Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Thực trạng và giải pháp nâng cao văn hóa học đường cho sinh viên ngành sư phạm các trường đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.89 KB, 9 trang )

Thực trạng và giải pháp nâng cao văn hóa học đường cho sinh viên ngành sư phạm các trường
đại học, cao đẳng
Vấn đề thanh niên - sinh viên luôn là mối quan tâm đặc biệt của toàn xã hội, bời vai trò của
thanh niên - sinh viên hết sức to lớn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói "Thanh niên là người
chủ tương lai của đất nước, nước nhà thịnh hay suy, mạnh hay yếu, một phần là do thanh
niên". Trong những năm gần đây, tác động của kinh tế thị trường làm thay đổi lối sống, nếp
sống của các tầng lớp trong xã hội, thực trạng văn hóa học đường trong một bộ phận sinh viên
các trường đại học, cao đẳng trở thành vấn đề nóng được xã hội quan tâm. Bài viết này chúng
tôi tập trung phân tích thực trạng và đưa ra các giải pháp góp phàn nâng cao văn hóa học
đường cho sinh viên sư phạm các trường đại học, cao đẳng ở Ngh
Vấn đề thanh niên - sinh viên luôn là mối quan tâm đặc biệt của toàn xã hội, bỏi vai trò của
thanh niên - sinh viên hết sức to lớn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói "Thanh niên là nguòi
chủ tưững lai của đất nước, nước nhà thịnh hay suy, mạnh hay yếu, một phần là do thanh
niên". Trong những năm gần đây, tác động của kinh tế thị trường làm thay đỗi lối sống,
nếp sống của các tầng lớp trong xã hội, thực trạng văn hóa học đuờng trong một bộ phận
sinh viên các trường đại học, cao đẳng trở thành vấn đề nóng được xã hội quan tâm. Bài
viết này chúng tôi tập trung phân tích thục trạng và đưa ra các giải pháp góp phần nâng
cao văn hóa học đường cho sinh viên sư phạm các trường đại học, cao đẳng ở Nghệ Án,
góp phần thúc đẩy phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo của nưóc nhà.
I. Thục trạng văn hóa học đường trong học sinh - sinh viên hiện nay.
Thuật ngữ "Văn hóa học đường" đã xuất hiện khá lâu trên các phương tiện thông tin đại
chúng. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có tài liệu chính thống nào đưa ra một khái niệm hoàn
chỉnh. Chúng tôi đồng ý với quan điểm của GS. Phạm
Minh Hạc cho rằng: "Văn hóa học đường là văn hóa ừong các trường học, nó là một bộ phận
cấu thành của hệ thống giáo dục quốc dân và mang bản sắc chung của nền văn hóa dân tộc. Cụ
thể hom, văn hóa học đường là hệ thống các chuẩn mực, giá trị giúp các cán bộ quản lý nhà
trường, các thầy giáo, cô giáo, các bậc phụ huynh và các em học sinh, sinh viên có cách thức
suy nghĩ, tình cảm và hành động tốt đẹp".
Hiện nay, tác động của kinh tế thị trường đã ảnh hưởng không nhỏ đến thanh thiếu niên,
nhất là học sinh, sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng. Vì vậy, thực trạng học sinh, sinh
viên vô lễ, trộm cắp, bỏ học, sa vào các tệ nạn xã hội ngày càng trở thành vấn đề nóng được


toàn xã hội quan tâm. số liệu điều tra của chúng tôi đối với 500 sinh viên sư phạm ở các trường
đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố Vinh:
Tỷ lệ sinh viên vi phạm nếp sống văn hóa trong trường học:
Sinh viên cắm thẻ sinh viên, chứng minh thư: 30%.
Sinh viên chơi lô đề, bài bạc, cá độ bóng đá: 22%.
Sinh viên vô lễ với giáo viên: 9%.
Tình trạng sinh viên sống thử: 18%.
Sinh viên bỏ học, học thay, thi hộ: 20%.
Sinh viên nghiện hút: 1%
(Số liệu khảo sát năm học 2009 - 2010 ở trường Đại học Vinh, trường Đại học Sư phạm
Kỹ thuật Vinh, trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An)
Từ kết quả trên cho thấy, hiện tượng sinh viên vi phạm nếp sống văn hóa
trường học ngày càng nhiều. Điều đáng lo ngại, chính bộ phận sinhviên nàylà đội
ngũ nhà giáo tương lai thực hiện sự nghiệp trồng người. Câu hỏi đặt ra, thế hệ trẻ Việt Nam sẽ
xây dựng và phát triển đất nước ra sao khi có một đội ngũ các thầy cô giáo như vậy. Có lẽ,
cũng chính vì thực trạng đó mà nhiều năm gần đây có không
ít giáo viên, cán bộ trường học suy thoái về đạo đức, nhân cách nhà giáo mất đi, lợi dụng quan
hệ thầy trò mà thực hiện những hành vi đồi bại. Theo số liệu khảo sát của chúng tôi đối với 50
giáo viên khi được hỏi:
Nguyên nhân của việc giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo?
22% giáo viên trả lời: Tác động của kinh tế thị trường;
68% giáo viên trả lời: Thiếu trau dồi, tích lũy về kiến thức, tác phong sư phạm kém, thiếu
rèn luyện nếp sống văn hóa khi đang ở trường đại học;
10% giáo viên trả lời: Sự quản lý nơi công tác còn lỏng lẻo.
(Số liệu khảo sát năm học 2009 - 2010 ở trường Đại học Vinh, trường Đại học Sư phạm
Kỹ thuật Vinh, trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An)
Những con số biết nói trên đã cho thấy, sự thiếu trau dồi và tích lũy tri thức, tác phong sư
phạm kém, đặc biệt lối sống văn hóa buông thả khi đang ở giảng đường đại học, là một trong
những nguyên nhân dẫn đến không ít giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo. Do đó, trong thời
gian tới đòi hỏi các trường đại học và cao đẳng trên cả nước nói chung, ở địa bàn tỉnh Nghệ

An nói riêng cần có những biện pháp đế thực hiện tốt chức năng vừa dạy "chữ", vừa dạy
"người".
Thực tế xã hội hiện nay, khi mà tri thức ngày càng trở nên quan trọng thì môi trường giáo
dục nhất là môi trường sư phạm - cái nôi của sự giáo dục nhân cách càng phải có chiến lược
phát triển đứng với ý nghĩa "Người giáo viên phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo",
cần phải tạo lập một môi trường văn hóa sư phạm lành mạnh mà ở đó, văn hóa được thể hiện
qua những hành động, cử chỉ đẹp hàng ngày, ngôn ngữ giao tiếp ở trên lớp học, ở ngoài giờ
học, ở trên đường phố giữa thầy và trò. Chúng tôi cho rằng, để xây dựng một môi trường văn
hóa học đường lành mạnh, trong sáng cho học sinh, sinh viên trong các trường đại học, cao
đẳng nói chung, sinh viên sư phạm nói riêng cần xây dựng và thực hiện tốt các giải pháp sau:
II. Giải pháp nâng cao văn hóa học đường cho sinh viên sư phạm các trường đại học, cao
đẳng ở Nghệ An hiện nay.
1. Xây dựng môi trường sư phạm, khung cảnh sư phạm và ứng xử sư phạm tốt nơi giảng
đường.
Môi trường sư phạm và khung cảnh sư phạm là môi trường xung quanh học đường, đòi
hỏi cảnh quan trường học phải xây dựng thật trong lành, văn hóa. Văn hóa thể hiện ở giáo
viên, sinh viên qua hành động, cử chỉ, ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày. Môi trường xung quanh
học đường là ý thức của giáo viên và sinh viên khi bỏ rác đứng nơi quy định, không bẻ cây,
khạc nhổ, vẽ bậy lên tường, bàn học; không hút thuốc lá trong trường học; không nói tục, chửi
thề Những việc làm tưởng chừng rất nhỏ đó, nhưng là nền tảng hình thành chuẩn mực đạo
đức ban đầu của một nhà giáo.
Phương pháp lao động sư phạm và giao tiếp ứng xử của những người hoạt động trong học
đường phải được coi là mẫu mực cho xã hội. Văn hóa học đường chính là "Văn hóa giao tiếp",
"Văn hóa ứng xử" của giáo viên và sinh viên "Giáo viên phải là tấm gương tốt cho sinh viên
noi theo", phải "Dùng nhân cách để giáo dục nhân cách", phải xây dựng mối quan hệ tốt giữa
thày và trò, phải có quan hệ đúng mực, vừa nghiêm túc vừa thân mật, giản dị và chân thành.
Giáo viên phải xác định đúng vai trò, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với việc dạy "chữ" và dạy
"người", phải có ý thức trau dồi chuyên môn, làm cho sinh viên thấy được cái hay, cái đẹp
trong kiến thức được lĩnh hội, truyền cho sinh viên niềm say mê về nghề nghiệp, phát huy tính
tích cực, tự giác làm cho các em trân trọng, yêu quý nghề của mình lựa chọn.

2. Phối hợp với các lực lượng giáo dục trong nhà trường, tăng cường xây dựng kỷ
cương, nề nếp trong học tập, sinh hoạt của đoàn viên, sinh viên.
Các tổ chức Đoàn, Hội phát huy vai trò của mình, tổ chức các hoạt động tập thể mang
nhiều ý nghĩa giáo dục như hội diễn văn nghệ, bóng đá, cầu lông Tổ
chức các chương trình hành động tập thể như "Ngày chủ nhật xanh", "Hiến máu nhân đạo";
chương trinh quyên góp ủng hộ trẻ em khuyết tật, vùng sâu vùng xa Qua đó, hình thành ở
sinh viên tinh thần đoàn kết, "thương người như thể thương thân". Nhà trường phải xây dựng
văn hóa trường học như đeo phù hiệu khi đến trường, mặc đồng phục vào các ngày quy định
nhằm tạo nên một nét văn hóa riêng của từng trường. Tổ chức các diễn đàn, hội nghị đoàn viên
- sinh viên trao đổi về nếp sống văn hóa, những chuẩn mực trong nếp sống sư phạm, phát động
các phong trào thi đua học tập, nghiên cứu khoa học, cam kết văn minh học đường. Phòng
quản lý sinh viên phối hợp với các liên chi đoàn quán triệt trong sinh viên thực hiện các kỳ thi
trung thực, nghiêm túc "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục".
Các thầy, cô giáo phải xử lý nghiêm khắc đối với những sinh viên có hành vi tiêu cực trong thi
cử để làm gương cho các sinh viên khác. Trung tâm phục vụ sinh viên phối hợp với các Liên
chi đoàn phát động phong trào xây dựng phòng ở kiếu mẫu trong ký túc xá, xây dựng giảng
đường sạch đẹp. Nhà trường tổ chức sinh hoạt dân chủ, hội nghị dân chủ để sinh viên bày tỏ
tâm tư nguyện vọng của mình. Tăng cường xây dựng các câu lạc bộ mang tính học thuật ở các
khoa giúp sinh viên có điều kiện rèn luyện kỹ năng giao tiếp, rèn luyện văn hóa sư phạm.
Ngoài ra, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên cần kịp thời khen thưởng đoàn viên, sinh viên thực
hiện tốt nề nếp văn hóa, xử lý nghiêm đối với những sinh viên vi phạm.
3. Mỗi trường học phải có hệ giá trị làm chuẩn mực để lấy đó làm mục tiêu phẩn đẩu,
thước đo thành quả của trường.
Việc làm này là động lực thúc đẩy sự phát triển của nhà trường, làm cho sinh viên nhận
thức được giảng đường, nơi mình học tập trở thảnh nơi phấn đấu của nhiều học sinh, nơi phụ
huynh của các em luôn yên tâm về một môi trường đào tạo "Vừa hồng vừa chuyên". Xin dẫn
chứng rất cụ thể về trường Đại học Vinh, luôn tự hào là mái trường anh hùng, có bề dày truyền
thống nửa thế kỷ miệt mài dạy chữ, luôn có hệ giá trị cho sinh viên phấn đấu "Hội nhập tốt,
học tập tốt, lao động tốt,
đoàn kết tốt", xác định cho các thế hệ sinh viên học tập, lao động có được "Bản lĩnh, ừí tuệ,

văn minh, tình nguyện". Lớp lớp các thế hệ sinh viên trường Đại học Vinh khi rời trường, dù
công tác ở đâu, ở cương vị nào nhưng ừong họ luôn có một tình yêu nghề trong sáng, lối sống
ứng xử hòa nhã, luôn thể hiện là một người có đạo đức, có văn hóa, được đào tạo ở một ngôi
trường có bề dày truyền thống 50 năm. Tuy nhiên, không vì thế mà trường Đại học Vinh
không còn hiện tượng sinh viên vi phạm nếp sống văn hóa, đâu đó còn không ít sinh viên có
cách ứng xử văn hóa rất thấp, hiện tượng sinh viên chơi lô đề, sống thử, bỏ học, chửi tục, nói
bậy còn nhiều. Vì vậy, trong thời gian tới, trường Đại học Vinh nói riêng và các trường đại
học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung, cần xây dựng các giải pháp phù hợp, loại
bỏ dàn những hiện tượng vô văn hóa, xây dựng được hệ giá trị riêng làm chuẩn mực góp phần
thúc đẩy sự phát triển cho toàn ngành giáo dục.
Ngoài ra, các trường cần gắn việc giáo dục đạo đức văn hóa với đạo đức lối sống, lồng
ghép chương trình giảng dạy với các hoạt động dã ngoại cho sinh viên như: thăm các di tích
lịch sử, học tập truyền thống cách mạng lịch sử hào hùng của dân tộc. Qua đó, khơi dậy trong
sinh viên lòng tự hào dân tộc, giúp các em có động cơ học tập tốt.
4. Có sự phổi hợp giữa gia đình - nhà trường và xã hội trong việc giáo dục văn hóa học
đường cho sinh viên.
Việc kết hợp giữa gia đình - nhà trường và xã hội trong việc giáo dục cho học sinh phát
triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: "Phải liên hệ mật thiết
với gia đình học trò. Bởi vì giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn càn có sự giáo dục
ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục nhà trường tốt hom. Giáo dục ừong
nhà trường dù tốt mấy nhưng thiếu giáo dục ừong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng
không hoàn toàn".
Nói đến gia đình là nói đến cái nôi sinh thành, dưỡng dục, là nơi định hướng các giá trị đạo
đức, nhân cách của học sinh, sinh viên. Gia đình cũng là nơi gìn giữ những giá trị đạo đức
truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Điều đó được ý thức rất
đầy đủ về quan niệm của cha mẹ trong quá trình vào đời của con cái, trong học tập, phát triển
nghề nghiệp tương lai, phát triển nhân cách trong quan hệ tình bạn và tình yêu, gia đình hạnh
phúc và ý thức trách nhiệm công dân. Sự kết hợp giữa gia đình với nhà trường thể hiện trong
việc thường xuyên có sự trao đổi tò hai phía. Nhà trường thường xuyên thông báo kết quả học
tập, văn hóa đạo đức trường học của sinh viên cho gia đình, định kỳ tổ chức họp phụ huynh để

trinh bày rõ quan điểm của nhà trường đối với học sinh, sinh viên. Gia đình cung cấp đầy đủ
thông tin cá nhân, trình bày rõ tính cách, năng lực của học sinh, sinh viên tạo điều kiện đế nhà
trường có biện pháp giáo dục, quản lý. Gia đình cũng phải chu cấp đầy đủ về vật chất, thường
xuyên quan tâm, động viên các em bằng những hành động như gọi điện hỏi thăm sức khỏe,
động viên các em cố gắng học tập khi xa nhà Có không ít sinh viên thiếu sự quan tâm của gia
đình trong cuộc sống xa nhà mà rơi vào các tệ nạn xã hội. Qua khảo sát đối với 500 sinh viên
sư phạm các trường đại học, cao đẳng ở Nghệ An, khi được hỏi:
Nguyên nhân nào dẫn đến việc sinh viên rơi vào các tệ nạn xã hội?
75% sinh viên trả lời: Thiếu sự quan tâm của gia đình
8% sinh viên trả lòi: Thiếu sự quan tâm của thầy cô giáo
17% sinh viên trả lời: Do bạn bè lôi kéo
(Số liệu khảo sát năm học 2009 - 2010 ở trường Đại học Vinh, trường Đại học Sư phạm
Kỹ thuật Vinh, trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An).
Từ thực tế trên cho thấy, vai trò của gia đình là rất quan trọng trong việc hình thành phát
triển nhân cách của học sinh, sinh viên. Không chỉ là cái nôi sinh thành, dưỡng dục, gia đình
còn là nhân tố quan trọng trong việc cùng với nhà trường hoàn thiện nhân cách văn hóa cho
các em.
Các đoàn thể tổ chức xã hội như khối xóm nơi có sinh viên ở phải thường xuyên kiếm tra
nếp sống văn hóa, tăng cường tuần tra, kiểm tra hiện tượng sinh viên đi khuya về muộn, để kịp
thời thông báo với nhà trường có biện pháp xử lý.
Có những hình thức xử lý thích đáng, vói những bộ phận, những đối tượng có mục đích lọi
dụng sinh viên về cả tâm hồn và thể xác. Hạn chế những tụ điểm ăn chơi (nhà hàng, nhà nghỉ,
quán karaoke, quán internet, dịch vụ cầm đồ) xung quanh địa bàn các trường học.
Một môi trường văn hóa học đường được tạo dựng từ sự kết hợp giữa gia đình - nhà
trường và xã hội sê có sức đề kháng với những mầm bệnh, loại trừ được những biểu hiện văn
hóa không lành mạnh nảy sinh từ bên trong, góp phần xây dựng môi trường văn hóa học
đường ngày càng hoàn thiện, trong sáng.
III. Kết luận: Trong những biến động mạnh mẽ của những giá trị chuẩn mực xã hội, nếp
sống của sinh viên có những thay đổi, thay đổi trong nhận thức, hành động, cách thức suy
nghĩ. Có không ít sinh viên sư phạm, thế hệ thực hiện sự nghiệp trồng người cho dân tộc sa

vào các tệ nạn xã hội. vấn đề này, trở thành tiếng chuông cảnh tỉnh cho các cấp quản lý của các
trường đại học, cao đẳng phải có những biện pháp thực sự hiệu quả đế làm tốt chức năng dạy
"chữ", dạy "người", tạo một môi trường văn hóa ừong lành, chân phương trong trường học.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp, xây dựng môi trường sư phạm, khung cảnh sư phạm và ứng
xử sư phạm tốt nơi giảng đường. Phối hợp với các lực lượng giáo dục trong nhà trường tăng
cường xây dựng kỷ cương, nề nếp trong học tập, sinh hoạt của đoàn viên, sinh viên. Mỗi
trường học phải có hệ giá trị làm chuẩn mực để lấy đó làm mục tiêu phấn đấu, thước đo thảnh


quả của trường. Có sự phối hợp giữa gia đình - nhà trường và xã hội trong việc giáo dục văn
hóa học đường cho sinh viên, là cơ sở, điều kiện để xây dựng một môi trường đại hoc, cao
đẳng "Vừa hồng vừa chuyên", góp phần xây dựng thành công sự nghiệp ữồng người của Đảng
và Nhà nước ta./.
Tài liệu tham khảo:
1. GS.Phạm Minh Hạc, Xây dựng văn hóa học đường phải là mối quan tâm của mọi nhà
trường.
2. Bùi Văn Huệ, ứng xử sư phạm, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2004.
3. TS. Nguyễn Thị Tĩnh, Xây dựng văn hỏa học đường trong bối cảnh đất nước đổi mỏi
hội nhập.
4. Trịnh Minh Loan, Văn hóa học đường yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng giáo
dục, Viện Nghiên cứu Sư phạm, Đại học Sư phạm Hà Nội.
5. Hồ Chí Minh toàn tập, Tậpl, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2000.
6. Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 2, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2000.

×