Tải bản đầy đủ (.doc) (241 trang)

Xây dựng và phát triển đời sổng văn hóa của giai cấp công nhân việt nam một sổ vẩn đề ỉỷ luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 241 trang )

MỤC LỤC


2ệlỵTác động của quá trình chuyển đổi từ nền kinh tể kế hoạch noa tập

Trang
41

trung
liêu CÔNG
sang nền
kỉnh
tế thị
trường
nhiều ĐẾN
thành
DANH quan
MỤC CÁC
TRÌNH
XUẤT
BẢN
LIÊN QUAN
ĐỀphần
TÀI định

6

hưótig xã hội chủ nghĩa và quá trình công nghiệp hóa, hiên đai hóa

j)cơ


SỞ LÝ LUẬN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN cứu VỀ VĂN HÓA VÀ

ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA GIAI CẨP CÔNG NHÂN

2.1.1. Quá trình chuyển dịch cơ cẩu kinh tế, mở rộng và đa dạng hóa
1.1. Những luận điểm của c. Mác và Ph. Ăngghen về văn hóa và đòi sống
các loại hình doanh nghiệp (nhà nước, cổ phần, tư nhân, cả thể, liên
văn hóa của giai cấp công nhân
doanh,
100% vốn đầu tư nước ngoài)

7■
41
7

1.2ề Những luận điểm của Vễ I. Lênin về nhiệm vụ của chính quyền Xô 2.1.2.
Tác động của quá trình chuyển dịch cơ cẩu kinh tể, mở rộng, đa
Viết trong việc nâng cao đời sống văn hóa của giai cấp công nhân Nga
dạng hỏa các loại hình doanh nghiệp, bước đầu tiến hành công nghiệp

17
49

các
kiện sinh
hoạtMinh
vật chẩt
và tình
côngvụnhăn
1.3. điều

Tư tưởng
Hồ Chí
về văn
hóa thần
và vềcủa
nhiệm
chăm lo đến đòi

22

sống văn hóa của giai cấp
công nhân trong tiến trình cách mạng Việt
r*\'...................................

2.2.1
Nam Tác động của quá trình dân chủ hóa đòi sông xã hội, xây dựng Nhà

63

nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân
1.4. Chủ trương, quan điểm củà Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng
2.2.1. Tác động của các đạo luật (như Luật Đầu tư nước ngoài, Luật
và phát triển đời sổng văn hóa của giai cẩp công nhân trong thời kỳ đổi
Doanh nghiệp, Luật Lao động, Luật Công đoàn...) đổi với sự thay đỗi
mói, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc
trong quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động trong
tế
các loại hình doanh nghiệp
1.5. Xác lập nội hàm khái niệm đòi sống văn hóa và vận dụng cụ thể vào
2.2.2. Vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc xây dựng đời sổng văn

đòi sống văn hóa của giai cấp công nhân
hỏa, bảo vệ những quyền lợi hợp pháp về vật chất và tinh thần của công
1.5.1.trong
Ỷ kiến
sổ doanh
nhà khoa
hoc Viêt Nam • • *
nhân
cáccủa
loạimôt
hình
nghiệp

27
64

1.5.2. Tác
Ỷ kiến
củacủa
mộtQuy
sổ học
2.2.3.
động
chếgiả
dânTrung
chủ ởQuốc
cơ sở đổi vói sinh hoạt chỉnh trị

36
70


-1.5.3.
xã hội
nhân
cộng
cácTây
khu dẫn cư
Ý của
kiếncông
của một
sổtại
học
giả đồng
phương

38

sau Cách
tháng
hoả,
hiện mạng
đại hoả
đổi Mười
với sự thay đổi về lao động, việc làm, thu nhập,

34

67

34


í1.5.4.
2.3'. Tác
động
củacủa
quábản
trình
mởđềcửa,
cường
họpđời
tácsống
Văíí
Nhận
thức
thân
tài tăng
về nội
hàmgiao
kháilưu,
niệm
hóa
nướcvận
khác
trong
vựcđời
và trên
văn của
hỏa các
và việc
dụng

cụ khu
thể vào
sốngthể
văngiói
hỏa của giai cấp công

73
39

nhân 'Tác động của vẩn đề xuất khẩu lao động và đưa lao động đi iu

73

nghiệp
nước
ngoài
đến
ỷ thức
vàMỚI
cuộcKINH
sổng TẾ
của- một
bộ phận
công
II. TÁC tại
ĐỘNG
CỦA
QƯÁ
TRÌNH
ĐỔI

XÃ HỘI
VÀ BƯỚC

41

nhân
ĐẦU ĐẨY MẠNH CỘNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẾN ĐỜI SỐNG
VĂN HÓA
GỦA
GIAI
CẤPngoài,
CÔNGnhất
NHÂN
2.3.2.
Tác TINH
động THẦN
của văn
hóa
nưởc
là văn hóa phương Tây

qua các phương tiện truyền thông đại chúng cũng như qua tiếp xúc
trực tiểprđến định hướng giả trị tư tưởng, đạo đức, thẩm mỹ và lối sổng
củaỊcông nhân.

4.
2





2Ệ4. Một vàỉ nhận xét chung về sự tác động của quá trình đổi mới, công

81 —

nghiệp hóa, hiện đậi hóa đổi vói đời sống văn hóa của giai cấp công nhân

2.4.1. Những tác động tích cực

81

Ị\

2.4.2. Những hạn chế cần được khắc phục

84

• "ts*

ỊHL)KẾT QUẢ ĐIỀU TRA KHẢO SÁT VÀ ĐẢNH GIÁ THỰC TRẠNG

86

ft

ĐỜI SỔNG VĂN HÓA CỦA GIAI GẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM
HĨỆNNAY
3ếl. Một số đặc điểm lao động trong các doanh nghiệp đưọc khảo sát
/ 3.2. Tình hình việc làm, thu nhập, đòi sống của ngưòi lao động


/

/

89
93

3.2.1. về việc làm và điều kiện làm việc của công nhân

93

3.2.2. về thời gian làm việc

100

3.2ể3. về thu nhập và điều kiện sổng của công nhăn

102

3.2.4. về nhà ở của công nhăn

108

3.3. Điều kiện lao động

112

3.4. Nhận thức chính trị, xã hội

115


3*5. Đời sống văn hóa, tinh thần của công nhân________——-------3ế6Ễ Quan hệ lao động tại doanh nghiệp

- 135 \

/
3.7. Hoạt động công đoan
/
Tv} CÔNG cuôc CÔNG NGHIẼP HÓA, HIÊN ĐAI HÓA, TĂNG . _ , , . ,ắ . \ ,

138 Ị
_ Ị.
145

CƯỜNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ MỘT SỐ YÊƯ CẦU ĐẶT RA ĐỐI
VỚI VIỆC LÀM, NÂNG CAO ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA GIAI CẤP
CÔNG NHÂN TRONG THỚI GIAN TỚI

"' Ji.
Vi& *

4ệl. Dự báo khả năng và mức độ thực hiện chiến luọc phát triển kinh tế -



xã hội 2010 - 2020, trong đó cỏ chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hóa,

145

hiện đại hóa đất nước và chủ động hội nhập quốc tế khi nước tã gia

nhập WTO
4.2. Mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, trong
đó việc thực hiệri chiến Iưọc công nghiệp hóa rút ngắn theo

'"■

3


'"■

4


'"■

5


khoa
thuật
khuyến
thụ
các sản
hưónghọc,
hiệnkỹ
đại,
từngvàbưóc
phátkhích
triển mở

kinhrộng
tế tridiện
thứchưởng
và tăng
cưởng
hội
phẩmquốc
văn hóa
cho công
nhân
nhập
tế trong
bổi cảnh
toàn cầu hóa tăng tổc

230
150

5.3.6.
Giải pháp
xâyđặt
dựng
và VÓI
thực việc
hiệnnâng
thiếtcao
chếđời
dân
chủ,
4.3. Những

yêu cầu
ra đối
sống
vănphát
hóa-huy

quyền
động
hội củalàm
giaichủ
cấp của
côngcồng
nhânnhân
trổnglao
thòi
giantrong
tới cảc loại doanh nghiệp và
trong các sinh hoạt xã hội.
4.3.L Trước hểt lậ, yêu cầu tạo thêm việc làm, tăng thêm thu nhập, cải
5.4. Kiến nghị về vai trộ của các tổ chức Đảng, chỉnh quyền và các tổ
thiện các điều kiện về ăn, mặc, ở và các tiện nghi sinh hoạt khác của
chức chính trị - xã hội
công nhân
5.4.1.
phápxây
phát
huygia
vaiđinh
trò lãnh
củacủa

cáccông
tổ chức
Đảng
4.3.2. Giải
Yêu cầu
dựng
hạnhđạo
phúc
nhân

233
156

5.4.2.Giảipháp đề caơ trách nhiệm của các chỉnh quỹền địa phương
4.3.3. Yêu cầu nâng cao trình độ học vẩn, đào tạo và đào tạo lại về tay

241
172

nghề,
trí nghề
của
côngđộng
nhân
theo
"trichất
thứclượng
hỏà công
5.4.3. Gỉảì
pháp

năng
hỏa
vàhưởng
nâng cao
hoạtnhân”
động của

247

tổ
chức
Công
tại các
khu làm,chủ
chế xuất,của
khucông
côngnhân
nghiệp;
phổi
với
4.3.4.
Yêu
cầuđoàn
mở rộng
quyền
trong
mộthợp
xã hội
Đoàn Thanh niên triển khai các hoạt động văn hóa
công dân và Nhà nước pháp quyền

-V ỉ 4
5.4.4.
Giải
pháp
các doanh
nghiệp
V.
KIẾN
NGHỊ
VỀđối
HỆvới
QUAN
ĐIỂM VÀ
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM XÂY DỰNG
5.5. Kiến nghị những giải pháp thực hiện
VÀ NÂNG CAO ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN
5.5.1. Kiến nghị chung
VIETNAM

177

5.1.
Nguyên
tìnhcác
trạng
thấpương
kém và
củaủyđời
sống
văn dân

hóá
5.5.2.
Nhiệmnhân
vụ của
Bộ,nghèo
ngànhnàn,
Trung
ban
Nhân
của
giai cấp
công
nhân
các tỉnh,
thành
phổ
trực thuộc Trưng ương

188
253

5.1.1.LIỆU
Nguyên
nhânKHẢO
khách/quan
TÀI
THAM

156
238


238
164

250
Q[)

252
252

V \ n

189
■ 257

5.1.2. Nguyên nhân chủ quan

190

5.2. Kiến nghị về hệ qủan điểm

194

5.3, Kiến nghị về các giải pháp

210

5.3.1. Giải pháp về lao động, việc làm, thu nhập và các quyền lọi khác

210.


cho công nhân
5.3.2. Chính sách về cư trú và nhà ở cho công nhân

219

5.3.3. Chính sách về giáo dục và đào tạo công nhẵn

221

5.3.4. Chỉnh sách đầu tứ, xây dựng thiết chế văn hỏa, các cơ sở, thiết bị

227

phục vụ cho nhu cầu văn hóa, tinh thần của công nhân
5.3.5. Chinh sách về phát hiện, bồi dưỡng tài năng sáng tạo văn hóa,

DANH MỤC CÁC ẤN PHẢM XUẤT BẢN TRONG QUÁ TRÌNH THựC HIỆN


ĐÈ ĐÈ TÀI
I - Bài tạp chí khoa học
lắ Lê Thanh Hà. "Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp xây dựng
giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay". Tạp chí Lịch sử Đảng, sổ
2(231)/2010.
2. Đinh Quang Hải. "Thực trạng đời sống văn hóa tinh thần của giai cấp công
nhân Việt Nam trohg quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế". Tạp chí Nghiên
cứu Lịch sử, sổ 10 (414)/2010.
3. Phạm Xuân Nam. "Cơ sở lý luận, phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác về
văn hóa và đời sống văn hóa của giai cấp công nhân". Tạp chí Nghiên cứu

Lịch sử, sổ 5(397)/2009.
4. Phạm Xuân Nam. "Giai cấp công nhân Việt Nam trong tiến trình đổi mới
đất nước: Thực trạng, xu hướng phát triển, vấn đề và giải pháp" Tạp chí
Nghiên cứu Lịch sử, sổ 4(408)/2010.
5ẽ Nguyễn Văn Nhật. "Từ thực trạng, suy nghĩ một số giải pháp nhằm xây dựng
và nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân nước ta hiện nay". Tạp chỉ
Nghiên cứu Lịch sử, sổ 5(409)/2010.
6, Nguyễn Văn Nhật. "Xây dựng và phát triển đời sống văn hóa của giai cấp
công nhân Việt Nam trong tiến trình đổi mới". Tạp chí Lịch sử Đảng, số 6
(235)/2010.
7. Trần Văn ThậnẾ "Đời sống văn hóa tinh thần của công nhân ở địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh". Tạp chí Khoa học Xã hội, sổ 4(140)/2010.
II - Sách:
1. PGS. TS. Nguyễn Văn Nhật (chủ biên). Xây dựng và phát triển đời sổng văn
hóa của giai cấp công nhân Việt Nam - Một sổ vẩn đề ỉỷ luận và thực tiễn.
Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010 {đang in).

7


I. cơ SỞ LÝ LUẬN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIỀN cứu VỀ VĂN HÓA
VÀ ĐỜI SÓNG VĂN HÓA CỦA GIAI CẤP CÔNG NHẨN
Đê có thê đánh giá đúng "thực trạng đời sổng văn hóa của giai Gấp công
nhân Việt Nam hiện nay" và "đề xuất những giải pháp nhằm xây dựng và phát
triển [đời sổng] văn hỏa của giai cấp công nhân Việt Nam trong quả trình đối
mới và hội nhập quốc tể", như định hướng mục tiêu mà Bộ Khoa học vả Công
nghệ đẵ nêu lên cho đề tài KX. 03.17/06- 10, chúng tôi thấy trước hết càn lảm
sáng tỏ cơ sở lý luận, phương pháp luận nghiên cứu về những vấn đề được đặt ra
trên đây, từ đó đi tới xác lập nội hàm của khái niệm đời sống văn hóa, với tư cách
là khái niệm công cụ chủ chốt, bảo đảm cho sự nhất quán cúa những nội dung sẽ

lần lượt được phân tích trong đề tài.
Ngoài ra, do vãn hóa và đời sống văn hóa là hai khái niệm có quan hệ mật
thiết với nhau, vì thế muốn hiểu rõ nội hàm của khái niệm sau cũng cần đề cập
đến khái niệm đầu ớ một mức độ phù hợp.
1.1. NHỮNG LUẬN ĐIỂM CỦA c. MÁC VẦ PH.ĂNGGHEN VỀ VĂN
HÓA VÀ ĐỜI SỐNG VĂN HỒA CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN
Trong -toàn bộ các tác phẩm hết sức phong phú và đồ sộ của mình, cả c.
Mác và Ph. Ăngghen dường như chưa bao giờ đưa ra một định nghĩa chính thức
nào về văn hóa. Tuy nhiên, là những nhà sáng lập chủ nghĩa duy vật lịch sử từng
đặt nền móng chõ một hệ thống lý luận về mối quan hệ tác động qua lại biện
chứng giữa tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội của các cộng đồng người trong tiến
trình lịch sử - từ cơ sở hạ tầng kinh tế, cơ cấu xã hội đến kiến trúc thượng tầng về
pháp lý, chính trị và các hình thức ý thức xã hội tương ứng - trên thực tế, các ông
đã nêu lên nhiều luận điểm hết sức sâu sắc về văn hóa nói chung và đời sông văn
hóa của giai câp công nhân nói riêng, đi sâu phân tích thực trạng của đời sổng ấy
trong các giai đoạn khác nhau cùa chủ nghĩa tư bản ở châu Âu thế kỷ XIX và dự
báo triển vọng phát triển của nó dưới chế độ xã hội chủ nghĩa tương lai.
Sau đây là một số luận điểm ehủ yếu:
Thứ nhất, văn hóa được hiểu là hoạt động sinh sổng có ỷ thức của con
người theo quy luật của cái đẹp.


Trong Bản thảo kinh tế - triết học 1844, c. Mác cho rằng: "Hoạt động sinh
sổng có ý thức củá con người" 1 là cái riêng có ở con người, phân biệt con người
với con vật, đời sổng con người với đời sổng con vật. Hoạt động đó diễn ra đồng
thời với sự hình thành các mối quan hệ tất yếu giữa con người với giới tự nhiên và
quan hệ giữa con người với con người trong xã hội.
Con vật, loài yật không có bất cứ hoạt động và mối quan hệ nào với ý nghĩa
là hoạt động và quàn hệ có ý thức. Con vật chỉ hoạt động, chỉ quan hệ theo nhu
cầu thể xác trực tiếp của nó, tức hoạt động và quan hệ theo bản năng sinh vật.

Dù sự khéo léo cúa bầy ong trọng việc xây dựng những ngăn tổ bằng sáp
có thể làm cho một số nhà kiến trúc phải hổ thẹn, nhưng ngay từ đầu, điều phân
biệt nhà kiến trúc tồi nhất với con ong giỏi nhất là ở chỗ trước khi xây dựng
những căn nhà trong thực tế, nhà kiến trúc đã hình dung việc xây đựng chúng ở
trong đầu óc của mình rồiẻ Đó là một nhận xét rất tiêu biểu của

c.

Mác về hoạt

động sinh sống có ý thức của con người 2.. Hơn nữa, con người không chỉ lấy cải
sẵn có trong tự nhiên mà còn biến đổi nó, làm thêm cho tự nhiên những, cái mà tự
nhiên không cỏễ Sự biến đổi giới tự nhiên, "tạo một cách thực tiễn ra thế giới vật
thể”3, được xem như giới tự nhiên thứ hai - xã hội và lịch sử đó là nhờ con người
có ý thức, dùng ý thức chi phối bản năng, dùng lao động mà cải biến tự nhiên, tạo
ra các sản phẩm "theo quy luật của cái đẹp" 4, đồng thời cải biến chính bản thân
mình.

c. Mác viết: Bằng lao động tự do, "con người nhân đôi mình không chỉ
về mặt trí tuệ như xảy ra trong ỷ thức nữa, mà còn nhân đôi mình một cách hiện
thực, một cách tích cực, và cọn người ngắm nhìn bản thân mình trong thế giới do
mình sảng tạo ra"5.
Như vậy, trong tư tưởng của c. MáCj chỉ những hoạt động nào là tích cực,
hướng tới sự nảy nở và phát triển, có ích cho cuộc sổng của con người, nâng cao
trí tuệ và phẩm giá của con người thỉ những hoạt động ấy mới được xem là văn
1c. Mác và Ph. Ằngghen: Toàn tập, tập 42. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2000, tr. 136
2' Xem c. Mác và Ph. Ăngghen: Toan tập, tập 23. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1993, tr. 266
3. c. Mác và Ph. Ảngghen: Toàn tập, tập 42. Sđd, tr. 136
4. Như trện, tr. 137
5. Như trên, tr. 137



hóa.
Những hoạt động nào đối lập với tính chất và mục đích ấy đều xa

o"'*!

'

lạ với văn hóa, thậm chí là phản văn hóa. Những hoạt động như thế; "luôn thể
hiện tính chẩt phi nhân tính, làm lu mờ bản chất con người, thậm chí dừng lại ở
tính động vật... Nó uốn lệch và phả vỡ các.hoạt động định hướng trước cái hoàn
thiện... Nó bị cầm tù trong sự chi phối của cái giả, cái ác, cái xấu" 6. ,
Khu biệt những hoạt động văn hóa với những hoạt động phản văn hóa để
thấy rõ khái niệm văn hóa, theo quan niệm của c. Mác, chỉ dung nạp nhũng cái gì
tốt đẹp, tích cực, tiến bộ, phẩt triển, bồi dưỡng và phát huy nhân tính, xứng đáng
với bản chất của con người.
Thứ hai, hoạt .động sinh sống có ỷ thức của con người trước hết thể hiện ở
những mặt cơ bản là sản xuất, tải sản xuất ra đời sống vật chất của chính bản thân
mình cũng như sản xuất ra những người khác, và từ đó nảy sinh nhu cầu giao tiếp
giữa nhũng con người với nhau.

6. Như Thiết: Phản văn hóa và quá trình phát triển xã hội Việt Nam hiện nay. In trong: Mẩy vẩn đề văn hóa và phát
triển ở Việt Nam hiện nay, do Vũ Khiêu, Phạm Xuân Nam, Cao Xuân Phô đồng chủ biên. Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội 1993, tr. 97 - 98


Trong tác phẩm viết chung Hệ tư tưởng Đức (1845-1846), c. Mác và Ph.
Ăngghen chứng minh rằng: "Tiền đề đầu tiên của mọi sự tồn tại của con người, yà
do đó lạ tiền đề của mọi lịeh sử, đó là: người ta phải cỏ khả năng sống đã rồi mới

có thể "làm ra lịch sử". Nhưng muốn sống được thì trước hết cần phải có thức ăn,
thức uống, nhà ở, quần áo và một vài thứ khác nữa. Như vậy, hầnh vi lịch sử đầu
tiên là việc sản xuất ra những tự liệu đế thỏa mãn những nhu cầu ẩy, việc sản
xuất ra bản thân đơ7ề sổng vật chất"1 của chính con người với tư cách là sinh thể
có ý thức của xã hội.
Nhưng những tư liệu đùng để thỏa mãn như cầu sinh sống của con người
không thể chỉ được cung cấp một lần mà suốt cả cuộc đờí. Vì thế, một khi bản
thân cái nhu cầụ đầu tiên đã được thỏa mạn, cùng với hành động thỏa mãn và
công cụ thỏa mãn mà người ta đã có được, sẽ tất yếu đưa tới những nhú cẩu mới
cần được đáp ứng. Từ đó, việc sản xuất ra những tư liệu đê thỏa mãn nhu cẵu sinh
sông của con người bao giờ cũng Ịà một quá trình tải sản xuất và tải sản xuất mở
rộng ra những tư liệu ấy.
Ngoài sản xuất và tái sản xuất ra đời sống vật chất của bản thân mình, "con
người bắt đầu tạo ra những người khác, sinh sôĩ nẩy nở - đó là quan hệ giữa chồng
và vợ, cha mẹ và con cái, đó là gia đình. Gia đình đó lúc đầu lả quan hệ xã hộĩ duy
nhất, về sau trở thành một quan hệ phụ thuộc khi mà những nhu eầu đã tăng lên đẻ
ra những quan hệ xã hội mới và dân số đã tăng lên đẻ ra những nhu cầu mới" 8 của
cộng đổng xã hội từ nhỏ đến lớn: từ thị tộc, bộ lạc, bộ tộc đến quốc gia, dân tộc.
Phân tích ba mặt hay ba nhân tố tồn tại đồng thời ngay từ buổỉ đầu của lịch
sử và tiếp tục biểu hiện ra trong suốt tiến trình lịch sử, c. Mác và Ph. Ăngghen đi
đển nhận định cho rằng: "Như vậy là sự sản xụất ra đời sống - ra đời'sống của bản
thân mình bằng lao động, cũng như ra đời sống của người .khác bằng việc sinh
con đẻ cái - biểu hiện ngay ra một quan hệ song trùng: một mặt là quan hệ tự
nhiên, mặt khác là quan hệ xã hội, quan hệ xã hội với ý nghĩa là sự hợp tác của
nhiều cá nhân"7.
Đen lượt nó, quan hệ xã hội của con ngứời trong sản xuất, tái sản xuất ra
7. c. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, tập 3. Sđd, tr. 42.

c. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, tập 3. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995, tr. 39-40.
8

. c. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, tập 3. Sđđ, tr. 41.
1

.


đời sống vật chất của bản thân mình và ra sản xuất ra đời sổng của người khác tất
yếu làm nảy sinh nhu cầu giao tiếp giữa những con người với nhau. Và chính từ
nhu cầu của sự giao tiếp ấy mà ngôn ngữ xuất hiện với tư cách là một trong những
yếu tổ cấu thành văn hóa.
Tất cả một chuỗi các mối quan hệ tác động qua lại nêu trên đều là biểu hiện
của hoạt động sinh sống có ý thức của con người, tức của đời sổng văn hỏa trong
hàm nghĩa bao quát nhất của khái niệm này.
Thứ ba, đặc trưng nổi bật của hoạt động sinh sổng cỏ ỷ thức của con người
là hoạt động sảng tạo - sảng tạo ra những giá trị vãn hỏa vật chất và giả trị văn hóa
tinh thần.
Nhìn lại lịch sử tiến hóa của ĩihân loại, chúng ta từng biết đến những sáng
tạo lớn lao của con người được ghi nhận là những mốc đánh dấu các thời kỳ phát
triển văn hóa ví như những sáng chế đầu tiên ra các loại công cụ sản xuất từ đồ đá
đến đồ đồng, đồ sắt...; những phát minh ra chữ viết, con số. ệ,.; những sáng tạo
trong các lĩnh vực khoa học và giáo dục, đạo đức và pháp luật, văn học và nghệ
thuật, triết học và tôn giáo, v.v...
Có thể khẳng định, tất cả những sáng chế, phát minh, sáng, tạo trên đều là
sự thăng hoa của những hoạt động sinh sống có ý thức của con người nhằm đáp
ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của bản thân mình. Xét về thực chất, thì đó chính
là những giá trị văn hóa. Như vậy, những hình thái biểu hiện của văn hóa có thể là
vật phẩm, công cụ, phương tiện... (giá trị văn hóa vật thể); cũng có thể hình ảnh
và hình tượng nghệ thuật, đạo lý và niềm tin, ý thức và tư tưởng... (giẳ trị văn hóa
phi vật thể).
Do hoạt động của con người, năng lực sáng tạo của con người là hết sức đạ

dạng, nên những giá trị mà họ sáng tạo ra cũng rất đa dạng. Nhiều giá trị được tập
hợp theo một hệ thống nào đó thì gọi là hệ giá trị.
Hầu hết, nếu không nói là tất cả các nhà nghiên cửu và hoạt động văn hóa
đều xem chân - thiện - mỹ là hệ giá trị phổ quát của văn hóa. vấn đề khác nhau lả
ở chỗ hệ giá trị phổ quát này được cụ thể hóa và vận dụng như thế nào đối với
từng dân tộc, từng giai tầng xã hội, từng nhóm người, thậm chí đến từng cá nhân
12


trong các thời gian và không gian khác nhau.
Nếu trừu tượng hóa đi những khác biệt, ta có thể thấy:
- Biểu hiện nổi bật của "chấn” là cái thật, cái đúng. "Chấn" yêu cầu không
chỉ năng lực hiểu biết, khám phá, sáng tạo mà còn cả thái độ ứng xử một cách
trung thực, chần thành. Chân giá trị là giá frị đích thực, nó đối lập với cái giả - cả
sự giả dối, lừa bịp lẫn sự giả tạo, khiên cương.
- Biểu hiện tập trung của "thiện" là cái tốt, sự tử tế, là tình cảm vị tha, lòng
nhân ái. "Thiện" là đặc trưng của tính người và tình người. Định hướng giá trị vào
cái "thiện", con người có khả năng vươn tới cái tốt, nảy nở lòng nhân ái, từ đó mà
có thái độ khoan dung, độ lượng trong văn hóa ứng xử.
- Biểu hiện điển hình của "mỹ" là cái đẹp. Cải đẹp thể hiện nổi bật trong
lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật, đồng thời cái đẹp có mặt trong tất cả các mặt của đời
sống con người, trong lao động vả sản xuất, trong đạo đức và lối sống, trong lời
nói và cử chỉ giao tiếp, trong thái độ và hành vi ứng xử giữa người với người.
Cần lưu ý rằng, chân - thiện - mỹ (cái thật, cái tốt, cái đẹp) không tách rời
nhau mà đan xen với nhau, bổ sung cho nhau. Cái thật chỉ trở thành


cái đẹp khi nổ gắn với cái tốt. Cái tốt làm chỏ cái thật và cái đẹp được tôn lên.
Cỏn cái đẹp trước hết phải là cái tốt và cái thật.
Theo


c,

Mác, từ những con người mà hai bàn tay đã thành chái vì lào

động tới những người lao động đang làm việc thật sự cật lực để tạo ra những
sản phẩm tốt và GÓ ích cho.xã hội, ta nhìn ra cái thật, cái tốt, cái đẹp của loài
người. Nhưng c. Mác không chỉ nói đến cái thật, cẩi tốt, cái đẹp của lao động
cơ bắp mà còn thấy những giá trị đỏ được nhân lên trong hoạt động trí tuệ sáng
tạo của con người, thể hiện ở những thành tựu khoa học ngày càng cao, đến
mức trở thành "lực lượng sản xuất trực tiếp", trở thành "những cơ quan trực
tiếp của quá trình sống hiện thực"8.
Thứ tuè, nhũng hoạt động sảng tạo giả trị văn hóa đích thực chỉ thật sự
cỏ được khỉ con người được lao động tự do; trong một xã hội còn tồn tại chế
độ người ảp bức bóc lột người, thì những giả trị văn hỏa do nhũng người công
nhân tạo ra nhiều khi lại trở thành cải xa lạ, đổi lập với đời' sống của chỉnh họ.
vẫn trong Bản thảo kinh tể - trỉểt học 1844, c. Mác đã phân tích sâu sắc
tình trạng tha hóa lao động của người công nhân, kéo theo sự tha hóa trong đời
sống văn hóa, tha hóa trong hoạt động sáng tạo và hưởng thụ văn hóa của họ
dưới chế độ tư bản chủ nghĩa ở châu Âu nửa đầu thế kỷ XIX. Ông viết: "Lao
động [của người công nhân] sản xuât ra những vật phâm kỳ diệu cho những
ngưởi giàu, nhưng chính nó lại sản xuất ra sự bần cùng hóa công nhân. Nồ tạo
ra lâu đài, nhưng cũng tạo ra cả những nhà 0 chuột cho GÔng nhân. Nó sáng tạo
ra cái đẹp, nhưng cũng làm què quặt công nhân... Nó sản xụất ra trí tuệ, nhưng
cũng sản xuất ra cả sự đần độn, ngu ngốc cho công nhân"9.
c. Mác cho rằng sự tha hóa lao động của người công nhân không chỉ thể
hiện ờ phương diện quan hệ của người công nhân với sản phẩm lao động của anh
ta mà còn thể hiện ngay trong bản thân hành vi sản xuất, trong bản thân quá trình
lao động sản xuất. Ồng viết: "Trong tình trạng bị tha hóa, lao động là một cái gì
đó bên ngoài đối với người công nhân, khống thuộc về bản chất anh ta; trong lao

động của anh ta, anh ta không cảm thấy minh sung sướng mà cảm thấy mình khổ
I2



Như trên, tr. 132

8‘°, c. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, tập 46, phần II. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2000, tr. 372-373
Ph,Ăngghen:
Ăngghen:Toàn
Toàn
tập,
Nxbtr.Chính
9c.Mác
Mác và
và Ph.
íộPi
tậptập
42.2.Sđdj
131 trị qụốc gia, Hà Nội 1995, tr. 470

c.

14


sở; không phát huy một cách tự do nghị lực thể chất và tinh thần của minh, mà
làm kiệt quệ thân thể của mình và phá hoại tinh thần của mình" 12.
Rất gần với quan điểm của c. Mác, trong tác phẩm Tĩnh cảnh của giai cấp
lao động ở Anh (xuất bản lần đầu năm 1845), Ph. Ăngghen đã tập trung mô tả một

cách cụ thể, chi tiết đời sống hàng ngày (every - day life) của công nhân Anh thời
bấy giờ, và qua đó rút ra những kết luận có tác dụng định hướng cho sự phát triển
của phong trào công nhân. Ông cho rằng: mặc dù với lao động cực nhọc, thời gian
làm việc kéo dài (thường íà 12-14 giờ một ngày) và đồng lương chết đói; điều
kiện ăn, mặc, ở (nhất là ở) hết sức tồi tàn; điều kiện sinh hoạt gia đình và nuôi dạy
con cái vô cùng thiếu thốn; các mặt thể chất, trí tụệ và đạo đức đều bị giai cấp
thống trị bỏ rơi, nhưng bằng chính sự trải nghiệm thực tiễn của mình, giai cấp
công nhân Anh "vẫn biết rất rõ lợi ích của bản thân và lợi ích của toàn dân tộc là
thế nào; họ cũng biết lợi ích riêng của giai cấp tư sản là gì và họ có thể trông đợi
được gì ở giai cấp ấyễ.., họ không hiểu gì về những vấn đề trên trời mà các cha cố
cố gắng dạy cho họ, nhưng về những vấn đề trần thế, chính trị và xã hội thì họ lại
hiểu rõ ràng"13. Đây chinh là những nguyên nhân sâu xa thúc đẩy giai cấp công
nhân Anh đứng lên đấu tranh vì những quyền lợi sống còn và vì phẩm giá con
người của họ.
Thứ năm, do yêu cầu của quả trình phát triển công nghiệp, bản thân giai
cấp tư sản cũng dần dần nhận thấy sự cần thiết phải từng bước cải thiện đời sổng
văn hỏa của công nhân làm thuê; nhưng chỉ đến khi chủ nghĩa xã hội được xây
dựng thành cồng, thì giai cẩp công nhân mới thật sự trở thành người làm chủ đời
sổng vãn hóa của chỉnh mình.
Đứng vững trên lập trường duy vật biện chứng triệt để, trong khi phân tích,
mô tả thực trạng đởi sổng văn hóa của giai cấp công nhân Anh Và một số nước tư
bản phương Tây khác kể từ sau cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, các nhà
sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học đều không nhìn thựe trạng ấy theo quan điểm
tĩnh tại, chết cứng mà theo quan điểm vận động, phát triển.
Điều đó giải thích tại sao, ngay từ cuối những năm 50 của thế kỷ XIX,
trong tác phẩm Phê phán khoa kỉnh tế chỉnh trị (Bản sơ thảo những năm 1857-

15



1858), C.Mác đã sớm dự báo: "Theo đà phát triển của đại công nghiệp, việc tạo ra
của cải thực tế trở nên ít phụ thuộc vào thời gian lao động và vàõ số lượng lao
động đã chi phí... [mà] phụ thuộc vào trình độ chung của khoa học và vào sự tiến
bộ của kỹ thuật, hay là phụ thuộc vào việc ứng dụng khoa học ấy vào sản xuất" 10.
Trong điều kiện như thế, theo
Máe, "lao động thặng dư của quần chúng công nhân không còn là điều kiện để
phát triển của cải phổ biến, cũng giống như sự không lao động của một sổ ít người
không còn là điều kiện cho sự phát triển những sức mạnh phổ biến của đầu óc con
người nữa..., mà nói chung là việc giảm lao động cần thiết của xã hội xuống mức
tối thiểu, tương ứng với điều đó trong những điều kiện ấy là sự phát triển nghệ
thuật, khoa học, v.v... của các cá nhân nhờ thời gian đã được giải tỏa cho mọi
người và nhờ những phương tiện đẫ được tạo ra để thực hiện điều đó" 11.

I2



Như trên, tr. 132

10. c. Mác và Ph. Ấngghen: Toàn tập, tập 46, phần II. Sđd, trỗ 368-369
Mác
và tr.
Ph,370-371
Ăngghen: Toàn tập, tập 2. Nxb Chính trị qụốc gia, Hà Nội 1995, tr. 470
11'5. Như
trcn,

c.

16



Tương tự như dự báo sáng suốt của c. Mác, trong Lời tựa viết cho lần xuất
bản bằng tiếng Anh cuốn "Tình cảnh của giai cấp lao động ở Anh" năm 1892,
Ph.Ảngghen cũng đi tới nhận xét cho rằng: Cùng với quá trình ứng dụng khoa học
vào sản xuất công nghiệp, bản thân giai cấp tư sản Anh đã dần dần nhận thấy sự
cần thiết phải quy định bằng pháp luật giới hạn tương đối hợp lý của ngày lao
động của công nhân (ngày làm việc 10 giờ) (*\ xóa bỏ chế độ trả công bằng hàng
hóa và tiến hành một số cải cách khác nhằm cải thiện phần nào đời sống văn hóa
của công nhân (nhất là bộ phận công nhân kỹ thuật, công nhân trí thức), khôi phục
thể chất của họ, đem lại cho họ một trình độ học vấn và chuyên môn cũng như
một quyền dân chủ nhất định về chính trị - xã hội, thể hiện qua hoạt động của Hội
công liên16. Bởi chỉ có như vậy, thì công nhân mới có được một trạng thái thể lực,
trí lực và đạo đức khả dĩ đủ để vận hành những máy móc và phương tiện kỹ thuật
ngày càng được cải tiến, tạo ra nhiều sản phẩm với giá thành hạ và chất lượng cao
hơn, qua đó đem lại cho giai cấp tư sản số lợi nhuận lớn hơn gấp bội so với việc
áp dụng thủ đoạn vắt kiệt sức lao động của công nhân và đẩy họ vào một cuộc
sống thảm hại hoàn toàn không xứng đáng với phẩm giá con người.
Tuy nhiên, dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, khi việc chạy theo lợi nhuận tối
đa của giai cấp tư sản dựa trên sự bóc lột ngày càng tinh vi giá trị thặng dư do lao
động của người công nhân làm ra vẫn còn là một xu thế tất yếu cho sự tồn tại và
phát triển của chế độ đó, thì người công nhân chưa thể hoàn toàn làm chủ đời sổng
vật chất và đời sống tinh thần của mình được.
Bằng việc nghiên cứu sự chuyển biến về đời sống mọi mặt của giai cấp
công nhân dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặt trong mối quan hệ gắn bó hữu cơ với
hàng loạt sự kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội khác, các
(t)

Sau cuộc đấu tranh thắng lợi của giai cấp công nhân Mỹ vào cuối thế kỷ XIX, ngày làm việc cùa công nhân trên
thế giới nói chung được rút xuống 8 giờ.

'6. Xem c. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, tập 22. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995, tr. 393-403 nhà sáng

lập chủ nghĩa xã hội khoa học đã đi đển nhận định cho rằng: Do quy luật vận
động nội tại của mình, chủ nghĩa tư bản tất yếu sẽ tạo ra trong tiến trình
phát triển của nó những tiền đề cần thiết - cả tiền đề vật chất kỹ thuật thể hiện
ở nền sản xuất đại công nghiệp dựa trên những thành tịm khoa học tiên tiến
y à tiền đề xã hội mà lực lượng chủ yếu là giai cấp công nhân có trình độ họe
vấn và kỹ năng nghề nghiệp ngày càng cao - bảo đảm cho sự thay thế chế độ
tư bản bằng một chế độ xã hội tiến bộ và công bằng hơn, mà cảc ông gọi đó là
ehù nghĩa xã hội, giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản văn minh.
.17


Theo c. Mác và Phẽ Ăngghen, dưới chủ nghĩa xã hội, chế độ sở hữu tư nhân
tư bản chủ nghĩa về những tư liệu sản xuất chủ yếu sẽ được thay thế bằng chế độ
sở hữu xã hội. Và trong điềú kiện như,thể, hoạt động lao động sản xuất của người
công nhân không còn là một đối tượng để bị bóc lột nữa mà trở thành một phương
tiện thúc đẩy sự gia tăng của nền sản xuất xã hội, "bảo đảm cho mọi thành viên
trong xã hội không những một đời sống hoàn toàn đầy đủ về vật chất... mà

GÒn

đảm bảo cho họ phát triển và vận dụng một cách hoàn toàn tự do và đầy đủ những
năng khiếu thể lực và trí lực của họ nữa"17.
Nói cách khác, chĩ đến khi nào chử nghĩa xã hội được xây dựng thành
cõng, tức là khi chế độ người áp bức bóc lột người bị hoàn toàn xóa bỏ, thì người
công nhân mới thật sự trở thành chủ thể tự do trong quá trình sảng tạo ra đời
sổng văn hóa của chỉnh bản thân họ.
-


NHỮNG LUẬN ĐIỂM CỦA V,I. LÊNIN VỀ NHIỆM vụ CÙA

CHÍNH QUYỀN XÔ-VIẾT TRONG VIỆC NÂNG CAO ĐỜI SỐNG VẰN HÓA
CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN NGA SAU CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI
Sau Cách mạng tháng Mười năm 1917, V ễI. Lênin đã có điều kiện thực tế
để vận dụng nhiều luận điểm Cơ bản của

c.

Mác và Ph.Ãngghen về phát triển

văn hóa và chăm lo đời sống văn hóa của giai cấp công nhân ừong những năm
đàu xây dựng chủ nghĩạ xã hội ở Nga. Qua đó, V.I ẳ Lênin đã tiếp tục làm rõ, phát
triển và bổ sung cho lý luận của các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học về
vấn đề đang được bàn tới nhiều kết luận mới rút ra từ thực tiễn sinh động.
Đáng chú ý là những luận điểm quan trọng sau:
Thứ nhất, chỉ khỉ nào giai cấp công nhân đạt tới một trình độ văn hóa đủ để
tiếp thu và làm chủ những kỹ thuật tiên tìển, tạo ra năng suất lao động cao hơn so
với chủ nghĩa tuằ bản, thì sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội cua họ mui cỏ thể
xem là thẳng lợỉ hoàn toàn.
Từ sáng kiến tổ chức Ngày thứ bảy cộng sản lao động tình nguyện của
công-nhân tuyến đường sắt Mảtxcơva - Cadan (tháng 5-1919), VỊ. Lênin đã khái
quát và nâng lên thành một luận điểm có ý nghĩa chỉ đạo hành động thực tiễn hết
sức sâu sắc là: "Xét đến cùng, thì nâng suất lao động là cái quan trọng nhất, chủ

18


yếu nhất cho thắng lợi của chế độ xã hội .mới"' lsề Theo Người, chủ nghĩa tư bản
đã tạo ra một nặng suất lao động chưa từng thấy dưới chế độ nông nô. Chủ nghĩa

tư bản có thể bị thay thế và sẽ bị thay thế bằng một chế độ tiến bộ và công bằng
hơn nếu chủ nghĩa xã hội tạo ra được một năng suất lao động cao hơn nhiều.
Nhưng đây là một sự nghiệp rất khó khăn và rất iâu dài. Sự nghiệp đó chỉ có thể
hoàn thành khi có hai điều kiện chủ yếu: Một là, nhũng người cồng nhân bình
thường tỏ ra quan tâm đến việc nâng cao năng suất lao động, giữ gìn từng pút lúa
mi, than đá, sắt và các sản phẩm khác không những chỉ vì lợi ích của bản thân họ
mà còn vì lợi ,ích của toàn xã hội. Hai là, trong hoàn cảnh cụ thể
của nước Nga - một nước vốn có chủ nghĩa tư bản phát triển ở mức trung
t■■-

'7. c. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, tập 19, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995, tr. 329


bình, trình độ văn hóa, khoa học, kỹ thuật của đa sổ lực lượng lao động xã
hội còn thấp kém so với các nước tư bản phát trien khác -, thì giai cập cống nhân
phải được đào tạo và tự đào tạo để có khả năng "nắm lấy toàn bộ kinh nghiệm
của chủ nghĩa tư bản có văn hóa, có kỹ thuật và tiên tiến" 12. Không có những điều
kiện tối thiểu Gần thiết này, thì chủ nghĩa xã hội rôt cuộc vân chỉ là một nguyện
vọng tốt đẹp mà thôi.
Thứ hai, trong mọi hoàn cảnh, nhất là trong những tình huống khó khăn,
việc chăm lo đáp ứng những nhu cầu thiết yếu về đời sổng vật chất của giai cấp
cộng nhân phải được xem là tiền đề cơ bản,' bảo đấm chó việc cải thiện đờỉ sổng
tinh thần của chỉnh họ.
Vào những nam 20 của thế kỷ trước, nền kinh tế của nước Nga vốn đã yếu
kém từ lâu, lại bị cuộc chiến tranh 'để quổc-chủ nghĩa kéo dài 4 năm (1914-1917)
và cuộc nội chiến kéo dài 3 nãm (1918-1920) tàn phá nặng nề. Đời sống của các
tầng lớp nhân dân lao động Nga, nhất là đời sống của giai cấp công nhân, lâm vào
tình cảnh đói rét và khổ cực chưa từng thấy. Trước tình hình đó, V I. Lênin, vơi tư
cách là người đứng đầu chính quyền Xô viết, đã quyết định: Phải kịp thời áp dụng
một số biện pháp cấp bách - kể cả giảm bớt những khoản chi tiêu của bộ máy nhà

nước, thậm chí lấy ra một phần từ kho dự trữ vàng quốc gia - để "mua các vật
phẩm tiêu dùng... nhằm cảĩ thiện đời sống của công nhân" 13. Không giải quyết
được những nhũ cầu cơ bản về ăn, mặc,.'ở ếẾ.. trong đời sống hàng ngày của quần
chúng công nhân thì sự sa sút cả về thể lực, trí lực và đạo đức của họ là khó tránh
khỏi. Rõ ràng, trong vấn đề này, quan điểm của v.l. Lêniĩi là hoàn toàn trùng khớp
với quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa duy vật lịch sử. Theo đó, đời sống
vật chất và đời sống tinh thần của con người nói chung và của giai cấp công nhân
nói riêng là hai mặt có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau.
Thứ ba, giải pháp cỏ ỷ nghĩa then chốt trong việc nâng cao trình độ vãn
hỏa chó giai cấp công nhân là phảt triển toàn diện nền giảo dục quốc dân theo
hướng kết hợp hài hòa, cân đổi giữa mở rộng giáo dục phổ thông với đẩy mạnh
giáo dục kỹ thuật tong hợps
Từ cuối năm 1920, khi Kế hoạch điện khỉ hóa nước Nga (GOELRO) được
chính quyền Xô viết thông qua, V.I. Lênin đã nhiều lần nêu bật tầm quan trọng
12.
V.I. Lênin: Toàn tập, tập 40. Nxb Tiến bộ, Mátxcơva 1978, tr. 250
13.V.l. Lênin: Toàn iập, tập 43. Nxb Tiến bộ, Mátxcơva 1978, tr. 102 V.I. Lẽnin:
Toàn tập, tập 45 . Nxb Tiến bộ, Mátxcơva 1978, tr. 247

20


i
đặc biệt của việc phát triển toàn diện nền giảo dục quốc dân nhằm đào tậo ra một
nguồn nhần lực có đủ khả năng hoàn thành thắng lợi kế hoạch nói trên. Người
cho rằng, nền giáo dục đó phải đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ có mối quan hệ
mật thiết với nhau: Một mặt, phải phát triển rộng rãi hệ thống các trường phổ
thông để nâng cao trình độ văn hóa V cho đông đảo quần chúng nhân dân lao
động, mà từ đấy nhiều người sẽ đi vào giai cấp công nhân. Mặt khác, phải khẩn
trương xây dựng mạng lưới các trường chuyên nghiệp, "thực hiện ngay lập tức

một số những bước đi tới giáo dục kỹ thuật tổng hợp", dựa trên cơ sở "một trình
độ văn hóa chụng rộng"21 để đào tạo đội ngũ cán bộ và công nhân kỹ thuật vừa
có học vấn cao, vừa có chuyên môn giỏi ẽ
Thử tư, trong thời kỳ thực hiện chính sách kinh tế mới, thì việc nâng cao
trình độ văn hỏa cho quần chủng nhân dân lao động mà nòng cốt là công nhãn
càng phải được đặt thành một nhiệm vụ cổ tầm quan trọng chiến lược.
Nhìn lại, ngay sau Cách mạng tháng Mười và trong điều kiện nội chiến
bùng nổ, Đảng Cộng sản (Bônsêvích) Nga do V.I. Lênin đứng đầu đã chủ trương
trực tiếp dùng pháp lệnh của Nhà nước vô sản để tước đoạt triệt để giai cấp tư
sản, xóa bỏ buôn bận, tổ chức sản xuất và phân phối sản phẩm theo một kế hoạch
tập trung thống nhất trên quy mô cả nước...
Nhưng chỉ sau mấy năm thể nghiệm, V.I. Lênin đã dũng cảm thừa nhận đó là
những chính sách sai lầm.
Phân tích những sai lầm đã qua, V.I. Lênin đi tới kết luận cho rằng:
Trong một nước tiểu nông, nơi trình độ văn hóa, khoa học, kỹ thuật của đại đa số dân cư còn
thấp kém, thì không thể quá độ trực tiếp lên chủ nghĩa xã * hội được. Trái lại, phải áp dụng
các biện pháp từ từ, từng bước, thận trọng
"bắc những chiếc cầu nhỏ vững chắc, đi xuyên qua chủ nghĩa tư bản nhà nước,
tiến lên chủ nghĩa xã hội"22. Đó chính là luận điểm cơ bản định hướng cho việc
chuyển sang thực hiện, chính sách kinh té mới (NEP) từ mùá xuân 1921.
Những nội dung chủ yếu cửa NEP là áp dụng nền kinh tế nhiều thành
phần, từng bước xây dựng một nền thươrig nghiệp văn minh, thu hút vốn ,
22
với kỹ thuật tiên
của tưToàn
bảntập,
nước
ngoài...
nhằm
không 1978, ừ. 159

. tiến
V.I. Lênin:
tập 44.
Nxb Tiến
bộ, Mátxcơva

21

đầu tư cùng


ngừng phát triển lực lượng sản xuất lên.
Để biến những nội dung đỏ thảnh hiện thực, trước hết V.I. Lênin kêu gọi
mọi cán bộ, đảng viên phải chống thói "kiêu ngạo cộng sản", phải học buôn
bán, phải học tập các chuyên gia tư sản am hiểu các lĩnh vực khoa học, kỹ
thuật...
Trong khi không hề xem nhẹ những nhiệm vụ cụ thể vừa nêu, V.I, Lênin
đặc biệt đề cao một nhiệm vụ có tầm quan trọng chiến lược là phải bằng mọi
cách phát triển nền giáo dục quốc dân, đẩy mạnh "công tác hòa bình tổ chức
văn hỏa" nhằm đào tạo, bồi dưỡng, khơi dậy và nhân lên tiềm năng sáng tạo vô
tận của giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân lạo động khác hướng tới
mục đích cao đẹp là xây dựng thành công chủ nghĩa ?

xẵ hội ở nước Nga.

Theo Người, chính quyền Xô viết phải dành ra cả một
thời kỳ lịch sử khoảng 10 - 20 năm để "phát triển văn hóa của toàn thể

2I


. V.I. Lênin: Toàn tập, tập 42. Nxb Tiến bộ, Mátxcơva 1979, ừ. 283-284
22


nhân dân"2\ mà trong đó công nhân là lực lượng sản xuất hàng đầu. Người chỉ rõ: "Nếu
không trải qua thời kỳ lịch sử ẩy, không làm cho mọi người có trình độ học vấn phổ
thông, không có một trình độ hiểu biết đầy đủ công việc không giáo dục đầy đủ çho dân
cư biết dùng sách báo... - không có tất cả những điều đó thì chúng ta sẽ không thể đạt tới
mục đích"2^
-

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA VÀ VỀ NHIỆM VỤ CHĂM

LO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN TRONG TIẾN
TRÌNH CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nắm lấy tinh thần cốt lõi trong các luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin
về văn hóa, đồng thời tham khảo và tiếp thu có chọn lọc những thành tựu cỏ liên quan
trong kho tàng trí tuệ cúa nhân loại, Hồ Chí ' Minh đã đưa ra một cách tiếp cận khá toàn
diện về khái niệm văn hóa theo ' nghĩa rộng. Người viết: " Vì lẽ sình tồn cũng như mục
đích của cuộc sống, loài người mới sảng tạo ra tiếng nói, chữ viết, đạo đức, pháp luật,
khoa học, tôn giảo, vãn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc,
ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó là văn hóa.
Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức siñh
„I..... iirr«nni«M^wt*ạ»ễi ■ I

^ ---------------------- ^____________________________________________________

hoạt cùng với biêu hiện của nỏ mà loài người đã sản sinh ra nhăm thích
-


.. -

I I I---- Il

Ir -

_|L ....-

ủng những nhu cầu đời sổng và đòi hỏi của sự sinh tồn" 14
Người còn chỉ ra 5 điểm lớn trong việc xây dựng nền văn hóa dân tộc. Đó là xây
dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường; xây dựng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi
cho quần chúng; xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dân
trong xã hội; xây dựng chính trị: đân quyền; xây dựng kinh tế.
Rõ ràng, so với hảng trăm định nghĩa khác về văn hóa ỉần lượt được nhiều nhà
khoa học đề ra, kể từ định nghĩa đầu tiên của Edward Bễ Tylor
nãm 1871 đến nay, quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hóa bao hàm những nội dung quan
trọng sau:
Văn hóa là những sáng tạo và phát minh của con người, thuộc về con người và vì mục
đích nấng cao đời sống vật chất và tinh thần của chinh con người.
Những sáng tạo và phát minh đó thể hiện sự thích ứng một cách có ý thức của con
14.Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 3. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995, tr. 431


người trong quan hệ với tự nhiên và xã hội để tồn tại và phát triển,
Các yếu tổ cấu thành văn hóa là rất phong phú, phản ánh những nhu cầu đa dạng của
đời sống con người trong xã hội, chứ không chỉ là văn học, nghệ thuật.
Ván hóa không đứng ngoài mà ở bên trong và có nhiệm vụ xây đựng tâm lý, luân lý,
xã hội, chính trị, kinh tế, trong đó xây dựng tâm lý, luân lý - thực chất là xây dựng nhân cách
văn hóa của con người - được đặt lên hàng đầu.
00 nhận thức rõ văn hóa là toàn bộ những sáng tạo và phát minh của con người ra các


giá trị vật chất và tinh thần nhằm "thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh
tồn", nên trong suốt quá trình đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội,
giải phóng con người ở nước ta, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh bao giờ cũng xem việc
nâng cao đởi sống văn hỏa cho toàn thể nhân dân nói chung và giai cấp công nhân nói riêng
là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của tiến trình cách mạng Việt Nam. Và nhiệm vụ này
lại được Người cụ thể hóa cho phù hợp với yễu cầu và điều kiện của từng giại đoạn khác
nhau:
Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám 1945
Ngay sau khi từ chủ nghĩa yêu nước đi đêrt gặp gỡ yà giác ngộ chủ nghĩa Mác - Lênin,
Nguyễn Ái Quốc đã viết nhiều tác phẩm quan trọng, kịch liệt lên án chính sách áp bức bóc lột
tàn nhẫn gắn liền với chính sách ngu dân triệt để và chỉnh sách đầu độc văn hóa nham hiểm
của bọn thực dân đế quốc đối với toàn thể đồng bào ta, trong đó giai cấp công nhân là đối
tượng bị áp bức, bóc lột và đầu độc thảm khốc nhất. Trong những điều kiện như thế, theo
Người, tình cảnh của giai cấp công nhân ta "quá ư khốn khổ, khốn khổ đến mức mà ở châu
Ầu người ta không thể tưởng tượng được"15.
Để thức tỉnh, đoàn kết và tổ chức công nhân đứng lên đấu tranh cho những quyền lợi
sống còn của mình, ừong tác phẩm Đường cách mệnh (1927), Nguyễn Ái Quốc đã giải thích
cho công nhân thấy rõ sự cần thiết phải tập hợp nhau lại thành công hội. Theo Người, công
hội có nhiệm vụ bày vẽ cho công nhân những điều hay lẽ phải; bàn bạc với công nhân về
cách đấu tranh với tư bản thực dân đế quốc, đòi tăng tiền lương, giảm giờ làm; sửa sang cách
sinh hoạt của công nhân cho khá hơn; động viên công nhân tham gia cách mạng, xóa bỏ chế
độ cũ, xây dựng xã hội mới, làm cho ai cũng được bình đẳng tự do 16. Người đặc biệt nhắc
152Ế. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 2. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995, tr.l 14
16Xem Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 2. Sđd, ừ. 302

24


nhở công hội phải hết sức chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của công nhân, bằng

cách huy động mọi người góp công góp của để: "Lập trường học cho công nhân; lập trường
cho con cháu công nhân; lập nơi xem sách báo; lập nhà thương cho công nhân; lập nhà ngủ,
nhà tắm, nhà hát; mở hiệp tác xã..."17.
về sau, trong Chương trình Việt Minh (1941), bên cạnh các chính sách lớn về chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội, ngoại giao..., lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc còn đề ra 10 chính sách cụ thể
nhằm tập hợp, đoàn kết rộng rãi tất cả mọi người Việt Nam yêu nước, tập trung mũi nhọn
đấu tranh đánh đổ ách thống trị của bọn đế quốc và phản động tay sai, giành lại độc lập cho
Tô quôc, tự do, dân chủ cho nhân dân. Riêng đối với giai cấp công nhân,
Chương trình Việt Minh đã nếu lên một loạt chủ trương hướng tới giải quyết những nhu cầu
vừa cơ bản vừa cấp bách trong đời sổng vật chất và tinh thần của họ như: "Ngày làm 8 giờ.
Định tiền lương tối thiểu. Công việc làm như nhau nhận tiền lương ngang nhau. Cứu tế thất
nghiệp, cấm đánh đập, chửi mắng. Thủ tiêu các giấy giao kèo nô lệ, lập các giấy giao kèo
chung của chủ và thợ. Côĩig nhân già có lương hưu trí" 18.
Giai đoạn khảng chỉển chổng Pháp
Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, ở các vùng tự do, Đảng và Chính phủ ta do Chủ
tịch Hồ Chí Minh đứng đậu đã chủ trương thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần. Theo
Người, tại các xí nghiệp quốc doanh thì "xưởng trưởng, công trình sư và công nhân đều có
quyền tham giá quản lý, đều là chủ nhân" 19. Vì vậy;"mọi người đều phải chăm lo đến việc cải
thiện đời sống vật chất và tinh thần của chính mình. Còn tại các xí nghiệp của tư bản tư nhân,
thì phải thực hiện khẩu hiệu: "chủ và thợ đều có lợi". Trong táe phẩm Đời sống mới (1947),
Hồ Chí Minh đã sớm chỉ rõ: Từ trước đến nay, ehủ bao giờ cũng muốn lời nhiều, mà trả công
ít. Thợ thì muốn làm việc ít mà được trả tiền công nhiều. Vì thế mà sinh mâu thuẫn, không cỏ
lợi cho cả hai bên. Giờ đây, nếu làm theo "đời sống mới" thì cỏ lợi cho cả chủ lẫn thợ. Người
cho rằng: "Chủ muốn được việc, thỉ đối vớỉ lương bổng, nhả ở, vệ sinh và cách đối đãi công
nhân, phải rộng rãi tử tế. Lại nên có những lớp học cho thợ và GOĨ 1 thợ. Thợ học cho tinh
xảo hơn. Con thợ học sẽ dễ thế cho những ngượỉ thợ già về hưu. Cũng nên mở hợp tảc xã cho
công nhân mua các thử cần dùng được rẻ hơn. Phí tổn làm những việc đó, không mất đi đâu.
Thợ vui vẻ làm việc thì chủ sẽ lợi gấp 5 gấp 10 số phí tổn đó. Một khi chủ đã cư xử như thế,
17.Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 2. Sđd, tr. 307
18.Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 3. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995, tr. 585

19.Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 7. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996, tr. 221

25


×