Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Tiểu luận môn marketing căn bản lập chiến lược marketing cho một cuốn sách

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.08 KB, 18 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Marketing có vai trò rất quan trọng trong các hoạt động của con người đặc
biệt là hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất bản là một trong những hoạt động đó.
Với tính đặc thù của ngành nên có rất nhiều vấn đề trong việc bán xuất bản
phẩm, nhiều người không coi xuất bản phẩm là hàng hóa nên việc kinh doanh
xuất bản phẩm bị triệt tiêu. Nhưng thực ra thì xuất bản phẩm là kết quả của một
quá trình sản xuất đặc thù nên nó là một loại hàng hóa đặc biệt.
Do sự khác biết với các hàng hóa khác, nên sự vận dụng marketing vào xuất
bản cũng có sự khác biệt. Ở Việt Nam, khái niệm marketing còn rất mới và khái
niệm marketing xuất bản còn mới hơn, người tham gia nghiên cứu và ứng dụng
còn rất ít. Nhiều người còn có suy nghĩ sai lệch về marketing như là marketing
chỉ đơn thuần là công tác bán hàng, quảng cáo cho sản phẩm. Một cuốn sách hay
nhiều khi vì không có hoạt động marketing trợ giúp nên bị quên lãng hoặc không
đến được tay bạn đọc. Vì vậy, hoạt động xuất bản ở nước ta hiện nay chưa sôi
động và chưa có được hiệu quả như mong muốn.
Từ những điều trên, em chọn đề tài làm tiểu luận là lập chiến lược marketing
cho một cuốn sách, cụ thể là cuốn “Tiếng quê” của nhà văn Nguyễn Đức Thiện,
đây là một cuốn sách mới, nằm trong kế hoạch xuất bản năm 2012 của Nhà xuất
bản Quân đội nhân dân mà trong quá trình đi thực tế 1 tháng tại Nhà xuất bản em
đã được giao đọc bản thảo.

1


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1.Mục đích nghiên cứu
Nhằm đáp ứng yêu cầu của môn học và cung cấp những kiến thức cơ bản
nhất về marketing và marketing trong hoạt động xuất bản đặc biệt đi sâu vào
việc lập chiến lược marketing cho một sản phẩm cụ thể.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu


Đưa ra được những vai trò, ý nghĩa của marketing trong hoạt động xuất bản,
đưa ra những ý kiến khách quan về tình hình marketing trong xuất bản ở nước ta
hiện nay và từ đó đề ra được chiến lược cho một xuất bản phẩm có tính khả thi.
3. Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
3.1. Phạm vi nghiên cứu
Với lý do, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu như trên, phạm vi nghiên cứu
của đề tài là xoay xung quanh việc ứng dụng marketing vào trong hoạt động xuất
bản và thực trạng marketing trong hoạt động xuất bản ở nước ta hiện nay.
Nghiên cứu các chiến lược cụ thể trong chiến lược marketing xuất bản.
3.2.

Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận biện chứng duy vật, đề tài sử dụng phương
pháp nghiên cứu tổng hợp, phân tích, giải thích… trên cơ sở vận dụng bài
giảng của Th.s Bùi Minh Hải – Giảng viên khoa Xuất bản – Học viện Báo
chí và Tuyên truyền, PGS,TS Phạm Thanh Tâm (Viện văn hóa – Đại học
Văn hóa Hà Nội), PGS,TS Đường Vinh Sường – Giám đốc, Tổng biên tập
Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính.
Công với quá trình quan sát thực tế tại Nhà xuất bản Quân đội nhân dân,
tìm hiểu qua sách, báo, mạng internet….

2


4. Cấu trúc tiểu luận
Tiểu luận được chia làm ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận.
Phần nội dung gồm ba chương:
- Chương I: Những khái niệm liên quan
- Chương II: Marketing trong hoạt động xuất bản

-

Chương III: Chiến lược marketing cho tác phẩm “Tiếng quê” của nhà văn

Nguyễn Đức Thiện.

3


PHẦN NỘI DUNG
Chương I: Những khái niệm liên quan
1. Khái niệm marketing
Hiện nay, marketing được coi là một môn khoa học và nghệ thuật cao, nó có
ý nghĩa rất lớn trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người như là nâng cao năng
xuất, chất lượng, hiệu quả công việc… vì vậy hiện nay trên thế giới có rất nhiều
người nghiên cứu về marketing, từ đó nên có rất nhiều khái niệm về nó, sau đây
là những khái niệm phổ biến nhất:
Định nghĩa của viện marketing Anh “Marketing là quá trình tổ chức và quản
lý toàn bộ hoạt động kinh doanh từ việc phát hiện ra và biến sức mua của người
tiêu dùng thành nhu cầu thực sự về một mặt hàng cụ thể, đến sản xuất và đưa
hàng hoá đến người tiêu dùng cuối cùng nhằm đảm bảo cho công ty thu được lợi
nhuận như dự kiến”.
Theo Phillip Kotler “Marketing là những hoạt động của con người hướng vào
việc đáp ứng những nhu cầu và ước muốn của người tiêu dùng thông qua quá
trình trao đổi”.
2. Khái niệm marketing xuất bản
Marketing xuất bản là một khái niệm mới, thực ra thì ta hiểu là sự ứng dụng
của marketing và trong hoạt động xuất bản. Các nước trên thế giới cũng đã có
khai niệm về marketing xuất bản nhưng còn rất đơn giản. Sau đây là một số khái
niệm:

Theo xuất bản Trung Quốc: “Marketing chỉ là một hoạt động kích thích hành
vi mua của những người tiêu dùng và thúc đẩy tiêu thụ sách”.
Pháp: “Marketing xuất bản là tổng hợp các khả năng hài hòa nhu cầu khách
hàng và mục tiêu của doanh nghiệp”.
4


Việt Nam: “Marketing xuất bản là quá trinh hoạt động nhằm thực hiện mục
tiêu của nhà xuất bản thông qua việc đoán trước nhu cầu của người sử dụng sách
để điều khiển các dòng hàng hóa, dịch vụ nhằm thỏa mãn tốt nhất mong muốn
của người tiêu dùng”.
Gần đây, ở Việt Nam còn xuất hiện một khái niệm về marketing xuất bản
như sau: “Marketing xuất bản là toàn bộ hoạt động của nhà xuất bản nhằm mục
đích xác định, thỏa mãn nhu cầu, mong muốn và lợi ích của thị trường mục tiêu
bằng những phương thức tối ưu nhất. Đồng thời định hướng nhu cầu thị trường
và phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị, xã hội, vì sự tiến bộ xã hội là mục tiêu tối cao
của marketing trong hoạt động xuất bản”.

5


Chương II: Marketing trong hoạt động xuất bản
1. Vai trò của marketing trong hoạt động xuất bản
Trong hoạt động xuất bản, marketing có vai trò rất quan trọng. Nó giúp xây dựng
mối quan hệ giữa bạn đọc và nhà xuất bản, cầu nối trung gian giữa nhà xuất bản
với bạn đọc. Kết nối và đảm bảo cho hoạt động xuất bản với thị trường. Thu hút
và duy trì khách hàng (cả đầu vào và đầu ra). Đo lường và dự báo mức cầu sản
phẩm để có thể có chiến lược sản xuất  sản xuất ra những sản phẩm có thể đạt
hiệu quả cao.
Marketing còn giúp xây dựng mạng lưới thông tin phản hồi từ khách hàng tới

nhà xuất bản. Nhận dạng những cơ hội, rủi ro trong kinh doanh xuất bản phẩm,
là vũ khí cạnh tranh, công cụ để xây dựng vị thế cho các nhà xuất bản (thương
hiệu, thị phần và lợi nhuận…). Cập nhật những ý tưởng của khách hàng vào sản
phẩm và các chương trình hoạt động của nhà xuất bản. Quảng bá tích cực về sản
phẩm và nhà xuất bản cho khách hàng và công chúng, xây dựng và bảo vệ hình
ảnh đẹp của nhà xuất bản và sản phẩm trước khách hàng và công chúng…..
2. Ý nghĩa của marketing trong hoạt động xuất bản
Marketing giúp doanh nghiệp sản xuất kinh doanh làm cho sản phẩm của
mình xâm nhập nhanh vào thị trường. Đây là vẫn đề hết sức trọng yếu, nó quyết
định kinh doanh của bạn có lãi hay không, vì chỉ cần sản phẩm của đối thủ ra thị
trường trước mình một ngày thì sản phẩm của ta khi ra sau sẽ không còn đạt
được hiệu quả như mong muốn.
Giúp bạn thăm dò thị trường một cách tốt nhất và xác định đúng nhu cầu của
khách hàng. Giúp doanh nghiệp và tổ chức sản xuất kinh doanh đạt được hiệu
quả sản xuất kinh doanh cao, giúp nhà xuất bản và doanh nghiệp xây dựng
thương hiệu một cách dễ dàng.

6


3. Thực tiễn ứng dụng marketing trong hoạt động xuất bản ở Việt Nam
hiện nay.
Trên thế giới hiện nay, marketing đã được ứng dụng rất nhiều vào trong
hoạt động xuất bản đặc biệt là ở các nước có nền xuất bản phát triển như
Pháp, Mỹ, Trung Quốc…. Tuy nhiên, ở nước ta thì việc áp dụng marketing
vào hoạt động xuất bản còn rất hạn chế.
Marketing là một ngành mới ở Việt Nam, nước ta mới nghiên cứu và đưa
vào giảng dạy từ năm 1990, bắt đầu từ đấy nó bắt đầu phổ biến trong sản
xuất, lưu thông và phân phối hàng hóa, nhưng các nhà xuất bản thì chậm áp
dụng hơn do cơ chế quản lý đối với các nhà xuất bản trước đây là nhà nước

quản lý và bao cấp, nên hoạt động kinh doanh rất trì trệ. Hiện nay đã có sự
chuyển biến.
Hiện nay có một số nhà xuất bản đã có phòng marketing, với đội ngũ nhân
viên được đào tạo chuyên nghiệp, hoạt động năng động tuy nhiên số lượng
này vẫn rất ít, làm marketing mạnh dạn và chuyên nghiệp hiện nay chủ yếu là
ở các nhà sách tư nhân. Một số nhà xuất bản như là Quân đội nhân dân, Công
an nhân dân, Chính trị Quốc gia… thì marketing cho nhà xuất bản hay một
xuất bản phẩm dường như là không có.
Theo như các cô chú, anh chị ở Nhà xuất bản Quân đội nhân dân thì
marketing trong nhà xuất bản hiện nay không được quan tâm, Nhà xuất bản
có một trung tâm phát hành, giới thiệu sách nhưng không có hiệu quả cao,
trong nhà xuất bản cũng mới chỉ quan tâm đến được một số mặt để truyền
thông như: mang sách đi dự hội chợ triển lãm (nếu có), mỗi tuần sẽ có một
cuốn sách được giới thiệu trên truyền hình (do Đài truyền hình Quân đội thực
hiện), thỉnh thoảng sẽ có cuốn được giới thiệu trên “Mỗi ngày một cuốn sách”
của VTV1. Trên tạp trí văn nghệ quân đội, văn hóa quân đội, báo Quân đội
nhân dân… thỉnh thoảng có bài giới thiệu sách…. Nếu có một cuốn sách hay,
7


có giá trị văn hóa, chính trị, xã hội sẽ được tổ chức họp báo giới thiệu sách
như đợt tháng 04 vừa rồi có tổ chức họp báo giới thiệu cuốn “Trại Đa-vít 823
ngày đêm” gồm hai tập…. Nếu chỉ có những điều trên thì mới là quan tâm
được đến một phần rất nhỏ của marketing, marketing thực sự chưa được ứng
dụng nhiều vào trong các nhà xuất bản.

8


Chương III: Chiến lược marketing cho tác phẩm “Tiếng quê” của

nhà văn Nguyễn Đức Thiện.
1. Tóm tắt nội dung cuốn sách
Đây là một tập truyện vừa, gồm 3 truyện đó là “Tiếng quê”, “Bão lốc làng
Cầu”, “Chuyện như không có”. Mỗi chuyện kể về một miền quê, với những số
phận khác nhau nhưng đều mang ý nghĩa nhân văn cao cả, sâu sắc.
Với “Tiếng quê” ta như được trở về thời thơ ấu, khác với những cánh đồng
bát ngát thẳng cánh cò bay, khác với đám trẻ trâu mà ta thường thấy, ở đây, cu
Tấn lại có tuổi thơ ở một cái phố nghèo, với nỗi lo âu, vất vả của cha mẹ là
những người công nhân nghèo, là sự vất vả của tuổi thơ em trong thời bao cấp.
Nhưng ở đâu đó là sự quen thuộc mà ai cũng nhận thấy khi đọc truyện vừa này
với những lần trốn mẹ đi chơi, với cái tính tinh nghịch rủ nhau ăn trộm hoa quả
của ngày bé…, đọc “Tiếng quê” thấy được hết cái khổ của người công nhân
trong thời kỳ bao cấp, thấy được hết cái táo bạo, bồng bột của tuổi mới lớn để rồi
ta như lắng lại với tiếng quê xa gần đâu đó trong lòng mỗi người.
Đọc “Chuyện như không có” ta lại lạc vào một thế giới khác, thế giới có trần
gian, thiên đường và địa phủ, có những ông tiên bà chúa, có quỷ mặt đen mặt
trắng, có những oan hồn và có cả những kiếp người đau khổ. Từ thiên đường đến
địa ngục, trải qua cuộc sống trần gian làm cho chúng ta thấy ở đâu cũng có cái
sai, cái vô lý. Đến Ngọc hoàng thượng đế còn tùy tiện, còn vô tâm với chính
những đứa con do mình tạo ra, vô tâm với con người, làm việc vô trách nhiệm,
chính những thần tiên cũng có những suy tính thiệt hơn, cân đong đo đếm, chỉ
thích hưởng thụ chốn thiên đình sạch sẽ thơm tho mà mặc kệ con dân đầy trời
oán thán. Ngay trong chốn địa phủ tối tăm nhưng có khi lại có cái gọi là “tình
người” hơn cả thiên đình lộng lẫy hay trần gian đẹp đẽ, ở trong những cái tối
tăm, tội lỗi vẫn xuất hiện những tấm lòng lương thiện.
9


“Chuyện như không có”, như tưởng tượng mà lại rất thật, rất gần với cuộc
sống của chúng ta, có thể gặp nó ở bất kỳ đâu, bất kỳ ai. Đọc xong thấy day dứt

trong lòng như một nỗi niềm không thể giải tỏa thôi thì đành xem số phận của
nhân vật ông trời ban cho ra sao.
Truyện “Bão lốc làng Cầu” là một tác phẩm viết về đề tài chiến tranh, trng
một cái làng bé xíu mà đủ thứ chuyện xảy ra, ma quái, hoang đường mà lại ẩn
sau nó là những lý tưởng, những khát vọng lớn lao của những con người theo lý
tưởng cộng sản, là sự hy sinh của những người dân yêu nước, ước mơ nhỏ bé mà
xa vời của họ làm cho ta càng thấy căm thù quân xâm lược và bội phục tài trí gan
dạ của những người con anh hùng.
Không được sống là mình, phải ngụy trang, đằng sau cái mẽ là một ông say
rượu, điên điên khùng khùng lại là một người cán bộ cộng sản với một ước mơ
rất đơn giản đó là mong giải phóng để được một ngày không say xem nó như thế
nào. Câu chuyện là sự gan dạ, đoàn kết, sáng tạo, thông minh của những đứa trẻ
chăn trâu, chăn bò, nghịch ngợm nhưng lập được bao nhiêu công lao cho cách
mạng.
Đằng sau những câu chuyện ma quái mà ông Năm kể ra làm cho cả làng sợ,
bọn giặc sợ chỉ là những câu chuyện ông bịa để bảo vệ căn cứ cách mạng và bảo
vệ cho cái quá khứ đau khổ của ông, mất vợ, mất con trong nỗi đau khổ tột cùng,
căm hậm thấu xương. Câu chuyện là cuộc chiến giữa nhân dân làng Cầu với lũ
giặc cướp nước. Là một đề tài không mới nhưng cách khai thác câu chuyện, cách
tiếp cận và cách sử dụng ngôn từ rất mới lạ.

10


2. Các chiến lược marketing
2.1. Chiến lược sản phẩm
Là một nhà xuất bản có uy tín, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân luôn là một
nhà xuất bản có được sự ưu tiên chọn lựa của các đối tượng độc giả ở nhiều lứa
tuổi đặc biệt là lứa tuổi từ trung niên đến già. Đây là một tác phẩm truyện vừa,
có nhiều sự chiêm nghiệm, trải nghiệm về cuộc sống, về quá khứ phù hợp với

lứa tuổi này.
Đây cũng là tác phẩm không kén người đọc, ai cũng có thể tìm thấy được
những điểm lý thú trong đó chỉ cần người đó yêu văn học. Mỗi truyện đều mang
đặc trưng, tính chất vùng miền, có sự đặc sắc và cuốn hút riêng.
Xuất bản tác phẩm này có tính khả thi cao, ít sản phẩm có khẳ năng thay thế
nó, nhà xuất bản có thâm niên làm về thể loại sách này, sức mua của thị trường
hiện nay khá lớn, đối tượng độc giả đang tìm về với những tác phẩm viết về quá
khứ để tìm hiểu về lịch sử, về thời đại đặc biệt là thế hệ trẻ.
Vậy nên, với căn cứ như trên, có thể xuất bản cuốn sách này với tên như tác
giả đã đặt: “Tiếng quê” , số lượng xuất bản là 1.500 bản in. Thuộc dòng sách văn
học có thể triển khai tiêu thụ ở các thành phố, thị trấn, thị xã, các trường học, thư
viện….
2.2. Chiến lược sản xuất
Với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện nay, các khâu sản xuất xuất
bản phẩm đã đơn giản, dễ dàng và tiện lợi hơn rất nhiều. Độc giả ngày nay cũng
có yêu cầu rất cao về chất lượng của xuất bản phẩm, phải đẹp mắt, tốt. Nhìn vào
một cuốn sách chưa biết nội dung nhưng nếu nhìn sách đẹp, thu hút có thế khách
hàng quyết định mua sản phẩm đó.
Công nghệ in hiện tại rất phát triển, kỹ thuật ngày càng tinh xảo. Với các loại
sách của nước ta hiện nay chủ yếu là kết hợp in offset với in kỹ thuật số, nhanh
và rẻ. Bìa in màu, bìa mềm, in trên giấy Couche, ruột sách 200 trang, in khổ 14.5
11


× 20.5, in giấy Bãi Bằng, sách có một tập. In, đóng sách tại Xí nghiệp bản đồ 1 –
BQP, giá in thỏa thuận. Biên tập viên biên tập trong 01 tháng.
Hình thức thanh toán là thanh toán trực tiếp, nhà xuất bản tự tổ chức xuất bản
do đây là một tác phẩm có ít sự cạnh tranh, thay thế, vốn không lớn nhà xuất bản
có thể lo được, đầu ra có triển vọng.
Biểu đồ tiến độ sản xuất như sau: Sản xuất bắt đầu từ 01.06.2012, dự kiến

làm trong 04 tháng.
Tháng

Công việc

Ghi chú

Tháng 6

Đọc bông 1 và bông 2.

Biên tập viên và trưởng
phòng làm.

Tháng 7

Liên hệ gặp gỡ tác giả
Đọc bông 3 và ký duyệt

Tháng 8

bản thảo đưa in
Trình bày bìa, ra can,

Tháng 9

đọc can….
In, đọc bản sau in, nộp

Sách ra phải ra vào đầu


lưu chiểu, thư viện…

tháng 9

phân phối
2.3. Chiến lược giá
Đây không phải là xuất bản phẩm có nội dung truyền bá tư tưởng, đường lối
chính sách nên không có trợ giá của nhà nước. Hiện nay giá giấy ở nước ta khá
cao (trên 20 triệu/ tấn), giấy có ảnh hưởng rất lớn tới giá của cuốn sách, giá giấy
cao thì giá của sách cũng phải cao theo.
Giá bản phải cao hơn giá thành thì nhà xuất bản mới có lãi. Nếu cuốn sách
dày 200 trang, in trên giấy Bãi Bằng, khổ 14.5 × 20.5, in với số lượng là 1.500
cuốn thì giá in là: 100d/tờ (không kể bìa)  1 cuốn hết 20.000d, bìa 1.000d
giá in cho một cuốn sách là 21.000d. từ đó cộng thêm chi phí nhuận bút
12


(12%), chi phí phát hành (40%), khấu hao tài sản cố định (5%), thuế (5%) ta có
giá thành là 60.000d. Để có lãi ta phải có giá bán là 75.000d, điểm hòa vốn là
1.200 cuốn.
2.4. Chiến lược phân phối (tiêu thụ)
Là xuất bản phẩm không giới hạn đối tượng khách hàng, chúng ta hướng tới
tất cả mọi người, vậy nên kênh phân phối, tiêu thụ cũng rất rộng:
Phân phối tại trung tâm phát hành, cửa hàng giới thiệu sản phẩm của Nhà
xuất bản quân đội, thư viện quân đội, thư viện quốc gia và thư viện các trường
đại học (đặc biệt là các trường thuộc khối ngành khoa học xã hội như: Học viện
Báo chí và Tuyên truyển, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Sư
phạm Hà Nội….). Với thư viện quốc gia và thư viện các trường thường là thanh
quyết toán theo dạng mua đứt bán đoạn, trả tiền một lần.

Tại các nhà sách tư nhân, trung tâm phát hành sách như là Nhà sách Thành
Nghĩa (Nguyễn Văn Cừ), Thăng Long, Phương Nam… đây là những nhà sách
lớn, thu hút một số lượng khách hàng khá lớn nên đây là nơi tốt để ta bán sách.
Các cửa hàng bán buôn, bán lẻ, các hiệu sách ở các tỉnh, thành phố khác…
khách hàng không tập trung, số lượng không nhiều nhưng cần thiết để cho ta mở
rộng thị trường, quảng bá thương hiệu… những nơi này thường thanh toán theo
kiểu ủy thác bán hàng hoặc bán hàng theo hình thức ký gửi.
Ngoài ra tác giả mua sách để tặng bạn bè, người thân, tác giả nhận đem tiêu
thụ…
Chiết khấu bán hàng hiện nay phổ biến là từ 35 – 40%, có nhiều nơi hoặc
nhiều loại sách thì chiết khấu này còn cao hơn. Với loại sách văn học thì chủ yếu
là khoảng 40%. Với cuốn sách ta chiết khấu 40% cho các kênh tiêu thụ (tuy
nhiên có thể linh động trong việc trừ phần trăm chiết khấu, xem số lượng sách
mà nơi tiêu thụ nhận là bao nhiêu, hình thức thanh toán như thế nào?)
2.5. Chiến lược hỗn hợp – truyền thông
13


Với cuốn sách này ta có thể tận dụng các kênh truyền thông như sau:
Trên trang web của nhà xuất bản đó là: nxbqdnd.con.vn/, có thể cho vào
chuyên mục giới thiệu sách mới, sách hay, đăng lời giới thiệu sách để độc giả
tiện tìm hiểu.
Tạp chí văn hóa quân đội, văn nghệ quân đội số ra hàng tháng có thể đăng
bài giới thiệu sách. Truyền hình quân đội hàng tuần đều có mục giới thiệu sách
hay….
Có thể đưa giới thiệu sách vào bìa bốn của các tác phẩm cùng thể loại hoặc
các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Đức Thiện.
Đưa sách đi triển lãm tại các hội chợ, xúc tiến giới thiệu cho các nhà sách,
cửa hàng sách, có thể làm danh mục sách mới xuất bản đưa lên trang web, đưa
tới các nhà sách, cửa hàng sách để giới thiệu với khách hàng.

3. Dự báo kết quả
Với năm chiến lược như trên, dự báo kết quả cho cuốn sách “Tiếng quê”
của nhà văn Nguyễn Đức Thiện sau khi xuất bản và phân phối như sau:
Sản phẩm ra đời có nội dung đặc sắc, không bị thay đổi về nội dung cơ
bản, sau khi gia công biên tập không còn lỗi, bìa đẹp, chất lượng in tốt, hình
ảnh hấp dẫn…
Thực hiện sản xuất theo đúng tiến độ, mọi công tác biên tập, thảo luận với
tác giả thuận lợi, đảm bảo đầu tháng 9 có sách ra thị trường.
Giá in, nhuận bút có thể thỏa thuận với giá thỏa đáng nhất vì in ở nơi đã
hợp tác lâu năm và tác giả cũng là người có thâm niên cộng tác với nhà xuất
bản.
Ra sách một cách thuận lợi, phân phối đến các nơi hợp tác lâu năm, phân
phối được đến một số đại lý mới trên toàn quốc, dự đoán đến cuối tháng 9 sẽ
hòa vốn và bắt đầu có lãi, sản phẩm ra thị trường được sự đón nhận của công

14


chúng, thu hút được sự chú ý của các nhà chuyên môn, gây được ảnh hưởng
do sách hay, sách đẹp.
Tuyên truyền rộng rãi trên các kênh truyền thông đặc biệt tận dụng những
điều kiện sẵn có của nhà xuất bản để tiết kiệm chi phí quảng cáo.

15


PHẦN KẾT LUẬN
Với những khó khăn và thách thức trong thời buổi kinh tế thị trường hiện
nay, đòi hỏi ngành xuất bản cũng phải vận đông theo, phải năng động và nhanh
nhạy hơn để tồn tại và phát triển. Với sự cạnh tranh gay gắt của các nàh sách tư

nhân lĩnh vực khác có khả năng thay thế đang đe dọa sự tồn tại của ngành xuất
bản, ngành buộc phải có những phương án để tự thay đổi và phát triển mình, áp
dụng marketing mà một trong những chiến lược mới của các nhà xuất bản.
Là một nhà xuất bản được nhà nước bao cấp một phần, là một trong những
nhà xuất bản có cơ sở vật chất khang trang và đầy đủ nhất, Nhà xuất bản Quân
đội nhân dân đang cố gắng phát huy những khả năng vốn có, bên cạnh làm
những sách chính trị, quân sự theo đúng chức năng nhiệm vụ của mình, Nhà xuất
bản còn xuất bản các loại sách văn hóa văn nghệ đáp ứng nhu cầu của thị trường
và giúp Nhà xuất bản phát triển.
Tuy nhiên, việc ứng dụng marketing và trong sản xuất và kinh doanh một
xuất bản phẩm cụ thể thì còn hạn chế nên sách bán còn chậm hoặc không bán
được, ảnh hưởng đến việc làm ăn của Nhà xuất bản.
Tiểu luận nghiên cứu về chiến lược marketing cho một sản phẩm cụ thể,
nhưng do không có nhiều điều kiện tiếp xúc với thực tế và vốn kiến thức còn hạn
hẹp nên có nhiều sai sót, mong được đóng góp ý kiến để em rút ra kinh nghiệm
cho bản thân sau nay áp dụng vào công tác được tốt hơn.

16


Danh mục tài liệu tham khảo
1. “Marketing căn bản” của Philip Kotler – NXB Lao động Xã hội.
2. Tham khảo trên một số trang web trên mạng như sau:
/> />………….
Cùng với vận dụng bài giảng của thầy cô trên lớp và các sách lý luận về nghiệp
vụ xuất bản như: “Lý luận nghiệp vụ xuất bản” của PGS.TS Trần Văn Hải –
Trưởng khoa Xuất bản – Học viện Báo chí và Tuyên truyền, cuốn “Quản trị
kinh doanh xuất bản” của Th.S Nguyễn Lan Phương và PGS.TS Đường Vinh
Sường.


17


MỤC LỤC

18



×