Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí nhà nhà nước đối với di sản văn hóa để phát triển du lịch quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.53 KB, 29 trang )

Báo cáo thực tập

Học viện Hành chính

LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm vừa qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt
Nam, nước ta đã bước sang một giai đoạn mới (được đánh dấu từ sau Đại hội
Đảng VI năm 1986). Quan điểm đổi mới toàn diện đất nước, đặc biệt là có
nhiều sự thay đổi trong tư duy cũng như nhận thức đối với sự phát triển kinh tế
của đất nước.
Bước vào một kỉ nguyên mới, kỉ nguyên của tri thức, kỉ nguyên của hội
nhập và toàn cầu hóa, Đảng và nhà nước ta đã xác định phải xây dựng đất nước
phát triển nhanh, mạnh, bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN)
trên nền tảng công nghiêp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), đưa nước ta kịp tiến
với các nước trong khu vực và trên thế giới. Và thực tế đã chứng minh qua
những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được. Chúng ta không chỉ có những thành
tựu trong phát triển kinh tế mà song song cùng với đó là sự phát triển về văn
hóa, xã hội. Bởi vì trong bất cứ nền văn hóa của quốc gia nào, dân tộc nào trên
thế giới, di tích lịch sử danh lam thắng cảnh đều được coi là loại hình văn hóa
vật chất quan trọng nhất như là thước đo để đánh giá trình độ phát triển văn
hóa, quốc gia dân tộc ấy qua từng thời kì lịch sử. Di tích lich sử - danh lam
thắng cảnh hay di sản văn hóa là kết tinh giá trị văn hóa, giá trị tự nhiên, là biểu
tượng của ý trí quật cường, tinh thần lao động sáng tạo, sự thông minh, tài hoa
và lòng tự hào của một dân tộc, một đất nước.
Đất nước Việt Nam có một nền văn hiến lâu đời. Mỗi thước đất đều ghi
bao chiến công hiển hách của ông cha ta. Không một đất nước nào như nước ta,
số lượng các di sản văn hóa lại nhiều như thế, nó đều mang dấu ấn do thiên
nhiên ban tặng, trí tuệ hay bàn tay tài hoa của con người qua các giai đoạn lịch
sử.
Quảng Ninh - miền đất giàu đẹp phía Đông Bắc của Tổ quốc, nơi có vị
trí đặc biệt quan trọng, nơi có những di sản văn hóa của dân tộc và thế giới.


Gồm 500 di tích các loại đã được kiểm kê là bằng chứng chứng minh những giá
Sinh viên: Vũ Thị Hải Yến

Lớp: KH6B


Báo cáo thực tập

Học viện Hành chính

trị trường tồn của một vùng đất trải qua hàng vạn, hàng nghìn năm tồn tại và
phát triển. Đó là kho báu vô giá không thể dễ dàng có được, mà đó là sự đánh
đổi bằng máu và nước mắt của cha ông ta để lại.
Di sản văn hóa là một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển
kinh tế trong tỉnh. Đó là tiềm năng để phát triển du lịch, không những giới thiệu
đến bạn bè trong nước và thế giới những giá trị về đất nước con người trong
tỉnh Quảng Ninh mà còn hướng con người đến giá trị chân thiện mĩ, và nó còn
đem lại một nguồn thu nhập đáng kể cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội
trong tỉnh. Như vậy, gìn giữ và phát huy di sản văn hóa ở cả nước nói chung và
tỉnh Quảng Ninh nói riêng là hoạt động cần thiết và cấp bách, bởi vậy tôi chọn
đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí nhà nhà nước đối với di sản
văn hóa để phát triển du lịch Quảng Ninh” để mong đóng góp một số ý kiến
nhỏ của mình vào công tác này.

Sinh viên: Vũ Thị Hải Yến

Lớp: KH6B


Báo cáo thực tập


Học viện Hành chính

NỘI DUNG
CHƯƠNG I:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC (QLNN) ĐỐI
VỚI DI SẢN VĂN HÓA ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1. Di sản văn hóa (theo Luật Di sản văn hóa 2001) bao gồm di sản văn
hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần. vật chất có giá
trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác ở
nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
+ Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ
vật, bảo vật quốc gia.
+ Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn
hóa, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền băng truyền
miệng, truyền nghề trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao
gồm tiếng nói, chữ viết tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền
miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về thủ công
truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang
phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác
2. Du lịch (theo Luật Du lịch năm 2005) là các hoạt động có liên quan
đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm
đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng
thời gian nhất định.
3. Hoạt động du lịch (theo Luật Du lịch năm 2005) là hoạt động của
khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ
quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch.
Sinh viên: Vũ Thị Hải Yến


Lớp: KH6B


Báo cáo thực tập

Học viện Hành chính

4. Quản lí nhà nước đối với di sản văn hóa là hoạt động chấp hành và
điều hành của chủ thể quản lí với các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu trách
nhiệm đối với di sản văn hóa.
5. Quản lí nhà nước đối với hoạt động du lịch là hoạt động chấp hành
và điều hành của chủ thể quản lý với các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu trách
nhiệm đối với hoạt động du lịch.
6.Vai trò của di sản văn hóa đối với hoạt động du lịch.
Vai trò (theo từ điển tiếng Việt - 2005) là tác dụng chức năng trong sự
hoạt động sự phát triển của cái gì. Ở đây vai trò của di sản văn hóa có tác dụng
là nền tảng thúc đẩy đối với việc phát triển du lịch. Bởi di sản văn hóa sẽ đáp
ứng được nhu cầu tham quan tìm hiểu, giải trí nghỉ dưỡng trong một khoảng
thời gian nhất định của con người. Di sản văn hóa sẽ quyết định sự phát triển
bền vững cho hoạt động du lịch.
II.CƠ SỞ PHÁP LÍ CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
DI SẢN VĂN HÓA
Trước hết, xuất phát từ thực tiễn đất nước kết hợp xu thế tiến bộ của thế
giới đã thể hiện đầy đủ quan điểm phát triển văn hóa của Đảng và Nhà nước ta
qua Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII “Xây dựng và phát triển nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” đã nêu rõ: “Di sản văn hóa là tài
sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc văn hóa dân tộc, cơ
sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn,
kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian),văn

hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể”.
Luật Di sản văn hóa do Quốc hội ban hành ngày 29 tháng 6 năm 2001
coi di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt
Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự
nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Phải bảo vệ và phát huy giá trị
Sinh viên: Vũ Thị Hải Yến

Lớp: KH6B


Báo cáo thực tập

Học viện Hành chính

di sản văn hóa, đáp ứng nhu cầu về văn hóa ngày càng cao của nhân dân, góp
phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc
dân tộc, góp phần làm phong phú di sản văn hóa thế giới. Tăng cường hiệu lực
quản lí nhà nước, nâng cao trách nhiệm của nhân dân trong việc tham gia bảo
vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Chỉ thị số 05/2002/CT-TTg ban hành ngày 18 tháng 02 năm 2002 của
Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp quản lí, bảo vệ cổ vật trong
di tích và ngăn chặn đào bới, trục vớt trái phép di chỉ khảo cổ hoc.
Luật du lịch do Quốc hội ban hành ngày 14 tháng 6 năm 2005 quy định
về tài nguyên du lịch và hoạt động du lịch; quyền và nghĩa vụ của khách du
lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch; tổ chức cá nhân khác có hoạt động
liên quan đến du lịch.
Nghị định của Chính phủ số 92/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm
2002 quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Di sản văn hóa, bao gồm
việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật
thể; việc mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; tổ chức và họa động của bản

tàng; trách nhiệm và mối quan hệ phối hợp của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp trong việc thực
hiện Luật Di sản văn hóa; khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân phát hiện và
giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam
thắng cảnh ban hành kèm theo Quyết định số 05/2003/QĐ-BVHTT ngày 06
tháng 02 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin.
Quyết đinh số 05/2003/QĐ-BVHTT ngày 06 tháng 02 năm 2003 của Bộ
Văn hóa - Thông tin về việc ban hành quy chế bảo quản tu bổ và phục hồi di
tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Sinh viên: Vũ Thị Hải Yến

Lớp: KH6B


Báo cáo thực tập

Học viện Hành chính

Quyết định số 39/QĐ-BVHTT ngày 23 tháng 8 năm 2001 của Bộ Văn
hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) về quy chế quản lí và
tổ chức lễ hội.
Về phía tỉnh Quảng Ninh cũng ban hành Quyết định 1405/QĐ-UB ngày
05 tháng 5 năm 2004 về việc quản lí các di tích và danh lam thắng cảnh trên địa
bàn tỉnh.
Ngoài những văn bản, chính sách trên, còn có các hồ sơ, tài liệu, của các
tổ chức, cá nhân đã nghiên cứu trước đây.
Như vậy, các văn bản pháp lí trên đã tạo hành lang pháp lí cho việc quản
lí các di sản văn hoá nhằm phát huy tốt nhất vai trò của di sản văn hoá để phục

vụ các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh.

Sinh viên: Vũ Thị Hải Yến

Lớp: KH6B


Báo cáo thực tập

Học viện Hành chính

CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ DI SẢN VĂN
HÓA ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUẢNG NINH
I.VÀI NÉT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH
QUẢNG NINH
Quảng Ninh là một tỉnh miền núi, nằm phía Đông Bắc Việt Nam, tiếp
giáp Trung Quốc với đường biên giới dài 110 km, tiếp giáp biển Đông với
chiều dài 250 km, ngoài ra Quảng Ninh còn tiếp giáp với các tỉnh như Lạng
Sơn, Bắc Giang, Hải Dương, thành phố Hải Phòng.
Quảng Ninh là một tỉnh có địa hình phức tạp, gồm đất liền, biển, hải đảo
và có diện tích tự nhiên 5899,6 km2, dân số trên 1.000.000 người (theo số liệu
đăng trên báo Nhân Dân 2008), dân cư được phân bố chủ yếu ở thành phố Hạ
Long, các thị xã, các huyện đồng bằng và các thị trấn trung tâm các huyện miền
núi, hải đảo.
Tỉnh Quảng Ninh hình thành 2 miền: miền Đông và miền Tây, Miền
Đông bao gồm các huyện như: Cô Tô, Vân Đồn, Tiên Yên, Ba Chẽ, Đầm Hà,
Bình Liêu, Thành Phố Móng Cái. Địa hình khu vực miền Đông chủ yếu là rừng
núi và hải đảo, việc đi lại trong khu vực này có nhiều khó khăn, cơ cấu kinh tế
của khu vực này (trừ thành phố Móng Cái) với nông nghiệp là chủ yếu, đời

sống nhân dân ở đây còn gặp nhiều khó khăn.
Khu vực miền Tây gồm có thành phố Hạ Long, Thị xã Cẩm Phả, thị xã
Uông Bí và các huyện như: Yên Hưng, Đông Triều, Hoành Bồ. Đây là khu công
nghiệp khai thác than lớn nhất nước ta. Kinh tế khu vực này phát triển tốt hơn.
Quảng Ninh có vùng núi, biên giới, hải đảo, cơ cấu kinh tế gồm có công
nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ. Như vậy, có thể nói Quảng Ninh là một
Việt Nam thu nhỏ. Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định Quảng Ninh một tỉnh
trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Bắc, nằm trong tam giác kinh tế
trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Với hơn 66% diện tích rừng và
Sinh viên: Vũ Thị Hải Yến

Lớp: KH6B


Báo cáo thực tập

Học viện Hành chính

đất rừng, tập trung chủ yếu ở các huyện Hoành Bồ, Ba Chẽ, Tiên Yên, Hải Hà,
… Với 250 km bờ biển, Quảng Ninh có nhiều ngư trường khai thác hải sản và
cũng có nhiều thuận lợi cho việc nuôi trồng, khai thác hải sản.
Cửa khẩu quốc tế Móng Cái và một số cửa khẩu khác giúp cho kinh tế,
thương mại của Quảng Ninh có điều kiện phát triển. Với Vịnh Hạ Long - di sản
thiên nhiên thế giới đã được UNESCO hai lần công nhận, với vịnh Bái Tử
Long, bãi biển Trà Cổ, … cùng với các di tích văn hóa du lịch và tôn giáo là
nơi thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng
Ninh lần thứ X đã xác định cơ cấu kinh tế đến năm 2010 là công nghiệp, du
lịch, dịch vụ. Nội dung quan trọng của chương trình CNH, HĐH của tỉnh là xây
dựng Quảng Ninh trở thành một khu công nghiệp hiện đại.
Thực hiện theo Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII Quảng Ninh đã xác

định “xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến dậm đà bản sắc dân
tộc”, tỉnh Quảng Ninh có những chính sách phù hợp với tiềm năng di sản để
phát triển thế mạnh của mình trong du lịch.

II. VỊ TRÍ CỦA DI SẢN VĂN HÓA ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUẢNG
NINH
Di sản văn hóa là một phần của văn hóa Quảng Ninh, nó đóng vai trò
quan trọng nhất trong phát triển du lịch của tỉnh. Di sản văn hóa Quảng Ninh
mang đến cho khách du lịch khám phá vẻ đẹp bí ẩn hùng vĩ của Vịnh Hạ Long,
hay chốn linh thiêng Yên Tử, hay hiểu thêm về con sông Bạch Đằng với chiến
công của cha ông ta để lại,….Như vậy, di sản văn hóa Quảng Ninh đáp ứng đầy
đủ những nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng của con người. Có
thể lấy số lượng khách tham quan di tích lịch sử để minh chứng cho điều này.
Theo số liệu của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tháng 3 năm 2009 khách
tham du lịch đến Vịnh Hạ Long là 190.000 lượt khách. Khách thăm quan di
tích lịch sử văn hóa là 450.000 lượt, chủ yếu là Yên Tử, Đền Cửa Ông (Cẩm
Sinh viên: Vũ Thị Hải Yến

Lớp: KH6B


Báo cáo thực tập

Học viện Hành chính

Phả), Đền Vua Bà (Yên Hưng),…Có thể khẳng định rằng di sản văn hóa góp
phần quyết định đối với việc phát triển du lịch trong tỉnh.
III. CƠ QUAN THỰC HIỆN CHỨC NĂNG QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC ĐỐI
VỚI DI SẢN VĂN HÓA
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh là cơ quan chuyên môn

thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh, có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực
hiện quản lý nhà nước về: văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch và quảng
cáo (trừ quảng cáo trên báo chí, mạng thông tin máy tính và xuất bản phẩm) ở
địa phương, các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý của Sở và thực hiện một
số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của UBND tỉnh và theo quy định của
pháp luật.
∙ Về quản lí di sản văn hóa:
a. Tổ chức thực hiện quy chế, giải pháp huy động, quản lí, sử dụng các
nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa tại địa phương sau khi
được phê duyệt;
b. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các dự án bảo quản, tu bổ và phục
hồi di tích thuộc địa phương quản lý sau khi được phê duyệt;
c. Tổ chức điều tra, phát hiện, thống kê, phân loại và lập hồ sơ di sản văn
hoá phi vật thể thuộc địa bàn tỉnh;
d. Hướng dẫn thủ tục và cấp giấy phép nghiên cứu, sưu tầm di sản văn
hoá phi vật thể trên địa bàn tỉnh cho tổ chức, cá nhân nước ngoài và người Việt
Nam định cư ở nước ngoài;
đ. Tổ chức thực hiện kiểm kê, phân loại, lập hồ sơ xếp hạng di tích lịch
sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh thuộc địa bàn tỉnh;
e. Thẩm định dự án cải tạo, xây dựng các công trình nằm ngoài khu vực
bảo vệ di tích cấp tỉnh có khả năng ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường của
di tích;
Sinh viên: Vũ Thị Hải Yến

Lớp: KH6B


Báo cáo thực tập

Học viện Hành chính


g. Tổ chức việc thu nhận, bảo quản các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do
tổ chức, cá nhân giao nộp và thu giữ ở địa phương theo quy định của pháp luật;
h. Đăng ký và tổ chức quản lý di vật, cổ vật quốc gia trong phạm vi tỉnh;
cấp giấy phép làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc bảo tàng tỉnh
và sở hữu cá nhân;
i. Quản lý, hướng dẫn tổ chức các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di
sản văn hoá, lễ hội truyền thống, tín ngưỡng gắn với di tích, nhân vật lịch sử tại
địa phương;
Sau đây, có thể cụ thể hóa cơ quan thực hiện chức năng quản lí nhà nước
đối với di sản văn hóa của tỉnh Quảng Ninh bằng sơ đồ sau:

Sinh viên: Vũ Thị Hải Yến

Lớp: KH6B


Báo cáo thực tập

Học viện Hành chính

UBND TỈNH QUẢNG NINH

SỞ VĂN HÓA, THỂ
THAO VÀ DU LỊCH

PHÒNG
NGHIỆP VỤ DU
LỊCH


QUẢN LÍ
VĂN HÓA

BAN QUẢN LÍ
VỊNH HẠ LONG

PHÒNG NGHIỆP VỤ
VĂN HÓA

QUẢN LÍ DI SẢN

Sơ đồ cơ quan thực

BAN QUẢN LÍ
CÁC DI TÍCH
TRỌNG ĐIỂM

UBND CÁC
HUYỆN, THỊ XÃ
THÀNH PHỐ

PHÒNG
VĂN HÓA
THÔNG TIN

HƯỚNG DẪN
NGHIỆP VỤ
hiện chức
năng
VĂN HÓA


Sinh viên: Vũ Thị Hải Yến

BAN QUẢN LÍ
DI TÍCH

QLNN đối với di sản văn hóa của tỉnh Quảng Ninh

Lớp: KH6B


Báo cáo thực tập

Học viện Hành chính

IV.THỰC TRẠNG QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DI SẢN VĂN HÓA
ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUẢNG NINH
So với một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, di tích của Quảng Ninh không
nhiều về số lượng nhưng lại có đặc điểm nổi trội mà ít tỉnh nào sánh được.
Thứ nhất là, các di tích trải dọc theo suốt chiều dài của lịch sử, không có
thời kì lịch sử nào không để lại những di tích phản ánh sự phát triển liên tục,
không ngừng của Quảng Ninh trải qua các thời kì lịch đến ngày nay. Đặc điểm
này không dễ gì có được ở nhiều địa phương. Chỉ những vùng đất là trung tâm
chính trị, kinh tế của đất nước, là cửa ngõ, phên dậu có tầm quan trọng mang
tính chiến lược xuyên suốt qua các thời kì lịch sử, mới có hệ thống di tích thể
hiện được đặc điểm này. Quảng Ninh chính là một trong những vùng đất như
vậy. Ở đây di tích thời kì nào cũng phong phú đặc sắc. Thời tiền sử có di tích
đồ đồng, sơ kì đồ sắt đá và hệ thống di tích mộ táng thời Bắc thuộc. Bắt đầu từ
thế kỉ X trở đi với kỉ nguyên Đại Việt hào hùng, dân tộc Việt Nam nêu cao ý
thức độc lập, tự chủ tự tôn đã liên tiếp lập nên những chiến công oanh liệt trong

chiến đấu chống giặc ngoại xâm, giành được những thành tựu rực rỡ trong xây
dựng đất nước, đặc biệt là thời kì khi có Đảng đến nay. Những di tích ở Quảng
Ninh còn lại đến nay trong thời kì này chiếm tỉ lệ cao trong tổng số di tích đã
kiểm kê với nhiều loại hình, quy mô xen kẽ, phân bố rộng khắp trên phần lớn
địa bàn trong tỉnh.
Thứ hai là, số lượng di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng của Quảng Ninh so với nhiều tỉnh thành là con số khá lớn:
5/500, tỉ lệ 1%. Đó là Vịnh Hạ Long, di sản thiên nhiên thế giới, khu di tích
lịch sử văn hóa Yên Tử, Bãi cọc - trận chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 tại
Yên Giang (Yên Hưng), Thương cảng Vân Đồn và hệ thống di tích thuộc nền
văn hóa Hạ Long. Ngoài Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới, 04 di tích
còn lại đều đánh dấu những cột mốc gắn liền với quá trình hình thành và phát
triển của dân tộc Việt Nam.
Sinh viên: Vũ Thị Hải Yến

Lớp: KH6B


Báo cáo thực tập

Học viện Hành chính

Thứ ba là, một đặc điểm nổi bật có sự đan xen, gắn bó giữa di tích lịch
sử và danh lam thắng cảnh trên địa bàn Quảng Ninh. Như vịnh Hạ Long không
chỉ được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới - một danh thắng,
mà còn là một di tích lịch sử lớn. Đó là những di tích khảo cổ thuộc nền văn
hóa Hạ Long nằm trên một số đảo. Và đó là những di tích gắn liền với những
lần Hồ Chủ Tịch đến thăm và nghỉ ngơi trên Vịnh Hạ Long như Tuần Châu,
Hòn Rồng, Ngọc Vừng, Titop,… Và không thể không nhắc tới Yên Tử - một
địa danh hùng vĩ, từ chùa Giải Oan đến chùa Đồng. Và những danh thắng - di

tích lịch sử như núi Bài Thơ, đền Cửa Ông, đình Trà Cổ,….
4.1 Những thành tựu đã đạt được
Quảng Ninh đã ban hành được những văn bản pháp quy phù hợp với
thực trạng di sản văn hóa trong tỉnh. Đó là những hành lang pháp lý tạo điều
kiện cho việc khai thác, tu bổ và bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch ngày càng tốt
hơn.
Có sự quan tâm của các cấp chính quyền trong việc phục hồi, bảo vệ các
di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Có kết hợp giữa khai thác và bảo vệ các di
sản văn hóa trên địa bàn toàn tỉnh. Như việc khai thác các hoạt động du lịch ở
Vịnh Hạ Long, Yên Tử, …. hàng năm đem lại một nguồn thu không nhỏ cho
ngân sách toàn tỉnh.
Có sự đầu tư về cả nhân lực và vật lực trong việc quản lí di sản văn hóa,
từ cấp tỉnh cho đến các quận, huyện, thị xã. Hàng năm lễ hội du lịch Hạ Long
được diễn ra nhằm quảng bá di sản văn hóa tới cả nước cũng như trên toàn thế
giới
Hiện nay, qua thống kê và khảo sát, Quảng Ninh có trên 500 di sản vật
thể và trên 2800 di sản phi vật thể. Di sản vật thể trên địa bàn tỉnh có bảo tàng
tỉnh - là nơi lưu giữ chủ yếu những di tích khảo cổ, các công trình kiến trúc
Sinh viên: Vũ Thị Hải Yến

Lớp: KH6B


Báo cáo thực tập

Học viện Hành chính

nghệ thuật, các di tích trong cách mạng kháng chiến, di tích danh thắng. Và các
bảo tàng tại các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn toàn tỉnh. Hơn nữa, còn
có một bảo tàng tư nhân ở công viên quốc tế Hoàng Gia - nơi gìn giữ di sản để

phục vụ cho hoạt động du lịch.
Quảng Ninh là một tỉnh có nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc mang tầm
cỡ Quốc gia và Quốc tế như: Lễ hội Bạch Đằng; lễ hội Yên Tử, nơi đây vua
Trần Nhân Tông về đây tu hành, lập nên thiền phái Trúc Lâm Tam tổ, dòng
phật giáo Việt Nam từ thế kỉ thứ 14. Ngoài ra còn có các lễ hội truyền thống
tâm linh của tỉnh, phạm vi quốc gia và vùng Đông Bắc Tổ quốc như: Lễ hội
đền Cửa Ông (thị xã Cẩm Phả), Lễ hội đền Đức Ông Trần Quốc Nghiễn (Thành
phố Hạ Long); lễ hội Tiên Công (Huyện Yên Hưng). Vùng biển giới dân tộc ít
người có các lễ hội: Hội Soóng Cọ của người Sán Chỉ (Huyện Bình Liêu); hội
làng của người Dao (xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ); Hội xuống đồng của
người Tày (Huyện Ba Chẽ) và nhiều hội làng, hội đình, chùa, miếu, nghè của
các địa phương trong tỉnh.
Đặc điểm lễ hội tỉnh Quảng Ninh, hầu hết diễn ra vào ba tháng đầu năm
Âm lịch. Từ ngày 7/1 đến 16/3 Âm lịch hàng năm. Một số lễ hội diễn ra vào
ngày 1/6 đến 20/8 Âm lịch như lễ hội đình Trà Cổ (Thị xã Móng Cái), lễ hội
đền Sinh (Huyện Đông Triều). Ngoài ra, còn lễ Phật Đản (15/4) của Phật giáo
và ngày lễ Nô - en của Thiên chúa giáo.
Tỉnh Quảng Ninh thực hiện nghiêm túc Quyết định số 39/QĐ-BVHTT
ngày 23 tháng 8 năm 2001 của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa,
Thể thao và du lịch) “ Về quy chế quản lí và tổ chức lễ hội”; Ngay từ đầu năm
2009, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh đã có văn bản Số
31/SVHTTDL ngày 8 tháng 01 năm 2009 gửi Ủy ban nhân dân các quận
huyện, thị xã và thành phố thuộc về việc hướng dẫn quản lí, tổ chức các lễ hội
truyền thống tại các di tích. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh giao
cho Thanh tra Sở chủ trì phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ, các ngành chức
Sinh viên: Vũ Thị Hải Yến

Lớp: KH6B



Báo cáo thực tập

Học viện Hành chính

năng của tỉnh, các huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh tiến hành các cuộc
kiểm tra trước, trong và sau lễ hội, xử lí nghiêm các vi phạm trong hoạt động
quản lí và tổ chức lễ hội.
Do tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn, hầu hết các địa phương có
di tích gắn với lễ hội đã xây dựng kế hoạch chuẩn bị lễ hội, thành lập Ban chỉ
đạo công việc của lễ hội.
Qua thống kê của các huyện, thị xã, thành phố, toàn tỉnh có khoảng 144
lễ hội lớn, vừa và nhỏ, cụ thể như sau:
- Huyện Yên Hưng: 52 lễ hội
- Huyện Đông Triều: 58 lễ hội
- Thị xã Uông Bí: 04 lễ hội
- Thành phố Móng Cái: 05 lễ hội
- Huyện Bình Liêu: 02 lễ hội
- Huyện Hoành Bồ: 05 lễ hội
- Huyện Hải Hà: 03 lễ hội
- Huyện Đầm Hà: 01 lễ hội
- Huyện Vân Đồn: 03 lễ hội
- Huyện Cô Tô: 01 lễ hội
- Thành phố Hạ Long: 05 lễ hội (Trong đó có lễ hội du lịch 2008)
- Thị xã Cẩm Phả: 04 lễ hội
- Huyện Ba Chẽ: 01 lễ hội
Trong đó
- Lễ hội truyền thống: 72
- Lễ hội gắn liền với các sự kiện lịch sử cách mạng : 05
- Lễ hội tôn giáo: 66
- Lễ hội du lịch: 01


Sinh viên: Vũ Thị Hải Yến

Lớp: KH6B


Báo cáo thực tập

Học viện Hành chính

Việc quản lí di sản văn hóa phi vật thể trên đây đã tạo điều kiện cho công
tác gìn giữ và phát triển để hoạt động du lịch ngày càng nâng cao hơn nữa chất
lượng phục vụ của mình đối với khách du lịch.
4.1.1 Công tác xây dựng, tuyên truyền cơ chế chính sách, giải pháp
phát triển du lịch
- Tham gia các dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số
92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Du lịch về cơ sở lưu trú, lữ hành, quảng bá xúc tiến du lịch, chi
nhánh văn phòng đại diện, …; Kế hoạch Markettinh du lịch Việt Nam giai đoạn
2005-2015; xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê báo cáo định kỳ nghành du
lịch.
- Phối hợp với thị xã Móng Cái tuyên truyền, phổ biến Luật Du lịch,
Nghị định 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007, Nghị định 149/2007/NĐ-CP ngày
09/10/20007 của Chính phủ cho trên 60 doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên
địa bàn thị xã.
- Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan dự thảo quy chế quản lí hoạt
động tàu du lịch trên vịnh Hạ Long, thay thế quyết định 4114/2005/QĐ-UBND và quyết
định 410/2006/QĐ-UBND trình UBND Tỉnh phê duyệt, ban hành.
- Đề xuất các giải pháp, phương án tăng cường hợp tác phát triển du
lịch giữa Quảng Ninh với một tỉnh, thành phố trong nước (Hà Nội, Cao Bằng,

Lạng Sơn, thành phố Hồ Chí Minh) và các nước trong khu vực (Quảng Tây Trung Quốc và các tỉnh đại diện cho các nước tham gia diễn đàn du lịch Đông
Á).
4.1.2 Công tác đầu tư phát triển du lịch
- Một số dự án đầu tư cơ sở hạ tầng cơ bản hoàn thành như tuyến
đường du lịch Dốc Đỏ - Yên Tử đường và cảng tàu du lịch đảo Ngọc Vừng,…
góp phần cải thiện hạ tầng du lịch vào các khu du lịch trọng điểm đúng mùa lễ
hội.
Sinh viên: Vũ Thị Hải Yến

Lớp: KH6B


Báo cáo thực tập

Học viện Hành chính

- Các doanh nghiệp đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật tạo ra sản phẩm du
lịch mới đã đưa vào sử dụng và chuận bị đưa vào sử dụng có sức thu hút du
khách như: công trình cáp treo Yên Tử giai đoạn II, sân golf Trà Cổ, khách sạn
NOUVATEL, ROYAL ,…
Nhìn chung hoạt động đầu tư phát triển du lịch có chuyển biến tích cực,
một số dự án lớn đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Đó là tín hiệu tốt trong
việc đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo sự phong phú về sản phẩm du lịch,
đáp ứng mục tiêu thu hút khách du lịch có khả năng chi tiêu cao trong giai đoạn
mới.
4.1.3 Công tác tổ chức sự kiện và quảng bá xúc tiến du lịch
- Tổ chức Lễ hội Du lịch Hạ Long 2008 được sự chỉ đạo chặt chẽ, cụ
thể của các cấp lãnh đạo tỉnh, sự phối kết hợp của các thành viên Ban tổ chức
các doanh nghiệp sự quan tâm của các đơn vị tài trợ. Lễ hội du lịch Hạ Long
2008 được tổ chức với quy mô lớn đã thành công tốt đẹp, an toàn tuyệt đối,

đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; đạt được các mục tiêu, yêu cầu
đề ra; nâng cao năng lực quan hệ hợp tác, giao lưu hội nhập của tỉnh Quảng
Ninh đối với các tỉnh, thành phố trong nước và quốc tế. Được dư luận trong và
ngoài nước đánh giá cao bởi nội dung, hình thức đổi mới - sáng tạo. Đặc biệt
chương trình khai mạc được thể hiện dưới hình thức Lễ hội Carnaval trên
đường phố và trên biển đã tạo ấn tượng mạnh, có hiệu quả và tác động tích cực.
Lễ hội thật sự trở thành ngày hội của nhân dân và du khách, góp phần không
nhỏ trong chiến dịch vận động bầu chọn Vịnh Hạ Long là 1 trong 7 kì quan
thiên nhiên thế giới và quảng bá hình ảnh, thương hiệu du lịch Hạ Long Quảng Ninh với du khách trong và ngoài nước, đã thực sự góp phần quan trọng
thu hút khách du lịch đến với Hạ Long (tỷ lệ tăng khoảng 20%, nhất là khách
nội địa).
- Hoạt động tuyên truyền quảng bá xúc tiến du lịch có chuyển biến rõ
nét có tính sáng tạo, tạo được ấn tượng sâu sắc cho du khách về hình ảnh và
thương hiệu du lịch Quảng Ninh. Đã tổ chức được một số chương trình xúc tiến
Sinh viên: Vũ Thị Hải Yến

Lớp: KH6B


Báo cáo thực tập

Học viện Hành chính

du lịch dưới các hình thức như: lồng ghép với chương trình họp báo tại thành
phố Hồ Chí Minh, Hà Nội trong chương trình tuyên truyền Lễ hội Du lịch Hạ
Long 2008. Tham gia diễn đàn du lịch Đông Á (EATOP) tại Mông Cổ: xúc tiến
du lịch tại Thương Hải Trung Quốc và các cuộc hội chợ trong và ngoài nước
(hội chợ du lịch Ninh Bình, TP Hồ Chí Minh, Trung Quốc - ASEAN, lễ hội
văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc,…) Cải tiến, cập nhật thông tin thường
xuyên trên Wesbside.

- Nhận thức về tuyên truyền quảng bá của các doanh nghiệp đã được
nâng lên một bước, ngày càng có thêm doanh nghiệp tham gia các hoạt động
xúc tiến quảng bá với cơ quan quản lí nhà nước.
4.1.4 Công tác chỉ đạo các hoạt động nghiệp vụ
- Bao gồm quản lí hoạt động lữ hành và hướng dẫn viên du lịch; quản lí
các hoạt động cơ sở lưu trú; quản lí hoạt động tàu du lịch thăm Vịnh Hạ Long;
quản lí các khu điểm, dịch vụ du lịch; công tác thanh tra kiểm tra; các hoạt
động khác, công tác kiện toàn tổ chức, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Qua
đây thấy được vai trò của di sản văn hóa đã tác động rất lớn đến nhiều công tác
trong hoạt động du lịch.
Việc quản lí di sản văn hóa để phát triển du lịch đã thu được những thành
tựu đáng kể theo số liệu của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh năm
2008 dưới đây.
- Khách du lịch: 4.446.000 lượt, đạt 111% kế hoạch năm tăng 24% so
với cùng kì năm trước. Trong đó khách quốc tế 2.374.000 lượt, tăng 62% so
với cùng kì.
- Khách lưu trú: 2.365.050 lượt, đạt 118% kế hoạch năm tăng 3% so với
cùng kì. (Khách lưu trú trên vịnh: 266.800 lượt).
- Khách thăm quan Vịnh Hạ Long: 2.694.380 lượt, tăng 50% so với cùng
kì. Riêng khách du lịch đường biển: 167.300 lượt, tăng 3% so với cùng kì
(167.300/161686); trong đó:
Sinh viên: Vũ Thị Hải Yến

Lớp: KH6B


Báo cáo thực tập

Học viện Hành chính


+ Tuyến Bắc Hải - Hạ Long 66.378 lượt khách, so với cùng kì giảm
51.3 %.
+ Tuyến khác đến Hạ Long 99.668 lượt khách đến từ trên 30 quốc gia, so
với cùng kì tăng 214% (99.688/31.718).
- Tổng doanh thu 2.644 tỉ đồng, đạt 116% kế hoạch năm; tăng 20% so
với cùng kì. Trong đó doanh thu du lịch 2.494 tỷ, đạt 116% kế hoạch năm; tăng
19% so với cùng kì; thu phí thăm Vịnh Hạ Long: 89.06 tỷ, tăng 72% so với
cùng kì.
Và theo số liệu mới nhất của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng
Ninh, quý I năm 2009 số khách du lịch đến thăm quan đạt 2.060.816 lượt tăng
23% so với cùng kì, trong đó khách quốc tế: 331.365 lượt giảm 37% so với
cùng kì (nguyên nhân là do 3 tháng đầu năm 2009 lượt khách thăm quan khu di
tích danh thắng Yên Tử tăng cao so với năm 2008); Khách lưu trú: 373.840
lượt giảm còn 29%, trong đó khách lưu trú quốc tế: 241.460 lượt giảm 14% .
Tổng doanh thu: 716 tỉ đồng, giảm 4%, trong đó doanh thu từ các hoạt động du
lịch đạt: 682 tỉ đồng, giảm 4%.
Như vậy, ta có thể thấy rằng, tình hình hoạt động kinh doanh du lịch quý
I có giảm là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính đang diễn ra trên
toàn thế giới. Đó là một quy luật tất yếu của mọi hoạt động sản xuất và kinh
doanh. Và tỉnh Quảng Ninh đã có sự chuẩn bị cho những thay đổi để phù hợp
với tình hình trên nhằm phát huy tiềm năng di sản đối với hoạt động du lịch.
4.2. Những hạn chế và nguyên nhân
* Công tác quản lí di sản còn có những bất cập sau:
Một số hình thức vi phạm, lấn chiếm di tích thường thấy:
- Trong những năm trước đây, nhất là thời kỳ chiến tranh phá hoại miền
Bắc, một bộ phận nhân dân tại các đô thị do khó khăn về chỗ ở đã được người
trông nom một số đình, đền, chùa cho cư trú tại di tích. Đến nay, bộ phận dân
cư này không tự giải quyết được nhà ở, do đó tại một số di tích đã xếp hạng vẫn
Sinh viên: Vũ Thị Hải Yến


Lớp: KH6B


Báo cáo thực tập

Học viện Hành chính

còn các hộ dân sống xen kẽ trong di tích. Nhiều hộ đã được cấp sổ đỏ nên công
tác giải tỏa vi phạm càng gặp khó khăn.
- Các di tích ở vùng nông thôn vốn được xây dựng ở trung tâm làng xã,
vị trí cao ráo, đắc địa. Trải qua thời gian, các cộng đồng dân cư phát triển, nhu
cầu đất đai cho sản xuất và chỗ ở tăng cao cộng với công tác quản lý tại một số
nơi bị buông lỏng để dân lấn chiếm đất hoặc xây dựng quá độ cao cho phép.
- Việc triển khai quy hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội gần, thậm
chí nằm hoàn toàn trong các khu vực bảo vệ của di tích lịch sử - văn hóa không
hoặc chưa tham khảo ý kiến các Sở, ngành liên quan đặc biệt là Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch nên đã xâm phạm vào khu vực bảo vệ di tích.
- Một số di sản văn hóa đưa vào khai thác hoạt động du lịch nhưng chưa
có biện pháp bảo vệ khiến các di sản đó có nguy cơ hư hại, khó khôi phục như
ban đầu.
- Chính sách với người có trách nhiệm trong quản lí di sản chưa phù hợp
để họ phát huy hơn nữa vai trò của mình.
- Công tác tôn tạo, bảo tồn các di tích đã được xếp hạng chưa được quan
tâm đúng mức khiến một số di tích xuống cấp khó khắc phục lại.
- Tình trạng một số di sản văn hóa phi vật thể bị mai một ngày càng
nhiều.
* Về phía hoạt động du lịch có những nguyên nhân sau:
- Vai trò và hoạt động của Ban chỉ đạo nhà nước về du lịch chưa được đề
cao; nhận thức về vai trò quan trọng của ngành kinh tế du lịch có lúc, có nơi
còn hạn chế.

- Công tác kiểm tra, phối kết hợp quản lí của các cơ quan quản lí nhà
nước về du lịch chưa toàn diện, chưa chặt chẽ chưa theo kịp với thực tế phát
sinh.
- Doanh nghiệp không tự giác chấp hành đúng quy định của nhà nước
đối với ngành nghề kinh doanh. Phần lớn tư tưởng kinh doanh mang tính chộp
dựt vì lợi ích cục bộ trước mắt, thiếu tính chuyên nghiệp và tầm nhìn lâu dài.
Sinh viên: Vũ Thị Hải Yến

Lớp: KH6B


Báo cáo thực tập

Học viện Hành chính

- Cơ chế quản lí có liên quan đến khách du lịch của các bộ ngành có
những điểm chưa thống nhất, còn mang tính chất riên biệt của ngành.
- Đối với hoạt động lữ hành có nhiều doanh nghiệp của tỉnh ngoài nên
ảnh hưởng lớn đến công tác kiểm tra giám sát.
- Việc phối kết hợp giữa cơ quan quản lí của tỉnh và của phía Trung
Quốc chưa chặt chẽ, hiệu quả chưa cao, chưa kịp thời tháo gỡ những vướng
mắc, phối kết hợp chưa cao.
Trên đây là những hạn chế và nguyên nhân của công tác quản lí di sản
văn hóa và quản lí hoạt động du lịch. Qua đó cần có những biện pháp để nâng
cao hiệu quả quản lí di sản văn hóa để phát triển du lịch Quảng Ninh để mang
đến sự phát triển bền vững.

Sinh viên: Vũ Thị Hải Yến

Lớp: KH6B



Báo cáo thực tập

Học viện Hành chính

CHƯƠNG III:
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN
LÍ DI SẢN VĂN HÓA ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUẢNG NINH
Xây dựng những mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể để có hướng đi
đúng đắn nhất:
* Mục tiêu tổng quát:
- Phải tạo ra cơ sở pháp lí cho công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá
trị các di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
- Bảo tồn nguyên vẹn những yếu tố nguyên gốc cấu thành di tích đã và
tiếp tục xếp hạng, không để xuống cấp, tổn thất hoặc hủy hoại di tích.
- Góp phần giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa và truyền thống văn
hiến dân tộc, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
- Tăng cường công tác quản lí nhà nước đối với di tích lịch sử - văn hóa
và danh thắng, xã hội hóa, thu hút sự tham gia của nhân dân và các tổ chức
trong việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa và
danh thắng.
* Mục tiêu cụ thể:
- Đến năm 2010 hoàn thành tổng kiểm kê di tích lịch sử - văn hóa và
danh thắng, di sản văn hóa phi vật thể phân loại, lập hồ sơ khoa học đối với
mỗi di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng đưa vào lưu trữ.
- Đến năm 2015 hoàn thành việc xây dựng cơ sở vật chất, kiện toàn củng
cố công tác quản lí nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa danh thắng từ tỉnh đến
các huyện, thị xã và thành phố.
- Đến năm 2015 hoàn thành việc lập hồ sơ xếp hạng di tích, nâng tổng số

di tích xếp hạng cấp quốc gia lên 80 di tích; cấp tỉnh 100 di tích.
- Đến năm 2020 hoàn thành cơ bản việc tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử
- văn hóa và danh thắng đã xếp hạng cấp Quốc gia và cấp tỉnh.
Sinh viên: Vũ Thị Hải Yến

Lớp: KH6B


Báo cáo thực tập

Học viện Hành chính

1. Quản lí nhà nước đối với tích lịch sử - văn hóa và danh thắng:
* Nâng cao vai trò quản lí của nhà nước đối với các di tích lịch sử - văn
hóa và danh thắng:
- Thiết lập hệ thống quản lí di tích từ tỉnh đến các huyện, thị xã,
thành phố.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lí di tích.
- Xã hội hóa công tác quản lí di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng.
* Đổi mới cơ chế, chính sách:
- Xây dựng các chính sách về đầu tư, sử dụng các nguồn vốn thu được
qua khai thác di tích;
- Cơ chế để thu hút nguồn đóng góp của các doanh nghiệp trong và ngoài
nước của các cá nhân cho tu bổ, tôn tạo di tích.
- Chính sách đối với người có công bảo vệ, trùng tu di tích.
2. Bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể
* Tổng kiểm kê, phân loại di sản văn hóa phi vật thể.
* Lập hồ sơ khoa học 10 di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu như thuần
phong mĩ tục, nếp sống, lối sống lễ hội, nghề thủ công truyền thống, văn hóa
ẩm thực.

3. Bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng:
* Bảo tồn, tôn tạo các di tích xếp hạng cấp quốc gia:
- Lập phương án bảo tồn nguyên vẹn các nguyên tố gốc cấu thành nên di
tích.
- Lập phương án tôn tạo nhằm làm nổi bật các mặt giá trị của di tích, tạo
môi trường cảnh quan hài hòa với di tích.
- Quy hoạch các tuyến đường tham quan, đi lại trong khu di tích phù hợp
với tính chất lịch sử của di tích.
- Xây dựng các công trình phụ trợ trong khu vực di tích: Nhà bảo vệ, nhà
khách, khu vệ sinh, bãi đỗ xe, quầy hàng dịch vụ lưu niệm.
Sinh viên: Vũ Thị Hải Yến

Lớp: KH6B


Báo cáo thực tập

Học viện Hành chính

- Bảo tồn, tôn tạo các di tích đã xếp hạng Quốc gia do UBND tỉnh Quảng
Ninh chịu trách nhiệm.
* Bảo tồn, tôn tạo các di tích xếp hạng cấp tỉnh:
- Bảo tồn nguyên vẹn các nguyên tố cấu thành nên di tích.
- Tôn tạo nhằm làm nổi bật các mặt giá trị của di tích, tạo môi trường
cảnh quan hài hòa với di tích.
- Xây dựng các công trình phụ trợ trong khu vực di tích: Nhà bảo vệ, nhà
khách, khu vệ sinh bãi đỗ xe, quầy hàng dịch vụ, lưu niệm.
- Bảo tồn, tôn tạo các di tích đã xếp hạng cấp tỉnh do UBND các huyện,
thị xã và thành phố chịu trách nhiệm.
* Bảo tồn, tôn tạo các danh thắng:

- Các di tích danh thắng đã được xếp hạng các cấp phải bảo vệ toàn bộ
cảnh quan, môi trường có liên quan đến di tích.
- Bảo tồn nguyên vẹn các giá trị thiên nhiên, giá trị kiến trúc, nghiêm
cấm việc khai thác than, đá, quặng, đất trong khu vực di tích, cần quy hoạch
việc khai thác vật liệu ở khu vực ngoài di tích để đảm bảo an toàn vẻ đẹp tổng
thể của danh thắng.
- Tổ chức khai thác các danh thắng theo hướng du lịch văn hóa và nghỉ
ngơi, đề xuất các giải pháp trong việc bảo vệ môi trường, xử lí rác thải.
* Quy hoạch đất cho công tác bảo vệ và phát huy giá trị các di tích:
- Đối với các di tích xếp hạng cấp Quốc gia và cấp tỉnh, cần ưu tiên dành
quỹ đất thích hợp để bảo tồn di tích xếp hạng và phát triển thăm quan du lịch.
* Nghiên cứu, thám sát, khai quật những địa điểm khảo cổ:
- Các địa điểm khảo cổ cần phải tiến hành thám sát, khai quật có hệ
thống, có kế hoạch cụ thể.
* Bảo tồn các di tích chưa được xếp hạng, đã đăng kí trong hồ sơ kiểm
kê, giao cho UBND các huyện, thị xã và thành phố lập phương án bảo tồn, trình
UBND tỉnh phê duyệt.
* Xếp hạng các di tích:
Sinh viên: Vũ Thị Hải Yến

Lớp: KH6B


Báo cáo thực tập

Học viện Hành chính

- Tăng cường nghiên cứu các giá trị tiêu biểu của di tích, đối chiếu với
các tiêu chí xếp hạng di tích quy định trong Luật Di sản để xếp hạng di tích cấp
Quốc gia và cấp tỉnh.

- Đến năm 2020 nâng tổng số xếp hạng di tích cấp Quốc gia lên 80 di
tích; cấp tỉnh 100 di tích.
4. Phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh:
* Lập bản đồ địa điểm, vị trí các di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng
Quảng Ninh.
* Xây dựng hệ thống phần mềm quản lí các dữ liệu về di tích:
- Phần mềm quản lí di sản văn hóa phi vật thể.
- Phần mềm quản lí di tích xếp hạng cấp Quốc gia và cấp tỉnh.
* Biên soạn các ấn phẩm giới thiệu di tích:
- Sách di sản văn hóa phi vật thể Quảng Ninh.
- Sách di tích và danh thắng Quảng Ninh.
Ngày nay, đất nước ta đang thực hiện sự nghiệp đổi mới, quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đang phát triển mạnh mẽ, nhu cầu hưởng thụ các giá
trị di sản văn hoá của nhân dân và du khách ngày càng cao. Các di tích lịch sử
văn hoá sẽ là một trong những yếu tố quan trọng khẳng định bản sắc văn hoá
dân tộc và đang trở thành nguồn tài nguyên vô giá phục vụ nhu cầu phát triển
kinh tế du lịch. Bởi vậy, ưu tiên đầu tư thoả đáng cho các dự án bảo tồn tôn tạo
di tích là công việc cần thiết nhằm giữ gìn những tài sản văn hoá có giá trị,
những sản phẩm du lịch đặc thù có sức thu hút du khách trong nước và quốc tế
đến với Quảng Ninh, đến với Việt Nam.

Sinh viên: Vũ Thị Hải Yến

Lớp: KH6B


×