Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Nghiên cứu tính đa dạng các loài thực vật quý hiếm tại vườn quốc gia ba bể huyện ba bể, tỉnh bắc kạn nhằm đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển loài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.89 MB, 119 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN DUY TÙNG

NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG CÁC LOÀI THỰC
VẬT QUÝ HIẾM TẠI VƢỜN QUỐC GIA BA BỂ
HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN NHẰM ĐỀ XUẤT
CÁC BIỆN PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LOÀI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Thái Nguyên - 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN DUY TÙNG

NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG CÁC LOÀI THỰC
VẬT QUÝ HIẾM TẠI VƢỜN QUỐC GIA BA BỂ
HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN NHẰM ĐỀ XUẤT
CÁC BIỆN PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LOÀI
C u n n n : L m ọc
M số: 6 6

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
N ƣời ƣớn dẫn k oa ọc: GS TS Đặn Kim Vui


Ths. La Quan Độ

Thái Nguyên - 2015


i

LỜI CÁM ƠN
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và được sự nhất trí của Ban chủ nhiệm
khoa Lâm nghiệp, Phòng Đào tạo - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên tác giả tiến
hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu tính đa dạng các loài thực vật quý hiếm tại
Vườn quốc gia Ba Bể - huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn nhằm đề xuất các biện phát
bảo tồn và phát triển loài”.
Sau một thời gian làm việc đến nay bản luận văn của tác giả đã hoàn thành.
Nhân dịp này tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo hướng dẫn GS.
TS. Đặng Kim Vui, Giám đốc Đại học Thái Nguyên và Thầy giáo ThS. La Quang
Độ là những người tận tâm hướng dẫn tác giả trong thời gian thực hiện đề tài.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo phòng Đào tạo, khoa Lâm
nghiệp những người đã truyền thụ cho tác giả những kiến thức và phương pháp
nghiên cứu quý báu trong thời gian tác giả theo học tại trường.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Bể đã nhiệt
tình tạo mọi điều kiện giúp đỡ tác giả trong quá trình nghiên cứu.
Và cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình, bạn bè
và những người luôn quan tâm chia sẻ và tạo mọi điều kiện giúp đỡ trong thời gian
tác giả học tập và nghiên cứu vừa qua.
Do lần đầu làm quen với nghiên cứu khoa học, nên luận văn không tránh
được những thiếu sót. Vì vậy, tác giả kính mong được sự đóng góp ý kiến quý báu
của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để bản luận văn của tác giả thêm
phong phú và hoàn thiện hơn.
Tác iả xin tr n trọn cảm ơn!

Thái Nguyên, 10 tháng 9 năm 2015
Tác iả luận văn

N u ễn Du Tùn


ii

MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN ................................................................................................................i
MỤC LỤC ................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..............................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... vii
MỞ ĐẦU.............................................................................................................................. 1
1. Đặt vấn đề .................................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ................................................................................3
2.1. Mục tiêu chung ......................................................................................................3
2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................................3
3.1. Tính khoa học ........................................................................................................3
3.2. Tính thực tiễn ........................................................................................................3
4. Đóng góp mới của luận văn .....................................................................................3
C ƣơn

: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ................................................................... 4

1.1. Tính cấp thiết của đề tài và cơ sở khoa học của nghiên cứu ................................4
1.1.1. Khái niệm thực vật rừng quý hiếm ....................................................................4
1.1.2. Tính cấp thiết và cơ sở nghiên cứu của vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học........6

1.1.3. Những nghiên cứu về đa dạng thực vật trên thế giới......................................10
1.1.3.1. Những nghiên cứu về đa dạng thành phần loài ............................................10
1.1.3.2. Những nghiên cứu tính đa dạng về dạng sống..............................................10
1.1.3.3. Tình hình nghiên cứu thực vật quý hiếm ......................................................12
1.1.4. Những nghiên cứu về đa dạng thực vật Ở Việt Nam......................................15
1.1.4.1. Những nghiên cứu về thành phần loài ..........................................................15
1.1.4.2. Những nghiên cứu về phổ dạng sống ............................................................17
1.1.4.3. Tình hình nghiên cứu thực vật quý hiếm ở Việt Nam ..................................18
1.1.4.4. Hệ thống văn bản chính sách ........................................................................21


iii

1.1.4.5. Quy định của pháp luật về quản lý và bảo vệ các loài thực vật quý hiếm ...21
1.1.4.6. Phân bố các loài thực vật nguy cấp quý hiếm ở Việt Nam ..........................22
1.1.4.7. Tình hình quản lý bảo vệ và hoạt động buôn bán thực vật quý hiếm ..........24
1.1.4.8. Hoạt động khai thác buôn bán thực vật quý hiếm ở Việt Nam ....................25
1.2. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ..............................................................26
1.2.1. Vị trí địa lý........................................................................................................26
1.2.2. Điều kiện khí hậu, thủy văn .............................................................................27
1.2.3. Đặc điểm đất đai ...............................................................................................28
1.2.4. Đặc điểm hệ động thực vật...............................................................................28
1.2.5. Điều kiện giao thông, thủy lợi..........................................................................29
1.2.6. Điều kiện dân sinh kinh tế - xã hội ..................................................................30
1.2.7. Nhận xét chung về những thuận lợi và khó khăn của địa phương ..................31
C ƣơn

: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU ................................................................................................................. 33

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................33
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................33
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................33
2.2. Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................33
2.2.1. Nghiên cứu hiện trạng các loài cây quý hiếm trong vườn quốc gia ................33
2.2.2. Nguyên nhân gây suy thoái ĐDSH tại khu vực nghiên cứu. ..........................33
2.2.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển và bảo tồn các loài thực vật quý hiếm .........33
2.3. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................33
2.3.1. Công tác chuẩn bị .............................................................................................33
2.3.2. Phương pháp tiếp cận .......................................................................................34
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu tài liệu .....................................................................34
2.3.4. Phương pháp điều tra .......................................................................................34
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................40
C ƣơn 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................... 41
3.1. Hiện trạng các loài thực vật quý hiếm trong khu vực nghiên cứu .....................41


iv

3.1.1. Danh lục và dạng sống của các loài thực vật quý hiếm tại
Vườn quốc gia Ba Bể .................................................................................................41
3.1.2. Tần suất xuất hiện của các loài thực vật quý hiếm ..........................................43
3.1.3. Đa dạng bậc phân loại ......................................................................................44
3.1.4. Mức độ nguy cấp của các loài thực vật quý hiếm ...........................................46
3.1.5. Phân bố của các loài thực vật quý hiếm...........................................................51
3.1.6. Tình hình tái sinh một số loài cây quý hiếm ....................................................55
3.1.7. Đa dạng các loài thực vật quý hiếm trong các sinh cảnh nghiên cứu .............56
3.2. Nguyên nhân gây suy thoái ĐDSH tại khu vực nghiên cứu...............................59
3.3. Đề xuất một số biện pháp phát triển và bảo tồn các loài thực vật quý hiếm .....64
3.3.1. Tăng cường thể chế về bảo vệ ĐDSH tại Vườn quốc gia Ba Bể ....................64

3.3.2. Nâng cao năng lực về quản lý đối với Vườn quốc gia Ba Bể .........................64
3.3.3. Nâng cao nhận thức về bảo vệ đa dạng sinh học Vườn quốc gia ....................65
3.3.4. Chính sách kinh tế ............................................................................................65
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 68
1. Kết luận...................................................................................................................68
2. Kiến nghị ................................................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng Việt
II. Tiếng Anh
III. Tài liệu điện tử
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CR

: Cực kì nguy cấp

D1.3

: Đường kính ngang ngực

ĐDSH

: Đa dạng sinh học

H


: Chiều cao

HST

: Hệ sinh thái

EN

: Nguy cấp

LSNG

: Lâm sản ngoài gỗ

IUCN

: Hiệp hội Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên

OTC

: Ô tiêu chuẩn

ODB

: Ô dạng bản

PRCF

: Tổ chức Con người, tài nguyên và bảo tồn


TĐT

: Tuyến điều tra

UNEP

: Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc

VU

: Sắp nguy cấp

WWF

: Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên thế giới

VQG

: Vườn Quốc Gia


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Danh mục quý hiếm được ưu tiên bảo vệ .................................................20
Bảng 1.2: Phân bố các loài thực vật nguy cấp quý hiếm ở Việt Nam .......................22
Bảng 1.3: Hiện trạng tài nguyên và tình hình sử dụng đất VQG Ba Bể ...................28
Bảng 1.4. Tổng hợp tài nguyên thực vật Vườn quốc gia Ba Bể................................28
Bảng 1.5: Thống kê các lớp động vật Vườn quốc gia Ba Bể ....................................29

Bảng 1.6 Dân số các xã vùng đệm và vùng lõi VQG Ba Bể .....................................30
Bảng 3.1: Kết quả dạng sống của các loài thực vật quý hiếm ...................................42
Bảng 3.2: Tỷ lệ thực vật quý hiếm giữa các ngành ...................................................44
Bảng 3.3: Kết quả tổng hợp số họ - chi - loài ............................................................45
Bảng 3.4: Kết quả tổng hợp các loài trong Sách đỏ Thế giới (IUCN - 2011) ..........47
Bảng 3.5: Kết quả tổng hợp các loài thực vật quý hiếm ở khu vực nghiên cứu theo
Sách đỏ Việt Nam ......................................................................................48
Bảng 3.6: Kết quả tổng hợp các loài thực vật quý hiếm theo Sách đỏ Việt Nam .....49
Bảng 3.7: Tỷ lệ mức độ nguy cấp của các loài thực vật trong Sách Đỏ Việt Nam ..50
Bảng 3.8: Tỷ lệ mức độ nguy cấp của các loài thực vật trong Nghị định
32/2006/NĐ-CP .........................................................................................50
Bảng 3.9: Phân bố các loài thực vật quý hiếm theo tuyến điều tra ...........................52
Bảng 3.10: Phân bố các loài thực vật quý hiếm theo các trạng thái rừng .................53
Bảng 3.11: Phân bố các loài thực vật quý hiếm theo độ cao .....................................54
Bảng 3.12: Nguồn gốc và chất lượng các loài cây tái sinh quý hiếm .......................56
Bảng 3.13. Thống kê các loài thực vật quý hiếm trong các sinh cảnh ......................57
Bảng 3.14: Kết quả mức độ tác động của con người và vật nuôi đến hệ thực vật rừng
trong VQG Ba Bể .......................................................................................59


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Biểu đồ phân cấp mức độ đe dọa trong IUCN ............................................9


1

MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề

Việt Nam có tổng diện tích phần đất liền 330.541km2 kéo dài 15 độ vĩ (từ
8030’ - 23022’ độ vĩ Bắc) và trải rộng trên 7 kinh tuyến (từ 102010’ - 109021’ độ kinh
Đông), đồng thời do lịch sử phát triển địa chất đã tạo nên những kiểu địa hình, đai độ
cao và vùng khí hậu khác nhau. Đó là những yếu tố làm cho Việt nam có hệ thực vật
và thảm thực vật rừng hết sức đa dạng và phong phú.
Việt Nam được coi là một trong những nước thuộc vùng Đông Nam Á giàu
về ĐDSH. Về mặt địa sinh học, Việt Nam là giao điểm của các hệ động, thực vật
thuộc vùng Ấn Độ - Miến Điện, Nam Trung Quốc, Indonesia và Malaysia. Các đặc
điểm trên đã tạo cho nơi đây trở thành một trong những khu vực có ĐDSH cao của
thế giới, với khoảng 10% số loài sinh vật, trong khi chỉ chiếm 1% diện tích đất liền
của thế giới.
Theo số liệu thống kê, Việt Nam có khoảng 11.373 loài thực vật bậc cao có
mạch, 1.030 loài rêu, 2.500 loài tảo và 826 loài nấm. Trong đó có khoảng 5.000 loài
được nhân dân sử dụng: làm lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thức ăn cho gia
súc, lấy gỗ, tinh dầu và nhiều nguyên vật liệu khác. Hệ thực vật Việt Nam chứa đựng 3
luồng di cư chính: từ Nam Trung Quốc xuống, từ Himalaya - Mianma sang và từ
Indonesia - Malaysia lên. Hệ thực vật Việt Nam còn có mức độ đặc hữu cao với
khoảng 33% số loài thực vật ở miền Bắc Việt Nam (Pocs Tamas, 1965) và hơn 40%
tổng số loài thực vật toàn quốc (Thái Văn Trừng, 1978) [22].
ĐDSH có vai trò rất quan trọng đối với việc duy trì các chu trình tự nhiên và
cân bằng sinh thái. Đó là cơ sở của sự sống còn và thịnh vượng của loài người và sự
bền vững của thiên nhiên trên trái đất.
Vấn đề Bảo tồn ĐDSH có ý nghĩa chiến lược trong thời đại hiện nay. Hội nghị
thượng đỉnh Rio de Janeiro ngày 5 tháng 6 năm 1992 là tiếng chuông thức tỉnh toàn thế
giới “Hãy cứu lấy trái đất”, bởi vì sự ĐDSH liên quan đến sự sống của trái đất. Việt
Nam là một trong những trung tâm ĐDSH cao của thế giới, nên vấn đề bảo tồn ĐDSH
là một yêu cầu rất cấp bách, đã từ lâu, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm tới điều đó.


2


Đến nay cả nước ta đã có tới 32 Vườn Quốc gia (VQG) và hàng trăm Vườn
quốc gia (VQG) được Nhà nước công nhận. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam đã có quyết định phê duyệt “Kế hoạch hành động quốc gia về
ĐDSH đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện công ước đa ĐDSH
và Nghị định thư Caitagena về an toàn sinh học”. Một trong những mục tiêu cụ thể
của bản kế hoạch đã được phê duyệt là từ nay đến năm 2010 củng cố hoàn thiện và
phát triển hệ thống rừng đặc dụng, bảo vệ có hiệu quả các loài động vật, thực vật
quý hiếm, nguy cấp có nguy cơ bị tuyệt chủng, phục hồi hệ sinh thái đã bị suy thoái.
Hệ sinh thái (HST) núi đá vôi Việt Nam tập trung chủ yếu ở một số tỉnh phía
Bắc và Bắc Trung Bộ, với diện tích 1.147.000 ha, HST núi đá vôi chiếm 6,1% tổng
diện tích đất lâm nghiệp, nhưng trong đó chỉ có 396.200 ha rừng, còn lại là núi đá
vôi với cây bụi, hay đồi trọc. Mặc dù diện tích rừng của HST núi đá vôi chỉ chiếm
34,4% tổng diện tích núi đá vôi, nhưng tại đây, thời gian qua các nhà khoa học đã
phát hiện được nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm, đặc hữu, trong đó đáng chú
ý là có một số là loài mới cho khoa học, đặc biệt còn có một chi mới.
Trên địa bàn Vườn quốc gia Ba Bể có 26 loài quí hiếm thuộc 24 chi, 20 họ.
Trong đó có 16 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam 2007 gồm: cấp EN (nguy
cấp) có 6 loài, cấp VU (cấp sẽ bị nguy cấp) có 10 loài. Có 9 loài được ghi trong
danh lục đỏ của IUCN 2009, gồm cấp EN (Nguy cấp) có 3 loài, cấp VU (Sắp nguy
cấp) có 2 loài, cấp NT (sắp bị đe dọa) có 1 loài cấp LC (ít được biết đến) có 3 loài.
Có 11 loài thuộc Nghị định 32 CP/2006, trong đó nhóm IA có 1 loài, còn lại 10 loài
thuộc nhóm IIA. Ngoài ra trên địa bàn Vườn quốc gia Ba Bể có 1 loại đặc hữu là
Trúc dây (Ampelocalamus sp). Loài này thuộc Họ cỏ (Poaceae), lợp 1 lá mầm
(Liliopsida), thường mọc trên các vách đá quanh Hồ và dọc sông Năng.
Cho đến nay đã có một số nghiên cứu về tài nguyên thực vật được triển khai
tại vườn quốc gia Ba Bể, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy
đủ. Vì vậy, chúng tôi đề xuất đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu tính đa dạng các loài
thực vật quý hiếm tại vườn quốc gia Ba Bể - huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn nhằm đề
xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển loài” góp phần bảo tồn và phát triển các



3

nguồn gen thực vật quý hiếm, bảo vệ tính đa dạng sinh học trong khu vực và nâng
cao vai trò của vườn quốc gia Ba Bể đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh
Bắc Kạn và cộng đồng dân cư sinh sống quanh khu vực này.
Mục ti u n

i n cứu của đề t i

2.1. Mục tiêu chung
Góp phần nghiên cứu tính đa dạng các loài thực vật quý hiếm làm cơ sở cho
việc đề xuất giải pháp bảo vệ cảnh quan và bảo tồn nguồn gen thực vật quý hiếm tại
Vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được sự đa dạng các loài thực vật quý hiếm ở khu vực nghiên cứu
- Đề xuất các biện pháp bảo tồn thực vật quý hiếm ở khu vực nghiên cứu.
3 Ýn

ĩa k oa ọc v t ực tiễn của đề t i

3.1. Tính khoa học
- Góp phần bổ sung thêm số giải pháp trong bảo tồn, nâng cao tính đa dạng
thực vật quý hiếm tại khu vực nghiên cứu
3.2. Tính thực tiễn
- Xác định được tính đa dạng thực vật quý hiếm và các kiểu thảm thực vật
quý hiếm tại khu vực nghiên cứu, làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất các biện
pháp bảo tồn và nâng cao đa dạng thực vật quý hiếm tại Vườn quốc gia Ba Bể.
4 Đón


óp mới của luận văn

- Xác định được thành phần loài, đa dạng sống và yếu tố địa lý của thảm thực
vật tại Vườn quốc gia Ba Bể, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
- Xác định được một số loài thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng dựa vào các
tài liệu ghi trong Sách đỏ Việt Nam (2007), Danh lục đỏ IUCN (2011) và Nghị định
32/2006/NĐ-CP, Nghị định 160/2013/NĐ-CP.
- Đề xuất một số biện pháp để bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên thực
vật quý hiếm tại khu vực nghiên cứu.


4

C ƣơn
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Tín cấp t iết của đề t i v cơ sở k oa ọc của n

i n cứu

1.1.1. Khái niệm thực vật rừng quý hiếm
Thực vật rừng quý hiếm là những loài có giá trị đặc biệt về khoa học, kinh tế
và môi trường, có số lượng, trữ lượng ít hoặc đang có nguy cơ bị diệt chủng. Dựa
theo tính chất và mức độ quý, hiếm của thực vật rừng, Nghị định số 18/HĐBT đã
sắp xếp chúng thành 2 nhóm trong Danh mục thực vật rừng quý, hiếm, cụ thể là:
Nhóm I: gồm những loài thực vật (IA) đặc hữu, có giá trị đặc biệt về khoa học và
kinh tế, có số lượng, trữ lượng rất ít hoặc đang có nguy cơ diệt chủng. Nhóm II:
gồm những loài thực vật có giá trị kinh tế cao đang bị khai thác quá mức, dẫn đến
cạn kiệt và có nguy cơ diệt chủng. Trong Danh mục thực vật rừng quý, hiếm năm
1992, ở nhóm IA có 13 loài và nhóm IIA có 19 loài, đến năm 2002 trong Danh mục

thực vật rừng quý, hiếm ở nhóm IA có 16 loài và nhóm IIA có 26 loài [7].
Theo Nghị định số 160/2013/NĐ-CP [8] của Chính phủ: về tiêu chí xác định
và chế độ quản lý loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ
thì các Tiêu chí xác định loài được ưu tiên bảo vệ. Loài thuộc Danh mục loài được
ưu tiên bảo vệ phải đáp ứng các tiêu chí sau:
- Số lượng cá thể còn ít hoặc đang bị đe dọa tuyệt chủng theo quy định tại
Điều 5 Nghị định này;
- Là loài đặc hữu hoặc có một trong các giá trị đặc biệt về khoa học; y tế;
kinh tế; sinh thái, cảnh quan, môi trường và văn hóa - lịch sử.
Điều 5 Xác định loài có số lượng cá thể còn ít hoặc đang bị đe dọa tuyệt
chủng được xác định như sau:
1. Loài động vật hoang dã, thực vật hoang đã được xác định là loài có số
lượng cá thể còn ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng khi có một trong các điều kiện sau:
- Suy giảm quần thể ít nhất 50% theo quan sát hoặc ước tính trong mười (10)
năm gần nhất hoặc ba (03) thế hệ cuối tính đến thời điểm đánh giá; hoặc được dự


5

báo suy giảm ít nhất 50% trong 10 năm hoặc ba (03) thế hệ tiếp theo tính từ thời
điểm đánh giá;
- Nơi cư trú hoặc phân bố ước tính dưới 500 km2 và quần thể bị chia cắt
nghiêm trọng hoặc suy giảm liên tục về khu vực phân bố, nơi cư trú;
- Quần thể loài ước tính dưới 2.500 cá thể trưởng thành và có một trong các
điều kiện: suy giảm liên tục theo quan sát hoặc ước tính số lượng cá thể từ 20% trở
lên trong năm (05) năm gần nhất hoặc hai (02) thế hệ cuối tính đến thời điểm đánh
giá; suy giảm liên tục số lượng cá thể trưởng thành, cấu trúc quần thể có dạng bị
chia cắt và không có tiểu quần thể nào ước tính có trên 250 cá thể trưởng thành hoặc
chỉ có một tiểu quần thể duy nhất;
- Quần thể loài ước tính có dưới 250 cá thể trưởng thành;

- Xác suất bị tuyệt chủng ngoài tự nhiên của loài từ 20% trở lên trong vòng
20 năm tiếp theo hoặc năm (05) thế hệ tiếp theo tính từ thời điểm lập hồ sơ.
2. Giống cây trồng được xác định là giống có số lượng cá thể còn ít hoặc bị
đe dọa tuyệt chủng khi có một trong các điều kiện sau:
a) Hệ số đa dạng nguồn gen của giống thấp hơn 0,25;
b) Tỷ lệ hộ trồng dưới 10% tổng số hộ trồng tại nơi xuất xứ;
c) Diện tích trồng dưới 0,5 héc ta đối với nhóm cây lương thực, thực phẩm;
dưới 0,3 héc ta đối với nhóm cây công nghiệp hàng năm; dưới 0,1 héc ta đối với
nhóm cây rau, cây hoa; hoặc số lượng dưới 250 cá thể đối với nhóm cây công
nghiệp lâu năm; dưới 500 cá thể đối với nhóm cây ăn quả, cây cảnh.
3. Giống vật nuôi được xác định là giống có số lượng cá thể còn ít hoặc bị đe
dọa tuyệt chủng khi số lượng con giống thuần chủng dưới 100 cá thể cái giống và
dưới 05 cá thể đực giống, hoặc toàn bộ đàn có số lượng cá thể dưới 120.
4. Loài vi sinh vật, nấm được xác định là loài có số lượng còn ít hoặc bị đe dọa
tuyệt chủng khi loài bị suy giảm quần thể ít nhất 50% trong thời gian mười (10) năm
tính tới thời điểm đánh giá và đang sống trong môi trường bị hủy hoại nghiêm trọng.
Điều 6. Xác định loài có giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái,
cảnh quan, môi trường, văn hóa - lịch sử


6

1. Loài có giá trị đặc biệt về khoa học là loài mang nguồn gen quý, hiếm để
bảo tồn và chọn tạo giống.
2. Loài có giá trị đặc biệt về y tế là loài mang các hợp chất có hoạt tính sinh học
quan trọng được sử dụng trực tiếp hoặc làm nguyên liệu điều chế các sản phẩm y dược.
3. Loài có giá trị đặc biệt về kinh tế là loài có khả năng sinh lợi cao khi được
thương mại hóa.
4. Loài có giá trị đặc biệt về sinh thái, cảnh quan và môi trường là loài giữ
vai trò quyết định trong việc duy trì sự cân bằng của các loài khác trong quần xã;

hoặc có tính đại diện hay tính độc đáo của khu vực địa lý tự nhiên.
5. Loài có giá trị đặc biệt về văn hóa - lịch sử là loài có quá trình gắn với lịch
sử, truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư.
Trong Danh lục của nghị định 160 [8] có 17 loài thực vật và 83 loài động vật
15 giống cây tròng và 6 giống vật nuôi hiện đang trong tình trạng nguy cấp, quý
hiếm cần được ưu tiên bảo vệ và có biện pháp bảo tồn.
1.1.2. Tính cấp thiết và cơ sở nghiên cứu của vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học
Năm 1992. Hội nghị thượng đỉnh bàn về môi trường và đa dạng sinh vật
được tổ chức tại Rio de Janeiro (Brazil) có 150 nước ký vào Công ước về đa dạng
sinh vật và bảo vệ chúng. Sau hội nghị này, có nhiều cuộc hội thảo đã được tổ chức
nhằm thảo luận chiến lược và kế hoạch hành động để bảo vệ đa dạng sinh học;
nhiều tổ chức quốc tế hay khu vực được thành lập thành mạng lưới phục vụ cho
việc đánh giá bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học. Đặc biệt, nhiều nước đã
xây dựng các bộ luật bảo vệ đa dạng sinh học. Có thể nêu một số luật của
các nước như:

- Luật Bảo vệ đời sống hoang dã 1991 của Trung Quốc.
- Luật Bảo tồn hệ động vật và thực vật bị đe dọa 1994 của Nhật Bản.
- Luật Bảo vệ động vật 1997 của Ba Lan.
- Luật Bảo vệ giống thực vật 1997 của Brazil.
- Luật Đa dạng sinh học rừng 1997 của Mỹ. Luật Bảo vệ môi trường và bảo
tồn ĐDSH 1999 của Ôxtraylia.


7

- Luật Bảo tồn thiên nhiên năm 2002 của Đức.
- Luật Đa dạng sinh học, Luật Bảo vệ đời sống hoang dã 2003 của Ấn Độ.
Cùng với các văn bản pháp luật nêu trên, nhiều công trình nghiên cứu nhằm
mục đích tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức, hướng dẫn kỹ thuật, kỹ

năng trong bảo vệ, khai thác và sử dụng bền vững đa dạng sinh học đã được xuất
bản. Có thể nêu số tài liệu đáng chú ý sau:
- Tầm quan trọng của đa dạng sinh vật - The importance of biological
diversity của WWF năm 1990.
- Chiến lược bảo tồn thế giới - World conservation strategy IUCN, IUNEP
của WWF năm 1990.
- Bảo tồn đa dạng sinh vật thế giới - Conserving the World’s biological
diversity của Wri, Wcu, WB, WWF năm 1991.
- Hãy quan tâm tới trái đất - Caring for the earth của Wri, Wcu, WB và
WWF năm 1991.
- Đánh giá đa dạng sinh học toàn cầu - Global biodiversity assessment của
WCMC năm 1995...
Nghị định 32/2006 CP được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 3
năm 2006 nhằm quy định các loài động thực vật nguy cấp quý hiếm cần được bảo
vệ [7]. Theo Nghị định này, các loài thực vật được chia thành 2 nhóm; nhóm Ia là
nhóm thuộc diện nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, nhóm IIa
là nhóm bị hạn chế khai thác sử dụng. Các loài thực vật được nêu tên trong Nghị
định này đa dạng về dạng sống và có nhiều giá trị công dụng khác nhau:
- Những loài có giá trị làm thuốc đang bị khai thác kiệt trong tự nhiên như:
Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis), Thông đỏ nam (Taxus wallichiana), Tam
thất hoang (Panax stipuleanatus), Hoàng liên gai (Berberis julianae), các loài Bình
vôi (Stephania spp.), Hoàng tinh hoa trắng (Disporopsis longifolia) và Hoàng
tinh vòng (Polygonatum kingianum).
- Những loài cho tinh dầu làm hương liệu và dược phẩm, đã và đang bị săn lùng ráo
riết như: Vù hương (Cinnamomum parthenoxylon), Gù hương (Cinnamomum balansae)…


8

Việc xây dựng danh mục các loài thực vật quý hiếm, nguy cấp thiên nhiều

về ý nghĩa khoa học. Các yếu tố khai thác, buôn bán, sử dụng được đánh giá nhẹ
hơn. Ví dụ, trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP [7], nếu xét theo tiêu chí bị khai
thác, sử dụng và buôn bán quá mức, thì một số loài không bị ảnh hưởng do các
nguyên nhân này như: Bách Đài Loan (Taiwania cryptomerioides), Bách vàng
(Xanthocyparis vietnamensis), Vân sam Phan Xi Păng (Abies delavayi fansipanensis),
Thông Pà Cò (Pinus kwangtungensis); Đỉnh tùng (Cephalotaxus mannii), Du sam
(Keteleeria evelyniana), Thông Đà Lạt (Pinus dalatensis) và Thông lá dẹt (P.
krempfii). Bên cạnh đó, việc đưa các loài đã tuyệt chủng trong thiên nhiên vào danh
mục bảo vệ là chưa hợp lý và không cần thiết, vì việc đưa các loài này vào danh mục
cũng không có tác dụng bảo tồn, mà trái lại có thể gây một số cản trở đối với việc
phát triển gây nuôi, nhân giống phục vụ bảo tồn hoặc phát triển kinh tế. Những loài
đã được coi là tuyệt chủng hoặc không bị đe dọa do khai thác, buôn bán thì chỉ nên
dừng ở mức đưa vào Sách Đỏ để nhằm mục đích cảnh báo.
* Cơ sở nghiên cứu của vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học:
Hiện nay trên thế giới cũng như tại Việt Nam đa dạng sinh học đang ngày
càng suy giảm làm cho số lượng các loài động thực vật giảm từng ngày từng giờ,
đặc biệt là các loài động, thực vật quý hiếm. Yêu cầu đặt ra là phải phân cấp đánh
giá các loài động thực vật để từ đó có thể đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn chúng
một cách có hiệu quả.
Do nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho nguồn tài nguồn tài nguyên ĐDSH
của Việt Nam đã và đang bị suy giảm. Nhiều hệ sinh thái và môi trường sống bị thu
hẹp diện tích và nhiều Taxon loài và dưới loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt
chủng trong một tương lai gần.
- Về cơ sở sinh học
Nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài hết sức cần thiết và quan trọng, đây là cơ
sở khoa học cho việc bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, ngăn ngừa
suy thoái các loài nhất là những loài động, thực vật quý hiếm, ngăn ngừa ô nhiễm môi
trường...là cơ sở khoa học xây dựng mối quan hệ giữa con người và thế giới tự nhiên.



9

- Về cơ sở bảo tồn
Hiện nay số lượng các loài động, thực vật đang giảm rất mạnh làm ảnh
hưởng rất lớn đến đa dạng sinh học. Sự sống của các loài động, thực vật đang bị đe
dọa nghiêm trọng, đặc biệt là các loài động, thực vật quý hiếm. Vấn đề cấp thiết đặt
ra là phải phân cấp đánh giá các loài động thực vật để từ đó có thể đề xuất các giải
pháp nhằm bảo tồn chúng một cách có hiệu quả.
Dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các loài của Sách Đỏ thế
giới, Chính phủ Việt Nam cũng công bố Sách Đỏ Việt Nam (2007) [19], để hướng
dẫn, thúc đẩy công tác bảo vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên. Đây cũng là tài liệu
khoa học được sử dụng vào việc soạn thảo và ban hành các qui định, luật pháp của
Nhà nước về bảo vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên, tính đa dạng sinh học và môi
trường sinh thái. Các loài được xếp vào 9 bậc theo các tiêu chí về mức độ đe
dọa tuyệt chủng như: tốc độ suy thoái (rate of decline), kích thước quần thể
(population size), phạm vi phân bố (area of geographic distribution), và mức độ phân
tách quần thể và khu phân bố (degree of population and distribution fragmentation).
Năm 1994, IUCN [26] đã sử dụng một số nguyên tắc mới để xác định tình
trạng các loài bị đe dọa. Năm 1996, danh mục mới được bổ xung những chi tiết cụ
thể về tình trạng các loài và phân chia theo các cấp độ sau:

Hìn

: Biểu đồ p

n cấp mức độ đe dọa tron IUCN


10


Để bảo vệ và phát triển các loài Động thực vật quý hiếm Chính phủ đã ban
hành (Nghị định số 32 /2006/NĐ-CP)[7]. Nghị định quy định các loài động, thực
vật quý, hiếm gồm hai nhóm chính:
+ IA,B Thực vật rừng, động vật rừng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục
đích thương mại (IA đối với thực vật rừng).
+ IIA,B Thực vật rừng, động vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích
thương mại (IIA đối với thực vật rừng).
Căn cứ vào phân cấp bảo tồn loài và ĐDSH tại Vườn quốc gia Ba Bể, huyện
Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn có rất nhiều loài động thực vật được xếp vào cấp bảo tồn CR,
EN và VU cần được bảo tồn, nhằm gìn giữ nguồn gen quý giá cho thành phần đa
dạng sinh học ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, đây là cơ sở khoa học
giúp tôi tiến hành đề tài này.
1.1.3. Những nghiên cứu về đa dạng thực vật trên thế giới
1.1.3.1. Những nghiên cứu về đa dạng thành phần loài
Những công trình nghiên cứu về đa dạng thành phần loài là những nghiên
cứu được tiến hành từ lâu trên thế giới. Ở Liên Xô (cũ) có các nghiên cứu của
Vưsotxki (1915), Craxit (1927), Sennhicốp (1933), Creepva (1978),… Nói chung
theo các tác giả thì mỗi vùng sinh thái sẽ hình thành thảm thực vật đặc trung, sự
khác biệt của thảm khác này so với thảm khác bảng thị bởi thành phần loài, thành
phần dạng sống, cấu trúc và động thái của nó. Vì vậy, việc nghiên cứu thành phần
loài, thành phần dạng sống là chỉ tiêu quan trọng trong phân loại loại thảm thực vật.
1.1.3.2. Những nghiên cứu tính đa dạng về dạng sống
Dạng sống của thực vật là sự bảng hiện về hình thái, cấu trúc cơ thể thực vật
thích nghi với điều kiện môi trường sống. Nó liên quan chặt chẽ với các nhân tố
sinh thái của mỗi vùng, nên đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu từ rất
sớm. Schow (1823) đã nghiên cứu về sự phân bố của thực vật và cho rằng: cách
mọc được hiểu là đặc điểm phân bố của các loài trong quần xã [11].
I. K. Patsoxki (1915) chia thảm thực vật thành 6 nhóm: thực vật thường
xanh; thực vật rụng lá vào thời kỳ bất lợi trong năm; thực vật tàn lụi phần trên mặt



11

đất trong thời kỳ bất lợi; thực vật tàn lụi vào thời kỳ bất lợi; thực vật có thời kỳ
sinh trưởng và phát triển ngắn; thực vật có thời kỳ sinh trưởng và phát triển lâu
năm. G. N. Vưxôxki (1915) chia thực vật thảo nguyên làm 2 lớp: lớp cây nhiều
năm và lớp cây hàng năm [11].
Cho đến nay, khi phân tích bản chất sinh thái của mỗi hệ thực vật, nhất là hệ
thực vật của các vùng ôn đới, người ta vẫn dùng hệ thống của Raunkiaer (1934)
[25] để sắp xếp các loài của hệ thực vật nghiên cứu vào một trong các dạng sống đó.
Cơ sở phân chia dạng sống của ông là sự khác nhau về khả năng thích nghi
của thực vật qua thời gian bất lợi trong năm. Từ tổ hợp các dấu hiệu thích nghi,
Raunkiaer chỉ chọn một dấu hiệu là vị trí của chồi nằm ở đâu trên mặt đất trong suốt
thời gian bất lợi trong năm [25].
Raunkiaer đã chia 5 nhóm dạng sống cơ bản:
1. Phanerophytes (Ph): nhóm cây có chồi trên mặt đất.
2. Chamaetophytes (Ch): nhóm cây có chồi sát mặt đất
3. Hemicryptophytes (He): nhóm cây có chồi nửa ẩn
4. Cryptophytes (Cr): nhóm cây có chồi ẩn
5. Therophytes (Th): nhóm cây sống 1 năm
Ông đã xây dựng phổ chuẩn của các dạng sống ở các vùng khác nhau trên trái
đất (SB):
SB = 46Ph + 9Ch + 26He + 6Cr + 13Th
Hệ thống phân chia dạng sống của Raunkiaer có ý nghĩa quan trọng, đảm
bảo tính khoa học, dễ áp dụng. Phân chia dạng sống của Raunkiaer dựa trên những
đặc điểm cơ bản của thực vật, nghĩa là dựa trên đặc điểm cấu tạo, phương thức sống
của thực vật, đó là kết quả tác động tổng hợp của các yếu tố môi trường tạo nên.
Thuộc về những đặc điểm này có hình dạng ngoài của thực vật, đặc điểm qua đông,
sinh sản…
Bảng phân loại dạng sống cây thuộc thân thảo đã được lập ra lần đầu tiên bởi

Canon (1911), sau đó hàng loạt bảng đã được đưa ra. Với cây thảo, đặc điểm phần
dưới đất đóng vai trò rất quan trọng trong phân chia dạng sống, nó bảng thị mức độ


12

khắc nghiệt khác nhau của môi trường sống, là phần sống lâu năm của cây. Vì thế
việc sử dụng phần dưới đất để làm tiêu chuẩn phân chia dạng sống sẽ giúp cho ta
đánh giá đúng hơn kiểu thảm, những đặc điểm đặc trưng của môi trường [25].
Như vậy, khi nghiên cứu hệ thực vật ở một khu vực cụ thể, các tác giả đều
phân chia và sắp xếp các loài thực vật thành các nhóm dạng sống tùy theo tiêu
chí của từng tác giả. Trong số đó thì hệ thống phân loại của Raunkiaer vừa đảm
bảo tính khoa học vừa dễ áp dụng vì nó dựa trên những đặc điểm cơ bản của thực
vật, nghĩa là dựa trên đặc điểm cấu tạo, phương thức sống của thực vật, đó là kết
quả tác động tổng hợp của các yếu tố môi trường tạo nên.
1.1.3.3. Tình hình nghiên cứu thực vật quý hiếm
Trên thế giới, tổng số loài thực vật hiện nay có nhiều biến động và chưa cụ
thể. Tùy từng tác giả do chưa có sự nghiên cứu và điều tra đầy đủ. Các nhà thực vật
học dự đoán số loài thực vật bậc cao hiện có trên thế giới vào khoảng 500.000 đến
600.000 loài [11].
Năm 1965, Al. A. Phêđôrốp đã dự đoán trên thế giới có khoảng 300.000 loài
thực vật hạt kín; 5.000 - 7.000 loài thực vật hạt trần; 6.000 - 10.000 loài quyết thực vật;
14.000 - 18.000 loài rêu; 19.000 - 40.000 loài tảo; 15.000 - 20.000 loài địa y; 85.000 100.000 loài nấm và thực vật bậc thấp khác.
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, do những nguyên nhân khác nhau,
nhiều loài thực vật đã bị tuyệt chủng hoặc bị đe dọa tuyệt chủng, các nguồn tài
nguyên sinh học không ngừng bị suy giảm. Để nâng cao nhận thức trong xã hội và
toàn cộng đồng về tính cấp thiết của việc bảo tồn đa dạng sinh học và tạo cơ sở
quan trọng cho công tác bảo tồn, từ năm 1964 Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới
đã cho xuất bản các bộ sách đỏ nhằm cung cấp một cách khoa học và có hệ thống
danh sách về tình trạng bảo tồn và đa dạng của các loài động vật và thực vật có

nguy cơ tuyệt chủng trên thế giới. Năm 1994, IUCN đã đề xuất những thứ hạng và
tiêu chuẩn mới cho việc phân hạng tình trạng các loài động vật, thực vật bị đe dọa
trên toàn thế giới. Các thứ hạng và tiêu chuẩn của IUCN được cụ thể hóa như sau:
Loài tuyệt chủng (EX), loài rất nguy cấp (CR), loài nguy cấp (EN), loài sẽ nguy cấp


13

(VU),… Năm 2004 Sách Đỏ IUCN công bố văn bản đánh giá các loài động thực vật
gọi là (sách đỏ năm 2004) vào ngày 17 tháng 11 năm 2004. Văn bản này đã đánh
giá tất cả 38.047 loài, cùng với 2.140 phân loài, giống, chi và quần thể. Trong đó
15.503 loài nằm trong tình trạng nguy cơ tuyệt chủng gồm 7.180 loài động vật,
8.321 loài thực vật và 2 loài nấm. Danh sách cũng công bố 784 loài tuyệt chủng
được ghi nhận từ năm 1500. Như vậy là đã có thêm 18 loài tuyệt chủng so với bản
danh sách năm 2000. Mỗi năm một số ít các loài tuyệt chủng lại được phát hiện và
sắp xếp vào nhóm DD. Ví dụ, Trong năm 2002 danh sách tuyệt chủng đã giảm
xuống 759 trước khi tăng lên như hiện nay [2], [3].
- Công tác bảo tồn trên thế giới đã được chú trọng từ rất lâu, đặc biệt là các
nước phát triển, các vườn quốc gia Vườn quốc gia đã được thành lập từ rất sớm. Ở
Mỹ đã có nhiều vườn quốc gia được thành lập từ rất sớm như:
+ Vườn quốc gia Yellowstone là một vườn quốc gia Hoa Kỳ được thành lập
ngày 01 tháng 3 năm 1872, đây là vườn quốc gia đầu tiên và xưa nhất thế giới.
Yellstone nổi tiếng với các loài động, thực vật hoang dã quý hiếm. Với diện tích
8.980 km2 bao gồm các hồ, vực, sông và các dãy núi. Khu vực này tồn tại hàng trăm
loài động vật có vú, chim, cá và rùa. Bao gồm một số loài nguy cấp như sói xám,
các loài bị đe dọa như gấu xám, bò Bizon, Gấu đen, Nai sừng tấm, Nai antext, Hươu
đuôi đen, Dê núi, Linh dương sừng tỏa, Cừu sừng to và sư tử núi. Hệ thực vật ở đây
cũng đa dạng và phong phú. Trong vườn quốc gia có 1.700 loài gỗ và các dạng thực
vật có mạch khác là cây cây bản địa, khoảng 170 loài khác là loài xâm lấn không
bản địa. Các rừng thông chiếm 80% tổng diện tích, các loài cây lá kim khác nhau

như: Linh sam cận núi cao, Vân sam Engelmann, Linh sam Douglas núi Rocky và
Thông vỏ trắng tồn tại thưa thớt. Tại đây còn có loài cỏ roi ngựa cát Yellowstone là
loài hiếm chỉ thấy tại Yellowstone. Nó có quan hệ họ hàng gần với các loài sinh
sống trong khu vực có khí hậu nóng hơn, làm cho nó trở thành kỳ dị ở đây. Khoảng
8.000 cụm loài hoa hiếm này sống trên các vùng đất cát ven bờ hồ Yellowstone,
ngay phía trên mực nước [5], [13].


14

- Cũng như nước Mỹ, nước Nga cũng nổi tiếng với các vườn quốc gia và
Vườn quốc gia thiên nhiên, là nơi lưu trữ và bảo tồn hàng ngàn các loài động thực
vật quý hiếm trên thế giới như:
+ Vườn quốc gia Taiga ở Nga chủ yếu là cây lá kim, với các loài chiếm đa số
là thông rụng lá, vân sam, linh sam và thông. Mặc dù rừng Taiga chủ yếu là cây lá
kim, nhưng một số cây lá rộng (thực vật có hoa) cũng tồn tại, đáng chú ý là các loài
cây quý hiếm như bạch dương, dương rung, liễu và thanh hương trà… . Bên cạnh
đó một loạt các loài động vật hoang dã đang bị đe dọa hay đang nguy cấp cũng có
thể được tìm thấy trong các rừng phương bắc của Canada, bao gồm Tuần lộc
(Rangifer tarandus), Gấu nâu Bắc Mỹ (Ursus arctos horribilis), Chồn gulô (Gulo
gulo. Nguyên nhân chính dẫn tới sự suy giảm của các loài này là do bị mất môi
trường sinh sống vì sự phát triển mang tính phá hủy, chủ yếu là chặt đốn gỗ
[6],[13].
+ Vườn thú bò sát Tula là một trong những cơ sở lớn nhất ở Nga mở cửa vào
tháng 9/1987. Hiện tại ở đây có khoảng 600 loài rắn, thằn lằn, rùa, cá sấu, loài
lưỡng cư và độn quý hiếm đang sinh sống [6],[13].
Để nâng cao nhận thức trong xã hội và toàn cộng đồng về tính cấp thiết của
việc bảo tồn đa dạng sinh học và tạo cứ liệu quan trọng cho công tác bảo tồn,
từ năm 1964, hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới, đã cho xuất bản các Bộ sách đỏ
nhằm cung cấp một cách khoa học và có hệ thống danh sách về tình trạng bảo tồn

và đa dạng của các loài động vật và thực vật đang có nguy cơ tuyệt chủng trên thế
giới. Năm 1994, IUCN đã đề xuất những thứ hạng và tiêu chuẩn mới cho việc phân
hạng tình trạng các loài động vật, thực vật bị đe doạ trên thế giới. Các thứ hạng và
tiêu chuẩn của IUCN được cụ thể hoá như sau: loài tuyệt chủng (EX), loài rất nguy
cấp (CR), loài nguy cấp (EN), loài sẽ nguy cấp (VU),… Năm 2004 Sách Đỏ IUCN
công bố văn bản đánh giá các loài động thực vật gọi là (Sách đỏ 2004) vào ngày 17
tháng 11 năm 2004. Văn bản này đã đánh giá tất cả 38.047 loài, cùng với 2.140
phân loài, giống, chi và quần thể. Trong đó, 15.503 loài nằm trong tình trạng nguy
cơ tuyệt chủng gồm 7.180 loài động vật, 8.321 loài thực vật, và 2 loài nấm.


15

Danh sách cũng công bố 784 loài tuyệt chủng được ghi nhận từ năm 1500.
Như vậy là đã có thêm 18 loài tuyệt chủng so với bản danh sách năm 2000. Mỗi
năm một số ít các loài tuyệt chủng lại được phát hiện và sắp xếp vào nhóm DD. Ví
dụ, trong năm 2002 danh sách tuyệt chủng đã giảm xuống 759 trước khi tăng lên
như hiện nay.
Công tác bảo tồn trên thế giới đã được chú trọng từ rất lâu, đặc biệt là các
nước phát triển, các vườn quốc gia Vườn quốc gia đã được thành lập từ rất sớm.
1.1.4. Những nghiên cứu về đa dạng thực vật Ở Việt Nam
1.1.4.1. Những nghiên cứu về thành phần loài
Ở Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về thành phần loài và kết
quả các công trình đều cho thấy Việt Nam có hệ thực vật rất đa dạng và phong phú
đặc biệt là về thành phần các loài, ta có thể dẫn chứng ra các công trình nổi bật như:
Phan Kế Lộc (1970) đã xác định hệ thực vật miền bắc Việt Nam
có 5.609 loài thuộc 1.660 chi và 240 họ [18].
Thái Văn Trừng (1978) thống kê hệ thực vật Việt Nam có 7.004 loài thực vật
bậc cao có mạch thuộc 1.850 chi, 289 họ [22].
Hoàng Chung (2008) khi nghiên cứu đồng cỏ vùng núi Bắc Việt Nam đã

công bố thành phần loài thu được gồm 233 loài thuộc 54 họ và 44 bộ [10].
Phạm Hoàng Hộ (1991 - 1993) trong “Cây cỏ Việt Nam” đã thống kê số loài
hiện có của hệ thực vật là 10.500 loài [14].
Lê Ngọc Công và Hoàng Chung (1995) nghiên cứu thành phần loài, dạng
sống của sa van bụi và đồi trung du Bắc Thái (cũ) đã phát hiện được 123 loài thuộc
47 họ khác nhau [11].
Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) đã thống kê thành phần loài của Vườn quốc gia
Tam Đảo có khoảng 2.000 loài thực vật, trong đó có 904 cây có ích thuộc 478 chi,
213 họ thuộc 3 ngành: Dương xỉ, Hạt trần và Hạt kín. Các loài này được xếp thành
8 nhóm có giá trị khác nhau. Năm 1998, khi nghiên cứu về họ Thầu Dầu
(Euphorbiaceae) ở Việt Nam, ông thu được 156 loài trong tổng số 425 loài của họ
Thầu dầu ở Việt Nam chia làm 7 nhóm theo cách sử dụng [20].


16

Lê Ngọc Công (2004) khi nghiên cứu tác dụng cải tạo môi trường của một số
mô hình rừng trồng ở một số tỉnh miền núi đã công bố thành phần loài gồm 211 loài
thuộc 64 họ [12].
Thái Văn Trừng (1978) khi nghiên cứu về hệ thực vật Việt Nam đã có nhận
xét về tổ thành loài thực vật của tầng cây bụi như sau: trong các trạng thái thảm
khác nhau của rừng nhiệt đới Việt Nam, tổ thành loài của tầng cây bụi chủ yếu có
sự đóng góp của các chi Psychotria, Prismatomeris, Pavetta (họ Cà phê Rubiaceae); chi Tabermontana (họ Trúc đào - Apocynaceae); chi Ardisia, Maesa
(họ Đơn nem - Myrsinaceae) [22].
Nguyễn Nghĩa Thìn (1998) khi tổng kết các công trình nghiên cứu về khu hệ
thực vật ở Việt Nam đã ghi nhận có 2.393 loài thực vật bậc thấp và 1.373 loài thực
vật bậc cao thuộc 2.524 chi, 378 họ [21].
Phạm Hồng Ban (1999) nghiên cứu sự biến động thành phần loài
thực vật sau nương rẫy ở huyện Con Cuông, Nghệ An nhận xét rằng: do ảnh hưởng
của canh tác nương rẫy nên thành phần loài và số lượng cây gỗ trên một đơn vị diện

tích có xu hướng giảm dần, đơn giản hoá để tái ổn định [1].
Phạm Hồng Ban (1999) nghiên cứu tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái
rừng sau nương rẫy ở vùng Tây Nam Nghệ An. Tác giả đã xác định thành phần loài,
mật độ cá thể và phổ dạng sống của thảm thực vật phục hồi sau nương rẫy theo thời
gian bỏ hoá. Theo tác giả, hệ thực vật sau nương rẫy ở vùng đệm Pù Mát (Nghệ An)
khá đa dạng về thành phần loài, gồm 586 loài thuộc 344 chi, 105 họ thực vật bậc
cao có mạch [1].
Lê Ngọc Công (2004) nghiên cứu hệ thực vật tỉnh Thái Nguyên đã thống kê
các loài thực vật bậc cao có mạch của tỉnh Thái Nguyên là 160 họ, 468 chi, 654 loài
chủ yếu là cây lá rộng thường xanh, trong đó có nhiều cây gỗ quý như: Lim, Dẻ,
Trai, Nghiến… [12].
Vũ Thị Liên (2005) khi nghiên cứu một số kiểu thảm thực vật ở Sơn La đã
thu được 452 loài thuộc 326 chi và 153 họ [17].


×