Tải bản đầy đủ (.doc) (239 trang)

THU HÚT VÀ NUÔI DƯỠNG SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 239 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

ĐỒNG NAI

ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG

DÂN

NGHỆ

THU HÚT VÀ NUÔI DƯỠNG SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở
TỈNH ĐỒNG NAI - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP


HÀ NỘI - ĐỒNG NAI
3-2007

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

ĐỒNG NAI

ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG



DÂN

NGHỆ

BÁO CÁO TỔNG KẾT KHOA HỌC ĐỀ TÀI

THU HÚT VÀ NUÔI DƯỠNG SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở
TỈNH ĐỒNG NAI - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Bùi Anh Tuấn.


HÀ NỘI - ĐỒNG NAI
3-2007


Đồng thực hiện đề GS.TS. Đàm Văn Nhuệ,
tài:

ThS. Trịnh Anh Đức, ThS. Nguyễn Mạnh
Hùng,
TS. Phạm Thái Hưng, ThS. Nguyễn Thị
Minh Tâm,
ThS. Đào Lê Thanh, ThS. Tạ Mạnh Thắng,
ThS. Nguyễn Ngọc Tuân, ThS. Hà Sơn
Tùng,
ThS. Nguyễn Huy Trung.


i


BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI KHOA HỌC

TÓM TẮT

Nghiên cứu này được thực hiện tại Tỉnh Đồng Nai trong năm
2006, 2007 với mục tiêu là: (i) hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực
tiễn về thu hút và nuôi dưỡng sự tăng trưởng của các doanh nghiệp
FDI, (ii) làm rõ vai trò của các doanh nghiệp FDI đối với sự phát
triển kinh tế xã hội của Tỉnh Đồng Nai, (iii) đánh giá thực trạng thu
hút và nuôi dưỡng sự tăng trưởng của các doanh nghiệp FDI ở Tỉnh
Đồng Nai, (iv) đề xuất quan điểm, giải pháp và một số kiến nghị
nhằm tăng cường thu hút và nuôi dưỡng sự tăng trưởng của các
doanh nghiệp FDI ở Đồng Nai trong giai đoạn 2006-2010 và tầm
nhìn đến năm 2020.
Những kết luận, đánh giá của đề tài được rút ra từ phân tích các
thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp. Các thông tin sơ cấp thu được
chủ yếu qua phỏng vấn và điều tra bằng bảng hỏi đối với các giám
đốc doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Tỉnh Đồng Nai. Để có kết
luận đánh giá khách quan, nhóm nghiên cứu cũng đã thực hiện các
cuộc phỏng vấn các CBCC nhà nước và các nhà tư vấn trong nước
và quốc tế liên quan đến FDI.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã đưa những
kết luận, đánh giá và đề xuất những quan điểm, giải pháp và kiến
nghị nhằm tăng cường thu hút và nuôi dưỡng sự tăng trưởng của các

ii



BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI KHOA HỌC

doanh nghiệp FDI ở Đồng Nai góp phần quan trọng vào thực hiện
mục tiêu tăng trưởng, phát triển kinh tế nhanh và bền vững.

iii


BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI KHOA HỌC

MỤC LỤC
TÓM TẮT....................................................................................................................ii
MỤC LỤC..................................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC BIỂU - BẢNG.............................................................................v
CÁC CHỮ VIẾT TẮT...............................................................................................vi
PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................8
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn thu hút và nuôi dưỡng sự tăng trưởng của các
doanh nghiệp FDI.......................................................................................................24
Chương 2. Thực trạng thu hút và nuôi dưỡng sự tăng trưởng của các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài ở tỉnh Đồng Nai................................................................76
Chương 3. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường thu hút và nuôi dưỡng
sự tăng trưởng của các doanh nghiệp FDI ở Đồng Nai giai đoạn 2007-2010 và tầm
nhìn 2020..................................................................................................................173
KẾT LUẬN.............................................................................................................225
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................228
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................230

iv



BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI KHOA HỌC

DANH MỤC CÁC BIỂU - BẢNG
Bảng 1-1 Sáp nhập xuyên quốc gia trị giá trên 1 tỷ USD, 1987-2004......................29
Bảng 1-2 Quy mô của các TNC so với FDI và kinh tế thế giới, 1982-2004 (tỷ USD)
.....................................................................................................................................32
Bảng 1-3 100 TNC lớn nhất thế giới và 50 TNC lớn nhất của các nước đang phát
triển.............................................................................................................................33
Bảng 1-4 Cơ cấu đầu tư nước ngoài theo lĩnh vực, ngành, 1988-2006 (triệu USD,
%)................................................................................................................................38
Bảng 1-5 Mười quốc gia/lãnh thổ đầu tư lớn nhất vào Việt Nam, 1988-2006 (triệu
USD, %)......................................................................................................................39
Bảng 1-6 Mười địa phương nhận đầu tư lớn nhất vào Việt Nam, 1988-2006 (triệu
USD, %)......................................................................................................................41
Bảng 1-7 Thay đổi chính sách thu hút FDI, 1991-2004............................................66
Bảng 2-8 Tổng hợp tình hình thực hiện FDI (1991-2006)......................................110
Bảng 2-9 Tổng hợp tình hình đầu tư nước ngoài tại Đồng Nai (phân theo địa bàn đến 31/12/2006)........................................................................................................114
Bảng 2-10 Tổng hợp tình hình đầu tư của các nước vào Đồng Nai (đến 31/12/2006)
...................................................................................................................................117
Bảng 2-11 Tổng hợp một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư vốn FDI tại Đồng Nai
(đến 31/12/2006).......................................................................................................120
Bảng 2-12 So sánh các chỉ tiêu thu hút FDI của một số địa phương năm 2006.....121
Bảng 2-13 Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Đồng Nai qua các năm........130
Bảng 3-14 Thu hút và nuôi dưỡng sự tăng trưởng doanh nghiệp FDI theo mô hình
SWOT.......................................................................................................................181

v



BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI KHOA HỌC

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Ban quản lý KCN

Ban Quản lý các khu công nghiệp

Bộ GD&ĐT

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ KH-ĐT

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

BIT

Hiệp định đầu tư song phương

Bộ LĐ-TB&XH

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

CBCC

Cán bộ công chức

Công ty KDCSHT Công ty kinh doanh cơ sở hạ tầng
DTT


Hiệp định tránh đánh trùng thuế

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

Tăng trưởng quốc nội

IIA

Hiệp định đầu tư đa phương

KCN

Khu công nghiệp

KTQD

Kinh tế Quốc dân

NGO

Tổ chức phi chính phủ

ODA

Viện trợ phát triển chính thức


Sở KH-ĐT

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Sở KH-CN

Sở Khoa học Công nghệ

Sở LĐ-TB&XH

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

Thành phố HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TNC

Tập đoàn xuyên quốc gia

UNCTAD

Hội nghị Thương mại và Phát triển Liên Hợp
Quốc

UBND

Uỷ ban nhân dân
vi



BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI KHOA HỌC

VPCP

Văn phòng Chính phủ

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

vii


BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI KHOA HỌC

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Mục tiêu của đề tài
Trong nhiều năm qua, với những chính sách, biện pháp sáng tạo,
linh hoạt, Tỉnh Đồng Nai đã đạt được những thành tựu quan trọng
trong thu hút và nuôi dưỡng sự tăng trưởng của các doanh nghiệp có
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (doanh nghiệp FDI). Đồng Nai luôn
là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước trong thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài xét về số lượng dự án, vốn đầu tư đăng ký và
vốn đầu tư thực hiện. Khu vực FDI đã có những đóng góp quan
trọng vào tăng trưởng và phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, tạo việc làm cho người lao động ở Tỉnh Đồng Nai.
Tuy vậy, cơ cấu các doanh nghiệp FDI còn chưa hợp lý; thiếu

các dự án đầu tư lớn, công nghệ cao; tỷ trọng các dự án đầu tư từ
các nước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước Châu Âu
còn thấp; thiếu các dự án đầu tư vào thương mại và dịch vụ; tác
động của khu vực đầu tư nước ngoài đối với khu vực kinh tế địa
phương còn hạn chế...vv. Một trong những nguyên nhân của những
hạn chế này có thể được xem xét, nhìn nhận từ những chính sách,
biện pháp của Tỉnh trong thu hút và nuôi dưỡng sự tăng trưởng của
các doanh nghiệp FDI.
Để tiếp tục phát huy vai trò của FDI trong việc thực hiện mục
tiêu phát triển kinh tế xã hội theo Nghị quyết của Đại hội tỉnh Đảng
8


BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI KHOA HỌC

bộ lần thứ VIII, việc nghiên cứu đánh giá thực trạng và đưa ra
những biện pháp cụ thể trong thu hút và nuôi dưỡng sự tăng trưởng
của các doanh nghiệp FDI giai đoạn 2006-2010 và tầm nhìn đến
năm 2020 là hết sức cần thiết.
Mục tiêu của đề tài khoa học này là đưa ra những giải pháp
nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, góp phần vào
phát triển, tăng trưởng kinh tế một cách bền vững trên cơ sở phân
tích các chính sách, biện pháp liên quan đến thu hút và nuôi dưỡng
sự tăng trưởng của các doanh nghiệp FDI ở Tỉnh Đồng Nai.

Các mục tiêu cụ thể của đề tài nghiên cứu này là:
• Làm rõ vai trò của các doanh nghiệp FDI đối với sự phát triển
kinh tế xã hội của Tỉnh Đồng Nai;
• Nghiên cứu, đánh giá thực trạng thu hút và nuôi dưỡng sự tăng
trưởng các doanh nghiệp FDI ở Tỉnh Đồng Nai;

• Đề xuất những quan điểm, kiến nghị các giải pháp nhằm tăng
cường thu hút và nuôi dưỡng các doanh nghiệp có vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào Tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn 20072010 và tầm nhìn đến năm 2020.
2. Phạm vi nghiên cứu
• Nghiên cứu, đánh giá thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào Đồng Nai và hoạt động của các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài tại Tỉnh Đồng Nai giai đoạn 1991-2006, tập
trung vào giai đoạn 2000-2006.

9


BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI KHOA HỌC

• Nghiên cứu, đánh giá chính sách, biện pháp của Tỉnh Đồng Nai
trong thu hút và nuôi dưỡng sự tăng trưởng của các doanh nghiệp
có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
• Các kiến nghị, giải pháp tập trung cho giai đoạn 2007-2010 và
tầm nhìn đến năm 2020.
3. Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hình thức đầu tư quốc tế
được hiểu dưới các góc độ khác nhau. Trên thực tế, phần lớn FDI
được thực hiện dưới dạng công ty con, hoặc các công ty liên doanh
trực thuộc các tập đoàn xuyên quốc gia (TNC). Có thể nói FDI là sự
mở rộng phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh của các TNC trên
phạm vi quốc tế.
Theo Luật đầu tư của Việt Nam (2005), đầu tư nước ngoài được
hiểu là “việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng
tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư”,
còn đầu tư trực tiếp được hiểu là “hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ

vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư”. Cũng theo Luật
đầu tư của Việt Nam (2005), doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài “bao gồm doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập
để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam; doanh nghiệp Việt Nam
do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại”.
Hoạt động FDI tại Việt Nam thực sự bắt đầu từ năm 1988, sau
khi Quốc hội thông qua Luật đầu tư nước ngoài ngày 29 tháng 12
năm 1987 (có hiệu lực từ ngày 01/01/1988). Sau hai năm thực hiện,
ngày 30/6/1990, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung lần
10


BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI KHOA HỌC

thứ nhất nhằm khắc phục những hạn chế của Luật đầu tư nước ngoài
năm 1987. Tháng 12 năm 1992, Luật được sửa đổi bổ sung lần thứ
2; tháng 3 năm 1996, Luật được sửa đổi bổ sung lần thứ 3 và tháng
5 năm 2000, Luật được sửa đổi bổ sung lần thứ 4. Ngày 29 tháng 11
năm 2005, Quốc hội đã thông qua Luật đầu tư chung cho cả đầu tư
trong nước và đầu tư nước ngoài. Việc thông qua Luật đầu tư chung
đã tạo một bước đột phá mạnh mẽ trong việc hoàn thiện hệ thống
pháp luật, chính sách về đầu tư, tạo môi trường pháp lý thông
thoáng hơn, minh bạch hơn với thủ tục đơn giản, thuận lợi và nhanh
chóng cho các nhà đầu tư, đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế
quốc tế. Đây được coi là bước tiến quan trọng của Việt Nam trong
quá trình hội nhập quốc tế.
Những năm qua, ở Việt Nam đã có nhiều đề tài nghiên cứu về
FDI và thu hút vốn FDI vào Việt Nam. Một số đề tài tập trung
nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp thu hút vốn FDI vào Việt
Nam hay vào một ngành hoặc một vùng, địa phương nhất định. Đã

có nhiều đề tài nghiên cứu về tác động của FDI đối với tạo việc làm,
chuyển giao quản lý (Bùi Anh Tuấn, 1999, 2003); vai trò của các
doanh nghiệp FDI với chuyển giao công nghệ (Đàm Văn Nhuệ,
2003); so sánh quản lý giữa các doanh nghiệp FDI (Anne Drumaux,
2005)… Cũng có một số công trình nghiên cứu về hoạt động của
các doanh nghiệp FDI, đánh giá hoạt động của doanh nghiệp FDI
thông qua các chỉ tiêu tài chính, thị trường, tạo việc làm và một số
chỉ tiêu khác.

11


BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI KHOA HỌC

Tại Tỉnh Đồng Nai nói riêng có một số đề tài khoa học nghiên
cứu về các doanh nghiệp FDI đã nghiên cứu tác động của FDI đối
với sự phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh Đồng Nai, nghiên cứu, đề
xuất các giải pháp thu hút FDI vào Đồng Nai. Những công trình
nghiên cứu này đã xem xét vai trò và tác động của FDI (bao gồm cả
tác động tích cực và tiêu cực) đối với sự phát triển kinh tế xã hội
của Tỉnh Đồng Nai, nghiên cứu xem xét các lợi thế của Tỉnh trong
thu hút FDI, về cơ cấu ngành nghề của FDI, nghiên cứu đánh giá
công nghệ của các doanh nghiệp FDI và nhiều nội dung khác.
Mặc dù vậy, chưa có đề tài nào đặt vấn đề nghiên cứu về thu hút
và nuôi dưỡng sự tăng trưởng của các doanh nghiệp FDI ở Tỉnh
Đồng Nai tiếp cận từ phía các nhà đầu tư nước ngoài. Chưa có đề tài
nào nghiên cứu vấn đề thu hút FDI đi liền với vấn đề nuôi dưỡng sự
tăng trưởng của các doanh nghiệp FDI, cũng như xem xét việc nuôi
dưỡng như là nhân tố quyết định tới việc tiếp tục thu hút FDI ở Tỉnh
Đồng Nai. Chính những khoảng trống đó tạo cơ hội cho Đề tài này

có điều kiện nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu “Thu hút và nuôi dưỡng sự tăng trưởng của
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Tỉnh Đồng Nai:
Thực trạng và giải pháp” quan tâm tới mối quan hệ giữa chính
quyền địa phương với doanh nghiệp FDI. Bên cạnh việc thu hút các
doanh nghiệp FDI phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội
của Tỉnh Đồng Nai, Đề tài tập trung vào xem xét khả năng tăng
cường nuôi dưỡng sự tăng trưởng của các doanh nghiệp FDI ở Tỉnh
Đồng Nai. Việc thu hút được các doanh nghiệp FDI vào địa bàn
12


BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI KHOA HỌC

Đồng Nai là quan trọng, nhưng giữ được các doanh nghiệp đó phát
triển lâu dài, bền vững còn có ý nghĩa chiến lược trong việc tiếp tục
thu hút các doanh nghiệp FDI khác.
4. Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở xem xét, phân tích các mối quan hệ như: (i) Vai trò và
chính sách, biện pháp của chính quyền địa phương trong thu hút và
nuôi dưỡng sự tăng trưởng của các doanh nghiệp FDI, (ii) Vai trò
của các doanh nghiệp FDI đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động của Tỉnh, Đề tài tập trung
nghiên cứu, đánh giá, đề xuất các giải pháp thu hút và nuôi dưỡng
sự tăng trưởng của các doanh nghiệp FDI chủ yếu từ góc độ nhìn
nhận, đánh giá của các nhà đầu tư nước ngoài đang đầu tư tại Tỉnh
Đồng Nai.
Các phương pháp nghiên cứu cơ bản được sử dụng trong quá
trình thực hiện Đề tài này gồm: (i) Phương pháp nghiên cứu tại bàn
(ii) Phương pháp nghiên cứu hiện trường (quan sát, sử dụng bảng

hỏi, phỏng vấn) (iii) Phương pháp tham gia (iv) Phương pháp
chuyên gia. Một số phương pháp cụ thể được sử dụng trong quá
trình nghiên cứu như sau:
a. Phương pháp nghiên cứu tại bàn (Desk Study)
Phương pháp nghiên cứu tại bàn được áp dụng để:
• Hệ thống hoá lý luận, kinh nghiệm trong và ngoài nước, xác định
cơ sở lý luận và thực tiễn của Đề tài nghiên cứu;

13


BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI KHOA HỌC

• Phân tích đánh giá các chính sách liên quan đến đầu tư trực tiếp
nước ngoài ở Việt Nam nói chung và của Tỉnh Đồng Nai nói
riêng;
• Xử lý, phân tích các thông tin, số liệu thu được qua bảng hỏi và
phỏng vấn;
• Xây dựng các kết luận về thu hút và nuôi dưỡng sự tăng trưởng
của các doanh nghiệp FDI ở Tỉnh Đồng Nai;
• Xây dựng các quan điểm, phương hướng và đề xuất các kiến
nghị, giải pháp tăng cường thu hút và nuôi dưỡng sự tăng trưởng
của các doanh nghiệp FDI tại Tỉnh Đồng Nai giai đoạn từ năm
2006 đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
Các phương pháp cụ thể gồm: Phương pháp phân tích và phương
pháp tổng hợp, phương pháp nghiên cứu so sánh và nghiên cứu tình
huống.
b. Phương pháp sử dụng Bảng hỏi (Questionaires)
Bảng hỏi được sử dụng để thu thập thông tin, số liệu về thu hút
và nuôi dưỡng sự tăng trưởng của các doanh nghiệp FDI qua lấy ý

kiến của các nhà đầu tư nước ngoài tại Tỉnh Đồng Nai.
Kết cấu và nội dung của Bảng hỏi:
Bảng hỏi gồm 18 câu hỏi và được kết cấu thành 4 phần chính, cụ
thể như sau:
• Phần 1 “Thông tin chung về doanh nghiệp”: Mục đích của phần
này nhằm tìm hiểu các thông tin chung về doanh nghiệp FDI tại
Đồng Nai như quốc tịch của công ty mẹ, vốn đầu tư, thời gian

14


BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI KHOA HỌC

đầu tư, hình thức đầu tư, địa chỉ của doanh nghiệp và lĩnh vực
kinh doanh.
• Phần 2 “Lựa chọn đầu tư”: Mục đích của phần này nhằm tìm hiểu
về quyết định đầu tư của doanh nghiệp FDI. Các câu hỏi trong
phần này tập trung vào tìm hiểu lý do các nhà đầu tư lựa chọn
Đồng Nai, lựa chọn KCN; tìm hiểu về các kênh thông tin mà các
nhà đầu tư sử dụng khi thu thập thông tin quyết định đầu tư.
• Phần 3 “Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
FDI”: Mục đích của phần này nhằm tìm hiểu tình hình hoạt động
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn Tỉnh
Đồng Nai. Đây cũng là phần có số lượng câu hỏi và thông tin
phải trả lời nhiều nhất trong Bảng hỏi. Các câu hỏi tập trung tìm
hiểu về công nghệ sản xuất, sử dụng nguyên liệu, thị trường tiêu
thụ sản phẩm, tăng vốn đầu tư, đánh giá về người lao động và
việc thực hiện mục tiêu đầu tư của các doanh nghiệp FDI.
• Phần 4 “Môi trường đầu tư và nguyện vọng của các nhà đầu tư”:
Mục đích của phần này nhằm lấy ý kiến của các nhà đầu tư về

môi trường đầu tư; đánh giá về hoạt động của Ban quản lý các
khu công nghiệp (Ban quản lý KCN), công ty kinh doanh cơ sở
hạ tầng (KDCSHT) và sự hỗ trợ của chính quyền các cấp đối với
hoạt động của doanh nghiệp FDI; mong đợi của các nhà đầu tư
đối với chính quyền các cấp tại Đồng Nai.
• Phần “Thông tin về người trả lời Bảng hỏi”: Phần này có mục
đích thu thập các thông tin chung về người trả lời Bảng hỏi như
tuổi, giới tính, trình độ chuyên môn, thời gian làm việc cho
doanh nghiệp FDI.

15


BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI KHOA HỌC

Bảng hỏi được chuẩn bị bằng tiếng Việt và tiếng Anh có nội
dung như nhau, Bảng hỏi tiếng Anh được dành cho người nước
ngoài, trong nhiều trường hợp Bảng hỏi tiếng Việt và Bảng hỏi tiếng
Anh được sử dụng để kiểm chứng sự chính xác của các thông tin trả
lời. Nội dung cụ thể của Bảng hỏi ở Phụ lục 2.
Mẫu điều tra:
Đối tượng được gửi Bảng hỏi là các giám đốc hoặc chủ tịch hội
đồng quản trị của các doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Tỉnh
Đồng Nai.
Số lượng các doanh nghiệp FDI được lựa chọn để điều tra bằng
Bảng hỏi là 300 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này được lựa chọn
trong tổng số hơn 400 doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Tỉnh
Đồng Nai vào thời điểm tháng 8-2006, đảm bảo tính đại diện theo
quốc tịch, ngành nghề kinh doanh, theo KCN, thời điểm đầu tư, quy
mô doanh nghiệp…vv.


Tổ chức điều tra:
Mỗi doanh nghiệp gửi một (01) bộ Bảng hỏi gồm 01 Bảng hỏi
tiếng Anh và 01 Bảng hỏi tiếng Việt. Bảng hỏi tiếng Việt được sử
dụng trong trường hợp giám đốc doanh nghiệp là người Việt Nam.
Bảng hỏi tiếng Việt còn được sử dụng để dịch sang tiếng Trung
Quốc, tiếng Hàn Quốc hoặc ngôn ngữ khác cho giám đốc doanh
nghiệp trong trường hợp giám đốc doanh nghiệp còn hạn chế về
tiếng Anh.
16


BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI KHOA HỌC

Thời điểm điều tra bằng Bảng hỏi được thực hiện trong thời gian
từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2006.
Các kênh triển khai điều tra bằng Bảng hỏi bao gồm 04 kênh: (i)
Thông qua Ban quản lý KCN (Phòng Quản lý Doanh nghiệp), (ii)
Các thành viên nhóm nghiên cứu đề tài trực tiếp gặp gỡ các doanh
nghiệp (iii) Qua bưu điện, (iv) Qua thư điện tử (email). Trong đó,
50% Bảng hỏi được gửi thông qua Ban quản lý KCN, 35% trực tiếp
với các doanh nghiệp FDI, 15% qua bưu điện và thư điện tử (email).
Kết quả điều tra:
Kết quả điều tra bằng Bảng hỏi như sau:
• Số Bảng hỏi được gửi đi là 300 bộ Bảng hỏi (mỗi doanh nghiệp
FDI được lựa chọn gửi 01 Bảng hỏi tiếng Việt và 01 Bảng hỏi
tiếng Anh).
• Số Bảng hỏi thu về: 245 bộ Bảng hỏi với 490 Bảng hỏi, đạt tỷ lệ
81,67%. Trong đó, số bộ Bảng hỏi hợp lệ là 232 chiếm 77,3%.
Số lượng doanh nghiệp được xác định có số Bảng hỏi phù hợp là

232 doanh nghiệp, chiếm 77,3% tổng số doanh nghiệp được điều
tra.
Xử lý kết quả điều tra:
Xử lý kết quả điều tra bằng Bảng hỏi được thực hiện bằng phần
mềm SPSS và qua các bước như sau:
• Bước 1: Làm sạch Bảng hỏi;
• Bước 2: Kiểm tra, đối chiếu thông tin giữa Bảng hỏi tiếng Anh và
Bảng hỏi tiếng Việt;

17


BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI KHOA HỌC

• Bước 3: Xây dựng chương trình nhập và xử lý số liệu;
• Bước 4: Nhập số liệu điều tra;
• Bước 5: Xử lý kết quả điều tra;
• Bước 6: Phân tích, đánh giá kết quả điều tra.
(Tổng hợp kết quả phân tích số liệu điều tra được thể hiện ở Phụ
lục 3)
c. Phương pháp phỏng vấn (Interview)
Phương pháp phỏng vấn được sử dụng để thu thập thông tin về
môi trường đầu tư, các chính sách và các biện pháp thu hút và nuôi
dưỡng sự tăng trưởng của các doanh nghiệp FDI tại Tỉnh Đồng Nai.
Phỏng vấn tập trung vào các đối tượng: (i) Giám đốc hoặc chủ tịch
hội đồng quản trị doanh nghiệp FDI ở Tỉnh Đồng Nai (ii) Cán bộ
quản lý nhà nước của Tỉnh Đồng Nai liên quan đến FDI (iii) Cán bộ
quản lý nhà nước ở Trung ương và một số địa phương (iv) Chuyên
gia tư vấn trong nước và quốc tế quan tâm đến FDI tại Việt Nam.
Phỏng vấn được thực hiện theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ tháng

02/2006 đến tháng 8/2006 là giai đoạn phỏng vấn chung. Kết quả
phỏng vấn giai đoạn này giúp cho nhóm nghiên cứu có thêm căn cứ
để định hướng và xác định nội dung cụ thể của Đề tài nghiên cứu,
đồng thời kết quả phỏng vấn giai đoạn này làm cơ sở cho nhóm
nghiên cứu hoàn thiện Bảng hỏi. Giai đoạn 2 từ tháng 9/2006 đến
tháng 11/2006 là giai đoạn phỏng vấn sâu theo những vấn đề cụ thể
đã được nhóm nghiên cứu Đề tài xác định sau giai đoạn thứ nhất.
Kết quả phỏng vấn được ghi chép đầy đủ trong Phiếu phỏng vấn và
18


BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI KHOA HỌC

kết thúc mỗi đợt phỏng vấn các thành viên nhóm nghiên cứu có báo
cáo kết quả phỏng vấn. Đối tượng và nội dung phỏng vấn cụ thể
như sau:
• Phỏng vấn giám đốc hoặc chủ tịch hội đồng quản trị doanh
nghiệp FDI (gọi chung là nhóm giám đốc doanh nghiệp FDI):
Nhóm giám đốc doanh nghiệp FDI bao gồm 50 người được lựa
chọn trong số 232 doanh nghiệp đã trả lời Bảng hỏi. Nhóm các
giám đốc doanh nghiệp được lựa chọn trên cơ sở đảm bảo tính
đại diện theo ngành nghề kinh doanh, theo quốc tịch, theo KCN,
theo quy mô vốn đầu tư và dựa trên cơ sở những ý kiến trả lời ở
Bảng hỏi. (Danh sách các giám đốc doanh nghiệp tham gia phỏng
vấn ở Phụ lục 1). Các câu hỏi phỏng vấn nhóm giám đốc doanh
nghiệp FDI tập trung vào đánh giá về môi trường đầu tư nước
ngoài ở Việt Nam, những chính sách và biện pháp đối với thu hút
và tạo điều kiện cho sự phát triển của các doanh nghiệp FDI,
những khó khăn mà doanh nghiệp FDI gặp phải, những mong
muốn và những kiến nghị của các nhà đầu tư đối với chính quyền

các cấp…vv.
• Phỏng vấn cán bộ quản lý nhà nước ở Tỉnh Đồng Nai liên quan
đến FDI: Nhóm cán bộ quản lý nhà nước liên quan đến FDI gồm
30 lượt cán bộ đang làm việc tại Văn phòng UBND Tỉnh, Lãnh
đạo và chuyên viên của các sở như Sở KH-ĐT, Sở Công nghiệp,
Sở LĐ-TB&XH, Sở Thương mại và Du lịch, Sở Nội vụ, Sở Tài
chính, Sở Khoa học Công nghệ, Ban quản lý KCN…. Nội dung
phỏng vấn tập trung vào đánh giá về môi trường đầu tư; các
chính sách, biện pháp thu hút và nuôi dưỡng sự tăng trưởng của
19


BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI KHOA HỌC

các doanh nghiệp FDI tại Tỉnh Đồng Nai; triển vọng thu hút các
doanh nghiệp FDI...vv.
• Phỏng vấn cán bộ quản lý nhà nước ở cơ quan Trung ương và
một số địa phương: Nhóm cán bộ quản lý nhà nước ở cơ quan
Trung ương và một số địa phương gồm 30 cán bộ đang làm việc
tại các bộ/ngành như: Văn phòng Chính phủ, Bộ KH-ĐT, Bộ
Thương Mại, Bộ Công nghiệp, Bộ LĐ-TB&XH, Tổng cục Du
lịch, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ và một số địa phương khác như
Thành phố HCM, Tỉnh Bình Dương, Tỉnh Bắc Ninh, Tỉnh Thái
Nguyên. Nội dung phỏng vấn tập trung vào đánh giá về môi
trường đầu tư Việt Nam, những biện pháp trong thu hút và nuôi
dưỡng sự tăng trưởng của các doanh nghiệp FDI, quan hệ của
Tỉnh Đồng Nai với các địa phương khác trong vùng trọng điểm
kinh tế Đông Nam Bộ, thực hiện xúc tiến đầu tư và thương mại…
vv.
• Phỏng vấn các chuyên gia tư vấn trong nước và quốc tế liên quan

đến FDI tại Việt Nam1: Nhóm các chuyên gia tư vấn trong nước
và quốc tế liên quan đến FDI tại Việt Nam bao gồm 10 nhà tư
vấn trong nước và quốc tế thuộc một số công ty kiểm toán, công
ty tư vấn, hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài, đại diện thương mại
và đầu tư của một số nước tại Việt Nam, giáo sư của một số
trường đại học trong nước và quốc tế. Nội dung phỏng vấn tập
trung vào nghe nhận định về khả năng thu hút các tập đoàn xuyên
quốc gia (TNC) từ Nhật Bản, Hoa Kỳ, châu Âu vào Việt Nam
nói chung và Đồng Nai nói riêng; các kênh tiếp cận với các nhà
đầu tư nước ngoài; thực hiện xúc tiến đầu tư; lựa chọn đầu tư…
vv.
1

Các câu hỏi định hướng phỏng vấn ở phần Phụ lục 2

20


BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI KHOA HỌC

d. Phương pháp tham gia (Participatory)
Phương pháp tham gia ở đây được hiểu là phương pháp phát huy
sự tham gia tích cực của các cán bộ thuộc các cơ quan, các tổ chức
có liên quan vào thực hiện Đề tài cùng các thành viên nhóm nghiên
cứu. Để thực hiện Đề tài này, nhóm nghiên cứu đã tổ chức một số
hội thảo (seminar) và toạ đàm để thu thập thông tin.
Trong quá trình xây dựng đề cương nghiên cứu, khảo sát thu
thập số liệu, báo cáo kết quả nghiên cứu trung gian…các thành viên
nhóm nghiên cứu đã thảo luận với một số cán bộ quản lý nhà nước
ở Tỉnh Đồng Nai và một số bộ/ngành ở trung ương. Nhóm tác giả

cũng đã thực hiện ba hội thảo: 02 hội thảo tại Hà Nội với các cán bộ
quản lý của một số bộ/ngành, chuyên gia tư vấn trong nước và quốc
tế và 01 hội thảo tại Thành phố Biên Hoà với các cán bộ quản lý của
một số sở/ ban/ngành và doanh nghiệp ở Tỉnh Đồng Nai.
5. Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung vào các nội dung chủ yếu sau đây:
• Hệ thống hoá lý luận và kinh nghiệm thực tiễn trong và ngoài
nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài, thu hút và nuôi dưỡng sự
tăng trưởng của các doanh nghiệp FDI, vai trò của chính quyền
địa phương trong thu hút và nuôi dưỡng sự tăng trưởng các
doanh nghiệp FDI.
• Phân tích vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát
triển kinh tế xã hội của Tỉnh Đồng Nai;
• Phân tích, đánh giá thực trạng về thu hút và nuôi dưỡng sự tăng
trưởng của các doanh nghiệp FDI ở Tỉnh Đồng Nai;
21


BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI KHOA HỌC

• Những kiến nghị và giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nuôi
dưỡng sự tăng trưởng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài vào Tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn 2007-2010 và
đến năm 2020.
6. Yêu cầu khoa học đối với Đề tài
Yêu cầu khoa học đối với kết quả nghiên cứu Đề tài này là:
• Đánh giá được thực trạng đầu tư nước ngoài vào Tỉnh Đồng Nai,
sự tác động của các doanh nghiệp FDI đến tăng trưởng và phát
triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh Đồng Nai;
• Đưa ra những kết luận từ nghiên cứu, đánh giá thu hút và nuôi

dưỡng sự tăng trưởng của các doanh nghiệp FDI ở Tỉnh Đồng
Nai;
• Xây dựng các quan điểm và kiến nghị một số giải pháp có tính
khả thi nhằm tăng cường thu hút và nuôi dưỡng sự tăng trưởng
các doanh nghiệp FDI ở Tỉnh Đồng Nai gắn với thực hiện mục
tiêu tăng trưởng, phát triển bền vững, thực hiện chuyển dịch cơ
cấu kinh tế của Tỉnh giai đoạn 2006-2010 và tầm nhìn đến năm
2020.
7. Kết cấu của báo cáo tổng hợp
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, báo
cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu Đề tài có kết cấu gồm 03 chương.
Cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của thu hút và nuôi dưỡng
sự tăng trưởng của các doanh nghiệp FDI

22


×