Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

Luận văn thạc sỹ: Tăng cường quản lý nhà nuớc về chống hoạt động cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (440.11 KB, 113 trang )

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận
được sự giúp đỡ quý báu của Ban giám đốc, các giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ,
các thầy, cô giáo của Học viện Hành chính, đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn
và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với GS.TS. Lê Sỹ Thiệp – Học viện
Hành chính, người hướng dẫn khoa học đã rất nhiệt tình và trách nhiệm để tôi
hoàn thành được luận văn.
Tôi cũng xin cảm ơn Lãnh đạo Cục quản lý cạnh tranh, Hội đồng cạnh
tranh, các Sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị, cá nhân, các doanh nghiệp trên
địa bàn thành phố Hà Nội … các bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều
kiện thuận lợi trong thời gian tôi tìm hiểu tình hình thực tế và cung cấp tài
liệu, số liệu để tôi hoàn thành luận văn.
Do sự hạn chế về thời gian nghiên cứu nên luận văn có thể có nhiều
thiếu sót. Tôi mong được sự góp ý chỉ bảo của các thầy, các cô và các bạn
đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
TRẦN QUỲNH ANH
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, Luận văn Thạc sỹ quản lý hành chính công:
“Tăng cường quản lý nhà nuớc về chống hoạt động cạnh tranh
không lành mạnh ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng
tôi, dưới sự hướng dẫn của GS. TS. Lê Sỹ Thiệp, Khoa Quản lý nhà
nước về kinh tế - Học viện Hành chính.
Các thông tin, số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một luận văn
nào trước đây.
Tác giả
TRẦN QUỲNH ANH


BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
CBCC : Cán bộ công chức
CTTT : Cạnh tranh thương trường
CTLM : Cạnh tranh lành mạnh
CTKLM : Cạnh tranh không lành mạnh
DNNN : Doanh nghiệp nhà nước
HTX : Hợp tác xã
KTTT : Kinh tế thị trường
KTQD : Kinh tế quốc dân
QLNN : Quản lý nhà nước
QLHCC : Quản lý hành chính công
WTO : Tổ chức thương mại thế giới
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề “Tăng cường quản lý nhà nuớc về chống hoạt động cạnh
tranh không lành mạnh ở Việt Nam” được chọn làm đề tài luận văn thạc sỹ
quản lý hành chính công (QLHCC) vì những lý do cấp thiết như sau:
Một là, vì bản chất “phản kinh tế, phản khoa học, phản nhân văn ”, gọi
chung là tính “bất chính”, của hoạt động cạnh tranh không lành mạnh (CTKLM)
Cạnh tranh là thuộc tính của nền kinh tế thị trường (KTTT), cũng là
thuộc tính của con người ở mọi thời đại, là xu hướng vươn tới lợi ích cao hơn
người giữa những người cùng theo đuổi một lợi ích. Thông thường, để vượt
lên các đối thủ phải nỗ lực bản thân, luyện rèn toàn diện. Kết quả là, ai nỗ lực
hơn sẽ thắng. Nhưng cạnh tranh không lành mạnh đi ngược lại quy luật đó.
Để chiến thắng, có những người đã không nỗ lực luyện rèn, nâng cao tài trí
mà lại sử dụng các biện pháp thiếu lành mạnh.
Hai là, cạnh tranh không lành mạnh đang là hoạt động khá phổ biến
trong giới doanh nhân ở nước ta
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh của doanh nhân Việt Nam có nhiều

dạng, có mặt ở khắp các ngành, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh trong nước,
tồn tại gần như hiển nhiên, thậm chí, vấn đề CTKLM đã trở nên hiểu nhiên
đối với nhiều doanh doanh, còn người tiêu dùng đã quá quen thuộc với vấn đề
này. Sở dĩ thế là vì nhiều lý do kinh tế - xã hội khác nhau, trong đó có lí do là
vì “túi tiền có hạn” và người tiêu dùng chưa thấy hết mối nguy hại từ những
thứ hàng hóa, được tạo ra từ sự CTKLM này.
Trong nhiều năm qua, rất nhiều khuyết tật của doanh nhân Việt Nam đã
được đưa lên báo chí, công luận, một số không nhỏ loại doanh nhân này đã bị
1
ra tòa và hiện còn đang chấp hành án tù. Số bị xử phạt hành chính thì không
thể thống kê nổi. Nội dung chính của các cáo trạng đối với lớp doanh nhân
này chính là phần buộc tội liên quan đến rất nhiều hành vi cạnh tranh không
lành mạnh.
Ba là, vì nền kinh tế quốc dân Việt Nam đã gia nhập các tổ chức kinh tế
quốc tế như ASEAN và WTO, nơi nghiêm cấm sự CTKLM
Hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những đường lối chiến lược phát
triển kinh tế để nước ta nhằm làm cho dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ văn minh. Điều đó có nghĩa là, chúng ta phải coi trọng những quy tắc
ứng xử của các tổ chức kinh tế quốc tế mà Việt Nam đã gia nhập. Không thể
“vô tổ chức, vô kỷ luật” đối với tổ chức mà mình đã tình nguyện gia nhập, đã
cam kết tuân thủ thể chế của tổ chức đó. Vì thế, vai trò của nhà nước không chỉ
là phải can thiệp vào hành vi sản xuất kinh doanh của các doanh nhân nhằm
loại bỏ những hành vi không lành mạnh trong cạnh tranh, mà còn phải định
hướng cho công dân - doanh nhân nước mình biết luật chơi, ngăn chặn rồi đi
đến triệt tiêu hẳn mọi lối “chơi xấu” của doanh nhân - công dân nước mình.
Khi còn là nền kinh tế đóng, những hành vi CTKLM nói trên còn có thể
tồn tại được ở chừng mực nhất định. Nhưng khi hàng hóa Việt Nam đã tham
gia sâu, rộng vào thị trường thế giới, nơi có những quy định khắt khe về sở
hữu trí tuệ, về bảo hộ hàng hóa và quyền lợi người tiêu dùng, thì những hành
vi CTKLM nói trên cùng hàng hóa và dịch vụ của chúng ta sẽ bị cô lập.

Nghiêm trọng hơn, chúng ta sẽ bị khách hàng của các thị trường này sẽ tẩy
chay. Điều đó cũng có nghĩa là, đường lối “đa phương hóa, đa dạng hóa quan
hệ quốc tế về kinh tế” không còn khả thi.
Chính vì lý do đó, mà việc triệt bỏ hành vi CTKLM của doanh nghiệp,
doanh nhân Việt Nam là rất cần thiết.
2
Bốn là, còn có sự bất cập trong hoạt động QLNN đối với hành vi CTKLM
Sự quản lý của nhà nước ta về cạnh tranh của các doanh nghiệp, doanh
nhân Việt Nam còn rất mỏng. Những chỗ “mỏng” này có nhiều, điển hình
như sự trôi nổi nhiều năm nay của hàng bao nhiêu thứ thực phẩm không an
toàn về vệ sinh, sự ô nhiễm môi trường của bao nhiêu vùng công nghiệp, sự
triệt phá tài nguyên, nạn làm hàng giả, hàng kém chất lương
Xét trên nhiều mặt, đó chính là sự CTKLM, là sự “giảm chi bất chính” để
có giá thành hạ, nhờ đó mà bán phá giá để cướp thị trường, cướp khách hàng.
Năm là, sự bỏ ngỏ của các nhà khoa học đối với lĩnh vực khoa học và
thực tiễn này
Điều này sẽ được trình bày trong tiểu mục “Tình hình nghiên cứu”, liền kề
dưới đây, coi sự bỏ trống của việc nghiên cứu này là một trong những lý do, khiến
chúng tôi chọn vấn đề QLNN nhằm chống CTKLM làm đề tài luận văn này.
2. Tình hình nghiên cứu
Cho đến nay, đã có rất nhiều công trình, tác phẩm, bài viết của các học
giả có uy tín nghiên cứu vấn đề trên, trong đó, chúng tôi biết đã có: “Pháp
luật cạnh tranh ở Việt Nam”, Tác giả T.S Lê Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc,
Nguyễn Ngọc Sơn, NXB Tư pháp, H, 2006; “Tiến tới xây dựng pháp luật về
cạnh tranh và chống độc quyền trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị
trường”, Tác giả Nguyễn Như Phát, Bùi Nguyên Khánh, NXB Công an nhân
dân, Hà Nội, 2001; “Cạnh tranh và xây dựng pháp luật cạnh tranh ở Việt
Nam”, Tác giả T.S Nguyễn Như Phát, Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp
luật, Hà Nội, 2008; “Phân biệt hành vi cạnh tranh và vi phạm sở hữu trí tuệ”.
T.S Nguyễn Hữu Huyên, Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư Pháp, Thông tin Pháp

luật dân sự, Hà Nội, 2008; “Những hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh
không lành mạnh trong lĩnh vực bảo hiểm ở Việt Nam”, Tác giả Nguyễn Đình
Quang, Nguyễn Bá Linh, Tổng công ty Bảo Hiểm Bảo Việt, Hà Nội, 2009;
3
“Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh”, Tác giả T.S Đinh Thị Mỹ Loan, Nguyên
Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương, Hà Nội, 2008; “Pháp
luật chống canh tranh không lành mạnh và kiểm soát độc quyền liên quan
đến quyền sở hữu công nghiệp ở nước ta”, Tác giả Nguyễn Thanh Tâm, Tạp
chí Thương mại, Hà Nội, 2003; “Một số vấn đề lý luận về hạn chế và thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh”, Võ Duy Thái, Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công
Thương, Hà Nội, 2009; “Xu hướng thảo thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt
Nam”, Tác giả Võ Duy Thái, Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công Thương, Hà
Nội, 2009; “Giới thiệu về pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh”, Tác
giả Tích Phước, Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công Thương, Hà Nội, 2009.
Trước hết phải nói rằng, những công trình nghiên cứu trên là có giá trị.
Chúng đã góp phần rất lớn vào việc hình thành lý thuyết QLNN đối với cạnh
tranh và chống CTKLM, trong đó, phần rất lớn liên quan đến sự hoàn thiện
pháp luật Việt Nam về chống CTKLM.
Tuy thế, chúng tôi vẫn thấy, đối tượng quản lý của nhà nước về
CTKLM, do các công trình trên đề cập, có phần chưa đủ. Các công trình trên
thường chỉ chú ý đến các hành vi thương mại, mà chưa chú ý đến các hành vi
“tiền thương mại”. Trong khi, chính các hành vi tiền thương mại mới là cái
làm nên sự cạnh tranh lành mạnh hay không lành mạnh.
Nhưng loại hành vi này đã có vị trí chưa đủ mức trong các công trình
nghiên cứu nói trên, trong khi, chính chúng mới là đối tượng cần hạn chế
hàng đầu.
3. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Kết quả nghiên cứu của Luận văn nhằm mục đích đóng góp một phần lý
luận và thực tiễn trong việc tăng cường QLNN về chống CTKLM, để nhà
nước quản lý tốt hơn cuộc cạnh tranh của các doanh nhân, doanh nghiệp Việt

Nam hiện nay.
4
4. Đối tượng nghiên cứu
Theo đúng chuyên ngành đào tạo là Thạc sỹ quản lý hành chính công,
được quy định bằng mã ngành là 60.34.82, đối tượng nghiên cứu của Luận
văn này là sự QLNN đối với cạnh tranh, nhấn mạnh đến việc tăng cường các
hoạt động QLNN về chống CTKLM.
5. Phạm vi nghiên cứu
Với đối tượng nghiên cứu là sự QLNN đối với cạnh tranh, nội dung
nghiên cứu của luận văn được giới hạn trong phạm vi sau đây:
- Hoạt động cạnh tranh trong các doanh nghiệp sản xuất, thương mại và
dịch vụ;
- Khảo sát tại một số doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội;
- Thời gian từ đầu thế kỷ 21 đến nay.
6. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, Luận văn sử dụng quan điểm duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin để nhìn nhận vấn đề.
Đồng thời, việc nghiên cứu luận văn này còn được chỉ dẫn bởi lý thuyết
kinh tế và quản trị kinh doanh của nhiều ngành kinh tế như Thương mại,
Công nghiệp, lý thuyết Thương hiệu, lý thuyết ISO trong quản lý chất lượng
sản phẩm cũng như các phương pháp nghiên cứu khoa học quản lý như thống
kê, phân tích tài liệu lưu trữ, khảo sát thực tế….
7. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn
- Tập hợp, bổ sung, hệ thống hóa cơ sở lý luận về cạnh tranh và QLNN
đối với hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp - doanh nhân;
- Đánh giá tình hình cạnh tranh của doanh nghiệp - doanh nhân Việt Nam
và sự QLNN đối với hoạt động cạnh tranh cũng như chống hành vi CTKLM;
- Định hướng cho sự lành mạnh của cạnh tranh và sự QLNN có khả năng
tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh đó;
5

8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, nội dung, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: CỞ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
CHỐNG HOẠT ĐỘNG CẠNH TRANH KHÔNG
LÀNH MẠNH
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỐNG
HOẠT ĐỘNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH
Ở VIỆT NAM
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NHẰM BẢO ĐẢM CẠNH
TRANH LÀNH MẠNH TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT
NAM
6
Chương 1
CỞ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ CHỐNG HOẠT ĐỘNG CẠNH TRANH
KHÔNG LÀNH MẠNH
1.1. Cạnh tranh không lành mạnh, đối tượng kiểm soát của QLNN về
kinh tế trong thời đại ngày nay
1.1.1. Một số vấn đề về cạnh tranh
1.1.1.1. Định nghĩa
Cạnh tranh là một trong những hiện tượng kinh tế, được nhiều giới và
nhiều thời đại quan tâm.
Sự quan tâm đến cạnh tranh có mục đích là để tỏ thái độ với hiện tượng
này. Thái độ đó có thể là đồng tình, từ đó tạo điều kiện cho nó phát triển,
cũng có thể là phản đối, từ đó tìm biện pháp loại trừ, ngăn cản.
Để sự đồng tình hay phản đối cạnh tranh được bày tỏ đúng đối tượng,
vấn đề hàng đầu, được đặt ra cho những người quan tâm đến cạnh tranh, là
vấn đề “thế nào là cạnh tranh”, để từ đó tìm ra một định nghĩa đúng bản chất

của hiện tượng này.
Hiện nay, đã có khá nhiều định nghĩa về cạnh tranh.
- Theo Cuốn Black’ law dictionary: “Cạnh tranh là sự nỗ lực hoặc hành
vi của hai hay nhiều thương nhân nhằm tranh giành những lợi ích giống nhau
từ chủ thể thứ ba”[10;tr15].
- Theo từ điển kinh doanh của Anh xuất bản năm 1992, cạnh tranh “Là
sự ganh đua, kình định giữa các nhà kinh doanh nhằm tranh dành cùng một
loại tài nguyên hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình” [10;tr16],
hoặc “Sự cố gắng giành phần hơn, phần thắng về mình giữa những người,
những tổ chức hoạt động nhằm lợi ích như nhau”.
7
- Theo Uỷ ban cạnh tranh công nghiệp của Hoa Kỳ thì "Cạnh tranh đối
với một quốc gia là mức độ mà ở đó, dưới các điều kiện thị trường tự do và
công bằng có thể sản xuất các hàng hoá và dịch vụ đáp ứng được các đòi hỏi
của các thị trường quốc tế, đồng thời duy trì và mở rộng thu nhập thực tế của
nhân dân nước đó".
- Theo quỹ tiền tệ thế giới (IMF) thì cạnh tranh là "Khả năng của nước đó
đạt được những thành quả nhanh và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt được
các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao được xác định bằng thay đổi của tổng sản
phẩm quốc nội (GDP) trên đầu người theo thời gian".
- Theo Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) thì cạnh tranh là “Năng lực cạnh
tranh của một quốc gia là khả năng đạt và duy trì được mức độ tăng trưởng
cao rên cơ sở các chính sách, thể chế vững bền tương đối và các đặc trưng
kinh tế khác” (WEF, 1997).
- Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức hợp tác và
phát triển kinh tế (OECD) lại có định nghĩa về cạnh tranh từ một cách nhìn
khác và coi cạnh tranh là "Khả năng của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia
và vùng trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh
tranh quốc tế".
Như vậy, có thể thấy có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về cạnh

tranh, xuất phát từ các cách tiếp cận khác nhau về chủ thể cạnh tranh, môi
trường cạnh tranh và đối tượng cạnh tranh. Nhưng các cách tiếp cận này đều
nói lên bản chất của hành vi cạnh tranh. Do vậy, có thể hiểu một cách thống
nhất về hành vi cạnh tranh như sau:
“Cạnh tranh là sự tranh giành giữa nhiều chủ thể hành động về một giá
trị nào đó bằng hệ thống hành vi, có tác dụng như là những tác động gián
tiếp để vật tranh giành kia thuộc về mình”.
8
1.1.1.2. Đặc trưng của cạnh tranh
+ Tính phổ biến
Cạnh tranh là hoạt động có tính phổ biến, hành vi này tồn tại ở mọi sự
vật sống, từ thực vật đến động vật, từ sinh vật tự nhiên đến con người xã hội.
Riêng trong thế giới loài người, hoạt động cạnh tranh càng đa dạng và phức
tại, tồn tại ở mọi thời đại, mọi hoạt động. Chúng ta thường nói “đấu tranh sinh
tồn là lẽ tự nhiên”, “cạnh tranh là động lực của sự phát triển”. Đó chính là sự
thừa nhận trên thực tế về tính phổ biến của hoạt động cạnh tranh trong đời
sống tự nhiên và xã hội.
+ Tính có điều kiện
Tính có điều kiện của cạnh tranh không phủ định hoặc không trái với
tính phổ biến của cạnh tranh, mà chúng tôi vừa nêu ở trên.
Cạnh tranh là bản năng sin tồn của muôn loài, là sự tiềm ẩn trong muôn
loài. Nhưng sự tiềm ẩn này chỉ biến thành hiện thực trong những điều kiện
nhất định. Điều đó cũng giống như sự nẩy mầm là bản năng của hạt. Không
có hạt lành lặn nào không nẩy mầm. Nhưng không có điều kiện khí hậu và
nước, hạt không thể này mầm.
Với cạnh tranh, điều kiện đó là:
Thứ nhất, “đa cá thể” có cùng lợi ích: Người ta chỉ tranh giành nhau khi
cùng muốn một giá trị nào đó. Nếu có hai thứ khác nhau, và mỗi người thích
một thứ, thì không có sự tranh giành.
Thứ hai, lợi ích có tính cá thể: Tức là các chủ thể tranh giành phải có

quyền sử dụng riêng vật mà nó giành được. Điều này thể hiện rõ nhất trong xã
hội loài người, điển hình là trong kinh tế Hợp tác xã (HTX). Trong thời kỳ
HTX nông nghiệp, không có xã viên của HTX nào tháo trộm nước của ruộng
đồng thuộc HTX khác vào ruộng đồng của HTX mà họ là xã viên, vì lợi ích
mà họ giành được họ đâu có được hưởng, mà là của chung HTX. Nhưng nếu
có lợi ích của từng cá nhân trong đó thì họ sẵn sàng làm.
9
Thứ ba, lợi ích ít, cá thể nhiều: Khi lợi ích ít, cá thể nhiều thì rất dễ xẩy
ra cạnh tranh. Điều này là quá rõ. Ví như trong điều kiện bình thường, có ai
tranh nhau không khí. Nhưng khi thiếu không khí, phải chia nhau bình Oxy, thì
sự giành giật có thể xẩy ra. Trong kinh tế, khi “cung” ít, “cầu” nhiều, các doanh
nhân làm không hết việc, không sản xuất cái này thì sản xuất cái khác, làm ra
bất cứ cái gì, tốt hay xấu, đều có người mua, thì không có cạnh tranh. Nhưng
khi Cung-Cầu đã bình ổn, doanh nhân nào muốn bán được nhiều hàng hơn
người khác thì họ phải có hàng tốt hơn, mới hơn, rẻ hơn, khách hàng được
chăm sóc chu đáo, ân cần hơn. Khi đó mới cần những hoạt động sản xuất kinh
doanh mang tính cạnh tranh.
Thứ tư, lực lượng ngang nhau hoặc xấp xỉ nhau: Tức là có người để
cạnh tranh thì thường sẽ xẩy ra hiện tượng cạnh tranh. Trong lĩnh vực kinh tế,
khi đã có sự độc quyền của một tập đoàn kinh tế nào đó, sẽ không có doanh
nghiệp nhỏ nào nghĩ tới chuyện cạnh trang với tập đoàn này.
1.1.1.3. Hậu quả hai mặt của cạnh tranh
+Mặt tốt: Biểu hiện của mặt tốt của cạnh tranh có nhiều, nhưng suy cho
cùng là, cạnh tranh là động lực phát triển. Điều này đã được quan điểm Duy
vật biện chứng chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ ra, qua mệnh đề triết học cơ bản là:
Mâu thuẫn là động lực của sự phát triển. Cạnh tranh chính là khâu xử lý mâu
thuẫn, là khâu phát triển.
Trong thực tiễn, con người đều đã biết tạo ra cạnh tranh để sự vật phát
triển, như trong hoạt động sản xuất thường tổ chức thi đua để cạnh tranh kết
quả hay thành tích.

+ Mặt xấu: Trong hoạt động cạnh tranh, bên cạnh những mặt tích cực thì
cũng tồn tại nhiều mặt xấu, cụ thể:
- Cạnh tranh dễ dẫn đến triệt tiêu đồng loại: Cạnh tranh thương trường
dẫn đến độc quyền, mà sự độc quyền của một hãng nào đó sẽ hạn chế sự lựa
10
chọn của người tiêu dùng, như sự độc quyền của đường sắt Việt Nam, Điện
lực Việt Nam hiện nay.
- Cạnh tranh dễ dẫn đến hành vi gian dối, vi phạm các chuẩn mực đạo
đức con người.
1.1.2. Cạnh tranh thương trường (CTTT)
1.1.2.1. Định nghĩa CTTT
Từ định nghĩa hay quan niệm về cạnh tranh nói chung, như đã nêu, có
thể đi đến một định nghĩa như sau về CTTT
CTTT là sự giành giật lợi nhuận hoặc những giá trị làm nên lợi nhuận giữa
các doanh nghiệp, doanh nhân bằng những biện pháp chính đáng hoặc không
chính đáng có tính chất nghiệp vụ kinh tế - kỹ thuật và quản trị kinh doanh
1.1.2.2. Đặc trưng của CTTT
Trên cơ sở đặc trưng chung của cạnh tranh, đã được nêu ở trên, vận dụng
vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh có thể thấy, CTTT có những đặc trưng mà
những đặc trưng này cũng chính là những ý sâu xa của định nghĩa về CTTT,
mà chúng tôi vừa đưa ra ở trên.
Các đặc trưng đó là:
+ CTTT là thuộc tính của nền kinh tế đa sở hữu
Biểu hiện cụ thể của nền kinh tế đa sở hữu là có sự tồn tại của nhiều
doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và các hình thức sở hữu khác
nhau. Kinh tế học đã chỉ rõ cạnh tranh là hoạt động của các chủ thể kinh
doanh nhằm tranh dành hoặc mở rộng thị trường, do đó cần phải có sự tồn tại
của nhiều doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế trên thị trường. Khi
trong thị trường nhất định nào đó chỉ có một doanh nghiệp tồn tại hoặc có
nhiều doanh nghiệp nhưng các doanh nghiệp này đều thuộc về một thành

phần kinh thì chắc chắn sẽ không có hoạt động cạnh tranh, không thể tạo
thành động lực cho sự phát triển của kinh tế thị trường.
11
+ Chủ thể cạnh tranh thương trường là các doanh nhân
Chúng tôi muốn nhấn mạnh từ “Doanh nhân”, mà không dùng từ Doanh
nghiệp vì doanh nghiệp không không thể là con người cụ thể, nên không có
hành vi cạnh tranh. Chỉ có doanh nhân, người điểu kiển hoạt động doanh
nghiệp của mình để cạnh tranh thì mới là chủ thể CTTT.
+ Mục tiêu của CTTT là lợi nhuận và các giá trị làm nên lợi nhuận
Lợi nhuận là mục tiêu của mọi hoạt động kinh doanh. Ai tham gia hoạt
động kinh doanh đếu muốn dành được khoản lợi nhuận nhất định. Nhưng giá
trị làm nên lợi nhuận là gì, và vì sao, đó lại là mục tiêu tranh giành? Nói một
cách tổng quát, đó là các yếu tố làm nên chất lượng cao và giá thành hạ của
sản phẩm, như nguyên liệu tốt, lao động chất lượng cao, bí mật khoa học và
công nghệ. Đây là những yếu tố, mà doanh nhân nào có được, chắc chắn họ sẽ
chiến thắng trong CTTT.
Để có các yếu tố trên, mỗi doanh nhân phải tự tạo ra, nhưng cũng có
những doanh nhân không tự tạo mà dùng biện pháp chiếm đoạt: Dùng lương
cao và các khoản trọng đãi nhân tài để lôi kéo lao động chất lượng cao của đối
thủ về doanh nghiệp mình, dùng tình báo kỹ nghệ để ăn cắp bí quyết nhà nghề
của đối thủ, dùng nghiệp vụ kinh doanh để độc chiếm, chiếm lĩnh cơ sở
nguyên liệu tốt,
+ Nơi cạnh tranh là thương trường, biện pháp cạnh tranh là hoạt động
kinh tế - kỹ thuật - nghiệp vụ quản trị kinh doanh
Có nghĩa là, mọi hành vi cạnh tranh về lợi nhuận xẩy ra trên thương
trường và những hành vi không có tính chất kinh tế - kỹ thuật và nghiệp vụ
quản trị kinh doanh thì không nằm trong phạm trù CTTT.
Cần phải hiểu rõ như trên về định nghĩa CTTT, vì muốn chống cạnh
tranh không lành mạnh thì phải nhìn nhận, đâu là CTTT. Những hành vi
không có tính thương trường sẽ thuộc đối tượng kiểm soát của các hoạt động

quản lý nhà nước khác.
12
1.1.2.3. Điều kiện để có CTTT
+Thứ nhất, nền kinh tế đa sở hữu
Phải có nền kinh tế đa sở hữu mới có cạnh tranh, bởi vì nếu là nền kinh
tế thuần sở hữu nhà nước và kinh tế tập thể, nhưng kinh tế tập thể lại ở dạng
HTX cao cấp, thì cũng coi như kinh tế nhà nước sẽ không có cạnh tranh. Chỉ
khi nào mỗi doanh nghiệp thuộc sự sở hữu khác nhau, có quyền lợi riêng thì
mới có cạnh tranh.
+ Pháp luật toàn diện, đồng bộ
Khoa học pháp lý đã có sự giải thích về tính đồng bộ của hệ thống pháp
luật. Trong phạm vi luận văn này, điều cần nói là mối quan hệ giữa sự toàn
diện và đồng bộ của pháp luật với sự CTTT, trả lời câu hỏi: vì sao để có
CTTT phải có pháp luận đồng bộ và toàn diện.
Lý do là ở chỗ:
- Phải có Luật vì CTTT là hành vi tranh giành lợi ích, thứ tranh giành
khốc liệt. Sự tranh giành này có giới hạn của nó. Mà giới hạn này rất mong
manh và để xác định đâu là gianh giới thì cần căn cứ cứ vào quy định của
pháp luật về điều đó chứ không thể suy lý được. Nếu không có hệ quy chiếu
cho hành vi này thì mọi hành vi cạnh tranh đều có thể tùy sự yêu ghét cá nhân
mà bị kết tội hay được tuyên công.
- Luật phải toàn diện vì CTTT là tổng thể hành vi, bao chùm nhiều lĩnh
vực kinh tế xã hội. Vì thế, để điều chỉnh quan hệ CTTT cần có không chỉ một
Luật, mà cần cả hệ thống Luật. Trong đó, có thể có những đạo luật chỉ được
vận dụng một vài Điều-Khoản. Nhưng vẫn phải có.
- Luật phải đồng bộ, vì CTTT là tổng thể nhiều quan hệ kinh tế - xã hội,
có sự gắn bó hệ hữu cơ với nhau. Nếu luật không đồng bộ, tức là, Đạo luật
này cho phép, Đạo luật kia lại cấm, Đạo luật này quy định hành vi cạnh tranh
này là quan hệ Dân sự, Đạo luật nào đó nữa lại coi là quan hệ Hình sự. Sự
13

không đồng bộ này sẽ gây khó khăn trong hoạt động của các doanh nghiệp
cũng như sự quản lý của các cơ quan chức năng. Điều cần nhấn mạnh thêm là,
hệ thống pháp luật của nhà nước phải rộng, tạo điều kiện để mọi thành phần
kinh tế, mọi chủ thể có thể tham gia vào quá trình cạnh tranh này.
+ Không có tổ chức kinh tế độc quyền
Độc quyền là nhân tố loại trừ cạnh tranh. Vì thế, WTO đã có điều luật
chống độc quyền. Nếu độc quyền lại gắn với độc quyền nhà nước thì càng
nguy hại cho cạnh tranh. Bởi sự có mặt của nhà độc quyền, cả quyền lực kinh
tế lẫn quyền lực chính trị, thì người tham gia cạnh tranh chẳng có cơ hội để
thắng trong mọi hoạt động cạnh tranh.
+ Nhà nước phải công tâm và vô tư
Nhà nước là trọng tài của sân chơi có sự cạnh tranh. Nhà nước sẽ là người
trọng tài công tâm, vô tư để đảm bảo sự công bằng cho các chủ thể cạnh tranh.
+Có lượng doanh nghiệp đông đảo
Trong cạnh tranh về kinh tế, số lượng doanh nghiệp tham gia cạnh tranh
sẽ quyết định nhiều vấn đề, với sự tham gia của đông đảo lực lượng doanh
nghiệp thì hoạt động cạnh tranh sẽ đa dạng hơn, phức tạp hơn nên cũng tạo
nhiều cơ hội phát triển hơn.
Muốn cạnh tranh lành mạnh, phải giải quyết vấn đề tổ chức sản xuất theo
hướng chuyên môn hóa, tập trung hóa, đồng thời nâng cao trình độ kỹ thuật
và công nghệ. Tất cả những biện pháp kinh tế - tổ chức - kỹ thuật tiên tiến đó
chỉ có thể thực hiện được khi trong nền kinh tế quốc dân đã có một lượng
doanh nghiệp nhất định. Vì thế nói, số lượng doanh nghiệp là một tiền đề tích
cực cho cạnh tranh
+ Có môi trường tốt về xã hội - kinh tế
CTTT suy cho cùng là sự chiếm lĩnh thị trường và thu hút khách hàng.
Điều đó nói lên một điều là, mọi sự nỗ lực của doanh nhân liệu có được con
14
mắt người tiêu dùng nhận ra không. Do đó, sự cạnh tranh phải được diễn ra ở
môi trường xã hội nhất định, nơi mà người tiêu dùng là khách hàng sáng suốt.

Nhưng nếu cạnh trạnh trong môi trường xã hội kém phát triển hơn so với các
hoạt động kinh tế này cạnh tranh vẫn có thể diễn ra, nhưng là cạnh tranh đi
xuống. Điều đó chỉ làm hạn chế sự phát triển xã hội. Điều này đang diễn ra
trên thị trường âm nhạc nói riêng, nghệ thuật biểu diễn ở nước ta nói chung.
Môi trường xã hội tốt còn có nghĩa là mức sống của nhân dân. Một nhân
dân chỉ mơ đủ ăn, đủ mặc, mơ ăn no, mặc ấm, chưa hề mơ ăn ngon, mặc đẹp
vì thu nhập thấp, thì các doanh nhân không nhất thiết phải cạnh vì mọi nỗ lực
của doanh nhân khi đó chỉ là về gia tăng số lượng và giá thật rẻ, chất lượng
không thành vấn đề.
+ Không có doanh nghiệp nhà nước tham gia
Không có DNNN tham gia cạnh tranh, chứ không phải là không có
doanh nghiệp nhà nước trong nền KTQD.
DNNN là một sản phẩm đặc biệt của nhà nước trong nền kinh tế quốc
dân, được nhà nước lập ra để thực thi những nghĩa vụ thiêng liêng nhất định,
nó không có sứ mạng làm giầu, nên không nhất thiết phải tham gia hoạt động
cạnh tranh. Nhưng nếu có DNNN tham gia cạnh tranh thì nó sẽ tạo nên sự
nghi ngờ về sự công tâm, vô tư của các nhà QLNN. Không có gì bảo đảm
rằng, các nhà chức trách không “bênh” các doanh nhân nhà nước khi họ có
hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
1.1.2.4. Ý nghĩa của CTTT
Nếu cạnh tranh lành mạnh, nếu người cạnh tranh dùng các biện pháp tổ
chức kinh tế, kỹ thuật và quản trị kinh doanh hiện đại để chiến thắng đối thủ,
thì cạnh tranh đó đồng nghĩa với khoa học hóa, hiện đại hóa, văn minh hóa,
nhân văn hóa hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả là:
15
- Bản thân doanh nghiệp và các doanh nhân sẽ giành chiến thắng một
cách bền vững vì có chiều sâu khoa học và công nghệ được bảo đảm. Mọi sự
nỗ lực chân chính sẽ làm cho doanh nghiệp và doanh nhân lớn mạnh thật sự
chứ không là “mạnh ảo”. Đó là nền móng của sự giầu mạnh vững bền của đất
nước. Mọi sự xảo trá, dối lừa trước sau cũng bị vạch trần, nền kinh tế của

doanh nghiệp ấy có tăng trưởng cũng là sự tăng trưởng ảo.
- Sự lớn mạnh của doanh nghiệp sẽ làm mạnh đất nước, nó trở thành
điểm sáng về kinh tế, góp phần làm mạnh nền kinh tế quốc dân. Trong thời
đại hội nhập, nếu tất cả các doanh nghiệp và doanh nhân đều trở nên như thế,
thì chính họ đã góp phần không nhỏ làm cho non sông Việt Nam trở nên tươi
đẹp và gấm vóc, Dân tộc Việt Nam sánh vai được với các cường quốc năm
Châu, vì hàng Việt Nam có vị thế vững vàng trên thị trường thế giới.
Do vị thế kinh tế vững vàng này mà vị thế chính trị quốc tế của Việt
Nam cũng sẽ được nâng tầm nhất định.
- Sự cạnh tranh bằng các biện pháp chân chính của doanh nghiệp và doanh
nhân chính là động lực thúc đẩy nhiều ngành, nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội
phát triển theo: thúc đầy giáo dục trong tạo nhân tài, thúc đầy giới nghiên cứu
khoa học trong phát minh sáng chế và chuyển giao khoa học và công nghệ, thúc
đẩy văn học, nghệ thuật vì có công chúng văn minh,…
- Quan trọng hơn, sự cạnh tranh bằng các biện pháp chân chính ấy sẽ
đem lại cho khách hàng, cho nhân dân những giá trị đích thực: hàng hóa
không ngừng đổi mới mẫu mã, kiểu dáng, công dụng, giá cả mỗi ngày mỗi
hạ, thái độ bán hàng mỗi ngày mỗi ân cần, chu đáo, văn minh thương mại mỗi
ngày mỗi cao, người tiêu dùng sẽ được sử dụng những sản phẩm đúng giá trị
và đúng tầm.
1.1.2.5. Phân loại CTTT
Trong kinh tế học, khoa học pháp lý cũng như trong quản lý nhà nước về
kinh tế, có nhiều cách phân loại hoạt động cạnh tranh khác nhau để phục vụ
16
cho việc nghiên cứu và xây dụng chính sách cạnh tranh và quản lý cạnh tranh.
Nhìn chung, có những cách phân loại và các loại CTTT như sau:
+ Căn cứ vào mức độ điều tiết của Nhà nước đối với CTTT, có
- Cạnh tranh tự do
Đó là sự CTTT không có sự hạn chế nào của nhà nước. Loại cạnh tranh
này đã có khi nền kinh tế tư bản chủ nghĩa mới ra đời, và các học thuyết bảo

vệ loại cạnh tranh này xuất hiện, khi loại cạnh tranh này có nguy cơ bị chặn
lại bằng sự QLNN. Người bảo vệ cạnh tranh tự do điển hình là Adam Smith.
Ông đã chỉ ra rằng: “Trong khi chạy theo tư lợi thì có một "bàn tay vô hình"
buộc con người kinh tế đồng thời phải thực hiện một nhiệm vụ không nằm
trong dự kiến là đáp ứng lợi ích xã hội và đôi khi họ còn đáp ứng lợi ích xã
hội tốt hơn ngay cả khi họ có ý định làm điều đó từ trước”[1;tr217].
Theo ông, "Bàn tay vô hình" đó chính là các quy luật kinh tế khách quan
tự phát, hoạt động chi phối hoạt động của con người. Do đó, việc nhà nước
can thiệp vào kinh tế sẽ làm giảm bớt sự tăng trưởng của cải và sử dụng
không hợp lý tài nguyên.
Nhiều nhà khoa học đồng thời với Adam Smith cũng cho rằng, cạnh
tranh tự do là quy luật đặc thù của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, ở
đó, giá cả phải được tự do vận động lên xuống theo sự chi phối của quan hệ
cung cầu, của các thế lực trên thị trường. Những điều tự do đó chính là tác
nhân, là động lực của tích tụ và tập trung tư bản trên nền tảng "tự do được
nuôi dưỡng bởi chính tự do".
- Cạnh tranh có sự điều tiết của Nhà nước
Đó chính là thứ cạnh tranh mà ta đang chấp nhận, xuất hiện từ sau các
cuộc khủng hoảng kinh tế của những thập niên 20-30, được Samuelson đề
sướng, với hình tượng “vỗ tay bằng hai bàn tay”. Theo lối cạnh tranh này,
Nhà nước xác lập hành lang cạnh tranh nhất định, các doanh nghiệp và doanh
nhân được phép hoạt động trong hành lang định sẵn đó.
17
+ Căn cứ vào tính chất, mức độ biểu hiện của cạnh tranh, có:
- Cạnh tranh hoàn hảo
“Hoàn hảo” có nghĩa là “Điều kiện hoàn hảo để cạnh tranh”. Sự hoàn
hảo này thể hiện trên các mặt sau đây:
Số lượng các doanh nghiệp tham gia thị trường và số lượng khách hàng
rất lớn, đủ để không một ai trong số họ có khả năng tác động đến thị trường.
Sản phẩm tham gia trên thị trường phải đồng nhất và tiêu chuẩn hóa

Thông tin trên thị trường đầy đủ và công bằng cho mọi người.
Không tồn tại các dào cản từ phía nhà nước
Các yếu tố đầu vào của sản xuất được lưu thông tự do, các doanh nghiệp
có cơ hội như nhau trong việc tiếp cận với các yếu tố đầu vào.
- Cạnh tranh không hoàn hảo
Đó là thứ cạnh tranh với tất cả những dấu hiệu đối ngược với cạnh tranh
hoàn hảo. Cạnh tranh không hoàn hảo là hình thức cạnh tranh chiếm ưu thế
trong trong các nghành sản xuất mà ở đó các doanh nghiệp sản xuất và phân
phối có đủ sức mạnh và thế lực để có thể chi phối giá cả trên thị trường.
- Độc quyền
Đúng ra, độc quyền không là một dạng của cạnh tranh. Đã độc quyền
tức không còn cạnh tranh. Tuy vậy, để hiểu về bình diện và mức độ của
cạnh tranh, độc quyền được ghép vào cạnh tranh để bức tranh phát triển
của cạnh tranh được hoàn chỉnh mà thôi: Kết thúc cạnh tranh là độc quyền.
Quá trình cạnh tranh đồng nghĩa với quá trình doanh nghiệp loại bỏ lẫn
nhau để cuối cùng còn lại doanh nghiệp mạnh nhất. Khi đó, trên thị trường
còn duy nhất một người bán hoặc một người mua hay chỉ có một doanh
nghiệp duy nhất kinh doanh hoặc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường mà không
có sự thay thế từ các sản phẩm hoặc các nhà sản xuất khác.
Do vị trí độc quyền này, nhà độc quyền dẫn đến độc tài, là người toàn
quyền ấn định mặt hàng, chất lượng hàng hóa và đặt giá.
18
+ Căn cứ vào tính lành mạnh của hành vi và tác động của chúng với thị
trường, có:
- Cạnh tranh lành mạnh
Đó là sự cạnh tranh, được thực hiện bằng tất cả các hành động, mà chúng
tôi sẽ trình bày trong mục dưới đây, nói về các hoạt động cạnh tranh của
doanh nghiệp và doanh nhân trong CTTT.
Đồng thời, các loại hành vi đó mang thêm các đặc tính như: Tính hợp pháp;
Tính truyền thống, tập quán kinh doanh; Tính nhân văn, nhân bản, tính đạo đức

kinh doanh được nhà nước và xã hội chấp nhận; Tính công bằng với sự kết hợp
hài hoà lợi ích của người kinh doanh với lợi ích của người khác, lợi ích công.
- Cạnh tranh không lành mạnh
Chúng tôi sẽ có mục riêng nói về loại cạnh tranh này. Vì thế, xin không
trình bày ở đây. Nhưng hành vi này chính là cặp tương phản với cạnh tranh
lành mạnh.
1.1.2.6. Các hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp-doanh nhân
Hành vi cạnh tranh rất đa dạng. Vì thế, khó có thể kiệt kê hết các hành vi
cạnh tranh của doanh nghiệp và doanh nhân.
Để có thể đưa ra các hành vi cạnh tranh, cần dựa vào những tiền đề sau
đây: Mục tiêu của cạnh tranh là giành lợi nhuận tối đa và lợi nhuận, được
quyết định bởi các đại lượng cơ bản sau đây:
Một là, sản lượng tiêu thụ (càng lớn càng tốt), trong đó sản lượng lại phụ
thuộc vào xã hội có nhu cầu về loại hàng hóa do được sản xuất ra hay không;
Chất lượng hàng hóa và giá bán như thế nào và chính sách hậu mãi của hãng
như thế nào?
Hai là, giá thành đơn vị sản phẩm (càng nhỏ càng tốt), trong đó giá thành
phụ thuộc vào năng xuất lao động, trình độ máy móc, thiết bị và công nghệ của
doanh nghiệp tiên tiến hay lạc hậu; Nguyên liệu được dùng trong doanh nghiệp
19
có chất lượng tốt hay xấu, được cung ứng ổn định hay thất thường; hoạt động
quản trị kinh doanh được tổ chức và trang bị hiện đại hay lạc hậu.
Ba là, giá cả, điều này phụ thuộc vào mức giá bình quân của thị
trường hàng hoá cùng loại; sự tín nhiệm của khách hàng về thương hiệu
của doanh nghiệp.
Căn cứ vào cái nhìn trên, có thể thấy việc cạnh tranh của doanh nghiệp và
doanh nhân được thể hiện qua việc thực hiện các hoạt động sau đây:
+ Thực thi các hoạt động tổ chức lại sản xuất nội bộ doanh nghiệp, hiện
đại hoá kỹ thuật và công nghệ nhằm làm cho hạ giá thành và nâng cao chất
lượng sản phẩm

Về tổ chức, đó là việc chuyên môn hóa, tập trung hóa, hợp tác hóa, lựa
chọn địa điểm đặt doanh nghiệp, sao cho tối ưu. Khoa học về tổ chức sản
xuất nội bộ doanh nghiệp đã đề cập tới điều này.
Về Công nghệ và Kỹ thuật sản xuất, đó là việc cơ khí hóa, tự động hóa,
điện khí hóa quá trình sản xuất kinh doanh.
Về ý nghĩa tác dụng đối với việc nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản
phẩm của các biện pháp kinh tế - tổ chức sản xuất kinh doanh đã được các
khoa học về kinh tế - tổ chức và quản trị kinh doanh Doanh nghiệp trình bày
tường tận.
+ Thực thi các hoạt động nhằm xác định đúng nhu cầu thị trường và tổ
chức tiêu thụ tốt các sản phẩm đã làm ra
“Đắt hàng” hay “ế hàng” là mối quan tâm hàng đầu của mọi doanh nhân,
tiếp đó là vấn đề lợi nhuận. Muốn đắt hàng, trước hết hàng phải đúng nhu cầu
người mua. Không ai mua cái không cần, kể cả khi chúng được bán rất rẻ. Và
vì thế, để “đắt hàng”, doanh nhân phải không ngừng tìm hiểu nhu cầu của
khách hàng, từ đó luôn luôn có những hàng mới về chủng loại. Và họ sẽ chiến
thắng đối thủ về thị trường hàng hoá đó.
20
+ Thực thi các biện pháp nhằm tạo nguồn nguyên liệu tốt và ổn định
Nguyên liệu tốt là tiền đề hàng đầu của chất lượng sản phẩm. Người ta
có thể thay thế nguyên liệu này bằng nguyên liệu khác, nhưng đó là điều bất
đắc dĩ. Khi đó sản phẩm chắc chắn mất gốc, không nhiều thì ít. Sản phẩm
truyền thống sẽ không còn, sản phẩm “nhân tạo” có thể có những ưu điểm nào
so với sản phẩm truyền thống, nhưng với những người ưa sản phẩm truyền
thống, thì các ưu điểm mới kia vẫn không là cái làm cho nó chiến thắng sản
phẩm truyền thống.
Để có nguyên liệu tốt, doanh nghiệp và doanh nhân phải có cơ sở nguyên
liệu theo đúng nghĩa của nó. Đó là nơi, mà doanh nhân thường xuyên mua
được nguyên liệu đúng yêu cầu của mình để duy trì sản xuất kinh doanh liên
tục. Các doanh nghiệp và doanh nhân coi đây là một hoạt động cạnh tranh có

ý nghĩa quyết định chiến thắng, với ý tưởng là “ai có nguyên liệu người đó sẽ
chiến thắng”.
+ Thực thi các chính sách hậu mãi
Chăm sóc khách hàng là tên gọi chung của hoạt động này. Yêu cầu
chung đối với hoạt động chăm sóc khách hàng là “vui lòng khách đến, vừa
lòng khách đi”. Hoạt động này có thể được thực hiện ở nhiều khâu từ bán
hàng, bảo hành sản phẩm,…
+ Xây dựng thương hiệu bền vững và ấn tượng
Thương hiệu có bản chất là Uy tín, là “Tiếng thơm” về một Hãng hay về
một loại sản phẩn nào đó của Hãng, được biểu tượng hóa bằng một Hình
tượng nào đó, mà mỗi khi khách hàng hoặc toàn xã hội trông hay nghe thấy
biểu tượng đó là người ta nghĩ ngay đến tất mọi điều tốt đẹp của hãng này,
sản phẩm này, như một phản xạ có điều kiện vậy. Việc xây dựng thương hiệu
phải được thực hiện trên hai mặt:
Một là, tạo cái tốt thật sự, liên tục để toàn xã hội thừa nhận và tin dùng;
21

×