Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Phát triển Chăn nuôi Bò thịt Quy mô Xã Bền vững Tỉnh Nghệ An - MS9 " pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.95 KB, 7 trang )




Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

010/06/VIE: Phát triển Chăn nuôi Bò thịt
Quy mô Xã Bền vững Tỉnh Nghệ An
Mốc (MS) 9A
: Đánh giá Năng lực - Kiểm tra và Đánh giá

Chương trình
Tập huấn và Khuyến nông
09/2009






2

Mục lục
Mốc 9 – Mục tiêu 2 & 3 2
Đánh giá năng lực, Kiểm tra và Đánh giá 2
Huấn luyện viên của huấn luyện viên (ToT’s): 2
Các năng lực chính được chuyển giao tới các ToT: 2
Huấn luyện viên của Nông dân: 3
Tập huấn Nông dân: 3
Kết quả Tập huấn: 7
Kết luận: 7
Phụ lục 1 Các vật liệu tập huấn được triể


n khai: 7



Mốc 9 – Mục tiêu 2 & 3
Đánh giá năng lực, Kiểm tra và Đánh giá
Huấn luyện viên của huấn luyện viên (ToT’s):
Dự án sử dụng phương pháp tập huấn ToT’s trong suốt thời gian thực hiện dự án. Người
ToT chính là ThS. Nguyễn Quốc Toản; là chuyên viên chính của Trung tâm Nghiên cứu Bò
và Đồng cỏ Ba Vì và có năng lực rất tốt để thực hiện công việc của mình. Ông Toản đã có cơ
hội để triển khai các tài liệu tập huấn và củng cố kinh nghiệm vốn có của mình.
Vớ
i ông Toản, việc nâng cao kiến thức chính là kinh nghiệm nhận được với các giống cỏ mới
cũng như việc cung cấp các buổi tập huấn cho cả bà con nông dân và các cán bộ kỹ thuật về
các kỹ thuật chăn nuôi bò sữa nói riêng và quản lý chăn nuôi nói chung.
Các ToT khác là ông Nguyễn Đình Lý, Chuyên viên khuyến nông chính ở huyện Nghĩa Đàn.
Ông Lý là Trạm trưởng Trạm Khuyến nông Thị xã Thái Hòa có đội ngũ nhân viên bao gồm 6
cán bộ kỹ thuật có nhiệ
m vụ triển khai các công tác khuyến nông trong huyện. Ông Cao Ngọc
Hòa là kỹ thuật viên thụ tinh nhân tạo chính đến từ BCFRC được đánh giá thứ hai trong thời
gian tham gia 6 tháng cùng dự án để tập huấn cho bà con nông dân về cách chọn con giống,
thụ tinh nhân tạo và quản lý đồng cỏ.
Các năng lực chính được chuyển giao tới các ToT:
1. Giới thiệu các phương pháp tập huấn mới, tức là sử dụng Powerpoint, tập huấn với sự
tham gia của ng
ười trực tiếp làm việc và sử dụng phương pháp trình diễn thực tế;
2. Sử dụng các kỹ thuật tập huấn trình diễn, thực hành ngay tại trang trại, hội thảo;
3. Quản lý sự phối kết hợp trong dự án và các hệ thống quản lý trang trại;
4. Giới thiệu các phương pháp tập huấn cho người trưởng thành;


3

5. Giới thiệu và đánh giá các giống cỏ mới
6. Giới thiệu các kỹ thuật ủ cỏ làm thức ăn gia súc;
7. Tập huấn về xây dựng khẩu phần cân bằng dinh dưỡng và sử dụng phụ phẩm trong chăn
nuôi gia súc
8. Tiến hành tập huấn cho các cán bộ kỹ thuật về các giống bò khác nhau và phương pháp
chọn giống và lai tạo giống;
Huấn luyện viên của Nông dân:
Chủ đề này được phân chia thành hai nhóm: Thứ nhất là các cán bộ kỹ thuật của Công ty Rau
Quả 19/5, các cán bộ kỹ thuật của Trạm Khuyến nông huyện Nghĩa Đàn và lãnh đạo Hội
Nông dân ở các xã. Thứ hai là nhóm nông dân hướng dẫn cho nông dân; đây là mặt rất thành
công trong phạm vi dự án, khi mà các bà con nông dân nòng cốt của dự án được coi như là
những huấn luyện viên trong cộng đồng. Tại các hội thảo chính thức và không chính thức,
những nông dân nòng cốt củ
a dự án đã cung cấp các kỹ thuật được tập huấn trực tiếp cho các
nông dân khác đến từ các xã trong và ngoài vùng dự án.
Số các huấn luyện viên của nông dân đã được tập huấn trực tiếp từ dự án là:
¾ Kỹ thuật viên của Công ty 19/5 5
¾ Kỹ thuật viên của Huyện Nghĩa Đàn 21
¾ Lãnh đạo Hội Nông dân 3
¾ Huấn luyện viên nông dân 5

Tập huấn Nông dân:
Việc tậ
p huấn trong suốt thời gian dự án được thực hiện
thông qua 3 phương pháp. Phương pháp thứ nhất là tập huấn trình diễn thực tiễn trước bà con
nông dân. Phương pháp tập huấn thực tế này có sự tham gia của tất cả các thành viên trong
đội ngũ dự án sử dụng các trang trại của nông dân nòng cốt làm địa điểm trình diễn. Đồng
thời tại các trang trại này, các kỹ thuật viên thực hiện các nhiệm vụ cụ

thể như thường xuyên
cân đo khối lượng bò bê, ủ cỏ và trồng cỏ thâm canh. Qua hai năm đầu của dự án, 20 lần trình
diễn thực tế đã được thực hiện. Tổng số nông dân tham gia là 131, số kỹ thuật viên tham gia
là 72 và 152 giờ tập huấn đã được thực hiện. Số lần trình diễn được thể hiện trong Bảng 1.
Danh sách trong bảng không thể hiện các chuyến đến thăm trang trại thông th
ường khi mà
các buổi tập huấn và thảo luận không chính thức được thực hiện. Khoảng 50 lần thăm không
chính thức đã được thực hiện ở nhiều địa điểm khác nhau bao gồm 3 xã trong vùng dự án,
một số xã khác trong huyện Nghĩa Đàn và vùng Ba Vì.

4

Table I:
TẬP HUẤN VÀ TRÌNH DIỄN TRÊN THỰC ĐỊA TRONG VÙNG DỰ ÁN
Ngày
tháng Địa điểm Loại Người giới thiệu Chủ đề
Số người
tham gia
Nông
dân
Kỹ
thuật
viên
Thời
gian
12/07/07 Công ty 19/5 Trình diễn Phil Rolston Trồng cỏ 5 5 4
17/07/07 Nghia Son Trình diễn Tim Harvey Ủ chua 8 6 2 2
17/07/07 Nghia Son Trình diễn Tim Harvey Ủ chua 8 7 1 2
17/07/07 Nghia Son
Trình diễn

Tim Harvey Ủ chua 9 6 3 2
18/07/07 Nghia Lam
Trình diễn
Tim Harvey Ủ chua 5 4 1 2
18/07/07 Nghia Lam
Trình diễn
Tim Harvey Ủ chua 9 6 3 2
18/07/07 Nghia Lam
Trình diễn
Tim Harvey Ủ chua 8 6 2 2
19/07/07 Nghia Yen
Trình diễn
Tim Harvey Ủ chua 4 3 1 2
19/07/07 Nghia Yen
Trình diễn
Tim Harvey Ủ chua 7 6 1 2
19/07/07 Nghia Yen
Trình diễn
Tim Harvey Ủ chua 8 7 1 2
22/09/07 Nghia Son
Trình diễn
Tim Harvey Ủ chua 12 10 2 2
28/09/07 Nghia Lam
Trình diễn
Tim Harvey Ủ chua 7 3 4 2
28/09/07 Nghia Yen
Trình diễn
Tim Harvey Ủ chua 6 2 4 2
30/11/07 Các xã dự án Thực hành Mr Hòa Tập huấn AI 10 9 1 100
20/09/08 Công ty 19/5

Trình diễn
Tim Harvey
Quản lý đồng
cỏ 5 0 5 4
23/09/08 Công ty 19/5
Trình diễn
Tim Harvey Ủ chua 10 8 2 4
26/09/08 Công ty 19/5 Trình diễn Tim Harvey
Quản lý đồng
cỏ 22 16 6 4
12/03/07 Công ty 19/5 Trang trại Harvey/Rolston
Dinh dưỡng
gia súc/Ủ
chua bằng
phụ phẩm
38 30 8 4
20/09/07 Công ty 19/5 Trang trại Michael Hare
Quản lý vườn
ươm 10 10 4
26/09/07 Công ty 19/5 Trang trại Tim Harvey
Cho điểm thể
trạng bò 12 2 10 4
TỔNG 203 131 72 152
Trung
bình 10.2 7.3 3.6 7.6
Số lần
trình
diễn 20

Phương pháp tập huấn thứ hai dựa trên các

hội thảo chính thức được tổ chức trong vùng
dự án. Những cuộc hội thảo này thường
được tổ chức tại hội trường và kéo dài
khoảng 4 giờ. Đội ngũ dự án giới thiệu các
tài liệu kỹ thuật cũng như thực hiện công
việc giảng dạy theo phương pháp tập huấn
cho huấn luyện viên, học tậ
p cho người

5

trưởng thành và quản lý hệ thống. Chương trình thường có sự tham gia của cả bà con nông
dân và cán bộ kỹ thuật và vào năm thứ hai thường sử dụng các nông dân nòng cốt làm các
huấn luyện viên cho các nông dân khác. Qua 2 năm đầu tiên của dự án, 13 hội thảo tập huấn
đã được thực hiện. Tổng số nông dân tham gia là 158, cán bộ kỹ thuật tham gia là 99, và 58
giờ tập huấn đã được thực hiện. Các số liệu cụ thể đượ
c thể hiện trong Bảng 2.
Bảng 2:
CÁC HỘI THẢO ĐƯỢC TỔ CHỨC Ở NGHĨA ĐÀN
Ngày
tháng Địa điểm
Người giới
thiệu Chủ đề
Số người
tham gia
Nông
dân
Kỹ thuật
viên
Thời

gian
05/03/07 Công ty 19/5 Tim Harvey
Quản lý trang
trại/Dinh dưỡng bò
thịt
14 14 4
13/07/07 Công ty 19/5 Phil Rolston Mục tiêu dự án 20 15 5 4
18/09/07 Công ty 19/5 Michael Hare Đồng cỏ nhiệt đới 8 5 3 4
24/09/07 Công ty 19/5
Averill
Ramsey-Evans
Quản lý dữ liệu trại
chăn nuôi bò 4 4 4
29/09/07 Công ty 19/5 Tim Harvey
Lập chương trình tập
huấn 20 10 10 4
19/03/08 Công ty 19/5 Tim Harvey
Cỏ nhiệt đới và các hệ
thống canh tác 15 3 12 4
20/03/08 Công ty 19/5 Tim Harvey
Cỏ nhiệt đới và các hệ
thống canh tác 30 25 5 4
19/06/08 Công ty 19/5 Rolston/Hare
Cỏ nhiệt đới và các hệ
thống canh tác 34 26 4 8
27/09/08 Thái Hòa  Tim Harvey Chăn nuôi bò thịt 26 14 12 6
03/03/09 Nghĩa Lâm
Tim Harvey
/Chesterfield Chăn nuôi bò thịt 22 18 4 4
04/03/09 Nghĩa Yên

Tim Harvey
/Chesterfield Chăn nuôi bò thịt 22 18 4 4
05/03/09 Nghĩa Sơn
Tim Harvey
/Chesterfield Chăn nuôi bò thịt 22 18 4 4
06/03/09 Thái Hòa 
Tim Harvey
/Chesterfield Chăn nuôi bò thịt 25 6 18 4
T/Số 262 158 99 58
Trung
bình

20.2 14.4 7.6 4.5
Số hội
thảo

13

Phương pháp tập huấn thứ ba là kết hợp các chuyên gia trong nước và quốc tế trong đào tạo.
Ba khóa tập huấn chuyên ngành đã được tổ chức tại Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ
Ba Vì với sự tham gia của bà con nông dân và cán bộ kỹ thuật từ Nghĩa Đàn ra Ba Vì học tập.
Các khóa tập huấn được thực hiện bằng tiếng Việt bởi đội ngũ các cán bộ của Trung tâm

6

Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì. Các khóa tập huấn này thường kéo dài trong 3 ngày bao
gồm cả học lý thuyết trên lớp và thực hành trong các trang trại cũng như các chuyến tham
quan trang trại và thảo luận trực tiếp giữa bà con nông dân với nhau.
Khóa tập huấn quốc tế được tổ chức thông qua chuyến đi tham quan Thái Lan 5 ngày để bà
con có dịp tiếp cận thực tế với các hệ thống chăn nuôi bò thịt và đồng cỏ của Thái Lan.

Chuyến tham quan tậ
p huấn này rất thành công dẫn tới sự nhân rộng việc trồng các giống cỏ
mới tại vùng dự án. Các giống cỏ mới này đã chứng tỏ là rất thích hợp và được bà con nông
dân sẵn sàng nhân rộng và TS. Michael Hare, người tổ chức đợt tập huấn tại Thái Lan, giờ
đây đã thành lập một đại lý tại Việt Nam để nhập khẩu và phân phối các giống cỏ. Qua 2 năm
đầu của dự án, 4 cu
ộc hội thảo tập huấn theo phương pháp này đã được tổ chức. Tổng số
nông dân tham gia là 31, số cán bộ kỹ thuật tham gia là 20, và 307 giờ tập huấn đã được thực
hiện. Các số liệu cụ thể được tập hợp trong Bảng 3.
Một đợt tập huấn chính thức đã được tổ chức ở New Zealand năm 2007. Đợt tập huấn này có
sự tham gia của 2 người là ông Đ
iệp và ông Toản, bao gồm các lĩnh vực: các hệ thống chăn
nuôi bò thịt, thị trường bò thịt, bảo quản dự trữ thức ăn xơ thô và các phương pháp đào tạo.
Một đợt tập huấn cho 2 người tiếp theo đang được lập kế hoạch. Một suất học bổng từ trường
Đại học Massey đã được thực hiện hoàn tất khi dự án bắt đầu
đó là việc Mr Toan đã được
tham gia khóa đào tạo 2 tháng ở New Zealand về các hệ thống canh tác trang trại New
Zealand. Một suất học bổng từ trường Đại học Massey nữa đang được lập kế hoạch để thực
hiện trước khi dự án kết thúc vào năm 2010.
Bảng 3
CÁC KHÓA TẬP HUẤN TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ
Ngày tháng Địa điểm Loại
Người giới
thiệu Chủ đề
Số người
tham gia
Nôn
g

dân

Kỹ thuật
viên
Thời
gian
12/08/07
Hội
thảo
Cán bộ TT
Nghiên cứu
Bò và Đồng
cỏ Ba Vì Tập huấn AI 1 1 250
02/10/07
Hội
thảo
Cán bộ TT
Nghiên cứu
Bò và Đồng
cỏ Ba Vì
Chăn nuôi bò
thịt 25 15 5 16
12/12/08
TT Nghiên
cứu Bò và
Đồng cỏ Ba

Hội
thảo Mr Toản
Trồng cỏ và
thu hoạch hạt
cỏ 18 13 5 16

15/03/08 Thái Lan
Tham
quan Michael Hare
Cỏ nhiệt đới và
các hệ thống
canh tác 12 3 9 25
T/SỐ 56 31 20 307
Trung
bình 14 10.1 5 76.3
Số lần
TC 4 3 4 4

7


Kết quả Tập huấn:
Sự thay đổi thái độ của bà con nông dân và sự tiếp nhận của họ đối với các kỹ thuật mới khác nhau
với một tỷ lệ nhỏ nông dân không dễ sẵn sàng thừa nhận hay thay đổi phương pháp chăn nuôi của họ.
Nguyên nhân của điều này có thể có nhiều và rất khác nhau: từ sự thiếu năng động vì tuổi tác, thích
kiểu chăn thả trâu bò cộng đồng, thiếu lao động để thự
c hiện sự thay đổi, thiếu vốn để thực hiện sự
thay đổi cho tới sự thiếu kiến thức để có thể hiểu được các khái niệm mới. Số nông dân trong nhóm
này chiếm tỷ lệ từ 10-25% trong tổng số nông dân được đánh giá. Tỷ lệ này không có gì đáng ngạc
nhiên vì vùng dự án là vùng sâu thuần nông. Đa số nông dân tiếp nhận các kỹ thuật mới ở các mức độ
khác nhau, một số thay
đổi thực sự và gần như toàn bộ cách chăn nuôi truyền thống, một số thay đổi
một số khía cạnh chăn nuôi ví dụ như xây dựng khẩu phần ăn cho gia súc tốt hơn. Ba kỹ thuật thành
công nhất được giới thiệu thông qua các khóa tập huấn đó là sự giới thiệu các giống cỏ nhiệt đới mới,
xây dựng khẩu phần cân bằng dinh dưỡng (đặc biệt là việc gi
ảm bớt các loại thức ăn nhiều xơ thô) và

việc sử dụng các bò đực giống cải tiến. Khi nông dân có thể tiếp cận trực tiếp với các kỹ thuật này, đa
số nông dân tham gia các cuộc hội thảo hoặc các khóa tập huấn đều thể hiện sự quan tâm ở mức độ
cao và đánh giá sau các cuộc hội thảo thể hiện rõ rằng nhiều người trong số nông dân tham gia đang
thự
c hiện các sự thay đổi trong trang trại của họ bằng việc áp dụng các kỹ thuật mới. Việc sử dụng kỹ
thuật ủ chua để chế biến và bảo quản các loại phụ phẩm săn có có kết quả khác nhau với khoảng 20%
các nông dân nòng cốt của dự án thường xuyên tiến hành ủ cỏ cho gia súc của họ, tuy vậy, số nông
dân khác thì cho rằng các giống cỏ mới với hiểu biế
t của họ về dinh dưỡng thực sự có thể đáp ứng
được cho nhu cầu của gia súc mà không cần làm cỏ ủ chua. Khái niệm quan trọng nhất liên quan tới
việc sử dụng phụ phẩm đó là kỹ thuật ủ chua dùng lá sắn, điều này có tiềm năng rất cao trong cả việc
cung cấp chất xơ thô cho gia súc cũng như nâng cao hàm lượng protein trong khẩu phần cho gia súc.
Vì thời gian thực hiện dự án ngắ
n nên khó có thể đánh giá hết sự nhân rộng các kỹ thuật được giới
thiệu, tuy vậy các kết quả ban đầu là rất đáng khích lệ. Phụ lục I, là một danh sách các vật liệu tập
huấn cơ bản được triển khai trong sự kết nối với Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì.
Kết luận:
Số lượng và các cách tập huấn là rất thích hợp đặc biệt là sự giúp đỡ thực tế và tận tình của đội ngũ
chuyên gia New Zealand. Số các buổi tập huấn được thực hiện trong thực tế dự án đã vượt trội hơn so
với kế hoạch đã định trong chương trình khung và đã được tiến hành trên một không gian địa lý rộng
hơn nhiều so với dự định ban đầu khi dự
án mới bắt đầu.
Dự án cũng đã trở thành chất xúc tác cho việc tương trợ và nhân rộng các kỹ thuật được giới thiệu với
việc một số chuyên New Zealand đã đến thăm trường Đại học Nông Lâm Huế và Đại học Cần Thơ ở
Việt Nam cũng như các trường Đại học Sunranaree và Ubon Ratchathani ở Thái Lan. Chúng tôi tin
tưởng rằng chúng tôi đã đặt một nền móng vững vàng cho sự phát tri
ển của chăn nuôi bò thịt trong
tương lai ở vùng dự án và dự án đã đóng góp một vai trò đáng kể trong việc xây dựng năng lực ở
nhiều mức độ khác nhau.


Phụ lục 1
Các vật liệu tập huấn được triển khai

×