Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Thực trạng và một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất rau tại xã duyên hà huyện thanh trì – thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (413.07 KB, 79 trang )

PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nguồn lao động trong nông
nghiệp dồi dào nên Việt Nam có tiềm năng rất lớn về sản xuất rau. Cùng với
sự phát triển đi lên của nền kinh tế xã hội nhu cầu về rau của người tiêu dùng
càng lớn. Trong tiến trình hội nhập, ngành sản xuất rau càng có nhiều cơ hội
để khẳng định vị trí của mình trong nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh
tế xã hội nói chung. Tục ngữ có câu “Cơm không rau như đau không thuốc”.
Vì vậy mà chúng ta càng thấy rõ vai trò và tầm quan trọng của rau trong sản
xuất và đời sống. Với những lợi thế nhất định của ngành sản xuất rau như thời
gian sản xuất ngắn, cho thu nhập cao hơn lúa nên phát triển sản xuất rau là
một hướng đi đúng, nhằm phát huy tối đa các nguồn lực vốn có của từng địa
phương. Hơn nữa phát triển sản xuất rau góp phần chuyển đổi cơ cấu cây
trồng vật nuôi theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
Do ngành sản xuất rau vẫn còn mang tính tự phát, manh mún, nhỏ lẻ, sản
xuất theo kinh nghiệm là chủ yếu và chạy theo lợi nhuận nên người sản xuất còn
chưa chú ý nhiều tới chất lượng rau. Tạo tâm lý không tốt cho người tiêu dùng.
Cùng với đó là việc quy hoạch các vùng sản xuất rau không hợp lý gây hiện
tượng cung vượt cầu hoặc thiếu cung ảnh hưởng lớn tới người sản xuất.
Xã Duyên Hà huyện Thanh Trì là một vùng trồng rau trọng điểm của
thành phố Hà Nội. Do có những lợi thế nhất định về điều kiện sản xuất và tiêu
thụ như đất đai màu mỡ, tiêu thụ trên địa bàn Hà Nội nên xã Duyên Hà được
quy hoạch là vùng chuyên cung cấp rau cho thành phố Hà Nội.
Tuy nhiên quá trình sản xuất và tiêu thụ rau ở xã Duyên Hà vẫn
còn nhiều bất cập.Những bất cập đó là gì và làm thế nào để phát triển
sản xuất rau tại xã Duyên Hà? Trước những đòi hỏi đó chúng tôi đã tiến
hành nghiên cứu đề tài:

1



“Thực trạng và một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất rau tại xã
Duyên Hà - huyện Thanh Trì – Thành phố Hà Nội ”.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng sản xuất rau trên địa bàn xã Duyên Hà- huyện
Thanh Trì- thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển
sản xuất rau tại xã Duyên Hà - huyện Thanh Trì – Thành phố Hà Nội.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất rau
- Tìm hiểu thực trạng phát triển sản xuất rau tại xã Duyên Hà
- Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau tại xã Duyên Hà.
- Đề xuất các giải pháp để phát triển sản xuất rau tại xã Duyên Hà,
huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội.
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Các hộ nông dân sản xuất rau tại xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì,
Thành phố Hà Nội. Ngoài ra, đề tài còn nghiên cứu các đối tượng liên quan
như: cán bộ khuyến nông, đơn vị cung cấp giống, đơn vị cung cấp phân bón,
thị trường tiêu thụ rau của xã.
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi về nội dung :
Nghiên cứu về thực trạng phát triển sản xuất rau của xã. Trong đó tập
trung nghiên cứu một số cây rau chủ yếu. Các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất
một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất rau tại xã Duyên Hà, huyện Thanh
Trì, thành phố Hà Nội.
1.4.2 Phạm vi không gian
Nghiên cứu tại xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
1.4.3 Phạm vi về thời gian


Thời gian nghiên cứu đề tài: số liệu thứ cấp được nghiên cứu trong


giai đoạn từ năm 2007- 2009.


Thời gian thực hiện đề tài: Từ ngày 23/1/2010 đến ngày 23/6/2010

2


PHẦN 2
TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Một số quan điểm về phát triển sản xuất rau
2.1.1.1 Quan điểm về sự phát triển
Phát triển là sự bền vững về các tiêu chuẩn sống bao gồm tiêu dùng vật
chất, giáo dục, sức khoẻ và bảo vệ môi trường. Do đó, sự phát triển khác với
sự tăng trưởng. Trong mỗi một lĩnh vực thì phát triển được hiểu theo các khía
cạnh khác nhau.
Trong lĩnh vực kinh tế thì phát triển là một quá trình lớn lên về một mặt
của một nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định, trong đó bao gồm cả sự tăng
thêm về quy mô sản lượng và sự tiến bộ của cơ cấu kinh tế xã hội. Hiện nay
người ta xem một nền kinh tế phát triển phải đảm bảo hài hoà và toàn diện các
mục tiêu và hiệu quả kinh tế bền vững, bảo vệ môi trường.
Chỉ tiêu thể hiện sự phát triển kinh tế thường dùng là tổng sản phẩm
quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc gia (GNP), tỷ lệ xuất siêu, tỷ giá hối
đoái, giá trị sản phẩm hàng hoá, mức tăng trưởng kinh tế…
Chỉ tiêu thể hiện sự phát triển ở các đơn vị sản xuất kinh doanh, xí
nghiệp thì thường dùng là chỉ tiêu về giá trị sản xuất, giá trị gia tăng…
2.1.1.2 Quan điểm về sản xuất
Sản xuất là một quá trình kết hợp với các yếu tố đầu vào để tạo ra sản

phẩm đầu ra. Nó là quá trình đạo ra của cải vật chất không có sẵn trong tự
nhiên nhưng lại cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Đầu vào của sản xuất bao gồm nhiều yếu tố tác động lẫn nhau như lao
động, vốn, đất đai, máy móc và tổ chức quản lý…
Đầu ra là kết quả của quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào tạo ra sản
phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của con người.
Yếu tố đầu vào và đầu ra thể hiện mỗi quan hệ qua làm sản xuất:

3


Q =F(X1,X2…Xn)
Trong đó: Q là sản lượng sản xuất ra
X(i=1,n): Là yếu tố đầu vào
2.1.1.3 Quan điểm về sự phát triển trong sản xuất rau
* Phân tích sản xuất rau là sự gia tăng về quy mô sản xuất cả về chiều
rộng và chiều sâu, cụ thể là:
Chiều rộng đó là sự gia tăng về diện tích, số lượng, chủng loại rau.
Chiều sâu đó là sự gia tăng về mặt chất lượng rau (là tỷ lệ hợp lý giữa
các nhóm rau: rau ăn lá, rau ăn quả, củ), rau sản xuất ra phải đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm, sự tiến bộ về cơ cấu chủng loại thích hợp theo mùa vụ
nhằm cung cấp đều đặn quanh năm cho nhu cầu tiêu dùng rau trong nước và
xuất khẩu.
Sự phát triển sản xuất rau cả về chiều rộng và chiều rau phải được thể
hiện ở chỉ tiêu hiệu quả kinh tế (Thu nhập/ĐVDT, thu nhập/ lao động…), chỉ
tiêu xã hội (Số lao động thu hút vào sản xuất rau), chỉ tiêu về hiệu quả môi
trường (Sản xuất rau không gây ô nhiễm môi trường: nguồn nước…), lợi ích
về xã hội và môi trường, phát triển sản xuất rau là phải đảm bảo hiệu quả một
cách lau dài tức là phát triển sản xuất rau nhưng cần phải phát triển bền vững.
* Phát triển kinh tế trong sản xuất rau

Phát triển kinh tế trong sản xuất rau là phát triển dựa trên quy luật cung
cầu giá cả, quy luật cạnh tranh để sản xuất mang lại hiệu quả một cách bền vững.
Phát triển phải gắn liền với chuyên môn hoá, tập trung hoá, nâng cấp
trình độ công nghệ để hạ giá thành sản phẩm để tăng cạnh tranh trên thị trường.
Biểu hiện của sự phát triển kinh tế trong sản xuất rau mang tính hiệu
quả kinh tế, nâng cao thu nhập cho người trồng rau.
2.1.2 Vai trò và đặc điểm kinh tế kĩ thuật của sản xuất rau
a) Vai trò của sản xuất rau hiện nay

4


Sản xuất rau có ý nghĩa lớn về kinh tế, xã hội: Tạo thêm việc làm, tận
dụng lao đồng, đất đai bởi cây rau là loại cây dễ trồng (có thể trồng xen, gối).
Mặt khác phát triển sản xuất rau mang lại nguồn thu nhập cao cho nông hộ do
giá trị cho một héc ta trồng rau đem lại thu nhập cao cấp1,5-2,5 lần do với lúa.
Phát triển sản xuất rau còn có ý nghĩa trong việc mở rộng quan hệ quốc
tế, góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ cho nền kinh tế quốc dân trên con đường
CNH, HĐH nhà nước. Phát triển sản xuất rau không chỉ đáp ứng nhu cầu
trong nước mà còn xuất khẩu sang nước khác như: Trung Quốc, Đài Loan,
singgapo,… Hiện nay thị trường rau xuất khẩu của Việt Nam lên tới 50 nước.
Sản xuất rau cung cấp nguyên liệu để phát triển ngành cônh nghiệp
thực phẩm nhằm tăng lượng dự trữ góp phần điều hoà cung trên thị trường, ổn
định giá cả, đồng thời để xuất khẩu và tăng giá trị sản phẩm của rau. Một số
cây rau như khoai tây, khoai sọ,… có giá trị như cây lương thực đã góp phần
đảm bảo an ninh lương thực của quốc gia.
Sản xuất rau còn là nguồn cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, một trong
những ngành chính hiện nay.
Tóm lại sản xuất rau có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc
dân cũng như trong cơ cấu của ngành nông nghiệp.

b) Đặc điểm kinh tế- kỹ thuật của sản xuất rau
Rau là một loại cây trồng ngắn ngày trồng được nhiều vụ trong năm như:
cải canh, cải ngọt… chỉ khoảng 30-40 ngày từ gieo đến thu hoạch, cải bắp 7590 ngày, gia vị 15-20 ngày là có thể thu hoạch được nhiều lần như cà chua,
dưa chuột… vì thời gian sinh trưởng ngắn nên sản phẩm thu hoạch khá tập
trung.
Là loại cây thân thảo, rễ chồi có nhiều hướng cân bằng lẫn nhau, cây có
nhiều rễ hấp thụ nước, dinh dưỡng cần thiết cho chồi càng tốt. Rau thân leo
đòi hỏi yếu tố mặt đọ chặt chẽ (cà chua, dưa chuột, đậu đũa). Rau chịu ảnh
hưởng lớn của ngoài cảnh nên nó chỉ cho năng suất, chất lượng tốt cho một

5


thời gian nhất định. Đối với đất đai, rau yêu cầu không khắt khe lắm nhưng
đất phù sa rất thích hợp với rau.
Rau là một cây dễ trồng, trồng được ở nhiều dạng: xen, gối, thuần, tận
dụng được đất, tiết kiệm chi phí lao động.
Trồng rau là một công việc cần nhiều công (vun xới, làm cỏ…). Tuy
vậy lại sủ dụng được công lao phụ, vật tư khác. Chi phí vệ bón phân và thuốc
bảo vệ thực vật không lớn, không đòi hỏi tập trung, được sử dụng theo yêu
cầu từng giai đoạn tăng trưởng phát triển. Sự đầu tư sản xuất rau phụ thuộc
vào quy mô, hình thức sản xuất.
Sản xuất rau không chỉ sử dụng tại chỗ trong vùng rau mà còn xuất
sang nơi khác. Vì thế những nơi trồng rau có chi phí thấp sẽ có cơ hội sản
xuất sang nơi sản xuất rau có chi phí cao.
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau
2.1.3.1 Các yếu tố tự nhiên
* Đất đai
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, quan trọng đối với sản xuất nộng
nghiệp nói chung và với sản xuất rau nói riêng. Đất đai cùng các yếu tố địa lý

khác có ảnh hưởng lớn tới năng suất, sản lượng cũng như phẩm chất của rau.
Rau có bộ rễ ăn nông ở tầng mặt đất (25-30cm) nên tính chịu hạn, úng
kém lại dễ bị nhiễm sâu bệnh. Vì thế loại đất thích hợp với rau là đất thịt nhẹ,
đất trung bình sau đó là đất pha cát. Để cho năng suất cao phải có tầng lớp
canh tác tơi xốp, giữ ẩm và nhiệt dễ thoát nước khi ngập úng, dễ thoát nước
và dễ hấp thụ
Như vậy điều kiện đất đai của Việt Nam nói chung ở xã Duyên Hà ,
huyện Thanh Trì , thành phố Hà Nội nói riêng là phù hợp với cây rau.
* Khí hậu

6


Cùng với đất đai thì các yếu tố về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, thời
gian chiếu sang, sự thay đổi mùa (xuân, hạ, thu ,dông) đều có ảnh hưởng đến
năng suất, sản lượng, chất lượng rau.
Do đặc điểm khí hậu ở nước ta mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa
nên thời tiết thay đổi liên tục. Vì thế sản xuất rau chịu ảnh hưởng lớn. Cần lựa
chọn giống cho phù hợp với khí hậu thời tiết của từng vùng, từng thời điểm.
2.1.3.2 Các yếu tố kinh tế kĩ thuật
* Nhóm yếu tố kỹ thuật
- Giống rau
Giống đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định đến năng suất,
chất lượng rau. Giống tốt là giống có năng suất cao, khả năng chống chịu sâu
bệnh tốt, chất lượng sản phẩm cao.
Hiện nay ở nước ta vẫn còn nhiều địa phương sử dụng một số giống cũ,
những năm gần đây nước ta đã lai tạo giống (do một số cơ quan nghiên cứu
tạo ra như viện nghiên cứu rau gia Lâm…) và nhập khá nhiều giống mới để
đưa vào sản xuất. Việc đưa giống mới vào đang được khích lệ nhưng cần chú
ý đến đặc tính của nó mà đưa vào cho phù hợp với từng vùng cụ thể.

- Ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật canh tác
- Biện pháp kỹ thuật canh tác có một vai trò không thể thiếu trong sản
xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau nói riêng. Bởi vì thông qua đó
nhằm cung cấp nhu cầu về dinh dưỡng, độ thoáng khí trong đất, độ ẩm thích
hợp cho sự giống của rau như các biện pháp về làm đất, phun thuốc trừ sâu,…
Trong đó coi trọng nhất là hai vấn đề:
Thứ nhất là biện pháp bón phân: Cần phải nghiên cứu kỹ việc bón phân
loại gì, lượng bón bao nhiêu là vừa phải. Với phân chuồng là loại phân nếu ủ
ải sẽ có phản ứng tốt với rau. Nó có tác dụng cải tạo đất, cung cấp một số chất
dinh dưỡng cho cây. Đối với phân đạm thì rau ăn lá rất thích hợp. Vì vậy ở
từng thời điểm sinh trưởng của rau mà bón lượng đạm nhiều hay ít. Đối với

7


lân thích hợp nhiều cho rau ăn củ, quả để bộ rễ phát triển đầy đủ, tăng tính
chống chịu sâu bệnh. Còn để đẩy mạnh tính tích luỹ vật chất cho cây thì bón
ka li nhưng bón cần thiết cho rau củ quả.
Vậy biết thích hợp các loại bón phân ở từng giai đoạn hợp lý cho hiệu
quả cao. Bên cạnh đó cần lưu ý với những loại rau cho thu hoạch nhiều lần
như rau diếp, cải muối… thì cần thu hoạch ra sao. Nếu làm không tốt thì năng
suất thu lần sau sẽ giảm.
Thứ hai là việc phun thuốc bảo vệ thực vật, yếu tố quan trọng không
kém gì khâu chọn giống, nó quyết định đến sản lượng cây trồng. Nếu phun
quá liều lượng thì sẽ ảnh hưởng đến “Độ an toàn” của rau.
* Nhóm yếu tố xã hội
- Vốn: Là nhân tố cần thiết trong quá trình sản xuất. Trong nông nghiệp
thì vốn tác động vào sản xuất không phải trực tiếp mà gián tiếp thông qua cây
trồng vật nuôi, đất đai…Nó tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau như trâu,
bò,máy móc… và những hộ có vốn sẽ chủ động đầu tư, mở rộng quy mô sản

xuất đem lại hiệu quả cao hơn với những hộ thiếu vốn.
- Thị trường và giá cả: Đây là yếu tố quyết định đến sự tồn tại của các
nhà sản xuất. Mỗi nhà sản xuất phải đặt ra và trả lời được ba câu hỏi: Sản xuất
cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? Thì mới có thể “ sống” được
trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
Để làm được việc “ cần sản xuất cái gì” thì nhà sản xuất phải tìm kiếm
được thị trường cần gì, giá cả như thế nào…(nếu sản xuất thì có phù hợp hay
không). Từ đó hình thành mối quan hệ giữa cung và cầu một cách toàn diện.
Trong sản xuất rau thì thị trường đóng vai trò quyết định (vì cây rau là sản
phẩm dễ hỏng lại thu hoạch dồn vào một thời điểm…). Do vậy việc mở rộng
thị trường, ổn định giá cả là hết sức cần thiết cho ngành rau.
- Yếu tố về lao động: Sản xuất rau đòi hỏi đầu tư nhiều về lao động cả
về chất lượng và số lượng. Lượng lao động dùng trong sản xuất rau đối với hộ

8


thì chủ yếu là lao động gia đình, còn với trang trại xí nghiệp thì có lao động đi
thuê. Vì vậy chất lượng lao động trong sản xuất rau ở nước ta còn rất kém.
Điều đó làm giảm năng suất, chất lượng những loại rau đòi hỏi yêu cầu kỹ
thuật cao.
- Yếu tố về hệ thống chính sách vĩ mô của nhà nước: Đây là yếu tố ảnh
hưởng trực tiếp và gián tiếp đến ngành sản xuất rau. Trong đó chính sách về
giá cả, tiêu thụ sản phẩm, nghiên cứu tạo ra giống mới, đất đai có tác động
mạnh nhất.
Mặt khác muốn mở rộng quy mô và chất lượng trong sản xuất rau cần
có chính sách kinh tế thích hợp, nhằm tạo dựng mối quan hệ hữu cơ giữa các
nhân tố với nhau để tạo ra hiệu quả kinh tế cao nhất, một chính sách kinh tế
thích hợp sẽ kích thích sản xuất phát triển và ngược lại.
- Yếu tố tổ chức sản xuất và quản lý: Dù sản xuất ở quy mô nhỏ hay

lớn để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất thiết phải có mô hình tổ chức cụ thể
hợp lý. Một mô hình được coi là hợp lý khi nó vừa mang tính khoa học vừa
mang tính thực tiễn, các mô hình sản xuất rau được coi là phát triển như là mô
hình trang trại, mô hình “ ruộng chung khác nhà” …
Về vấn đề tổ chức sản xuất được thể hiện ở việc quy hoạch vùng sản
xuất, tổ chức hợp lý các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất, tổ chức tiêu thụ sản
phẩm… sao cho đạt kết quả cao.
Vấn đề quản lý là phải thường xuyên quan tâm đến sự đổi mới quy
trình sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm… Từ đó mới có được một mô hình kinh
tế phù hợp.
Do đó tổ chức sản xuất và quản lý có ảnh hưởng đến sự phát triển
trong sản xuất rau.
2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU
2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên thế giới
- Tình hình sản xuất:

9


Rau có nhiều chủng loại đa dạng phong phú có mặt ở khắp các châu lục
trên thế giới. Trong đó có 12 loại chủ yếu được trồng chiếm 80% diện tích trên
thế giới. Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ… là những nước đứng đầu thế giới về diện
tích và sản xuất manh tính chất hàng hoá cao. Để xác định tình hình phân bố rau
có thể chia làm 2 xu hướng chính là các nước phát triển và đang phát triển.
Nhóm các nước phát triển như Canada, Ý, Đức, pháp… rau được sản
xuất theo quy mô phù hợp khu công nghiệp, dân cư, điều kiện tự nhiên.
Nhóm các nước đang phát triển cũng từng bước ổn định theo quy hoạch
nhất định. Mức độ sản xuất phụ thuộc vào điều kiện cụ thể từng nước. Và
Việt Nam nằm trong nhóm các nước này.
So với mức rau bình quân chung của thế giới thì Châu Á có mức thấp

hơn. Tuy nhiên do có những ưu thế nhất định về điều kiện đất đai, thời tiết ,
khí hậu mà một số loại rau có năng suất vượt trội cao hơn hẳn so với bình
quân của thế giới như dưa chuột, cà rốt…
Sản xuất rau theo hướng đạt tiêu chuẩn GAP đang là xu thế phát triển
của ngành sản xuất rau nói chung trên thế giới, nhằm đảm bảo nguồn cung
ứng rau an toàn từ khâu sản xuất tới tận tay người tiêu dùng
- Tình hình tiêu thụ
Rau vốn phong phú về chủng loại, phẩm chất, công dụng, cách dùng.
Tuy nhiên ở các vùng miền khác nhau thì lại có những phong tục tập quán
khác nhau. Vì vậy tính chất đa dạng của rau còn được thể hiện rõ hơn trong
cách sử dụng. Ở các mức thu nhập khác nhau người tiêu dùng sẽ có những
mức tiêu dùng khác nhau phù hợp với điều kiện kinh tế và thị hiếu của chính
mình. Ví dụ lượng tiêu thụ rau bình quân ở Indonexia là 22kg/người/năm; Ấn
Độ là 54kg/người/năm; Thái Lan là 53kg/ người/ năm…
Tuỳ vào nguồn cung trong nước và nhu cầu tiêu thụ rau nội địa mà mỗi
nước có những lượng xuất, nhập khẩu rau nhất định. Một số nước do một số
điều kiện nhất định mà nhập rau lớn như: Nhật Bản, Singapo, Hồng Kông,
Mỹ, Đài Loan… Hoặc Trung Quốc dù là nước hang đầu về sản xuất rau

10


nhưng vẫn phải nhập khẩu là do dân số Trung quốc quá lớn, cung không thể
đáp ứng nhu cầu trên thị trường. Hay Thái Lan là một nước vừa xuất khẩu và
nhập khẩu rau…
2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau ở Việt Nam
- Tình hình sản xuất
Vùng sản xuất rau lớn nhất là ĐBSH (chiếm 24,9% về diện tích và
29,6% sản lượng rau cả nước), tiếp đến vùng ĐBSCL (chiếm 25,9% về diện
tích và 28,3% sản lượng rau của cả nước). Nhiều vùng rau an toàn (RAT) đã

được hình thành đem lại thu nhập cao và an toàn cho người sử dụng đang
được nhiều địa phương chú trọng đầu tư xây dựng mới và mở rộng: Hà Nội,
Hải Phòng (An Lão), TP Hồ Chí Minh, Lâm Đồng (Đà Lạt)…
Hiện nay rau được sản xuất theo 2 phương thức: tự cung tự cấp và sản
xuất hàng hoá, trong đó rau hàng hoá tập trung chính ở 2 khu vực:
- Vùng rau chuyên canh tập trung ven thành phố, khu tập trung đông
dân cư. Sản phẩm chủ yếu cung cấp cho dân phi nông nghiệp, với nhiều
chủng loại rau phong phú (gần 80 loài với 15 loài chủ lực), hệ số sử dụng đất
cao (4,3 vụ/năm), trình độ thâm canh của nông dân khá, song mức độ không
an toàn sản phẩm rau xanh và ô nhiễm môi trường canh tác rất cao.
- Vùng rau luân canh: đây là vùng có diện tích, sản lượng lớn, cây rau
được trồng luân canh với cây lúa hoặc một số cây màu. Tiêu thụ sản phẩm rất
đa dạng: phục vụ ăn tươi cho cư dân trong vùng, ngoài vùng, cho công nghiệp
chế biến và xuất khẩu.
- Sản xuất rau theo hướng nông nghiệp công nghệ cao đã bước đầu
được hình thành như: sản xuất trong nhà màn, nhà lưới chống côn trùng, sản
xuất trong nhà plastic không cố định để hạn chế tác hại của các yếu tố môi
trường bất lợi, trồng rau bằng kỹ thuật thuỷ canh, màng dinh dưỡng, nhân
giống và sản xuất các loại cây quí hiếm, năng suất cao bằng công nghệ nhà
kính của Israel có điều khiển kiểm soát các yếu tố môi trường.
- Tình hình tiêu thụ

11


Hiện nước ta có trên 60 cơ sở chế biến rau quả với tổng năng suất
290.000 tấn sản phẩm/năm, trong đó DNNN chiếm khoảng 50%, DN quốc
doanh 16% và DN có vốn đầu tư nước ngoài 34%, ngoài ra còn hàng chục
ngàn hộ gia đình làm chế biến rau quả ở qui mô nhỏ.
Hiện nay tiêu thụ rau chủ yếu cho tiêu dùng trong nước, sản phẩm rau

cho chế biến chiếm tỷ lệ không đáng kể. Sản phẩm rau cho xuất khẩu chủng
loại rất hạn chế, hiện chỉ một số loại như cà chua, dưa chuột, ngô ngọt, ngô
rau, ớt, dưa hấu ở dạng sấy khô, đóng lọ, đóng hộp, muối mặn, đông lạnh và
một số xuất ở dạng tươi.
Tiêu thụ trong nước không nhiều và giá cả thất thường phụ thuộc vào
lượng hàng nông sản cung cấp trong khi mức tiêu thụ hạn chế dẫn đến tình
trạng một mặt hàng nông sản có năm rất đắt, có năm lại rất rẻ ảnh hưởng đến
tính bền vững trong sản xuất.
Sản phẩm rau trở thành hàng hoá ngay sau khi thu hoạch và nó rất dễ bị
hư hỏng trong khi hầu hết các vùng sản xuất hàng hoá lớn chưa có nơi sơ chế
và kho bảo quản tạm thời.
2.2.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau ở Hà Nội
-Tình hình sản xuất rau
Sản xuất rau của Hà Nội thường tập trung ở các huyện ngoại thành.
Diện tích rau của Hà Nội tăng, giảm không đều trong một vài năm gần đây .
Tuy nhiên năng suất nói chung là tăng do áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào
sản xuất (đạt 182,2 tạ/ha (năm 2009). Thanh Trì là huyện ngoại thành phía
Nam Hà Nội, cung cấp một lượng rau xanh đáng kể cho người tiêu dùng Thủ
đô.
Diện tích trồng rau xanh đạt hơn 1 nghìn ha chiếm 1/3 tổng diện tích
đất nông nghiệp của toàn huyện, gồm 3 xã vùng bãi: Yên Mỹ, Duyên Hà, Vạn
Phúc có diện tích trồng rau 358,8ha. Xu hướng phát triển rau an toàn đã và
được nhân rộng trên địa bàn thành phố.
- Thị trường tiêu thụ rau

12


Thị trường tiêu thụ rau của Hà Nội rộng lớn do có nhiều người tiêu
dụng rau ( bởi dân số đông, các cơ quan xí nghiệp đóng trên địa bàn nhiều, có

nhiều khách du lịch đến thăm….). Đây là điều kiện thuận lợi để giải quyết
“đầu ra” cho người sản xuất nơi đây. Tuy nhiên Hà Nội lại là một thị trường
tiêu thụ khó tính nhất trong cả nước, vì vậy thị trường này đòi hỏi rau phải có
chất lượng cao để đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng
2.2.4 Chủ trương chính sách về sản xuất rau ở Việt Nam
Nhận thức được vai trò của sản xuất rau nói chung và rau an toàn nói
riêng, trong rau tươi cũng được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm. Trong
thời gian vừa qua, các văn bản pháp luật, các chủ chương chính sách của Nhà
nước đã ban hành quy định về RAT nhằm hướng dẫn, định hướng, phát triển
RAT để áp ứng nhu cầu tiêu dụng trong nước cũng như xuất khẩu.
Thực hiện chương trình phát triển RAT, UBND Thành phố Hà Nội đã
ra thong báo số 26/TB UB ngày 27/01/1996 về việc phát triển RAT ttrên địa
bàn Hà Nội, đã đề ra mục tiêu phấn đấu toàn bộ rau được sản xuất ra phải
đảm bảo RAT. UBND Thành phố Hà Nội cũng được giao nhiệm vụ cho Sở
NN và PTNT, Sở KHCN và MT quy hoạch sản xuất, lưu thông RAT. Tiếp đó
Bộ NN và PTNT đã ban hành quyết định tạm thời về sản xuất rau an toàn
theo Quyết định số 67-1998/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/04/1998.
Trong thời gian tới, các giải pháp, chính sách để phát triển ngành nông
nghiệp nói chung, ngành hàng rau quả nói riêng sẽ tập trung vào khuyến
khích phát triển sản xuất như:
- Phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới cơ bản cơ chế quản lý
KHCN, đặc biệt là cơ chế tài chính phù hợp với đặc thù sáng tạo và khả năng
rủi ro của hoạt động KHCN.
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống khuyến nông phù hợp với chiến lược
phát triển nông nghiệp, nông thôn

13


- Nghiên cứu phát triển các loại giống mới chất lượng cao và tăng

cường công tác quản lý giống:
- Tăng cường hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực chuyển giao khoa học
công nghệ, khuyến nông, vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật

14


PHẦN 3
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Duyên Hà là một xã vùng bãi ven sông Hồng, cách trung tâm thủ đô
Hà Nội 20 km, cách trung tâm huyện Thanh Trì 5 km.
- Phía Bắc giáp xã Yên Mỹ
- Phía Đông giáp xã Vạn Khúc và sông Hồng
- Phía Nam giáp xã Đông Mỹ
- Phía Tây giáp xã Ngũ Hiệp
Với diện tích bình quân 1 nhân khẩu 216 m 2, do địa hình mặt bằng thấp
nên hàng năm nước sông Hồng tràn ngập vào bãi từ 3 đến 4 tháng, bên cạnh
những lợi ích mà dòng nước bồi đắp chất phù sa cho đất thêm mầu mỡ thì nó
cũng gây khó khăn rất lớn cho việc gieo trồng rau màu, không đảm bảo thời
vụ, thường thu hoạch sớm các loại rau màu, gây ảnh hưởng đến năng suất sản
lượng cây trồng, thu nhập của người sản xuất nói riêng và thu nhập của xã nói
chung.
3.1.1.2 Đặc điểm khí hậu, thời tiết, thủy văn
Với vị trí nằm trong vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng nên xã
Duyên Hà có khí hậu mang đậm nét của vùng đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa,
với mùa đông khô lạnh, mùa hè nắng nóng ẩm mưa nhiều. Nhiệt độ bình quân

trong năm là 24,4°C, trung bình tháng cao nhất là 28,8°C, tháng thấp nhất là
16,2°C, chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 10°C –
15°C. Lượng mưa trung bình hàng năm đạt 1.500mm, diễn biến từ 1.400mm
– 1.600mm, nhưng phân bố không đồng đều trong năm, mưa chủ yếu tập
trung vào tháng 5 – tháng 9 chiếm tới 79% tổng lượng mưa trong năm. Số giờ

15


nắng hàng năm là 1.823,9 giờ, như vậy trung bình có 5,1 giờ nắng mỗi ngày,
tháng có giờ nắng nhiều nhất là tháng 7, tháng có giờ nắng ít nhất là tháng 3.
Độ ẩm không khí bình quân trong năm là 83%, thấp nhất là tháng 12 với độ
ẩm 76%, cao nhất là tháng 3 và tháng 4 từ 86% – 88%. Trong năm thường có
2 mùa gió chính là gió mùa đông bắc lạnh từ tháng 10 năm trước đến tháng 3
năm sau và gió đông nam mát từ tháng 4 đến tháng 9 trong năm mang theo
mưa rào.
Tóm lại: Khí hậu, thời tiết ở xã Duyên Hà diễn biến theo mùa rõ rệt và
thường biến động giữa các năm ít gây cản trở cho việc sản xuất kinh doanh
của làng nghề. Tuy nhiên vào tháng 5 – tháng 9 hàng năm với lượng mưa lớn
nên sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, đặc biệt Duyên Hà lại là xã
vùng bãi sông Hồng nên bị ngập lụt thường xuyên khi nước dâng lên cao.
Về thủy văn, nguồn nước
Duyên Hà có dòng sông Hồng chảy qua, đã tạo thành hàng chục nhánh
kênh mương phục vụ cho sản xuất kinh doanh của người dân, đặc biệt là tạo
thuận lợi rất lớn cho sản xuất nông nghiệp. Trong và ngoài làng còn có nhiều
ao, hồ, đầm thuận lợi cho việc trồng trọt chăn nuôi và là môi trường thuận lợi
để phát triển TTCN. Trong làng cũng có hệ thống cống rãnh thoát nước thải,
ở một số đường làng chính đã có hệ thống thoát nước có nắp đậy bằng bê tông
đảm bảo một phần vệ sinh môi trường và tạo thuận lợi cho giao thông đi lại.
Như vậy, xã Duyên Hà với nguồn nước, thủy văn dồi dào và thuận tiện

đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh của người dân và đặc
biệt cần thiết đối với làng nghề bánh chưng rất cần nguồn nước sạch phục vụ
cho sản xuất, từ đó giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm làm ra được thị trường
chấp nhận.
3.1.1.3 Đặc điểm đất đai

16


Xã Duyên Hà có tổng diện tích là 272 ha, không thay đổi qua các năm
nhưng trong cơ cấu diện tích thì lại có sự thay đổi đáng kể, được thể hiện qua
bảng 1.
Trong đó diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm dần qua các năm
từ 50,70% tổng diện tích đất tự nhiên năm 2007, chỉ còn 48,82% tổng diện
tích đất tự nhiên năm 2008, năm 2009 chỉ còn lại 46,80% tổng diện tích đất tự
nhiên. Nguyên nhân là do xu hướng đô thị hóa, nhu cầu về phát triển dịch vụ
thương mại tăng nên đã lấn chiếm đất nông nghiệp. Cụ thể là đất phi nông
nghiệp tăng qua các năm từ 34,45% tổng diện tích đất tự nhiên năm 2007, lên
38,09% tổng diện tích đất tự nhiên năm 2008 và lên 42,82% tổng diện tích
đất tự nhiên năm 2009. Trong đó, diện tích đất xây dựng có xu hướng tăng
mạnh nhất ( mà đất xây dựng này chủ yếu là xây dựng mặt bằng phục vụ sản
xuất, kinh doanh và thương mại dịch vụ), điều này phần nào cho thấy vấn đề
đầu tư cho phát triển của làng nghề đang có xu hướng tăng cao.
Tóm tại, trong 3 năm qua cơ cấu diện tích có thay đổi theo chiều hướng
có lợi cho sự phát triển của làng nghề truyền thống bánh chưng Tranh Khúc,
thể hiện rõ là tỷ lệ diện tích đất NN trên một khẩu nông nghiệp có sự giảm sút
từ 3,42 sào năm 2007, xuống còn 3,29 sào năm 2008 và còn 3,15 sào năm
2009. Và cùng với sự giảm sút này còn có sự giảm sút của diện tích đất NN/1
LĐNN như trên bảng. Nhưng nhìn chung diện tích đất nông nghiệp bình quân
của một LĐNN vẫn còn cao.


17


Bảng 1. Tình hình sử dụng đất đai của xã Duyên Hà, giai đoạn 2007-2009
2007
SL
272
137,9
110,3
12,0
15,6
93,7
14,5
41,3
5,8
31,1
40,4

2008
CC(%) SL
100,00 272
50,70
132,8
79,98
107,6
8,70
13,2
11,32
12,0

34,45
103,6
15,47
19,2
44,07
45,7
6,19
5,8
33,19
32,9
14,85
35,6

2009
CC(%) SL
100,00 272
48,82 127,3
81,02 100,4
9,94
20,0
9,04
7,3
38,09 121,9
18,53 28,4
44,11 47,2
5,60
7,1
31,76 39,2
13,09 22,8


So sánh (%)
CC(%) 08/07 09/08
100,00 100,00 100,00
46,80
96,29 95,86
78,87
101,30 97,35
15,71
114,48 158,05
5,42
79,86 59,95
44,82
110,57 117,67
23,29
119,78 125,75
38,72
100,09 87,78
5,83
90,47 103,57
32,16
85,69 101,26
8,38
88,15 64,02

-

-

-


96,20 95,74 95,97

Sào 11,48 11,06
10,60
( Nguồn: Ban thống kê UBND xã Duyên Hà)

96,34 95,84 96,09

Chỉ tiêu

ĐVT

A. Tổng diện tích đất TN
1. Đất NN
1.1. Đất trồng cây hàng năm
1.2. Đất NTTS
1.3. Đất trồng lúa
2. Đất phi nông nghiệp
2.1. Đất xây dựng
2.2. Đất ở
2.3. Đất nghĩa trang
2.4. Đất sử dụng khác
3. Đất chưa sử dụng
B. Một số chỉ tiêu BQ

Ha
Ha
Ha
Ha
Ha

Ha
Ha
Ha
Ha
Ha
Ha

1. Diện tích đất NN/1 khẩu NN

Sào 3,42

2. Diện tích đất NN/ 1 LĐ NN

3,29

18

3,15

BQ
100,00
96,07
99,33
136,26
69,91
114,12
122,76
93,94
97,02
98,47

76,09


3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội cùa xã Duyên Hà.
Duyên Hà có 4 thôn, phần lớn làm nông nghiệp sản xuất hoa mầu và
nuôi trồng thủy sản, chỉ có thôn Tranh Khúc mới sản xuất, kinh doanh chủ
yếu là bánh chưng, bánh dầy. Xã có sông Hồng chảy qua, đây là nguồn nước
chủ yếu và quan trọng nhất cho sản xuất nông nghiệp .
3.1.2.1 Dân số và lao động
Tổng số nhân khẩu qua các năm có sự gia tăng, tuy nhiên tốc độ phát
triển dân số năm sau thấp hơn năm trước, cụ thể năm 2008 so với năm 2007 là
100,69%, năm 2009 so với năm 2008 là 100,67%. Sự gia tăng này do nhân
khẩu nông nghiệp có xu hướng giảm, nhưng lại giảm chậm hơn làm số nhân
khẩu phi nông nghiệp tăng lên. Đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy sự thay đổi
trong cơ cấu lao động của xã. Ngoài ra, tổng số nhân khẩu tăng lên ở cũng có
thể là do nguyên nhân tổng số hộ tăng lên qua các năm như năm 2007 có
1317 hộ, năm 2008 có 1322 hộ và năm 2009 có 1331 hộ. Trong đó có sự giảm
xuống của hộ có thu nhập chính từ nông nghiệp, từ 986 hộ năm 2007 xuống
còn 981 hộ năm 2008 và còn 971 năm 2009, sự tăng lên của hộ có thu nhập
chính từ thương mại , dịch vụ cùng với sự tăng lên của hộ có thu nhập từ
TTCN mà chủ yếu ở đây là hộ sản xuất chế biến bánh chưng, bánh giày
truyền thống

19


Bảng 2: Dân số và lao động xã Duyên Hà , giai đoạn 2007-2009

Người
Người

Người
Hộ
Hộ
Hộ
Hộ
Hộ






2007
SL
5028
2916
2112
1317
986
138
193
62
2966
1938
65
1063
420

CC(%)
100,00

57,99
42,01
100,00
74,86
10,48
14,66
32,12
100,00
61,97
2,19
35,84
39,51

2008
SL
5063
2922
2141
1322
981
143
198
65
3120
1570
70
1480
463

CC(%)

100,00
57,71
42,29
100,00
74,21
10,82
14,97
62,82
100,00
50,32
2,24
47,44
39,93

2009
SL
5097
2931
2166
1331
971
146
215
74
3206
1432
79
1695
527


CC(%)
100,00
57,50
42,50
100,00
72,95
10,97
16,08
34,41
100,00
44,66
2,46
52,88
40,18

So sánh(%)
08/07
09/08
100,69
100,67
99,52
99,64
100,66
100,50
100,38
100,68
99,13
98,30
103,24
101,39

102,11
107,41
102,18
104,84
105,19
102,75
81,20
88,75
102,28
109,82
132,36
111,47
101,06
100,63

BQ
100,68
99,58
100,58
100,53
98,80
102,32
104,76
103,51
103,97
84,98
106,05
121,92
100,85




1,93

-

1,51

-

1,47

-

78,23

97,35

87,79



0,63

-

0,66

-


0,76

-





1,09
2,17
2,12

-

1,24
2,33
2,36

-

1,33
2,45
2,41

-

104,76
113,76
107,37
111,31


115,15
107,76
105,15
102,12

109,95
110,51
106,26
106,71

Chỉ tiêu

ĐVT

I. Tổng số nhân khẩu
1. NK có thu nhập chính từ NN
2. NK có thu nhập phi NN
II. Tổng số hộ
1. Hộ có thu nhập chính từ NN
2. Hộ có thu nhập từ TM, DV
3. Hộ có thu nhập từ TTCN
Trong đó: Hộ kiêm NN và TTCN
III. LĐ trong độ tuổi lao động
1. LĐ nông nghiệp
2. LĐ NN kiêm và TTCN
3. LĐ phi NN
Trong đó: LĐ làm TTCN
IV. Một số chỉ tiêu BQ
1. LĐ NN/ hộ có thu nhập từ NN

2. LĐ kiêm NN và TTCN/ hộ NN
3. LĐ phi NN/ hộ
4. LĐ TTCN/ hộ TTCN
5. LĐ trong độ tuổi LĐ/ hộ

(Nguồn: Ban thống kê UBND xã Duyên Hà)


Về lao động, LĐ trong độ tuổi lao động có sự gia tăng, năm 2008 tăng
154 người với tốc độ gia tăng 105,19% so với năm 2007, năm 2009 tăng 86
người với tốc độ gia tăng 102,75% so với năm 2008. Nhưng trong cơ cấu lao
động trong độ tuổi LĐ lại có sự thay đổi, LĐ nông nghiệp có xu hướng giảm
xuống, LĐ nông nghiệp kiêm và LĐ phi nông nghiệp có sự tăng lên với tốc
độ cũng tăng qua các năm như trong bảng 2. Và vấn đề chú ý là LĐ NN kiêm
làm TTCN, LĐ làm TTCN, không chỉ tăng lên về số lượng mà tốc độ gia tăng
cũng có sự tăng lên, tuy không phải là con số lớn. Điều này giúp chúng tôi có
thể khẳng định rằng, sự đầu tư cho TTCN ( chủ yếu là sản xuất gói bánh chưng
truyền thống ) đang tăng lên và có thể tăng hơn nữa trong những năm tới.
Tóm lại, với bình quân LĐ NN/ hộ có thu nhập chính từ NN giảm dần,
lao động làm TTCN/ hộ TTCN, LĐ kiêm làm TTCN/ hộ NN có sự tăng dần
qua các năm, cho thấy rõ rằng, hiệu quả của việc khôi phục và phát triển làng
nghề truyền thống gói bánh chưng nơi đây đang dần được hiện ra và đang
theo chiều hướng tốt. Nhưng LĐ TTCN vẫn còn thấp so với LĐ nông nghiệp
vì đây là một xã đa số hộ làm nông nghiệp từ bao đời nay, do tính chất đất
mầu mỡ được bồi đắp hàng năm khi sông Hồng dâng lên. Cho nên trong
những năm tới, cần có những giải pháp khuyến khích các hộ sản xuất mở rộng
quy mô sản xuất, thu hút nhiều lao động hơn nữa.


3.1.2.2 Cơ sở hạ tầng

Bảng 3. Cơ sở hạ tầng của xã Duyên Hà
Chỉ tiêu

ĐVT

2007

2008

I. Đường giao thông
II. Thủy lợi
1. Kênh mương
2. Trạm bơm
3. Nước sạch
III. Điện
- Trạm Biến thế
- Tổng công suốt
IV. Y tế
V. Giáo dục
1. Trường THCS
2. Trường tiểu học
3. Trường mầm non

Km

10,35 20

Km
Trạm
Trạm


8,5
2
2

Trạm
KVA
Trạm

2009

So sánh(%)
08/07

09/08

BQ

20

193,24

100,00

146,62

8,5
2
2


100,00
100,00
100,00

100,00
100,00
100,00

100
100
100

6
6
6
100,00
1.500 1.500 1.500 100,00
1
1
1
100,00

100,00
100,00
100,00

100
100
100


Trường 1
Trường 1
Trường 3

8,5
2
2

1
1
100,00 100,00 100
1
1
100,00 100,00 100
3
3
100,00 100,00 100
(Nguồn: Ban thống kê UBND xã Duyên Hà)

Qua bảng 3. trên cho thấy rằng, hầu như trong 3 năm qua cơ sở hạ tầng
của xã không có sự thay đổi đáng kể và đã có sự đầu tư tương đối thích ứng
cho các ngành nghề sản xuất của địa phương, trừ đường giao thông có sự đầu
tư nâng cấp từ 10,35km đường bê tông hóa năm 2007, lên 20 km đường bê
tông năm 2008 và cho đến nay, lát gạch được 75% gồm các tuyến đường:
đường liên xã Duyên Hà – Yên Mỹ - Vạn Phúc, đường liên thôn xóm và
đường cấp phối. UBND xã đã vận động nhân dân thực hiện chủ trương xã hội
hóa đầu tư theo chủ trương của TP và huyện. Hệ thống giao thông cơ bản đã
đáp ứng được nhu cầu đi lại và phát triển kinh tế của địa phương.
Ngoài ra, do đặc điểm làng nghề bánh chưng yêu cầu nguồn nước
phục vụ cho sản xuất phải sạch, nên xã đã đầu tư cung cấp nguồn nước sạch

cho các đơn vị sản xuất cũng như phục vụ nhu cầu sinh hoạt và đời sống
người dân, hiện tại cả xã có 2 trạm nước sạch với công suất 60 m 3/h đảm bảo
cung cấp đầy đủ kịp thời trong mọi thời điểm.


3.1.2.3 Thực trạng phát triển kinh tế
Trong những năm qua được sự quan tâm của Huyện ủy, HĐND –
UBND huyện, tăng trưởng kinh tế trên địa bàn xã ổn định và phát triển, cơ
cấu kinh tế trên địa bàn xã chuyển dịch theo chiều hướng tiến bộ tăng tỷ trọng
thương mại dịch vụ - TTCN, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Năm 2007, cơ
cấu kinh tế là thương mại dịch vụ - TTCN chiếm 32,38%, nông nghiệp chiếm
67,62%. Năm 2008 do thiên tai úng lụt nên tỷ trọng nông nghiệp là 55%,
thương mại dịch vụ là 45%. Và năm 2009 tỷ trọng nông nghiệp là 53%, còn
thương mại dịch vụ - TTCN là 47%.
Bảng 4. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của xã Duyên Hà
Năm 2007
Giá
Chỉ tiêu
CC(%)
trị(tr/đ)
∗ Tổng giá trị SX 17.436 100
1. Giá trị SX từ NN 11.790 67,62
2. Giá trị SX từ
5.646
32,38
TMDV-TTCN

Năm 2008
Giá
CC(%)

trị(tr/đ)
20.383 100
11,211 55

Năm 2009
Giá
CC(%)
trị(tr/đ)
24.147 100
12,789 53

9.172

11.349

45

47

(Nguồn: UBND xã Duyên Hà)
Qua bảng này cho thấy giá trị thu từ các ngành nghề sản xuất nông
nghiệp, thương mại dịch vụ - TTCN và các ngành nghề khác cơ bản đặt tăng
trưởng khá năm sau cao hơn năm trước, cuộc sống của nhân dân địa phương
được cải thiện đáng kể cả về vật chất và tinh thần. Đó cũng là động lực để địa
phương hoàn thành các chỉ tiêu nghĩa vụ đối với nhà nước và các chỉ tiêu của
các cuộc vận động của Đảng và Nhà nước phát động. Tuy nhiên, giá trị sản
xuất ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất, cơ
cấu giá trị sản xuất trên địa bàn xã chuyển dịch chậm từ ngành nông nghiệp
sang các ngành TTCN và thương mại dịch vụ.



Thu nhập bình quân đầu người năm 2007 là 384.000 đồng/người/tháng
tăng 48.000 đồng so với năm 2006, năm 2008 thu nhập bình quân trên đầu
người là 425.000 đồng/người/tháng và năm 2009 là 460.000 đồng/người/tháng.
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Duyên Hà là một trong những xã sản xuất rau chủ yếu của huyện
Thanh Trì nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung. Nghề sản xuất rau đã có
từ lâu ở đây và trở thành một nghề sản xuất chính của người dân nơi đây. Là
một xã tiếp giáp sông Hồng có nhiều điều kiện thuận lợi về đất đai, thuỷ lợi
đặc biệt là nguồn nước tưới được lấy trực tiếp từ sông Hồng đảm bảo không ô
nhiễm. Đồng thời là một xã ven đô gần trung tâm Hà Nội nên xã có thị
trường tiêu thụ lớn với nhu cầu từ bình dân tới cao cấp. Vì vậy tôi chọn xã
Duyên Hà là điểm để tiến hành nghiên cứu.
Đề tài tập trung điều tra các hộ sản xuất rau tại xã. Trong xã Duyên Hà
thì thôn Đại Lan là thôn trồng rau chủ yếu, còn các thôn khác các hộ làm rất
ít. Vì thế thôn Đại lan được chọn là điểm nghiên cứu chính. Thôn có 5 đội
đều sản xuất rau vì vậy chúng tôi sẽ tiến hành điều tra mỗi đội 6 hộ phân làm
3 nhóm theo diện tích trồng rau như sau:

Bảng 5 : Phân loại nhóm hộ điều tra
Chỉ tiêu
Tổng hộ
Diện
tích
(sào/hộ)
Số hộ (hộ)
30
Cơ cấu (%)
100


Nhóm I

Nhóm II

Nhóm III

< 2,5

2,5 – 3,2

>3,2

10
33,33

10
33,33

10
33,33


Mỗi nhóm hộ sẽ được lấy 2 hộ ở mỗi đội một cách ngẫu nhiên theo tiêu
chí đã phân.
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin
3.2.1.1 Thông tin thứ cấp
Thông tin được thu thập qua sách, báo, tạp chí, báo cáo khoa học,
internet có liên quan tới vấn đề nghiên cứu tài liệu đã công bố. Sử dụng các số
liệu của phòng thống kê xã,… về thực trạng phát triển sản xuất rau: diện tích,

năng xuất, sản lượng, …
3.2.2.2 Thông tin sơ cấp
- Tự điều tra thông tin về sản xuất rau được điều tra trực tiếp từ các vị
cán bộ xã và cán bộ các thôn xóm và các hộ sản xuất rau.
- Phỏng vấn: tiến hành phỏng vấn trực tiếp các hộ sản xuất rau: giá
giống, giá các loại phân bón do trong quá trình nghiên cứu chúng được biến
động trong từng ngày, từng tuần… được thu thập thêm tại các chợ lớn, các đại
lý, các hộ dịch vụ để phục vụ cho công tác xử lý số liệu.
- Xây dựng Phiếu điều tra: lập bảng hỏi bao gồm thông tin chủ hộ,
tình hình nhân khẩu và lao động của hộ, tình hình đất đai diện tích sản xuất
rau của hộ, tài sản chủ yếu dùng cho sản xuất của gia đình, chi phí trung gian
(giống, vốn, lao động ...), tình hình sản xuất kinh doanh của hộ, một số thông
tin khác đầu tư vốn, kĩ thuật, lao động, tỏng thu từ hoạt động sản xuất, ...
- Chọn mẫu điều tra: Chọn 30 hộ trong xã. Các hộ được chọn là những hộ
trồng rau theo các hình thức: chuyên rau và rau kết hợp với các cây trồng khác.
3.2.3 Phương pháp xử lý thông tin
- Bằng excel, máy tính bấm tay.
3.2.4 Phương pháp phân tích thông tin
- Phương pháp thống kê mô tả : thống kê mô tả toàn bộ sự vật, hiện
tượng trên cơ sở số liệu thu thập đã được xử lý. Sử dụng phương pháp này để
mô tả tình hình sản xuất rau của toàn xã và kết quả của sản xuất rau.


×