Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Báo cáo thực tập một số vấn đề về thực trạng và giải pháp nâng cao văn hoá công sở tại phòng lao động thương binh và xã hội huyện phúc thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.87 KB, 26 trang )

Một số vấn đề về thực trạng và giải pháp nâng cao văn hoá công sở tại phòng LĐTBXH
huyện Phúc Thọ

A. LỜI MỞ ĐẦU
Văn hoá công sở được quan niệm là hệ thống những giá trị, niềm tin,
sự mong đợi của các thành viên trong tổ chức, tác động qua lại với cơ cấu
chính thức và tạo nên những chuẩn mực hành động như những giả thiết không
bị chất vấn về truyền thống và cách thức làm việc của tổ chức mà mọi người
trong đó đều tuân theo khi làm việc.
Chính văn hoá công sở cho phép người ta phân biệt được các tổ chức
với nhau thông qua những phương thức điều hành khác nhau. Gọi là “Văn
hoá” vì nó hướng tổ chức tới những giá trị về tinh thần và ảnh hưởng đến nếp
suy nghĩ làm việc của các thành viên khi gia nhập vào tổ chức, chấp nhận nó
như một truyền thống.Văn hoá công sở ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
của tổ chức, đến phương thức tồn tại và phát triển của tổ chức.
Xuất phát từ bản chất của Nhà nước ta và từ mục đích chung của cả chương
trình tổng thể cải cách hành chính, vấn đề xây dựng văn hoá công sở đã được
đặt ra trong giai đoạn cải cách hành chính từ năm 2006 -2010. Thực chất của
việc xây dựng văn hoá công sở là công khai, minh bạch về thủ tục trong giải
quyết các công việc cho các tổ chức, công dân, cũng như về các quy định
quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm cán bộ, công chức trong hoạt động công vụ;
xây dựng lề lối, mối quan hệ làm việc thật sự khoa học, hiệu quả, thiết thực
nhằm bảo đảm kỷ cương, kỷ luật trong các cơ quan nhà nước; thực hiện Quy
chế Dân chủ ở cơ sở nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, sự tương trợ,
đồng thuận và trách nhiệm của mọi cán bộ, công chức.
Việc ban hành Quy chế Văn hoá công sở tại các cơ quan hành chính
nhà nước(kèm theo Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm
2007 của Thủ tướng Chính phủ) một lần nữa cho thấy tầm quan trọng, tính
cấp thiết của vấn đề xây dựng văn hoá công sở nhằm tạo hiệu quả làm việc,

Hà Thị Diệp – KH6H



1


Một số vấn đề về thực trạng và giải pháp nâng cao văn hoá công sở tại phòng LĐTBXH
huyện Phúc Thọ

uy tín,”thương hiệu” của cơ quan công quyền, hướng tới một nền hành chính
phục vụ và đáp ứng được các yêu cầu mới của thời kỳ hội nhập
1. Tóm tắt quá trình thực tập và nội dung thực tập
Trong quá trình thực tập tại cơ quan từ ngày 02/3 đến ngày 02/5/2009,
tôi đã cố gắng học hỏi, lấy số liệu nghiên cứu, hoàn thành những công việc
được giao, vận dụng lý thuyết vào thực tế và bước đầu đi sâu tìm hiểu vấn đề
văn hóa công sở. Bên cạnh đó, tôi đã học được phong cách làm việc khoa học
của một cán bộ, công chức, môi trường làm việc trong cơ quan Nhà Nước,
quy chế làm việc của cơ quan cũng như của Phòng.
Sau đây tôi xin báo cáo những kết quả đã đạt được trong quá trình thực
tập, nghiên cứu, khảo sát thực tế hoạt động nghiệp vụ của cán bộ, công chức
nơi tôi thực tập. Trong quá trình thực tập tại phòng Lao động thương binh xã
hội huyện Phúc Thọ Hà Nội từ ngày 02/03 đến ngày 02/05/2009, dù thời gian
thực tập là không dài nhưng bước đầu tôi đã tìm hiểu được những hoạt động
chính của phòng thông qua việc nghiên cứu tài liệu, quan sát hoạt động của
cán bộ, công chức.
Tuần đầu tiên nhiệm vụ của tôi là làm quen với những cán bộ, công
chức phòng, tìm hiểu nguyên tắc hoạt động, nắm bắt thời gian làm việc, lề lối
làm việc của phòng….Được sự giúp đỡ của người hướng dẫn thực tập, tôi đã
được biết về quá trình thành lập, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ
chức của phòng LĐTBXH. Từ đó, tôi đã có một cái nhìn tổng quát về những
hoạt chính của phòng. Nhờ sự nhiệt tình của cán bộ, công chức trong cơ quan
và đặc biệt là nhờ sự chỉ bảo tận tình của người hướng dẫn thực tập, tôi đã

nhanh chóng hoà nhập với môi trường mới.
Tuần tiếp theo, tôi đã cùng với chuyên viên trong phòng tìm hiểu về
vấn đề văn hóa công sở, là cơ sở chủ yếu cho tôi hoàn thành đề tài báo cáo
thực tập.

Hà Thị Diệp – KH6H

2


Một số vấn đề về thực trạng và giải pháp nâng cao văn hoá công sở tại phòng LĐTBXH
huyện Phúc Thọ

THỰC TRẠNG VĂN HÓA CÔNG SỞ
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH ĐƠN VỊ THỰC TẬP.
1. Đặc điểm tình hình Ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ.
1.1. Cơ cấu tổ chức
Cơ quan UBND huyện Phúc Thọ là một cơ quan hành chính Nhà nước.
Theo điều 123 Hiến pháp của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
năm 1992 quy định: “UBND do HĐND bầu ra, là cơ quan chấp hành của
HĐND, là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp
hành hiến pháp, luật, các văn bản luật của cơ quan Nhà nước cấp trên và nghị
quyết của HĐND”.
Theo quy định trên thì UBND huyện Phúc Thọ có chức năng quản lý
hành chính nhà nước trên các lĩnh vực Kinh tế, Văn hóa xã hội, trong phạm vi
lãnh thổ mà mình quản lý.
Cơ quan UBND huyện Phúc Thọ có văn phòng HĐND – UBND
và 12 phòng ban đó là: Nội vụ; Tư pháp; Tài chính kế hoạch; Tài nguyên môi
trường; Lao động thương binh xã hội; Văn hóa thông tin; Giáo dục đào tạo;
Văn hóa thông tin; Thanh tra; Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Thanh

tra; Văn phòng HĐND- UBND.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan UBND huyện Phúc Thọ.
- Hướng dẫn kiểm tra đôn đốc các xã, phường, thị trấn xây dựng và
chấp hành kế hoạch kinh tế, văn hóa, và ngân sách.
- Lãnh đạo các xã phát triển các công trình thủy lợi, giao thông vận tải
và sự nghiệp VH- GD, xã hội có tính chất liên xã.

Hà Thị Diệp – KH6H

3


Một số vấn đề về thực trạng và giải pháp nâng cao văn hoá công sở tại phòng LĐTBXH
huyện Phúc Thọ

- Quản lý về các lĩnh vực Ngân hàng Tài chính, văn hóa, giáo dục, y tế,
quản lý về công tác bưu điện phát thanh truyền hình và sự nghiệp lợi ích cộng
đồng của huyện.
- Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng lực lượng
vũ trang và quốc phòng toàn dân, thực hiện chế độ quân sự, xây dựng lực
lượng dân quan tự vệ, quản lý hộ tịch hộ khẩu của địa phương mình.
- Phòng chống tệ nạn, bảo vệ tài sản của Nhà nước, bảo vệ tính mạng,
tự do danh dự, quyền và lợi ích chính đáng của công dân. Chống tham nhũng,
buôn lậu, các tệ nạn xã hội trên địa bàn huyện.
- Quản lý công tác tổ chức biên chế, lao động, tiền lương.
- Tổ chức và chỉ đạo công tác thi hành án của địa phương mình theo
quy định của pháp luật.
- Xem xét chỉ đạo việc giả quyết các đơn tố cáo, khiếu nại cán bộ nhân
dân trong huyện.
- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc thẩm quyền của huyện thực

hiện các chủ trương, chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, an ninh
quốc phòng.
- Ra các quyết định, chỉ thị để thực hiện Nghị quyết của HĐND, của
các cơ quan cấp trên, kiểm điểm việc thi hành các quyết định, chỉ thị đó.
2. Đặc điểm tình hình phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện
Phúc Thọ.
2.1.Sơ lược lịch sử thành lập và phát triển.
Phòng Lao đông Thương binh và Xã hội huyện Phúc Thọ là một trong
12 phòng ban thuộc huyện Phúc Thọ. Phòng ra đời đầu tiên với tên gọi là
phòng Lao động Thương binh và Xã hội. Với chức năng nhiệm vụ được giao
là thực hiện chế độ chính sách ưu đãi cho người có công với cách mạng và

Hà Thị Diệp – KH6H

4


Một số vấn đề về thực trạng và giải pháp nâng cao văn hoá công sở tại phòng LĐTBXH
huyện Phúc Thọ

thân nhân họ. Trải qua các thời kỳ phòng luôn thực hiện tốt nhiệm vụ được
giao, được cơ quan UBND huyện, các cấp Ủy, Đảng khen thưởng.
Đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ đổi mới chế độ đối với người
có công đã thực hiện ổn định. Phòng đảm nhận thêm nhiệm vụ mới được giao
về việc thực hiện tổ chức lao động, bảo trợ xã hội và an sinh xã hội.
Tiếp tục với nhiệm vụ được giao phòng đổi tên thành phòng Lao động
Thương binh và xã hội.
2.2. Chức năng, nhiệm vụ và hệ thống tổ chức bộ máy phòng Lao đông
Thương binh và Xã hội.
* Chức năng, nhiệm vụ.

Căn cứ phương hướng phát triển kinh tế xã hôi của thành phố, huyện
hướng dẫn phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện xây dựng trình
UBND huyện phương hướng, nhiệm vụ công tác LĐTB – XH trên địa bàn
huyện và triển khai thực hiện phương hướng nhiệm vụ đã được duyệt.
Hưỡng dẫn chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan để hướng dẫn
thực hiện pháp luật, chính sách chế độ về lĩnh vực lao động tiền lương, tiền
công, việc bảo hộ lao động, điều kiện lao động, nghĩa vụ lao dộng công ích và
chương trình xóa đói giảm nghèo.
Tổ chức thức hiện và kiêm tra việc thực hiện các chính sách chế độ đối
với thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng, quân nhân
phục viên chuyên nghành, người tàn tật, trẻ mồ côi, người nhà không nơi
nương tựa, người gặp khó khăn hiểm nghèo, các nạn nhân chiến tranh và đối
tượng xã hội khác cần sự hỗ trợ của nhà nước và xã hội.
Hướng dẫn thực hiện kiểm tra chế độ BHXH.
Quản lý và chỉ đạo các cơ sở sự nghiệp LDTB&XH trên địa bàn, nhà
TBXH, đơn vị dạy nghề, dịch vụ việc lam cơ sở sản xuất của thương binh và

Hà Thị Diệp – KH6H

5


Một số vấn đề về thực trạng và giải pháp nâng cao văn hoá công sở tại phòng LĐTBXH
huyện Phúc Thọ

người tàn tật, các cơ sở giáo dục, chữa trị cai nghiện ma túy, mại dâm (nếu
có).
Quản lý các nghĩa trang liệt sỹ và các công trình bia ghi công liệt sỹ
của huyện.
Phối hợp với các nghành, các đoàn thể trên địa bàn huyện, chỉ đạo

phong trào toàn dân chăm sóc, giúp đỡ đối tượng chính sách xã hội bằng các
hình thức: chăm sóc đời sống vất chất, tinh thần, thăm hỏi thương binh, bệnh
binh nặng, gia đình liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng.
Phối hợp chỉ đạo thực hiện chương trình phòng chống tệ nạn xã hổi
trước hết là mại dâm, nghiện ma túy.
Thực hiện kiểm tra, thanh tra Nhà nước trên địa bàn huyện về việc chấp
hành pháp luật, chính sách thuộc lĩnhc vực lao động thương binh xã hội.
xem xét giải quyết kịp thời các đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân
về lĩnh vực Lao động Thương binh và Xã hội, thực hiện hòa giải và quan hệ
lao động.
Tổ chức sơ kết, tổng kết các mặt công tác LĐTB& XH hàng năm và
từng thời lỳ, đề nghị khen thưởng tổ chức, cá nhân có thành tích trong công
tác LĐTB&XH.
Thực hiện thông tin báo cáo định kỳ, đột xuất với UBND huyện, Sở
LĐTB&XH về công tác LĐTB&XH.
Bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác
LĐTB&XH trên địa bàn huyện.
• Hệ thống bộ máy:

Hà Thị Diệp – KH6H

6


Một số vấn đề về thực trạng và giải pháp nâng cao văn hoá công sở tại phòng LĐTBXH
huyện Phúc Thọ

Trưởng phòng

Phó phòng


Tổ chức chính quyền

Quản lý
công
chức

Chính
quyền cơ
sở

LĐTB&XH

QL
chính
sách
NCC

LĐVL
Tệ nạn

hội…..

Kế toán
chi trả

2.3. Đội ngũ công chức, viên chức phòng nội vụ Lao động Thương binh và
xã hội.
Phòng Lao động Thương binh xã hội huyện Phúc thọ bố trí 7 người
trong đó quản lý 03 người: trưởng phòng và 2 phó trưởng phòng , chuyên viên

04 người.
Trưởng phòng phụ trách chung trước Ủy ban nhân dân, chủ tịch Ủy ban
nhân dân và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của phòng.
Phó trưởng phòng do trưởng phòng phân công, thực hiện công tác do
trưởng phòng phân công, chịu trách nhiệm trước trưởng phòng và trước pháp

Hà Thị Diệp – KH6H

7


Một số vấn đề về thực trạng và giải pháp nâng cao văn hoá công sở tại phòng LĐTBXH
huyện Phúc Thọ

luật phân công. Các chuyên viên trong từng giai đoạn cụ thể được giao một số
nhiệm vụ cụ thể và chịu trách nhiệm về chất lượng và nội dung của công việc.
Cơ cấu tổ chức của phòng Lao động và Thương binh xã hội là một thể thống
nhất làm việc theo chế độ thủ trưởng và quản lý, điều hành theo chế độ tập
trung dân chủ.
3. Những thuận lợi và khó khăn của phòng Lao động Thương binh và xã
hội huyện Phúc Thọ.
3.1. Thuận lợi.
- Phòng luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát xao của UBND
huyện, của các cấp Ủy, Đảng tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành đúng chức
năng, nhiệm vụ được giao.
- Các văn bản thông tư, chỉ thị hướng dẫn cấp trên đáp ứng đầy đủ yêu
cầu và tính chất công việc.
- Đội ngũ cán bộ phòng có kiến thức, chuyên môn vững vàng, thường
xuyên tham gia vào các lớp huấn luyện để nâng cao kiến thức năng lực lãnh
đạo.

- Cơ sở vật chất về cơ bản đã đáp ứng được theo nhu cầu và tính chất
công việc.
3.2. Khó khăn.
- Mặc dù cơ sở vật chất đã được trang bị song vẫn còn nghèo nàn trang
thiết bị chưa đựoc trang cấp đầy đủ theo yêu cầu công việc.
- Huyện Phúc Thọ là một huyện vừa mới sát nhập với Thành phố Hà
Nội do đó có một số xáo trộn nhất định, nhiều tệ nạn xã hội do đó ảnh hưởng
phần nào đến sự quản lý của cơ quan.
- Cán bộ cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu của công việc, gây khó khăn cho
việc quản lý và giải quyết chế độ đối với người có công.
Hà Thị Diệp – KH6H

8


Một số vấn đề về thực trạng và giải pháp nâng cao văn hoá công sở tại phòng LĐTBXH
huyện Phúc Thọ

- Trưởng phòng LĐTBXH đề nghị Chủ tịch UBND huyện ban hành
quyết định nâng bậc lương và gửi đến từng đối tượng.
II.THỰC TRẠNG VĂN HOÁ CÔNG SỞ TẠI UBND HUYỆN PHÚC
THỌ
1.Yêu cầu chung về văn hoá công sở trong cơ quan hành chính nhà nước
Để bảo đảm tính trang nghiêm và hiệu quả hoạt động của các cơ
quan hành chính nhà nước; xây dựng phong cách ứng xử chuẩn mực của cán
bộ,công chức, viên chức trong hoạt động công vụ, hướng tới mục tiêu xây
dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, việc thực hiện văn hoá công sở tuân thủ
các nguyên tắc sau đây:
Phù hợp với truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc và điều kiện kinh

tế -xã hội;
Phù hợp vói định hướng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức chuyên nghiệp, hiện đại;
Phù hợp với các quy định của pháp luật và mục đích, yêu cầu cải cách
hành chính, chủ trương hiện đại hoá nền hành chính.
Các quy định cụ thể:
● Về trang phục của cán bộ,công chức, viên chức:
Khi thực hiện nhiệm vụ, cán bộ, công chức, viên chức phải ăn mặc gọn
gàng, lịch sự. Cán bộ, công chức, viên chức có trang phục riêng thì thực hiện
theo quy định của pháp luật.
Lễ phục của cán bộ, công chức, viên chức là trang phục chính thức
được sử dụng trong những buổi lễ, cuộc họp trọng thể, các cuộc tiếp khách
nước ngoài.

Hà Thị Diệp – KH6H

9


Một số vấn đề về thực trạng và giải pháp nâng cao văn hoá công sở tại phòng LĐTBXH
huyện Phúc Thọ

Lễ phục của nam cán bộ, công chức, viên chức: bộ comple, áo sơ mi,
cravat
Lễ phục của nữ cán bộ, công chức, viên chức: áo dài truyền thống, bộ
comple nữ
Đối với cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số,trang
phục ngày hội dân tộc cũng coi là lễ phục.
Cán bộ, công chức, viên chức phải đeo thẻ khi thực hiện nhiệm vụ.
Thẻ cán bộ, công chức, viên chức phải có tên cơ quan, ảnh, họ và tên, chức

danh, số hiệu của cán bộ, công chức, viên chức. Bộ Nội vụ hướng dẫn thống
nhất mẫu thẻ và cách đeo thẻ đối với cán bộ, công chức, viên chức.
● Về giao tiếp và ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức:
Cán bộ, công chức, viên chức khi thi hành nhiệm vụ phải thực hiện các
uy định về những việc phải làm và những việc không được lam theo quy định
của pháp luật. Trong giao tiếp và ứng xử,cán bộ, công chức, viên chức phải có
thái độ lịch sự, tôn trọng. Ngôn ngữ giao tiếp phải rõ ràng, mạch lạc; không
nói tục, nói tiếng lóng, quát nạt.
Trong giao tiếp và ứng xử với nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức
phải nhã nhặn, lắng nghe ý kiến, giải thích, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về các
quy định liên quan đến giải quyết công việc. Cán bộ, công chức, viên chức
không được có thái độ hách dịch, nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà khi
thực hiện nhiệm vụ.
Trong giao tiếp và ứng xử với đồng nghiệp, cán bộ, công chức, viên
chức phải có thái độ trung thực, thân thiện, hợp tác.
Khi giao tiếp qua điện thoại, cán bộ, công chức, viên chức phải xưng
tên, cơ quan đơn vị nơi công tác; trao đổi ngắn gọn, tập trung vào nội dung
công việc; không ngắt điện thoại đột ngột.

Hà Thị Diệp – KH6H

10


Một số vấn đề về thực trạng và giải pháp nâng cao văn hoá công sở tại phòng LĐTBXH
huyện Phúc Thọ

● Về bài trí công sở:
Quốc huy được treo trang trọng tại phía trên cổng chính hoặc toà nhà
chính. Kích cỡ Quốc huy phải phù hợp với không gian treo. Không treo Quốc

huy quá cũ hoặc bị hư hỏng.
Quốc kỳ được treo nơi trang trọng trước công sở hoặc toà nhà chính.
Quốc kỳ phải đúng tiêu chuẩn về kích thước, màu sắc đã được hiến pháp quy
định.
Việc treo Quốc kỳ trong các buổi lễ, đón tiếp khách nước ngoài và lễ
tang tuân theo quy định về nghi lễ nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài, tổ
chức lễ tang.
Khuôn viên công sở được bài trí như sau:
Cơ quan phải có biển tên được đặt tại cổng chính trên đó ghi rõ tên gọi
đầy đủ bằng tiếng Việt và địa chỉ của cơ quan. Bộ Nội vụ hướng dẫn thống
nhất cách thể hiện biển tên cơ quan.
Phòng làm việc phải có biển tên ghi rõ tên đơn vị, họ và tên, chức danh
cán bộ, công chức, viên chức.Việc sắp xếp, bài trí phòng làm việc phải bảo
đảm gọn gàng, ngăn nắp, khoa học, hợp lý. Không lập bàn thờ, thắp hương,
không đun, nấu trong phòng làm việc.
Khu vực để phương tiện giao thông: Cơ quan có trách nhiệm bố trí khu
vực để phương tiện giao thông của cán bộ, công chức, viên chức và của người
đến giao dịch, làm việc. Không thu phí gửi phương tiện giao thông của người
đến giao dịch, làm việc.
● Các hành vi bị cấm:
- Hút thuốc lá trong phòng làm việc.
Sử dụng đồ uống có cồn tại công sở, trừ trường hợp được sự đồng ý của
lãnh đạo cơ quan vào các dịp liên hoan, lễ tết, tiếp khách ngoại giao;
- Quảng cáo thương mại tại công sở.

Hà Thị Diệp – KH6H

11



Một số vấn đề về thực trạng và giải pháp nâng cao văn hoá công sở tại phòng LĐTBXH
huyện Phúc Thọ

2. Nét đẹp văn hoá tại UBND huyện Phúc Thọ
Có thể nói các quy định về văn hoá công sở được hầu hết các cán bộ,
công chức huyện Phúc Thọ hưởng ứng và thực hiện với tinh thần tự giác cao.
Công sở là nơi cán bộ công chức làm việc, tiếp xúc, cộng tác với nhau
và cũng là nơi giao tiếp với nhân dân. Cho nên cán bộ, công chức làm việc ở
đây cần có những ứng xử văn minh, thanh lịch sao cho thể hiện được tính
đồng lòng, thống nhất trong bộ máy, thể hiện được tinh thần gắn bó với công
sở, thể hiện được vai trò của những công bộc phục vụ nhân dân.
Nhận thức được điều này, phần lớn cán bộ công chức Phúc Thọ đều
thể hiện được sự tôn trọng, nhã nhặn, trung thực, thân thiện, và hợp tác với
đồng nghiệp. Quan hệ giữa lãnh đạo với công chức là quan hệ công tác trên
dưới, có sự tôn trọng cấp trên nhưng không có tình trạng “gia đình chủ nghĩa”
gọi lãnh đạo là chú, là bác, xưng con , xưng cháu, xưng anh em... Được biết
đây là một trong những nét mới từ sau khi Thủ tướng Chính phủ ra Quyết
định số 129/2007/QĐ-TTg ban hành quy chế “Văn hoá công sở tại cơ quan
hành chính Nhà nước”. Điều này là một thành công lớn trong công tác chỉ đạo
nơi đây, một tín hiệu đáng mừng cho quyết tâm xây dựng và nâng cao văn
hoá công sở của toàn thể đội ngũ bởi trong phạm vi một huyện nhỏ, quan hệ
anh em họ hàng, bạn bè giao hữu trong bộ máy tổ chức rất phổ biến, khó
tránh khỏi việc xưng hô thân mật theo thói quen. Điều đáng nói ở đây là việc
xưng hô theo quan hệ công tác, đã góp phần làm cho việc giải quyết công việc
trở nên rõ ràng, nghiêm túc, thể hiện được công sở là nơi để làm việc công
chứ không bao gồm những quan hệ riêng tư, không giải quyết công việc theo
tình cảm làm giảm tính công bằng, minh bạch.
Hơn nữa, ở Phúc Thọ không có tình trạng lãnh đạo gọi cấp dưới xách
mé hoặc coi thường người giúp việc mình. Chứng tỏ mọi người ý thức được
mỗi người có cương vị và trách nhiệm được giao, nên cần biết tự trọng và tôn

trọng người khác.

Hà Thị Diệp – KH6H

12


Một số vấn đề về thực trạng và giải pháp nâng cao văn hoá công sở tại phòng LĐTBXH
huyện Phúc Thọ

Tính thứ bậc của các cơ quan trong hệ thống hành chính được đảm
bảo, cấp dưới phục tùng cấp trên, cấp trên có quyền lãnh đạo, kiểm tra cấp
dưới.
Đặc biệt phải nói đến thái độ của người công chức Phúc Thọ thể hiện
trên hai khía cạnh đó là tinh thần công sở và tinh thần tập thể. Một điều đáng
nói ở đây là tình cảm, tinh thần gắn bó của người công chức Phúc Thọ đối với
công sở mà họ đang công tác.
Hầu hết cán bộ công chức nơi đây đều thể hiện tinh thần công sở qua
công thức “ chúng tôi, thuộc cơ quan...” với niềm tự hào, tính xây dựng cao.
Điều này thể hiện sự gắn bó với truyền thống, với con người trong đó, đồng
thời họ sẽ thể hiện sự phản đối đối với những gì làm tổn thương (ảnh hưởng
xấu) đến uy tín của cơ quan mình. Tuy nhiên tinh thần công sở ở đây rất hài
hoà không thể hiện tính cục bộ địa phương. Bên cạnh đó chính là tính trách
nhiệm trong công việc, sự hợp tác nhịp nhàng giữa các khâu, các bộ phận. Tất
cả tạo nên bầu không khí làm việc vừa nghiêm túc, chuyên nghiệp vùa thân
thiện, củng cố các mối quan hệ trong và ngoài công sở.
Trong giao tiếp và ứng xử với dân, phần lớn cán bộ, công chức
Phúc Thọ đã thể hiện sự lắng nghe ý kiến, giải thích, hướng dẫn tương đối rõ
ràng, cụ thể về các quy định liên quan đến giải quyết công việc, tuyệt đối
không nói tục, và quát nạt, không có tình trạng hống hách cửa quyền coi

thường nhân dân. Đơn cử như bộ phận đầu tiên phải gặp khi đến công sở là
thường trực. Có thể nói đây là nơi đại diện cơ quan giải đáp những yêu cầu
ban đầu và chỉ dẫn cho khách đúng nơi cần đến. Đồng chí cán bộ thường trực
ở đây là một người vui vẻ, nhiệt tình luôn gây ấn tượng tốt đẹp cho người đến
công sở.
Với công sở hành chính thực hiện một cửa thì nơi tiếp dân, cán bộ có
thái độ mền mỏng, nắm vững các quy chế, nguyên tắc, thủ tục, hướng dẫn cặn
kẽ cho khách để đỡ mất công đi lại nhiều lần. Việc gì đã hẹn, đã hứa cán bộ
Phúc Thọ đều ghi sổ công tác ngay để không quên, làm lỡ việc dân Cán bộ
Hà Thị Diệp – KH6H

13


Một số vấn đề về thực trạng và giải pháp nâng cao văn hoá công sở tại phòng LĐTBXH
huyện Phúc Thọ

tiếp dân ở đây hầu hết làm việc đúng giờ niêm yết, nếu cần có thời gian giao
ban thì giờ tiếp dân lui lại khoảng 15-20 phút. Ở nơi có đông khách đến, các
cán bộ đã bố trí chỗ đủ rộng, có ghế ngồi, có quy định rõ rang cách xếp giấy
tờ theo thứ tự, tránh tình trạng lộn xộn, chen ngang. Nếu có trường hợp cần
giải quyết trước cũng có thông báo để mọi người thông cảm, không thắc mắc.
Các quy định về thủ tục hành chính, giấy tờ được viết to, rõ ràng, công
bố ở 1-2 nơi để khách tiếp cận dễ dàng, xem trước, đối chiếu với công việc
của mình để bổ sung hồ sơ, hoặc đến chỗ khác giải quyết đúng nơi khỏi mất
công chờ đợi.
Về trang phục của cán bộ, công chức Phúc Thọ đều thể hiện tính lịch
sự, không cầu kỳ chạy theo mốt, không quá đẹp nhưng vẫn gọn gàng và
nghiêm túc.
Đến công sở Phúc Thọ có thể thấy Quốc huy và Quốc kỳ treo trang

trọng trước toà nhà chính rất phù hợp với không gian treo thể hiện tính chính
thống và trang nghiêm của tổ chức trong hệ thống bộ máy. Tại từng phòng
ban đều có biển tên được ghi rõ bằng tiếng Việt.
Các phòng làm việc của phòng Lao động Thương binh xã hôi đều có
biển tên ghi rõ tên đơn vị, họ và tên, chức danh cán bộ, công chức. Việc sắp
xếp, bài trí phòng làm việc tương đối gọn ghẽ, sắp xếp bàn ghế, phương tiện
hợp lý, thuận lợi cho công chức hoạt động. Trên bàn, các cán bộ công chức
không để nhiều tài liệu, giấy tờ. Đặc biệt nhiều cán bộ công chức có cách sắp
xếp rất khoa học theo thứ tự ưu tiên công việc. Chẳng hạn như đánh số độ
khẩn cấp công việc,việc rất gấp đánh số 1,việc bình thường đánh số 2, việc
không gấp đánh số 3, hoặc có thể dùng bút, cặp tài liệu với những màu sắc
khác nhau để đánh dấu công việc...Chiều thứ 6 hàng tuần các cán bộ công
chức đều dành ra khoảng 30 phút để phân loại, sắp xếp, và thu gọn toàn bộ
các loại tài liệu trong tuần. Chỉ mất chút thời gian song có thể cảm nhận rõ
rang một không gian làm việc sang sủa , khoa học, hợp lý làm tăng năng suất
công việc, đồng thời các công chức nơi đây cũng sẽ có một tuần làm việc
Hà Thị Diệp – KH6H

14


Một số vấn đề về thực trạng và giải pháp nâng cao văn hoá công sở tại phòng LĐTBXH
huyện Phúc Thọ

hứng khởi bắt đầu vào sang thứ 2 tuần sau đó. Trong các phòng làm việc có
một điểm dễ nhận thấy là bàn nước được bố trí ở góc phòng, ai cần ra đó lấy.
Tiếp khách luôn được bố trí ra chỗ riêng không làm ảnh hưởng đến đồng sự.
Đặc biệt ở UBND huyện Phúc Thọ tuyệt đối không có tình trạng thờ cúng vì
mọi người đều ý thức được như vậy là không văn hoá, vì không đúng chỗ và
còn có thể dễ gây hoả hoạn.

Khu vực để phương tiện giao thông ở đây cũng được bố trí rất hợp với
không gian xung quanh và khá thuận tiện cho mọi người đến công sở. Bước
vào cổng, khách được nhân viên vảo vệ chỉ chỗ để xe và hướng dẫn nhiệt
tình.Theo tìm hiểu, từ khi thực hiện Quy chế văn hoá công sở không còn tình
trạng thu tiền trông giữ xe của người dân và khách đến liên hệ công việc.
Trên đây là những nét đẹp văn hoá vừa là truyền thống tổ chức vừa là
sự chuyển biến tích cực của toàn thể cán bộ công chức huyện Phúc Thọ . Một
số nguyên nhân sâu xa liên quan đến đặc điểm tâm lý cơ bản của cán bộ công
chức. Mỗi cán bộ công chức đều ý thức được vị thế của mình trong công sở
và giá trị của công sở được thể hiện ở mục tiêu, nhiệm vụ cũng như phương
thức hoạt động mang những đặc thù của một cơ quan công quyền, khác hẳn
các loại hình tổ chức không thuộc khối nhà nước. Những khác biệt về tâm lý
người công chức như tính chính trị, tư tưởng, tính trách nhiệm, uy tín của
người công chức trong xã hội, phương pháp làm việc có phân công, độc lập
tương đối với nhau…Hơn nữa xuất phát từ những nguyên tắc tổ chức, đặc
điểm của nền hành chính Nhà nước ở nước ta và kế thừa truyền thống tốt đẹp
của nền hành chính ở các thời kỳ khác, đã tạo nên những đặc điểm tâm lý của
tổ chức hành chính, của tập thể cơ quan công quyền, được thể hiện trên các
mặt như :tính tư tưởng; tính lệ thuộc chính trị; tính quyền uy và sự phục tùng;
tính thứ bậc của các cơ quan trong hệ thống hành chính; tính nhân đạo và tình
thương yêu nhau trong một nước; tính truyền thống cộng đồng, dân chủ, đoàn
kết; tính công minh, công khai… Bên cạnh những nguyên nhân mang tính kế
thừa trên, có một luồng không khí mới được thổi từ Quy chế văn hoá công sở
Hà Thị Diệp – KH6H

15


Một số vấn đề về thực trạng và giải pháp nâng cao văn hoá công sở tại phòng LĐTBXH
huyện Phúc Thọ


của Thủ tướng Chính phủ. Quy chế là một bản khuôn mẫu hành vi hết sức rõ
rang, cụ thể đồng thời cũng là thước đo giá trị mỗi công chức, công sở. Điều
này thể hiện sự quyết tâm xây dựng một hình ảnh công sở đẹp trong mắt
người dân, phù hợp với bản sắc văn hoá dân tộc, điều kiện kinh tế xã hội đặc
thù của địa phương và định hướng xây dựng đội ngũ công chức “vừa hồng
vừa chuyên” của Nhà nước. Hơn nữa khi văn hoá công sở của cán bộ, công
chức được nâng cao thì nấc thang văn hoá ứng xử của công dân đến công sở
làm việc cũng sẽ cao hơn.
3. Môi trường văn hoá công sở tại UBND huyện Phúc Thọ: Còn nhiều
điều cần làm.
Bên cạnh những nét đẹp văn hoá, những biểu hiện của văn minh lịch
sự cũng phải kể đến không ít những hình ảnh chưa đẹp trong giao tiếp ứng xử
và cách thức làm việc của cán bộ công chức phòng LĐTBXH huyện Phúc
Thọ thành phố Hà Nội.
Đến công sở có thể thấy một tình trạng khá phổ biến là cán bộ công
chức thực hiện việc đeo thẻ không nghiêm túc. Việc đeo thẻ thể hiện địa vị
pháp lý, vai trò, trách nhiệm, thẩm quyền của mỗi cán bộ, công chức trong
giải quyết công việc thuộc các lĩnh vực khác nhau. Hơn nữa nó còn giúp
người dân dễ dàng nhận biết và phân biệt cán bộ công chức với những người
xung quanh, tìm được đúng người đúng việc, đồng thời nó cũng giúp họ dễ
dàng phản ánh thái độ phục vụ của từng người. Nhiều cán bộ, công chức khi
được hỏi thì bao biện “Do đã có bảng tên gắn trước bàn làm việc nên đôi lúc
…quên không đeo thẻ”, hoặc “Vì mới vào làm nên chưa có thẻ”…
Về trang phục thì đa số cán bộ công chức ăn mặc gọn gàng, lịch sự lúc
đầu giờ làm việc nhưng sau đó một số cán bộ công chức hoặc vì thói quen,
hoặc vì thời tiết mà không còn giữ được vẻ phong độ, lịch thiệp ban đầu. Một
số nam cán bộ tay áo sơ mi vén đến gần vai, một số nữ công chức ăn mặc có
phần hơi loè loẹt và lạc lõng so với môi trường chung. Đặc biệt trong các buổi
Hà Thị Diệp – KH6H


16


Một số vấn đề về thực trạng và giải pháp nâng cao văn hoá công sở tại phòng LĐTBXH
huyện Phúc Thọ

lễ rất hiếm khi thấy cán bộ công chức nữ mặc áo dài truyền thống hoặc bộ
comple nữ như quy định.
Một số cán bộ, công chức phòng LĐTBXH huyện Phúc Thọ trong ứng
xử giao tiếp vẫn còn đôi điều đáng bàn.
Mặc dù các công sở đều treo bảng : “Giao tiếp lịch sự, chỉ dẫn tận
tình” nhưng không phải lúc nào người dân cũng được chỉ dẫn rõ ràng. Ở một
huyện mới sáp nhập vào Hà Nội, người dân trình độ chưa cao, nên đôi khi
không nắm được các thủ tục hành chính dù là thông thường nhất. Do vậy,
nhiều lúc cán bộ công chức phải trả lời những câu hỏi có phần ngô nghê, và
đòi hỏi sự hướng dẫn cũng phải hết sức tỷ mỉ, rành rọt. Nhiều cán bộ công
chức không dấu được tính thiếu kiên nhẫn đã phản ứng bằng thái độ khó chịu.
Phòng tiếp dân là nơi thường xuyên tiếp công dân hàng ngày. Có thể
nhận thấy việc cán bộ giải thích không đến nơi đến chốn là một trở ngại lớn
đối với người dân nơi đây. Nhiều người dân khi được phát các loại giấy tờ thì
không biết ghi như thế nào, hoặc không biết tìm bộ phận nào để giải quyết
công việc của mình, hay không rõ giấy tờ hợp lệ bao gồm những giấy tờ gì, ở
đâu… Cái khó của người dân là đa phần cán bộ hướng dẫn miệng, không kèm
theo văn vản giấy tờ gì. Chính vì vậy, gặp trường hợp mỗi người hướng dẫn
mỗi kiểu, người dân chẳng biết lấy gì để chứng minh là mình đã làm đúng
theo hướng dẫn nên việc phải đi lại nhiều lần thường xuyên diễn ra. Trong
giao tiếp, người dân luôn chờ đợi thái độ niềm nở, nụ cười thân thiện và cách
chỉ dẫn tận tình của cán bộ. Đây vừa là chức trách vừa là một trong những
mục tiêu chính của Quy chế văn hoá công sở. Tuy nhiên đôi lúc đôi nơi,

người dân vẫn còn cảm thấy cơ quan công quyền xa dân. Vẫn biết hằng ngày
có rất nhiều người đến đây làm hồ sơ, giấy tờ, các nhân viên luôn phải tất bật,
nhưng không thể vì lý do này mà phải giữ một bộ mặt lạnh tanh, hững hờ, rất
ít khi ngước lên nhìn để giao tiếp với dân và cũng rất ít khi thấy họ nở nụ
cười. Các quy trình thủ tục đã được dán trên bảng khi người dân hỏi có cán bộ
chỉ nói vỏn vẹn một câu: “Nhìn lên bảng thì biết”. Một số phòng ban có
Hà Thị Diệp – KH6H

17


Một số vấn đề về thực trạng và giải pháp nâng cao văn hoá công sở tại phòng LĐTBXH
huyện Phúc Thọ

những cán bộ công chức thường xuyên vắng mặt không ký do làm người dân
đến không biết hỏi ai hoặc phải chờ đợi mất thời gian, đôi khi làm lỡ việc của
dân.
Trong giao tiếp qua điện thoại, có một điều dễ nhận thấy là rất ít cán
bộ, công chức xưng tên, cơ quan, đơn vị nơi công tác. Có công chức đang
giao dịch với khách nghe tiếng chuông điện thoại không xin lỗi khách, cứ
thản nhiên nhấc máy nghe. Nội dung cuộc nói chuyện qua điện thoại đôi khi
dài dòng, không đi vào trọng tâm việc công mà tràn sang cả việc tư. Ngôn
ngữ giao tiếp không thể hiện tính nghiêm túc, chuyên nghiệp. Có nhiều cán bộ
công chức nói chuyện riêng rất vô tư thoải mái không phân biệt cấp trên, cấp
dưới, nói rất lâu trong khi có người dân đang chờ giả quyết công việc. Đôi khi
có công việc quan trọng thực sự cần trao đổi thì họ lại buông máy đột ngột.
Trong công sở mặc dù đã có nội quy cấm hút thuốc lá dán trên tường,
nhưng nhiều người vẫn không chấp hành. Chưa bàn đến tác hại của khói
thuốc lá với sức khoẻ và cả không gian môi trường mà ở đây chỉ bàn đến
những hành vi quăng, vứt tàn thuốc một cách vô ý, hay những đồ gạt tàn có

mũ trên bàn làm việc gây phản cảm, mất đi mỹ quan của một tổ chức công
quyền.
Một hiện tượng nữa là, môi trường công sở tạo cho người ta nhiều
khoảng thời gian rảnh rỗi cho nên các cán bộ, công chức thường sử dụng
những khoảng thời gian này không phải là để đọc báo thu thập thông tin hay
nghiên cứu tài liệu mà là để tán gẫu. Trong giờ hành chính có thể dễ dàng bắt
gặp cảnh cán bộ công chức túm tụm nói chuyện về rất nhiều chủ đề không
liên quan đến công việc. Chẳng hạn đó có thể là những sự kiện nổi bật được
các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin mang tính xã hội cao như an toàn
thực phẩm, đến những chủ đề lạc long hơn như hôn nhân gia đình, chuyện về
những người nổi tiếng… Xét về mặt nào đó thì việc này cũng có nhiều cái lợi.
Nhưng mặt tiêu cực thì nhiều hơn: Quỹ thời gian làm việc bị hao hụt, sự tập
trung cho công việc giảm sút, và nhất là việc làm chậm trễ quá trình giải
Hà Thị Diệp – KH6H

18


Một số vấn đề về thực trạng và giải pháp nâng cao văn hoá công sở tại phòng LĐTBXH
huyện Phúc Thọ

quyết công việc của dân, giảm sút hình ảnh của cơ quan công quyền trong mắt
nhân dân.
Một điều cần bàn nữa là việc đưa ứng dụng tin học vào trong hoạt động
quản lý nhà nước đã được một số cán bộ công chức áp dụng không nghiêm
túc. Trong thời gian rảnh rỗi thay vì tự học để nâng cao kỹ năng sử dụng máy
vi tính thì một số cán bộ công chức đã dung phương tiện này để giải trí.
Một điều đáng phàn nàn nữa là khi sắp hết giờ làm việc, khách đến hỏi,
có cán bộ tiếp dân lạnh lung trả lời: “Hết giờ làm việc rồi”. Đó là thái độ tuỳ
tiện, vô trách nhiệm vì ít nhất cũng phải xem qua đó là việc gì, nếu không thể

giải quyết ngay thì nên giải thích cho khách và hẹn tiếp, đừng để khách bị hụt
hẫng, thấy công chức cửa quyền, thờ ơ.
Những thực trạng trên đều có nguyên nhân và muốn hạn chế tiêu cực
thì phải chỉ rõ căn nguyên, nguồn gốc đó.
Có thể nói văn hoá công sở bị cản trở rất lớn bởi thói quen, mà hình
thành thói quen đã khó, thay đổi thói quen còn khó hơn gấp bội. Muốn thay
đổi thói quen xấu cần có sự tác động tổng hợp, đồng bộ của nhiều yếu tố.
Trong khi đó tinh thần tự giác của cán bộ công chức nhìn chung còn rất hạn
chế. Tinh thần tự giác ấy lại phụ thuộc vào hệ thống giá trị mà mỗi công chức
tôn thờ, biểu hiện bằng thái độ của công chức trong từng tình huống cụ thể.
Nó rất khó có thể thay đổi trong một sớm một chiều và chịu tác động bởi nền
tảng văn hóa chung của xã hội.
Hơn nữa, nhận thức về văn hoá công sở của các ngành, các cấp, các
địa phương nói chung, phòng LĐTBXH huyện Phúc Thọ nói riêng chưa đầy
đủ, không thấy mối liên hệ qua lại giữa trình độ văn hoá công sở với hiệu quả,
năng suất của công việc tại công sở. Mặt khác công chức nước ta vẫn thiếu
các kỹ năng cơ bản đặc biệt là kỹ năng giao tiếp. Họ chưa biết nói chuyện
băng ánh mắt, khuôn mặt, cử chỉ. Thay vì làm cho ánh mắt của mình dễ chịu,
than thiện, họ lại thường mang khuôn mặt lạnh lùng.

Hà Thị Diệp – KH6H

19


Một số vấn đề về thực trạng và giải pháp nâng cao văn hoá công sở tại phòng LĐTBXH
huyện Phúc Thọ

Chúng ta cũng phải thông cảm với họ là do tính chất công việc lặp đi
lặp lại, áp lực cao,một ngày tiếp rất nhiều lượt khách dễ nảy sinh tâm lý ức

chế, bực bội. Còn người dân khi đến các công sở thường e dè, ngượng nghịu,
chưa chủ động tìm hiểu quy trình, luật lệ. Tâm lý thụ động này cũng tác động
đến thái độ của công chức.
Cũng phải nói đên trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan: Nếu người
lãnh đạo duy trì tốt nếp sống văn minh, lành mạnh nơi công sở thì ở đó chắc
chắn tình hình sẽ tiến bộ và phát triển tốt hơn. Còn ngược lại, nếu người đứng
đầu thiếu trách nhiệm, cẩu thả trong quản lý, lãnh đạo cơ quan thì ở đó chắc
hẳn sẽ nảy sinh nhiều điều phiền toái, sai sót. Đơn cử như người đứng đầu
luôn hô hào mọi người phải chấp hành quy định về tiết kiệm của công, song
bản than lại sử dụng điện, nước lãng phí thì làm sao cấp dưới tự giác chấp
hành.
Một lý do nữa là các phong trào của chúng ta chưa sôi nổi và còn mang
tính nhất thời, đầu voi đuôi chuột. Đơn cử như Quy chế văn hoá công sở thời
gian đầu được thực hiện rất nghiêm túc nhưng sau một thời gian dường như
nó không thể đánh bật được các thói quen, lề thói cũ. Các cấp chỉ đạo thực
hiện phong trào chưa chú ý đến những biện pháp tác động lâu dài và những
giải pháp triệt để làm chuyển biến từ căn nguyên gốc rễ của vấn đề.
Có một điều rất đáng suy nghĩ là các hành vi thiếu văn minh lại diễn ra
công khai, bên cạnh rất nhiều khẩu hiệu, áp phích như “sống và làm việc theo
tấm gương chủ tịch Hồ Chí Minh”, “ Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”,
“Thực hiện nếp sống văn minh nơi công cộng”…Có người cứ thản nhiên hút
thuốc lá và vô tư nhả khói dưới tấm biển đề “Cấm hút thuốc lá”. Như vậy là
công tác tuyên truyền, giáo dục tuy có mà hiệu quả chưa cao, việc làm chưa đi
liền với các quy định khiến cho nhiều công sở trở nên thiếu nghiêm túc, trớ
trêu. Đó là còn do chưa có các biện pháp xử lý hành chính kịp thời, kiên
quyết.

Hà Thị Diệp – KH6H

20



Một số vấn đề về thực trạng và giải pháp nâng cao văn hoá công sở tại phòng LĐTBXH
huyện Phúc Thọ

III.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VĂN HOÁ CÔNG SỞ TẠI
PHÒNG LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH XÃ HỘI HUYỆN PHÚC THỌ
Để nâng cao văn hoá công sở thì cần rất nhiều biện pháp tổng hợp
mang tính đồng bộ, trong đó quan trọng nhất vẫn là sự tự giác hiểu và chấp
hành của từng thành viên trong cơ quan, đơn vị. Không phải lúc nào thủ
trưởng hoặc những người có trách nhiệm trong cơ quan cũng có điều kiện để
kiểm tra, giám sát cán bộ, nhân viên chấp hành quy chế. Vì vậy yêu cầu đặt ra
cho từng cá nhân là phải tự giác chấp hành, theo đúng tinh thần “chỉ có kỷ
luật tự giác mới thật sự là kỷ luật sắt”. Chính sự tự giác, nghiêm chỉnh chấp
hành của mọi cá nhân trong cơ quan mới tạo ra một tập thể và một cơ quan
văn minh, vững mạnh. Văn hoá công sở không chỉ được áp dụng với cán bộ,
nhân viên tại đó mà mọi đối tượng khi đến làm việc, giao dịch cũng cần thực
hiện theo. Làm được như vậy chúng ta không chỉ có những công sở mà sẽ có
cả một xã hội với nếp sống, thói quen sinh hoạt, làm việc nghiêm túc, văn
minh và hiệu quả.
Một số phương hướng, giải pháp cụ thể :
Trước hết, việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ lãnh đạo,
cán bộ công chức và nhân dân về văn hoá công sở là rất cần thiết. Cán bộ
công chức phải có tác phong tốt. Tác phong phải đúng mức là công bộc của
dân nhưng không phải là nô bộc. Người công bộc thì không được hách dịch
với dân nhưng phải có tác phong của người đại diện cho cơ quan công quyền
phục vụ nhân dân. Tác phong thái quá sang thân phận nô bộc thì bị đối tượng
giao tiếp coi thường, lấn tới, không giữ được phận sự của mình. Tác phong
của người công chức có văn hoá ở công sở thể hiện cách giải quyết công việc
dứt khoát, có nguyên tắc nhưng nhẹ nhàng, tôn trọng người giao tiếp.

Văn hoá công sở tại các cơ quan hành chính thể hiện ở quyền được
thông tin và cách thức cung cấp thông tin cho công chúng. Công dân đến công
Hà Thị Diệp – KH6H

21


Một số vấn đề về thực trạng và giải pháp nâng cao văn hoá công sở tại phòng LĐTBXH
huyện Phúc Thọ

sở phải có quyền nhận được những thông tin mà họ cần. Thực hành dân chủ
cơ sở chính là biểu hiện của việc nâng cao văn hoá công sở tại các cơ quan
hành chính nhà nước. Bên cạnh đó, văn hoá công sở còn thể hiện ở cách thức
cung cấp thông tin. Cho nên mỗi phòng ban phải chủ động cung cấp thông tin
và thể hiện sự trân trọng đối với công chúng.
Ngoài việc thường xuyên giáo dục nâng cao văn hoá cho các đối tượng
giao tiếp ở công sở còn cần tới những quy tắc, quy chuẩn ứng xử theo các chế
tài bắt buộc của văn hoá công sở do nhà nước quy định và các chế tài xử lý vi
phạm, khen thưởng động viên. Chính phủ và Bộ Tài chính dựa vào nhu cầu
thực thi văn hoá công sở để cấp kinh phí thoả đáng cho các cơ quan hành
chính nhà nước, hàng năm đưa chương trình bồi dưỡng về văn hoá công sở
vào chương trình đào tạo cán bộ công chức.
Các công sở nói chung và phòng LĐTBXH Phúc Thọ nói riêng cần
phải xây dựng chiến lựơc văn hoá công sở phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh
riêng của địa phương mình (ăn mặc như thế nào, chào hỏi, giải thích ra làm
sao, giờ giấc làm việc…) trên tinh thần chung Quy chế Văn hoá công sở của
Thủ tướng, làm cho các công chức hiểu được hình ảnh của họ là hình ảnh của
công sở thì mọi chuyện sẽ thay đổi…Người đứng đầu không chỉ gương mẫu
chấp hành mà còn phải có trách nhiệm tổ chức, triển khai các biện pháp cần
thiết để tất cả các thành viên trong cơ quan nghiêm chỉnh thực hiện.

Việc cho cán bộ tham gia các lớp bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng cần
thiết trong công tác như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng
đàm phán, kỹ năng tạo động lực làm việc thực sự rất cần thiết. Mỗi cán bộ cần
phải coi sự hài long của dân là một trong những mục tiêu công việc. Mỗi cán
bộ công chức cần phải là một nhân viên quan hệ công chúng hữu hiệu.
Bên cạnh đó tiêu chí đánh giá cán bộ công chức cần phải có nhiều nội
dung liên quan đến văn hoá công sở từ khâu tuyển dụng cho đến phát triển.
Các tiêu chí cần mang tính định lượng rõ ràng như số lần vi phạm tối đa là
bao nhiêu lần và lỗi ở nội dung nào thì không được đề bạt, bổ nhiệm….Các
Hà Thị Diệp – KH6H

22


Một số vấn đề về thực trạng và giải pháp nâng cao văn hoá công sở tại phòng LĐTBXH
huyện Phúc Thọ

trường hợp phản ánh vi phạm của cán bộ công chức cần khuyến khích người
dân phát hiện và niêm yết công khai để tránh qua loa, bao che cho nhau…
Công tác tuyên truyền về văn hoá công sở cho nhân dân trong huyện là một
việc hết sức quan trọng cần có kế hoạch cụ thể và tiêu chí đánh giá cụ thể.
Một giải pháp khác là phát động và tổ chức các phong trào, cuộc thi
mang tính tuyên truyền như “Kể chuyện tấm gương chủ tịch Hồ Chí Minh”,
“Ứng xử” hoặc đề xuất các phòng ban xây dựng chiến lược văn hoá công sở
cho cơ quan để tập hợp ý kiến tập thể và trưng cầu giải pháp khắc phục
những tiêu cực trong nội bộ. Yêu cầu các giải pháp phải khả thi và có thể chia
ra nhiều giai đoan thực hiện để tránh “đầu voi đuôi chuột”. Điều này đòi hỏi
phải có sự thống nhất về nhận thức chung. Các phòng ban phải tổ chức kiểm
điểm những hạn chế một cách nghiêm túc và làm cho mỗi cán bộ công chức
thấy được những thiếu sót đó vừa xa lạ với đạo đức của người cán bộ cách

mạng vừa cản trở tiến trình đổi mới, hội nhập kinh tế đất nước trong cơ chế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ; đối chiếu với Quy chế để kịp thời
khắc phục ngay theo sự thống nhất chung mà Thủ tướng đã quy định. Những
công chức hành dân, cẩu thả, tuỳ tiện sẽ bị khiển trách và xử lý nghiêm minh.
Như vậy để tạo môi trường văn hoá tốt trong công sở vấn đề quan trọng
nhất là người cầm lái một cơ quan phải tạo được cơ chế tôt để các nhân viên
có điều kiện phát triển, một môi trường hoà đồng thân thiện có tính đoàn kết
cao.Và điều cốt lõi là người lãnh đạo cần giải quyết tốt được bài toán về
quyền lợi của mỗi thành viên trong cơ quan sao cho công bằng, phù hợp với
năng lực làm việc và khả năng cống hiến của từng người.

Hà Thị Diệp – KH6H

23


Một số vấn đề về thực trạng và giải pháp nâng cao văn hoá công sở tại phòng LĐTBXH
huyện Phúc Thọ

C. KẾT LUẬN
Đẩy mạnh cải cách hành chính là một đòi hỏi cấp bách trong điều kiện
nước ta đã trở thành thành viên của WTO. Hiện nay, cải cách hành chính vẫn
còn chậm trễ, chưa đáp ưng đúng yêu cầu thực tế khách quan. Xây dựng văn
hoá công sở là nhằm đáp ứng yêu cầu chung của cán bộ, công chức : mong
muốn được làm việc, được đánh giá, đãi ngộ và phát triển trong môi trường
dân chủ, công bằng theo tinh tần Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Không sợ
thiếu mà chỉ sợ không công bằng”. Mặt khác, xây dựng, nâng cao văn hoá
công sở là một đòi hỏi khách quan đối với Nhà nước trong điều kiện nước ta
tham gia hội nhập kinh tế quốc tế.
Xây dựng văn hoá công sở còn nhằm góp phần khắc phục các thói tệ

quan liêu, lộng quyền, gia trưởng, đặc quyền, đặc lợi, thành kiến, chụp mũ, …
Thông qua đó, khơi dậy ở người cán bộ, công chức tinh thần yêu nước, ý thức
trách nhiệm xã hội và thái độ trung thực, dũng cảm, kiên quyết bảo vệ lợi ích
Nhà nước. Đó chính là nền tảng giúp cho công tác thanh tra, kiểm tra từ trong
nội bộ cũng như từ trên xuống đối với cơ quan hành chính nhà nước.
Nếu chúng ta cho rằng, mọi việc phải dựa vào dân, bắt đầu từ dân, do
dân, vì dân thì “dân” trong các cơ quan nhà nước chính là cán bộ, công chức.
Chỉ có bắt đầu từ cán bộ, công chức, dựa vào cán bộ, công chức và xây dựng
môi trường văn hoá dân chủ cho cán bộ, công chức làm việc thì mới tạo điều
kiện, động lực danh dự, tinh thần để cán bộ, công chức hoàn thành tốt nhiệm
vụ được giao với tinh thần tự giác.

Hà Thị Diệp – KH6H

24


Một số vấn đề về thực trạng và giải pháp nâng cao văn hoá công sở tại phòng LĐTBXH
huyện Phúc Thọ

LỜI CẢM ƠN

Bản báo cáo này được hoàn thành nhờ sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình
của các thầy cô giáo khoa ……………- Học viện Hành chính Quốc gia; sự
tạo điều kiện của tất cả các cán bộ, công chức làm việc tại tại phòng Lao động
thương binh và xã hội huyện Phúc Thọ cũng như sự nỗ lực của bản thân sinh
viên thực tập.
Trước hết, em xin chân thành cảm ơn cô giáo trưởng đoàn thực tập và ..
đã bao quát toàn bộ quá trình thực tập của sinh viên, có những chỉ bảo cặn kẽ
về cách thức làm quen công việc ở nơi thực tập cũng như từng bước triển khai

viết báo cáo.
Xin cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, cùng toàn thể cán bộ công chức
UBND huyện Phúc Thọ- Thành phố Hà Nội đã tiếp nhận, tạo điều kiện và
cung cấp tài liệu cho việc thực tập của tôi cũng như đóng góp những ý kiến
quý báu cho việc hoàn tất bản báo cáo này.
Xin chân thành cảm ơn.

Hà Thị Diệp – KH6H

25


×