Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Trang phục và văn hóa học đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.25 KB, 3 trang )

Người xưa vẫn thường có câu “ Cái răng cái tóc là góc con người” để nhắc nhở con
cháu phải luôn chú ý cho vẻ bề ngoài và cách ăn mặc của mình. Thật vậy, y phục
chính là 1 trong sô những tiêu chuẩn để đánh giá và nhìn nhận về tư cách của một
con người. Tuy nhiên, không phải ai trong chúng ta cũng có thể ý thức được điều
đó. Đáng lo ngại hơn, ngày nay, ngay cả ở lứa tuổi học sinh cũng có không ít
những hình ảnh các em ăn mặc lố lăng, không phù hợp.
Trang phục là những gì chúng ta khoác lên mình để làm cải thiện vẻ bề ngoài.
Không chỉ vậy, trang phục còn thể hiện nhân cách, lứa tuổi, hoàn cảnh của chúng
ta.
Nhìn chung, đa số mọi người, cụ thể là các em học sinh đều biết cách ăn mặc sao
cho phù hợp với mình, đều giữ được nét đẹp trong văn hóa trang phục học đường.
Đó là nét đẹp thanh lịch, trong sáng của người học sinh. Các em nhỏ luôn đẹp nhất
khi trong những bộ đồng phục trắng tinh khôi hay khi khoác trên mình những bộ
quần áo giản dị, tươi sáng mà không quá cầu kì. Bởi khi đó, những bộ trang phục
sẽ toát lên trong em sự hồn nhiên, giản dị của trẻ nhỏ. Những gam màu tươi sáng
của quần, áo cũng sẽ làm cho các em trở nên đáng yêu, tinh nghịch và trẻ trung
hơn. Mặt khác, khi khoác trên mình những bộ quần áo đúng mực ( như đồng
phục,...), tự bạn thân các em cũng có ý thức hơn trong cách hành xử về lời ăn, tiếng
nói. Nhờ đó mà tính cách cũng trở nên nền nếp, có chừng mực hơn.
Tuy nhiên, hiện nay cũng có một số lượng không nhỏ các em học sinh đua đòi chạy
theo mốt, ăn mặc phản cảm, kệch cỡm. Các bạn đó dường như không còn nhận
thức được về cách chọn trang phục nữa. Trước hết, ta phải kể đến sự không phù
hợp trong cách ăn mặc, đầu tóc của một số bạn HS với môi trường học đường vốn
văn minh, thanh lịch. Ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những cậu học trò đến
trường với những mái đầu nhuộm xanh, vuốt đỏ, cạo bên nọ, xén bên kia cho thật
thời trang, kiểu cách. Nhiều em gái đến trường vẫn diện áo 2 dây, áo hở lưng, trễ
vai,...hay mặc các kiểu áo có chữ và họa tiết không phù hợp lứa tuổi và văn hóa.
Ngoài ra, có một số em còn mặc quần đùi ngắn đến 1/3 đùi, mặc theo mốt giấu
quần,...đến lớp. Đứng trước hiện trạng này, nhiều người lớn vẫn hay nói bông đùa:
“Trẻ con bây giờ nhà nghèo quá hay sao mà may quần áo tiết kiệm vải quá”. Quả
thật vậy, một bộ phận giới học sinh ngày nay ăn mặc thiếu văn minh, quá lố vô


cùng. Chưa hết,gần đây, vào ngày giỗ tổ Hùng Vương mùng 10-3 âm lịch, trên
mạng đã xuất hiện một số các hình ảnh và bài báo nói về vấn đề ăn mặc của các em
lứa tuổi học sinh khi đi chùa chiền. Các phóng viên đã ghi nhận được rất nhiều
bằng chứng về lối ăn mặc thiếu lịch sự của các em. Có nhiều em ngang nhiên mặc
váy ngắn cũn cỡn, áo 2 dây hay thậm chí còn đi dép lê, mặc quần áo ngủ vài chùa.
Khi được phóng vấn, một vài em còn chẳng tỏ ra e ngại, xấu hổ mà còn thẳng thắn


trả lời: “Em thích mặc như thế vì nó đẹp và thoải mái” khiến nhiều người không
khỏi ngỡ ngàng. Và, thật đáng lo ngại bởi tất cả những biểu hiệu trên đều hoàn toàn
không phù hợp với sự trong sáng, lành mạnh của môi trường học đường, sự giản
dị, văn minh, thanh lịch cần có ở lứa tuổi học trò.
Vậy liệu cách ăn mặc có ảnh hưởng gì xấu đến các em học sinh hay không? Câu
trả lời là có, rất nhiều! Chúng ta cứ tưởng như ăn mặc chỉ đơn giản là để làm đẹp
vẻ bề ngoài nhưng thực chất, nếu quá chú trọng vào trang phục và đầu tóc, hậu quả
để lại có thể không hề nhỏ. Thứ nhất, việc chỉ quan tâm tới vẻ bề ngoài sẽ gây ảnh
hưởng đến kết quả học tập. Một người học sinh mà quá trọng tâm vào quần áo thì
liệu có còn thời gian cho sự nghiệp chính của mình là học hành? Không những vậy,
việc đầu tư trau chuốt quá nhiều còn rất tốn kém và lãng phí. Vả lại, khi đã mặc
những bộ cánh đắt tiền, cầu kì ấy lên người, liệu chúng ta có thực sự đẹp trong mắt
mọi người không hay tất cả những gì chúng ta thể hiện ra chỉ là sự thiếu văn hóa,
thiếu tự trọng? Như Harold Sherman đã từng đúc kết: " Càng lệ thuộc vào sức
mạnh ngoại thân, ta càng bị chúng thống trị.", cứ mải mê đầu tư vào sắc đẹp, vào
quần áo, vào ngoại hình, rồi lâu dần, họ sẽ chỉ vì chú tâm vào vẻ bề ngoài mà quên
đi vẻ đẹp về văn hóa và tâm hồn. Đáng ngại hơn, những thói quen làm đẹp đó có
thể gây ảnh hưởng hết sức nghiêm trọng đến nét đẹp cũng như chuẩn mực văn hóa
học đường, vi phạm vào thuần phong mĩ tục của dân tộc. Các bạn học sinh ấy
chính là những "con sâu bỏ dầu nồi canh" làm xấu đi hình ảnh của cộng đồng, dân
tộc, đất nước trong mắt bạn bè quốc tế. Không chỉ vậy, việc các em học sinh ăn
chơi, đua đòi theo mốt còn làm ảnh hưởng đến kinh tế gia đình, có khả năng dẫn

đến những xung đột, bất hòa trong nội bộ.
Xét về nguyên nhân, có lẽ nhiều người đã từng đặt ra câu hỏi tại sao trẻ em bây giờ
lại thích học đòi theo mốt đến vậy. Đây có lẽ một phần là do ảnh hưởng của những
nên văn minh phương Tây hay gần hơn là nền công nghiệp thời trang của xứ sở
Hàn Quốc.Không chỉ vậy, hiện tượng này còn bắt nguồn từ một lý do khác chính là
nhận thức của học sinh về sự thời thượng và văn hóa còn chưa toàn diện cũng như
sự thiếu quan tâm từ phụ huynh và nhà trường. Bên cạnh đó, nguyên nhân quan
trọng và cốt lõi nhất có lẽ xuất phát từ tâm lý thích nổi bật, thích thể hiện, có nhu
cầu làm đẹp nhưng các bạn chưa nhận được định hướng đúng đắn.
Vì vậy, để ngăn chặn và giảm thiểu tình trạng này, chúng ta cần phải đưa ra những
biện pháp nhất định. …..
Vẻ ngoài không phải là tất cả mà nét đẹp bên trong tâm hồn và trí óc mới là điều
quan trọng nhất, vì vậy, chúng ta phải luôn giữ mình như một nét đẹp văn hóa của


thủ đô và đất nước, phải luôn chú trọng về lối ăn mặc sao cho phù hợp với thuần
phong mĩ tục, với những quy định và quy chuẩn chung của xã hội.



×