TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QTKD
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI SINH VIÊN
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HÀNH VI KHÁCH HÀNG TRONG LỰA CHỌN SẢN PHẨM DU LỊCH
TẠI THÁI NGUYÊN
Mã số:
Chủ nhiệm đề tài:
Trần Thị Kim Oanh lớp K6 QTDNCNB
THÁI NGUYÊN, NĂM 2012
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QTKD
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI SINH VIÊN
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HÀNH VI KHÁCH HÀNG TRONG LỰA CHỌN SẢN PHẨM DU LỊCH
TẠI THÁI NGUYÊN
Chủ nhiệm đề tài:
Trần Thị Kim Oanh lớp K6 QTDNCNB
Người tham gia thực hiện:
Nguyễn Thị Thúy lớp K6QTDNCNB
Vũ Thị Thanh Thảo lớp K6 QTDNCNB
THÁI NGUYÊN NĂM 2012
2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QTKD
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi khách hàng trong
lựa chọn sản phẩm du lịch tại Thái Nguyên.
- Mã số:
- Chủ nhiệm: Trần Thị Kim Oanh
- Cơ quan chủ trì: trường ĐH Kinh tế & QTKD
- Thời gian thực hiện: từ tháng 1/2011 đến tháng 12/2012
2. Mục tiêu:
Mục tiêu chung nhằm xác định những yếu tố có ảnh hưởng đến hành vi của
khách hàng và có các biện pháp tác động thích hợp đến hành vi của du khách nhằm
hấp dẫn và thu hút khách đến với du lịch Thái Nguyên.
Mục tiêu cụ thể : Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hành vi tiêu dùng và các yếu tố
ảnh hưởng đến hành vi khách hàng
Đánh giá thực tế kinh doanh du lịch và các sản phẩm du lịch tại Thái Nguyên
Đề xuât các giải pháp phát triển du lịch tại Thái Nguyên.
3. Kết quả nghiên cứu:
Kiến nghị các giải pháp tác động vào hành vi khách hàng nhằm phát triển du
lịch và thu hút du khách đến với Thái Nguyên
4. Sản phẩm:
Báo cáo khoa học
3
5. Hiệu quả:
Trong khuôn khổ phạm vi nghiên cứu của mình đề tài đã đạt được kết quả nhất
định trong việc đánh giá thực trạng kinh doanh các sản phẩm du lịch ở Thái Nguyên,
đề xuất các kiến nghị giải pháp cho các doanh nghiệp kinh doanh, hiệp hội các doanh
nghiệp kinh doanh du lịch, sở Văn hóa Thể thao và Du lịch nhằm phát triển kinh
doanh du lịch của Thái Nguyên theo định hướng nhu cầu khách hàng
6. Khả năng áp dụng và phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu:
Báo cáo có thể sử dụng như tài liệu tham khảo đối với việc thực thi các kế
hoạch của chiến lược phát triển sản phẩm, chất lượng dịch vụ cho các doanh nghiệp
kinh doanh du lịch tại Thái Nguyên.
Là tài liệu tham khảo đối với các bạn sinh viên muốn nghiên cứu lĩnh vực kinh
doanh dịch vụ và dịch vụ du lịch.
4
INFORMATION ON RESEARCH RESULTS
1. General information:
Project title:
Research of factors affecting consumer behavior in the tourism
product selection in Thai Nguyen
Code number:
Coordinator:
Trần Thị Kinh Oanh – K6 QTDNCN
Implementing institution:
Thainguyen university of economic business and
administration
Duration: from
1/2011
to
1/2012
2. Objective(s):
The general objective is to determine the factors that affect customer behavior
and take appropriate measures impact the behavior of visitors to attractions and tourist
attraction to Thai Nguyen.
Specific objectives: System theoretical foundations of consumer behavior and
other factors affecting consumer behavior.
Reviews situation of business travel and tourism products in Thai Nguyen.
Recommended solutions for tourism development in Thai Nguyen.
3. Research results:
Propose solutions to the impact on customer behavior in to to develop tourism
and attract travelers coming to Thai Nguyen
In conclusion, a part from
understanding the important role of service in economic development and growth,
Vietnam needs to have comprehensive strategies for service development with the
target of giving priorities and helping enterprises to increase their competitiveness in
the process of international integration
4. Products:
Scientific Report
5. Effects:
In the scope of the research, project has achieved certain results: Reviews
situation of business travel and tourism products in Thai Nguyen; Proposed
5
recommendations for corporation, travel services businessassociations development of
Thai Nguyen tourism business oriented customer needs
6. Transfer alternatives of reserach results andapplic ability:
To use report as references for the implementation of the strategic plan of
product development, quality services to tourism enterprises in Thai Nguyen.
The implementation for business research services and travel services.
6
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Đại hội IX có Nghị quyết về phát triển ngành du lịch trong: “Định hướng phát
triển các ngành” nhằm phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn
đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và quốc tê, thúc đẩy phát triển các ngành nghề
khác, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động.
Hoạt động kinh doanh du lịch tại Thái Nguyên phát triển chưa tương xứng với
tiềm năng, chưa phát huy được thế mạnh , chưa đáp ứng được nhu cầu, mong muốn
của khách hàng.
Nhằm giải quyết những vấn đề này chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi khách hàng trong lựa chọn sản
phẩm du lịch tại Thái Nguyên” nhằm xây dựng những giải pháp phát triển sản phẩm
du lịch phù hợp với mong muốn của khách hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh cho
du lịch Thái Nguyên.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định các yếu tố và mức độ tác động của mỗi yếu tố đến hành vi lựa chọn
sản phẩm du lịch tại Thái Nguyên
Xem xét sự khác nhau hay giống nhau giữa hành vi lựa chọn sản phẩm du lịch
với các biến nhân khẩu là độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập.
Dựa trên kết quả nghiên cứu, một số giải pháp mang tính định hướng được đề
ra nhằm phát triển sản phẩm du lịch ở Thái Nguyên và tăng lợi thế cạnh tranh .
3. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp phỏng vấn thử.
Phỏng vấn này được thực hiện tại hiện trường, nơi sẽ phỏng vấn thực tế, để phát hiện
ra những lỗi nhằm điều chỉnh và hoàn chỉnh bảng câu hỏi. Chỉnh sửa câu hỏi, loại bỏ
hay bổ sung thêm câu hỏi được thực hiện trong suốt quá trình điều tra thử.
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định
lượng. Kỹ thuật phỏng vấn khách du lịch tại Thái Nguyên thông qua bảng câu hỏi
được sử dụng để thu thập dữ liệu. Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện với
kích thước n = 120, trong đó các doanh nghiệp là 15, du khách là 50 còn lại là các
7
chuyên gia, bao gồm: sinh viên, giáo viên có chuyên ngành, những người làm quản lý
nhà nước về du lịch.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các sản phẩm du lịch đang kinh doanh
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi về không gian:
Phạm vi về thờii gian:
Hoạt động du lịch ở một số khu vực trọng điểm
Số liệu phân tích chủ yếu trong các năm 2008 - 2010
5. Kết quả đóng góp của đề tài
Đề tài đưa ra các giải pháp về phát triển dịch vụ du lịch trên cơ sở nghiên cứu
những sản phẩm mà khách hàng lựa chọn và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi khách
hàng trong quá trình lựa chọn sản phẩm du lịch.
8
MỤC LỤC
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3
PHẦN MỞ ĐẦU
7
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
11
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HÀNH VI VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI KHÁCH HÀNG
12
1.1. Khái quát về hành vi khách hàng
12
1.1.1. Hành vi khách hàng là gì?
12
1.1.2. Mô hình hành vi mua của khách hàng
12
1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi khách hàng
13
1.2.1. Những yếu tố thuộc về văn hoá
14
1.2.2. Những yếu tố mang tính chất xã hội.
15
1.2.3. Các yếu tố mang tính cá nhân.
17
1.2.4. Những yếu tố thuộc về tâm lý
18
1.3. Hành vi khách hàng trong lựa chọn các sản phẩm du lich
20
1.3.1.Khách du lịch
20
1.3.2 Các dịch vụ chính hỗ trợ kinh doanh du lịch
21
1.3.2.1 Dịch vụ lữ hành
21
1.3.2.2 . Dịch vụ khách sạn
22
1.3.2.3 Dịch vụ vận chuyển khách du lịch
23
1.3.2.4. Các dịch vụ du lịch khác
23
1.3.3 Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch
23
1.3.3.1. Kinh doanh dịch vụ du lịch
23
1.3.3.2. Vai trò của dịch vụ du lịch
25
1.3.3.2. Đặc điểm của dịch vụ du lịch
26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KINH DOANH DU LỊCH VÀ SẢN PHẨM
DU LỊCH Ở THÁI NGUYÊN
28
2.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu
28
2.1.1. Điều kiện tự nhiên – xã hội
28
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế
33
2.2. Kết quả kinh doanh du lịch ở Thái Nguyên
35
2.3. Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn
sản phẩm du lịch ở Thái Nguyên.
36
9
2.3.1. Các sản phẩm du lịch tại Thái Nguyên
36
2.3.1.1. Du lịch cuối tuần
37
2.3.1.2. Du lịch sinh thái
38
2.3.1.3. Du lịch nghỉ dưỡng
2.3.1.4. Du lịch tìm hiểu văn hoá lễ hội
39
2.3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi khách hàng
41
2.3.1. Đánh giá về các yếu tố kích thích trong mô hình hành vi khách hàng
41
2.3.2. Đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi khách hàng
43
2.4. Đánh giá chung
45
39
CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN
DU LỊCH THÁI NGUYÊN
46
3.1. Định hướng phát triển ngành du lịch ở Thái Nguyên
46
3.1.1. Định hướng phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020
46
3.1.2. Định hướng phát triển du lịch Thái Nguyên đến năm 2020
49
3.2.Giải pháp phát triển ngành du lịch tại Thái Nguyên
50
3.2.1. Giải pháp “Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch”
50
3.2.2. Giải pháp “Phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch”
51
3.2.3. Giải pháp “ Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch”
52
3.3. Kiến nghị
57
KẾT LUẬN
59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
60
PHỤ LỤC
61
10
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Mô hình chi tiết của hành vi người mua.
13
Sơ đồ 1.2: Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi khách hàng
14
Hình 2.1: Vị trí địa lý tỉnh Thái Nguyên
28
Biểu đồ 2.2 : Cơ cấu các dân tộc sinh sống trên địa bàn Thái Nguyên
30
Hình 2.3:Các dân tộc sinh sống ở Thái Nguyên
31
Bảng 2.4: Tổng GDP tỉnh Thái Nguyên theo giá thực tế
33
Bảng 2.5: Tổng GDP của Thái Nguyên theo giá so sánh
34
Bảng 2.6: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
theo giá thực tế tại Thái Nguyên.
35
Bảng 2.7: Kết quả dịch vụ lưu trú tại Thái Nguyên
36
Hình 2.8: Đánh giá các kích thích Marketing
42
Biểu đồ 2.9: Đánh giá của du khách về các yếu tố ảnh hưởng đến
hành vi khách hàng
43
Bảng 3.1: Mục tiêu của ngành du lịch Việt Nam
46
Hình 3.2: Quy hoạch phát triển bảy vùng lãnh thổ du lịch Việt Nam
47
Bảng 3.4: Mục tiêu của ngành du lịch Thái Nguyên
49
Bảng 3.5 : Tiêu chuẩn khu nghỉ cuối tuần ở ngoại vi thành phố
53
Bảng 3.6 : Một số tiêu chuẩn về địa điểm tổ chức du lịch sinh thái
54
Bảng 3.7 : Các tiêu chuẩn tại điểm du lịch nghỉ dưỡng
55
Bảng 3.8 : Một số tiêu chuẩn tại nơi diễn ra lễ hội
55
11
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HÀNH VI VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI KHÁCH HÀNG
1.1. Khái quát về hành vi khách hàng
1.1.1. Hành vi khách hàng là gì?
Hành vi người tiêu dùng là các cách thức mà mỗi người tiêu dùng sẽ thực hiện
trong việc đưa ra các quyết định sử dụng tài sản của họ ( như tiền bạc, thời gian …)
liên quan đến việc mua sắm và sử dụng hàng hoá.
Việc nghiên cứu hành vi người tiêu dùng là vấn đề nền tảng cho các giải pháp
Marketing như :
Ai là người mua? Họ sẽ mua những hàng hoá nào?
Tại sao họ mua những hàng hoá đó?
Họ sẽ mua như thế nào?
Mua khi nào?
Và họ sẽ mua ở đâu?
1.1.2. Mô hình hành vi mua của khách hàng
Các nhà hoạt động thị trường đặt ra câu hỏi cơ bản: Người tiêu dùng sẽ phản
ứng như thế nào với những thủ thuật kích thích của Marketing mà công ty có thể vận
dụng? Công ty có ưu thế hơn đối thủ cạnh tranh nếu họ thực sự hiểu rõ người tiêu
dùng phản ứng lại như thế nào với các tính năng của hàng hoá, giá cả, nội dung quảng
cáo, khuyến mại. Chính vì vậy mà công ty và các nhà khoa học đã đầu tư nhiều công
sức và tiền của để nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố kích thích của Marketing và
phản ứng đáp lại của người tiêu dùng.
Một số công ty thường khuyến mại giảm giá hoặc tặng quà vào một thời kỳ nào
đó và họ sẽ xem xét xem doanh thu so với lúc đầu có tăng hay không.Nếu có tăng họ
sẽ tiếp tục thực hiện còn nếu không họ sẽ bán hàng như ban đầu hoặc điều chỉnh.
Từ mô hình đơn giản hành vi của người tiêu dùng chỉ gồm 3 bước:
Những yếu tố kích thích Hộp đen ý thứcPhản ứng đáp lại của người mua.
Vậy ở đây ta thấy mối quan hệ giữa các tác nhân kích thích sẽ xâm nhập vào
hộp đen ý thức người mua, còn phản ứng đáp lại là những biểu hiện có thể nhận biết
của hàng loạt bí ẩn diễn ra trong hộp đen ý thức này.
12
Sơ đồ 1.1: Mô hình chi tiết của hành vi người mua.
Các yếu tố kích thích
Yếu tố
Tác nhân
Hộp đen ý thức
kích thích
kích thích
của người mua
marketing
khác
Sản phẩm
MT tự nhiên
Giá bán
MT Kinh tế
Phân phối
MT KHKT
Khuyến
Chính trị
mãi
Văn hóa
Quá
Các đặc
trình
tính của
quyết
người
định
mua
mua
hàng
Các phản ứng đáp lại
Lựa chọn hàng hoá
Lựa chọn nhãn hiệu
Lựa chọn nhà kinh doanh
Lựa chọn khối lượng
mua.
[Nguồn: Marketing căn bản – Philip Kotler]
Nhiệm vụ quan trọng nhất của các nhà quản trị Marketing là phải hiểu được cái
gì xảy ra trong hộp đen ý thức của người tiêu dùng khi tiếp nhận được những tác nhân
kích thích của thị trường.
Hộp đen ý thức của người mua được chia thành 2 phần:
+ Phần thứ nhất :
Là những đặc tính của người mua có ảnh hưởng cơ bản đến việc người mua tiếp
nhận các tác nhân kích thích và phản ứng đáp lại với những tác nhân đó như thế nào.
+ Phần thứ hai:
Là quá trình quyết định mua của người tiêu dùng. Kết quả của việc mua sắm sẽ
phụ thuộc vào những quyết định này.
1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi khách hàng
Người tiêu dùng thông qua quyết định mua của mình trong mối quan hệ giữa các
yếu tố có ảnh hưởng đến hành vi mua của họ.
Phần lớn các yếu tố này không chịu sự kiểm soát từ các nhà hoạt động thị
trường. Chúng được phân chia thành 4 nhóm.
-Những yếu tố văn hoá.
-Những yếu tố mang tính chất xã hội.
-Những yếu tố mang tính chất cá nhân.
-Những yếu tố mang tính chất tâm lý.
13
Sơ đồ 1.2: Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi khách hàng
Văn hoá:
-Văn hoá.
-Nhánh
văn hoá.
-Giai tầng
xã hội.
Xã hội:
-Nhóm.
-Gia
đình.
-Vai trò
và địa
vị xã
hội.
Cá nhân:
-Tuổi đời và đương
thời.
-Nghề nghiệp.
-Hoàn cảnh kinh tế.
-Cá tính và tự nhận
thức.
Tâm lý:
-Động cơ.
-Tri giác.
-Kiến thức.
-Niềm tin và
quan điểm
Người
mua
[Nguồn: Marketing căn bản – Philip Kotler]
Từng nhóm này có mức độ ảnh hưởng đến hành vi khách hàng khác nhau về số
lượng người bị ảnh hưởng, mức độ bị ảnh hưởng và được cụ thể hóa bằng các yếu tố
chi tiết hơn.
1.2.1. Những yếu tố thuộc về văn hoá
* Văn hoá là nguyên nhân đầu tiên cơ bản quyết định nhu cầu và hành vi của
con người. Hành vi của con người là một sự vật chủ yếu được tiếp thu từ phía bên
ngoài.Những điều cơ bản về giá trị sự cảm thụ, sự ưu thích, tác phong thói quen,
hành vi ứng xử của chúng ta đều mang bản sắc văn hoá.
*Nhánh văn hoá: Gồm có nguồn gốc dân tộc, chủng tộc, sắc tộc, tín ngưỡng,
môi trường tự nhiên, cách kiếm sống của con người… là một bộ phận nhỏ của văn
hoá luôn có ảnh hưởng sâu sắc tới sự quan tâm đến cách đánh giá về giá trị của hàng
hoá và sở thích.
Cách thức lựa chọn, mua sắm và sử dụng hàng hoá của những người thuộc
nhánh văn hoá khác nhau là khác nhau.
*Địa vị và giai tầng xã hội.
Giai tầng xã hội là những nhóm tương đối ổn định trong khuôn khổ xã hội
được sắp xếp theo thứ bậc đẳng cấp và được đặc trưng bởi những quan điểm giá trị,
lợi ích và hành vi đạo đức giống nhau ở các thành viên.
14
Sự tồn tại những giai tầng xã hội là vấn đề tất yếu trong mọi xã hội, nó không
chỉ phụ thuộc vào một yếu tố duy nhất là của cải, tiền bạc mà cả là sự kết hợp của
trình độ văn hoá, nghề nghiệp, những định hướng giá trị và những yếu tố đặc trưng
khác.
Các nhà làm Marketing cần quan tâm là những người cùng chung một giai tầng
xã hội sẽ có khuynh hướng xử sự giống nhau. Họ có những sơ thích về hàng hoá, nhãn
hiệu sản phẩm, lựa chọn địa điểm bán hàng, phương thức dịch vụ khác nhau… Sự
khác biệt này bộc lộ rõ nét đối với các sản phẩm như: quần áo, xe hơi, đồ nội thất, hoạt
động vui chơi giải trí.
Do những hoàn cảnh đậm nét này mà các nhà hoạt động Marketing luôn giai
tầng xã hội là một tiêu chí cơ bản để phân đoạn thị trường và định hướng hàng hoá.Từ
đó có các chính sách Marketing cùng hoạch định riêng cho từng giai tầng xã hội khác
nhau.
1.2.2. Những yếu tố mang tính chất xã hội.
* Nhóm: Một số cá nhân trong xã hội có thể tham gia vào nhiều nhóm khác
nhau như: bạn bè, bạn học, bạn đồng nghiệp, tổ chức tôn giáo, hiệp hội, đoàn thể hoặc
nhóm vui chơi giải trí(CLB thể thao, hội chơi sinh vật cảnh… )các nhóm này có ảnh
hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến thái độ và hành vi của con người.
ảnh hưởng của nhóm xã hội tới hành vi mua của một cá nhân thường thông qua
dư luận xã hội của nhóm. Những ý kiến, quan niệm của những người trong nhóm đánh
giá về các sự kiện, hàng hoá dịch vụ luôn là những thông tin tham khảo đối với quyết
định của một cá nhân. Cá nhân nào cũng muốn hoà đồng với cộng đồng của mình thì
ảnh hưởng của dư luận nhóm càng lớn.
VD: Trong nhóm nữ sinh có 1 hoặc 1 vài người thích diện quần Jean họ sẽ trao
đổi với những người khác về các thông tin như giá cả, tính tiện ích của quần Jean, và
địa điểm mà họ mua …Như thế đã vô hình tạo nên thông tin về sản phẩm này cho các
thành viên khác… Nhiều khi còn dẫn đến cùng một nhóm bạn sẽ có phong cách ăn
mặc gần giống nhau.
Các nhà hoạt động thị trường cố gắng phát hiện tất cả những nhóm tiêu biểu ở
một đoạn thị trường hoặc một thị trường cụ thể nơi họ bán hàng của mình. Các nhóm
này ảnh hưởng đến mọi người ít nhất theo 3 cách sau:
15
Thứ nhất, là cá nhân đụng chạm với những biểu hiện hành vi và lối sống mới
của nó.
Thứ hai, là nhóm tác động đến thái độ của cá nhân và quan niệm của nó về bản
thân mình.
Thứ ba là nhóm thúc ép cá nhân ưng thuận.
Do đó có thể ảnh hưởng đến việc cá nhân lựa chọn hàng hoá và nhãn hiệu cụ
thể.
* Gia đình:
Các thành viên trong gia đình có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi của
người mua. Con cái được bố mẹ dạy bảo về tôn giáo, chính trị, kinh tế, danh dự, lòng
tự trọng và cả tình yêu. Nếu như bố mẹ và con cái vẫn sống chung thi ảnh hưởng của
bố mẹ có thể là quyết định.
Gia đình nhỏ của cá nhân gồm vợ chồng và con cái có ảnh hưởng trực tiếp hơn
đến hành vi mua hàng thường ngày.Gia đình là một tổ chức tiêu dùng quan trọng-là
một tế bào của xã hội nên cần phải nghiên cứu một cách toàn diện. Các nhà hoạt động
thị trường quan tâm đến vai trò của chồng, vợ và con cái và ảnh hưởng của mỗi thành
viên đó đối với việc mua các loại hàng hoá và dịch vụ khác nhau.
Theo truyền thống thì người vợ là người chủ yếu mua sắm: thực phẩm, đồ dùng
lặt vặt và quần aos…Nhưng ngày nay có nhiều phụ nữ đi làm và người chồng sẵn
sàng đảm nhiệm việc mua sắm này.
Thông thì ảnh hưởng của mỗi người như sau:
-Đối với hàng hóa:bảo hiểm tính mạng, xe hơi … ý kiến của người chồng
-Đối với hàng hóa: máy giặt, đồ dùng trong nhà bếp, thảm… ý kiến của người
vợ
- Vợ chồng có quyết định chung đối với một số hàng hoá đắt tiền. Tivi, dàn
máy nghe nhạc, đi nghỉ mát, nhà ở,đồ nội thất…Song quyết định cuối cùng thường
thuộc về người tạo ra nguồn thu chủ yếu.
* Vai trò và địa vị:
Cá nhân là thành viên của nhiều nhóm trong xã hội. Vị trí của họ trong nhóm sẽ
được xác định theo vai trò và địa vị của họ trong nhóm.
16
Trong gia đình người phụ nữ có thể là một người con, một người vợ nhưng
trong công ty có thể là một trưởng đại diện phụ trách kinh doanh. Thường người tiêu
dùng sẽ ưu tiên lựa chọn hàng hóa dịch vụ phản ánh vai trò và vị trí của họ trong xã
hội: Các giám đốc công ty sẽ sử dụng xe hơi đắt tiền, điện thoại di động thế hệ mới và
những hoạt động giải trí thời thượng. Vì vậy các nhà Marketing cố gắng biến sản phẩm
của họ gắn với biểu tượng địa vị.
1.2.3. Các yếu tố mang tính cá nhân.
Các quyết định mua sắm hàng hoá của người mua luôn chịu ảnh hưởng lớn của
các yếu tố thuộc về bản thân người ấy như: tuổi tác, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế,
lối sống cá tính và những quan niệm về bản thân.
*Tuổi tác và đường đời - chu kỳ sống gia đình.
Con người thay đổi hàng hoá và dịch vụ mà họ mua sắm qua các giai đoạn
trong cuộc đời của họ. Các hàng hoá: Thức ăn, quần áo, những dụng cụ phục vụ sinh
hoạt, các loại hình giải trí…có quan hệ chặt chẽ với tuổi tác và chu kỳ đời sống gia
đình.
Những năm đầu đời con người thường cần thực phẩm dành cho trẻ em.
Khi trưởng thành họ dùng nhiều loại thực phẩm.
Khi lớn tuổi thì dùng các sản phẩm kiêng cữ đặc biệt.
Và sự khác biệt nhu cầu, thu nhập, tài sản , nợ nần, chi tiêu gắn chặt với tuổi
tác và đường đời.
Các nhà Marketing xác định thị trường dựa vào việc phân chia khách hàng từng
nhóm theo các giai đoạn của chu kỳ đời sống gia đình để phát triển chính sách sản
phẩm và chính sách Marketing cho phù hợp.
* Nghề nghiệp
Nghề nghiệp có ảnh hưởng nhất định đến tính chất của hàng hoá và dịch vụ
được chọn.
Các nhà Marketing cần cố gắng để nhận biết khách hàng theo các nhóm nghề
nghiệp khác nhau và có sự quan tâm thích đáng về hàng hoá mà khách hàng trong
mỗi nhóm yêu cầu.
* Tình trạng kinh tế
17
Có ảnh hưởng rất lớn đến cách lựa chọn hàng hóa của họ. Tình trạng kinh tế
bao gồm: phần dư trong thu nhập, phần tiết kiệm, khả năng đi vay và những quan
điểm về chi tiêu tích luỹ của người tiêu dùng, có ảnh hưởng đến loại hàng hoá và số
lượng hàng hoá họ mua sắm.
Thông thường người nghèo nhu cầu về hàng hoá nhạy cảm về thu nhập hơn
người giàu và các hàng hoá thiết yếu nhạy cảm về thu nhập thường thấp hơn những
hàng xa xỉ.
Các nhà kinh doanh phải thường xuyên theo dõi xu thế biến động trong lĩnh
vực tài chính cá nhân, các khoản tiết kiệm, tỷ lệ lãi suất để điều chỉnh chiến lược kinh
doanh của mình cho phù hợp.
* Lối sống
Lối sống của một con người được thể hiện qua hành động, sự quan tâm và quan
điểm của người đó về những gì thuộc môi trường xung quanh.
Lối sống gắn chặt với nguồn gốc xã hội, nhánh văn hoá và nghề nghiệp, nhóm
xã hội, tình trạng kinh tế và hoàn cảnh gia đình…
Sự lựa chọn hàng hoá của người tiêu dùng thể hiện lối sống của họ làm nổi bật
cá tính của họ.
Với những người làm Marketing khi soản thảo những chiến lược Marketing
đặc biệt là chiến lược quảng cáo cần phải khám phá được mối liên quan giữa hàng hoá
và lối sống. Sản phẩm phải được định vị qua lối sống, nhất là những sản phẩm thuộc
nhóm hàng:mỹ phẩm, thời trang, du lịch, đồ uống, xe hơi, xe máy…
1.2.4. Những yếu tố thuộc về tâm lý
Hành vi lựa chọn mua hàng của con người cũng chịu ảnh hưởng của bốn yếu tố
cơ bản có tính chất tâm lý như động cơ, nhận thức niềm tin, và thái độ.
* Động cơ:
Động cơ là nhu cầu đã trở nên bức thiết đến mức buộc con người phải hành
động để thoả mãn nó.
Có nhiều học thuyết đã chứng tỏ rằng con người bị thôi thúc bởi các nhu cầu
khác nhau.Theo Maslow có nhiều nhu cầu cùng tồn tại trong một cá thể, con người sẽ
cố gắng thoả mẵn nhu cầu quan trọng nhất trước tiên.Khi thoả mãn được một nhu cầu
18
quan trọng, nhu cầu đó sẽ không còn là sự thúc đẩy hiện tại nữa và nhu cầu quan trọng
kể tiếp lại trở thành động lực của hành động.
* Nhận thức
Động cơ thúc đẩy con người hành động. Song hành động đó diễn ra như thế nào
loại phụ thuộc rất lớn vào sự nhận thức của họ với môi trường xung quanh.
Hai khách hàng có cùng động cơ như nhau nhưng sự lựa chọn nhãn hiệu hàng
hoá, số lượng hàng hoá mà họ mua sắm hoàn toàn khác nhau .Thái độ của họ về mẫu
mã, giá cả, chất lượng hàng hoá, hệ thống dịch vụ, thái độ nhân viên bán hàng có thể
không giống nhau.Đó là kết quả của nhận thức về các kích thích Marketing họ không
giống nhau.
Nhận thức (tri giác) là khả năng tư duy của con người. Nó có thể được định
nghĩa là một quá trình thông quá đó một cá nhân lựa chọn , tổ chức và giải thích các
thông tin để tạo nên một bức tranh có ý nghĩa về thế giới xung quanh.
* Sự hiểu biết (kinh nghiệm)
Sự hiểu biết diễn tả những thay đổi trong hành vi của một con người phát sinh
từ kinh nghiệm.
Kinh nghiệm trong ý thức của con người là trình độ của họ về cuộc sống, về
hàng hoá, về đối nhân sử thế.
Chúng ta có thể thấy rằng kinh nghiệm mà mỗi con người có được do học hỏi
và từng trải - Nó không di truyền và bẩm sinh. Người lớn từng trải nhiều kinh nghiệm ,
mua bán thành thạo hơn người ít tuổi ít từng trải, non nớt ý thức. Người từng trải về
phương diện nào sẽ có kinh nghiệm mua bán về phương diện đó.
Hiển nhiên phụ nữ sành sỏi trong việc mua bán các mặt hàng gia dụng như thực
phẩm, quần áo hơn nam giới.
Đối với các nhà Marketing có thể nêu ra 2 trường phái áp dụng sau:
- Với những công ty mà sản phẩm của họ là đã có những ghi nhận tốt trong
hiểu biết của khách hàng cần phải duy trì và củng cố cặp nhu cầu sản phẩm cho phù
hợp với động cơ của người mua.
- Có những công ty thành công khi họ thiết kế ra những hàng hóa gợi được sự
thôi thúc khác bằng cách cống hiến những lợi ích mạnh mẽ cho khách hàng khiến họ
phải thay đổi sự hiểu biết của mình.
19
* Niềm tin và quan điểm
Niềm tin là sự nhận định chứa đựng một ý nghĩa cụ thể mà người ta có được về
một cái gì đó.
Nhà kinh doanh cần quan tâm đặc biệt đến niềm tin của khách hàng đối với
những hàng hoá và dịch vụ cụ thể để thiết kế ra những sản phẩm hoặc hình ảnh của
nhãn hiệu đáp ứng được niềm tin của họ.
Thái độ là sự đánh giá có ý thức những tình cảm và những xu hướng hành động
có tính chất tốt hay xấu về một khách thể hay một ý tưởng nào đó.
Thái độ đặt con người vào một khung suy nghĩ thích hay không thích cảm thấy
gần gũi hay xa lánh một đối tượng hay một ý tưởng cụ thể nào.
Quan điểm hay thái độ rất khó thay đổi vì nó dẫn dắt con người hành động theo
thói quen khá bền vững…(do là một cấu trúc logic bởi nhiều yếu tố phức tạp).Thay đổi
một quan điểm đòi hỏi phải thay đổi về một phương thức ứng xử và nhất là phải có
thời gian.
Do đó theo quan niệm của Marketing cách tốt nhất mà doanh nghiệp cần làm là
định vị sản phẩm của họ theo quan điểm của người mua hơn.
1.3. Hành vi khách hàng trong lựa chọn các sản phẩm du lich
1.3.1.Khách du lịch
* Khách du lịch: Có nhiều cách hiểu khác nhau về khách du lịch đứng ở trên các góc
độ khác nhau.
- Liên đoàn quốc tế các tổ chức du lịch (tiền thân của tổ chức du lịch thế giới):
“Khách du lịch là người ở lại nơi tham quan ít nhất 24h qua đêm vì lý do giải trí, nghỉ
ngơi hay công việc như: thăm thân, tôn giáo, học tập, công tác”.
- Đến năm 1968, tổ chức này lại định nghĩa khác: “ Khách du lịch là bất kỳ ai
ngủ qua đêm”.
- Uỷ ban xem xét tài nguyên Quốc gia của Mỹ: “Du khách là người đi ra khỏi
nhà ít nhất 50 dặm vì công việc giải trí, việc riêng trừ việc đi lại hàng ngày, không kể
có qua đêm hay không.”
- Địa lý du lịch Việt Nam định nghĩa: “ Du khách từ bên ngoài đến địa điểm du
lịch chủ yếu nhằm mục đích nâng cao nhận thức với môi trường xung quanh, tham gia
20
vào các hoạt động thư giãn, giải trí, thể thao, văn hoá kèm theo việc tiêu thụ những
giá trị tự nhiên, kinh tế, dịch vụ và qua đêm tại cơ sở lưu trú của ngành du lịch”.
- Đặc điểm của một số tập khách du lịch
Khách du lịch là thương gia: mục đích chính của chuyến đi thường là tìm kiếm
thị trường có thể kết hợp với nghỉ ngơi giả trí. Đây là nhóm khách có khả năng thanh
toán cao, tuy nhiên họ rất thực tế trong chi tiêu, họ ưa hoạt động và hay quan tâm đến
khảo sát giá cả.
Khách du lịch là nhà khoa học: loại khách này bao gồm các nhà khoa học, kỹ sư,
bác sĩ, giáo viên... Mục đích chính của loại khách này là ngoài động cơ du lịch thuần
tuý, có thể có những người vì công việc kết hợp sự nghỉ ngơi giải trí. Đặc điểm của
nhóm khách này là vốn tri thức rộng, có hiểu biết nhiều, giàu óc tưởng tượng, tư duy
logic, nhanh nhạy với cái mới và thích cái mới. Họ có thái độ, tác phong đúng mực, ít
khi nổi khùng tuy nhiên họ lại hay cố chấp, hay châm biếm trước những gì thái quá.
Nhóm khách này thường có những yêu cầu về tính trung thực, chính xác, chuẩn mực
trong phục vụ, thích được đối xử văn minh và lịch sự.
Khách du lịch là công nhân, nông dân: Mục đích chính của nhóm khách này là
đi nghỉ ngơi, giải trí. Khả năng thanh toán của họ thấp, thường "xót xa" khi tiêu tiền ở
điểm du lịch, tuy nhiên họ rất nhiệt thành, cởi mở, dễ dãi, đơn giản, thực tế, dễ bỏ qua,
không ưa sự cầu kỳ, khách sáo
Khách du lịch là học sinh - sinh viên: đây là nhóm khách có nhu cầu đi du lịch
cao song mức chi trả lại không cao. Họ thường đi theo những nhóm có số lượng lớn,
và đi trong một khoảng thời gian ngắn. Họ rất nhiệt thành, vui vẻ và không cần nhiều
sự cầu kỳ.
Trẻ em: tập khách này đi du lịch cùng gia đình hoặc theo tổ chức của nhà
trường, địa phương. Họ chủ yếu đi vào thời gian mùa hè. Nhóm trẻ em thường vui vẻ,
không đòi hỏi nhiều.
1.3.2 Các dịch vụ chính hỗ trợ kinh doanh du lịch
1.3.2.1 Dịch vụ lữ hành
Theo quan niệm chung “ Lữ hành là sự đi lại di chuyển của con người từ nơi
này đến nơi khác”. Theo cách đề cập này thì hoạt động du lịch bao gồm yếu tố lữ hành,
nhưng không phải tất cả các hoạt động lữ hành đều là du lịch.
21
Theo quan niệm của Du lịch Việt nam “Lữ hành chỉ là một lĩnh vực kinh doanh
trong ngành du lịch, lữ hành bao gồm những hoạt động tổ chức, sắp xếp các chương
trình du lịch cho khách”.
Đặc điểm sản phẩm lữ hành
- Sản phẩm lữ hành có tính chất tổng hợp: sản phẩm lữ hành là sự kết hợp của
nhiều dịch vụ như: dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống... của các nhà
sản xuất riêng lẻ thành một sản phẩm mới hoàn chỉnh. Sản phẩm lữ hành là các
chương trình du lịch trọn gói (package tour) hay từng phần, khách hàng phải trả tiền trọn
gói các dịch vụ trong chương trình du lịch trước khi đi du lịch.
- Sản phẩm lữ hành không đồng nhất giữa các lần cung ứng do chất lượng dịch vụ
cấu thành phụ thuộc vào tâm lý, trạng thái tình cảm của cả người phục vụ lẫn người
cảm nhận. Mà các yếu tố đó thì lại thay đổi và chịu tác động của nhiều nhân tố trong
những thời điểm khác nhau.
- Sản phẩm lữ hành bao gồm các hoạt động điễn ra trong cả một quá trình từ khi
đón khách theo yêu cầu, cho đến khi khách trở lại điểm xuất phát gồm:
+ Những hoạt động đảm bảo nhu cầu của chuyến đi nhu cầu giải trí, tham quan.
+ Những hoạt động đảm bảo nhu cầu thiết yếu của khách chuyến đi như đi lại, ăn
ở, an ninh...
- Không giống như ngành sản xuất vật chất khác, sản phẩm lữ hành không
bảo quản, lưu kho, lưu bãi được và giá của sản phẩm lữ hành có tính linh động cao.
- Chương trình du lịch trọn gói được coi là sản phẩm đặc trưng trong kinh
doanh lữ hành. Một chương trình du lịch trọn gói có thể được thực hiện nhiều lần vào
những thời điểm khác nhau.
1.3.2.2 . Dịch vụ khách sạn
Để đáp ứng nhu cầu về lưu trú các doanh nghiệp tồn tại dưới nhiều hình thức,
tên gọi khác nhau: khách sạn, motel, làng du lịch, lều trại, biệt thự,…ứng với mỗi một
tên gọi là hình thức kinh doanh khác nhau và khách sạn được định nghĩa như sau:
22
Khách sạn là cơ sở cung cấp dịch vụ lưu trú (với đầy đủ tiện nghi, dịch vụ ăn
uống, dịch vụ vui chơi giải trí và các dịch vụ cần thiết khác cho khách lưu lại tạm thời
qua đêm tại các điểm du lịch).
1.3.2.3 Dịch vụ vận chuyển khách du lịch
Đặc trưng nổi bật của hoạt động du lịch là sự dịch chuyển của con người từ
nơi này đến nơi khác ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ với một khoảng cách xa.
Do vậy, khi đề cập đến hoạt động du lịch nói chung, đến hoạt động kinh doanh du lịch
nói riêng không thể không đề cập đến hoạt động kinh doanh vận chuyển. Kinh doanh
vận chuyển là hoạt động kinh doanh nhằm giúp cho khách du lịch dịch chuyển từ nơi
cư trú của mình đến điểm du lịch cũng như là dịch chuyển tại điểm du lịch
Để phục vụ cho hoạt động kinh doanh này, có nhiều phương tiện vận chuyển
khác nhau như ô tô, tàu hoả, tàu thuỷ, máy bay... Thực tế cho thấy ít có các doanh
nghịêp dịch vụ (trừ một số tập đoàn du lịch lớn trên thế giới) có thể đảm nhiệm toàn
bộ việc vận chuyển khách du lịch từ nơi cư trú của họ đến điểm du lịch và tại điểm du
lịch. Phần lớn trong các trường hợp,khách du lịch sử dụng dịch vụ vận chuyển của các
phương tịên giao thông đại chúng hoặc của các công chuyên kinh doanh dịch vụ vận
chuyển.
1.3.2.4. Các dịch vụ du lịch khác
Ngoài các hoạt động kinh doanh như đã nêu trên, trong lĩnh vực hoạt động
kinh doanh du lịch còn có một số hoạt động kinh doanh bổ trợ như kinh doanh các loại
hình dịch vụ vui chơi, giải trí; tuyên truyền, quảng cáo du lịch; tư vấn đề tư du lịch...
Cùng với xu hướng phát triển ngày càng đa dạng những nhu cầu của khách du
lịch, sự tiến bộ của khoa học - kỹ thuật và sự gia tăng mạnh của các doanh nghiệp du
lịch dẫn đến sự cạnh tranh trên thị trường du lịch thì các hoạt động kinh doanh bổ trợ
này càng có xu hướng phát triển mạnh.
1.3.3 Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch
1.3.3.1. Kinh doanh dịch vụ du lịch
Kinh doanh là các hoạt động nhằm mục đích sinh lời của các chủ thể kinh doanh trên
thị trường. Ngoài ra, theo điều 3 luật doanh nghiệp thì “ Kinh doanh là việc thực hiện
23
một hoặc một số công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu dùng sản phẩm
hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”.
Du lịch: Theo điều 10 mục 1 pháp lệnh du lịch thì “ Du lịch là một hoạt động
của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham
quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
Kinh doanh du lịch là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn
của quá trình hoạt động du lịch hoặc thực hiện dịch vụ du lịch trên thị trường nhằm
mục đích sinh lời (điều 10 mục 7 pháp lệnh du lịch).
Doanh nghiệp du lịch là một hệ thống mở có quan hệ chặt chẽ với môi trường
kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp là một tế bào trong hệ thống phân công lao động xã hội
nói chung và ngành du lịch nói riêng. Doanh nghiệp du lịch là một đơn vị cung ứng
trên thị trường du lịch, đồng thời là một đơn vị tiêu thụ.
Chức năng: Trong lĩnh vực hoạt động của mình doanh nghiệp kinh doanh du
lịch thực hiện chức năng tổ chức sản xuất các chương trình du lịch và khai thác các
chương trình du lịch. Với chức năng trên, doanh nghiệp du lịch khai thác các dịch vụ
đáp ứng nhu cầu của khách như các dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển
Từ các chức năng trên, doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ quan trọng là tổ
chức các hoạt động trung gian và tổ chức các chương trình du lịch trọn gói, trực tiếp tổ
chức các chương trình du lịch trọn gói cho khách:
Tổ chức các hoạt động trung gian, bán và tiêu thụ các sản phẩm của nhà cung cấp
dịch vụ du lịch. Hệ thống các điểm bán, các đại lý du lịch tạo thành mạng lưới phân
phối sản phẩm của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch. Trên cơ sở đó rút ngắn hoặc xoá
bỏ khoảng cách giữa khách du lịch và các cơ sở kinh doanh du lịch.
Tổ chức các chương trình du lịch trọn gói, các chương trình này nhằm liên kết các
sản phẩm du lịch như vận chuyển, lưu trú, vui chơi giải trí... thành một sản phẩm thống
nhất hoàn hảo đáp ứng mọi nhu cầu của khách du lịch. Các chương trình du lịch sẽ xoá
bỏ những khó khăn, lo ngại của khách du lịch, đồng thời tạo cho họ sự an tâm tin
tưởng vào sự thành công của chuyến du lịch.
Tổ chức cung cấp các dịch vụ đơn lẻ cho khách trên hệ thống cơ sở vật chất kỹ
thuật hiện có để đảm bảo phục vụ tất cả các nhu cầu của khách từ khâu đầu tiên tới
khâu cuối cùng.
24
1.3.3.2. Vai trò của dịch vụ du lịch
+ Đối với khách du lịch
Hiện nay đi du lịch trở thành một hiệj n tượng phổ biến, một nhu cầu thiết yếu
với mọi người. Du khách đi du lịch sẽ được tiếp cận, gần gũi với thiên nhiên hơn, được
sống trong môi trường tự nhiên trong sạch, được tận hưởng không khí trong lành. Đi
du lịch, du khách được mở mang thêm tầm hiểu biết về văn hoá, xã hội cũng như lịch
sử của đất nước. Công ty kinh doanh du lịch sẽ giúp khách hàng thoả mãn nhu cầu đó.
- Khi mua các chương trình du lịch trọn gói, khách du lịch đã tiết kiệm được cả thời
gian và chi phí cho việc tìm kiếm thông tin, tổ chức sắp xếp bố trí cho chuyến du lịch
của họ.
- Khách du lịch sẽ được thừa hưởng những tri thức và kinh nghiệm của chuyên gia tổ
chức du lịch tại các công ty du lịch, các chương trình vừa phong phú hấp dẫn vừa tạo
điều kiện cho khách du lịch thưởng thức một cách khoa học nhất.
+ Đối với nhà cung ứng và kinh doanh lữ hành
Doanh nghiệp du lịch cung cấp địa điểm vui chơi, giải trí, du lịch cho các khách
hàng của công ty lữ hành. Chỉ khi các công ty kinh doanh du lịch có những điểm du
lịch đẹp thì các hãng lữ hành mới có thể phát triển. Mặt khác trên cơ sở hợp đồng đã
ký kết giữa hai bên các nhà cung cấp đã chuyển bớt một phần rủi ro có thể xảy ra với
các công ty du lịch
+ Đối với ngành du lịch
Công ty kinh doanh du lich là một tế bào, một đơn vị cấu thành nên ngành Du
lịch. Nó có vai trò thúc đẩy hay hạn chế sự phát triển của ngành Du lịch. Nếu mỗi
công ty du lịch kinh doanh có hiệu quả sẽ tạo điều kiện tốt cho toàn ngành Du lịch nói
riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.
+ Đối với doanh nghiệp khác
Mỗi doanh nghiệp kinh doanh đều nằm trong mối quan hệ tổng thể với các
doanh nghiệp khác trên thị trường. Và công ty du lịch cũng không nằm ngoài quy luật
ấy. Doanh nghiệp kinh doanh du lịch thúc đẩy các doanh nghiệp và các ngành khác
phát triển thể hiện ở chỗ doanh nghiệp ldu lịch sử dụng đầu ra của các ngành sản xuất
khác để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình
25