Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

TÌM HIỂU VỀ HIỆN TƯỢNG HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.01 KB, 5 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TÌM HIỂU VỀ HIỆN TƯỢNG HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH
GIÁO VIÊN GIANG DẠY:
NGƯỜI THỰC HIỆN
NGUYỄN THỊ THU THỦY
QUAN VAN UT
Cần Thơ, tháng 10/2008
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trái Đất là cái nôi tồn tại của con người. Trong những năm gần đây, nhiều
trận thiên tai như lũ lụt, hạn hán,sóng thần xảy ra thường xuyên trên khắp hành tinh
của chúng ta. Bên cạnh đó là hiện tượng khí hậu biến đổi, thời tiết thay đổi, nhiệt độ
tăng cao. Bạn có tự hỏi tại sao lại như vậy không? Đó cũng là lí do mà chúng tôi
chọn đề tài này.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Hiệu ứng nhà kính đã được mọi người chú ý vào những năm 20 của thế kỉ
XX. Nhưng mãi cho đến cuối thế kỉ XX thì hiện tượng này mới thực sự trở thành
một trong những vấn đề nghiên cứu trọng tâm của các nhà khí tượng học, khi
nghiên cứu sự thay đổi của khí hậu.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu là nhằm cung cấp một cách có hệ thống về
hiện tượng hiệu ứng nhà kính cho bạn đọc.
4. Phạm vi nghiên cứu
Tìm hiểu những đặc tính cơ bản, ảnh hưởng, biện pháp khắc phục hiện tượng
hiệu ứng nhà kính trên toàn cầu.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Chúng tôi chủ yếu dựa vào sách báo, trang
wed, những bài báo, những báo cáo trong các hội nghị quốc tế,...
5.2. Phương pháp hệ thống : Hệ thống hóa những thông tin theo một bố cục chặt


chẽ giúp bạn đọc nắm bắt thông tin một cách dễ dàng.
NỘI DUNG
Chương 1: Hiệu ứng nhà kính là gì?
1.1. Khái niệm hiệu ứng nhà kính
Hiệu ứng nhà kính do Jean Baptiste Fourier lần đầu tiên đặt tên, dùng để chỉ hiệu
ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia sáng mặt trời xuyên qua các cửa sổ hoặc
mái nhà bằng kính, được hấp thụ và phân tán trở thành nhiệt cho bầu không gian
bên trong.
1.2. Nguyên tắc hoạt động của hiệu ứng nhà kính
1.2.1. Khí nhà kính
Khí nhà kính bao gồm: CO2, CH4, CFCs,nitrous oxuide.
1.2.2. Nguyên tắc hoạt động của hiệu ứng nhà kính
Các khí nhà kính cho phép các tia bức xạ từ mặt trời chuyển động xuyên qua
bầu khí quyển của trái đất. Trái đất hấp thụ các tia bức xạ này sau đó phản chiếu lại.
Nhưng trong quá trình này thì độ dài của sóng bức xạ sẽ thay đổi. Khi các tia bức xạ
phát ra ngoài sẽ gặp những phân tử khí nhà kính và những phân tử này sẽ hấp thụ
các tia bức xạ khiến cho các khí nhà kính nóng dần lên. Do vậy trên diện rộng, tất cả
các khí nhà kính trên trái đất sẽ tạo thành một tấm chăn ấm bao bọc lấy hành tinh
của chúng ta, làm ấm lên bầu khí quyển gần bề mặt trái đất, giử trái đất luôn đủ ấm
hỗ trợ sự sống cho muôn loài. Nhưng các nhà khoa học kết luận rằng sự phát thải
khí nhà kính tăng sẽ tích tụ năng lượng quá nhiều làm nhiệt độ toàn cầu tăng dẫn
đến biến đổi khí hậu. Quá trình này gọi là hiệu ứng nhà kính .
1.3. Phân loại hiệu ứng nhà kính
1.3.1. Hiệu ứng nhà kính tự nhiên
Đó là hiện tượng hiệu ứng nhà kính xảy ra với hàm lượng khí nhà kính không
quá cao. Hiện tượng này cần cho sự sống.
1.3.2. Hiệu ứng nhà kính nhân tạo
Hiện tượng xảy ra do sự tác động của con người làm tăng nồng độ của khí nhà
kính (CO2 tăng 20%, CH4 tăng 905% ), hiệu ứng nhà kính xảy ra mạnh dẫn đến
nhiệt độ tăng cao.

Chương 2 : Ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đối với sự sống trên trá đất
Mới đây tại hội thảo khoa học ở Trung Quốc với sự tham gia hơn 80 nhà khoa
học trên thế giới cảnh báo trái đất có thể quay lại thời kì kỉ Jura cách đây 15 triệu
năm.
Thông số cho thấy:
Thời gian Nhiệt độ tăng thêm
Thế kỉ 20 0,6
0
c
Thế kỉ 21 1,5-5,8
0
c
2.1. Mười vấn đề lớn do hiệu ứng nhà kính gây nên
• Cháy rừng thường xuyên.
• ChIều cao các dãy núi tăng lên.
• Vệ tinh quay nhanh hơn.
• Nhịp sinh học sinh vật thay đổi.
• Nhiều công trình bị biến dạng.
• Sự biến mất của các hồ.
• Thực vật bùng nổ ở Bắc Cực .
• Động vật di cư lên núi.
• Băng tan, nước biển dâng cao.
• Con người hắt hơi nhiều.
2.2. Ảnh hưởng toàn cầu
Kể từ năm 1860 nền công nghiệp phát triển kéo theo những cánh rừng bị thu hẹp
làm mức CO
2
trong khí quyển tăng, nhiệt độ cũng tăng gây ra nhiều hậu quả nghiêm
trọng :
- Nguồn nước : Chất lượng và số lượng nước uống, nước tưới, nước phục vụ công

nghiệp và sức khỏe của các loài thủy sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự thay đổi
của các trận mưa và sự bốc hơi nước. Mưa tăng gây lũ lụt thường xuyên. Bên cạnh
đó, nhiệt độ tăng làm cho các dòng sông lớn bị ảnh hưởng nghiêm trọng: sông
Rhime (Đức) đã cạn kiệt, dòng sông Po (Ý ) mực nước giảm nghiêm trọng.
- Sức khỏe: Số người chết vì nắng nóng tăng lên do nhiệt độ tăng cao, bệnh truyền
nhiễm lan tràn. Tại Bordeux(Pháp) nhiệt độ lên đến 40
0
c làm 3000 người chết, tại
Berlin(Đức) cái nóng 40
0
C giết chết 5 người,...
- Nông nghiệp và ngư nghiệp: Lũ lụt, hạn hán kéo dài làm mất mùa ở nhiều nơi ảnh
hưởng đến đời sống của con người.
- Lâm nghiệp: Cháy rừng xảy ra ở nhiều nước. Năm 2005, Bồ Đào Nha chịu hậu
quả nặng nề, 54000 ha biến mất trong vụ cháy rừng lớn nhất trong vòng 20 năm qua
tại nước này, làm 11 người chết.
- Năng lượng và vận chuyển: Đường thủy bị ảnh hưởng nghiêm trọng do các dòng
sông bị khô cạn, nhiều công trình bị biến mất do nắng nóng mưa nhiều.
2.3. Ảnh hưởng ở Việt Nam
Theo ông Nguyễn Khắc Hiếu (Vụ phó Vụ hợp tác Quốc tế Bộ Tài nguyên và
Môi trường Việt Nam), cho biết biến đổi khí hậu do hiệu ứng nhà kính gây ra làm
cho: "Mực nước biển có xu hướng tăng thêm 1mét, làm mất khoảng 12,2% diện tích
đất sinh sống. Nạn mưa bão, lũ lụt trở nên thường xuyên và nghiêm trọng hơn.
Nhiệt độ tăng và sự thay đổi lượng mưa ảnh hưởng nghiêm trọng đến nông nghiệp
và nguồn nước".Có thể thấy điều đó trong những năm gần đây, Việt Nam đã gặp
phải nhiều trận bão lớn như: Bão Changchu, bão Xangsane, bão Durian,...Những
cơn bão này đã gây nên thiệt hại nặng nề về người và của cho Việt Nam. Bên cạnh
đó là sự thay đổi khí hậu xãy ra rõ rệt hơn, nhiệt độ tăng hàng năm khoảng 0,1
0
c,

mùa hè trở nên nóng nực hơn.
Chương 3: Những biện pháp khắc phục hiện tượng hiệu ứng nhà kính
3.1. Trên thế giới
- Nghị định thư Kyoto: là công ước chung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí
hậu tại Kyoto tháng 12/1997 có hiệu lực từ 16/02/2005.
Nội dung: Bảng thỏa thuận nêu cam kết của các nước công nghiệp phải cắt giảm
5 % đối với sáu loại khí nhà kính vào năm 2012. Cụ thể EU(8%), Mỹ (7%),
Nhật(6%)....
- Chôn khí cacbondioxide thực hiện ở các nước phát triển như : Đức, Anh, Ý,....
- Trồng cây xanh thực hiện hầu hết ở các nước. Đặc biệt là các khu công nghiệp.
- Sử dụng năng lượng sạch: Năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng địa
nhiệt,....
3.2. Đối với Việt Nam :
- Việt Nam đã kí nghị định thư Kyoto ngày 03/02/1998 và có hiệu lực từ ngày
16/02/2005, để góp phần cắt giảm khí nhà kính.
- Việt Nam tăng cường đầu tư khoa học kĩ thuật phục vụ việc nghiên cứu năng
lượng sạch. Đồng thời, Việt Nam đưa ra những chính sách hợp lí khuyến khích
người dân trồng rừng, bảo vệ rừng như giao đất rùng cho dân chăm sóc và bảo vệ....
3.3. Đối với bản thân chúng em :
Chúng em luôn nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, sử dụng các phương tiện
giao thông sạch như đi học bằng xe đạp, xe đạp điện, xe bus....
KẾT LUẬN
1.Tóm lại nội dung và ý nghĩa:
Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng tự nhiên cần thiết để duy trì sự sống. Nhưng
do những tác động tiêu cực của con người đã gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng
đến khí hậu, nhiệt độ trái đất và cuộc sống con người. Đây là câu trả lời của thiên
nhiên đối với sự phát triển vô ý thức của con người. Vì vậy ngay từ bây giờ mỗi
người chúng ta cần nhận thức rõ ràng hơn về hiện tượng hiệu ứng nhà kính và có
những hành động cụ thể để cải tạo môi trường.
Chúng tôi cho rằng trong các chương trình đào tạo nghề của các trường đại học

như: Khoa học kỹ thuật, hóa chất, chế biến, công nghệ cần phải có chương trình đào
tạo về môi trường và biện pháp bảo vệ môi trường nhằm nâng cao ý thức của những
kỹ sư trong tương lai.
2.Hướng nghiên cứu mới:
Đây chỉ là đề tài nghiên cứu mang tính tìm hiểu. Do đó để có thể giúp bạn
đọc hiểu một cách sâu sắc về hiện tượng hiệu ứng nhà kính thì cần phải có một công
trình nghiên cứu chuyên sâu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Nghiêm Viễn, Thế giới khoa học trái đất, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội,
2003.
2. Nguyễn Ngọc Thụy, Nghiên cứu khí quyển toàn cầu, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà
Nội, 1990.
CÁC WEBSITE
1.www.khoahoc.com.vn
2.www.google.com.vn
3.www.vietnamcreem.net
4.www.botainguyenvamoitruong.com.vn

×