Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng điện của khách hàng tại thành phố nha trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.25 MB, 145 trang )





BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG



ĐINH LÊ NHƯ QUỲNH


NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HÀNH VI SỬ DỤNG ĐIỆN CỦA KHÁCH HÀNG
TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG



LUẬN VĂN THẠC SĨ






KHÁNH HÒA - 2013


i






















BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG



ĐINH LÊ NHƯ QUỲNH


NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HÀNH VI SỬ DỤNG ĐIỆN CỦA KHÁCH HÀNG
TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG



Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60340102

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. QUÁCH THỊ KHÁNH NGỌC

KHÁNH HÒA - 2013


ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử
dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi
hiểu biết của tôi.
Nha Trang, ngày 7 tháng 11 năm 2013
Tác giả

Đinh Lê Như Quỳnh














iii


LỜI CẢM ƠN
Lần đầu tiên, tôi chân thành cảm ơn TS. Quách Thị Khánh Ngọc, người trực tiếp
hướng dẫn tôi thực hiện đề tài. Cô đã giúp tôi định hướng nghiên cứu và dành cho tôi
những lời khuyên quý báu, lời góp ý và phê bình sâu sắc giúp tôi hoàn thành nghiên
cứu này.
Tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý Thầy, Cô tại trường Đại học Nha Trang đã nhiệt
tình giảng dạy, truyền đạt phương pháp tư duy và những kiến thức quý báu trong suốt
hai năm học tập tại trường.
Cảm ơn những người bạn thân thiết trong tập thể lớp CHQT03-2011 đã chia sẻ và
động viên tôi trong suốt thời gian qua và đã dành cho tôi những đóng góp hữu ích cho
bảng câu hỏi
Cuối cùng là lời biết ơn sâu sắc dành cho Ba mẹ, em gái và chồng tôi đã luôn ở bên
cạnh ủng hộ, động viên tôi những lúc khó khăn để giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Nha Trang, ngày 7 tháng 11 năm 2013

Đinh Lê Như Quỳnh










iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU viii
DANH MỤC HÌNH ẢNH viiii
TÓM TẮT LUẬN VĂN 1
PHẦN MỞ ĐẦU 2
Chương 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 7
1.1.Lý thuyết về hành vi tiêu dùng 7
1.1.1.Khái quát về hành vi tiêu dùng 7
1.1.2.Nghiên cứu hành vi tiêu dùng trong kinh tế xã hội và tâm lý học 8
1.2.Các mô hình nghiên cứu về hành vi tiêu dùng 11
1.2.1.Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior) 11
1.2.2.Mô hình hoạt động tiêu chuẩn (The norm activation model) 13
1.3.Các nghiên cứu nước ngoài về hành vi tiêu thụ năng lượng 14
1.3.1.Các nghiên cứu sử dụng chiến lược can thiệp để thay đổi hành vi tiêu thụ năng
lượng 15
1.3.2.Các yếu tố nhân khẩu học ảnh hưởng đến hành vi tiêu thụ năng lượng 21
1.4.Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết mô hình nghiên cứu 23
Chương 2 - HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG ĐIỆN TẠI
THÀNH PHỐ NHA TRANG 28
2.1.Tác động của việc khai thác và sử dụng điện đối với các vấn đề xã hội 28

2.1.1.Đối với kinh tế thành phố Nha Trang………………………………………28
2.1.2.Đối với môi trường sống……………………………………………………31
2.2.Quan điểm và chính sách năng lượng của Việt Nam và thế giới 32
2.2.1.Quan điểm về sử dụng năng lượng của thế giới 32
2.2.2.Chính sách năng lượng của Việt Nam và thành phố Nha Trang 33
2.2.2.1.Các chương trình đang được tiến hành 34
2.2.2.2.Trở ngại 36
Chương 3 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
v


3.1.Thiết kế nghiên cứu 37
3.2.Xây dựng thang đo và bảng câu hỏi điều tra 38
3.3.Bảng câu hỏi điều tra 41
3.4.Phương pháp lấy mẫu và thu thập số liệu 42
3.5.Thông tin về mẫu 42
3.6.Các phương pháp phân tích dữ liệu: 43
3.6.1.Phương pháp phân tích độ tin cậy (Cronbach’s Alpha): 43
3.6.2.Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA): 44
3.6.3.Phương pháp phân tích nhân tố khẳng định (CFA): 45
3.6.4.Phương pháp, công dụng và lợi thế của mô hình hóa phương trình cấu trúc
(SEM) 46
Chương 4 – Phân tích và đánh giá kết quả nghiên cứu 54
4.1.Phân tích các đặc điểm của mẫu 54
4.2.Thông số thống kê mô tả của các biến quan sát 55
4.3.Đánh giá mô hình đo lường 57
4.3.1.Phân tích độ tin cậy 57
4.3.2.Phân tích nhân tố khám phá (EFA) 58
4.3.3.Phân tích thống kê mô tả các đo lường các cấu trúc khái niệm trong mô hình . 61
4.3.3.1.Phân tích thống kê mô tả cho các đo lường “Thái độ” 61

4.3.3.2.Phân tích thống kê mô tả các đo lường “Nhận thức kiểm soát hành vi 61
4.3.3.3.Phân tích thống kê mô tả các đo lường “Ảnh hưởng xã hội” 61
4.3.3.4.Phân tích thống kê mô tả các đo lường “Chuẩn mực đạo đức cá nhân” 62
4.3.3.5.Phân tích thống kê mô tả các đo lường “Nhận thức hậu quả” 63
4.3.3.6.Phân tích thống kê mô tả các đo lường “Nhận thức trách nhiệm” 63
4.3.3.7. Phân tích thống kê mô tả các đo lường “Giá điện” 64
4.3.3.8.Phân tích thống kê mô tả các đo lường “Ý định tiết kiệm điện” 64
4.3.3.9.Phân tích thống kê mô tả các đo lường “Hành vi sử dụng điện” 65
4.3.4.Đánh giá mô hình đo lường bằng phân tích nhân tố khẳng định CFA 65
4.3.5.Đánh giá độ tin cậy và độ giá trị hội tụ của các thang đo 65
4.3.6.Kiểm định độ giá trị phân biệt giữa các khái niệm 66
4.4.Đánh giá các quan hệ cấu trúc và kiểm định giả thuyết 68
4.5.Kiểm định sự khác biệt giữa các biến định tính và định lượng 71
vi


4.5.1.Kiểm định ý định và hành vi giữa phái nam và nữ 71
4.5.2.Kiểm định ý định và hành vi giữa những người có độ tuổi khác nhau 71
4.5.3.Kiểm định ý định và hành vi giữa người có trình độ học vấn khác nhau 72
4.5.4.Kiểm định ý định và hành vi giữa những người có thu nhập khác nhau 72
4.5.5.Kiểm định ý định và hành vi giữa những hộ gia đình có số người sử dụng điện
khác nhau 72
4.5.6.Kiểm định ý định và hành vi giữa những hộ có mức chi phí sử dụng điện khác
nhau. 73
Chương 5 - BÀN LUẬN KẾT QUẢ VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 74
5.1.Bàn luận kết quả 74
5.2.Đóng góp của đề tài 745
5.3.Các giải pháp nhằm thay đổi hành vi tiêu thụ năng lượng 76
KẾT LUẬN - HẠN CHẾ - KIẾN NGHỊ 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85

PHỤ LỤC 88




vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
CFA : Phân tích nhân tố khẳng định
CM : Chuẩn mực đạo đức cá nhân đối với vấn đề tiết kiệm điện
EFA : Phân tích nhân tố khám phá
EVN : Tập đoàn Điện lực Việt Nam
GD : Giá điện
GDP : Tốc độ tăng trưởng kinh tế
HQ : Nhận thức hậu quả do lãng phí điện gây nên
HV : Hành vi sử dụng điện thực sự
IPP : Công ty phát điện độc lập
KHP : Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hòa
KMO : (Kaiser – Meyer – Olkin) Chỉ số xem xét sự thích hợp của EFA
KS : Nhận thức kiểm soát hành vi đối với vấn đề tiết kiệm điện
NAM : (The norm activation model) Mô hình hoạt động tiêu chuẩn
TĐ : Thái độ đối với vấn đề tiết kiệm điện
SEM : Mô hình cấu trúc tuyến tính
TKD : Ý định tiết kiệm điện
TN : Nhận thức trách nhiệm đối với vấn đề tiết kiệm điện
TPB : (Theory of Planned Behavior) Thuyết hành vi dự định
TRA : (Theory of Reasoned Action) Thuyết hành động hợp lý
XL : Ảnh hưởng của xã hội đối với vấn đề tiết kiệm điện







viii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Mô hình tứ diện về hành vi 9
Bảng 1.2: Các học thuyết tâm lý về hành vi người tiêu dùng 10
Bảng 3.1: Thang đo thái độ (04 chỉ báo) 38
Bảng 3.2: Thang đo Nhận thức kiểm soát hành vi (3 chỉ báo) 38
Bảng 3.3: Thang đo Ảnh hưởng của xã hội (04 chỉ báo) 39
Bảng 3.4: Thang đo Chuẩn mực đạo đức cá nhân (03 chỉ báo) 39
Bảng 3.5: Thang đo Nhận thức hậu quả (04 chỉ báo) 40
Bảng 3.6: Thang đo Nhận thức trách nhiệm (05 chỉ báo) 40
Bảng 3.7: Thang đo Giá điện (02 chỉ báo) 40
Bảng 3.8: Thang đo Ý định tiết kiệm điện (04 chỉ báo) 41
Bảng 3.9: Thang đo Hành vi sử dụng điện (04 chỉ báo) 41
Bảng 3.10: Kiểm định các thang đo lý thuyết bằng Cronbach’s Alpha 44
Bảng 4.1: Thôn tin cá nhân đối tượng nghiên cứu 57
Bảng 4.2: Thống kê mô tả cho các biến quan sát 57
Bảng 4.3: Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha 58
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định KMO và Barlett 59
Bảng 4.5: Ma trận đặc trưng các nhân tố 60
Bảng 4.6: Phân tích thống kê mô tả cho thang đo “Thái độ” 61
Bảng 4.7: Phân tích thống kê mô tả cho thang đo “Kiểm soát hành vi” 61
Bảng 4.8: Phân tích thống kê mô tả cho thang đo “Ảnh hưởng xã hội” 62
Bảng 4.9: Phân tích thống kê mô tả cho thang đo “Đạo đức cá nhân” 62

Bảng 4.10: Phân tích thống kê mô tả thang đo “Nhận thức hậu quả” 63
Bảng 4.11: Phân tích thống kê mô tả cho thang đo “Nhận thức trách nhiệm” 63
Bảng 4.12: Phân tích thống kê mô tả cho thang đo “Giá điện” 64
Bảng 4.13: Phân tích thống kê mô tả thang đo “Ý định tiết kiệm điện” 64
Bảng 4.14: Phân tích thống kê mô tả thang đo “Hành vi sử dụng điện” 65
Bảng 4.15: Các chỉ số thống kê phản ánh độ phù hợp của mô hình đo lường 66
Bảng 4.16: Bảng hệ số tương quan của các khái niệm 67
Bảng 4.17: Hệ số tương quan bình phương 67
Bảng 4.18: Giá trị ước lượng các mối quan hệ của mô hình 70

viiii


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua 7
Hình 1.2: Mô hình hành động hợp lý–TRA 12
Hình 1.3: Thuyết hành vi dự định 12
Hình 1.4: Mô hình hoạt động tiêu chuẩn 12
Hình 1.5: Mô hình nghiên cứu đề xuất 24
Hình 1.6: Các giả thuyết nghiên cứu 27
Hình 2.1: Cơ cấu tiêu thụ điện của các ngành 29
Hình 2.2: Tổng sản lượng điện của tỉnh Khánh Hoà 30
Hình 2.3: Mô hình thị trường điện cạnh tranh có một đại lý mua buôn 30
Hình 2.4: Giá bán điện bình quân của tỉnh Khánh Hoà 31
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu 37
Hình 4.1: Kết quả SEM của mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh lần 2 – dạng chuẩn hoá 69
















1


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ô nhiễm không khí do sử dụng nhiên liệu
hoá thạch làm gần 3 triệu người thiệt mạng mỗi năm. Con số này sẽ tăng gấp 3 lần vào
năm 2025. Từ sau Nghị định thư Kyoto (11/12/1997), cộng đồng thế giới đã có những
nỗ lực nhằm giảm khí thải nhà kính. Tuy nhiên, các quốc gia muốn phát triển kinh tế
thì phải gia tăng nguồn năng lượng từ việc đốt cháy nhiên liệu hoá thạch là loại nhiên
liệu phát thải lượng khí nhà kính khổng lồ. Sự mâu thuẫn này đang là bài toán hóc búa
đối với mọi quốc gia.
Mặt khác theo tính toán quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia, trong giai
đoạn 2010- 2020 nước ta sẽ mất cân đối giữa khả năng cung cấp và nhu cầu sử dụng
nguồn điện năng. Từ một nước xuất khẩu thành nước nhập khẩu năng lượng. Nguyên
nhân chủ yếu là do việc sử dụng lãng phí điện năng hiện nay đã đến mức báo động.
Đặc biệt là ở các công ty, cơ quan nhà nước như: không tắt đèn, quạt khi ra ngoài, để
điều hoà ở nhiệt độ thấp hơn 25 độ C v.v…Trong nhân dân cũng như đối với doanh
nghiệp, ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả còn hạn chế.
Trước thực trạng đó,trên cơ sở lý thuyết về vai trò của ý định đối với hành vi và

các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiết kiệm điện, tác giả đã nghiên cứu và khảo sát gần
500 người dân sinh sống ở thành phố Nha Trang với một tập hợp biến ban đầu đại diện
cho 7 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến ý định tiết kiệm điện và hành vi sử dụng điện gồm
Thái độ đối với vấn đề tiết kiệm điện, Nhận thức kiểm soát hành vi, Ảnh hưởng xã hội
đối với tiết kiệm điện, Chuẩn mực đạo đức cá nhân, Nhận thức hậu quả do lãng phí
điện gây nên, Nhận thức trách nhiệm và cuối cùng là Giá điện. Kết quả nghiên cứu đã
giúp hình thành mô hình nghiên cứu mới phù hợp với thực tế dựa trên mô hình của các
nghiên cứu trước và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiết kiệm điện và hành
vi sử dụng điện của người dân thành phố Nha Trang. Từ đó, sẽ đề xuất một số giải
pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của người dân về tầm quan trọng
của tiết kiệm điện, hành vi sử dụng điện hiệu quả và những tác động của nó đối với
môi trường, tài nguyên và khí hậu của Việt Nam.

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Tiết kiệm điện luôn là vấn đề thiết thực không chỉ đối với mỗi quốc gia, mỗi địa
phương mà trong mỗi gia đình càng trở nên quan trọng. Tiết kiệm điện vừa có tác
dụng giảm chi phí, đồng thời góp phần tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên trong điều kiện
nguồn năng lượng chỉ có hạn. Trong khi đó, kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng, nhu
cầu năng lượng, đặc biệt là, nhu cầu về điện cho sản xuất và sử dụng ngày càng tăng.
Dự báo nhu cầu năng lượng của cả nền kinh tế và các ngành sản xuất, dịch vụ sẽ tăng
khoảng 22 – 25%/năm. Mặc dù đã triển khai nhiều dự án lớn nhằm xây dựng các nhà
máy thuỷ điện, song Chính phủ vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc đối phó
với tình trạng thiếu điện như hiện nay. Đặc biệt đáng lo ngại tình trạng biến đổi khí
hậu và môi trường ngày càng nghiêm trọng do việc xây dựng ồ ạt các nhà máy nhiệt
điện và thuỷ điện. Vậy đâu là lý do khiến cho việc sử dụng và tiết kiệm điện kém hiệu
quả như hiện nay?

Chính vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề sử dụng và tiết kiệm điện, nguyên nhân
và kết quả của nó là hết sức cấp thiết. Từ kiến thức của bản thân và những thông tin
quý giá từ Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hòa, tác giả mong muốn tiến hành những
đánh giá về thực trạng sử dụng điện của các khách hàng cá nhân sử dụng điện ở TP
Nha Trang hiện nay, để từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm định hướng việc sử dụng
điện tiết kiệm và có hiệu quả hơn trong các hộ gia đình và trong các doanh nghiệp, các
cơ quan ban ngành toàn thành phố Nha Trang. Do đó tác giả đã chọn đề tài “Nghiên
cứu những nhân tố tác động đến hành vi sử dụng điện của khách hàng tại thành phố
Nha Trang” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cho mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu là xây dựng mô hình các yếu tố
ảnh hưởng đến ý định tiết kiệm điện và hành vi sử dụng điện của người dân thành phố
Nha Trang và mức độ tác động của các yếu tố đến ý định tiết kiệm điện và hành vi sử
dụng điện. Từ đó đưa ra các giải pháp hỗ trợ các hộ gia đình sử dụng điện, các doanh
nghiệp và cơ quan ban ngành trên địa bàn thành phố Nha Trang và Công ty cổ phần
Điện lực Khánh Hòa thực thi và khuyến khích các khách hàng cá nhân (là CBCNV
3


trong doanh nghiệp, các cá nhân sử dụng điện trong hộ gia đình) sử dụng điện hiệu quả
và tiết kiệm.
Nhằm đạt được mục tiêu tổng quát kể trên, tác giả phải hoàn thành các công việc sau:
- Xác định các yếu tố liên quan đến hành vi dự định bao gồm thái độ tích cực đối
với vấn đề tiết kiệm điện, nhận thức kiểm soát hành vi của cá nhân đối với tiết
kiệm điện và các mối quan hệ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, cơ quan ảnh
hưởng đến ý định tiết kiệm điện và hành vi sử dụng điện hiệu quả và mức tác
động của các yếu tố trên.
- Xác định các yếu tố liên quan đến hành động tiêu chuẩn của cá nhân đối với ý
định tiết kiệm điện và hành vi sử dụng điện hiệu quả bao gồm: nhận thức hậu
quả do lãng phí điện, chuẩn mực đạo đức cá nhân và nhận thức trách nhiệm gây

nên đối với xã hội, môi trường và khí hậu của thành phố Nha Trang và mức tác
động của các yếu tố trên.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự ảnh hưởng của các nhân tố liên quan đến thái độ,
mức độ kiểm soát và cảm nhận đối với hành vi sử dụng điện, đồng thời liên quan đến
các nhận thức về môi trường và yếu tố kinh tế đối với ý định tiết kiệm điện và hành vi
sử dụng điện.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là thực hiện điều tra, khảo sát về vấn đề sử dụng điện và
tiết kiệm điện đối với các khách hàng cá nhân sử dụng điện tại các hộ gia đình trong
khu vực thành phố Nha Trang. Thời gian thực hiện khảo sát từ tháng 6 đến tháng 9
năm 2013.
4. Phương pháp nghiên cứu.
 Nghiên cứu định tính:
- Thăm dò ý kiến của các lãnh đạo tại công ty.
- Tham khảo đề tài và các nghiên cứu trước.
Nghiên cứu này để khám phá, điều chỉnh và xây dựng bảng câu hỏi cũng như
mô hình nghiên cứu dựa trên mô hình lý thuyết và bảng câu hỏi. Từ đó giúp xây dựng
và xác định thang đo phù hợp.
 Nghiên cứu định lượng:
Nghiên cứu này được thực hiện thông qua phương pháp thăm dò trực tiếp ý
kiến của khách hàng sử dụng điện.
4


Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện.
Để phục vụ cho công tác nghiên cứu định lượng thì luận văn có sử dụng một số
phương pháp phân tích cụ thể:
 Câu hỏi nghiên cứu
Với mục tiêu và phạm vi nghiên cứu đã trình bày, bài viết sẽ trả lời 3 câu hỏi
nghiên cứu như sau:

Câu hỏi 1: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiết kiệm điện và hành vi sử dụng điện
thực sự của khách hàng thành phố Nha Trang?
Câu hỏi 2: Mức độ tác động của các yếu tố này đến ý định tiết kiệm điện và hành vi sử
dụng điện như thế nào?
Câu hỏi 3: Giải pháp nào khuyến khích các khách hàng cá nhân sử dụng điện trong hộ
gia đình và trong các Doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Nha Trang sử dụng điện
hiệu quả và tiết kiệm?
 Phương pháp thu thập số liệu:
Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua quá trình phỏng vấn trực tiếp bằng bảng
câu hỏi đối với khách hàng sử dụng điện tại thành phố Nha Trang.
Số liệu thứ cấp thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến hết năm 2012.
 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thống kê mô tả
- Phương pháp phân tích độ tin cậy (Cronbach’s Alpha)
- Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA)
- Phương pháp phân tích nhân tố xác định (CFA)
- Mô hình phương trình cấu trúc tuyến tính SEM
 Phần mềm sử dụng:
Hiện nay, nghiên cứu các vấn đề kinh tế chủ yếu là mức độ ảnh hưởng giữa các
nhân tố, đo lường mức độ cảm nhận, mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản
phẩm hay dịch vụ nào đó họ thường sử dụng các phần mềm phổ biến như: EVIEW,
SPSS, AMOS với các phiên bản khác nhau
Trong luận văn này tôi lựa chọn sử dụng phần mềm AMOS. Bởi vì đây là phần
mềm dễ sử dụng nhờ module tích hợp chung với phần mềm phổ biến là SPSS, dễ dàng
xây dựng các mối quan hệ giữa các biến, nhân tố (phần tử mô hình). Kết quả được
biểu thị trực tiếp trên mô hình hình học, nhà nghiên cứu căn cứ vào các chỉ số để kiểm
5


định các giả thuyết, độ phù hợp của tổng thể mô hình một cách dễ dàng, nhanh chóng.

Do đó, công cụ hỗ trợ này sẽ giúp cho việc phân tích có kết quả chính xác và đáp ứng
cao nhất mục tiêu nghiên cứu.
5. Cấu trúc của luận văn.
Phần mở đầu.
Nội dung chương này sẽ trình bày các nội dung về lý do chọn đề tài, mục tiêu,
phạm vi và đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng góp và kết cấu của
luận văn.
Chương 1: Tổng quan tài liệu và cơ sở lý thuyết.
Nội dung của chương này trình bày một số nghiên cứu, đề tài và bài báo nghiên
cứu về ý định tiết kiệm điện và hành vi sử dụng điện của quốc tế làm cơ sở xây dựng
bảng thang đo cho phù hợp.
Bên cạnh đó, chương này sẽ trình bày các lý thuyết về mô hình hành vi dự định
và mô hình về hoạt động tiêu chuẩn và ảnh hưởng của các nhân tố đến ý định tiết kiệm
điện và hành vi sử dụng điện. Cuối cùng là đề xuất mô hình nghiên cứu và một số giả
thuyết để kiệm định mô hình.
Tóm tắt chương 1.
Chương 2: Hiện trạng sử dụng năng lượng điện tại Việt Nam.
Nội dung chương này sẽ trình bày tác động của việc khai thác và sử dụng điện
đối với kinh tế, môi trường sống của Việt Nam và thành phố Nha Trang. Bên cạnh đó
còn đưa ra các quan điểm của thế giới về phát triển bền vững dựa trên nền tảng sử
dụng hiệu quả tài nguyên, năng lượng để phát triển kinh tế đất nước, đồng thời nêu lên
các chính sách thực thi bảo tồn năng lượng của Việt Nam và những khó khăn trở ngại.
Tóm tắt chương 2.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương này sẽ trình bày khái quát phương pháp nghiên cứu bao gồm đối tượng
điều tra, phương pháp lấy mẫu, phương pháp phân tích, xác định thang đo và bảng câu
hỏi điều tra.
Tóm tắt chương 3.
Chương 4: Phân tích và đánh giá kết quả nghiên cứu.
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp độ tin cậy Cronbach’s Alpha,

phương pháp phân tích nhân tố khám phá, phương pháp phân tích nhân tố xác định với
6


sự hỗ trợ của phần mềm AMOS, chúng ta sẽ phân tích kết quả với dữ liệu thu thập
được từ bảng câu hỏi.
Tóm tắt chương 4.
Chương 5: Bàn luận kết quả và đề xuất các giải pháp.
Vận dụng các lý thuyết và những vấn đề tồn tại trong các chính sách thực thi, luận văn
sẽ đưa ra những kiến nghị chính sách mang tính gợi mở cho các khách hàng cá nhân
sử dung điện trong hộ gia đình, trong các Doanh nghiệp và cơ quan ban ngành của
thành phố Nha Trang, Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hoà, chính quyền thành phố
Nha Trang trong việc sử dụng điện hiệu quả và tiết kiệm.
KẾT LUẬN – HẠN CHẾ - KIẾN NGHỊ



















7


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương này tác giả sẽ trình bày tổng quan các lý thuyết, các mô hình nghiên
cứu về hành vi tiêu dùng, các nghiên cứu trước đó ứng dụng chiến lược can thiệp để
định nghĩa và đo lường các thành phần có ảnh hưởng đến ý định tiết kiệm điện và hành
vi sử dụng điện hiệu quả. Từ đó đưa ra mô hình đề xuất nhằm đo lường ý định tiết
kiệm điện và hành vi sử dụng điện của người dân thành phố Nha Trang.
1.1. Lý thuyết về hành vi tiêu dùng.
1.1.1. Khái quát về hành vi tiêu dùng.
Hành vi người tiêu dùng là một quá trình của người tiêu dùng trong đó họ hình
thành các phản ứng đáp lại đối với một nhu cầu. Quá trình này bao gồm giai đoạn nhận
thức và giai đoạn hành động. Như vậy phạm vi nghiên cứu của hành vi người tiêu
dùng bao gồm tất cả các hoạt động về tinh thần, tình cảm, hành động của người tiêu
dùng bộc lộ trong quá trình lựa chọn, mua, sử dụng –tiêu dùng, loại bỏ các sản phẩm
dịch vụ trong việc thoả mãn nhu cầu của họ cũng như là những yếu tố ảnh hưởng đến
hoạt động này. Có thể tóm tắt phạm vi nghiên cứu hành vi người tiêu dùng qua Hình
1.1. dưới đây.












Hình 1.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua.
(Nguồn: Nguyễn Ngọc Quang, 2008)
Quan điểm cơ bản về hành vi tiêu dùng của con người
Các yếu tố bên ngoài
NGƯỜI TIÊU DÙNG
(lựa chọn, mua, tiêu dùng,
loại bỏ sản phẩm)
Động cơ
Lĩnh hội
Nhận thức
Lối sống
Thái độ
Gia đình
Tình huống
Nhóm tham khảo
Văn hóa
Giai tầng xã hội
Các yếu tố bên trong
8


Hành vi tiêu dùng của con người được hình thành từ nhiều yếu tố, hoàn cảnh
khác nhau và cũng bị chi phối bởi rất nhiều những yếu tố khác. Con người có thể hành
động theo lý tính (dựa vào kinh nghiệm và cần có tư duy, suy nghĩ) và cũng có thể
hành động theo cảm tính, hoàn toàn không theo quy luật và nguyên tắc nào cả. Vậy để
giải quyết vấn đề này, cần có các giả thuyết về con người trong nghiên cứu hành vi của
họ. Paul Pellemans đưa ra các giả thuyết về con người dưới đây:

Con người theo đuổi lợi ích kinh tế
Hành vi có điều kiện của con người
Con người ý thức và vô thức
Con người xã hội
Con người được định hướng bởi sự lựa chọn có suy nghĩ
Con người được xem xét trên các đặc tính cá nhân
Tiêu dùng là quá trình mang tính biểu tượng
1.1.2. Nghiên cứu hành vi tiêu dùng trong kinh tế xã hội và tâm lý học.
Mô hình ra quyết định tiêu dùng đầu tiên được phát triển dựa trên niềm tin rằng,
mọi người cố gắng tối đa hoá lợi ích của họ với một ngân sách hạn chế. Hansen (2007)
khẳng định rằng “Người tiêu dùng trong thị trường phải có chủ quyền và điều kiện tiên
quyết đối với chủ quyền của người tiêu dùng là tự do tiêu dùng trên thị trường cạnh
tranh hoàn hảo. Người tiêu dùng có quyền quyết định hàng hóa họ muốn mua ở mức
giá phù hợp với nhu cầu của mình” (Hansen và cộng sự, 2007, tr. 447).
Đặc biệt là tâm lý tiêu dùng (hành vi cá nhân và thói quen) quyết định những gì
sẽ được tiêu thụ mà không bị giới hạn bởi ngân sách.
Herbert Simon (1957) đề xuất lý thuyết “bị chặn hợp lý” như một sự thay thế
cho các mô hình toán học của việc ra quyết định. Ông xác định rằng “tính hợp lý trong
quyết định của các cá nhân bị hạn chế bởi những thông tin mà họ có, nhận thức hạn
chế của tâm trí họ và số lượng thời gian họ phải đưa ra quyết định hữu hạn”. Ví dụ
một người nào đó tràn cà phê trên áo sơ mi của mình trong một quán bar, và ngay lập
tức đi đến cửa hàng bên cạnh để mua một cái áo mới. Thay thế tốt nhất là mua cùng
một loại áo sơ mi, nhưng quyết định của ông bị giới hạn bởi thời gian, vì vậy một
chiếc áo sơ mi giá rẻ là thích hợp. Lựa chọn của ông có thể không phải là tổng thể tốt
nhất, nhưng nó là tốt nhất trong tình huống này. Do đó mọi người chỉ quyết định hợp
9


lý trong một số trường hợp giới hạn và quyết định của họ phụ thuộc hoàn toàn vào tình
huống gặp phải.

Brohmann (2009) đề xuất một cách giải thích kinh tế cho lý thuyết “bị chặn hợp
lý” cho rằng “thời gian và nguồn thông tin có thể được hiểu là chi phí cho việc ra
quyết định” (Brohmann, 2009, tr. 5). Nguồn thông tin nhận được sẽ giúp khách hàng
trong việc ra quyết định (đó là một chi phí tích cực), có thể kết luận rằng mô hình giới
hạn hợp lý giải thích cho quyền lợi của người tiêu dùng (trong thị trường cạnh tranh
người tiêu dùng có quyền tự xác định loại hàng hóa được sản xuất).
Như vậy, mỗi cá nhân có thể tự quyết định tiêu dùng như thế nào để tối đa hóa
chi phí thông tin. Tuy nhiên, thông tin từ một quan điểm cá nhân đôi khi cũng hướng
con người đến những hành vi không tối ưu. Ví dụ, thức ăn nhanh là giá rẻ nhưng có
thể gây ra bệnh béo phì ảnh hưởng đến sức khỏe. Hoặc hành vi tiêu thụ điện bị ảnh
hưởng bởi giá điện ngày càng tăng, điều này có thể khuyến khích hành vi tiết kiệm
điện.
Quan điểm phát triển bền vững của thế giới tiếp cận con người thông qua việc
thay đổi hành vi và quyền quyết định của mỗi cá nhân. Cụ thể “tiêu thụ cho bản thân
không phải là một hành vi mà là hệ quả của các hành vi bật, tắt đèn và giảm mức tiêu
thụ điện” (Martiskainen, 2007, tr. 12).
Hành vi tiêu thụ năng lượng là một dạng hành vi đặc biệt dựa phần lớn trên thói
quen hay tập quán của người tiêu dùng. Trong cuốn phân tích hành vi của Jager
(2000), ông phân biệt giữa “lý luận hành vi” (phân tích bằng mô hình kinh tế) và
“phản ứng tự động” (theo thói quen hay tập quán). Hơn nữa, ông cũng nhận thấy rằng
hành vi và quyết định của mỗi cá nhân ít bị chi phối bởi các hành vi khác, mà phụ
thuộc vào nhận thức của những người xung quanh (về mặt xã hội). Xem mô hình tứ
diện về hành vi tại Bảng 1.1.
Bảng 1.1: Mô hình tứ diện về hành vi.
(Nguồn: MARTISKAINEN, 2007, tr. 19)

Phản ứng tự động
Hành động hợp lý
Nhận thức cá
nhân

Lặp lại/ thói quen
Hoàn cảnh
Suy nghĩ, cân nhắc
Hành vi dự định
Thái độ
Kiểm soát hành vi
Nhận thức xã hội
Sự bắt chước
Học tập những người quen biết

So sánh xã hội
so sánh với các đối tượng quen biết
10


Việc phân tích hành vi người tiêu dùng được dựa trên một số cách tiếp cận tâm
lý hoặc các mô hình tâm lý phổ biến nhất (tóm tắt trong Bảng 1.2).
Bảng 1.2: Các học thuyết tâm lý về hành vi người tiêu dùng.
(Nguồn: HEISKANEN, 2006, tr. 19)

Các nghiên cứu đại diện
Vấn đề nghiên cứu
Phương pháp tiếp
cận hành vi
Behaviorism
(B.F.Skinner 1979)
Nghiên cứu phản ứng với
các kích kích trong môi
trường và học hỏi kinh
nghiệm từ những hậu quả

trong hành động (phản hồi
tích cực hay tiêu cực)
Phương pháp tiếp
cận nhận thức
Giải quyết các vấn đề liên quan đến
cấu trúc nhận thức và kinh nghiệm
học hỏi
Ý nghĩa xã hội về mặt chi
phí và lợi ích của việc sử
dụng năng lượng hiện tại
Mô hình thái độ
hành vi
Lý thuyết hành động hợp lý (TRA)
(Fishbein and Ajzen 1975);
Lý thuyết hành vi dự định
(Ajzen 1985; 2002)
(Corbett 2005)
Dự báo hành vi dựa trên cơ
sở của thái độ, chuẩn mực và
ý định hành vi
Học thuyết nhận
thức của xã hội
Học thuyết quan sát
Bandura (1986)

Lý thuyết về
chuẩn mực- giá trị
- niềm tin
VBN (Stern 2000)


Mô hình mẫu
người hợp lý
(Kaplan 2000)


Nghiên cứu hành vi được sử dụng để phân tích phản ứng cá nhân đối với một
vật hay một sự kiện cụ thể; nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng “ý nghĩa về mặt xã
hội của lợi ích kinh tế đối với vấn đề tiết kiệm năng lượng” (Heiskanen, 2006, tr. 8).
Mô hình lý thuyết về thái độ thường được sử dụng trong nghiên cứu tâm lý xã hội để
phân tích hành vi, thái độ và chuẩn mực cá nhân. Các khía cạnh đạo đức của hành vi,
giá trị và chuẩn mực cá nhân được phân tích bằng lý thuyết nhận thức xã hội hoặc lý
thuyết giá trị niềm tin (thái độ của cá nhân đối với xã hội hay chuẩn mực đạo đức cá
nhân là yếu tố dự báo cho hành vi ủng hộ hành động tiết kiệm điện).
11


Lý thuyết hành động hợp lý cho rằng khía cạnh lợi ích cá nhân đến từ kết quả
hành vi của con người.
1.2. Các mô hình nghiên cứu về hành vi tiêu dùng.
1.2.1. Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior).
Thuyết hành vi dự định (Ajzen, 1991) là sự phát triển và cải tiến của Thuyết
hành động hợp lý. Thuyết hành động hợp lý TRA (Theory of Reasoned Action) được
Ajzen và Fishbbein xây dựng từ năm 1985 và được xem là học thuyết tiên phong trong
lĩnh vực nghiên cứu tâm lý xã hội (Eagly & Chaiken, 1993; Olson & Zanna, 1993;
Sheppard, Hartwick, & Warshaw, 1988, trích trong Mark, C & Christopeher J.A.,1998,
tr. 1430). Mô hình TRA cho thấy hành vi được quyết định bởi ý định của một cá nhân
để thực hiện hành vi đó. Ngược lại, ý định hành vi được xác định bởi thái độ và chuẩn
chủ quan. Mối quan hệ giữa ý định và hành vi đã được đưa ra và kiểm chứng thực
nghiệm trong rất nhiều nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực (Ajzen, 1988; Ajzen & Fishbein,
1980; Canary & Seibold, 1984; Sheppard, Hartwick, & Warshaw, 1988, trích trong

Ajzen, 1991, tr. 186). Hai yếu tố chính ảnh hưởng đến ý định là thái độ cá nhân và
chuẩn chủ quan. Trong đó, thái độ (Attitude) của một cá nhân đề cập đến mức độ đánh
giá tích cực hay tiêu cực đối với hành vi đó và phụ thuộc vào lợi ích chi phí như chi
phí tài chính, công sức hoặc thời gian. Ví dụ, các hộ gia đình có con nhỏ có thể sử
dụng điều hòa như là biện pháp hữu hiệu để làm ấm trong thời gian mùa đông. Họ tin
rằng việc hạn chế sử dụng điều hòa khiến cuộc sống của họ ít thoải mái hơn.
Ajzen (1991, tr.188) định nghĩa chuẩn chủ quan (Subjective Norms) là nhận
thức của những người ảnh hưởng sẽ nghĩ rằng cá nhân đó nên thực hiện hay không
thực hiện hành vi. Ví dụ, chủ hộ gia đình nghĩ rằng các thành viên gia đình sẽ không
chấp thuận cho họ tiết kiệm điện, chính điều này sẽ cản trở khả năng áp dụng các biện
pháp tiết kiệm năng lượng. Mô hình TRA được trình bày ở Hình 1.2.







12














Hình 1.2: Mô hình hành động hợp lý–TRA.
(Fishbein, M.&Ajzen, I., 1985)
Theo Ajzen (1991), sự ra đời của thuyết hành vi dự định TPB (Theory of
Planned Behavior) xuất phát từ giới hạn của hành vi mà con người có ít sự kiểm soát.
Nhân tố thứ ba mà Ajzen cho là có ảnh hưởng đến ý định của con người là yếu tố nhận
thức kiểm soát hành vi (Perceived Behavior Control). Nhận thực kiểm soát hành vi
phản ánh việc dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi và việc thực hiện hành vi đó
có bị kiểm soát hay hạn chế hay không (Ajzen, 1991, tr. 183). Ví dụ, Các hộ gia đình
có thể không sẵn sàng để giảm sử dụng năng lượng, bởi vì họ cảm thấy không thể làm
như vậy. Học thuyết TPB được mô hình hóa ở Hình 1.3.







Hình 1.3: Thuyết hành vi dự định
(Ajzen, 1991)
Trong thực tế các mô hình TPB thường được sử dụng để dự báo và giải thích
hành vi của con người đối với các quyết định cụ thể, ví dụ quyết định hiến máu
Niềm tin đối với thuộc
tính sản phẩm
Đo lường niềm tin đối với
những thuộc tính của
sản phẩm
Niềm tin về những người
ảnh hưởng sẽ nghĩ rằng

tôi nên hay không nên
mua sản phẩm

Sự thúc đẩy làm theo ý
muốn của những người
ảnh hưởng
Thái độ
Chuẩn
chủ quan
Xu hướng
hành vi
Hành vi
thực sự
Thái độ
Chuẩn chủ
quan
Nhận thức
kiểm soát
hành vi
Xu hướng
hành vi
Hành vi thực
sự
13


(Armitage, 2001), quyết định sử dụng các loại thuốc hợp pháp hay bất hợp pháp
(Armitage, 2001), nhưng đồng thời nó cũng được sử dụng để dự đoán hành vi tiết kiệm
năng lượng trong sử dụng chất thải giấy tái chế của sinh viên đại học Hồng Kông
(Cheug, 1999); tiết kiệm năng lượng (Harland, Staats, & Wilke, 1999) và sử dụng xe

buýt (Heath & Gifford, 2002); sử dụng năng lượng hiệu quả (Lindenberg & Steg,
2007). Nói chung, nhận thức kiểm soát hành vi và thái độ có xu hướng quan hệ chặt
chẽ nhất với hành vi và ý định ủng hộ môi trường; chuẩn chủ quan có mức độ ít hơn
(Armitage & Conner, 2001).
1.2.2. Mô hình hoạt động tiêu chuẩn (The norm activation model).
Mô hình hoạt động tiêu chuẩn NAM (Schwart, 1977; Schwartz & Howard,
1981) xem xét hành vi ủng hộ môi trường như một hình thức của chủ nghĩa vị tha,
trong chừng mực cá nhân phải từ bỏ lợi ích cá nhân thay vì lợi ích tập thể (ví dụ môi
trường). Hành vi vị tha được xác định bằng (hành động) chuẩn mực đạo đức cá nhân,
trong đó kinh nghiệm và nghĩa vụ đạo đức là 2 yếu tố cơ bản. Hành vi phù hợp với các
chuẩn mực đạo đức cá nhân có thể dẫn đến một cảm giác tự hào, ngược lại có thể
mang lại cảm giác tội lỗi. Hai yếu tố khác có liên quan đến hoạt động của chuẩn mực
đạo đức cá nhân. Đầu tiên, một người cần phải nhận thức được những hậu quả do hành
vi của mình gây ra cho người khác và cho môi trường (nhận thức về hậu quả). Thứ hai,
một người cần phải cảm thấy cá nhân chịu trách nhiệm về những hậu quả hành vi
(nhận thức trách nhiệm). Những người tin rằng việc sử dụng năng lượng không có kế
hoạch có thể gây ra những hậu quả tiêu cực đối với môi trường và cảm thấy cá nhân
phải chịu trách nhiệm về những vấn đề này, sẽ thúc đẩy trách nhiệm mạnh mẽ hơn để
giúp giải quyết những vấn đề này bằng cách giảm sử dụng năng lượng. Học thuyết
hoạt động tiêu chuẩn được mô hình hóa tại Hình 1.4.
Mô hình hoạt động tiêu chuẩn (NAM) đã được áp dụng thành công cho một loạt
các hành vi ủng hộ môi trường, chẳng hạn như tái chế (Guagnano, Stern, và Dietz,
1995; Hopper & Nielsen, 1991), hay bảo tồn năng lượng (Black, Stern, và Elworth,
1985).




14










Hình 1.4: Mô hình hoạt động tiêu chuẩn.
(Schwart, 1977; Schwartz & Howard, 1981)
Một số nghiên cứu đã mở rộng với các biến số kết hợp giữa mô hình TPB và
Nam, đặc biệt là sử dụng khái niệm chuẩn mực đạo đức cá nhân (Parker, Manstead, và
Stradling, 1995). Chuẩn mực đạo đức cá nhân đã được tìm thấy trong một số mô hình
kết hợp TPB để giải thích đáng kể cho một loạt các hành vi môi trường có liên quan
(ví dụ như việc sử dụng bóng đèn tiết kiệm năng lượng và sử dụng xe 712 W.
Abrahamse, L. Steg / Tạp chí Tâm lý học kinh tế 30 (2009); 711-720 Harland và cộng
sự, 1999).
Ngoài các biến từ mô hình TPB, tác giả hy vọng vấn đề môi trường là động lực
cho sự thay đổi hành vi. Cụ thể là nhận thức về hậu quả , nhận thức trách nhiệm và
chuẩn mực đạo đức cá nhân sẽ tích cực liên quan đến hành vi tiết kiệm năng lượng.
1.3. Các nghiên cứu nước ngoài về hành vi tiêu thụ năng lượng.
Phần này tác giả sẽ trình bày các nghiên cứu có liên quan đến hành vi tiêu thụ
năng lượng từ các chuyên ngành khác nhau (như tâm lý học hành vi, tâm lý học nhận
thức và tâm lý xã hội), đặc biệt là chúng tôi tập trung vào các biện pháp can thiệp khác
nhau từng được áp dụng để thay đổi hành vi tiêu dùng năng lượng như: cam kết, thiết
lập mục tiêu, thông tin, hội thảo, thông tin đại chúng, truyền hình, thông tin phản hồi,
phần thưởng, nhóm sinh thái, đo lường tổng thể…, cũng như xem xét các điều tra xã
hội học về lối sống, thói quen, môi trường…có ảnh hưởng đến hành vi tiết kiệm năng
lượng.
Liên quan đến hành vi tiết kiệm năng lượng, có ba trường phái tâm lý khác

nhau đã từng phân tích, nghiên cứu và tất cả đều tập trung vào các khía cạnh nhằm
thay đổi hành vi cá nhân: tâm lý học hành vi, tâm lý học nhận thức (hay tâm lý học
Chuẩn mực đạo
đức cá nhân
Nhận thức trách
nhiệm
Nhận thức
hậu quả
Xu hướng
hành vi
Hành vi thực
sự
15


thực nghiệm), và tâm lý học xã hội (đặc biệt là mô hình thái độ-hành vi) (Brohmann,
2009, tr. 8).
1.3.1. Các nghiên cứu sử dụng chiến lược can thiệp để thay đổi hành vi tiêu
thụ năng lượng.
Abrahamse (2005) đã thực hiện ba mươi tám nghiên cứu có liên quan đến sử
dụng năng lượng, đặc biệt trong lĩnh vực xã hội và tâm lý học môi trường. Các nghiên
cứu được phân loại thành 2 chiến lược mục tiêu: chiến lược tiền đề (cam kết, thiết lập
mục tiêu, thông tin, và mô hình hóa) và chiến lược hậu quả (thông tin phản hồi, phần
thưởng). Chiến lược tiền đề xem xét ảnh hưởng của một hoặc nhiều yếu tố quyết định
trước khi thực hiện hành vi (Abrahamse, 2005, tr. 275) và các chiến lược hệ quả được
dựa trên giả định rằng sự hiện diện của hậu quả tích cực hay tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến
hành vi (Abrahamse, 2005, tr. 278).
Chiến lược tiền đề.
Chiến lược tiền đề bao gồm các bước can thiệp đến hành vi sử dụng năng lượng
như: cam kết, thiết lập mục tiêu, thông tin và mô hình hóa.

Cam kết là “cam kết hay hứa hẹn thay đổi hành vi bằng miệng hoặc bằng văn
bản” (Abrahamse, 2005, tr.275). Katzev (1983) đã phân tích ảnh hưởng của các cam
kết tiêu thụ điện, tất nhiên giả sử rằng lượng điện tiêu thụ của cá nhân phụ thuộc vào
các nhu cầu liên quan đến điện. Họ kiểm tra việc sử dụng điện của bốn nhóm bằng
cách sử dụng các kỹ thuật sau đây: (1) bảng câu hỏi ngắn về mức sử dụng năng lượng
và yêu cầu họ giảm 10% mức tiêu thụ điện, (2) một văn bản cam kết tiết kiệm 10%
điện năng và (3) áp dụng một bảng câu hỏi sử dụng phương pháp “kẹt chân trong cửa”
và yêu cầu cá nhân tham gia ký cam kết giảm 10% mức tiêu thụ điện năng. Khi một hộ
gia đình nhận được hóa đơn tiền điện hàng tháng của họ, Katzev (1983) nhận thấy
rằng những người tham gia chương trình “kẹt chân trong cửa” tiết kiệm được mức tiêu
thụ năng lượng trong suốt 12 tuần theo dõi. Tuy nhiên, các khoản tiết kiệm thực tế của
nhóm là gần như tương tự với các nhóm khác, kết luận rằng “hành vi tiêu thụ năng
lượng của các nhóm đều thể hiện mong muốn tiết kiệm năng lượng” (McCALLEY,
2006, tr.130).
Thiết lập mục tiêu tương tự như cam kết, cũng xác định các điểm tham chiếu
tiết kiệm điện tạo nên sự khác biệt (ví dụ tiết kiệm điện mức 10%). Becker (1978) thử
nghiệm tính hiệu quả của bước can thiệp thiết lập mục tiêu cho thấy các mục tiêu đặt

×