Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

Nghiên cứu tình hình phát triển nghề nuôi cá bống bớp tại thị trấn rạng đông, huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (587.95 KB, 103 trang )

PHẦN THỨ NHẤT
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp là một trong những ngành sản xuất
vật chất quan trọng và có thế mạnh của Việt Nam. Đặc biệt trong đó ngành ngư
nghiệp nói chung và nghề nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) nói riêng là ngành kinh tế có
tốc độ phát triển nhanh trong thời gian vừa qua. Từ chỗ yếu kém đầu thập kỷ 90 đến
năm 2004 giá trị xuất khẩu (XK) các sản phẩm của ngành Thuỷ sản đạt trên 2 tỷ
USD, chiếm gần 10% kim ngạch XK của cả nước, và đến nay thuỷ sản đã trở thành
ngành kinh tế chủ đạo với kim ngạch XK đứng thứ 3 trong giá trị XK của cả nước.
Tuy nhiên phần lớn các sản phẩm thuỷ sản được thu chủ yếu từ hoạt động đánh bắt
do đó đã gây ra những hậu quả xấu cho môi trường, đồng thời làm cho nhiều loài
sinh vật biển đặc biệt là những loài tôm cá sống gần bờ đứng trước nguy cơ tuyệt
chủng.
Trước tình hình đó NTTS được xem là một giải pháp quan trọng nhằm giảm
bớt sức ép từ việc khai thác. Đây là một giải pháp hết sức quan trọng và đúng đắn,
một mặt hạn chế được việc khai thác thuỷ sản một cách ồ ạt như hiện nay, mặt khác
lại tận dụng được những ưu đãi đặc biệt mà thiên nhiên ban tặng cho Việt Nam góp
phần phát triển ngành thuỷ sản theo hướng bền vững. Nhận thức được tầm quan
trọng của hoạt động NTTS, thời gian qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ
trương, chính sách khuyến khích hoạt động này phát triển trên quy mô khắp cả
nước. Các địa phương tùy theo các điều kiện của riêng mình mà có những hướng
phát triển phù hợp với các sản phẩm khác nhau nhằm tận dụng tối đa các điều kiện
thuận lợi và các nguồn lực sẵn có để đem lại hiệu quả cao nhất, góp phần thúc đấy
kinh tế địa phương phát triển, giải quyết công ăn, việc làm tăng thu nhập và cải
thiện cuộc sống cho nhiều hộ nông dân đặc biệt là các hộ nông dân ở ven biển.
Rạng Đông là một thị trấn ven biển ở phía nam huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam
Định. Nuôi trồng thủy sản là một nghề có truyền thống từ rất lâu với nhiều loại thủy
sản khác nhau, trong đó nuôi cá Bống Bớp là nghề đã và đang được quan tâm của

1




các hộ nuôi ở đây. Cá Bống Bớp là một loại cá phù hợp với các điều kiện phát triển
tại địa phương. Có rất nhiều nơi đã nuôi loại cá này nhưng không nơi đâu cho chất
lượng bằng nơi đây. Thời gian vừa qua diện tích nuôi cá Bống Bớp đã được mở
rộng nhiều song vẫn chưa tương xứng với tiềm năng thực tế của vùng. Kết quả và
hiệu quả kinh tế của ngành còn nhiều hạn chế. Vậy đâu là nguyên nhân của tình
trạng đó và các giải pháp khắc phục là gì để thúc đẩy nghề nuôi cá Bống Bớp ở thị
trấn Rạng Đông ngày càng phát triển trong thời gian tới.
Trước tình hình và với yêu cầu thực tế đặt ra chúng tôi tiến hành lựa chọn đề
tài: “Nghiên cứu tình hình phát triển nghề nuôi cá Bống Bớp tại thị trấn Rạng
Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Thông qua đánh giá thực trạng nuôi cá Bống Bớp hiện nay của các hộ nông
dân tại thị trấn Rạng Đông và nguyên nhân của thực trạng đó, trên cơ sở đó đề xuất
một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển nghề nuôi cá Bống Bớp tại địa
phương trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài.
- Đánh giá đầy đủ các nguồn lực phục vụ cho nghề NTTS nói chung của địa
phương.
- Phản ánh thực trạng nuôi cá Bống Bớp trên địa bàn thị trấn Rạng Đông,
huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thực trạng đó cũng như những thuận
lợi và khó khăn mà các hộ gặp phải trong quá trình phát triển nghề nuôi các Bống
Bớp ở thị trấn Rạng Đông.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển nghề nuôi cá
Bống Bớp tại địa phương trong thời gian tới.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hộ nông dân nuôi cá Bống Bớp và các

2


đơn vị cũng như các vấn đề kinh tế, tổ chức có liên quan đến việc nuôi các Bống
Bớp tại thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: đề tài được nghiên cứu tại thị trấn Rạng Đông, huyện
Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
- Phạm vi thời gian:
+ Nghiên cứu thực trạng nghề nuôi cá Bống Bớp ở địa phương trong 3
năm qua và tập trung chủ yếu vào năm 2009. Biện pháp đề ra cho thời gian tới.
+ Đề tài được thực hiện từ tháng 01 đến tháng 05 năm 2010.
- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung vào đánh giá tình hình phát triển nghề
nuôi cá Bống Bớp tại thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, đề
xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy nghề nuôi cá Bống Bớp ở thị trấn
trong thời gian tới.

3


PHẦN THỨ HAI
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Các khái niệm về phát triển
- Khái niệm phát triển
Phát triển được coi như tiến trình chuyển biến của xã hội, là chuỗi những

biến chuyển có mối quan hệ qua lại với nhau. Sự tồn tại và phát triển của một xã hội
hôm nay là sự kế thừa những di sản đã diễn ra trong quá khứ.
Phát triển theo khái niệm chung nhất là việc nâng cao hạnh phúc của người
dân, bao hàm nâng cao các chuẩn mực sống, cải thiện các điều kiện giáo dục, sức
khỏe, sự bình đẳng về các cơ hội,… Ngoài ra việc đảm bảo các quyền về chính trị
và công dân là những mục tiêu rộng hơn của phát triển.
Phát triển là việc tạo điều kiện cho con người sinh sống ở bất cứ nơi nào đều
được thỏa mãn các nhu cầu sống của mình, có mức tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ tốt,
đảm bảo chất lượng cuộc sống, có trình độ học vấn cao, được hưởng những thành
tựu về văn hóa và tinh thần, có đủ điều kiện cho một môi trường sống lành mạnh,
được hưởng các quyền cơ bản của con người và được đảm bảo an ninh, an toàn
không có bạo lực (TS Mai Thanh Cúc, TS Quyền Đình Hà, 2005).
Phát triển còn được hiểu là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và
tinh thần của con người bằng mở rộng sản xuất
- Khái niệm phát triển kinh tế
Trong kinh tế, phát triển là quá trình chuyển biến về mọi mặt của nền kinh tế trong
một thời kỳ nhất định, trong đó bao gồm cả sự tăng lên về quy mô sản lượng sản phẩm, sự
hoàn thiện về cơ cấu kinh tế và việc nâng cao chất lượng mọi mặt của cuộc sống.
Irma Adelman cho rằng tăng trưởng kinh tế để phân biệt với tăng trưởng
kinh tế đơn thuần bao gồm: (1) sự tăng trưởng tự ổn định; (2) sự thay đổi cơ cấu về
hình thức trong hình thái sản xuất; (3) sự tiến bộ về công nghệ; (4) sự hiện đại hóa
về xã hội chính trị và thể chế; và (5) sự cải thiện sâu rộng về khía cạnh con người.

4


Theo Ngân hàng Thế giới (WB) thì phát triển kinh tế trước hết là sự tăng
trưởng kinh tế nhưng còn bao gồm cả những thuộc tính quan trọng và liên quan
khác, đặc biệt là sự bình đẳng về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do
của con người.

Theo Malcom Gillis cho rằng phát triển kinh tế, bên cạnh sự tăng thu nhập
bình quân đầu người còn bao gồm sự thay đổi cơ bản cơ cấu nền kinh tế.
Như vậy, có thể hiểu phát triển kinh tế trước hết là sự gia tăng nhiều hơn về
số lượng và chất lượng sản phẩm, sự đa dạng về chủng loại của nền kinh tế. Đồng
thời phát triển còn là sự thay đổi theo chiều hướng tích cực trên tất cả các khía cạnh
của nền kinh tế, xã hội.
- Phát triển bền vững (PTBV)
Từ thập niên 70, 80 của thế kỷ 20, khi tăng trưởng kinh tế của nhiều nước
trên thế giới đã đạt được tốc độ khá cao, người ta bắt đầu có những lo nghĩ đến ảnh
hưởng tiêu cực của sự tăng trưởng nhanh đó đến tương lai con người và vấn đề
PTBV được đặt ra. Theo thời gian quan điểm về PTBV ngày càng được hoàn thiện.
Năm 1987, vấn đề về PTBV được WB đề cập lần đầu tiên, theo đó PTBV là
“… Sự đáp ứng của nhu cầu hiện tại mà không làm nguy hại đến khả năng đáp ứng
nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Quan điểm đầu tiên về PTBV của WB chủ yếu
nhấn mạnh khía cạnh sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và đảm bảo
môi trường sống cho con người trong quá trình phát triển.
Ngày nay, quan điểm về PTBV được đề cập một cách đầy đủ hơn, bên cạnh yếu
tố môi trường tài nguyên thiên nhiên, yếu tố môi trường xã hội được đặt ra ý nghĩa
quan trọng. Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về PTBV ở Johannesburg (Cộng hòa Nam
Phi) năm 2002 đã xác định: “PTBV là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp
lý, hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: tăng trưởng kinh tế, cải thiện các vấn đề
xã hội và bảo vệ môi trường. Tiêu chí đánh giá sự PTBV là sự tăng trưởng kinh tế ổn
định; thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài
nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống”.
Đảng Cộng sản Việt Nam đã thể hiện rõ quan điểm về PTBV trong Chiến lược phát
triển kinh tế xã hội của đất nước đến năm 2010: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững.

5



Tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”,
gắn sự phát triển kinh tế với sự ổn định chính trị - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng.
2.1.1.2. Khái niệm về nuôi trồng thuỷ sản
- Khái niệm về NTTS: NTTS là mô hình sản xuất và có thể hiểu là một hình
thức tổ chức sản xuất cơ sở trong ngư nghiệp với mục đích chủ yếu là sản xuất sản
phẩm TS hàng hoá để bán ra thị trường, có sự tập trung mặt nước - TLSX chính ở
một địa bàn nhất định (Phạm Thị Hồng Vân, 2003).
Theo FAO (2008) thì NTTS (tiếng Anh: Aquaculture) là nuôi các thủy sinh
vật trong môi trường nước ngọt và lợ/mặn, bao gồm áp dụng các kỹ thuật vào quy
trình nuôi nhằm nâng cao năng suất; thuộc sở hữu cá nhân hay tập thể.
2.1.2. Vai trò, ý nghĩa của nuôi trồng thuỷ sản
TS là ngành kinh tế rất vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế có cơ cấu kinh
tế Nông nghiệp vẫn còn chiếm ưu thế lớn như nền kinh tế nước ta. Đặc biệt trong
giai đoạn hiện nay, với sự lớn mạnh không ngừng của mình, ngành thuỷ sản và
NTTS đang từng bước khẳng định vị thế quan trọng trong việc góp phần phát triển
toàn diện kinh tế đất nước. Cụ thể như sau:
- Thứ nhất, ngành thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của
quốc gia.
- Thứ hai, góp phần mở rộng quan hệ thương mại quốc tế.
- Thứ ba, vai trò của ngành thuỷ sản trong an ninh lương thực quốc gia, tạo
việc làm, xoá đói giảm nghèo.
Đặc biệt do sản xuất của nhiều lĩnh vực như khai thác, NTTS chủ yếu là ở
quy mô hộ gia đình nên đã trở thành nguồn thu hút lực lượng lao động, tạo nên
nguồn thu nhập quan trọng góp phần xóa đói giảm nghèo.
2.1.3. Đặc điểm và quy trình kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản nói chung và nuôi cá
Bống Bớp nói riêng
2.1.3.1. Đặc điểm và quy trình nuôi trồng thuỷ sản
a. Đặc điểm nuôi trồng thuỷ sản
- Đối tượng của NTTS rất đa dạng và phong phú. Chúng là những cá thể
sống trong môi truờng nước, tuân theo những quy luật sinh trưởng và phát triển của


6


riêng nó. Hoạt động sống của chúng nhờ vào các chất dinh dưỡng lấy từ thực vật,
khí CO2, khí O2 hoà tan trong nước. Những động vật thuỷ sinh này là nguồn tài
nguyên hết sức nhạy cảm, có khả năng tái tạo nhưng cũng rất dễ bị bệnh hàng loạt
và hầu như không có khả năng cứu chữa kịp thời. Trong số các loài là đối tượng của
NTTS có rất nhiều loài động vật, thực vật có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao.
- NTTS có thể tiến hành ở nhiều loại hình mặt nước khác nhau như: Sông,
hồ, ao, biển, nước ngọt, nước lợ, nước mặn, nước đứng, nước chảy,… Sự đa dạng
trong các loại hình mặt nước NTTS đã góp phần làm đa dạng đối tượng nuôi của
ngành NTTS. Trên cùng một diện tích có thể kết hợp nuôi nhiều loài khác nhau để
tận dụng hết không gian và nguồn thức ăn (TĂ) tự nhiên có sẵn.
- Quá trình NTTS là quá trình mà tác động nhân tạo xen kẽ với tác động tự
nhiên nên thời gian sản xuất và thời gian lao động không trùng nhau. Từ đặc điểm
này đã dẫn đến tính thời vụ trong NTTS.
- Trong NTTS tỷ lệ sống của con giống phụ thuộc lớn vào trình độ kỹ thuật
của người nuôi và chất lượng con giống. Hầu hết các loài thuỷ sản có độ nhạy cảm
rất cao nên tỷ lệ sống của chúng còn thấp. Vì vậy khâu nhân giống, chọn mua giống
và kỹ thuật nuôi cần được quan tâm nhiều hơn nữa trong thời gian tới để đảm bảo
tính hiệu quả trong quá trình nuôi.
- NTTS đòi hỏi các dịch vụ phụ trợ lớn đặc biệt về giống, TĂ, hệ thống tín
dụng ngân hàng, hệ thống khuyến nông. Các hệ thống dịch vụ này hoạt động tốt,
được quan tâm phát triển sẽ tạo điều kiện cho NTTS được mở rộng và phát triển.
- Sản phẩm ngành NTTS khó bảo quản, dễ hư hỏng vì chúng có hàm lượng
nước và dinh dưỡng cao. Đó là môi trường thuận lợi cho các loài vi khuẩn xâm
nhập và phá huỷ sản phẩm. Do đó song song với việc mở rộng quy mô, phát triển
NTTS phải phát triển đồng bộ hệ thống giao thông, cơ sở vật chất kỹ thuật để giải
quyết tốt khâu tiêu thụ, bảo quản và chế biến sản phẩm.

b. Quy trình nuôi trồng thuỷ sản
NTTS có rất nhiều đối tượng khác nhau, mỗi loại có những quy trình nuôi
phù hợp với các đặc tính của riêng nó nhưng nhìn chung quy trình nuôi trong NTTS
gồm các bước sau:

7


Bước 1: Chọn địa điểm nuôi và xây dựng ao nuôi. Đây là bước ban đầu của
quá trình nuôi nhưng là bước rất quan trọng. Mỗi loài thuỷ sản phù hợp với một
nguồn nước, tầng nước khác nhau nên có những nơi sống phù hợp khác nhau.
Bước 2: Cải tạo ao và gây màu nước
- Cải tạo ao có tác dụng: Làm cho đất thông thoáng, kích thích sinh vật TĂ,
động vật đáy phát triển tạo cơ sở TĂ tự nhiên trong ao; giúp tiêu diệt các sinh vật có
hại do làm gián đoạn một chu kỳ phát triển của chúng.
- Gây màu nước nhằm: Ngăn cản ánh sáng, tạo một phần cơ sở TĂ. là
phương pháp kiểm tra chất lượng nước an toàn nhất.
Bước 3: Thả giống. Trong bước này cần chú ý tới các yếu tố sau: mùa vụ thả
giống, kích cỡ và mật độ thả.
Bước 4: Quản lý chăm sóc. Đây là khâu quan trọng nhất quyết định đến năng
suất NTTS. Trong khâu này cần phải quan tâm đến lượng TĂ, thời gian cho ăn
trong từng giai đoạn, chất lượng TĂ, tỷ lệ phối trộn các loại TĂ, thời gian thay
nước và công tác phòng chống các loại dịch bệnh cho các đối tượng nuôi.
Bước 5: Thu hoạch. Cần phải lựa chọn thời điểm thu hoạch phù hợp khi mà
khả năng sinh trưỏng của cá bắt đầu giảm xuống để rút ngắn tối đa thời gian nuôi
không hiệu quả, tiết kiệm được chi phí TĂ và công lao động chăm sóc.
2.1.3.2 Đặc điểm và quy trình nuôi cá Bống Bớp
a. Đặc điểm hoạt động nuôi cá Bống Bớp
Cá Bống Bớp là loài cá nước lợ sống ở vùng triều cửa sông ven biển, trong
các ao đầm nước lợ. Cá có thân hình trụ tròn hơi dẹt bên, bắp đuôi dài khỏe, đầu hơi

dẹt bằng, thân phủ vây rất nhỏ. Toàn thân tròn nhớt, góc vây đuôi có chấm đen to
hình tròn hoặc hình trứng xung quanh viền trắng. Cá Bống Bớp có tỷ lệ thịt nhiều,
thơm ngon, giàu protein, tỷ lệ mỡ 12,1% chủ yếu là các axit béo không no nên có
lợi cho sức khỏe người tiêu dùng. Trong nuôi thương phẩm cá dễ nuôi và có khả
năng chịu được điều kiện môi trường khắc nghiệt của miền Bắc, ít bệnh tật, chịu
được ngưỡng ôxi thấp, có thể vận chuyển đi xa dễ dàng và thuận lợi theo phương
pháp hở khô do cá có cơ quan hô hấp phụ. Cá có thể nhịn đói hàng tuần nên ít bị
hao hụt trong quá trình vận chuyển.

8


Cá Bống Bớp là một trong những loài thuỷ sinh đang được nuôi ở nhiều địa
phương trong cả nước. Hoạt động nuôi cá Bống Bớp ngoài các đặc điểm chung của
hoạt động NTTS thì còn có những đặc điểm riêng như sau:
- Khu vực nuôi cá Bống Bớp phù hợp nhất là các bãi triều, các vùng cửa
sông ven biển và các vùng nước lợ nơi có độ sâu mực nước từ 0,2 - 1,5 m.
- Cá Bống Bớp có khả năng thích nghi khá tốt với các điều kiện môi trường.
+ Về nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của
cá là từ 25 - 300C, tuy nhiên cá Bống Bớp vẫn có thể chịu được nhiệt độ dưới 100C.
+ Về độ mặn: Cá phát triển tốt ở ở độ mặn 5 - 25‰, nhưng đôi khi vẫn thấy
cá xuất hiện ở những nơi có độ mặn xấp xỉ 0.
+ Về oxy: Khoảng tối ưu cho cá phát triển là từ 1 mg/l - 8 mg/l.
+ Về độ pH: Cá thích nghi với khoảng pH rộng nhưng khoảng tối ưu nhất là
từ 7,5 - 8.
- Cá Bống Bớp có tập tính sống khá đặc biệt. Lúc nhỏ cá sống thành đàn
trong hang lớn. Cá truởng thành sống thành từng cặp. Khi cá đến tuổi sinh sản hoặc
khi kiếm ăn cá có tập tính đào hang để trú ẩn và đẻ trứng. Mỗi hang có từ 2 đến
nhiều lỗ, các lỗ này có vai trò lấy khí trời cho cá hô hấp khi ở trong hang thiếu oxy.
Người nuôi trong quá trình nuôi cá Bống Bớp cần lưu ý tập tính này để đào đắp, xử

lý bờ tránh cá đi mất.
- Cá Bống Bớp là loài cá ăn tạp nên TĂ cho cá khá đa dạng. Chúng có thể
ăn các con mồi bằng 1/10 cơ thể chúng và cũng có thể nhịn đói hàng tuần. Khi nhỏ
cá ăn động vật phù du nhỏ như giáp xác, cá nhỏ,… Cá ưa mồi thịt động vật hơn,
tuy nhiên vẫn có thể ăn một phần mùn bã hữu cơ, TĂ hỗn hợp tự chế, TĂ công
nghiệp, mầm thực vật non. Vì vậy trong quá trình nuôi cá Bống Bớp, người nuôi
có thể tận dụng các loại TĂ có sẵn đồng thời vẫn có khả năng chủ động nguồn TĂ
công nghiệp nếu nuôi theo mô hình nuôi thâm canh hay nuôi công nghiệp.
- Mùa sinh sản chính của cá Bống Bớp là từ tháng 1 - 3 âm lịch khi thời tiết
ấm nắng. Cá sinh sản tốt trong điều kiện môi truờng có độ mặn đạt 10-15‰, ở
những nơi có nguồn TĂ tự nhiên phong phú.

9


b. Quy trình nuôi cá Bống Bớp
Bước 1: Chọn địa điểm nuôi và xây dựng ao nuôi.
- Địa điểm nuôi thích hợp nhất là những nơi đảm bảo các điều kiện như sau:
các bãi triều có chất đáy là cát bùn cát hoắc thịt pha cát, những nơi có độ mặn dao
động trong khoảng 5 - 25‰, nơi ít chịu ảnh hưởng của nguồn nước thải khu công
nghiệp hoặc các cầu cảng có nhiều dầu mỡ, nơi có giao thông thuận tiện gần nơi
cung cấp TĂ và tiêu thụ sản phẩm, an ninh trật tự tốt. có nguồn điện lưới quốc gia.
- Do cá Bống Bớp có rất nhiều tập tính đặc biệt cho nên công tác chuẩn bị ao
nuôi đúng kỹ thuật là một khâu hết sức quan trọng trong quy trình nuôi cá. Ao nuôi
cá Bống Bớp cần đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Diện tích ao nuôi từ 200 - 2000 m 2, ao sâu 1 - 1,2 m, dọc ao đào rãnh hoặc
cống thoát nước rộng trên 2 m để thuận lợi trong thu hoạch.
+ Ao cần có bờ kè phên nứa, bả cuớc quanh bờ tránh cá vượt bờ đi mất và
tránh dịch hại từ bên ngoài xâm nhập vào ao nuôi.
+ Với chất đất là đất thịt cần dập một lớp bả cước từ chân lòng ao đến hết bờ

ngập nước sau đó phủ đất lên tránh cá đào hang xuyên bờ.
+ Cần tạo nơi ẩn nấp cho cá bằng cách dùng cấc ống nhựa, ống luồng, nứa
đường kính 10 - 15 cm, dài 40 - 50 cm hoặc các gốc tre, phi lao khô,… thả dọc bờ
ao. Ngoài ra có thể dùng tấm Fibro thả xuống ao tạo nơi ẩn nấp cho tôm cá.
+ Cống: Gồm hai cống cấp và thoát nước có đáy dốc. Với cống thoát nước
nên làm cống ván phai để có thể tháo nước đáy hoặc tháo nước mặt khi cần thiết.
Khẩu độ cống tùy thuộc vào diện tích ao.
Bước 2: Cải tạo ao và gây màu nước
Cá Bống Bớp là loài đặc biệt nhạy cảm với môi trường sống. Tình trạng ao
nuôi có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của cá. Do đó trước
khi thả cá cần có các biện pháp cải tạo ao thật kỹ lưỡng đặc biệt là những ao đã thả
cá Bống Bớp trong nhiều vụ.
- Công việc cải tạo ao bao gồm các bước sau:
+ Sau một vụ thu hoạch ao nuôi cần được tát cạn, vét bớt bùn, phơi khô, cày
xới cho đất tơi xốp.

10


+ Sau đó rắc vôi tùy thuộc vào pH của đất, điều kiện ao nuôi. Với ao ở vùng
thường xuyên có độ pH cao nên bón 5 - 7 kg vôi/100m 2 phơi đáy 3 - 5 ngày để vôi
ôxi hóa các chất thải ở đáy ao sau đó tháo nước vào ngâm 2 - 3 ngày rồi bơm ra.
Với ao có độ pH thấp hoặc ao mới đào cần bón lượng vôi từ 10 - 15kg/100m 2 sau
đó lấy nước vào ngâm 2 - 3 ngày, bơm nước chua phèn ra khỏi ao, làm như vậy từ 1
- 2 lần đến khi môi trường ổn định kiểm tra có độ pH trên 6,5 là được.
+ Với các ao đã nuôi Cá Bống Bớp hoặc ao có nhiều bùn đáy cần xử lý đáy
bằng chế phẩm sinh học PMET với lượng 2lít/1000m 2 sau khi đã tiến hành lấy nước
vào đạt khoảng 20 - 30cm. Để 3 ngày thì tiến hành lấy đủ nước vào ao.
- Sau khi cải tạo ao cần tiến hành gây màu nước cho ao. Cá Bống Bớp có tập
tính sợ ánh sáng mạnh do đó nếu nước ao quá trong sẽ làm cá sợ dẫn đến kém ăn và

giảm tốc độ tăng trưởng. Gây màu nước cho ao có thể tiến hành bằng cách bón 3 5kg ure và 5 - 7kg lân cho 1000 m2 ao. Sau khi bón phân 2 - 3 ngày khi thấy nước ao
có màu xanh nhạt hoặc màu vàng nâu, độ trong đạt 40 – 45cm là có thể thả cá giống.
Bước 3: Thả giống
- Mùa vụ thả giống: Thả giống vào 2 vụ chính, vụ 1 từ tháng 3 - 8, vụ 2 từ
tháng 8 - 12. Vụ 1 không nên thả sớm vì thời điểm đầu năm (tháng 1 – 2) cá dễ bị
chết nhiều, nhất là khi thả cá giống cỡ lớn (khoảng 50 - 60 con/kg). Nguyên nhân là
do cá cỡ này thường là cá còi từ vụ trước được các chủ ao bán đi, nhưng do đã nuôi
được một năm nên cá có trứng dễ bị chết khi vận chuyển đánh bắt.
- Kích cỡ con giống: nên thả cá cỡ lớn 60 - 80 con/kg sẽ thu được cá thương
phẩm 100 - 150 g/con sau 3 - 5 tháng nuôi. Ưu điểm cá giống lớn là thời gian nuôi
ngắn nên tránh được mùa vụ cá thường bị nhiễm các loại dịch bệnh lở loét, xuất
huyết; kích cỡ thương phẩm lớn; tỷ lệ hao hụt thấp. Đối với con giống nhỏ tuy số
lượng cá trên một kg cá giống lớn nhưng thời gian nuôi thường kéo dài nên dễ gặp
nhiều rủi ro hơn.
- Mật độ thả: Thả 50 - 100kg/1000m 2 cỡ cá 60 - 80 con/kg tương ứng khoảng
4000 - 6000 con/1000m2 là thích hợp nhất.
Trong khi thả giống còn cần chú ý đến việc sát trùng vật nuôi trước khi thả.
Dùng thuốc tím với lượng 20g/m 3 tắm trong 5 phút để diệt mầm bệnh và làm lành

11


vết thương cho cá trươc khi thả.
Bước 4: Quản lý chăm sóc
- Từ khi thả đến 30 ngày tuổi cho ăn 3 - 4 kg moi, cá tạp nghiền hoặc băm
nhỏ trên 100kg giống, sau đó điều chỉnh tăng giảm theo nhu cầu của đàn cá nuôi.
Từ ngày nuôi thứ 31 - 90 cho ăn 8 - 10 kg TĂ trên 100 kg giống ban đầu. Để chủ
động nguồn TĂ tươi sống trong thời gian biển động thiếu TĂ, có thể cho ăn moi
khô, cá khô ngâm nước. Cho ăn với lượng 1 - 2 kg TĂ khô trên 100 kg cá giống.
Ngoài ra có thể cho ăn TĂ công nghiệp, TĂ tự chế với hàm lượng đạm trên 20% .

- Thay nước theo chế độ thủy triều, mỗi lần thay từ 1/4 - 1/3 lượng nước ao
nuôi. Hằng ngày kiểm tra bờ, đăng, cống và kiểm tra hoạt động của cá để có biện
pháp xử lý kịp thời khi có các hiện tượng bất thường xảy ra.
- Kiểm tra vó TĂ để điều chỉnh cho hợp lý. Cho cá ăn vào giờ quy định ở vị
trí cố định để tạo thói quen cho cá nuôi. Khoảng 200m 2 có một điểm cho ăn. Khu
vực cho ăn nên treo một túi vôi hoặc túi vạn tiêu linh để sát khuẩn hoặc định kỳ xử
lý bằng chế phẩm sinh học để tránh ô nhiễm môi trường khu vực cho ăn.
- Đề phòng các loại dịch hại như cá Vược, cá Mú, cua,… bằng cách lọc kỹ
nước, rào chắn bờ.
- Định kỳ té vôi vào ao nuôi với lượng 2 kg/100m 2, té 2 lần/tháng và cho
uống thuốc phòng bệnh định kỳ là tiên đắc 1 với lượng 50g/2 tạ cá/ngày dùng liên
tục trong 3 ngày liền.
Bước 5: Thu hoạch
Sau khi nuôi 3 tháng bắt đầu thu tỉa con có trọng lượng trên 100g, dùng vó
cất hoặc đó đèn hoặc chắn lưới ở cửa cống khi thay nước.
2.1.3 Các phương thức nuôi trồng thuỷ sản hiện nay
- Nuôi quảng canh truyền thống (QCTT): Nuôi thuỷ sản (NTS) quảng canh là
phương thức nuôi mà mức độ kiểm soát hệ thống nuôi thấp (môi trường, TĂ, địch hại,
bệnh,…); mức độ đầu tư ban đầu, kỹ thuật áp dụng và hiệu quả sản xuất đều thấp; phụ
thuộc nhiều vào thời tiết, chất lượng nước; nuôi tận dụng mặt nước tự nhiên (ví dụ:
đầm phá, vịnh, eo ngách); và không chủ động được loại TĂ tự nhiên cho cá.
- Nuôi quảng canh cải tiến (QCCT): NTS quảng canh cải tiến là phương thức

12


nuôi có thể cho ăn bổ sung bằng TĂ chất lượng không cao; giống được sản xuất từ
các trại (giống nhận tạo) hay thu gom ngoài tự nhiên; bón phân vô hay hữu cơ
thường xuyên; quan sát một số yếu tố chất lượng nước đơn giản. Nuôi ao, lồng đơn
giản (ví dụ: nuôi cá lồng dựa vào TĂ tự nhiên và có bổ sung TĂ).

- Nuôi bán thâm canh (BTC) : NTS BTC là phương thức nuôi lệ thuộc nhiều
vào nguồn TĂ tự nhiên nhờ vào bón phân hay cho ăn bổ sung; giống được sản xuất
từ các trại (hay là giống nhân tạo); bón phân định kỳ, trao đổi nước hay sục khí định
kỳ; cấp nước bằng máy bơm hay tự chảy. Nuôi trong ao, quầng hay bè đơn giản.
- Nuôi thâm canh: Là phương thức nuôi có khả năng kiểm soát tốt các điều
kiện nuôi; chi phí đầu tư ban đầu, kỹ thuật áp dụng và hiệu quả sản xuất đều cao; và
có xu hướng tiến tới chủ động kiểm soát tất cả các điều kiện nuôi (khí hậu và chất
lượng nước); và các hệ thống nuôi có tính nhân tạo.
- Nuôi công nghiệp: Là phương thức nuôi sử dụng TĂ viên công nghiệp có
thành phần dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu của đối tượng nuôi; giống được sản xuất từ
các trại (hay là giống nhận tạo); không dùng phân bón và loại bỏ hết dịch hại; kiểm
soát hoàn toàn các điều kiện nuôi (nước được bơm hay tự chảy, thay nước hoàn
toàn chủ động và kiểm soát chất lượng nước, có sục khí,…). Nuôi chủ yếu trong ao
nước chảy, trong lồng, bể hay trong hệ thống máng nước chảy.
2.1.4 Các hình thức nuôi trồng thuỷ sản
2.1.4.1 Theo địa điểm nuôi
- Nuôi ao: Là hình thức nuôi các loài thuỷ sản trong ao đất (ao nằm trên đất
liền). Có nhiều loại ao khác nhau được thiết kế cho NTS như ao cho cá đẻ, ao trú
động, ao ương cá bột, ao nuôi cá thương phẩm,…
- Nuôi bè: Là hình thức nuôi các loài thuỷ sản trong các bè, chủ yếu làm
bằng gỗ và có kích thước lớn. Thuật ngữ bè thường được dùng phổ biến ở vùng
Nam Bộ để chỉ các bè nuôi cá tra, basa, cá mè vinh,... trên sông. Kích cỡ rất khác
nhau từ dưới 100 đến hơn 1.000 m3/bè.
- Nuôi lồng: Là hình thức nuôi các loài thuỷ sản trong các lồng làm bằng lưới
có kích cỡ rất khác nhau từ dưới 10 m3/lồng đến hơn 1.000 m3/lồng (trường hợp là
nuôi lồng biển). Tuy nhiên, nuôi lồng cũng có thể chỉ hình thức nuôi trong có lồng

13



làm bằng gỗ, tre/nứa,… kích thước thường nhỏ.
- Nuôi đăng quầng: Là hình thức nuôi các loài thuỷ sản trong các quầng lưới
hay đăng tre có kích thước rất khác nhau tùy theo loài nuôi. Quầng có thể có một
mặt giáp với bờ, nhưng đáy lồng là nền đáy của sông, bãi triều hay đầm phá,...
- Nuôi bãi triều: Là hình thức nuôi quảng canh sò huyết, vẹm, hầu, điệp,
nghêu,… trên nền bãi triều ven biển. Sau một thời gian nuôi thì chúng được thu
họach bằng phương pháp cào lớp bùn đáy. Phương thức nuôi này cũng được dùng
trong trồng rong biển.
- Nuôi giàn/dây treo: Nuôi giàn thường dùng để chỉ hình thức nuôi các loài
nhuyễn thể (2 mảnh vỏ). Giàn có thể là dạng cố định bằng cọc cắm xuống bãi triều
hoặc dạng phao nổi để treo các chuỗi hay túi lưới đựng các loài nuôi bên trong như
nuôi hầu, vẹm xanh,... Dạng phao có thể nuôi xa bờ còn dạng cố định thường gần bờ.
2.1.4.2 Theo số lượng đối tượng nuôi
- Nuôi tổng hợp (nuôi ghép): Là hình thức nuôi nhiều đối tượng trong cùng
thủy vực với mục đích chính là lợi dụng tự nhiên một cách hợp lý.
- Nuôi chuyên canh (nuôi đơn): Là hình thức nuôi chỉ với một loài thuỷ sản
có khả năng cho hiệu quả kinh tế cao, người nuôi tạo điều kiện thuận lợi nhất về
TĂ, phân bón cho chúng để thu hoạch với năng suất cao nhất có thể đạt được.
- Nuôi kết hợp (nuôi bền vững): là hình thức nuôi mà chất thải của loại thuỷ
sản này là chất dinh dưỡng cung cấp cho loại thuỷ sản kia.
- Nuôi luân canh: Là hình thức không nuôi liên tục hai hay nhiều vụ một đối
tượng trên cùng một diện tích sản xuất. Ví dụ như nuôi một vụ tôm càng xanh và
một vụ trồng lúa trên ruộng lúa hay nuôi luân phiên một vụ tôm sú và một vụ cá rô
phi trong ao tôm.
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nuôi trồng thuỷ sản
2.1.5.1 Nhóm các yếu tố khách quan
* Các yếu tố về môi trường tự nhiên
- Yếu tố khí hậu: Bao gồm các chỉ số về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa. Đây là
các yếu tố rất quan trọng có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển NTS, ảnh hưởng
trực tiếp đến cơ thể các đối tượng thuỷ sản.


14


- Yếu tố thủy văn: Nguồn nước là một trong những điều kiện thiết yếu đầu
tiên cho NTS. Nguồn nước đủ và không có biến động lớn, quá cao hay quá thấp là
những điều kiện lý tưởng cho NTS.
- Yếu tố về thổ nhưỡng, môi trường: Điều kiện về thổ nhưỡng và môi trường
nước là những yếu tố cơ bản cho phát triển NTS. Bao gồm các chỉ số chính về thành
phần cơ học, thành phần hóa học các thủy vực, thủy sinh vật như nhiệt độ, độ mặn,
độ pH, độ cứng, độ kiềm, các chất khí hòa tan,… Các yếu tố này rất dễ thay đổi.
Khi có sự thay đổi sẽ làm giảm khả năng kháng bệnh của con nuôi, là nơi mà đối
tượng nuôi phát sinh và lan truyền mầm bệnh. Khi có sự thay đổi lớn làm ảnh
hưởng đến hiệu quả và kết quả nuôi trồng.
- Các yếu tố về nguồn lợi các giống loài thuỷ sản: Ngày nay do sự phát triển
của tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sinh sản nhân tạo, di giống và thuần hóa giống
thuỷ sản nuôi nên nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên đã giảm đi phần nào vai trò quan trọng
của nó. Tuy nhiên đến nay, nó vẫn rất có ý nghĩa trong việc duy trì sản xuất các đối
tượng nuôi chưa sản xuất được giống nhân tạo, các loài nuôi đặc sản có giá trị kinh tế
cao của địa phương, trong việc cấy ghép gen để tăng khả năng phù hợp với điều kiện
sống của mỗi địa phương.
* Các yếu tố về thị trường
- Yếu tố giá thị trường: Là yếu tố quyết định đến hiệu quả của quá trình
SXKD, cho cả các yếu tố đầu vào và các sản phẩm đầu ra của sản phẩm.
- Yếu tố về nhu cầu thị trường: Là yếu tố hết sức quan trọng, việc điều tra
nắm bắt được nhu cầu thị trường là việc làm hết sức cần thiết khi muốn phát triển
một ngành sản xuất hàng hóa lớn.
* Các yếu tố khác
- Yếu tố chính sách: Là yếu tố cực kỳ quan trọng, mặc dù nó chỉ ảnh hưởng
gián tiếp đến kết quả SXKD nhưng các chính sách sẽ tạo ra môi trường kinh tế, kinh

tế - xã hội thuận lợi hoặc khó khăn cho việc phát triển NTS.
- Yếu tố về mức sống và tích lũy: Có ảnh hưởng đến nhu cầu về sản phẩm
NTS và mức độ đầu tư cho NTS là yếu tố cần được nghiên cứu khi xây dựng các kế
hoạch phát triển.

15


2.1.5.2 Nhóm các yếu tố chủ quan
- Yếu tố về trình độ nguồn nhân lực: Có ảnh hưởng nhiều đến việc tiếp thu
các thông tin kinh tế, thị trường và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công
nghệ tiên tiến,… trong quá trình phát triển NTS.
- Mức độ áp dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến: Bao gồm các khâu từ
chuẩn bị sản xuất, sản xuất, đến bảo quản và chế biến, vận chuyển và tiêu thụ sản
phẩm. Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả SXKD, nó ảnh hưởng trực
tiếp đến số lượng, chất lượng, giá thành cũng như giá bán sản phẩm.
- Khả năng tổ chức sản xuất và quản lý: Là yếu tố quan trọng, mặc dù chỉ có
ảnh hưởng gián tiếp đến kết quả, hiệu quả NTTS nhưng nó có ảnh hưởng lớn đến sự
phát triển chung của NTS trên một vùng cụ thể.
- Mức độ đầu tư: Vốn đầu tư là yếu tố đặc biệt quyết định đến nhiều yếu tố
khác. Vốn đầu tư có thể quyết định đến yếu tố giống, TĂ, công nghệ chăm sóc,…
Với vai trò đặc biệt như thế của vốn, trong công tác quản lý và sử dụng vốn thì việc
bố trí cơ cấu sử dụng vốn đầu tư hợp lý là hết sức cần thiết.
2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.1 Tình hình nuôi trồng thuỷ sản trên thế giới
a. Thực trạng nuôi trồng thuỷ sản trên thế giới hiện nay
Nghề NTTS trên thế giới đã được bắt đầu từ khoảng 500 năm trước công
nguyên tại Trung Quốc với loài cá được nuôi đầu tiên là cá chép. Hình thức sơ khai
là thu cá giống từ sông để ương nuôi trong ao vùng nước ngọt. Nghề nuôi cá chép
sau đó được lan rộng ra nhiều nơi ở Châu Á, Trung Đông và Châu Âu do sự di dân

của người Hoa. Tuy nhiên, vào thế kỷ thứ 6 sau công nguyên, do cá Chép không
được phép nuôi ở Trung Quốc, vì thế các loài cá khác ở Trung Quốc (cá trắm cỏ, cá
mè hoa, mè trắng) bắt đầu được phát triển ương nuôi. Ở Ấn Độ, các loài cá trôi Ấn
Độ được ương nuôi từ thế kỷ 11. Trong khi đó, loài cá nước lợ được nuôi đầu tiên là
loài cá Măng vào thế kỷ 15 tại Indonesia. Ở Việt Nam, nghề NTS truyền thống
được bắt đầu từ những năm 1960.
Sự phát triển nhanh chóng của nghề NTS được bắt đầu từ những năm thập
niên 1970. Đến nay, nghề NTS vẫn liên tục phát triển đa dạng lẫn thâm canh hóa.

16


Nếu như năm 1970, tốc độ tăng trưởng hằng năm về sản lượng là 3,9%, thì năm
2006, tốc độ tăng trưởng là 36%. Tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm trong 10
năm từ 1993-2003 là 9,4%. Sự phát triển nhanh chóng của nghề nuôi đã góp phần
tăng tỷ lệ tiêu dùng sản phẩm thuỷ sản nuôi trồng từ 0,7 kg/người/năm vào năm
1970 lên 7,8 kg/người/năm vào năm 2006. Sản phẩm thuỷ sản nuôi trồng chiếm
46% tổng sản phẩm thuỷ sản tiêu dùng hàng năm. Ở Trung Quốc, tỷ lệ này là 90%.
Trên thế giới, Châu Á cho sản lượng thuỷ sản nuôi trồng lớn nhất, chiếm
89% tổng sản lượng và 77% tổng giá trị sản phẩm thuỷ sản nuôi trồng thế giới năm
2006. Năm 2006, tổng sản lượng NTTS thế giới là 51 triệu tấn và sản lượng khai
thác là 92 triệu tấn. Trong số này, Trung Quốc chiếm 66,7% tổng sản lượng nuôi,
các nước Châu Á khác chiếm 22,8%, và các nước khác còn lại ở Châu Âu, Châu
Mỹ, Úc,… chiếm 10,5%.
Mười nước đứng đầu thế giới về sản lượng NTTS năm 2003 theo công bố
của Alan Lowther, chuyên gia thống kê thuỷ sản tại FAO, lần lượt là: Trung Quốc,
Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Nhật Bản, Băng-la-det, Thái Lan, Na Uy, Chile,
Mỹ. Đến năm 2006 đã có sự thay đổi trong thứ tự các nước có sản lượng NTTS
đứng đầu thế giới, với thứ tự mới như sau: Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Thái
Lan, Indonesia, Bangladesh, Chile, Nhật Bản, Na Uy và Philippines. Năm 2006, sản

lượng NTTS của Việt Nam là 1,67 triệu tấn, đứng thứ 3 thế giới.
Có rất nhiều yếu tố góp phần làm cho ngành NTTS thế giới phát triển nhanh
trong thời gian vừa qua, trong đó nhu cầu tiêu dùng của thị trường về các sản phẩm
TS tăng nhanh là một nguyên nhân quan trọng. Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp quốc
(FAO) dự báo tổng nhu cầu thuỷ sản và các sản phẩm thuỷ sản trên thế giới sẽ tăng
gần 50 triệu tấn, từ 133 triệu tấn năm 2000 lên đạt 183 triệu tấn vào năm 2015 với tốc
độ tăng trưởng bình quân 2,1%/năm, chậm lại chút ít so với tốc độ tăng 3,1% mỗi
năm của 20 năm trước đó. Nhu cầu thuỷ sản dùng làm thực phẩm sẽ chiếm 137 triệu
tấn. Tiêu thụ thuỷ sản tính theo đầu người trên toàn cầu sẽ tăng bình quân 0,8% trong
giai đoạn đến năm 2015, giảm so với mức 1,5% đã đạt được trong 20 năm trước. Đến
năm 2010, trung bình mỗi người sẽ tiêu thụ 18,4 kg thuỷ sản mỗi năm, và 19,1 kg vào
năm 2015, so với 16,1 kg năm 2000. Tiêu thụ cá và sản phẩm cá bình quân đầu người

17


dự báo sẽ đạt 13,7 kg vào năm 2010 và 14,3 kg vào năm 2015, trong khi đó nhu cầu
thuỷ sản có vỏ và các sản phẩm nuôi khác sẽ đạt mức tương ứng 4,7 và 4,8 kg/người.
b. Triển vọng của ngành thuỷ sản thế giới nói chung và nuôi trồng thuỷ sản nói riêng đến
năm 2015
* Triển vọng về sản lượng
Theo dự báo của FAO, tổng sản lượng thuỷ sản của thế giới sẽ tăng từ 129
triệu tấn năm lên 159 triệu tấn vào năm 2010 và 172 triệu tấn vào năm 2015 với tốc
độ tăng trưởng bình quân 2,1%/năm trong giai đoạn đến 2010 và 1,6%/năm giai đoạn
2010 - 2015, chủ yếu nhờ tăng sản lượng thuỷ sản nuôi. Trong 43 triệu tấn sản lượng
dự kiến sẽ tăng từ năm 2000 đến 2015, ước tính 73% sản lượng gia tăng sẽ là thuỷ
sản nuôi. Thuỷ sản nuôi dự kiến sẽ chiếm 27,5% trong tổng sản lượng thuỷ sản toàn
cầu vào năm 2015, tăng so với 27,5% năm 2000. Sản lượng đánh bắt dự kiến sẽ trì trệ
trong giai đoạn dự kiến.
Bảng 2.1: Dự báo sản lượng thủy sản thế giới

Đơn vị: Triệu tấn
Chỉ tiêu
2005
2010
2015
Tổng sản lượng
140,5
159,0
172,0
- Sản lượng đánh bắt
95,0
95,5
94,5
- Sản lượng nuôi trồng
45,5
63,5
77.5
(Nguồn: FAO, Future prospects for fish and fishery product: medium-term
projections to the years 2010 and 2015)
Sản lượng thuỷ sản tại các nước đang phát triển dự kiến sẽ tăng 2,7% một
năm trong giai đoạn dự báo, mức tăng này chỉ bằng một nửa so với mức tăng đã đạt
được trong hai thập kỷ vừa qua. Tại những nước này, thuỷ sản đánh bắt dự kiến chỉ
tăng 1% một năm. Do vậy, phần lớn mức sản lượng tăng sẽ là từ phía thuỷ sản nuôi,
với sản lượng dự kiến tăng 4,1% một năm. Sản lượng thuỷ sản đánh bắt ở các nước
phát triển dự kiến có thể suy giảm trong giai đoạn dự báo.
Phần của các loại cá biển trong tổng sản lượng cá dự báo sẽ giảm từ 30,8%
trong năm 2000 xuống 24,5% vào năm 2015. Tương tự, phần của các loại cá tầng
đáy sẽ giảm từ 16,2% xuống 12,7%. Trái lại, phần của cá nước nước ngọt và cá
nước lợ sẽ tăng từ 23,7% trong năm 2000 lên 29,3% vào năm 2015, và phần của các
loài giáp xác, thân mềm và chân đầu sẽ tăng từ 20,5% lên 25,6%.


18


* Triển vọng về thương mại thuỷ sản thế giới
Theo dự báo của FAO, thương mại thuỷ sản thế giới đang tăng trưởng rất
nhanh với 38% sản lượng thuỷ sản được giao dịch quốc tế. Kim ngạch xuất khẩu
toàn cầu tăng 9,5% vào năm 2006, 7% năm 2007, lên đến con số kỷ lục 92 tỉ USD.
Trung Quốc là nước xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới, với kim ngạch xuất khẩu
đạt 9,7 tỷ USD. Đồng thời nước này đang tăng cường nhập khẩu thuỷ sản, năm 2007
Trung Quốc đã chi 4,2 tỷ USD để nhập khẩu thuỷ sản cho mục đích tái xuất.
Các nước đang phát triển tiếp tục khẳng định vị trí của mình trong ngành
thuỷ sản, chiếm 50% sản lượng thương mại thuỷ sản toàn cầu, chiếm 27% giá trị,
tương đương 25 tỉ USD. Các nước phát triển chiếm 80% tổng nhập khẩu thuỷ sản
toàn cầu.
Mức xuất khẩu ròng thuỷ sản và các sản phẩm thuỷ sản của các nước đang
phát triển sẽ đạt 10,6 triệu tấn vào năm 2010, nhưng sẽ giảm xuống còn 10,3 triệu
tấn vào năm 2015, chủ yếu là do nhu cầu nội địa gia tăng. Mỹ La tinh và Caribê sẽ
tiếp tục là khu vực xuất siêu về TS lớn nhất, và Châu Phi, khu vực nhập siêu về thuỷ
sản truyền thống sẽ trở thành khu vực xuất siêu về thuỷ sản và các sản phẩm thuỷ
sản vào năm 2010.
Châu Á vẫn là khu vực nhập siêu về thuỷ sản tuy mức nhập siêu sẽ giảm đi
do Trung Quốc - vốn là nước nhập siêu thuỷ sản sẽ lại trở thành nước xuất siêu về
thuỷ sản vào năm 2015, chủ yếu là do sản lượng nuôi tiếp tục mở rộng. Nhập khẩu
ròng thuỷ sản vào châu Á sẽ giảm từ 5,1 triệu tấn năm 2000 xuống 4,8 triệu tấn vào
năm 2015. Trái với xu hướng này, Trung Quốc, dự kiến sẽ là nước nhập ròng với
giá tương đối ổn định, dự kiến sẽ trở thành một nước xuất khẩu ròng cá vào năm
2015, chủ yếu bởi sản lượng nuôi thả tăng lên.
Các nước phát triển sẽ giảm lượng nhập siêu thuỷ sản và các sản phẩm thuỷ
sản xuống còn 10,6 triệu tấn vào năm 2010 và 10,3 triệu tấn vào năm 2015. Xét theo

khu vực, Bắc Mỹ có thể sẽ tăng khối lượng nhập siêu từ 1,7 triệu tấn hiện nay lên
2,4 triệu tấn vào năm 2015. Tây Âu dự kiến sẽ giảm lượng nhập siêu từ mức 2,6
triệu tấn hiện nay xuống còn khoảng 0,2 triệu tấn vào năm 2015. Các nước phát
triển khác, đáng chú ý là Nhật Bản, dự kiến sẽ duy trì khối lượng thuỷ sản nhập

19


khẩu như hiện nay.
* Triển vọng về giá:
So sánh các dự báo về cung và cầu thuỷ sản cho thấy nhu cầu sẽ vượt cung
trong tương lai. Lượng thiếu cung các loại thuỷ hải sản sẽ lên tới 9,4 triệu tấn vào
năm 2010, và 10,9 triệu tấn vào năm 2015. Dự báo, giá các loại thuỷ sản sẽ tăng
khoảng 3% vào năm 2010 và 3,2% vào năm 2015.
Do giá tăng, tiêu thụ cá các loại trên toàn cầu sẽ ở mức 165,2 triệu tấn vào
năm 2010, thấp hơn 3,1 triệu tấn so với dự báo về nhu cầu trong trường hợp giá
tương đối ổn định. Tương tự, tổng tiêu thụ cá vào năm 2015 sẽ ở mức 179 triệu tấn,
tương đương với mức nhu cầu giảm 3,8 triệu tấn. Mặt khác, nguồn cung cá các loại
trên toàn cầu, được kích thích bởi giá cao, sẽ tăng tương ứng 6,3 triệu tấn và 7,1
triệu tấn vào cuối mỗi giai đoạn dự kiến.
2.2.2 Tình hình phát triển nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề nuôi cá Bống
Bớp nói riêng ở Việt Nam
2.2.2.1 Tình hình phát triển nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam
Trong những năm qua, NTTS đã phát triển một cách mạnh mẽ và đóng góp
đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao vị thế của đất nước. Năm
2008, tổng sản lượng thuỷ sản của Việt Nam đạt gần 4,6 triệu tấn, trong đó nuôi
trồng đạt gần 2,5 triệu tấn và khai thác đạt trên 2,1 triệu tấn, đưa Việt Nam lên vị trí
thứ 3 về sản lượng NTTS và đứng thứ 13 về sản lượng khai thác thuỷ sản trên thế
giới. Cũng trong năm này, Việt Nam xuất khẩu được trên 4,5 tỷ USD hàng thuỷ sản,
đứng thứ 6 về giá trị xuất khẩu thuỷ sản. Từ năm 1985 đến 2008, ngành thuỷ sản

tăng trưởng liên tục với tốc độ trung bình từ 6 - 10%/năm.
Theo số liệu đã công bố của Tổng Cục Thống kê, GDP của ngành thuỷ sản
giai đoạn 1995 - 2003 tăng từ 6.664 tỷ đồng lên 24.125 tỷ đồng. Trong các hoạt
động của ngành, khai thác hải sản giữ vị trí rất quan trọng. Sản lượng khai thác hải
sản tăng liên tục với tốc độ tăng bình quân hằng năm khoảng 7,7% (giai đoạn 1991
- 1995) và 10% (giai đoạn 1996 - 2003). Tuy nhiên, NTTS đang ngày càng có vai
trò quan trọng hơn khai thác hải sản cả về sản lượng, chất lượng cũng như tính chủ
động trong sản xuất. Năm 2007 - năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO, sản lượng

20


NTTS lần đầu tiên đã vượt sản lượng khai thác, đạt 2,1 triệu tấn và đến năm 2008
con số này đã là gần 2,5 triệu tấn.
Bảng 2.2: Sản lượng thuỷ sản Việt Nam qua các năm
Sản lượng (1000 tấn)
Chỉ tiêu
2006 2007 2008
I. Tổng sản lượng thuỷ sản 3720,5 4197,8 4602
- Cá
2553,6 2963,3 3339,1
- Tôm
354,5 384,5 388,5
- TS khác
812,4
850
874,4
II. Nuôi trồng
1693,9 2123,3 2465,6
- Cá

1157,1 1530,3 1863,3
- Tôm
354,5 384,5 388,5
- TS khác
182,3 208,5 213,8
III. Khai thác
2026,6 2074,5 2136,4
- Cá
1396,5 1433 1475,8
- TS khác
630,1 641,5 660,6

So sánh (%)
07/06
08/07
BQ
112,83 109,63 111,22
116,04 112,68 114,35
108,46 101,04 104,69
104,63 102,87 103,75
125,35 116,12 120,65
132,25 121,76 126,90
108,46 101,04 104,69
114,37 102,54 108,30
102,36 102,98 102,67
102,61 102,99 102,80
101,81 102,98 102,39
Nguồn: Tổng Cục thống kê

Năm 2008, xuất khẩu thuỷ sản đạt 4,5 tỉ USD với sản lượng gần 4,6 triệu tấn.

Hiện nay, trong cả nước có khoảng 120.000 tàu thuyền nghề cá. Tổng diện tích sử
dụng cho mục đích NTTS toàn quốc khoảng 1,1 triệu ha, với sản lượng (năm 2008)
đạt 2,3 triệu tấn, trong đó cá tra, ba sa chiếm 1,3 triệu tấn, 450.000 tấn là tôm nước
ngọt và lợ, còn lại là các mặt hàng thủy, hải sản khác. Trong các nước xuất khẩu
thuỷ sản trên thế giới, Việt Nam được coi là một trong những nước có tốc độ tăng
trưởng thuỷ sản nhanh nhất, với tốc độ tăng trưởng trung bình trong giai đoạn 19982008 đạt 18%/năm. Kể từ năm 2001, Việt Nam đã có tên trong nhóm 10 nước có
xuất khẩu thuỷ sản mạnh nhất trên thế giới.
Hiện nay, hàng thuỷ sản Việt Nam chiếm 3,7% thị phần trên thế giới và 0,3%
tổng kim ngạch của toàn thế giới. Ba khối thị trường chính của xuất khẩu thuỷ sản
của Việt Nam là Nhật Bản, Mỹ và EU với khoảng 60% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ
sản. Ngoài ra, hàng thuỷ sản Việt Nam cũng đang bắt đầu thâm nhập vào thị trường
mới phát triển như: Đông Âu, Trung Đông, châu Mỹ,...
Bảng 2.3: Diện tích nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam
ĐVT: Nghìn ha

21


Chỉ tiêu
Tổng số
I. Diện tích nước mặn, lợ
- Nuôi cá
- Nuôi tôm
- Nuôi hỗn hợp và thuỷ sản khác
- Ươm, nuôi giống thuỷ sản
II. Diện tích nước ngọt
- Nuôi cá
- Nuôi tôm
- Nuôi hỗn hợp và thuỷ sản khác
- Ươm, nuôi giống thuỷ sản


2004
920,1
642,3
11,2
598,0
32,7
0,4
277,8
267,4
6,4
1,1
2,9

2005
952,6
661,0
10,1
528,3
122,2
0,4
291,6
281,6
4,9
1,6
3,5

2006
2007
2008

976,5 1018,8 1052,6
683,0 711,4
713,8
17,2
24,4
21,5
612,1
633,4
629,3
53,4
53,3
62,7
0,3
0,3
0,3
293,5 307,4
338,8
283,8
294,6
326,0
4,6
5,4
6,9
1,7
2,8
2,2
3,4
4,6
3,7
Nguồn: Tổng Cục Thống kê


Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển NTTS ở khắp mọi miền đất nước
cả về nuôi biển, nuôi nước lợ và nuôi nước ngọt. Đến năm 2008, đã sử dụng 713,8
nghìn ha nước mặn, lợ và 338,8 nghìn ha nước ngọt để NTS. Trong đó, đối tượng
nuôi chủ lực là tôm với diện tích 629,3 nghìn ha. Tuy nhiên theo kế hoạch năm 2010
của Cục Nuôi trồng Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nhằm mục
tiêu phát triển thuỷ sản bền vững, diện tích NTTS của cả nước sẽ vẫn được giữ
nguyên ở mức 1,1 triệu ha với sản lượng ước đạt 2,8 triệu tấn.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được ngành thuỷ sản nói chung và NTTS
nói riêng của Việt Nam đang đứng trước rất nhiều khó khăn mà trong thời gian tới
nếu không có các biện pháp giải quyết phù hợp sẽ có những ảnh hưởng xấu trực tiếp
đến sự phát triển của ngành. Đó là: (1) tình trạng các nước nhập khẩu đang áp dụng
các hành vi bảo hộ thương mại, các hàng rào kỹ thuật, kiểm dịch chặt chẽ và thường
xuyên ban hành các tiêu chuẩn mới khắt khe hơn về dư lượng kháng sinh và an toàn
vệ sinh thực phẩm. (2) Tình trạng thiếu nguyên liệu trong nước để sản xuất xuất
khẩu trong khi thuế nhập khẩu ở mức cao 10-20%. Hiện nay, hầu hết các nhà máy
chế biến thuỷ sản chỉ hoạt động được khoảng 70% công suất do thiếu nguyên liệu
chế biến. Số nhà máy chế biến hải sản không ngừng tăng lên trong khi năng lực
nuôi trồng, khai thác trong nước có hạn, cạnh tranh trở nên gay gắt. (3) Việc tiếp
cận nguồn vốn vay từ các ngân hàng và vay ưu đãi gặp khó khăn. Hiện, người dân

22


NTTS phải vay vốn ngân hàng với lãi suất cao (trên 1%/tháng), thậm chí nếu vay ở
ngoài có lúc lên tới 2%/tháng. (4) Con giống không đảm bảo, chất lượng thấp.
Nguyên liệu sản xuất thiếu trong khi thuế nhập khẩu nguyên liệu ở mức cao, chưa
có sự liên kết chặt chẽ giữa vùng sản xuất với chế biến. (5) Yếu kém trong khâu
marketing và thiếu đội ngũ các nhà quản lý cũng như lao động có trình độ cũng là
khó khăn đối với ngành thuỷ sản. (6) Nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất

khẩu nhiều trường hợp không đảm bảo chất lượng, có dư lượng kháng sinh cao,…
2.2.2.2 Tình hình phát triển nghề nuôi các Bống Bớp
Cá Bống Bớp là loài thuỷ sản nước lợ có giá trị kinh tế cao được nuôi ở Việt
Nam trong khoảng hơn 20 năm trở lại đây. Sau hơn 20 năm phát triển, hiện nay diện
tích và số lượng địa phương tham gia nuôi cá Bống Bớp còn khiêm tốn so với các
loài thuỷ sản khác. Nguyên nhân là do cá Bống Bớp đòi hỏi khá khắt khe về các
điều kiện như môi trường nước, chất đất, khí hậu,… Cá Bống Bớp thương phẩm ở
Việt Nam được nuôi chủ yếu tại tỉnh Nam Định với các vùng nuôi tập trung của
huyện Nghĩa Hưng. Một số các địa phương khác như Hải Phòng, Quảng Ninh hay
Thái Bình,… chỉ là nơi cung cấp giống với nguồn giống chủ yếu là từ tự nhiên.
Với lợi thế là tỉnh nằm trong phân bố phù hợp và thích nghi với đặc điểm
sinh học, cùng với việc các trại giống trong tỉnh đã sản xuất đáp ứng được nhu cầu
nuôi cá Bống Bớp và người nuôi đã tích lũy được kinh nghiệm, nên những năm qua
nghề nuôi cá Bống Bớp ở Nam Định khá phát triển.
Nếu như năm 2005 diện tích nuôi chỉ có 50 ha thì đến nay diện tích nuôi đã
lên 237 ha, sản lượng đạt 705 tấn. Trong 3 năm gần đây, năm 2008 là năm diện tích
nuôi cá Bống Bớp có tốc độ tăng cao nhất (tăng 34,12% so với năm 2007). Tuy
nhiên sang đến năm 2009 tốc độ tăng lại giảm đi một cách đáng kể chỉ đạt 3,95% so
với năm 2008. Nguyên nhân của thực trạng trên là do năm 2009 là năm tình hình
dịch bệnh bùng phát trên diện rộng đã làm ảnh hưởng đến tâm lý của người nuôi.
Nhiều hộ đã do dự, băn khoăn trong việc mở rộng quy mô nuôi cá Bống Bớp. Mặt
khác, trên các diện tích đã nuôi Bống Bớp, sau nhiều năm sử dụng mức độ ô nhiễm
tăng lên đáng kể đã ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển của cá. Để có
thể tiếp tục nuôi tại những khu vực này các chủ đầm phải tiến hành cải tạo ao với

23


quy mô lớn và triệt để. Đây là công việc đòi hỏi mức đầu tư cao, do đó thay bằng
việc cải tạo trên quy mô tổng thể các chủ đầm tiến hành cải tạo nhỏ, cải tạo dần qua

từng năm và chuyển sang các đối tượng nuôi khác có yêu cầu ít khắt khe hơn về
môi trường sống như cá Vược, cá Song… Mặt khác tình trạng khan hiếm giống và
TĂ cũng là những nguyên nhân làm giảm tốc độ tăng diện tích nuôi cá Bống Bớp
trong năm qua.
Bảng 2.5: Diện tích, năng suất, sản lượng nuôi cá Bống Bớp của Nam Định
qua 3 năm 2007 - 2009
Chỉ tiêu
Diện tích
Năng suất
Sản lượng

So sánh (%)
ĐVT
2007
2008
2009
08/07
09/08
BQ
ha
170
228
237
134,12 103,95 118,07
tấn/ha
2,94
3,07
2,97
104,39 96,89 100,57
tấn

500
700
705
140,00 100,71 118,74
Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nam Định

Về sản lượng, nếu như năm 2007 sản lượng cá Bống Bớp toàn tỉnh đạt 500
tấn thì năm 2009 sản lượng đã tăng thêm 205 tấn, đạt mức kỷ lục từ trước tới nay là
705 tấn. Bình quân qua 3 năm sản lượng cá tăng tới 18,74%. Đây là kết quả của
nhiều biện pháp nhằm nâng cao năng suất nuôi với mức tăng bình quân là
0,57%/năm. Các nguyên nhân chủ yếu có thể kể tới là sự quan tâm chỉ đạo sát sao
của các cơ quan có liên quan như Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh,
Trung tâm Khuyến nông, Khuyến ngư tỉnh, phòng Nông nghiệp, phòng Thủy sản
các huyện,… Kinh nghiệm của các hộ sau nhiều năm nuôi cá Bống Bớp tăng lên
cùng với việc áp dụng các tiến bộ mới trong quá trình nuôi cũng là nguyên nhân
quan trọng cần được nhắc đến.
Mặc dù có tốc độ phát triển khá nhanh nhưng hiện nay quy mô cũng như giá
trị của nghề nuôi cá Bống Bớp vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong ngành NTTS của
tỉnh. Với diện tích 237 ha nuôi cá Bống Bớp và mức sản lượng đạt 705 tấn trong
tổng số 6152 ha diện tích và 19739 tấn sản lượng NTS mặn lợ của toàn tỉnh thì cá
Bống Bớp mới chỉ chiếm 3,85% về diện tích và 3,57% về sản lượng. Đây là những
con số rất nhỏ so với tiềm năng nuôi của tỉnh. Cá Bống Bớp là loại cá cho giá trị
kinh tế cao với thị trường tiêu thụ có nhiều tiềm năng để mở rộng, mặt khác hiện

24


nay diện tích có khả năng để NTTS mà cụ thể là nuôi cá Bống Bớp của tỉnh còn khá
lớn, do vậy chú trọng phát triển nghề nuôi cá Bống Bớp trong thời gian tới là một
hướng đi rất đáng được quan tâm nhằm góp phần phát triển ngành NTTS nói riêng

và kinh tế biển tỉnh Nam Định nói chung.
2.2.3 Quan điểm về phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản nói chung và nghề cá nói riêng
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ngành thuỷ sản đang diễn ra mạnh
mẽ ở mọi lĩnh vực sản xuất, đặc biệt trong NTTS như chuyển các vùng đất nông
nghiệp trồng lúa, làm muối và trồng cói kém hiệu quả NTTS đã diễn ra ở hầu khắp
các tỉnh. Tuy nhiên, gần đây những rủi ro về thị trường, môi trường và dịch bệnh
thủy sản xảy ra ngày càng nhiều và có xu hướng lan rộng, ảnh hưởng đến kế hoạch
sản xuất của ngành và các địa phương cũng như đến đời sống cộng đồng dân cư.
Các vấn đề xã hội trong phát triển thuỷ sản cũng nảy sinh và có phần phức tạp hơn.
Trước tình hình đó, ngành thuỷ sản chủ trương một mặt tiếp tục phấn đấu để
trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, mặt khác phải bảo đảm phát triển theo hướng bền
vững, nguồn lợi thuỷ sản phải được sử dụng lâu dài để vừa thoả mãn được nhu cầu
tăng thị phần XK và mức tiêu thụ thuỷ sản nội địa trước mắt, vừa duy trì được
nguồn lợi cho các kế hoạch phát triển kinh tế thuỷ sản trong tương lai. Quan điểm
chỉ đạo phát triển chung của ngành thuỷ sản là chú trọng chất lượng và giá trị hơn
mở rộng về diện và tổng sản lượng. Ngành đã đề ra một số chủ trương cụ thể liên
quan đến PTBV như:
* Về kinh tế:
- Tiếp tục đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế thuỷ sản gắn với công nghiệp hóa hiện đại hóa và chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
- Phát triển các thành phần kinh tế để tập trung phát triển nền kinh tế TS
hàng hóa lớn trong mọi lĩnh vực sản xuất của ngành, tạo ra sức cạnh tranh cao và
hướng mạnh vào XK.
- Phát triển kinh tế thuỷ sản phải xuất phát từ lợi thế so sánh về tài nguyên
thiên nhiên theo vùng sinh thái, về các nguồn lực và yếu tố phát triển của ngành,
đồng thời phải đặt trong bối cảnh hội nhập.
- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế thuỷ sản phải hướng vào việc khai thác hiệu quả

25



×