chỉ tình trạng mặn xâm
nhập sâu mà độ mặn cũng ngày càng cao, đã ảnh hưởng rất nhiều đến năng
suất cây trồng và đời sống sinh hoạt của người dân trong vùng. Minh chứng
cho thấy, dù chỉ mới bắt đầu vào mùa khô nhưng độ mặn đã lên 4 - 5%, khiến
hơn 800 ha lúa vụ xuân hè năm nay bị chết cháy và nhiều hoa màu khác cũng
giảm năng suất đáng kể.
Theo các chuyên gia, việc sạt lở không phải do địa hình khu vực mà là vì
chịu ảnh hưởng từ BĐKH. Tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển rất nguy hiểm
cho người dân địa phương và có những ảnh hưởng lớn đến đời sống của người
dân ĐBSCL.
Việc thay đổi nền nhiệt độ cũng sẽ dẫn đến thay đổi của chế độ thủy văn và

sự thay đổi này sẽ liên kết với những hoạt động không bền vững ở thượng
nguồn sông Mê Kông, khiến vùng ĐBSCL bị ảnh hưởng nặng nề hơn. Do chế
độ thủy văn thay đổi, mùa khô sẽ bị xâm nhập mặn nhưng ngược lại mùa mưa
thì thủy triều lớn hơn. Nếu thủy triều xâm nhập ít vào mùa mưa thì mặn xâm
nhập vào cuối năm vẫn có thể xảy ra. Bên cạnh đó, sẽ xuất hiện các hiện tượng
cực đoan như là bão lũ, lốc xoáy gia tăng.
2.3 Tình hình xâm nhập mặn ở ĐBSCL
Đồng bằng Sông Cửu Long vùng chịu ảnh hưởng lớn nhất của biến đổi khí
hậu tại Việt Nam. Trong đó biểu hiện rõ rệt nhất là tình trạng xâm nhập mặn
đang diễn ra một cách phức tạp và khó lường. Ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời
sống và sản suất của nhân dân đặc biệt là nông nghiệp.
• Năm 2011:


Mùa khô năm 2011, xâm nhập mặn khá sớm, từ đầu tháng 2 độ mặn
tại hầu hết các trạm đều cao hơn các năm trước, trên hệ thống sông Vàm Cỏ
có một số nơi đạt mức cao như trạm Tân An(3,8g/l, ngày 2/2), Bến
Lức(5.3g/l ngày 3/2).
Độ mặn lớn nhất năm xuất hiện hầu hết vào nửa cuối tháng 3 và đầu
tháng 4 ở mức xấp xỉ năm 2011 và chưa đạt đến độ lớn nhất so với giai
đoạn 1995-2010.
Khu vực bán đảo Cà Mau, độ mặn mùa khô dao động ở mức khá cao
nhưng còn thấp hơn năm trước từ 5-7g/l.
Trong năm 2011, với độ mặn 4g/l:
-



Trên hệ thống sông Vàm Cỏ, xâm nhập sâu nhất khoảng 65km kể từ
cửa sông.

Trên sông Tiền, xâm nhập sâu nhất khoảng 40km kể từ cửa sông.
Trên sông Hậu, xâm nhậ sâu nhất khoảng 47km kể từ cửa sông.
Trên sông Cái Lớn xâm nhập sâu nhất khoảng 38km kể tử cửa sông.

Năm 2013:
Đầu mùa khô năm 2013, lượng nước từ thượng nguồn sông Mê
Công dồn về khá nhỏ nên xâm nhập mặn sớm và sâu.
Trong tháng 2, độ mặn các trạm đều cao hơn cùng kỳ các năm gần
đây, đặc biệt trên hệ thống sông Cửu Long độ mặn cao nhất tháng 2 ở mức
cao nhất trong chuỗi số liệu nhiều năm cùng thời kì(1995-2010): Trên sông
Tiền tại trạm Hòa Bình độ mặn cao nhất tháng 2 là 13,7g/l cao hơn năm
2012 là 8,2g/l, trạm An Định 3,7g/l, trạm Hương Mỹ là 10,8g/l cao hơn
cùng kỳ năm 2012 là 9,0g/l.........
Đến đầu tháng 4 năm 2013:
-

S Tên
T trạm
T

Ranh mặn 4g/l trên sông Vàm Cỏ xâm nhập sâu từ 65-70km tính từ cửa
sông.
Ranh mặn 4g/l trên sông Cái Lớn xâm nhập sâu nhất khoảng 50km tính
từ cửa sông.
Tên sông

Các
h
biển
(km

)

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Giá
trị
(g/l)

Giá
trị
(g/l)

Giá
trị
(g/l)

Ngày
xuất
hiện

Ngày
xuất
hiện

Ngày
xuất

hiện

Smax
thời

19952010


1 Cầu
Nổi
2 Biển
Lức

Vàm Cỏ

20

16,7

21/03 14,1

14/03 15,8

27/02 22,5

Vàm Cỏ
Đông

56


5,3

02/03 3,5

13/03 3,6

01/04 15,4

3 Tân
Vàm Cỏ 69
3,8
02/02 0,7
10/04 4,7
04/04
An
Tây
4 Vàm
Cửu Tiểu 2
25,1 02/02 23,7 11/03 25,0 27/02
Kênh
5 Hòa
Cửa Tiểu 18
12,4 21/02 10,1 10/04 13,7 27/02
Bình
6 Bình
Cửa Đại 4
26,8 13/03 27,3 09/04 29,1 07/03
Đại
7 An
Mỹ Tho

48
2,4
21/02 3,1
10/04 3,8
27/02
Định
8 Mỹ
Tiền
55
0,7
22/03 2,0
10/04 2,2
27/02
Tho
9 Đồng Tiền
63
0,4
21/03 1,2
10/04 0,8
01/03
Tâm
Bảng 4. Độ mặn cao nhất các năm 2011-2013 khu vực Nam Bộ



15,7
30,9
19,8
29,4
12,7

10,0
4,9

Năm 2015:
Theo nhận định tình hình khô hạn, xâm nhập mặn thời điểm cuối
năm 2015, đầu năm 2016 của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung
ương, tại các sông ở Nam Bộ, ngay trong tháng 1-2015 đã xuất hiện tình
trạng xâm nhập mặn, độ mặn tại hầu hết các trạm ở mức cao hơn so với
cùng kỳ năm 2014 và trung bình nhiều năm. Độ mặn cao nhất tại vùng cửa
sông Cửu Long xuất hiện vào nửa đầu tháng 4-2015.
Trong mùa lũ năm 2015, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long lên
dần. Mực nước cao nhất tính đến ngày 20-10-2015 tại Tân Châu: 2,55m, tại
Châu Đốc: 2,35m, thấp hơn cùng kỳ trung bình nhiều năm từ 1,1 - 1,4m.
Đây là mực nước thấp nhất lịch sử (từ năm 1926 đến nay). Những ngày
cuối tháng 9 và cuối tháng 10-2015, vùng cuối nguồn sông Cửu Long và
sông Sài Gòn chịu ảnh hưởng của 2 đợt triều cường, mực nước tại các trạm
chính vùng cuối nguồn sông Cửu Long ở mức báo động 2 và báo động 3.
Trong các tháng cuối năm 2015 và đầu năm 2016, tổng lượng dòng
chảy sông Mê Kông về khu vực ĐBSCL khả năng thiếu hụt so với trung
bình nhiều năm từ 20 - 40% nên trong các tháng đầu mùa khô của năm
2015 - 2016, mực nước các trạm chính sông Cửu Long ở mức thấp và chịu
ảnh hưởng mạnh của thủy triều.


Khả năng xâm nhập mặn vùng cửa sông Nam bộ sẽ cao hơn, sớm
hơn và sâu hơn cùng kỳ của mùa khô năm 2014 - 2015 và trung bình nhiều
năm. Ở các tỉnh như: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng
sẽ chịu ảnh hưởng mạnh của mặn từ cuối tháng 11-2015.
Với dự báo dòng chảy thượng nguồn sông Cửu Long thiếu hụt
nhiều, xâm nhập mặn tại vùng ven biển ĐBSCL sẽ xuất hiện sớm, vào sâu

trong đất liền so với cùng kỳ trung bình nhiều năm. Xâm nhập mặn sẽ ảnh
hưởng đến khả năng cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh. Cụ
thể, các vùng cách biển từ 25 - 35 km: Từ tháng 12-2015, mặn có khả năng
vượt quá 4g/l; từ tháng 1, tháng 2-2016 trở đi, các vùng này gần như không
có khả năng lấy nước ngọt.
Các vùng cách biển từ 45 - 65 km: Từ tháng 1-2016 đến tháng 52016 có khả năng bị mặn cao (>4g/l) xâm nhập. Nếu mùa mưa đến chậm,
xâm nhập mặn có thể kéo dài đến tháng 6-2016. Trong thời kỳ này, vào
những đợt triều cường, mặn sẽ xâm nhập sâu; khi triều cường rút, mực
nước thấp có khả năng xuất hiện nước ngọt. Trong một ngày, đỉnh triều có
thể mặn khá cao nhưng chân triều có thể độ mặn thấp, có thể lấy nước ngọt.
Các vùng biển xa hơn từ 65 - 70 km tuy ít gặp xâm nhập mặn 4g/l nhưng
cũng cần chú ý đề phòng trong các đợt triều cường.
Khả năng xâm nhập mặn sẽ ảnh hưởng đến sản xuất lúa đông xuân,
xuân hè, cây công nghiệp ngắn ngày, rau màu... làm giảm năng suất hoặc
mất trắng do thiếu nước, nhất là các vùng ven biển. Đặc biệt, trong năm
2015, do mưa đến muộn khoảng 30 ngày nên một số vùng xuống giống
muộn vụ hè thu 2015, dẫn đến khả năng thời kỳ lúa đứng cái - làm đòng vụ
lúa đông xuân 2015 - 2016 rơi vào thời kỳ mặn gay gắt, nguồn nước thiếu
hụt.
Về nuôi trồng thủy sản (nhất là tôm) bị thiệt hại hoặc giảm năng
suất. Tình trạng thiếu nước ngọt cho sinh hoạt khả năng xảy ra ở các vùng
ven biển, vùng cù lao cửa sông, nhất là ở các vùng Gò Công Đông, Tân Phú
Đông (Tiền Giang), Hòa Minh (Trà Vinh), cù lao Minh (Sóc Trăng), các
huyện ven biển của tỉnh Bến Tre...
STT

1
2
3
4


Tên trạm

Vàm
Kênh
Hòa Bình
Bình Đại
An Thuận

Sông

Khoảng
cách từ
biển(km)

Độ mặn lớn nhất
(g/l)

Sông Cửu Tiểu

2

2015
22,1

Sông Cửu Tiểu
Sông Cửa Đại
Sông Hàm
Luông


18
4
10

10,7
24,0
25,1

2014
22,0

Mức tăng hoặc
giảm lớn nhất
cuối tháng
2/2015 so với
cùng+0,1
kỳ 2014

8,6
24,0
22,7

+2.1
0,0
+2,4


5
6
7

8
9

Sơn Đốc

Sông Hàm
20
14,1
6,8
Luông
Bến Trại
Sông Cổ Chiên
10
25,8
15,4
Trà Vinh
Sông Cổ Chiên
28
9,4
4,5
Trà Kha
Sông Hậu
7
14,6
10,0
Cầu Quan
Sông Hậu
32
10,1
5,2

Bảng 5. Độ mặn(g/l) lớn nhất tháng 2/2015 ở một số trạm vùng ĐBSCL

+7,3
+10,4
+4,9
+4,6
+4,9

Những kết quả quan trắc trên cho thấy tình hình xâm nhập mặn ở đồng
bằng Sông Cửu Long ngày càng gia tăng và diễn biến phúc tạp hơn. Do vậy cần đề
ra các giải pháp thích hợp nhằm ứng phó và thích nghi với xâm nhập mặn.
2.4 Nguyên nhân của xâm nhập mặn

Kết quả của nhiều nghiên cứu xâm nhập mặn vùng ĐBSCL từ 1980 đến nay cho
thấy chiều dài xâm nhập mặn vào cửa sông phụ thuộc chặt chẽ bởi 6 yếu tố là:
(1)

Dòng chảy kiệt thượng nguồn được xem xét là lưu lượng trung bình 30 ngày

liên tiếp trong suốt mùa khô. Theo tài liệu đo đạc tại Tân Châu và Châu Đốc (2
trạm cơ bản trên sông Tiền và sông Hậu tại vị trí sông Mekong vào Việt Nam) từ
1990 đến nay cho thấy, do tác động của hệ thống hồ chứa thủy điện trên dòng
chính và dòng nhánh thượng lưu Mekong, dòng chảy kiệt có xu thế tăng so với
trước đây khoảng 10-20%. Lưu lượng tháng 4 (là tháng thấp nhất) từ 2.300-2.400
m3/s trước năm 2000 nay tăng lên 2.600-2.800 m3/s.


(2)

Khả năng trữ nước cuối mùa lũ là lượng nước lũ được các vùng ngập lũ


chính của ĐBSCL là Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên giữ lại vào cuối lũ,
vào tháng 11, 12 hàng năm. Lượng trữ này phụ thuộc vào tình trạng lũ trong năm,
đặc biệt là độ lớn của lũ và thời gian xuất hiện sớm hay muộn. Lũ lớn làm ngập
một vùng rộng lớn và lũ muộn sẽ tăng khả năng trữ nước trong đồng ruộng ngay
trước mùa khô. Trong khoảng 20 năm gần đây, lũ ĐBSCL có xu thế thấp dần do
cả yếu tố tự nhiên và đặc biệt là sự điều tiết của các hồ chứa thượng lưu. Sau các
trận lũ lớn 1994, 1996, 2000, 2001 và 2002, hơn 10 năm liền ĐBSCL chỉ có lũ
vừa đến nhỏ, thậm chí rất nhỏ (trừ lũ 2011). Tổng lượng lũ vào ĐBSCL từ 380420 tỷ m3 và kéo dài đến tháng 11, 12 như trước đây nay chỉ còn khoảng 300-320
tỷ m3 và hầu như kết thúc vào tháng 11. Thêm vào đó, gần 50% vùng ngập trung
bình và 30% vùng ngập sâu đã được các tỉnh tiến hành kiểm soát lũ để sản xuất vụ
Thu-Đông, khiến khả năng trữ lũ của toàn ĐBSCL giảm chỉ còn hơn một nửa so
với trước đây (từ 5-7 tỷ m3 xuống 3-4 tỷ m3).
(3)

Diễn biến mực nước ven biển những năm trước đây gần như rất ít thay đổi,

hàng năm chủ yếu theo quy luật cao vào khoảng tháng 12, tháng 1 và thấp dần đến
tháng 7, tháng 8. Gần đây, do tác động của nước biển dâng, mực nước triều trung
bình ven biển ĐBSCL có xu thế cao hơn trước 10-12 cm, trong đó mực nước đỉnh
triều cường còn cao hơn nữa, từ 20-25 cm.
(4)

Sử dụng nước ở vùng ĐBSCL chủ yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi

trồng thủy sản. Với diện tích khoảng 1,5 triệu ha bao gồm lúa Đông-Xuân muộn
(xạ vào khoảng tháng 1-tháng 2) và Hè-Thu sớm (xạ khoảng tháng 4-tháng 5),
cộng với khoảng 800.000 ha nuôi trồng thủy sản (670.000 ha nước mặn/lợ và
130.000 ha nước ngọt), lượng nước tưới và cấp cho ao nuôi là rất lớn. Những năm
trước đây, do chỉ sản xuất 1-2 vụ trong năm, lúa ở ĐBSCL thường được gieo xạ

theo kiểu rải vụ, có nước lúc nào làm lúc ấy, không theo thời vụ ổn định nên tháng


4 tổng lượng nước lấy chỉ khoảng 400 m3/s . Nay, do sức ép mùa vụ (mỗi năm 2-3
vụ), nên việc lấy nước xảy ra khá đồng thời, làm tăng tổng lượng nước lấy tháng 4
lên 600-700 m3/s.
(5)

Hình dạng lòng sông vùng cửa quyết định nêm mặn xâm nhập vào sông. Nếu

vùng cửa sông nông và hẹp (do phù sa lũ năm trước bồi lắng gây nên chẳng hạn),
thì mặn năm sau khó xâm nhập vào sâu hơn. Những năm gần đây, do lũ ĐBSCL
thấp, lượng phù sa ít, nên các cửa sông bị bào xói sâu hơn, tạo điều kiện thuận lợi
cho mặn lên cao.
(6) Mưa đầu mùa đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu mùa vụ, đặc biệt là vụ
Hè-Thu sớm. Thông thường, mùa mưa vùng ĐBSCL xuất hiện từ giữa tháng 5.
Tuy nhiên, ở một số năm, ngay từ cuối tháng 4, thậm chí sớm hơn, đã có mưa.
Lượng mưa tuy không lớn nhưng cũng đủ để người dân có thể gieo xạ vụ Hè-Thu.
Lượng mưa đầu mùa mưa này tham gia vào quá trình xâm nhập mặn bởi 2 khía
cạnh:
-

Giảm lượng nước lấy tưới từ sông
Tăng lượng dòng chảy trong sông.

“Gió chướng” cũng là một trong những nguyên nhân đẩy mặn lên cao hơn,
song hiện tượng này chỉ mang tính “tình thế” nên chỉ được xem xét trong từng
trường hợp cụ thể.
Từ 6 nguyên nhân trên cho thấy, dù rằng dòng chảy kiệt từ thượng lưu
Mekong về có tăng hơn so với trước đây, song lượng tăng này đã không đủ lớn so

với sự triết giảm nguồn nước đầu mùa kiệt do giảm khả năng trữ lũ, lượng nước sử
dụng tại ĐBSCL nhiều hơn, mực nước triều cường cao hơn và vùng cửa sông
thông thoáng hơn để giữ ranh mặn như trước đây. Tổng hợp các nguyên nhân trên,
mặn có xu thế ngày càng xâm nhập sâu và gây hậu quả nặng nề hơn là điều dễ
hiểu.


2.5 Hậu quả của xâm nhập mặn
-

-

Xâm nhập mặn sẽ khiến thiếu nước ngọt để cung cấp cho các vùng sản xuất,
ngay cả nước sinh hoạt cho các vùng đó cũng bị khó khăn.
Những nơi xâm nhập mặn cao sẽ không có điều kiện để cây trồng phát triển,
một số cây trồng sẽ bị chết.
Mực nước biển dâng cao hơn mực thủy chuẩn dẫn tới diện tích đồng bằng bị
chìm.

Những biến đổi này đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng trong sản xuất nông
nghiệp. Năm 1995 - 2008, hạn hán và xâm nhập mặn đã làm thiệt hại 672,305 tỉ
đồng. Đặc biệt, năm 2010, hạn mặn đã làm thiệt hại và giảm năng suất 1.575 ha
lúa, bỏ hoang không sản xuất 4.500 ha, thiệt hại và giảm năng suất 10.162 ha cây
ăn trái... Tổng giá trị thiệt hại ước khoảng 198 tỉ đồng.
Cà Mau, Sóc Trăng: Thất thu do hạn hán cục bộ và xâm nhập mặn. Ở Cà
Mau, thời tiết thay đổi cũng dẫn đến nắng hạn cục bộ và xâm nhập mặn trong nội
đồng diễn ra từ năm 2005 đến 2010. Đất sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng đã lên
đến 29.644 ha, ước thất thu khoảng 107 tỉ đồng/năm.
Dự báo sản lượng vụ lúa hè thu sẽ giảm 3,8% thời kỳ năm 2020; giảm
5,06% thời kỳ năm 2050 và giảm tới 9,87% vào thời kỳ năm 2100. Đến thời kỳ

năm 2100, khi nhiệt độ tăng khoảng 20, lượng mưa vụ Đông Xuân giảm tới 14,3%
và tăng 13% vào vụ Thu Đông thì năng suất lúa cả 3 vụ Đông Xuân, Hè Thu, Thu
Đông đều giảm trên 5%. Gây ảnh hưởng tới an ninh lương thực quốc gia.

2.6 Dự báo xâm nhập mặn ở ĐBSCL
Trong tương lai, cùng với sự gia tăng của mực nước biển dâng, mặn cũng
xâm nhập sâu hơn vào trong sông. Theo kịch bản A2 (các kịch bản BĐKH và
NBD này đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố năm 2012):
-

Vào giai đoạn 2020-2039, chiều dài xâm nhập mặn tăng lên 67-70km

-

trên sông Cửu Long, 125km trên sông Vàm Cỏ Tây.
Vào giai đoạn 2040-2059, sẽ tăng lên 70 -75km trên sông Cửu Long và
129 km trên sông Vàm Cỏ Tây.


-

Ranh giới độ mặn 4‰ lớn nhất trên sông Cổ Chiên, cách TP Vĩnh Long

22,5km (xâm nhập sâu hơn thời kỳ nền 9,2km)
- Ranh giới độ mặn 1‰ lớn nhất trên sông Cổ Chiên cách TP Vĩnh Long
khoảng 5km (lấn sâu hơn thời kỳ nền 9,5km) và trên sông Hậu về phía
thượng lưu TP Cần Thơ khoảng 3km (lấn sâu hơn thời kỳ nền 8,8km).

Xâm nhập mặn ở ĐBSCL (kịch bản A2-nước biển dâng 30cm)
Trong 30 năm tới, diện tích đất lớn nhất có thể bị ảnh hưởng bởi độ mặn

lớn hơn 4‰ khoảng 1.605.200 ha, chiếm 41% diện tích toàn ĐBSCL, tăng


25501ha so với thời kỳ nền 1991-2000; diện tích chịu ảnh hưởng của độ mặn lớn
hơn1‰ khoảng 2.323.100 ha, chiếm 59% tích tự nhiên, tăng 19302ha.
Trong 50 năm tới, diện tích đất lớn nhất có thể bị ảnh hưởng bởi độ mặn
lớn hơn 4‰ khoảng 1.851.200 ha, chiếm 47% diện tích toàn ĐBSCL, tăng
43902ha so với thời kỳ nền 1991-2000; diện tích chịu ảnh hưởng của độ mặn lớn
hơn 1‰ khoảng 2.524.100 ha, chiếm diện 64% tích tự nhiên, tăng 45601ha. Gần
4/5 diện tích vùng Đb. Cà Mau bị ảnh hưởng mặn (ngoại trừ phần diện tích Tây
sông Hậu). Toàn bộ diện tích các dự án Gò Công, Bảo Định, Bắc Bến Tre, Mỏ
Cày, Nam Măng Thít, Tiếp Nhật,... bị nhiễm mặn. Ngoài các thành phố/
thị xã Bên Lức, Tân An, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Rạch
Giá, Hà Tiên vốn đã bị ảnh hưởng mặn sẽ thêm Mỹ Tho, Vĩnh Long và Cần Thơ
bị ảnh hưởng do nước mặn xâm nhập sâu hơn.
Trong năm 2016:
-

-

-

-

Mùa khô sẽ xuất hiện xâm nhập mặn sớm và sâu, khả năng kéo dài đến hết
mùa khô nếu không có mưa.
Các vùng biển cách 25-45km: từ giữa tháng 2 đến 22-25/2 có khả năng lấy
được nước ngọt vào thời kì triều thấp, từ cuối tháng 2 trở đi các vùng này có
nguồn nước ngọt giảm nhiều và hầu như không có khả năng lấy nước ngọt từ
cửa sông, gây ra tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho sản xuất.

Các vùng biển 45-65: Từ tháng 3/2016 đến 4-5/2016 có khả năng mặn
cao(>4g/l) xâm nhập. Nếu mưa đến chậm xâm nhập mặn có thể kéo dài đến
tháng 6. Trong thời kỳ này, vào những đợt triều cường mặn sẽ xâm nhập sâu;
khi triều rút, mực nước xuống thấp có khả năng xuất hiện nước ngọt (trong một
ngày, đỉnh triều có thể mặn khá cao, nhưng chân triều có độ mặn thấp có thể
lấy nước)
Các vùng biển cách xa hơn 70-75km tuy ít gặp xâm nhập mặn 4g/l, nhưng
cũng cần cẩn thận trong các đợt triều cường, và vẫn là vùng xâm nhập của
nước mặn nồng độ dưới 4g/l, gây ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt.
Với mặn xuất hiện sớm xâm nhập sâu và kéo dài như trên, cần chú ý:


Vụ đông xuân 2015-2016 và vụ mùa: chịu ảnh hưởng lớn do thiếu nước
tưới, nhất là các vùng ven biển( xa 40-45km), đặc biệt vào kì triều cao từ
tháng 2 trở đi.
• Nhiều vùng nuôi tôm sẽ bị mặn lớn, kéo dài.


Chương 3: Giải pháp giảm thiểu hệ quả của Hiệu
ứng nhà kính – Hiện tượng xâm nhập mặn.
Để giảm thiểu hệ quả của Hiệu ứng nhà kính – hiện tượng xâm nhập mặn,
chúng ta cần thực hiện nhiều giải pháp tổng thể và đồng bộ. Trước hết, xem xét
chuyển đổi những diện tích lúa ven biển không hiệu quả, thường xuyên bị mặn uy
hiếp, sang nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, để tránh gây xáo trộn lớn và ảnh hưởng
đến các vùng trồng lúa khác, cần có quy hoạch và tính toán kỹ. Hoàn thiện hệ
thống đê biển và cống kiểm soát mặn khép kín ở từng khu vực canh tác ổn định là
cần thiết. Tăng khả năng tiếp cận nguồn nước ngọt cho các vùng ven biển bằng


kênh dẫn và cống lấy nước từ các nguồn ngọt ổn định. Xem xét tỷ lệ diện tích sản

xuất vụ Thu-Đông và Hè-Thu ở vùng ngập lũ ở mức hợp lý nhằm tăng khả năng
trữ nước trong vùng ngập lũ. Diện tích này được sử dụng cho nuôi trồng thủy sản
mùa lũ. Giảm diện tích lúa Đông-Xuân muộn và Hè-Thu sớm nhằm tránh sử dụng
nhiều nước vào thời gian kiệt nhất trong năm, đặc biệt từ cuối tháng 3 đến đầu
tháng 5, chuyển sang trồng màu. Để cấp nước sinh hoạt cho các vùng ven biển,
dịch chuyển các điểm lấy nước trên sông, rạch có nguy cơ bị mặn lên các vùng có
nguồn ngọt ổn định.
Về lâu dài, cần xem xét các giải pháp công trình quy mô lớn ở vùng cửa sông
nhằm chủ động trữ và giữ nước ngọt với khối lượng lớn trong mùa khô ở cấp vùng
và liên vùng.
3.1 Kiện toàn hệ thống đê và thành lập nhiều khu tứ giác
Các đê dọc biên giới của ĐBSCL cũng là tuyến giao thông nối liền mọi
miền từ Cà Mau qua Rạch Giá - Hà Tiên – Kampot - Koh Kong-Trat Chantabun, BangKok cho tới Myanmar; và nối Hành lang Xuyên Á từ Bà Rịa Sài Gòn - Tây Ninh - Phnompenh.
Về phía Đồng Tháp Mười, dọc theo tuyến đê biên giới phải có nhiều cống
giúp thoát nước để nước bạn Campuchia không bị ngập lụt sâu hơn và kéo dài.
Nước thoát từ biên giới được đưa vào kênh được đào rộng và sâu hơn, và chảy
tiêu thoát vào khu đất ngập nước Đồng Tháp Mười, và vào sông Vàm Cỏ Tây,
Vàm Cỏ Đông để chảy vào sông Vàm Cỏ ra Biển Đông ở cửa Soài Rạp. Cần
phải nạo vét rộng và sâu thêm hệ thống kênh này để vừa là đường thoát lũ vừa
là đường giao thông thủy dễ dàng từ Cảng Sài Gòn về các tỉnh Miền Tây xuyên
qua Đồng Tháp Mười.
Các đê cũng như các kênh cấp 1 trong đồng bằng cũng phải là đường giao
thông thủy bộ cần thiết phục vụ phát triển kinh tế.
Cần nhân rộng mô hình thành công ở Tứ Giác Long Xuyên và ngọt hoá Gò
Công. Một trong những ưu điểm của các mô hình trên là hình thành các khu
vực được bảo vệ trước lũ, xâm nhập mặn nhưng vẫn chủ động trong việc dẫn


×