Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Báo cáo thực tập quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của uỷ ban nhân dân thành phố vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.37 KB, 37 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Hoạt động giao tiếp của nhân loại chủ yếu được thực hiện bằng ngôn ngữ.
Phương tiện giao tiếp này được sử dụng ngay từ buổi đầu của xã hội loài người.
Với sự ra đời của chữ viết, con người đã thực hiện giao tiếp ở những khoảng
cách vô tận. Là sản phẩm của hoạt động giao tiếp, ngôn bản được tồn tại dưới
nhiều dạng khác nhau như âm thanh(lời nói), hoặc ghi dưới dạng chữ viết. Ngôn
bản được ghi lại dưới dạng chữ viết gọi là văn bản. Trong quá trình quản lý nhà
nước, văn bản là phương tiện công cụ để truyền tải thông tin, để các cơ quan nhà
nước cụ thể hoá và truyền đạt kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của nhà nước vào cuộc sống.
Sau một thời gian thực tập tại Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh, em đã
tìm hiểu và tiếp thu được nhiều kiến thức, kinh nghiệm thực tế về hoạt động
quản lý nhà nước. Qua đợt thực tập này đã góp phần cũng cố vững chắc những
kiến thức lý thuyết mà chúng em đã được học, tạo cơ hội cho chúng em có dịp
kiểm nghiệm cũng như rèn luyện được các kỹ năng làm việc của cán bộ công
chức, tìm hiểu thực tế các kỹ năng, nghiệp vụ Hành chính.
Những đợt thực tập như thế này rất bổ ích và có ý nghĩa lớn đối với em.
Em xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo Học viện, Khoa Văn bản và Công nghệ
hành chính, các cô, chú, anh, chị công tác tại Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh
đã tạo điều kiện thuận lợi cho em có dịp cọ xát với thực tế và giúp đỡ em hoàn
thành tốt đợt thực tập này. Đặc biệt em xin chân thành cám ơn Tiến sỹ Nguyễn
Thị Thu Vân đã hướng dẫn, chỉ đạo tận tình, giúp đỡ em hoàn thành tốt báo cáo
này.
Sinh viên: Ngô Thị Minh Thuỷ

2


PHẦN I: QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
I. Kế hoạch thực tập
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên áp dụng những kiến thức đã


học, Học viện đã tổ chức các đợt thực tập cho sinh viên khoá V trong hai tháng
(từ 25-02-2008 đến 25-04-2008).Trong thời gian thực tập tại Uỷ ban nhân dân
thành phố Vinh, em đã xây dựng kế hoạch thực tập cụ thể như sau:
1. Tìm hiểu cơ cấu tổ chức, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của
Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh.
2. Tìm hiểu biên chế, chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban chuyên
môn trực thuôc Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh.
3. Tìm hiểu quy trình làm việc của trung tâm một cửa.
4. Tìm hiểu chế độ công vụ, công chức của Uỷ ban nhân dân thành phố
Vinh.
5. Tìm hiểu và nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật do Uỷ ban
nhân dân thành phố Vinh ban hành.
Để thực hiện tốt kế hoạch này, em rất mong được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận
tình của các cô, chú, anh, chị đang công tác tại Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh.

3


II. Những việc đã làm
Trong hai tháng thực tập tại Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh em đã được
thực hành nhiều kiến thức khác nhau. Dưới đây là một số công việc mà em đã
thực hiện trong hai tháng vừa qua.
Thời gian(Tuần)
Tuần 1(25-2 đến 2-3)

Nhũng việc đã làm
Liên hệ thực tập,
Tìm hiểu khái quát về Uỷ ban nhân dân thành

Tuần 2(3-3 đến 9-3)


phố Vinh.
Tìm hiểu cơ cấu, tổ chức bộ máy, chức năng,
nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ ban nhân dân

Tuần 3(10-3 đến 16-3)

thành phố Vinh.
Tìm hiểu biên chế, chức năng, nhiệm vụ và
quyền hạn của các phòng ban chuyên môn trực

Tuần 4(17-3 đến 23-3)

thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh.
Tìm hiểu chế độ công vụ, công chức của Uỷ
ban nhân dân thành phố Vinh,

Tuần 5(24-3 đến 30-3)

Nghiên cứu tài liệu tại phòng Tư pháp.
Thu thập thông tin phục vụ cho báo cáo thực
tập,
Sắp xếp tài liệu tại phòng Tư pháp và phòng

Tuần 6(31-3 đến 6-4)

Nội vụ.
Nghiên cứu tài liệu,
Sắp xếp tài liệu,


Tuần 7(7-4 đến 13-4)

Thực hành đóng dấu tại phòng Tư pháp.
Quan sát, tìm hiểu chế độ làm việc của trung

Tuần 8(14-4 đến 20-4)
Tuần 9(21-4 đến 25-4)

tâm một cửa.
Viết báo cáo thực tập.
Hoàn thiện báo cáo thực tập.

III. Một số kết quả đạt được

4


Sau hai tháng thực tập tại Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh đã giúp em
tiếp xúc với môi trường công việc năng động và sáng tạo. Đây là cơ hội tốt để
cho bản thân em thực hành những kiến thức đã học trong bốn năm qua. Vì vậy,
kết thúc quá trình thực tập em đã đạt được một số kết quả sau đây:
Nắm vững cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của
Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh;
Nắm vững cơ chế hoạt động của trung tâm một cửa và tham gia tiếp nhận
hồ sơ của công dân tại trung tâm một cửa;
Thành thục kỹ năng đóng dấu và lưu trữ tài liệu;
Nghiên cứu hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân
thành phố Vinh trong mấy năm gần đây thông qua việc sắp xếp văn bản của Uỷ
ban theo hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001: 2000;
Hoàn thành 01dự thảo báo cáo tuyên truyền và phổ biến pháp luật dưới sự

hướng dẫn của các anh chị chuyên viên phòng Tư pháp;
Tham gia đầy đủ các hoạt động do Thành đoàn thành phố phát động chào
mừng ngày thành lập đoàn 26-3.

PHẦN II : BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
5


QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP
LUẬT CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ VINH
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong quá trình quản lý nhà nước, sản phẩm của các cơ quan quản lý nhà
nước là các quyết định quản lý, đó là các quyết định thành văn(văn bản hóa).
Văn bản có một vai trò to lớn trong quá trình quản lý, vì văn bản đảm bảo thông
tin cho hoạt động quản lý, truyền đạt các quyết định quản lý, kiểm tra theo dõi
các hoạt động của bộ máy lãnh đạo, là công cụ để xây dựng hệ thống pháp luật.
Văn bản quy phạm pháp luật có chứa trong đó những quy tắc xử sự
chung, có hiệu lực trên phạm vi toàn quốc hay từng địa phương và được nhà
nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh những quan hệ xã hội theo định hướng
xã hội chủ nghĩa. Văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân thành phố
Vinh ban hành ra để thi hành Hiến pháp, Luật, các văn bản của các cơ quan nhà
nước cấp trên và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp về phát triển kinh
tế - xã hội, cũng cố an ninh - quốc phòng trên địa bàn thành phố nhằm đưa chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước vào cuộc sống
trên địa bàn thành phố Vinh.
Trong thời gian qua, Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh đã làm tốt công tác
xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, công tác này vẫn còn một số khó khăn do chưa có một quy trình
chuẩn để xây dựng và ban hành văn bản. Đây là vấn đề cấp thiết và hết sức quan
trọng, vì vậy em chọn đề tài “Quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy

phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh” làm nội dung nghiên
cứu trong báo cáo thực tập này.
Quy trình “Xây dựng và ban hành văn bản quy pham pháp luật của Uỷ
ban nhân dân thành phố Vinh” do phòng Tư pháp soạn thảo theo tiêu chuẩn ISO
9001:2000.
Kết cấu nội dung gồm có 3 chương:
6


Chương I: Quy trình chung xây dựng và ban hành văn bản quy
phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân cấp huyện
Chương II: Quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm
pháp luật của thành phố Vinh
Chương III: Giải pháp hoàn thiện quy trình xây dựng và ban hành
văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh

CHƯƠNG I: QUY TRÌNH CHUNG XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN CẤP
HUYỆN
I.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
7


1. Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản có thể đưa ra các quy phạm pháp luật để điều chỉnh các mối
quan hệ xã hội. Đó là hệ thống văn bản được xác định chặt chẽ về thẩm quyền,
nội dung, hình thức và quy trình ban hành. Theo luật định, đó là văn bản quy
phạm pháp luật.

Theo quy định tại Điều 1, luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm
1996, được sửa đổi bổ sung 2002: “ Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản
do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật
định, trong đó có quy tắc xử sự chung, được nhà nước bảo đảm thực hiện
nhằm điều chỉnh mối quan hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
2. Đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật
2.1. Thẩm quyền ban hành
Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật được quy định trong
luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luât năm 1996, được sửa đổi, bổ sung
năm 2002, trong đó quy định rõ như sau:
Văn bản do Quốc hội ban hành: Hiến pháp, luật, nghị quyết.
Văn bản do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành: pháp lệnh, nghị
quyết.
Văn bản do Chủ tịch nước ban hành: lệnh, quyết định.
Văn bản do Chính phủ ban hành: nghị quyết, nghị định.
Văn bản do Thủ tướng Chính phủ ban hành: quyết định, chỉ thị.
Văn bản do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành: quyết
định, chỉ thị, thông tư.
`Văn bản do Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao ban hành:
nghị quyết.
Văn bản do Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao ban hành: quyết định, chỉ thị, thông tư.
Văn bản do Hội đồng nhân dân ban hành: nghị quyết.
Văn bản do Uỷ ban nhân dân ban hành: quyết định, chỉ thị.
2.2.

Văn bản quy phạm pháp luật có chứa các quy tắc xử sự chung
8



Quy tắc xử sự chung là những chuẩn mực mà mọi cơ quan, cá nhân, tổ
chức khi tham gia vào quan hệ xã hội bị quy tắc đó điều chỉnh thì phải tuân thủ
thực hiện.
2.3.

Đối tượng áp dụng văn bản quy phạm pháp luật

Căn cứ vào thẩm quyền ban hành và nội dung của từng văn bản quy pạm
pháp luật mà áp dụng với các đối tượng khác nhau, có thể văn bản đó được áp
dụng cho toàn xã hội hoặc chỉ áp dụng cho một bộ phận trong xã hội.
2.4.

Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật

Văn bản quy phạm pháp luật được quy định hiệu lực về thời gian, không
gian. Văn bản quy phạm pháp luật được sử dụng trong một thời gian dài, không
gian rộng lớn cho đến khi có một văn bản khác thay thế, bãi bỏ, phủ quyết văn
bản đó.
2.5. Ngôn ngữ của văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật được thể hiệ bằng tiếng Việt. Ngôn ngữ sử
dụng trong văn bản phải chính xác, cách diễn đạt đơn giản, dễ hiểu.
2.6. Số và ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật phải được đánh số thứ tự cùng với nămban
hành và ký hiệu cho từng loại văn bản.
3. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
Hệ thống văn bản pháp luật bao gồm:
Văn bản luật:
Hiến pháp ( Hiến pháp và các đạo luật về bổ sung hay sửa đổi Hiến
pháp)
Luật, các đạo luật.

Văn bản dưới luật mang tính chất luật:
Nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội
Pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
Lệnh của Chủ tịch nước
Quyết định, pháp lệnh của Chủ tịch nước
Văn bản dưới luật lập quy ( thường gọi là văn bản pháp quy)
9


Nghị quyết của Chính phủ, Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối
cao, Hội đồng nhân dân các cấp.
Nghị định của Chính phủ
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ,Chánh án Toà án nhân dân tối
cao, Viện Trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp .
Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao,
Viện Trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp .
Thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện
Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Văn bản
liên tịch giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.
II. Văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân cấp huyện
1. Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban
nhân dân cấp huyện
Căn cứ vào luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Uỷ ban nhân dân
cấp huyện có thẩm quyền ban hành các loại văn bản như: quyết định, chỉ thị.
2. Nội dung văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân cấp
huyện
2.1. Nội dung quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp huyện
Quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp huyênh được ban hành để thực hiện

chủ trương, biện pháp trong các lĩnh vực kinh tế, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư
nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, thương mại, du lịch, dịch vụ, giáo dục, y
tế, xã hội, văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, khoa học - công nghệ, tài nguyên
- môi trường, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thực hiện chính sách
dân tộc và chính sách tôn giáo, thi hành pháp luật, xây dụng chính quyền địa
phương và quản lý địa giới hành chính trên địa bàn huyện.
2.2.

Nội dung chỉ thị của Uỷ ban nhân dân cấp huyện

Chỉ thi của Uỷ ban nhân dân cấp huyện được ban hành để quy định biện
pháp chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của cơ quan, đơn vị trực thuộc và của Hội
10


đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện văn bản của cơ
quan nhà nước cấp trên, của Hội đồng nhân dân cùng cấp và quyết định của
mình.
III. Quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật
của Uỷ ban nhân dân cấp huyện
1. Khái niệm quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm
pháp luật
Quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật là trình tự
các bước mà các cơ quan tổ chức có thẩm quyền nhất thiết phải tuân thủ khi xây
dựng và ban hành văn bản theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phạm
vi hoạt động của mình.
2. Ý nghĩa của việc tuân thủ quy trình
Công tác soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có ý nghĩa to lớn trong
hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước. Do vậy, việc tuân thủ quy trình
xây dựng và ban hành văn bản sẽ đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý cũng như tính

khả thi của văn bản; tức là văn bản ban hành phù hợp với chủ trương, đường lối
của Đảng, nhà nước và các quy định của pháp luật. Đồng thời, tuân thủ quy trình
này sẽ đảm bảo chất lượng của văn bản, phù hợp với tình hình phát triển của xã
hội. Mặt khác, tuân thủ quy trình xây dựng và ban hành văn bản sẽ tạo điều kiện
cho việc ban hành văn bản được thống nhất hơn, tránh tình trạng văn bản này
mâu thuẫn, chồng chéo lên văn bản khác. Đặc biệt, tuân thủ quy trình xây dựng
và ban hành văn bản sẽ giúp cho công tác xây dựng và ban hành văn bản quy
phạm pháp luật được thuận lợi và dễ dàng hơn.
3. Văn bản pháp luật quy định về quy trình xây dựng và ban hành
văn bản quy phạm pháp luật
Quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật được quy
định trong các văn bản sau:
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996, được sửa đổi, bổ
sung năm 2002;

11


Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ
ban nhân dân;
Nghị định 161/2005/NĐ-CP của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và
Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp
luật;
Nghị định 91/2006/NĐ-CP của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân,
Uỷ ban nhân dân.
4. Quy trình chung xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp
luật của Uỷ ban nhân dân cấp huyện:
Quy trình chung xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của

Uỷ ban nhân dân cấp huyện gồm các bước cơ bản sau đây:
4.1. Soạn thảo quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân cấp huyện
Dự thảo quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân cấp huyện do Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân phân công và trực tiếp chỉ đạo cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ
ban nhân dân soạn thảo. Cơ quan soạn thảo có trách nhiệm xây dựng dự thảo và
tờ trình dự thảo quyết định, chỉ thị.
Căn cứ vào tính chất, nội dung của dự thảo quyết định, chỉ thị, cơ quan
soạn thảo tổ chức kấy ý kiến của cơ quan, tổ chức hữu quan, đối tượng chịu sự
tác động trực tiếp của quyết định, chỉ thị.
Cơ quan, tổ chức hữu quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng
văn bản trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được dự thảo quyết định, chỉ
thị.
Trong trường hợp lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của
quyết định, chỉ thị thì cơ quan lấy ý kiến có trách nhiệm xác định những vấn đề
cần lấy ý kiến, địa chỉ nhận ý kiến và dành ít nhất năm ngày, kể từ ngày tổ chức
lấy ý kiến để các đối tượng được lấy ý kiến góp ý vào dự thảo quyết định, chỉ
thị.

12


4.2. Thẩm định dự thảo quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân cấp
huyện
Dự thảo quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải được cơ
quan tư pháp cùng cấp thẩm định trước khi trình Uỷ ban nhân dân. Chậm nhất là
mười ngày trước ngày Uỷ ban nhân dân họp, cơ quan soạn thảo phải gửi hồ sơ
dự thảo quyết định, chỉ thị đến cơ quan tư pháp để thẩm định. Phạm vi thẩm
định của cơ quan tư pháp bao gồm:
Sự cần thiết ban hành, đối tượng, phạm vi điều chỉnh của dự thảo quyết
định, chỉ thị;

Tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo quyết định, chỉ
thị với hệ thống pháp luật;
Ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo văn bản.
Cơ quan tư pháp có thể đưa ra ý kiến về tính khả thi của dự thảo quyết
định, chỉ thị. Chậm nhất là bảy ngày trước ngày Uỷ ban nhân dân họp, cơ quan
tư pháp gửi báo cáo thẩm định đến cơ quan soạn thảo.
4.3. Xem xét, thông qua dự thảo quyết định, chỉ thị của Uỷ ban
nhân dân cấp huyện
Cơ quan, đơn vị soạn thảo trình hồ sơ trình duyệt dự thảo văn bản lên
cấp trên xem xét và thông qua. Thông qua và ký ban hành văn bản đúng thẩm
quyền và thủ tục luật định.Việc thông qua văn bản được tiến hành hình thức tổ
chức phiên họp. Người ký ban hành văn bản phải chịu trách nhiệm pháp lý về
văn bản mình ký, do vậy trước khi ký cần xem xét kỹ về nội dung và thể thức
của văn bản.
- Việc xem xét, thông qua dự thảo quyết định, chỉ thị tại phiên họp Uỷ
ban nhân dân được tiến hành theo trình tự sau:
Đại diện cơ quan soạn thảo trình bày dự thảo quyết định, chỉ thị;
Đại diện cơ quan tư pháp trình bày báo cáo thẩm định Uỷ ban nhân dân
thảo luận và biểu quyết thông qua dự thảo quyết định, chỉ thị.
- Dự thảo quyết định, chỉ thị được thông qua khi có quá nửa số thành
viên Uỷ ban nhân dân biểu quyết tán thành.
13


- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thay mặt Uỷ ban nhân dân ký ban hành
quyết định, chỉ thị.
4.4. Công bố
Văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân huyện phải được niêm
yết tại trụ sở của cơ quan ban hành và những địa điểm khác do Uỷ ban nhân dân
quyết định. Đồng thời các văn bản này cũng phải được đưa tin trên các phương

tiện thông tin đại chúng.
4.5. Gửi và lưu trữ văn bản
Văn bản sau khi được ký ban hành phải được làm thủ tục gửi đi kịp thời
và lưu trữ theo quy định của pháp luật.

CHƯƠNG II : QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN
QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN
14


THÀNH PHỐ VINH
I. Tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ ban
nhân dân thành phố Vinh
1. Khái quát về thành phố Vinh
Thành phố Vinh là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh Nghệ
An. Tuy diện tích không lớn nhưng Vinh là đô thị được hình thành khá sớm, nổi
tiếng với truyền thống hiếu học, yêu nước giàu tinh thần cách mạng với nhiều
dấu mốc lịch sử quan trọng.
Năm 1786, sau khi đập tan chúa Nguyễn ở Đàng Trong, Nguyễn Huệ kéo
quân ra Bắc dẹp chúa Trịnh đã bỏ đường Thượng đạo mà đi theo đường Gián
đạo đã phát hiện ra vùng đất Yên Trường(Vinh ngày nay). Sau khi dẹp tan quân
Trịnh thống nhất đất nước, Nguyễn Huệ đã chọn Yên Trường làm kinh đô với
tên gọi là Phượng Hoàng Trung Đô. Đây được coi là dấu ấn lịch sử quan trọng
của thành phố Vinh.
Dưới các triều đại phong kiến Vinh là một trong những trung tâm học vấn
lớn ở trong nước. Do đó, Vinh nổi lên như một đô thị trung tâm công nghiệp của
miền Trung với nhiều nhà máy, xí nghiệp, bến cảng…Vinh cũng là thành phố
của thợ thuyền với hàng vạn công nhân. Với tinh thần yêu nước sâu sắc, nhân
dân thành Vinh đã có nhiều chiến công vang dội trong lịch sử cách mạng của
dân tộc mà tiêu biểu là phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xô viết

Nghệ Tĩnh.
Ngày 24 - 01-1946, Chủ tịch nước ban hành Sắc lệnh số 2 tạm coi Vinh là
thị xã. Ngày 10- 10-1963, Hội đồng Chính phủ ra quyết định số 148/CP thành
lập thành phố Vinh.Vinh lúc này được coi là một trong năm thành phố công
nhiệp lớn nhất miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Ngày 13-8-1993, Thủ tướng Chính
phủ ra quyết định công nhận Vinh là đô thị loại II. Ngày 30-9-2005, Chính phủ
ban hành quyết định số 239/2005/QĐ-CP phê duyệt Đề án xây dựng và phát
triển Vinh thành đô thị trung tâm Bắc Trung bộ.
2. Tổ chức bộ máy

15


Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh do Hội đồng nhân dân thành phố Vinh
bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thành phố
Vinh là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội
đồng nhân dân thành phố Vinh và cơ quan nhà nước cấp trên.
Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh thực hiện chức năng quản lý nhà nước
trên địa bàn thành phố Vinh, góp phần đảm bảo sự chỉ đạo, quản lý thống nhất
trong bộ máy hành chính nhà nước từ Trung ương tới cơ sở.
Tổ chức bộ máy của Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh gồm có: một Chủ
tịch và ba Phó Chủ tịch. Trong đó, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân là đại biểu Hội
đồng nhân dân, các thành viên khác không nhất thiết phải là đại biểu Hội đòng
nhân dân.
Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh có 17 phòng, ban chuyên môn gồm có:
phòng kinh tế, phòng công nghiệp - thương mại - du lịch, phòng tài chính, phòng
thống kê, phòng tài nguyên - môi trường, phòng quản ký đô thị, tổ đền bù giải
phóng mặt bằng, phòng văn hóa - thể thao, phòng y tế, phòng giáo dục và đào
tạo, uỷ ban dân số gia đình và trẻ em, văn phòng Hội đồng nhân dân - Uỷ ban
nhân dân, phòng tư pháp, thanh tra nhà nước, phòng kế hoạch và đầu tư, phòng

tôn giáo và phòng nội vụ - lao động, thương binh và xã hội. Về tổ chức của các
cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố được quy định tại Nghị
định 172/2004/NĐ-CP ngày 29/9/2004 về vị trí chức năng, nhiệm vụ của các
phòng ban chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân.
Dưới đây là sơ đồ mô tả tổ chức bộ máy của Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh:
Chủ tịch UBND

PCT đô thị

PCT kinh tế

P.
Ki
nh
tế

P.C
NT
MDL

P.T
ài
chí
nh

P.T
hố
ng



P.T
NMô
i
trư
ờn
g

P.
Qu
ản

đô
thị

Tổ
đền
bù,
GP
M
B

PCT văn xã

P.
V.h
oáT.t
hao

P.
Y

tế
16

UB
dân
số.

TE

P.
Giá
o
duc
Đtạ
o

VP
.H
ĐUB
ND

P.T
ư
phá
p

Th
anh
tra
NN


P.
KH
Đầ
u


p.T
ôn
giá
o

P.
NV

,T
B,
XH


3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh
3.1. Trong lĩnh vực kinh tế, Uỷ ban nhân dân thành phố thực hiện
những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây
Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình Hội đồng
nhân dân cùng cấp thông qua để trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; tổ
chức và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đó. Lập dự toán thu chi ngân sách nhà
nước trên địa bàn; dự toán thu chi ngân sách địa phương, phương án phân bổ dự
toán ngân sách cấp mình; quyết toán ngân sách địa phương; lập dự toán điều
chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết trình Hội đồng nhân dân
cùng cấp quyết định và báo cáo Uỷ ban nhân dân, cơ quan tài chính cấp trên trực

tiếp. Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương, hướng dẫn, kiểm tra Uỷ ban nhân
dân xã, phường xây dựng và thực hiện ngân sách địa phương theo quy định của
pháp luật. Phê chuẩn kế hoạch kinh tế - xã hội của xã , phường.
3.2. Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, đất đai, thuỷ lợi, Uỷ
ban nhân dân thành phố thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau đây
Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua các chương trình
khuyến khích phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp ở thành phố và tổ
chức thực hiện các chương trình đó; Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực
17


hiện các biện pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp, bảo vệ
rừng, trồng rừng và khai thác lâm sản; phát triển ngành nghề đánh bắt nuôi trồng
và chế biến thuỷ sản.Thực hiện giao đất, cho thuê đất, thuê hồi đất đối với cá
nhân và hộ gia đình, giải quyết các tranh chấp về đất đai, thanh tra đất đai theo
quy định của pháp luật.
Xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của Uỷ ban nhân dân xã,
thị trấn.
Xây dựng và quy hoạch thuỷ lợi; tổ chức bảo vệ đê điều, các công trình
thuỷ lợi vừa và nhỏ; quản lý mạng lưới thuỷ nông trên địa bàn thành phố theo
quy định của pháp luật.
3.3. Trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, Uỷ ban nhân
dân thành phố thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây
Tham gia với Uỷ ban nhân dân tỉnh trong việc xây dựng quy hoạch kế
hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn Thành phố. Xây
dựng và phát triển các cơ sở công nghiệp tiểu thủ công nghiệp ở các phường, xã,
thị trấn. Tổ chức thực hiện xây dựng và phát triển các làng nghề truyền thống,
sản xuất sản phẩm có giá trị tiêu dung và xuất khẩu; phát triển cơ sở chế biến
nông, lâm, thuỷ sản và các cơ sở công nghiệp khác theo sự chỉ đạo của Uỷ ban
nhân dân tỉnh.

3.4. Trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải, Uỷ ban nhân dân
thành phố thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây
Tổ chức lập, trình duyệt hoặc xét duyệt theo thẩm quyền quy hoạch xây
dựng thị trấn, điểm dân cư trên địa bàn thành phố; quản lý việc thực hiện quy
hoạch xây dựng đâ được phê duyệt. Quản lý, khai thác, sử dụng các công trình
giao thông và kết cấu hạ tầng cơ sở theo sự phân cấp. Quản lý việc xây dựng,
cấp giấy phép xây dựng và kiểm tra việc thực hiện pháp luật về xây dựng; tổ
chức thực hiện các chính sách về nhà ở; quản lý đất ở và quỹ nhà thuộc sở hữu
nhà nước trên địa bàn. Quản lý việc khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây
dựng theo phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.

18


3.5. Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch, Uỷ ban nhân dân
Thành phố thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây
Xây dựng, phát triển mạng lưới thương mại, dịch vụ, du lịch và kiểm tra
việc chấp hành quy định của Nhà nước về hoạt động thương mại, dịch vụ và du
lịch trên địa bàn Thành phố. Kiểm tra việc thực hiện các quy tắc về an toàn và
vệ sinh trong hoạt động thương mại, dịch vụ và du lịch trên địa bàn. Kiểm tra
việc chấp hành quy định của Nhà nước về hoạt động thương mại, dịch vụ và du
lịch trên địa bàn.
3.6. Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thông tin và thể dục thể
thao, Uỷ ban nhân dân Thành phố thực hiện những nhiệm vụ quyền hạn
sau đây
Xây dựng các chương trình, đề án phát triển văn hoá, giáo dục, thông tin,
thể dục thể thao, y tế, phát thanh trên địa bàn Thành phố và tổ chức thực hiện
sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tổ chức và kiểm tra việc thực hiện
các quy định của pháp luật về phổ cập giáo dục, quản lý các trường tiểu học,
trung học cơ sở, trường dạy nghề, tổ chức các trường mầm non, thực hiện chủ

trương xã hội hoá giáo dục trên địa bàn; chỉ đạo việc xoá mù chữ và thực hiện
các quy định về tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi cử. Quản lý các công trình
công cộng được phân; hướng dẫn về các phong trào văn hoá, hoạt động của các
trung tâm văn hoá - thông tin, thể dục thể thao; bảo vệ và phát huy giá trị các
khu di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh do thành phố quản lý. Thực
hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế; quản lý các trung tâm y tế; trạm y tế; chỉ
đạo và kiểm tra việc bảo vệ sức khoẻ nhân dân; phòng chống dịch bệnh; bảo vệ
và chăm sóc người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa; bảo vệ và
chăm sóc bà mẹ, trẻ em; thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.
Kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động của các cơ sở hành nghề y,
dược tư nhân, cơ sở in, phát hành xuất bản phẩm. Tổ chức chỉ đạo việc dạy
nghề, giải quyết việc làm cho người lao động; tổ chức thực hiện phong trào xoá
đói giảm nghèo; hướng dẫn hoạt động từ thiện nhân đạo.

19


3.7. Trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường,
Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây
Thực hiện các biện pháp ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ phục
vụ sản xuất và đời sống nhân dân ở địa phương. Tổ chức thực hiện bảo vệ
môi trường; phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt. Tổ chức thực
hiện các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn đo lường và chất lượng sản
phẩm; kiểm tra chất lượng sản phẩm và hàng hoá trên địa bàn huyện; ngăn
chặn việc sản xuất và lưu hành hàng giả, hàng kém chất lượng tại địa phương.
3.8. Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội,
Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây
Tổ chức phong trào quần chúng tham gia xây dựng lực lượng vũ
trang và quốc phòng toàn dân; thực hiện kế hoạch xây dựng khu vực phòng
thủ huyện; quản lý lực lượng dự bị động viên; chỉ đạo việc xây dựng lực

lượng dân quân tự vệ, công tác huấn luyện dân quân tự vệ. Tổ chức đăng
ký, khám tuyển nghĩa vụ quân sự; quyết định việc nhập ngũ, giao quân, việc
hoãn, miễn thi hành nghĩa vụ quân sự và xử lý các trường hợp vi phạm theo
quy định của pháp luật. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự,
an toàn xã hội, xây dựng lực lượng công an nhân dân huyện vững mạnh,
bảo vệ bí mật nhà nước; thực hiện các biện pháp phòng ngừa, chống tội
phạm, các tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác ở địa
phương. Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về
quản lý hộ khẩu, quản lý việc cư trú, đi lại của người nước ngoài ở địa
phương. Tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân tham gia phong trào
bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3.9. Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn
giáo, Uỷ ban nhân dân huyện có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây
Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật về dân
tộc và tôn giáo. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao về các chương
trình, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đối với vùng đồng
bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng có khó khăn đặc biệt. Chỉ đạo
20


và kiểm tra việc thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo; quyền tự
do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào của công
dân ở địa phương. Quyết định biện pháp ngăn chặn hành vi xâm phạm tự do
tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái những
quy định của pháp luật và chính sách của Nhà nước theo quy định của pháp
luật.
3.10. Trong việc thi hành pháp luật, Uỷ ban nhân dân huyện
thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây
Chỉ đạo, tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra
việc chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ

quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp. Tổ
chức thực hiện và chỉ đạo Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện các biện
pháp bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội,
tổ chức kinh tế, bảo vệ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các
quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân. Chỉ đạo việc thực hiện công
tác hộ tịch trên địa bàn. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác thi hành án
theo quy định của pháp luật. Tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện công tác kiểm
tra, thanh tra nhà nước; tổ chức tiếp dân, giải quyết kịp thời khiếu nại, tố
cáo và kiến nghị của công dân; hướng dẫn, chỉ đạo công tác hoà giải ở xã,
thị trấn.
3.11. Trong việc xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành
chính, Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn
sau đây
Tổ chức thực hiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng
nhân dân theo quy định của pháp luật. Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm
vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp
mình theo hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân cấp trên. Quản lý công tác tổ
chức, biên chế, lao động, tiền lương theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp
trên. Quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới, bản đồ địa giới hành chính của huyện.
Xây dựng đề án thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính ở
21


địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua để trình cấp trên
xem xét, quyết định.
II.

Quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm

pháp luật của Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh

1. Cơ sở pháp lý
Quyết định số 86/2005/QĐ-UBND ngày 03 tháng 10 năm 2005 của Uỷ
ban nhân dân tỉnh Nghệ An về việc ban hành quy trình, thủ tục soạn thảo, ban
hành văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân các cấp trên địa bàn
tỉnh Nghệ An;
Quyết định số 25/2006/QĐ-UB về việc ban hành “quy trình xây dựng
và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân thành phố
Vinh”.
2. Mục đích
Thống nhất các bước thực hiện nhằm mục đích xây dựng, ban hành các
văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân thành phố
Vinh, bao gồm: Quyết định, Chỉ thị để thi hành Hiến pháp, Luật, văn bản của cơ
quan quản lý nhà nước cấp trên, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp
nhằm thực hiện chức năng quản lý và điều hành các nhiệm vụ kinh tế - xã hội,
an ninh - quốc phòng trên địa bàn thành phố.
3. Phạm vi áp dụng
Các phòng, ban chuyên môn của Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh và các
cơ quan, đơn vị trực thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố.
4. Nội dung
4.1. Lưu đồ

22


Trách nhiệm

Nội dung

Tài liệu liên
quan


Bước 1:
Các đơn vị
Bước 2:

Lập dự kiến danh mục văn
bản QPPL cần ban hành
Lập CT ban hành văn bản QPPL

PhòngTư pháp
Bước 3:

BM- TP- 06

Chủ tịch UBND

Phê duyệt
CT

Bước 4:

Xây dựng dự thảo VB QPPL

Đơn vị soạn thảo
Bước 5:
Đơn vị soạn thảo,
đơn vị liên quan

Bước 7:


BM-TP-06

BM-TP-07,08,09
Tổ chức lấy ý kiến & trả lời góp ý
Sửa đổi, bổ sung dự thảo văn bản QPPL
và gửi thẩm định

Bước 6:
Đơn vị soạn thảo

BM- TP- 05

Thẩm định dự thảo văn bản QPPL

Hoàn chỉnh dự thảo & trình duyệt

BM-TP-07,08,09

BM-TP-07,08,09

BM-TP-07,08,09

Phòng Tư pháp
Bước 8:
Đơn vị soạn thảo

Phê duyệt

Văn phòng
Bước 9: UBND

Bước 10:

Ghi số, Sao gửi văn bản để thực hiện
Lưu hồ sơ

Văn Thư
Bước 11:
Văn thư

23

BM-TP-07,08,09

BM-TP-07,08,09

BM-TP-07,08,09


4.2. Mô tả nội dung
4.2.1. Lập dự kiến danh mục văn bản quy phạm pháp luật cần ban
hành trong năm
Trước ngày 01 tháng 12 hàng năm, các phòng, ban ngành, cơ quan, đơn
vị trực thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình,
lập danh mục theo biểu mẫu (BM-TP-05) các văn bản quy phạm pháp luật thuộc
thẩm quyền ban hành của Uỷ ban nhân dân thành phố đưa vào “Chương trình
ban hành văn bản quy phạm pháp luật ” gửi phòng Tư pháp thành phố để tổng
hợp.
4.2.2. Tổng hợp, lập “Chương trình ban hành văn bản quy phạm
pháp luật”
Phòng Tư pháp tổng hợp danh mục các văn bản quy phạm pháp luật theo

kiến nghị của các phòng, ban ngành, đơn vị để lập “Chương trình ban hành các
văn bảnquy phạm pháp luật” thuộc thẩm quyền ban hành của Uỷ ban nhân dân
thành phố cho năm kế tiếp trình Uỷ ban nhân dân thành phố phê duyệt. Biểu
mẫu (BM-TP-06)
4.2.3. Phê duyệt “Chương trình ban hành văn bản quy pháp luật”
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố thay mặt Uỷ ban nhân dân thành phố
ký phê duyệt “Chương trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật”.
- Điều chỉnh “Chương trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật” (nếu
cần thiết):
Trong trường hợp có những văn bản quy phạm pháp luật cần ban hành
nhưng chưa có trong Chương trình đã được phê duyệt, hoặc trong trường hợp
cần thiết khác, các phòng, ban, đơn vị có trách nhiệm phối hợp với phòng Tư
pháp kiến nghị Uỷ ban nhân dân thành phố điều chỉnh “Chương trình ban hành
văn bản quy phạm pháp luật ”.

24


4.2.4. Xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
Trên cơ sở “Chương trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật” đã được
Uỷ ban nhân dân thông qua, các phòng, ban, đơn vị chủ động tiến hành xây
dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo quy định. Trường hợp nội dung
dự thảo có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị khác
thuộc phạm vi quản lý của Uỷ ban nhân dân thành phố và cần có sự tham gia
của các cơ quan, đơn vị liên quan vào quá trình soạn thảo, cơ quan chuyên môn
chủ trì có trách nhiệm thống nhất với các đơn vị đó để trình Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân quyết định thành lập Tổ soạn thảo.
4.2.5. Tổ chức lấy ý kiến góp ý và trả lời góp ý
Căn cứ vào tính chất và nội dung của dự thảo văn bảnquy phạm pháp luật,
cơ quan soạn thảo tổ chức lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức hữu quan, đối tượng

chịu sự tác động trực tiếp của văn bản.
Trong trường hợp lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của
văn bản quy phạm pháp luật thì cơ quan lấy ý kiến các trách nhiệm xác định
những vấn đề cần lấy ý kiến, địa chỉ nhận ý kiến.
- Trả lời nội dung góp ý:
Cơ quan, tổ chức hữu quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng
văn bản trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được dự thảo văn bản quy
phạm pháp luật.
Đối tượng chịu sự tác động của văn bản có thể góp ý vào dự thảo văn bản
trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu lấy ý kiến.
- Tổng hợp ý kiến góp ý:
Sau khi nhận được ý kiến tham gia, cơ quan soạn thảo có trách nhiệm
tổng hợp nội dung những ý kiến tham gia.

25


4.2.6. Sửa đổi, bổ sung dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và gửi
thẩm định
- Sau khi tổng hợp các ý kiến góp ý, cơ quan chủ trì soạn thảo phải nghiên
cứu để sửa đổi, bổ sung lại dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
Đối với những vấn đề có ý kiến khác nhau, cơ quan soạn thảo phải thảo
luận với tổ chức, cơ quan tham gia ý kiến để thống nhất lại. Đối với những nội
dung chưa thống nhất, cơ quan soạn thảo báo cáo Chủ tịch để xin ý kiến chỉ đạo.
Tuỳ theo tính chất, nội dung dự thảo hoặc nếu xét thấy cần thiết, cơ quan
soạn thảo có thể báo cáo Chủ tịch để tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị
có liên quan lần tiếp theo để hoàn thiện thêm dự thảo.
- Gửi hồ sơ thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật:
Chậm nhất là 10 ngày trước ngày Uỷ ban nhân dân họp thông qua dự thảo
văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan soạn thảo phải gửi hồ sơ dự thảo văn bản

quy phạm pháp luật đến phòng Tư pháp để thẩm định.
4.2.7. Thẩm định và gửi báo cáo thẩm định
Phòng Tư pháp có trách nhiệm thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp
luật trước khi trình Uỷ ban nhân dân xem xét, thông qua.
Chậm nhất là 07 ngày trước ngày Uỷ ban nhân dân họp, phòng Tư pháp
gửi báo cáo thẩm định đến cơ quan soạn thảo.
4.2.8. Hoàn chỉnh hồ sơ dự thảo trình Uỷ ban nhân dân thành phố
- Sau khi nhận được báo cáo thẩm định của phòng Tư pháp, cơ quan chủ
trì soạn thảo hoàn chỉnh lại hồ sơ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Hồ sơ
gồm có:
+ Tờ trình và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật;
+ Báo cáo thẩm định;
+ Bản tổng hợp ý kiến về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật;
+ Các tài liệu có liên quan.

26


×