Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

Thực trạng mối liên kết “bốn nhà” trong sản xuất và tiêu thụ lúa chất lượng cao ở xã hòa chính, huyện chương mỹ, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 117 trang )

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong sản xuất nông nghiệp, sản xuất lúa đóng vai trò ngày một quan trọng.
Nhờ sản xuất lúa mà chúng ta từ một nước thiếu ăn triền miên tới đảm bảo an ninh
lương thực, trở thành nước xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới. Tuy vậy, gạo của chúng ta
chất lượng còn thấp, khả năng cạnh tranh trên thị trường chưa cao. Chính vì vậy,
Thủ tướng chính phủ ra quyết định: 122/2003/NĐ-TTg về xây dựng các mô hình
ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ tiên tiến phù hợp vào các khâu sản
xuất, chế biến, bảo quản tại các địa bàn nông thôn nhằm nâng cao năng suất, chất
lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá. Và mới đây nghị quyết
TW 7 nêu rõ “tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp, đội ngũ trí thức với
nông dân trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi” trên tinh thần đó thúc đẩy, tăng cường
phát triển kinh tế nông nghiệp một cách hiệu quả, nâng cao đời sống nông dân. Do
dó, nhiều chủ trương chính sách được đưa ra đáng chú ý nhất là quyết định số
80/2002/QĐ-TTg, ngày 24 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng chính phủ ban hành về
việc khuyến khích các doanh nghiệp và người sản xuất ký kết hợp đồng tiêu thụ nông
sản với sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua các chính sách ưu đãi và sự tham gia của
nhà khoa học trong nghiên cứu chuyển giao công nghệ (còn được gọi là chủ trương
liên kết bốn nhà: Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và nhà nông).
Sau hơn 7 năm thực hiện Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002
của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa
thông qua hợp đồng. Nó đã tạo ra nhận thức cho cả doanh nghiệp và người sản xuất
về mối quan hệ có tính ràng buộc và trách nhiệm lẫn nhau trong sản xuất và tiêu thụ
nông sản. Liên kết sản xuất theo hợp đồng làm nâng cao vai trò của hợp tác xã nông
nghiệp và các tổ kinh tế hợp tác ở nông thôn như là một trung gian giữa doanh
nghiệp và người sản xuất. Các hộ nông dân làm quen dần với tư duy sản xuất sản
phẩm thị trường cần, thay vì sản xuất cái ta có và tạo cho họ niềm tin về người bạn
đồng hành, tạo cho doanh nghiệp yên tâm trong việc thu mua sản phẩm hàng hóa

1



của nông dân.
Song trên thực tế, mối liên kết này còn chưa đồng bộ hay chưa có mối liên
kết thực sự giữa các “nhà”, Nhà nước chưa giữ vai trò “nhạc trưởng”, doanh nghiệp
mạnh ai nấy làm, nhiều nơi nông dân hiện đang còn bơ vơ chịu cảnh mua phải các
giống lúa kém chất lượng, thiếu kiến thức về tiến bộ khoa học kỹ thuật, thiếu vốn
sản xuất, lúa không có nơi tiêu thụ…
Hòa Chính là một xã thuần nông nhiều năm liền là lá cờ đầu của huyện
Chương Mỹ - Hà Nội. Hòa Chính cũng được đánh giá cao với nhiều ưu thế để sản
xuất lúa hàng hóa. Đó là điều kiện thổ nhưỡng khá thuận lợi cho cây lúa phát triển,
bà con nông dân cần cù lao động, làm việc có trách nhiệm, tuân thủ đúng quy trình
kỹ thuật. Vậy thực trạng mối liên kết này như thế nào? Tình hình sản xuất lúa chất
lượng cao ở địa phương ra sao? Những giải pháp gì để tăng cường mối liên kết 4
nhà ở địa phương?
Xuất phát từ thực tế đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng
mối liên kết “bốn nhà” trong sản xuất và tiêu thụ lúa chất lượng cao ở xã Hòa
Chính, huyện Chương Mỹ, Hà Nội”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng mối liên kết 4 nhà trong sản xuất và tiêu thụ lúa chất
lượng cao trên địa bàn xã Hòa Chính – Huyện Chương Mỹ - Hà Nội, từ đó đưa ra
đề xuất giải pháp nhằm tăng cường mối liên kết này.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
 Hệ thống hóa cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về liên kết bốn nhà trong sản
xuất và tiêu thụ lúa chất lượng cao.
 Phân tích và đánh giá thực trạng mối liên kết 4 nhà trong sản xuất và tiêu thụ
lúa chất lượng cao trên địa bàn xã Hóa Chính – Huyện Chương Mỹ - Hà Nội.
 Phân tích nhân tố ảnh hưởng tới mối liên kết bốn nhà trong sản xuất và tiêu
thụ lúa chất lượng cao ở địa phương.
 Đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường mối liên kết 4 nhà trong sản xuất và


2


tiêu thụ lúa chất lượng cao trên địa bàn xã Hòa Chính - Huyện Chương Mỹ - Hà Nội.
1.3 Đối tượng & phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu mối liên kết giữa nhà nông, nhà khoa học, doanh nghiệp, Nhà
nước trong sản xuất, tiêu thụ lúa chất lượng cao tại xã Hòa Chính - Huyện Chương
Mỹ - Hà Nội. Ngoài ra, chúng tôi còn tìm hiểu đối tượng nhà nông không tham gia
liên kết để tìm hiểu lý do không tham gia liên kết của đối tượng này nhằm đưa ra
các giải pháp giúp họ liên kết một cách hiệu quả.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Phạm vi về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu mối liên kết giữa 4 nhà: Nhà nông, nhà khoa học,
doanh nghiệp, Nhà nước trong sản xuất và tiêu thụ lúa chất lượng cao ở địa phương,
và từ đó đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường mối liên kết tại địa phương.
1.3.2.2 Phạm vi về không gian
Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn xã Hòa Chính, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.
1.3.2.3 Phạm vi về thời gian
 Thời gian số liệu thu thập:
+ Thu thập số liệu thứ cấp: Các số liệu sử dụng trong đề tài lấy trong 3 năm
2007 – 2009.
+ Thu thập số liệu sơ cấp: Các số liệu sơ cấp được thu thập chủ yếu trong năm
2009.
 Thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài: Đề tài được tiến hành từ 23/1/2010 tới
26/05/2010.

3



PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1 Lí luận về liên kết
2.1.1.1 Khái niệm cơ bản
Theo từ điển ngôn ngữ học (1992) thì liên kết là kết lại với nhau từ nhiều
thành phần hoặc tổ chức riêng rẽ.
Theo Từ điển Kinh tế học hiện đại (David.W.Pearce) thì “liên kết kinh tế chỉ
tình huống khi mà các khu vực khác nhau của nền kinh tế thường là khu vực công
nghiệp và nông nghiệp hoạt động phối hợp với nhau một cách có hiệu quả và phụ
thuộc lẫn nhau, là một yếu tố của quá trình phát triển. Điều kiện này thường đi kèm
sự tăng trưởng bền vững.”
Liên kết kinh tế là hình thức hợp tác và phối hợp thường xuyên các hoạt động
do các đơn vị tự nguyện tiến hành để cùng đề ra và thực hiện các chủ trương, biện
pháp có liên quan đến công việc sản xuất, kinh doanh của các bên tham gia nhằm
thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển theo hướng có lợi nhất. Được thực hiện trên
nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng cùng có lợi thông qua hợp đồng kinh tế kí kết giữa
các bên tham gia và trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước. Mục tiêu là tạo ra mối
quan hệ kinh tế ổn định thông qua các hợp đồng kinh tế hoặc các quy chế hoạt động
để tiến hành phân công sản xuất chuyên môn hóa và hiệp tác hóa, nhằm khai thác tốt
tiềm năng của từng đơn vị tham gia liên kết hoặc cùng nhau tạo ra thị trường chung,
phân định hạn mức sản lượng cho từng đơn vị thành viên, giá cả cho từng loại sản
phẩm nhằm bảo vệ lợi ích của nhau. Liên kết kinh tế có nhiều hình thức và qui mô tổ
chức khác nhau, tương ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh của các đơn vị thành viên
tham gia liên kết. Những hình thức liên kết phổ biến là hiệp hội sản xuất và tiêu thụ,
nhóm sản xuất, nhóm vệ tinh, hội đồng sản xuất và tiêu thụ theo ngành hoặc theo vùng,
liên đoàn xuất nhập khẩu…các đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân đầy đủ, không
phân biệt hình thức sở hữu, quan hệ trực thuộc về mặt quản lý Nhà nước, ngành kinh tế
– kỹ thuật hay lãnh thổ. Trong khi tham gia liên kết kinh tế, không một đơn vị nào mất


4


quyền tự chủ của mình, cũng như không được miễn giảm bất cứ nghĩa vụ nào đối với
Nhà nước theo pháp luật hay nghĩa vụ hợp đồng đã kí với các đơn vị khác.
Như vậy, liên kết kinh tế là sự kết hợp của hai hay nhiều bên, không kể quy
mô hay loại hình sở hữu. Mục tiêu của liên kết kinh tế là các bên tìm cách bù đắp sự
thiếu hụt của mình, từ sự phối hợp hoạt động với các đối tác nhằm đem lại lợi ích
cho các bên.
2.1.1.2 Nội dung liên kết
Liên kết trong chuyển giao tiến bộ kỹ thuật: Đây là hình thức liên kết giữa
nhà khoa học (trường, viện, công ty) đối với hộ nông dân. Thông qua liên kết nhà
khoa học sẽ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người nông dân nhằm nâng cao năng
suất, chất lượng, giảm chi phí sản xuất, tăng giá bán và tăng sức cạnh tranh của
hàng hoá. Mối liên kết này sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho cả nhà khoa học và cả
người nông dân. Song để lợi ích đạt được cao nhất thì cũng rất cần sự hỗ trợ của
Nhà nước trong việc triển khai các chương trình dự án, mô hình ứng dụng tiến bộ
kỹ thuật tới người nông dân. Ví dụ như: Mối liên kết giữa các nhà khoa học của chi
cục trồng trọt và bảo vệ thực vật Trà Vinh với người nông dân Thạch Phú, Cầu Kè,
Trà Vinh trong chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về trồng lúa chất lượng cao tại nơi đây.
Theo đó, các nhà khoa học sẽ đảm nhiệm khâu hỗ trợ chuyển giao tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào sản xuất từ: Chọn giống, lịch thời vụ, kỹ thuật sạ hàng, bón phân đúng
kỹ thuật,… cho người nông dân giúp nâng cao chất lượng lúa gạo.
Liên kết trong tiêu thụ sản phẩm: Mối liên kết được thực hiện giữa doanh
nghiệp chế biến nông sản với nông dân có thể trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua
thương lái, HTX, trạm trung chuyển… Mục đích của mối liên kết doanh nghiệp với
nông dân nhằm đảm bảo chủ động nguồn nguyên liệu và yên tâm đầu ra của sản
phẩm nông nghiệp. Khi ký kết hợp hợp đồng bao tiêu nông sản không chỉ giúp nông
dân an tâm sản xuất, mà còn nâng cao nhận thức cho người nông dân xóa bỏ dần, lối
sản xuất tự cung, tự cấp, lạc hậu, nhỏ lẻ, manh mún….

Liên kết trong cung ứng đầu vào: Liên kết trong mua bán nguyên liệu đầu vào
cho quá trình sản xuất kinh doanh phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc thú y, thức ăn.

5


Người nông dân có lao động, vốn,… Trong quá trình sản xuất cần những nguyên liệu
đầu vào khác như giống, phân bón, thức ăn, thuốc thú y… Mối liên kết này thường
được tiến hành giữa người nông dân với các công ty chế biến, doanh nghiệp đầu vào,
nhà khoa học, đại lý, các trạm thu mua sản phẩm. Khi tham gia liên kết này người
cung cấp nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất nông nghiệp có thể thu tiền
ngay, hoặc trả ngay sau khi thu hoạch bằng cách trừ vào tiền bán sản phẩm cho họ.
Hộ nông dân mua đầu vào phải có trách nhiệm hoàn trả theo thỏa thuận từ trước.
2.1.1.3 Vai trò của liên kết
Liên kết là hình thức hợp tác đảm bảo đem lại lợi ích chắc chắn cho các bên
liên quan. Liên kết giữa hộ nông dân với nhà khoa học giúp cho sản phẩm nông
nghiệp có chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường, bảo đảm sức khoẻ cho
người tiêu dùng, giảm chí phí sản xuất, tăng giá bán của hàng hóa nông sản. Liên
kết kinh tế giữa các doanh nghiệp chế biến và hộ nông dân cho phép xoá bỏ độc
quyền đối với các doanh nghiệp trong việc ép cấp, ép giá khi mua sản phẩm của
người nông dân. Khác với mọi liên kết lỏng lẻo trước đây liên kết kinh tế thông qua
hợp đồng loại bỏ vai trò của các tầng lớp mua bán trung gian nên trực tiếp bảo vệ
được người sản xuất, nhất là người nghèo khi bán sản phẩm. Mặt khác, thực hiện liên
kết thông qua hợp đồng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến có nguồn cung
cấp nguyên liệu ổn định để phấn đấu giảm giá thành sản phẩm, nâng cao được khả
năng cạnh tranh đối với sản phẩm của mình trên thị trường trong nước và quốc tế.
Thực hiện liên kết thông qua hợp đồng giúp cho các cơ sở chế biến, xuất
khẩu có điều kiện để mở rộng quy mô hoạt động do có sự đảm bảo ổn định về số
lượng, chất lượng và tiến độ của nguyên liệu nông sản cung cấp cho sản xuất.
Việc tăng khả năng tiếp cận các công nghệ, kỹ thuật mới còn giúp người

nông dân giải phóng sức lao động, cho phép giảm giá thành và tăng khả năng cạnh
tranh của hàng nông sản. Đây là hướng tích cực và có nhiều triển vọng cho hàng
triệu hộ nông dân sản xuất nhỏ chưa có điều kiện để tích luỹ đất đai, có điều kiện áp
dụng công nghệ mới trong sản xuất, đồng thời cũng là chìa khoá mở lối thoát cho
thị trường nông lâm sản Việt Nam.

6


Việc chuyển tổ chức sản xuất từ liên kết ngang (người sản xuất/người thu
gom/người chế biến/người kinh doanh xuất khẩu...) sang hình thức liên kết dọc theo
ngành hàng (sản xuất – chế biến – tiêu thụ), đã đem lại tác dụng to lớn sau:
+ Chuyển một phần lợi nhuận của người mua bán trung gian hoặc công ty
kinh doanh sang cho người sản xuất trực tiếp đầu tư phát triển vùng nguyên liệu.
+ Thông qua hợp đồng sẽ tập trung được nhiều hộ sản xuất tiểu nông nhỏ lẻ
thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung với chất lượng đồng đều và ổn định.
+ Chia sẻ một phần rủi ro trong sản xuất nông nghiệp sang các cơ sở chế
biến, tiêu thụ tham gia gánh chịu, người sản xuất nông nghiệp chỉ còn chịu rủi ro
trong khâu sản xuất nguyên liệu, hạn chế tối đa rủi ro trong thị trường giá cả.
+ Nối kết thông tin hai chiều giữa thị trường tiêu dùng với người sản xuất,
nhờ đó sản phẩm đáp ứng đúng yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn
thực phẩm do thị trường đòi hỏi, trên cơ sở đó tăng cường khả năng cạnh tranh và
nâng cao được giá trị sản phẩm.
+ Gắn kết được công nghiệp chế biến và hoạt động kinh doanh dịch vụ với
địa bàn kinh tế nông thôn, góp phần quan trọng chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông
nghiệp nông thôn theo hướng đa dạng hoá, công nghiệp hoá, thúc đẩy liên kết nông
nghiệp – công nghiệp phát triển.
+ Thông qua liên kết các đơn vị kinh tế, các tổ chức có điều kiện hỗ trợ, giúp
đỡ cho các nhóm hộ, hợp tác xã phát triển, tạo ra những khả năng phát triển năng
lực nội tại của kinh tế hộ, đồng thời tạo lập môi trường kinh tế - xã hội cho kinh tế

nông nghiệp, nông thôn phát triển.
2.1.1.4 Phương thức liên kết
 Liên kết dọc: Đây là phương thức liên kết mà các thành viên khi tham gia
liên kết sẽ làm chủ toàn bộ dây chuyền sản xuất, nó được thực hiện theo trật tự của
các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh như liên kết giữa sản xuất và chế biến
hoặc cả sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay, phương thức liên kết này
phát triển rất mạnh trong hầu hết các sơ sở sản xuất và đã mang lại hiệu quả tốt, ví
dụ: Cơ sở chế biến hạt điều của tỉnh Long An liên kết với nông dân trong sản xuất

7


hạt điều đã giúp cho nông dân tiêu thụ nhanh, không ứ đọng sản phẩm còn cơ sở
chế biến thì có đủ nguyên liệu để hoạt động; Công ty cao su Đắc Lắc liên kết với
nông dân trong vùng để thu mua mủ cao su, giúp nông dân tiêu thụ tốt sản phẩm…
Đặc biệt, hiện nay chuỗi liên kết bốn nhà từ nông dân đến nhà khoa học, kinh
doanh bán lẻ đang được chú trọng, hình thức này đã được thực hiện qua việc kí kết
hợp đồng giữa doanh nghiệp với nông dân và bước đầu đã có tác dụng tốt, các
doanh nghiệp và nông dân đã tìm đến với nhau qua mô hình tiêu thụ nông sản hàng
hóa thông qua hợp đồng. Đặc biệt mới đây có chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về
việc tăng cường chỉ đạo tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng điều này đã thể hiện
sự quan tâm khuyến khích của chính phủ về vấn đề này.
 Liên kết ngang: Là mối liên kết giữa các tác nhân sản xuất như nhau ở cùng
một cấp, cùng một giai đoạn hay cùng một mắt xích của ngành hàng nhằm mục đích
làm chủ thị trường sản phẩm.
Phối hợp dọc như là một quá trình giao dịch thị trường giữa nhà cung cấp và
khách hàng. Phối hợp dọc bao gồm một số hoặc nhiều giao dịch trao đổi các yếu tố
đầu vào, hoặc trao đổi nguyên liệu giữa người sản xuất và người chế biến hoặc giữa
người bán buôn với người bán lẻ hoặc giữa người bán lẻ và người tiêu dùng. Phối
hợp dọc còn được định nghĩa như là một cấu trúc quản trị được tồn tại dưới nhiều

dạng khác nhau.
2.1.1.5 Mục tiêu của liên kết kinh tế
Tạo ra mối quan hệ kinh tế ổn định thông qua các hợp đồng kinh tế hoặc các
quy chế hoạt động của từng tổ chức liên kết để tiến hành phân công sản xuất chuyên
môn hóa và hiệp tác hóa, nhằm khai thác tốt tiềm năng của đơn vị tham gia liên kết,
góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao thu
nhập của các bên liên kết, cũng như tăng thu ngân sách Nhà nước.
Liên kết để cùng nhau tạo ra thị trường chung, phân tích hạn mức cho từng
đơn vị thành viên, giá cả cho từng loại sản phẩm để đảm bảo lợi ích kinh tế của
nhau, tạo cho nhau có khoản lợi nhuận cao nhất.

8


2.1.1.6 Các hình thức liên kết kinh tế
Mỗi ngành hàng gồm nhiều công đoạn được thực hiện bởi những tác nhân
nhất định. Mỗi tác nhân có thể là các pháp nhân độc lập hoặc các bộ phận phụ thuộc
nhau về mặt pháp lý nhưng đều thực hiện và hoàn thành một số chức năng và tạo ra
những sản phẩm nhất định.
Mối liên kết trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các tác nhân
là những pháp nhân độc lập rất đa dạng và bao gồm cả liên kết dọc và liên kết
ngang đan xen nhau.
Theo Eaton and Shepherd (2001) để xác định mức độ liên kết, người ta dựa
theo độ sâu của các thỏa thuận hoặc cấu trúc tổ chức của các thỏa thuận, hợp đồng.
Độ sâu của thỏa thuận, hợp đồng liên quan đến mức độ và tính phức tạp của việc
cung cấp tiếp cận thị trường, cung cấp nguồn lực và công tác tổ chức quản lí sản
xuất - kinh doanh.


sở

A

Phương thức liên kết
- Liên kết theo chiều ngang
- Liên kết theo chiều dọc
Hình thức liên kết
- Hợp đồng ( Có đầu tư, không có đầu tư)
- Thỏa thuận miệng (Có đầu tư, không có đầu tư)


sở
B

Sơ đồ 1.1: Phân loại liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm
Nội dung của liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm bao gồm:
+ Cam kết phải có các điều kiện ưu đãi: Ưu đãi này phải được xây dựng trên
quan hệ cung cầu, hay nói cách khác các bên đều được hưởng lợi từ cam kết.
+ Trách nhiệm của các bên khi thực hiện cam kết: Các bên có trách nhiệm
thực hiện đúng, đủ và nghiêm túc theo cam kết.
Đánh giá mức độ liên kết hay độ sâu của liên kết - mức độ quan hệ chặt chẽ
giữa các tác nhân trong việc tiếp nhận thị trường như cung ứng nguồn lực đầu vào, đầu
ra và đặc biệt là công tác quản lý từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Các mối quan hệ

9


liên kết này được thể hiện thông qua các hình thức với các nội dung cơ bản như sau:
+ Hợp đồng miệng (Thỏa thuận miệng)
Hợp đồng miệng là các thỏa thuận không được thể hiện bằng văn bản giữa
các tác nhân cam kết cùng nhau thực hiện một số hoạt động, công việc nào đó. Hợp

đồng miệng cũng được hai bên thống nhất về số lượng, chất lượng, giá cả, thời hạn
và địa điểm giao nhận hàng. Cơ sở của hợp đồng miệng là niềm tin, độ tín nhiệm,
trách nhiệm cam kết thực hiện giữa các tác nhân tham gia hợp đồng. Hợp đồng
miệng thường được thực hiện giữa các tác nhân có quan hệ thân thiết (họ hàng, bàn
bè, anh em ruột,...) hoặc giữa các tác nhân đã có quá trình hợp tác, liên kết sản xuất
- kinh doanh với nhau mà trong suốt thời gian hợp tác luôn thể hiện được nguồn lực
tài chính, khả năng tổ chức và trách nhiệm giữ chữ tín với các đối tác. Tuy nhiên,
hợp đồng miệng thường chỉ là các thỏa thuận trên nguyên tắc về số lượng, giá cả,
điều kiện giao nhận hàng hóa.
+ Hợp đồng bằng văn bản (Hợp đồng)
Liên kết theo hợp đồng là quan hệ mua bán chính thức được thiết lập giữa
các tác nhân trong việc mua nguyên liệu hoặc bán sản phẩm. Theo Eaton and
Shepherd (2001) hợp đồng là “sự thỏa thuận giữa nông dân và các cơ sở chế biến
hoặc tiêu thụ sản phẩm nông sản về việc tiêu thụ sản phẩm trong tương lai và
thường với giá đặt trước”. Đây là hình thức kinh tế hợp tác trực tiếp, quan hệ giữa
hai bên bị ràng buộc bởi hợp đồng, do đó nó có tính ổn định hơn. Quan hệ hợp tác
trên cơ sở hợp đồng được thực hiện dưới hai hình thức:
- Hợp đồng trên cơ sở cá nhân
Là quan hệ trực tiếp giữa người sản xuất nông nghiệp (nông hộ, trang trại)
với cơ sở chế biến được thực hiện thông qua hợp đồng ký kết với hai bên. Các chủ
thể có trách nhiệm giao nộp sản phẩm đúng thời hạn, địa điểm, số và chất lượng cho
cơ sở chế biến. Ngược lại cơ sở chế biến có trách nhiệm nhận nông sản và tranh
toán hợp đồng cho bên kia. Bên nào vi phạm sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt
hại theo thỏa thuận.
- Hợp đồng trên cơ sở nhóm: Có hai dạng

10


Dạng thứ nhất: Hợp tác thông qua hiệp hội. Hiệp hội là tập hợp các nhà sản

xuất có cùng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của quá trình sản xuất nông nghiệp trên thị
trường. Hiệp hội thay mặt các nhà sản xuất ký hợp đồng chung với cơ sỏ chế biến
về thời gian giao nộp sản phẩm, địa điểm, số và chất lượng, giá cả cũng như phương
thức thanh toán.
Dạng thứ hai: Hợp tác thông qua hợp tác xã dịch vụ. Người sản xuất có quan
hệ gián tiếp với cơ sở chế biến và quan hệ trực tiếp với hợp tác xã dịch vụ. Hợp tác
xã thay mặt người sản xuất đứng ra ký hợp đồng với cơ sở chế biến, trực tiếp thanh
toán, nhận, trả với cơ sở chế biến sau đó thanh toán cho từng cơ sở sản xuất hoặc
từng hộ nông dân.
Đối với mối liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến với nông dân thì
chịu sự tác động của nhiều nhân tố kinh tế, kỹ thuật, chính trị, xã hội khác nhau. Về
mặt kinh tế, nhân tố quy định mạnh mẽ nhất là chế độ kinh tế - xã hội, tức chế độ sở
hữu và cơ chế vận hành nền kinh tế. Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến
với nông dân còn bị chi phối bởi trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Liên kết
kinh tế còn phụ thuộc vào đặc điểm nghành nghề, sản phẩm nguyên liệu cụ thể.
Nhân tố chính trị - xã hội cũng có tác động nhất định đến liên kết kinh tế giữa doanh
nghiệp chế biến nông sản với nông dân.
Xét về hình thức liên kết cụ thể giữa nông dân với doanh nghiệp chế biến có
các mô hình liên kết sau đây:
+ Mua bán thuần túy
+ Bán vật tư mua lại nông sản hàng hóa.
+ Ứng trước vốn, vật tư, hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và mua lại nông sản hàng hóa.
+ Liên kết sản xuất: Hộ nông dân được sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để
góp vốn cổ phần, liên doanh liên kết với doanh nghiệp, hoặc cho doanh nghiệp thuê
đất, sau đó nông dân được sản xuất trên đất đã góp cổ phần, liên doanh, liên kết,
hoặc cho thuê và bán lại nông sản cho doanh nghiệp, tạo sự gắn kết bền vững giữa
nông dân và doanh nghiệp.
+ Nông dân vừa cung ứng nguyên liệu, vừa tham gia cổ phần doanh nghiệp
chế biến.


11


+ Doanh nghiệp chế biến vừa tiêu thụ nguyên liệu, vừa tham gia cổ phần vào
hợp tác xã cổ phần của nông dân.
Liên kết kinh tế là thực hiện một quan hệ xã hội, mà ở đây là quan hệ kinh tế
- kỹ thuật - tài chính giữa hai chủ thể kinh tế độc lập là doanh nghiệp chế biến và
nông dân. Quan hệ đó cần phải được pháp luật điều tiết và bảo vệ thì mới có cơ sở
để thực hiện một cách có hiệu quả, bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên tham
gia liên kết. Vì vậy, quan hệ liên kết đó phải được thực hiện dưới một hình thức
pháp lý nhất định, làm cơ sở để ràng buộc trách nhiệm giữa hai bên liên kết và được
pháp luật bảo vệ.
(Nguồn: gov.vn/sodauthang/nghiencuutraodoi/2008, KTQL, số tháng 3 2008, trang 30, “Xây dựng mô hình liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến với
nông dân”, Ths.Hồ Quế Hậu).
2.1.1.7 Ý nghĩa kinh tế, xã hội của mối liên kết giữa nhà nông, nhà khoa học, doanh
nghiệp
 Tăng cường liên minh công nông tri thức: Việc chuyển đổi phương thức sản
xuất nông nghiệp từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa thì việc liên minh công
nông tri thức có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó giúp cho quá trình sản xuất - chế
biến - tiêu thụ được hiệu quả hơn.
 Thực hiện quan hệ hợp tác: Qua liên kết tăng cường quan hệ hợp tác giữa các
bên, giúp cho quan hệ cung cầu phù hợp và hiệu quả hơn.
 Giải quyết quan hệ phân phối: Thông qua liên kết vấn đề phân phối, thu
nhập, trách nhiệm và quyền hạn của các bên tham gia liên kết được cụ thể hơn, sản
phẩm đến với người tiêu dùng mạnh hơn.
 Thúc đẩy nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật: Liên kết giúp cho việc vận dụng,
sử dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất sẽ đem lại hiệu quả cao hơn, chất
lượng sản phẩm làm ra tốt hơn.
 Tạo sự gắn kết giữa bốn nhà (Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp, nhà
nông): Khi các nhà cùng tham gia vào liên kết thì hiệu quả thu được sẽ cao hơn,

đồng bộ hơn trong thực hiện. Với việc tham gia của Nhà nước tình trạng chồng

12


chéo về cơ chế chính sách sẽ được hạn chế tối đa và thay vào đó là một chính sách
đồng bộ trong sản xuất. Với sự có mặt của các nhà khoa học, kỹ thuật tiến bộ sẽ
được cập nhật và áp dụng thường xuyên trong sản xuất thay thế cho kỹ thuật lạc
hậu, không hiệu quả, giống cây, giống con cho hiệu quả, năng suất thấp. Các doanh
nghiệp và người dân thông qua liên kết giúp họ yên tâm hơn, mạnh dạn đầu tư, ổn
định yếu tố đầu vào và thị trường đầu ra, giảm thiếu rủi ro cũng như chia sẽ rủi ro
trong sản xuất, với sự liên kết như vậy sẽ đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình
sản xuất kinh doanh.
Nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, giúp cho
nền kinh tế nói chung và nền kinh tế nói riêng ngày một phát triển bền vững, phù
hợp với quá trình hội nhập và phát triển của nền kinh tế nước nhà theo định hướng
xã hội chủ nghĩa.
2.1.1.8 Vai trò của các nhà trong mối liên kết bốn nhà

Nhà nước

Nhà nông
Nhà khoa học
Ghi chú:

Doanh nghiệp
: Quan hệ phối hợp
: Quan hệ phản hồi
: Quan hệ chỉ đạo


Sơ đồ 1.2: Liên kết bốn nhà trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản
Vai trò của từng nhà trong mối liên kết 4 nhà thể hiện như sau:
+ Vai trò của nhà nông: Trước hết phải xác định đây là mắt xích quan trọng

13


trong việc tạo ra sản phẩm theo định hướng của doanh nghiệp..., nhưng cũng cần
nói rõ là nhà nông là đối tượng được hưởng lợi nhất trong mối liên kết này. Do đó,
nhà nông cần liên kết với các nhà khác để mang lại lợi ích cao nhất. Nhà nông liên
kết với nhà khoa học để nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật, nhằm nâng cao chất lượng
sản phẩm. Nhà nông và doanh nghiệp đều rất cần liên kết với nhau một cách lâu bền
trong việc bán và mua nông sản. Doanh nghiệp chế biến nông sản cần có nguồn
cung cấp hàng hóa ổn định, cung ứng nông sản nguyên liệu thường xuyên đạt chất
lượng, giá cả hợp lý với số lượng theo yêu cầu của công nghệ chế biến và thị trường
tiêu thụ. Nhà nông cần phải biết chắc chắn nông phẩm do mình làm ra được tiêu thụ
hết với giá cả hợp lý để yên tâm sản xuất. Mặt khác, 3 vấn đề lớn mà từng nhà nông
không thể giải quyết được đó là (1) thị trường tiêu thụ và thương hiệu (2), công
nghệ mới (3), vốn đầu tư. Chỉ có doanh nghiệp chế biến - tiêu thụ nông sản mới có
thể giải quyết tốt 3 vấn đề này. Giải quyết 3 vấn đề này không chỉ mang lại lợi ích
cho nhà nông mà cho cả doanh nghiệp chế biến - tiêu thụ nông sản.
+ Vai trò của doanh nghiệp: Để thành công các doanh nghiệp chế biến – tiêu
thụ nông sản không chỉ giải quyết các vấn đề công nghệ chế biến, bảo quản nông
sản mà cả các vấn đề sản xuất nông phẩm của nông dân, để không ngừng nâng cao
chất lượng và hiệu quả sản xuất. Nhờ đó, sự liên kết giữa doanh nghiệp, nhà nông
với các nhà khoa học được thiết lập ngày càng vững chắc trên qui mô lớn. Doanh
nghiệp vì lợi ích của mình, không chỉ đầu tư áp dụng các công nghệ mới trong khâu
chế biến - bảo quản - tiêu thụ nông sản, mà còn đầu tư giúp nhà nông áp dụng công
nghệ mới trong sản xuất.
+ Vai trò của nhà khoa học: Tổ chức khoa học giữ vai trò rất quan trọng

trong quá trình liên kết. Họ chính là người giúp nông dân ứng dụng các công nghệ,
kỹ thuật tiên tiến để nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí sản xuất, tăng giá
bán và tăng sức cạnh tranh của hàng hoá. Ngoài ra, hoạt động khuyến nông làm cầu
nối giữa các nhà khoa học và nhà nông, đóng vai trò quyết định trong việc áp dụng
tiến bộ kỹ thuật và góp phần phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung qui mô lớn
trong nông nghiệp.
Vai trò của Nhà nước: Giữ vai trò quan trọng hơn cả trong liên kết ''4 nhà''

14


phải kể đến là Nhà nước. Nhà nước cần có chính sách ưu đãi về vốn, miễn giảm
thuế cho doanh nghiệp thu mua nông sản để đảm bảo tiêu thụ cho nông dân ngay cả
khi giá thị trường biến động xấu... Hiện nay, Quyết định 80 đã có, nhiều nơi chưa
quan tâm nên chỉ còn liên kết 3 nhà hoặc 2 nhà khiến doanh nghiệp không yên tâm
đầu tư cho nông dân. Nhà nước đóng vai trò hướng dẫn điều tiết quá trình nhập
khẩu nhằm đảm bảo lợi ích cho người sản xuất. Nhà nước hỗ trợ xúc tiến thương
mại, việc này chỉ có Nhà nước mới làm được chứ bản thân các doanh nghiệp không
thể làm. Nhà nước có định hướng trên cơ sở thông tin về thương mại, khuyến cáo
người sản xuất, như thế người sản xuất sẽ chủ động có giải pháp xử lý khi có khó
khăn. Nhà nước cần quy hoạch sản xuất nông nghiệp hợp lý hơn để tạo ra sản phẩm
hàng hóa. Nhiều ý kiến cho rằng việc quy hoạch cần gắn với nội dung liên kết 4
nhà. Còn nếu 4 nhà vẫn rời rạc như hiện nay, thì nông sản vẫn sẽ chỉ là sản phẩm
thô và điệp khúc được mùa mất giá vẫn sẽ tiếp diễn.
2.1.1.8 Các yếu tố ảnh hưởng tới mối liên kết 4 nhà.
 Người sản xuất
Đối với nhà nông, bộc lộ rõ nhất là sự hạn chế về trình độ học vấn, tâm lý e
ngại khi tiếp xúc với các nhà khác. Đa số nông dân Việt Nam vẫn chưa gạt bỏ được
tư tưởng hám lợi trước mắt và không tính toán được chiến lược lâu dài, dễ vi phạm
hợp đồng trong quá trình liên kết; là người cung cấp số lượng và chất lượng sản

phẩm ra thị trường nên sự hạn chế thông tin thị trường làm cho họ không chủ động
trong các mối liên kết.
 Các yếu tố từ doanh nghiệp
Các cơ sở chế biến thu mua sản phẩm nông sản ổn định nhưng vẫn còn tình
trạng cơ sở chế biến ngừng mua hoặc giảm giá lại không thông báo cho nông dân,
trong khi mua còn gây khó dễ cho nông dân... nhất là vào thời điểm chính vụ nông sản.
Chế tài mà công ty đưa ra để xử phạt các hộ phá vỡ hợp đồng có hiệu lực
chưa cao, mới chỉ dừng lại phạt tiền nên tình trạng phá vỡ hợp đồng vẫn xảy ra nhất
là khi thời vụ nguyên liệu khan hiếm mà giá hơn giá hơn thị trường.
Sự chủ động phối hợp liên kết phục vụ cho sản xuất, quy hoạch vùng nguyên

15


liệu của các cơ sở chế biến với cấp chính quyền địa phương, các hộ nông dân chưa cao.
 Các yếu tố từ nhà khoa học
Sự tham gia của các nhà khoa học, nhà kỹ thuật còn hạn chế, ảnh hưởng đến
sự gắn liền đất sản xuất của hộ. Tổ chức khoa học giữ vai trò rất quan trọng trong
quá trình liên kết. Họ chính là người giúp nông dân ứng dụng các công nghệ, kỹ
thuật tiên tiến để nâng cao năng suất, chất lượng giảm chi phí sản xuất, tăng giá bán
và tăng sức cạnh tranh của hàng hóa. Tuy nhiên cho đến nay, số đông các cơ quan
khoa học vẫn lúng túng khi thực hiện liên kết 4 nhà.
Vẫn còn thiều vắng các cơ quan hay tổ chức nghiên cứu mạnh dạn chủ động
đưa định hướng liên kết thành một ưu tiên trong việc triển khai các chương trình, dự
án nghiên cứu. Ngay cả những hợp đồng được ký kết thông qua hoạt động liên kết
thì quyền lợi vật chất của các cơ quan khoa học hay các nhà khoa học cũng chưa
xác định rõ ràng.
 Các yếu tố khác
Tác động của chính quyến địa phương ít ảnh hưởng, do đó vấn đề sản xuất,
thu mua tình trạng tranh chấp xảy ra chính quyền ít có vai trò trọng tài để giải

quyết.
Vai trò, chức năng về trung gian, cầu nối của các cấp chính quyền còn hạn
chế do chính sách và do bản thân chính quyền (nhất là chính quyền cấp cơ sở) đã
không phát huy và làm tròn trách nhiệm là trọng tài để giải quyết các vấn đề ảnh
hưởng đến liên kết. Chính quyền cơ sở gần như thả nổi để cơ sở chế biến và hộ sản
xuất thỏa thuận với nhau trong hợp đồng liên kết.
Chưa xác định rõ về sự ràng buộc, trách nhiệm, lợi ích giữa các bên tham gia
liên kết nên dẫn đến phá vỡ quá trình này, nhất là khi cơ sở chế biến vi phạm hợp đồng.
2.1.2 Một số vấn đề về lúa chất lượng cao
2.1.2.1 Khái niệm
Lúa chất lượng cao là lúa đạt các tiêu chuẩn về hình thái, kích thước của hạt
gạo và các chỉ tiêu dinh dưỡng theo qui định.
2.1.2.2 Một số tiêu chuẩn phân loại chất lượng gạo

16


 Tiêu chuẩn của IRRI (1981)
Hiện nay các chỉ tiêu đánh giá chất lượng gạo có khác nhau tùy theo tiêu
chuẩn của từng nơi. Tuy nhiên hệ thống tiêu chuẩn của viện lúa quốc tế IRRI là
thông dụng hơn cả.
+ Phương pháp xác định độ bạc trắng của IRRI tính theo phần trăm diện tích
trắng bạc của hạt gạo, cụ thể:
Diện tích bạc bụng

Điểm bạc bụng

- Toàn bộ trắng trong

- 0 (Trắng trong)


- < 10% diện tích hạt

- Điểm 1 (Bạc rất ít)

- 10 – 20% diện tích hạt

- Điểm 2 (Bạc ít)

- 20% - 30% diện tích hạt

- Điểm3 (Trungbình)

- 35% - 50% diện tích hạt

- Điểm 4 (Bạc)

- > 50% diện tích hạt

- Điểm 5 (Rất bạc)

+ Về độ dài hạt gạo, dạng hạt gạo, IRRI phân loại kích thước như sau:
Độ dài hạt

Kích thước

- Hạt rất dài

- D≥ 7,5mm


- Hạt trung bình

- 6.61mm
- Hạt ngắn

- D≤5mm

Dạng hạt

Kích thước

- Thon dài

- D/R>3

- Hạt thon trung bình

- D/R =2,1 – 3,0

- Hạt bầu

- D/R =1,1 – 2,0

- Hạt tròn

- D/R <1

 Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5644 – 1992)
+ Tham khảo tiêu chuẩn quốc tế, Việt Nam đã phân loại gạo theo tiêu chuẩn

riêng (TCVN5644 – 1992)
% hạt bị trắng bạc

Điểm bạc trắng

- Không bạc

0 - Hoàn toàn trong

17


- < 10

1 - Bạc rất nhỏ

- 10 – 20%

2 - Hơi bạc

- 30 – 35%

3 - Bạc trung bình

- 35 – 50%

4 - Bạc

- >50%


5 - Rất bạc

+ Xác định kích thước: Độ dài hạt và dạng hạt gạo
Độ dài hạt

Kích thước

- Hạt rất dài

- D ≥ 7mm

- Hạt dài

- 6mm < D < 7mm

- Hạt trung bình

- 5mm < D < 6mm

- Hạt ngắn

- D ≤ 5mm

Dạng hạt

Kích thước

- Hạt thon dài

- D/R > 3mm


- Hạt thon trung bình

- 2mm ≤ D/R ≤ 3mm

- Hạt bầu, tròn
D/R < 2mm
+ Tỷ lệ trắng trong được tính như sau:
Khối lượng hạt trắng trong
Tỷ lệ trắng trong (%) =

* 100%
Khối lượng hạt nguyên

Tỷ lệ hạt trắng bạc = 100 - tỷ lệ hạt trắng trong (%)
2.1.2.3 Những chỉ tiêu nghiên cứu lúa chất lượng cao
+ Đánh giá về khả năng sinh trưởng và phát triển trên đồng ruộng
+ Khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận
+ Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
+ Các chỉ tiêu chất lượng: Kích thước, dạng hạt, tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo
nguyên, độ trắng bạc bụng, hàm lượng protein,...
2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài

18


2.2.1 Tình hình sản xuất lúa chất lượng cao ở Việt Nam
 Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam
Từ sau khi Nghị quyết 10 của Bộ chính trị ra đời, giao ruộng đất cho nông
dân, coi hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ, thì nền nông nghiệp nước ta đã có

bước phát triển vượt bậc. Nước ta từ chỗ thiếu đói về lương thực cho đến nay đã trỡ
thành một trong những quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới. Hiện nay cây
lúa được đưa vào sản xuất ở khắp các tỉnh thành trong cả nước với 2 vùng lúa lớn là
đồng bằng Sông Cửu Long và đồng bằng Sông Hồng.
Bảng 1.1 Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của Việt Nam
Năm

Diện tích

1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008

(nghìn ha)
7.003,8
7.099,7
7.362,7
7.653,6
7.666,3
7.492,7

7.504,3
7.452,2
7.445,3
7.329,3
7.324,8
7.201,0
7414.3

Năng suất

Sản lượng

(tấn/ha)
(nghìn tấn)
3,7
26.396,7
3,8
27.523,9
3,9
29.145,5
4,0
31.393,8
4,1
32.529,5
4,2
32.108,4
4,3
34.447,2
4,6
34.568,8

4,6
36.148,9
4,9
35.832,9
4,9
35.849,5
5,0
35.867,5
5,2
38.725,1
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2010)

Qua bảng trên ta thấy từ năm 1996 - 2000 diện tích gieo trồng lúa tăng lên
mạnh mẽ, từ năm 2000 - 2007 lại có xu hướng giảm xuống và tăng trở lại vào năm
2008. Cụ thể, trong 5 năm từ 1996 - 2000 diện tích lúa tăng từ 7.003,8 nghìn ha lên
7.666,3 nghìn ha tức là tăng 662.5 nghìn ha, trong năm từ 2000 - 2007 diện tích lúa
đạt từ 7.666,3 nghìn ha xuống còn 7.210,0 nghìn ha, giảm 465,3 nghìn ha, và lại
tăng lên trong năm 2008 với diện tích 7414,3 nghìn ha, trong 12 năm từ 1996 - 2008
tăng lên 410.5 nghìn ha. Diện tích đất trồng lúa của Việt Nam có sự biến động như
vậy do tốc độ đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra mạnh mẽ, những cánh đồng trước

19


kia xanh màu giờ đây là các khu công nghiệp.
Diện tích lúa có xu hướng giảm nhưng năng suất lúa không ngừng tăng lên
từ 3.7 tấn/ha năm 1996 đến năm 2008 đạt là 5.2 tấn/ha, từ đó sản lượng lúa cũng
tăng lên từ 27.396,7 nghìn tấn đến năm 2008 là 7414.3 nghìn tấn. Một trong những
chiến lược của sản xuất nông nghiệp nước ta đến năm 2010 đạt sản lượng hàng năm
là 35 - 40 triệu tấn, với tốc độ tăng năng suất trung bình như thời gian qua thì chỉ

tiêu đó có thể đạt được.
 Thực trạng và xu hướng phát triển các giống lúa CLC ở Việt Nam
Ở nước ta, công tác tạo và chọn giống đã được quan tâm và thực hiện từ lâu.
Nhưng chỉ từ năm 1990 công tác chọn tạo giống mới được xây dựng thành chương
trình quốc gia, tập hợp hầu hết các cơ quan nghiên cứu như Viện, Trường trong cả
nước với đội ngũ đông đảo các cán bộ khoa học kỹ tham gia và tùy theo yêu cầu sản
xuất lương thực ở từng giai đoạn mà mục tiêu của các chương trình có khác nhau.
Giai đoạn 1990 - 1995 có đề tài KN01 - chủ yếu chọn tạo giống cho vùng
thâm canh, đã có 26 giống mới được công nhận đưa vào sản xuất, 40 giống khu vực
hóa. Nếu tính từ năm 1975 đã có 104 giống lúa cải tiến đã được công nhận và đưa
vào sản xuất. Giai đoạn 1996 -2000 có đề tài KHCN08 - 01, không chỉ giới hạn
trong việc chọn tạo giống có năng suất cao mà cả các giống có CLC để phục vụ nội
tiêu và xuất khẩu.
Trong công tác chọn tạo giống, các nhà khoa học Việt Nam đã tận dụng
nguồn vật liệu sẵn có trong nước, nguồn nhập nội và kết hợp các phương pháp khác
nhau như phương pháp truyền thống, các phương pháp hiện đại.
Qua quá trình chọn lọc, phục tráng những giống cổ truyền đặc sản: Các
giống Nếp, Tám thơm ở đồng bằng sông Cửu Long, các giống lúa thơm như Nàng
Hương, Nàng Loan, Nàng Thơm ở đồng bằng sông Cửu Long, các giống lúa chất
lượng cao nhập nội như IR42, IR1561, Bắc Thơm số 7….
Bằng các phương pháp lai tạo, chọn lọc phổ hệ, xử lý đột biến, nuôi cấy bao
phấn… các tác giả, các cơ quan nghiên cứu đã chọn lọc tạo ra hàng loạt giống dòng lúa
mới có năng suất cao, có chất lượng tốt như Xi23, BG9849, (Viện KHKT Nông nghiệp

20


Việt Nam); các giống có hàm lượng dinh dưỡng cao: P4, P5, P1,..(Viện cây lương thực
thực phẩm), giống lúa ĐH101, ĐH77, ĐH15 (Đại học Nông nghiệp Hà Nội),…
Vào thập kỹ 60 Đại học nông nghiệp Hà Nội đã thu nhập, theo dõi 1.800

giống lúa địa phương và phân thành các nhóm sinh thái khác nhau: Lúa chiêm có
các nhóm Tép, Bầu, Cút… Lúa mùa có các nhóm Gié, Di,… Hàng loạt các giống
lúa cổ truyền địa phương có chất lượng cao được nông dân nhiều vùng gieo cấy
như: Nếp thơm, Dự (Dự hương, Dự Lùn)….các giống lúa Tám, Dự, Nếp thơm ở
miền núi phía bắc và một số giống có hàm lượng protein, vitamin cao nên được
người tiêu dùng ưu thích.
Từ năm 1989 Việt Nam bắt đầu xuất khẩu gạo, ĐBSCL là nơi sản xuất gạo
hàng hóa chính với các giống lúa chủ lực như IR64, IR42,… có năng suất khá, hạt
thon dài, gạo trắng trong. Những năm giữa của thập kỹ 90, miền bắc bắt đàu có gạo
dư thừa và có nhu cầu sản xuất gạo hàng hóa. Hướng chọn tạo giống lúa có năng
suất cao, phẩm chất tốt hơn thử nghiệm và sản xuất ở phía bắc như QC1, Bắc thơm
số 7, Tám thơm, BM9849,…
Trong tương lai với các kinh nghiệm sản xuất lâu đời và trình độ thâm canh
cao của người dân cùng lực lượng các nhà khoa học nông nghiệp hùng hậu, chúng
ta hi vọng có nhiều giống lúa có năng suất, chất lượng ngày càng cao được đưa vào
sản xuất phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu.
2.2.2 Thực tiễn liên kết trên thế giới và Việt Nam
2.2.2.1 Thực tiễn liên kết trên thế giới
 Ở Thái Lan
Là một đất nước trồng cả rau nhiệt đới và ôn đới nên có thể nói chủng loại
rau của Thái Lan rất phong phú. Hiện nay có trên một trăm loại rau được trồng ở
Thái Lan, trong đó có 45 loại được trồng phổ biến.
Mức tiêu dùng rau bình quân tại Thái Lan là 53 kg/người/năm với các kênh
tiêu thụ rau chủ yếu trên thị trường là:
Loại kênh thứ nhất: Người sản xuất - nhóm nông dân tự thành lập - người
bán buôn (tại Băng Cốc)/ người chế biến/ xuất khẩu/ - người bán buôn - người bán

21



lẻ - người tiêu dùng.
Loại kênh thứ hai: Người sản xuất - người thu gom trên địa bàn trồng rau thị trường bán buôn trung tâm - người bán buôn tại Băng Cốc - người bán lẻ - người
tiêu dùng.
Thông thường, phần lớn các thương lái gom rau trực tiếp tại nông hộ và chở
rau đi bằng xe bán tải. Một số nông hộ cũng có thể bán trực tiếp ra chợ bằng cách
chuyên chở bằng xe tải riêng của gia đình. Rau thường được vận chuyển vào buổi
chiều và được tiêu thụ chủ yếu ở các chợ bán buôn rồi đưa đến các siêu thị và
khuynh hướng này đang tăng dần trong cách tiêu thụ rau an toàn của Thái Lan.
Đối với thị trường giao dịch theo hợp đồng: Cục nội thương trực thuộc Bộ
thương mại thiết lập thị trường để thiết lập các giao dịch theo hợp đồng giữa người
nông dân hoặc tổ chức nông nghiệp với những người mua hàng. Cục nội thương đề
ra tiêu chuẩn hàng hóa, đề ra, mẫu hợp đồng tiêu chuẩn, văn phòng thương mại của
cục nội thương đặt tại các tỉnh để điều tiết các hoạt động ký kết giải quyết mâu
thuẫn khi có tranh chấp. Người bán (nông dân, nhóm nông dân, HTX) và người
mua (nhà máy chế biến nông nghiệp, nhà xuất khẩu…). Mong muốn được ký kết
hợp đồng để mua bán các nông dân sẽ phải thông báo ý định đó cho Cục nội thương
hoặc văn phòng thương mại làm cho hợp đồng theo sự quản lý và quy chế của văn
phòng thay cho việc trước đây người mua tự thiết kế hợp đồng. Do kiến thức của
nông dân hạn chế nên bộ thương mại phải thường xuyên tuyên truyền, phổ biến
kiến thức liên quan đến việc ký kết hợp đồng, thỏa thuận, và phân loại chất lượng
nông sản. Để khuyến khích việc ký kết hợp đồng mua bán nông sản giữa nông dân
với các doanh nghiệp, Cục nội thương tổ chức hội nghị với sự tham gia của người
mua, người bán và các đối tượng có liên quan đến việc ký kết hợp đồng. Đồng thời,
hướng dẫn, kiểm tra và giám sát việc chấp hành hợp đồng, hỗ trợ tài chính cho
người mua đã ký hợp đồng thỏa thuận trong trường hợp đặc biệt. Những loại nông
sản có khả năng ký kết hợp đồng được xác định là cà chua, gừng, ngũ cốc, ngũ cốc
non, măng tây, đu đủ….
 Ở Trung Quốc

22



Sản lượng chè của Trung Quốc chiếm 25% sản lượng chè của thế giới. Tại
Trung Quốc, liên kết giữa Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và nhà nông phát
triển rất nhanh chóng trong thời gian gần đây. Điều này đã khuyến khích các thành
phần công, thương nghiệp tham gia nhiều hơn nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp
phát triển, tạo liên kết chặt chẽ giữa sản xuất - chế biến và tiêu thụ nông sản. Trung
Quốc gọi là “Kinh doanh sản nghiệp hoá nông nghiệp”. Đây là phương thức kinh
doanh nông nghiệp kiểu mới, trong đó Nhà nước phối hợp với các xí nghiệp và các
nhà khoa học trong các khâu tác nghiệp trước sản xuất, trong sản xuất và sau sản
xuất của hàng triệu hộ nông dân, nhằm hướng vào thị trường nâng cao hiệu quả
kinh tế sản xuất thực hiện nhất thể hoá sản xuất - chế biến- tiêu thụ, đưa sản xuất
nông nghiệp phát triển theo hướng quy mô hoá, chuyên môn hoá và thâm canh hoá.
Có 4 hình thức chính của sản nghiệp hoá:
Thứ nhất, hình thức doanh nghiệp chế biến gia công là chủ thể: Tức là
doanh nghiệp tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước rồi thông qua hình thức ký
hợp đồng, khế ước,... rồi liên hệ với nhân dân và vùng sản xuất nguyên liệu. Trong
đó doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ, thu mua nông sản định hướng sản xuất cho
nông dân. Nông dân đảm bảo nguyên liệu ổn định cho doanh nghiệp sản xuất. Nhà
nước tạo điều kiện cho doanh nghiệp và nông dân vay vốn, bảo vệ lợi ích của doanh
nghiệp và nông dân trước các thay đổi của thị trường nhằm cho doanh nghiệp yên
tâm đầu tư, người dân yên tâm sản xuất.
Thứ hai, hình thức hợp tác xã nông nghiệp là chủ thể: Các tổ chức hợp tác
nông dân đứng ra liên hệ với các doanh nghiệp gia công chế biến, các đơn vị kinh
doanh nông sản, mặt khác tiến hành tổ chức nông dân sản xuất họ đóng vai trò như
chiếc cầu nối liên kết người dân và doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ với nông dân.
Thứ ba, hình thức hiệp hội nông dân chuyên nghiệp: Đây là hình thức chia sẻ
thông tin, hỗ trợ nhau về tiền vốn, kỹ thuật sản xuất, tiêu thụ... Giữa các hộ gia đình
trên cơ sở tự nguyện cùng có lợi.
Thứ tư, hình thức mắt xích của thị trường bán buôn: Ở hình thức này hạt

nhân trung tâm là các chợ buôn bán, các công ty thương mại nông sản. Tức là các

23


chợ công ty này tác động hướng dẫn nông dân sản xuất các mặt hàng riêng biệt, từ
đó hình thành các khu chuyên canh cung cấp đầu vào cho kinh doanh của mình.
2.2.2.2 Thực tiễn liên kết ở Việt Nam
Với mục đích là để có được những sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, đủ
sức cạnh tranh trên thị trường, tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, an toàn
trong giai đoạn đầu hội nhập kinh tế quốc tế thì việc liên kết bốn nhà là vô cùng
quan trọng. Chính vì vậy, đã có nhiều mô hình liên kết bốn nhà ở nhiều địa phương
đã đạt được những thành công nhất định.
 Mô hình liên kết “4 nhà” trong sản xuất lúa chất lượng cao tại xã Thạnh
Phú, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh
Thạnh Phú là một xã vùng sâu của huyện Cầu Kè, tỷ lệ hộ nghèo chiếm
32,6%, kinh tế nông nghiệp chiếm hơn 63%. Trong những năm qua, sản xuất
lúa nơi đây thường xuyên bị sâu bệnh, năng suất lúa thấp, chất lượng sản phẩm
kém, sản phẩm lúa khó tiêu thụ dẫn tới thu nhập của người nông dân thấp.
Để nâng cao chất lượng hạt lúa, khâu hỗ trợ chuyển giao tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào sản xuất từ: Chọn giống, lịch thời vụ, kỹ thuật sạ hàng, bón phân đúng
kỹ thuật,… được xác định là yếu tố ban đầu, quyết định 50% hiệu quả kinh tế.
Ngoài ra, đối với người nông dân, việc gắn kết doanh nghiệp, tìm thị trường tiêu thụ
sản phẩm (đầu ra) từ lâu cũng luôn là một trở ngại. Hiểu được những khó khăn của
nhà nông, dự án IMPP-TV đã xây dựng mô hình sản xuất “liên kết bốn nhà” theo
Quyết định 80/2002/QĐ-TTg của Chính phủ. Dự án hỗ trợ hình thành tổ chức liên
kết “Cộng đồng trồng lúa” gồm 108 hộ với diện tích canh tác 91,7 ha, đồng thời hỗ
trợ kinh phí cho các nhà khoa học Chi cục Trồng trọt Bảo vệ thực vật chuyển giao
kỹ thuật theo phương pháp 3 giảm 3 tăng, kết hợp phương pháp khử lẫn. Trung tâm
giống nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.

Sau khi thực hiện mô hình tại vụ lúa đông xuân, kết quả vượt xa sự
mong đợi của nông dân và các nhà khoa học: Thời gian sinh trưởng rút ngắn
5-10 ngày, năng suất thực tế bình quân 6,92 tấn/ha, cao hơn 0,5-1,5 tấn/ha.
Mô hình này giúp giảm chi phí sản xuất 8,24%, tăng năng suất bình quân từ

24


30-42% so với vụ trước và chất lượng sản phẩm tăng trên 30%. Với diện tích
canh tác 91,7 ha, vụ lúa đông xuân 2008-2009, nông dân thu nhập gần 3,3 tỉ
đồng, lợi nhuận hơn 2 tỉ đồng. Bình quân 1 ha canh tác nông dân thu lãi hơn
20 triệu đồng. Đây là năm đầu tiên hiệu quả kinh tế từ trồng lúa đạt cao nhất
từ trước đến nay.
Thành công của chương trình liên kết “bốn nhà” trong sản xuất lúa CLC tại
Thạnh Phú, Cầu kè, Trà Vinh đó là nhờ thực hiện tốt từ khâu tư vấn kỹ thuật đến
việc tìm thị trường tiêu thụ lúa thương phẩm nên lợi nhuận của nông dân tăng thêm.
Sự thành công của mô hình mở ra cung cách làm ăn mới, tư duy mới cho nông dân
trong canh tác lúa hàng hoá gắn với thị trường tiêu thụ. Một khâu hạn chế cố hữu
của nông dân từ trước đến nay…
(Nguồn:

/>
dung-mo.html)
 Mô hình liên kết kinh tế “Hiệp hội mía đường Lam Sơn Thanh Hóa”
“Hiệp hội mía đường Lam Sơn” tỉnh Thanh Hóa là một trong những mô hình
liên kết kinh tế tiêu biểu giữa doanh nghiệp công nghiệp Nhà nước với các hộ nông
dân góp phần tích cực thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển theo hướng sản
xuất hàng hóa lớn trên địa bàn khá rộng. Trung tâm của mô hình liên kết kinh tế này
là Công ty đường Lam Sơn, một doanh nghiệp công nghiệp nhà nước. Tiền thân của
Công ty là Nhà máy đường Lam Sơn thành lập năm 1986, công suất thiết kế 200

nghìn tấn mía cây/năm, sản xuất 2 vạn tấn đường thô. Nhà máy được xây dựng trên
một vùng đất phía tây tỉnh Thanh Hóa, có diện tích tự nhiên khá rộng tới trên 7 vạn
ha đất canh tác có khả năng thích hợp cho cây mía, nhưng nhiều năm trước đây hoạt
động không hết công suất vì thiếu nguyên liệu. Từ năm 1992, với quyết tâm đổi
mới, Công ty đường Lam Sơn đã chủ động thiết lập quan hệ thân thiết với 3 nông
trường trồng mía, Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam, các hộ nông dân trồng mía
thông qua đại diện là các hợp tác xã nông nghiệp và có sự bảo lãnh ủng hộ của
chính quyền địa phương. Mô hình liên kết bởi doanh nghiệp công nghiệp chế biến
với nông trường – hộ sản xuất nông nghiệp – ngân hàng đầu tư – tổ chức kinh

25


×