Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Trình bày quan điểm về các nguyên tắc chung của Luật Hình sự quốc tế theo quy chế Rome

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.54 KB, 13 trang )

MỤC LỤC

1


I, Trình bày quan điểm về các nguyên tắc chung của Luật Hình
sự quốc tế theo quy chế Rome.
Quy chế Rome là một Điều ước quốc tế đa phương quan trọng, thu
hút được sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Ngày 17 tháng 7
năm 1998, Quy chế Rome được thông qua. Quy chế được lập thành 6
bản, viết bằng 6 ngôn ngữ chính thức của Tòa án là Ả Rập, Trung Quốc,
Anh, Pháp, Nga và Tây Ban Nha. Tất cả đều là bản gốc, có sự chứng
nhận của đại diện toàn quyền 139 quốc gia tham gia ký kết và được gửi
tới Tổng thư ký liên hợp quốc. Quy chế Rome được xem như một đạo
luật hình sự bởi nó là công cụ pháp lý hình sự cơ bản và quan trọng của
cộng đồng quốc tế trong đấu tranh phòng chống tội phạm quốc tế. Điều
này thể hiện ở việc hiện diện trong Quy chế Rome là một loạt các quy
định về Luật hình sự, như các tội phạm thuộc quyền tài phán của Tòa
án , các yếu tố cấu thành tội phạm, hình phạt, và đặc biệt trong đó phải
kể đến Những nguyên tắc chung của Luật hình sự quốc tế ( Từ điều 22
đến điều 33 Quy chế Rome). Những nguyên tắc cơ bản của Luật Hình sự
quốc tế ( General principles of international criminal law) được ghi nhận
trong quy chế Rome là một sự tổng hợp của các nguyên tắc được ghi
nhận trong các văn bản pháp luật liên quan trước đó và trở thành (sợi chỉ
đỏ xuyên suốt các quy định của Pháp luật Hình sự”.
Trước hết là nguyên tắc pháp chế, đây được coi là nguyên tắc truyền
thống quan trọng nhất của Luật hình sự. Nguyên tắc này được ghi nhận
2


trong Quy chế Rome với nhiều luận điểm tiến bộ như “ Không có tội khi


không có luật”(Điều 22), “Không phải chịu hình phạt khi không có
luật”(Điều 23).
Tiếp đến là nguyên tắc nhân đạo. Có thể nói nguyên tắc nhân đạo là
một trong những nguyên tắc được thể hiện rõ nét nhất trong Quy chế
Rome. Ngay lời nói đầu của Quy chế đã ghi nhận “…trong thế kỷ này,
hàng triệu trẻ em, phụ nữ, nam giới đã trở thành nạn nhân của những
hành động tàn ác chưa từng thấy, làm sửng sốt lương tri nhân loại…” và
khẳng định “các tội ác nghiêm trọng nhất gây nên sự lo ngại cho toàn thể
cộng đồng quốc tế phải bị truy tố và trừng trị…”. Nguyên tắc này tiếp
tục được biểu hiện ở các điều khoản khác của Quy chế như việc áp dụng
và giải thích luật phải phù hợp với các quyền con người ( khoản 3 Điều
21); Trong trường hợp không giải thích được rõ ràng định nghĩa tội
phạm thì phải giải thích định nghĩa đó theo hướng có lợi cho người đang
bị điều tra, truy tố hoặc kết án(khoản 3 Điều 22); Không ai phải chịu
trách nhiệm hình sự theo Quy chế Rome về những hành vi được thực
hiện trước khi quy chế này có hiệu lực(khoản 1 Điều 24); Nếu có sự thay
đổi trong điều luật áp dụng đối với vụ án cụ thể thì phải áp dụng điều
luật nào có lợi hơn cho người đang bị điều tra, xét xử hoặc đã bị coi là
có lỗi đối với tội phạm ấy ( khoản 2 Điều 24); Tòa án không có quyền
tài án đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội (Điều 26)…
Một trong những nguyên tắc cơ bản khác của Luật hình sự cũng được
quy định trong Quy chế Rome đó là nguyên tắc Bình đẳng trước pháp
3


luật. Nguyên tắc này được thể hiện ở Điều 27 , theo đó Quy chế này
được áp dụng bình đẳng với tất cả mọi người không có sự phân biệt do
địa vị công chức. Ta nhận thấy nguyên tắc này được quy định ở Quy chế
Rome có điểm giống với quy định tại Hiến chương tòa án quân sự quốc
tế ( Charter of International Military Tribunal): địa vị đặc biệt của những

người như nguyên thủ quốc gia hoặc những người có trọng trách quan
trọng trong chính phủ sẽ không được coi là căn cứ để loại trừ hoặc giảm
nhẹ trách nhiệm hình sự.
Đối với các tội phạm thuộc quyền tài phán của Tòa án Hình sự quốc
tế ICC (International Criminal court) bao gồm Tội phạm diệt chủng, Tội
phạm chống loài người, Tội phạm chiến tranh, Tội xâm lược thì có một
nguyên tắc rất đặc trưng đó là nguyên tắc không áp dụng thời hiệu. Đây
được coi là một luận điểm tiến bộ nhằm buộc cá nhân đã thực hiện hành
vi tội ác phải chịu trách nhiệm hình sự.
Tiếp theo là nguyên tắc trách nhiệm hình sự cá nhân. Nguyên tắc
này được ghi nhận trong quy chế Rome đã có sự kế thừa từ quy chế Tòa
án Nurumberg và Tokyo, chẳng hạn như cá nhân phải chịu trách nhiệm
hình sự quốc tế đối với hành vi xâm phạm nghiêm trọng luật quốc tế và
phải chịu hình phạt dựa trên cơ sở Luật pháp quốc tế…
Ngoài ra, Quy chế còn quy định nguyên tắc trách nhiệm do lỗi: Điều
31 của Quy chế ghi nhận các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự
cho chủ thể thực hiện không có lỗi bao gồm các trường hợp thực hiện tội
4


phạm khi không có khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành
vi( do bệnh tâm thần hoặc trong tình trạng say do người khác đem lại),
phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết…Các trường hợp do sai lầm
về sự việc hoặc sai lầm về pháp luật ( Điều 32), tội phạm được thực hiện
theo mệnh lệnh (Điều 33) thì chủ thể thực hiện hành vi cũng không phải
chịu trách nhiệm hình sự do không có lỗi.
II.Phân tích các nội dung cơ bản về tội phạm ma túy trong ba
công ước của Liên hợp quốc về kiểm soát ma túy( các công ước năm
1961,1971,1988)
Hợp tác quốc tế trong đấu tranh chống các hoạt động buôn bán bất

hợp pháp ma tuý và các chất hướng thần được thực hiện vào những năm
đầu của thập kỷ 20. Điều ước quốc tế đầu tiên trong lĩnh vực này được
thông qua vào năm 1922 tại Lâhy (Hà Lan), sau đó là Công ước Giơ ne
vơ năm 1925 về kiểm soát lưu thông các chất ma tuý và 2 công ước vào
năm 1931 và 1936 về hoạt động buôn bán ma tuý. Các quy định chung
của các điều ước quốc tế này đã được kế thừa và phát triển phù hợp tại
các điều ước quốc tế đa phương toàn cầu cũng như các điều ước song
phương sau này trong đó phải kể đến:
- Công ước thống nhất năm 1961 về các chất ma tuý đang có hiệu lực
và thay thế các điều ước quốc tế nêu trên trong mối quan hệ giữa các
quốc gia thành viên của Công ước này;
5


- Công ước năm 1971 về các chất hướng thần;
- Công ước năm 1988 của Liên hợp quốc về ngăn chặn lưu thông bất
hợp pháp ma tuý và các chất hướng thần.
Ba công ước này khẳng định sự cần thiết phải sử dụng các chất ma
tuý và hướng thần vì mục đích y học và các mục đích hợp pháp khác,
đồng thời nghiêm cấm việc lạm dụng các loại ma tuý và chế phẩm của
ma tuý.
1) Các tội phạm liên quan đến cung cấp ma túy.

Công ước 1961 được coi là một thành tựu quan trọng trong lịch sử
hợp tác quốc tế về kiểm soát ma túy. Cơ chế kiểm soát ma túy tại Công
ước 1961 bao gồm hai chế định quan trọng, đó là: kiểm soát các hoạt
động hợp pháp liên quan đến ma túy và kiểm soát các hoạt động bất hợp
pháp liên quan đến ma túy. Đáng chú ý là chế định kiểm soát các hoạt
động hợp pháp của Công ước 1961 rất phát triển, bao gồm nhiều điều
luật và chiếm lĩnh phần lớn nội dung của Công ước; trong khi đó chế

định về đấu tranh với tội phạm ma túy kém phát triển hơn, chỉ gồm một
điều luật. Do hiện tượng các chất hướng thần như thuốc ngủ, thuốc giảm
đau, thuốc an thần, chât gây ảo giác ở nhiều nước trên thế giới gia tăng
và gây lo lắng cho cộng đồng quốc tế, đến năm 1971, Công ước về chất
hướng thần của Liên hợp quốc đã được các quốc gia ký kết (sau đây gọi
tắt là Công ước 1971). Công ước này đã mở rộng phạm vi kiểm soát
quốc tế đến chất hướng thần-những chất có thể gây ra tình trạng nghiện
6


hay tình trạng lệ thuộc đối với người sử dụng.Tuy nhiên, những quy
định của nó chủ yếu dựa trên khuôn mẫu của Công ước 1961, vì vậy cả
hai công ước đều có chung một đặc điểm là chú trọng vào kiểm soát các
hoạt động hợp pháp, chưa tạo được một cơ chế đấu tranh hiệu quả với
tội phạm liên quan đến chất ma túy và chất hướng thần. Xuất phát từ lý
do này, Công ước 1988 ra đời đã củng cố và phát triển đáng kể chế định
kiểm soát các hoạt động bất hợp pháp liên quan đến ma túy. Như vậy, ba
Công ước đã hỗ trợ lẫn nhau và thiết lập nên một cơ chế kiểm soát ma
túy khá thành công trên phạm vi thế giới.
Khác với Công ước 1971, Công ước 1961 và Công ước 1988 liệt kê
cụ thể các hoạt động bất hợp pháp liên quan đến ma túy mà các quốc gia
thành viên phải quy định là tội phạm. Biện pháp này có ưu điểm là đi
vào các loại hành vi cụ thể, do đó đảm bảo được sự thống nhất tương đối
ở các quốc gia thành viên, tạo cơ sở thuận lợi để các quốc gia hợp tác
trong điều tra, truy tố và xét xử tội phạm. Tuy vậy, các Công ước này
không mô tả dấu hiệu của cấu thành tội phạm mà chỉ dừng lại ở việc nêu
các “từ khóa” về các hoạt động bất hợp pháp liên quan đến ma túy mà
các quốc gia có nghĩa vụ tội phạm hóa.
Điều 36(1)(a) của Công ước 1961 cung cấp một danh mục các tội
phạm về ma túy đã được liệt kê trước đó trong Điều 2(a) của Công ước

Geneva về trấn áp các hoạt động bất hợp pháp liên quan đến ma túy
nguy hiểm năm 1936, bao gồm :
- Trồng cây thuốc phiện, cây cần sa và cây cô ca;
7


- Sản xuất, điều chế, chiết xuất, pha chế ma túy;
- Tàng trữ, biếu tặng, chào hàng, phân phối, mua, bán, giao hàng theo bất

kỳ điều kiện nào,môi giới, gửi, gửi quá cảnh, vận chuyển, nhập khẩu,
xuất khẩu ma túy.
Thực chất danh mục liệt kê trong Điều 36(1)(a) của Công ước 1961
chỉ đơn giản là những động từ chứ không phải là những tội phạm theo
nghĩa đầy đủ. Công ước chỉ giải thích một số từ liên quan như “điều
chế”, “sản xuất”, “nhập khẩu”, “xuất khẩu”. Luật quốc gia quy định cụ
thể về tên gọi, các yếu tố cấu thành và hình phạt đối với tội phạm. Quy
định này nhằm tạo ra sự linh hoạt cho các quốc gia khác nhau, đồng thời
khuyến khích việc dễ chấp nhận và tham gia công ước. Tuy nhiên, quy
định này bị phê bình là làm cho toàn bộ các điều khoản về tội phạm của
Công ước 1961 trở thành các quy định mềm. Bên cạnh đó, về hành vi
khách quan của tội phạm, khi nội luật hóa, các quốc gia chỉ xem các
hành vi liệt kê là tội phạm khi chúng “trái với các quy định của công
ước” (Điều 36(1)(a)). Cụm từ “trái với các quy định của công ước” bị
đánh giá là thiếu chính xác bởi vì Công ước không trực tiếp điều chỉnh
hành vi của các tổ chức, cá nhân. Hành vi của các chủ thể này phải do
luật quốc gia điều chỉnh. Do đó, để chính xác hơn, cụm từ nêu trên phải
được ghi là “trái với luật và các quy định của quốc gia phù hợp với các
quy định của Công ước”. Về chủ quan, các hành vi bất hợp pháp liên
quan đến ma túy chỉ bị coi là tội phạm khi được thực hiện một cách cố ý
(Điều 36(1)(a)).

8


Công ước 1988 thiết lập một danh mục các tội phạm mà các quốc gia
có nghĩa vụ tội phạm hóa không được từ chối bằng cách viện dẫn hiến
pháp và luật quốc gia ( các tội phạm có tính bắt buộc). Ngoài ra, Công
ước 1988 còn quy định các tội phạm mà các quốc gia thành viên có
nghĩa vụ tội phạm hóa trên cơ sở phù hợp với quy định của Hiến pháp và
các nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp luật quốc gia ( các tội phạm có
tính tùy nghi). Trong danh mục các tội phạm có tính bắt buộc, một trong
những thành tựu quan trọng của Công ước 1988 là quy định một tội
phạm mới: “Các tội phạm sản xuất, vận chuyển hay phân phối các công
cụ, nguyên liệu hoặc tiền chất, mà biết rõ các thứ đó được dùng để
trồng, sản xuất hoặc điều chế trái phép chất ma túy hoặc chất hướng
thần”. Đối tượng của hành vi phạm tội này là các công cụ,nguyên liệu
hoặc tiền chất, có vai trò quan trọng đối với việc điều chế, sản xuất ma
túy. Vì vậy, với việc tội phạm hóa hành vi này, các cơ quan thi hành
pháp luật đã được trao một công cụ cần thiết để tấn công vào một mắt
xích quan trọng của các hoạt động bất hợp pháp về ma túy.
Trong danh mục các tội phạm bắt buộc, Công ước 1988 là Công ước
đầu tiên quy định về tội phạm rửa tiền và đây cũng là một thành tựu
quan trọng của Công ước. Các quy định về tội phạm rửa tiền tại Điều
6(1) của Công ước chống tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia năm 2000
là “bản sao” của các quy định tại Điều 3(1)(b) của Công ước 1988. Tuy
nhiên, Công ước 1988 chỉ áp dụng đối với tội phạm nguồn là tội phạm

9


ma túy, còn Công ước chống tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia áp

dụng với nhiều loại tội phạm nguồn khác nhau.
Một tội phạm mới của Công ước 1988 so với danh mục tội phạm của
Công ước 1961 đó là hành vi “Có được, chiếm hữu hoặc sử dụng tài
sản. mà vào thời điểm đó biết rõ đấy là tài sản do thực hiện hoặc tham
gia vào việc thực hiện một tội phạm quy định tài điều 3(1)(b) mà có” .
2) Các tội phạm liên quan đến việc sử dụng ma túy.

Khi liệt kê hàng loạt hành vi bất hợp pháp liên quan đến ma túy mà
các quốc gia phải tội phạm hóa, Công ước 1961 không nói rõ việc có
yêu cầu quốc gia quy định tội phạm là những hành vi chỉ nhằm phục vụ
cho nhu cầu sử dụng của cá nhân hay không. Theo chính xác ngôn ngữ
tại Điều 36(1) của Công ước 1961, thì các quốc gia phải tội phạm hóa tất
cả các loại hành vi bất hợp pháp liên quan đến ma túy không phân biệt là
để dùng cho cá nhân hay vì lợi ích khác. Tuy nhiên, quá trình dự thảo
Công ước cho thấy Công ước không buộc các quốc gia phải tội phạm
hóa các hành vi liên quan đến ma túy chỉ nhằm để phục vụ cho nhu cầu
của bản thân cá nhân (như trồng, tàng trữ ma túy để dùng); bởi vì Công
ước chủ yếu hướng đến việc đấu tranh với nạn buôn bán ma túy. Tuy
vậy, các quốc gia hoàn toàn có thể quy định những hành vi như vậy là
tội phạm.
Khác biệt với Công ước trước, Công ước 1988 có một chính sách rõ
ràng đối với các hành vi bất hợp pháp liên quan đến ma túy nhằm phục
vụ cho nhu cầu sử dụng của cá nhân. Điều 3(2) của Công ước 1988 yêu
10


cầu các quốc gia tội phạm hóa các hành vi “cố ý sử dụng, tàng trữ hoặc
trồng các loại cây có chứa chất ma túy hoặc chất hướng thần phục vụ
cho nhu cầu cá nhân trái với những quy định của Công ước 1961, Công
ước 1961 sửa đổi hoặc công ước 1971”. Tuy nhiên, do sự mâu thuẫn

giữa các nước sản xuất và các nước tiêu thụ ma túy, việc tội phạm hóa
các hành vi này không có tính bắt buộc, mà phải phù hợp với những quy
định của hiến pháp và nguyên tắc cơ bản của hệ thống luật quốc gia.
3) Đồng phạm và phạm tội chưa đạt.
Các công ước 1961, 1971 và 1988 đều yêu cầu các quốc gia tội phạm
hóa các hành vi đồng phạm và các trường hợp phạm tội chưa đạt phù
hợp với hiến pháp và nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp luật quốc gia.
Tuy nhiên, Công ước 1988 tiến bộ hơn các Công ước trước ở chỗ Công
ước này đã liệt kê các dạng hành vi đồng phạm cụ thể bao gồm: “tham
gia vào, giúp đỡ, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi và tư vấn thực
hiện” bất cứ một tội phạm ma túy nào( mặc dù hiểu theo nghĩa rộng thì
“tham gia vào” đã hàm chứa tất cả các dạng hành vi đồng phạm).
4) Hình phạt

Cả ba công ước nói trên yêu cầu các quốc gia thành viên áp dụng
những hình phạt nghiêm khắc đối với các tội phạm về ma túy như hình
phạt tù hoặc các hình phạt tước tự do khác, nhưng không xác định khung
hình phạt cụ thể. Vấn đề này được điều chỉnh theo pháp luật quốc gia.

11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, “Quy Chế Rome về Tòa án hình sự quốc tế”, Nxb Chính trị quốc
gia, Ts Dương Tuyết Miên (Chủ biên).
2, Luật hình sự Quốc tế, Nxb Công an nhân dân, Ths Nguyễn Thị
Thuận (chủ biên), 2006.
3, Luật hình sự quốc tế với việc đảm bảo quyền con người, Nxb Đại
học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Ts Nguyễn Thị Phương Hoa
4,Những vấn đề lý luận và thực tiễn về Luật hình sự Quốc tế, Nxb

Chính trị Quốc gia, Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Ts Nguyễn
Ngọc Chí ( Chủ biên).
5, The international criminal court: A commentary on the Rome
Statute, Oxford University Press, Oxford, 2010, Schabas William A.
6, The International Criminal Court: the making of the Rome Statute,
Roy S.Lee.

12


7, Commentary on the Rome Statute of the International Criminal
Court, Otto Triferer.
8, Individual Criminal Responsibility, Albin Eser, Oxford University
Press 2002.
9, Công ước thống nhất năm 1961 về các chất ma tuý
10, Công ước năm 1971 về các chất hướng thần
11, Công ước năm 1988 của Liên hợp quốc về ngăn chặn lưu thông
bất hợp pháp ma tuý và các chất hướng thần

13



×